1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

vận dụng kỹ thuật kwl và phương pháp trò chơi giúp nâng cao hứng thú học toán cho học sinh lớp 3

26 11 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận Dụng Kỹ Thuật KWL Và Phương Pháp Trò Chơi Giúp Nâng Cao Hứng Thú Học Toán Cho Học Sinh Lớp 3
Tác giả Vận Dụng Kỹ Thuật KWL Và Phương Pháp Trò Chơi
Chuyên ngành Toán học
Thể loại Sáng kiến
Năm xuất bản 2023
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 3,88 MB

Nội dung

Hiện nay, nhiệm vụ cơ bản của dạy học ở nhà trường ngoài việc đảm bảo cho học sinh nắm vững được kiến thức, hiểu đúng bản chất của một vấn đề, thì cần phải bồi dưỡng cho các em năng lực

Trang 1

VẬN DỤNG KỸ THUẬT KWL VÀ PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI GIÚP NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 3

A MỞ ĐẦU 2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 4

B NỘI DUNG 4

1 Cơ sở lý luận 4

2 Cơ sở thực tiễn 6

3 Giải pháp thực hiện 8

Biện pháp 1 Sử dụng kỹ thuật KWL trong phần khởi động và tổng kết tiết học giúp học sinh làm chủ kiến thức 8

Biện pháp 2 Tổ chức hoạt động trải nghiệm thông qua kỹ thuật KWL 12

Biện pháp 3 Tổ chức trò chơi tư duy và vận động giúp kích thích tinh thần học tập tích cực, sôi nổi của học sinh 14

Biện pháp 4 Ứng dụng đa dạng phần mềm trò chơi học tập đem lại cảm giác mới mẻ, hứng thú cho học sinh 17

4 Hiệu quả của sáng kiến 22

C KẾT LUẬN 23

1 Kết luận 23

2 Đề xuất, kiến nghị 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

Trang 2

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ở bậc tiểu học, Toán là một trong hai môn học quan trọng nhất đối với các

em học sinh, hình thành cho các em kĩ năng cơ bản về việc tính toán, tạo điều kiện cho các em ứng dụng vào môi trường thực tiễn Kiến thức của môn Toán lớp 3 (sách Kết nối tri thức với cuộc sống) còn giúp các em rèn luyện khả năng tư duy suy luận logic ngay từ cấp Tiểu học Việc áp dụng các phương pháp dạy học mới nhằm thúc đẩy học sinh chủ động, sáng tạo trong việc học, các em cần hiểu và áp dụng lý thuyết vào thực tế đời sống Đặc biệt với chương trình giáo dục mới, Toán học lớp 3 được biên soạn trong Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống đã gắn liền

lý thuyết với thực tế, phù hợp với sự phát triển của công nghệ hiện đại Đòi hỏi giáo viên phải thay đổi phương pháp dạy học, áp dụng các phương pháp dạy học mới để nâng cao hứng thú học tập cho các em học sinh

Hiện nay, nhiệm vụ cơ bản của dạy học ở nhà trường ngoài việc đảm bảo cho học sinh nắm vững được kiến thức, hiểu đúng bản chất của một vấn đề, thì cần phải bồi dưỡng cho các em năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, để

từ đó có thể sáng tạo ra những tri thức mới, phương pháp mới, cách giải quyết vấn

đề mới, góp phần làm giàu thêm nền kiến thức của nhân loại Vì vậy việc dạy học nói chung và dạy học Toán học nói riêng cần phải đổi mới mạnh mẽ về nội dung

và phương pháp, nhất là đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực để nâng cao chất lượng giảng dạy để từ đó phát huy được hết những năng lực cần thiết của các em học sinh

