Những kiến thức nàysau đó được áp dụng trong nghiên cứu ứng dụng để phát triển cáccông nghệ mới, giúp giải quyết các vấn đề cụ thể và đáp ứng nhucầu của xã hội.. Khoa học là công cụ hiệu
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-🙞🙞🙞🙞🙞 -TIỂU LUẬN CUỐI KỲ HỌC PHẦN: KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LUẬN Sinh viên thực hiện: Đặng Thị Phương
Mã sinh viên: 21030763
Khoa: Khoa học quản lý
Giảng viên: ThS Vũ Hải Trang
Mã học phần: MNS3053-01
Trang 2Hà Nội, tháng 5 năm 2024
Trang 3CÂU 1:
Khoa học theo định nghĩa của UNESCO được hiểu là “hệthống tri thức về quy luật của vật chất và sự vận động của vậtchất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy” Tại Việt Nam,Luật Khoa học và Công nghệ có chỉ rõ rằng: Khoa học bao gồm hệthống tri thức về những hiện tượng, sự vật, quy luật trong tựnhiên, trong xã hội và trong chính tư duy của con người
Khoa học đã góp phần hình thành công nghệ bằng cách cungcấp kiến thức nền tảng và hiểu biết sâu sắc về các hiện tượng tựnhiên, từ đó mở ra những khả năng ứng dụng thực tiễn Thông quanghiên cứu cơ bản, các nhà khoa học khám phá ra các nguyên lý,quy luật và cơ chế hoạt động của tự nhiên Những kiến thức nàysau đó được áp dụng trong nghiên cứu ứng dụng để phát triển cáccông nghệ mới, giúp giải quyết các vấn đề cụ thể và đáp ứng nhucầu của xã hội Ví dụ, các phát hiện trong vật lý học đã dẫn đến sựphát triển của công nghệ bán dẫn, làm nền tảng cho ngành côngnghiệp điện tử hiện đại Tương tự, các tiến bộ trong sinh học vàhóa học đã thúc đẩy sự ra đời của công nghệ y học tiên tiến, giúpcải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống con người Qua đó,khoa học không chỉ là nguồn gốc của sự hiểu biết mà còn là độnglực chính thúc đẩy sự tiến bộ và đổi mới trong công nghệ
Nhận định của nhà nghiên cứu lịch sử khoa học người Mỹ D.J.Price rằng "Khoa học có thể là một thiết chế có ý nghĩa nhất trong
xã hội hiện đại" và rằng "thiết chế ấy đang làm biến đổi đời sống
và số phận con người trên thế giới này hơn bất kỳ một sự kiệnchính trị và tôn giáo nào" từ năm 1972 vẫn phù hợp với niềm tincủa công chúng vào nền khoa học đương đại (thế kỷ XXI) Điều
Trang 4Về khía cạnh kinh tế
Khoa học giúp mở rộng sản xuất, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế: Các Mác đã từng dự đoán khi cả
nhân loại bước vào thời kỳ công nghiệp thì việc sản sinh ra sự giàu
có sẽ không bị phụ thuộc nhiều vào thời gian lao động Tuy nhiênđiều này lại phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng chung của khoahọc cũng như sự tiến bộ của kỹ thuật và cách con người ta ứng
dụng khoa học kỹ thuật đó vào trong hoạt động sản xuất Như thế,
khoa học không những tạo ra được các công cụ lao động mới chocon người mà còn mang đến cả những phương pháp sản xuất mới.Chính vì vậy mà nó mở ra một khả năng mới về kết quả sản xuấtcũng như tăng năng suất cho lao động
Khoa học và công nghệ có sự tác động lớn trong việc đổi mớiquy trình sản xuất, tănng năng suất trang thiết bị máy móc, tăngquy mô sản xuất Khoa học và công nghệ một mặt giúp kích cầu,tăng nguồn cung; một mặt cải thiện thu nhập bình quân và nângcao chất lượng cuộc sống cho con người
Nhờ vào sự ảnh hưởng của khoa học và công nghệ, cácnguồn lực sản xuất đã được mở rộng hơn, điều này dẫn đến việc
cơ cấu lao động của xã hội đã chuyển dịch từ lao động đơn giảnsang lao động bằng máy móc và được hỗ trợ bởi kỹ thuật, từ đó cóthể tăng cường năng suất lao động Nền kinh tế được chuyển đổi
từ chiều rộng sang chiều sâu nhờ vào việc ra đời của nền côngnghệ mới Khi đó, khoa học và công nghệ sẽ chính là một phươngtiện đắc lực thúc đẩy nền kinh tế chuyển từ nền kinh tế nôngnghiệp sang kinh tế tri thức, phát triển ngành công nghệ cao sửdụng nhiều lao động trí tuệ
Trang 5Khoa học thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Khoa
học và công nghệ phát triển mạnh mẽ không những đẩy nhanhtốc độ phát triển của các ngành mà đồng thời còn làm cho hoạtđộng phân công lao động trong xã hội ngày một sâu sắc hơn, từ
đó dẫn đến hệ quả của việc phân chia ngành kinh tế thành nhiềungành nhỏ, có nhiều ngành nghề mới xuất hiện cùng với nhiềulĩnh vực kinh tế mới Kết quả cuối cùng là làm cho cơ cấu nền kinh
tế thay đổi theo chiều hướng tích cực
Khoa học làm tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa và thúc đẩy sự phát triển kinh tế thị trường: Mục tiêu cuối cùng
trong hoạt động kinh tế tại các doanh nghiệp đó chính là tối đahóa lợi nhuận Các doanh nghiệp khi đó cần phải sản xuất nhữngmặt hàng có nhu cầu lớn, tối thiểu hóa chi phí đầu vào, nâng caochất lượng cho sản phẩm, sao cho phù hợp với nhu cầu củangười tiêu dùng Để có thể thực hiện những yêu cầu này thì conngười chỉ có cách áp dụng tiến bộ của khoa học và công nghệ vàohoạt động sản xuất, kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường, việc con người áp dụng các tiến
bộ của khoa học và công nghệ sẽ gây ra những ảnh hưởng như:yếu tố sản xuất được đồng bộ và hiện đại hơn; quy mô sản xuấtđược mở rộng, có thể thúc đẩy các loại hình doanh nghiệp mới rađời và phát triển; tạo nhịp độ cao trong các hoạt động sản xuất vàkinh doanh; tạo ra các chiến lược kinh doanh mới, đẩy mạnhhướng ngoại và xuất khẩu, hướng ra thị trường quốc tế nhiều hơn
để tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế
Về khía cạnh xã hội
Trang 6Khoa học là công cụ hiệu quả trong việc phát triển con người:Khoa học và công nghệ ngày một phát triển và ứng dụng rộng rãi,đặc biệt hiệu quả trong việc phát triển con người.
Trong lĩnh vực y tế: Với hoạt động y tế, nhân loại đã chứng
kiến bước nhảy vọt nhanh chóng khi khoa học và công nghệ đãphát minh ra các loại thuốc, các loại vắc xin, thiết bị y tế, Khôngnhững thế, trong lĩnh vực môi trường, nhờ có những bước đột phácủa khoa học công nghệ mà môi trường đã có nhiều cải thiện,giảm ô nhiễm, Toàn bộ những điều đó đã góp một phần lớn trongvấn đề nâng cao và bảo vệ sức khỏe con người
Trong lĩnh vực giáo dục: Khoa học công nghệ đã trang bị cho
con người những nguồn tri thức, kinh nghiệm quan trọng để giúp
họ nhanh chóng thích nghi với những trang thiết bị hiện đại trongcuộc sống Hơn nữa những đòi hỏi về việc đổi mới của nhu cầusống buộc con người càng phải học tập và trau dồi tri thức mộtcách thường xuyên để không bị nằm trong guồng quay đào thảicủa quá trình sản xuất xã hội Đó chính là lý do lực lượng lao độngkhông ngừng được nâng cao trình độ
Khoa học và công nghệ đã có những tiến bộ vượt bậc trongthế kỷ XXI, từ việc phát triển công nghệ thông tin và truyền thông,
y học, sinh học, vật lý, đến việc khám phá vũ trụ Những thành tựunày đã thay đổi cơ bản cách sống và làm việc của con người, đồngthời mở ra nhiều khả năng mới cho tương lai Các tiến bộ trong yhọc, như việc phát triển vắc-xin COVID-19, các liệu pháp gen vàcông nghệ y học cá nhân hóa, đã cải thiện đáng kể chất lượng vàtuổi thọ của con người Công nghệ thông tin và truyền thông:internet, mạng xã hội, điện thoại thông minh và các ứng dụng
Trang 7công nghệ khác đã thay đổi cách con người giao tiếp, làm việc vàgiải trí Các công nghệ năng lượng tái tạo như điện mặt trời và gióđang dần thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch, góp phầngiảm thiểu biến đổi khí hậu.