Với kinh nghiệm của một người giáo viên và thông qua quan sát giờ học trên lớp của tôi cũng như của các thầy cô khác, tôi nhận thấy rằng nếu chỉ dạy học theo phương pháp cũ là các em học sinh chỉ ngồi nghe giáo viên giảng bài thì hiệu quả tiết học sẽ không cao Dễ xảy ra tình trạng các em học sinh mệt mỏi, buồn ngủ, mất tập trung trong lúc nghe giảng, từ đó các em không hiểu bài hoặc dù có tập trung nghe thì cũng khó để có thể nhớ hết và vận dụng thành thạo được các kỹ

DEMO M311- SÁCH KNTT

Trang 3

năng Chính vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học đặc biệt là áp dụng kỹ thuật KWL và phương pháp trò chơi sẽ giúp giải quyết được những vấn đề nêu trên Bằng những kinh nghiệm tích góp được trong suốt quá trình giảng dạy của mình, cùng việc cần phải đưa ra những giải pháp mới để có thể nâng cao chất

lượng dạy học nên tôi đã chọn đề tài “Vận dụng kỹ thuật KWL và phương pháp trò chơi giúp nâng cao hứng thú học Toán cho học sinh lớp 3 Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống” làm đề tài nghiên cứu Tôi hy vọng đề tài nghiên cứu này

sẽ mang lại những kết quả khả quan cho công tác giảng dạy tại trường

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích tiên quyết của việc nghiên cứu biện pháp mới là mong muốn ứng dụng được các biện pháp dạy học theo kĩ thuật KWL vào trong mỗi giờ học Thông qua các phương pháp mới này, các em sẽ có sự hứng thú với kiến thức được giảng dạy trên lớp, đồng thời chủ động tìm hiểu, tiếp thu kiến thức mới

Thứ hai, các em có thể vừa học vừa chơi thông qua phương pháp trò chơi để tiếp thu kiến thức cũng như thực hành kiến thức trực tiếp trong các trò chơi Với cách học truyền thống, học sinh sẽ được học lý thuyết song song với làm bài tập vận dụng Có nhiều trường hợp dù đã học qua bài, nhưng khi được giáo viên yêu cầu thực hành lại, các em học sinh lại không thể làm được Vì thế tôi muốn tìm ra phương pháp có thể cho học sinh học và hiểu được những nội dung, lý thuyết trên lớp sẽ được áp dụng như thế nào ngoài thực tế

Cuối cùng, tôi mong muốn phương pháp sẽ được thử nghiệm trong một nhóm đối tượng nhất định để tôi đánh giá được hiệu quả của phương pháp đưa ra Từ đó

có những điều chỉnh phù hợp để tiếp tục cải thiện phương pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán học lớp 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Vận dụng kỹ thuật KWL và phương pháp trò chơi giúp nâng cao hứng thú học Toán cho học sinh lớp 3 theo bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Trang 4

Phạm vi nghiên cứu: Giờ học toán học năm học 2022 - 2023 của học sinh lớp 3… trường Tiểu học …

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp tài liệu, phân loại và hệ thống hóa cơ sở lí luận của đề tài

- Các phương pháp nghiên cứu thực thực tiễn:

+ Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động của học sinh trong giờ học, giờ chơi

+ Phương pháp khảo sát bằng phiếu hoặc phỏng vấn trực tiếp các học sinh trong lớp

+ Phương pháp trao đổi: Trao đổi cùng các giáo viên khác hoặc các chuyên gia về những vấn đề cần nghiên cứu

- Phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu được thu thập

B NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận

1.1 Khái niệm và nội dung của kỹ thuật KWL và phương pháp trò chơi

Kỹ thuật KWL là một hình thức tổ chức dạy học thông qua hoạt động đọc hiểu, học sinh có nhiệm vụ suy nghĩ về chủ đề bài đọc và ghi nhận tất cả những