Mặc dù có một số thách thức và sự hoài nghi về khoa họctrong một số lĩnh vực (ví dụ như biến đổi khí hậu, vắc-xin) nhưng
đa số công chúng vẫn tin tưởng vào các thành tựu khoa học vàcông nghệ Sự phát triển của internet và truyền thông xã hội cũng
đã giúp phổ biến kiến thức khoa học đến với nhiều người hơn, tăngcường hiểu biết và niềm tin vào khoa học Đại dịch COVID-19: Sựphát triển nhanh chóng của vắc-xin và các biện pháp điều trị đãcủng cố niềm tin của công chúng vào khả năng của khoa họctrong việc đối phó với các khủng hoảng y tế toàn cầu Sự gia tăngphổ biến kiến thức khoa học: internet và các phương tiện truyềnthông đã giúp lan tỏa kiến thức khoa học rộng rãi hơn, làm chocông chúng dễ dàng tiếp cận và hiểu biết về các tiến bộ khoa học
Khoa học đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc giảiquyết các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, dịch bệnh (điểnhình là đại dịch COVID-19), an ninh lương thực, và năng lượng Các
tổ chức quốc tế, chính phủ, và các nhà khoa học trên khắp thế giớiđang hợp tác để tìm kiếm các giải pháp bền vững dựa trên cơ sởkhoa học Các nghiên cứu khoa học cung cấp bằng chứng về biếnđổi khí hậu và đề xuất các giải pháp như giảm phát thải khí nhàkính và phát triển công nghệ xanh Khoa học đã đóng góp vàoviệc phát triển các giống cây trồng chống chịu tốt hơn, cácphương pháp canh tác bền vững và các công nghệ bảo quản thựcphẩm
Trang 8Nhiều quốc gia đã nhận thức được tầm quan trọng của khoahọc và công nghệ trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội
và đã đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển Các chínhsách hỗ trợ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được coi
là yếu tố then chốt để đạt được sự phát triển bền vững và cạnhtranh trong nền kinh tế toàn cầu Nhiều quốc gia và doanh nghiệplớn đã đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển (R&D), nhậnthức rõ ràng về tầm quan trọng của khoa học và công nghệ đối với
sự phát triển kinh tế và xã hội Các tổ chức quốc tế và các hợp tácxuyên biên giới trong nghiên cứu khoa học đã thúc đẩy tiến bộnhanh chóng và hiệu quả hơn trong việc giải quyết các vấn đềchung của nhân loại
Về khía cạnh văn hóa
Khoa học có vai trò quan trọng, tác động tích cực đến
sự phát triển văn hóa
Thứ nhất, sự phát triển khoa học và công nghệ tạo ra kết cấu
hạ tầng thông tin ngày một tốt hơn, như điện thoại, internet, dẫn đến khả năng tiếp cận thông tin của con người ngày càngtăng nhanh không chỉ ở các trung tâm và thành phố, mà còn ởhầu hết các địa phương, từ nông thôn đến miền núi, hải đảo Nhờcác nguồn thông tin không giới hạn giữa các vùng, miền, lãnh thổquốc gia, với tính chất đa chiều, nhanh và quy mô không giới hạn,người dân thuộc mọi tầng lớp xã hội, ở những mức độ khác nhau,đều có thể tiếp cận các giá trị văn hóa, qua đó, hiểu biết phongphú, sâu rộng về các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có vănhóa
Trang 9Thứ hai, khoa học và công nghệ phát triển đã tạo môi trường,
điều kiện để hình thành và phát triển xã hội học tập Nếu trướcđây người học phải đến trường tại một địa điểm cụ thể, việc họctập phụ thuộc vào kết cấu hạ tầng, như giao thông, cơ sở vật chấtcủa trường học, do đó, không phải ai cũng có cơ hội được đếntrường, nhất là những trường hợp ở vùng sâu, vùng xa, thì ngàynay, nhờ có khoa học và công nghệ, thông tin số hóa, truyềnthông đại chúng phát triển, việc học tập được mở rộng cho mọingười, không giới hạn cả về thời gian, không gian và lứa tuổi
Thứ ba, khoa học và công nghệ phát triển làm cho đời sống
xã hội thay đổi theo hướng tích cực và dân chủ hơn Sự phát triểncủa khoa học và công nghệ tác động mạnh mẽ đến nhận thức vàgiải phóng nhận thức của con người Người dân có nhiều kênhthông tin không chỉ để tiếp thu kiến thức, mà còn để truyền đạt,bày tỏ ý kiến trực tiếp và gián tiếp đến các chủ thể quản lý vàphát triển xã hội Song, điều này cũng đặt ra vấn đề mỗi cá nhânbuộc phải làm chủ thông tin, tự xử lý thông tin
Thứ tư, khoa học và công nghệ phát triển đã thay đổi tư duy
và phương thức sáng tạo văn hóa của các văn nghệ sĩ, cũng nhưthay đổi các phương tiện truyền tải các sản phẩm văn hóa; nhờ
đó, văn hóa ngày càng phát triển phong phú và đa dạng, cơ hộihưởng thụ văn hóa của người dân cũng tăng lên
Thứ năm, hình thành các ngành công nghiệp văn hóa, thị
trường sản phẩm và dịch vụ văn hóa có điều kiện mở rộng cả vềquy mô, tốc độ và cường độ phát triển; tạo điều kiện hưởng thụ,tiếp thu và truyền bá tinh hoa văn hóa nhân loại; tạo sức mạnhmềm, nhân rộng ảnh hưởng đến giao lưu, hợp tác quốc tế Khoa
Trang 10học và công nghệ cũng làm xuất hiện nhiều ngành, nghề mới,nhiều loại kinh doanh mới hiệu quả và hiện đại, làm cho tư duy, lốisống của mọi người ngày một năng động.
Những yếu tố trên cho thấy rằng khoa học không chỉ là nềntảng của nhiều tiến bộ và phát minh, mà còn là công cụ chính đểđối phó với các thách thức lớn của nhân loại trong thế kỷ XXI Điềunày làm cho nhận định của D.J Price từ năm 1972 vẫn còn nguyêngiá trị và phù hợp với niềm tin của công chúng vào nền khoa họchiện nay
CÂU 2:
MỞ ĐẦU
Cuộc khảo sát về năng lực công nghệ phục vụ cho mục tiêuhọc tập và nghiên cứu đối với một bộ phận sinh viên Trường Đạihọc Khoa học Xã hội và Nhân văn đã được tiến hành nhằm đánhgiá khả năng sử dụng công nghệ của sinh viên trong bối cảnh hiệnđại, nơi công nghệ thông tin đóng vai trò then chốt trong việcnâng cao chất lượng học tập và nghiên cứu Khảo sát này khôngchỉ giúp xác định mức độ tự tin và thành thạo của sinh viên khi sửdụng các công cụ công nghệ mà còn đánh giá các kỹ năng quantrọng khác như tìm kiếm thông tin, bảo mật dữ liệu và khả năngứng dụng công nghệ vào giải quyết các vấn đề học thuật Kết quảkhảo sát sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về những điểmmạnh và hạn chế của sinh viên trong việc sử dụng công nghệ, từ
đó đưa ra những đề xuất cải thiện nhằm tối ưu hóa việc học tập vànghiên cứu tại trường
I QUÁ TRÌNH CHỌN MẪU KHẢO SÁT
1 Mục tiêu khảo sát
Trang 11Mục tiêu của khảo sát là đánh giá năng lực công nghệ phục
vụ cho mục tiêu học tập và nghiên cứu của sinh viên Trường Đạihọc Khoa học Xã hội và Nhân văn
2 Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát là sinh viên đang theo học tại Trường Đạihọc Khoa học Xã hội và Nhân văn
3 Phương pháp chọn mẫu khảo sát
Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản đểđảm bảo tính đại diện Lập danh sách những sinh viên thuộc cáckhoa, ngành trong Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văndựa trên mối quan hệ bạn bè từ các lớp học phần, câu lạc bộ, hộisinh viên đồng hương, hội sinh viên tình nguyện,… và lựa chọnngẫu nhiên 50 sinh viên tham gia khảo sát Thời gian khảo sáttrong 3 ngày: 24, 25, 26/05/2024