gì các em đã biết vào cột K của biểu đồ Sau đó học sinh lên danh sách các câu hỏi muốn biết thêm trong chủ đề và ghi nhận vào cột W của biểu đồ Sau khi đọc xong, học sinh sẽ tự trả lời cho các câu hỏi ở cột W và ghi nhận vào cột L Để có thể dạy học bằng kỹ thuật này các giáo viên phải tổ chức lớp học như sau: Chọn bài đọc mang ý nghĩa gợi mở, tìm hiểu, giải thích, tạo bảng KWL mẫu để các em học sinh bên dưới có thể vẽ theo Yêu cầu học sinh suy nghĩ nhanh và nêu ra các

từ, cụm từ có liên quan đến chủ đề Cả giáo viên và học sinh cùng làm việc và ghi nhận vào cột K Kết thúc hoạt động khi học sinh đã nêu ra tất cả các ý tưởng và

tổ chức cho các em thảo luận về những gì đã ghi nhận Giáo viên gợi mở cho học sinh xem muốn biết thêm điều gì về chủ đề Khi học sinh nêu ra tất cả các ý tưởng thì giáo viên và học sinh cùng ghi nhận câu hỏi vào cột W Bắt buộc học sinh đọc

Trang 5

và tự điền câu trả lời tìm được vào cột L Trong quá trình đọc, học sinh cũng đồng thời tìm ra câu trả lời và ghi nhận vào cột W

Một số lưu ý khi dạy theo kỹ thuật KWL:

- Giáo viên nên chuẩn bị câu hỏi để giúp học sinh tự suy nghĩ

- Khuyến khích học sinh giải thích về những điều các em nêu ra

- Nên đặt câu hỏi tiếp nối và gợi mở

- Giáo viên chuẩn bị sẵn một số câu hỏi mong muốn học sinh tập trung vào những ý tưởng để bổ sung vào cột W

- Khuyến khích học sinh ghi vào cột L những điều các em cảm thấy thích Phương pháp dạy học trò chơi là phương pháp giáo viên thông qua việc tổ chức các trò chơi liên quan đến nội dung bài học, có tác dụng phát huy tính tích cực nhân thức, gây hứng thú học tập cho học sinh Qua trò chơi, học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, đồng thời qua trò chơi phát triển sự tự giác, tự chủ của học sinh Phương pháp này giúp các em học sinh phát triển được toàn diện các giác quan để có thể tiếp thu được những kiến thức mới Bên cạnh

đó, nó sẽ tạo được tâm thế chủ động cho các em học sinh khi bắt đầu bài học mới

và tạo ra không khí vui tươi, hứng khởi trong lớp học

Một số lưu ý khi dạy theo phương pháp dạy học trò chơi:

- Giáo viên cần đủ bản lĩnh, kỹ năng và chuyên môn để kiểm soát các giờ học

- Mục đích của trò chơi phải thể hiện được mục tiêu của bài học hoặc một phần của chương trình

- Hình thức chơi đa dạng giúp học sinh được thay đổi các hoạt động học tập, giúp học sinh phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động tay chân

- Luật chơi nên đơn giản để học sinh dễ hiểu, dễ thực hiện Nên đưa ra các hình thức chơi để nhiều học sinh cùng tham gia, từ đó giúp học sinh tăng tương tác và giao tiếp hơn

- Các dụng cụ chơi cần đơn giản, dễ làm hoặc dễ tìm kiếm

Trang 6

- Tổ chức chơi vào thời gian thích hợp của bài học, để học sinh vừa hứng thú với giờ học, vừa có thể nắm bắt được kiến thức một cách tập trung

1.2 Định hướng vận dụng kỹ thuật KWL và phương pháp trò chơi giúp nâng cao hứng thú học Toán cho học sinh lớp 3 (sách Kết nối tri thức)

Trong mạch kiến thức toán học của 12 năm, kiến thức ở lớp học nào cũng đều quan trọng, nhưng trong đó kiến thức Toán lớp 3 là một mắt xích không thể thiếu giúp các em rèn luyện, tổng hợp kiến thức của những năm học trước, tạo tiền đề để phát triển ở những cấp học sau Toán lớp 3 là một môn thể thao bổ ích của não bộ, giúp cho học sinh rèn luyện các năng lực phẩm chất, trí thông minh,

sự sáng tạo Đặc biệt ở chương trình này, các em sẽ được làm quen với dạng toán

có lời văn, các em rèn luyện tư duy logic, kết hợp lời giải trau chuốt và phép toán chính xác Từ đó các em học sinh đào sâu suy nghĩ khi đối mặt với các vấn đề phức tạp, mở mang đầu óc và chủ động giải quyết các vấn đề xảy ra trong cuộc sống

Theo yêu cầu của GDPT 2018 được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kì vọng Thì việc đổi mới phương pháp giáo dục để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh là điều vô cùng cần thiết Nói cách khác, giáo viên luôn là những người đi đầu trong công nghệ để có thể truyền tải kiến thức đến với các em học sinh

2 Cơ sở thực tiễn

* Thực trạng

Hầu hết các thầy cô dạy bộ môn Toán trong trường đã hỗ trợ và giúp đỡ với nhau trong việc giảng dạy, cố gắng kết hợp nhiều phương thức giảng dạy như lồng ghép các trò chơi trong tiết học, sử dụng bài giảng điện tử để đồng nhất ở các cấp học, tuy nhiên kết quả vẫn chưa thực sự cao Việc kết quả không đạt được như ý muốn một phần vì đây là phương pháp dạy học mới, các thầy cô còn nhiều bỡ ngỡ vừa phải giảng dạy, vừa tìm hiểu Các em chưa thể làm quen với phương pháp

Trang 7

dạy học mới, chỉ vừa mới bắt nhịp được với nhịp học ở một cấp học mới Trong tiết học vẫn xảy ra tình trạng học sinh mất tập trung, không hiểu bài, nhiều bạn vẫn còn ham chơi game không chú tâm vào việc học dẫn đến việc không thể áp dụng những gì đã được học vào trong thực tế Khi các em cảm thấy những gì mình học trên trường không thể sử dụng trong thực tiễn, không có ý nghĩa thì các em

sẽ có xu hướng lười học, không chịu tiếp thu, dần trở nên “mất gốc”

* Thuận lợi:

Trường Tiểu học … có đủ điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy và học tập Nhà trường mua sắm đầy đủ cơ sở vật chất cho lớp học (mỗi lớp học đều có tivi và máy chiếu) Lớp học rộng rãi, thoáng mát, hệ thống cơ sở vật chất bao gồm: bàn ghế của học sinh - giáo viên, hệ thống bóng đèn, quạt điện, máy chiếu, đều đạt đúng tiêu chuẩn, sẵn sàng phục vụ và hỗ trợ điều kiện tốt nhất cho giáo viên trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy

Bên cạnh đó ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đến chất lượng giáo dục, chủ động tổ chức các hoạt động đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng giảng dạy của giáo viên Vì vậy, mọi hoạt động cũng như nội quy được phổ biến tại lớp

để các em học sinh chấp hành đều nằm dưới quyền kiểm soát, sự lãnh đạo của ban giám hiệu

Phần lớn các em học sinh trong lớp đều ngoan ngoãn, có ý thức trong học tập

và rèn luyện nề nếp tốt Học sinh đi học có đủ sách, vở đồ dùng học tập Sĩ số trong một lớp học của các em không quá đông (30 em/ lớp) nên đây chính là một điểm thuận lợi trong công tác điều hành lớp học của mỗi giáo viên

* Khó khăn:

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi được kể trên thì vẫn còn một vài khó khăn còn tồn đọng Trong mỗi lớp học, bên cạnh đa số học sinh ngoan, lễ phép có

ý thức trong học tập và rèn luyện, vẫn còn một số ít em còn hiếu động, chưa thực

sự chăm học Bên cạnh đó nhiều em học sinh còn quá nhút nhát nên việc để các

em chủ động giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài hay có những hoạt động yêu