4 Quy mô mẫu khảo sát
Quy mô mẫu là 50 sinh viên, với quy mô này có thể đảm bảo
đủ dữ liệu khách quan cho phân tích và đánh giá
II CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ
1 Khái niệm năng lực công nghệ
Theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã xác định kháiniệm năng lực công nghệ: là khả năng huy động kiến thức, kĩ năng
sử dụng phương tiện kĩ thuật thực hiện nhiệm vụ theo một phươngpháp, quy trình công nghệ nhất định nhằm tạo ra sản phẩm côngnghệ mới
Năng lực công nghệ của sinh viên bao gồm các kỹ năng vàkiến thức cần thiết để sử dụng các công cụ và ứng dụng côngnghệ thông tin trong học tập và nghiên cứu
Trang 12Các yếu tố chính của năng lực công nghệ gồm: sử dụng phầnmềm ứng dụng (như Microsoft Office, SPSS), tìm kiếm và xử lýthông tin trên internet, sử dụng thư viện điện tử và các công cụ hỗtrợ học tập trực tuyến.
2 Vai trò của năng lực công nghệ trong học tập và nghiên cứu
Giúp truy cập và sử dụng tài liệu học tập
Năng lực công nghệ giúp sinh viên dễ dàng truy cập và sửdụng một lượng lớn tài liệu học tập đa dạng qua các cơ sở dữ liệutrực tuyến, thư viện số và các trang web học thuật Với công nghệ,sinh viên có thể tìm kiếm, tải xuống và đọc các e-books, bài giảngtrực tuyến, video hướng dẫn, và các khóa học online từ các nềntảng giáo dục nổi tiếng như Coursera, edX, và Khan Academy,…Điều này giúp mở rộng kiến thức và kỹ năng của sinh viên màkhông bị giới hạn bởi vị trí địa lý hay tài nguyên học tập tại chỗ
Giúp tăng cường hiệu quả học tập
Công nghệ cung cấp nhiều công cụ hỗ trợ học tập giúp tăngcường hiệu quả học tập của sinh viên Sử dụng các phần mềm nhưMicrosoft Office, Google Workspace, và các ứng dụng học tập nhưQuizlet và Anki, sinh viên có thể tiếp cận và khai thác thông tin,tạo ghi chú, lập kế hoạch học tập và ôn luyện một cách hiệu quả.Các công nghệ giáo dục như bảng tương tác, lớp học ảo và cácứng dụng học tập trực tuyến giúp việc học trở nên linh hoạt vàtương tác hơn, cho phép sinh viên tham gia học tập một cách tíchcực và sáng tạo
Giúp hỗ trợ nghiên cứu khoa học
Trang 13Năng lực công nghệ là yếu tố quan trọng hỗ trợ sinh viêntrong việc thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học Các phầnmềm phân tích dữ liệu như SPSS, R, và Python cũng như các công
cụ mô phỏng và phần mềm chuyên ngành, giúp sinh viên xử lý vàphân tích dữ liệu một cách chính xác và hiệu quả Ngoài ra, côngnghệ còn cung cấp tốc độ truy cập nhanh chóng đến các tạp chíkhoa học, bài báo nghiên cứu, và tài liệu tham khảo trực tuyến,giúp sinh viên cập nhật và mở rộng kiến thức chuyên môn củamình
Giúp phát triển kỹ năng công nghệ
Trong quá trình học tập, sinh viên có thể phát triển các kỹnăng công nghệ cần thiết thông qua việc sử dụng các công cụ vàphần mềm hỗ trợ học tập và nghiên cứu Các kỹ năng số quantrọng như lập trình, thiết kế đồ họa, phân tích dữ liệu, và quản lýthông tin được rèn luyện và nâng cao Điều này không chỉ giúpsinh viên tự tin hơn trong quá trình học tập mà còn chuẩn bị tốtcho môi trường làm việc hiện đại trong tương lai, khi mà côngnghệ ngày càng chiếm vai trò quan trọng
Tạo điều kiện cho sáng tạo và đổi mới
Công nghệ tạo điều kiện cho sinh viên tham gia vào các dự