Trang 8

cầu trình bày kết quả làm việc của mình khiến các em còn hồi hộp, lo lắng nên trả lời còn khá ngập ngừng, không có sự lưu loát nhất định

Bảng khảo sát thái độ học tập của học sinh lớp 3A trước khi áp dụng biện

pháp

Tiêu chí đánh giá Trước khi áp dụng

Số lượng Tỷ lệ Học sinh tích cực phát biểu xây dựng bài 2/30 7%

Học sinh tích cực thảo luận, đóng góp ý kiến cho

Trang 9

thế, việc sử dụng kỹ thuật KWL vào phần tổng kết tiết học còn giúp học sinh củng

cố lại kiến thức một lần nữa để ghi nhớ một cách chính xác hơn

* Nội dung và cách thực hiện:

Phần khởi động bài học có vai trò tạo hứng thú, tạo năng lượng tích cực học tập cho học sinh bởi vì không phải bất cứ học sinh nào đều có sẵn niềm say mê, yêu thích đối với môn học Vì vậy, nhiệm vụ của hoạt động khởi động là khơi gợi hứng thú để vào bài học và hơn thế nữa, còn khơi dậy niềm đam mê, bồi đắp tình yêu đối với môn học

Phần tổng kết tiết học có vai trò giúp các em học sinh tổng kết lại kiến thức trong tiết học vừa qua một lần nữa bởi trong giờ học đôi lúc các em sẽ bị xao nhãng bởi một số yếu tố tác động nên đã vô tình bỏ qua một số phần kiến thức mà giáo viên đã giảng Chính vì vậy, nhiệm vụ của phần tổng kết cuối tiết học là tập hợp lại kiến thức giúp các em ghi nhớ phần kiến thức đã học một lần nữa

Việc áp dụng kỹ thuật KWL vào phần khởi động bài học giúp các em học sinh đặt ra được những câu hỏi về phần kiến thức mới, tạo sự hứng thú khi giải đáp các thắc mắc của các em trong toàn bộ tiết học

Cách mà tôi đã áp dụng kỹ thuật KWL vào phần khởi động bài học

Bước 1: Chia nhóm và giao nhiệm vụ

Tôi đã chia lớp 3A thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 thành viên và hướng dẫn các nhóm kẻ bảng KWL

Mẫu bảng KWL

Trang 10

Mỗi nhóm 1 phiếu, mỗi phiếu bao gồm 3 cột: Cột thứ nhất là cột K (Know) liệt kê những điều học sinh đã biết về chủ đề bài học Cột thứ 2 là cột W (Want) liệt kê các câu hỏi học sinh muốn biết về chủ đề bài học Cột thứ 3 là cột L (Learn)

hệ thống các kiến thức học sinh đã học được sau khi tự tìm hiểu bài học

Bước 2: Điền thông tin đã biết

Tôi sẽ hướng dẫn học sinh liệt kê những điều đã biết về nội dung bài học

Ví dụ: Áp dụng: Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác, hình chữ nhật, hình vuông

Học sinh điền những thông tin mình đã biết dựa trên câu hỏi gợi ý của giáo viên:

- Hình tam giác ABC gồm những cạnh, những đỉnh nào?

- Hình tứ giác ABCD gồm những cạnh, những đỉnh nào?

- Hình chữ nhật MNPQ gồm những cạnh, những đỉnh nào?

- Hình vuông EFGH gồm những cạnh, những đỉnh nào?

- Tấm bảng trên tường là hình gì?

Bước 3: Điền thông tin muốn biết

Sau khi hoàn thành các nội dung đã biết, nhóm thảo luận và đưa ra ý kiến về các nội dung mà các em muốn khám phá, nghiên cứu và rút ra được sau bài học

Để học sinh có thể đưa ra những mong muốn gần nhất với bài học, giáo viên

sẽ liệt kê một số từ khoá gợi ý để các em thảo luận:… (liệt kê)

Hình ảnh bài 19 SGK Toán 3, Kết nối tri thức với cuộc sống trang 58

Trang 11

Hoạt động khởi động diễn ra trong 7 phút, sau đó tôi sẽ lắng nghe ý kiến của

2 nhóm, và mời một số nhóm khác nếu có ý kiến bổ sung với 2 nhóm trước đó trong 3 phút

Đối với giáo viên khi nắm được các kiến thức học sinh đã biết và muốn biết tôi sẽ nằm bắt được tình hình tiếp thu của lớp học và từ đó đưa ra được những phương pháp giảng dạy phù hợp nhất đối với từng đối tượng học sinh

Trong quá trình giảng dạy, tôi sẽ cung cấp và củng cố kiến thức các em mong muốn Cuối tiết học, học sinh sẽ rút ra kết luận về những thông tin đã được học

và hoàn thành phiếu học tập Tôi sẽ gọi đại diện một nhóm lên trình bày lại phiếu bài tập hoàn chỉnh của nhóm mình và các nhóm khác nhận xét bổ sung

Cuối cùng giáo viên sẽ là người chốt lại kiến thức cho học sinh Thu lại phiếu KWL của các nhóm để đánh giá kết quả hoạt động của học sinh

* Điểm mới

Điểm mới của phương pháp này là vừa giúp các em học sinh tạo được hứng thú trước khi bắt đầu một bài học mới vừa có thể tổng kết được cho các em các kiến thức của cả một tiết học Bên cạnh đó, nhờ áp dụng phương pháp này vào phần khởi động tiết học mà giáo viên có thể nắm bắt được tình hình nhận thức của các em học sinh để từ đó có phương pháp giảng bài phù hợp đến từng đối tượng học sinh

Biện pháp 2 Tổ chức hoạt động trải nghiệm thông qua kỹ thuật KWL

* Nội dung và cách thực hiện:

Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm theo nhóm là một mục tiêu, một nhiệm vụ quan trọng trong công tác giảng dạy môn Toán ở trường Tiểu học Các em học

Trang 12

DEMO M311- SÁCH CTST

Cách mà tôi đã áp dụng kỹ thuật KWL vào phần khởi động bài học

Bước 1: Chia nhóm và giao nhiệm vụ

Tôi đã chia lớp 3A thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 thành viên và hướng dẫn các nhóm kẻ bảng KWL

Mẫu bảng KWL

Mỗi nhóm 1 phiếu, mỗi phiếu bao gồm 3 cột: Cột thứ nhất là cột K (Know) liệt kê những điều học sinh đã biết về chủ đề bài học Cột thứ 2 là cột W (Want)

Trang 13

liệt kê các câu hỏi học sinh muốn biết về chủ đề bài học Cột thứ 3 là cột L (Learn)

hệ thống các kiến thức học sinh đã học được sau khi tự tìm hiểu bài học

Bước 2: Điền thông tin đã biết

Tôi sẽ hướng dẫn học sinh liệt kê những điều đã biết về nội dung bài học

Ví dụ: Áp dụng: Bài “Hình tam giác Hình tứ giác” (trang 23 - Toán 3 tập

1 sách Chân trời sáng tạo)

Học sinh điền những thông tin mình đã biết dựa trên câu hỏi gợi ý của giáo viên:

- Hình tam giác ABC gồm những cạnh, những đỉnh nào?

- Hình tứ giác EKST gồm những cạnh, những đỉnh nào?

- Hình chữ nhật ABCD gồm những cạnh, những đỉnh nào?

- Hình vuông GHIK gồm những cạnh, những đỉnh nào?

- Tấm bảng trên tường là hình gì?

Bước 3: Điền thông tin muốn biết

Sau khi hoàn thành các nội dung đã biết, nhóm thảo luận và đưa ra ý kiến về các nội dung mà các em muốn khám phá, nghiên cứu và rút ra được sau bài học

Ngày đăng: 27/07/2024, 14:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w