án nghiên cứu và thử nghiệm ý tưởng một cách thực tế Với sự hỗtrợ của các công nghệ như máy in 3D, phần mềm thiết kế và cácnền tảng phát triển ứng dụng, sinh viên có thể dễ dàng thửnghiệm và phát triển các nguyên mẫu Môi trường học tập tích cựcnày khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới, giúp sinh viên khám phá
và phát triển các ý tưởng mới, đồng thời áp dụng kiến thức lýthuyết vào thực tiễn
Trang 14Nâng cao kỹ năng tự học và tự quản lý
Công nghệ giúp sinh viên nâng cao kỹ năng tự học và tựquản lý thông qua các công cụ và ứng dụng học tập hiện đại Sinhviên có thể tự do điều chỉnh lịch học và phong cách học tập củamình, sử dụng các ứng dụng quản lý công việc và thời gian nhưTodoist, Asana, và Notion để tổ chức và theo dõi tiến độ học tập vànghiên cứu Việc học tập linh hoạt này giúp sinh viên phát triểnkhả năng tự học và quản lý thời gian hiệu quả, chuẩn bị tốt hơncho cuộc sống và sự nghiệp tương lai
Tăng cường hợp tác và kết nối
Công nghệ giúp sinh viên tăng cường hợp tác và kết nối vớibạn bè, giảng viên, thậm chí là những nhà nghiên cứu trên toàncầu Các nền tảng học tập trực tuyến và công cụ cộng tác nhưSlack, Trello và GitHub tạo điều kiện cho sinh viên làm việc nhómhiệu quả, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm Sinh viên cũng có thểtham gia các hội thảo, hội nghị, và khóa học trực tuyến, mở rộngmạng lưới chuyên môn và cập nhật kiến thức mới nhất Sự hợp tác
và kết nối này không chỉ nâng cao chất lượng học tập và nghiêncứu mà còn mở ra nhiều cơ hội phát triển cá nhân và nghề nghiệp
III QUÁ TRÌNH THU THẬP VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU VỀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ
1 Thiết kế bảng câu hỏi
Xây dựng một bảng câu hỏi trực tuyến trên ứng dụng webGoogle Forms với những câu hỏi về kiến thức và kỹ năng côngnghệ cơ bản, khả năng sử dụng phần mềm và công cụ học tậptrực tuyến, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin
Trang 15Sử dụng thang điểm Likert (1-5) để đo mức độ tự tin và kỹnăng của sinh viên trong các khía cạnh khác nhau của năng lựccông nghệ.
Bảng câu hỏi gồm những nội dung khảo sát sau:
Thông tin cá nhân
Giới tính của bạn là gì?
Bạn là sinh viên năm thứ mấy của Trường ĐHKHXH&NV?
Ngành học của bạn là gì?
Phần 1: Kiến thức công nghệ cơ bản
Bạn có cảm thấy tự tin khi sử dụng máy tính để thực hiện cácnhiệm vụ học tập và nghiên cứu không?
Bạn có thể cài đặt và sử dụng thành thạo các phần mềm vănphòng (Word, Excel, PowerPoint) không?
Phần 4: Khả năng sử dụng công nghệ truyền thông
Bạn có thường xuyên sử dụng email và các công cụ giao tiếptrực tuyến (Zoom, Microsoft Teams, Google Meet) cho mụcđích học tập và nghiên cứu không?
Trang 16 Bạn có khả năng sử dụng các nền tảng học trực tuyến(Moodle, Canvas, Google Classroom) để học tập và làm việcnhóm không?
Phần 5: Khả năng giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo
Bạn có khả năng xác định và khắc phục các sự cố kỹ thuật(phần mềm, phần cứng) trong quá trình học tập và nghiêncứu không?
Bạn có thường xuyên sử dụng công nghệ để tìm ra các giảipháp sáng tạo và hiệu quả cho các vấn đề học tập và nghiêncứu không?
Phần 6: Hiểu biết về xu hướng và đổi mới công nghệ
Bạn có thường xuyên cập nhật kiến thức về các xu hướng vàcông nghệ mới liên quan đến ngành học của mình không?
Bạn có khả năng nhận diện cơ hội và áp dụng các công nghệmới vào học tập và nghiên cứu không?
Câu hỏi mở
Bạn gặp những khó khăn gì khi sử dụng công nghệ trong họctập và nghiên cứu?
Bạn có đề xuất gì để cải thiện việc sử dụng công nghệ phục
vụ học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn?
2 Phân phối, thu thập và xử lý dữ liệu
Tiến hàng gửi bảng câu hỏi đến các sinh viên được chọn quacác công cụ giao tiếp như Gmail, Zalo và Messenger Đây là nhữngcông cụ giao tiếp phổ biến, giúp liên hệ với đối tượng khảo sátnhanh chóng và thu thập thông tin hiệu quả
Trang 17Sau đó là thu thập câu trả lời và nhập dữ liệu vào công cụphân tích Excel để tiến hàng phân tích dữ liệu.
Tiếp theo là sử dụng các phương pháp thống kê mô tả để tómtắt dữ liệu, bao gồm tính toán trung bình, độ lệch chuẩn và tỉ lệphần trăm
Cuối cùng là phân tích dữ liệu để xác định năng lực côngnghệ chung của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhânvăn, cũng như các yếu tố cụ thể cần cải thiện
Thông tin cá nhân
Kết quả khảo sát cho thấy có tới 76% đối tượng khảo sát làsinh viên nữ; còn lại 24% là sinh viên nam Điều này khá hợp lýdựa trên tình trạng cơ cấu giới tính sinh viên tại Trường Đại họcKhoa học Xã hội và Nhân văn
Trang 18Từ kết quả khảo sát có thể thấy, các bạn sinh viên tham giakhảo sát phần lớn là sinh viên năm 3 (chiếm 54%); tiếp đến là sinhviên năm 1 (chiếm 18%); cuối cùng là sinh viên năm 2 và năm 4(đều chiếm 14%) Tỷ lệ sinh viên tham gia khảo sát đa dạng giúpđảm bảo tính khách quan của kết quả khảo sát.
Dựa vào biểu đồ khảo sát ngành học trên, có thể thấy sinhviên tham gia khảo sát đến từ ngành Khoa học quản lý chiếm tỷ lệ
Trang 19lớn nhất (chiếm 26%); thứ hai là tỷ lệ sinh viên từ ngành Việt Namhọc (chiếm 12%); ngành Lưu trữ học, Tâm lý học và Quan hệ côngchúng có tỷ lệ bằng nhau (đều chiếm 10%); tiếp đến là tỷ lệ sinhviên đến từ ngành Quốc tế học và Quản trị khách sạn (đều chiếm8%); thứ năm là tỷ lệ sinh viên của ngành Công tác xã hội và Báochí (đều chiếm 6%); cuối cùng chiếm tỷ lệ nhỏ nhất là là sinh viênngành Quản trị văn phòng (chiếm 4%) Kết quả cho thấy số lượngsinh viên các ngành trong trường tham gia khảo sát rất đa dạng,điều này sẽ giúp cho kết quả khảo sát mang tính khách quan và
đa chiều nhất có thể
Phần 1: Kiến thức công nghệ cơ bản
Trang 20Đối với câu hỏi về mức độ tự tin khi sử dụng máy tính để thựchiện các nhiệm vụ học tập và nghiên cứu, có tới 46% sinh viêncảm thấy bình thường; có 40% sinh viên cảm thấy khá tự tin và14% sinh viên cảm thấy rất tự tin khi sử dụng máy tính để thựchiện các nhiệm vụ học tập và nghiên cứu Điều này cho thấy sinhviên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn có khả năng sửdụng công nghệ phục vụ cho học tập và nghiên cứu khá tốt.
Trang 21Với câu hỏi về mức độ thành thạo trong việc cài đặt và sửdụng các phần mềm văn phòng như Microsoft Word, Excel vàPowerpoint, có tới 48% sinh viên cho rằng bản thân làm tốt; có46% sinh viên cho rằng bản thân có khả năng bình thường và 4%cho rằng bản thân làm rất tốt; tuy nhiên vẫn có 2% sinh viên chorằng bản thân kém trong công việc này Kết quả trên cho thấy sinhviên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn có kỹ năng càiđặt và sử dụng thành thạo các phần mềm văn phòng tốt.
Phần 2: Kỹ năng sử dụng công nghệ