1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề xuất nghiên cứu ảnh hưởng của chỉ số eq tới tỉ lệ nghỉ việc ở gen z

16 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh hưởng của chỉ số EQ tới tỉ lệ nghỉ việc ở gen Z
Tác giả Lê Thanh Bình, Nguyễn Thị Hải, Trần Thị Khánh Hằng, Nguyễn Thị Thu Huyền, Nguyễn Thị Hồng Nhung
Người hướng dẫn TS. Chu Thị Mai Phương
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Phương pháp nghiên cứu trong kinh tế và kinh doanh
Thể loại Bài Kiểm Tra Cuối Kỳ
Năm xuất bản 2023
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 772,02 KB

Nội dung

Tình trạng này rất phổ biến, để hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến nghỉ việc chúng ta cần nghiên cứu mối quan hệ giữa chỉ số EQ của gen Z và tình trạng nghỉ việc trên.. hạnh phúc sẽ đến từ tổ h

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

BỘ MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO KINH TẾ

-

BÀI KIỂM TRA CUỐI KỲ

Đề xuất nghiên cứu: Ảnh hưởng của chỉ số EQ tới tỉ lệ

nghỉ việc ở gen Z Môn: Phương pháp nghiên cứu trong kinh tế và kinh doanh

Mã học phần: KTE206

Lớp: KTE206(GD1-HK2-2223).10

Giáo viên giảng dạy: TS Chu Thị Mai Phương

Nhóm: 3

Trang 2

MỤC LỤC

1 MỤC TIÊU 2

2 NỀN TẢNG CƠ SỞ 2

2.1 GEN Z là gì? 2

2.2 Thông Tin Về EQ 2

2.3 Nhảy Việc, Nghỉ Việc Ở Gen Z 3

2.4 Sự Tác Động Của Cảm Xúc Đối Với Tình Trạng Nghỉ Việc Của Gen Z Hiện Nay 4

2.5 Khoảng trống nghiên cứu 5

3 Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu 5

3.1 Câu hỏi nghiên cứu 5

3.2 Mục tiêu nghiên cứu 6

4 Phương pháp nghiên cứu 6

5 Thời gian biểu 10

6 Nguồn lực 11

6.1 Cơ sở vật chất 11

6.2 Kinh phí 12

6.3 Phân công công việc 12

7 Tài liệu tham khảo 14

Trang 3

1 MỤC TIÊU

Lớn lên trong thời đại công nghệ số, thế hệ gen Z mang "màu sắc" riêng với tính cách nổi bật như ham sáng tạo, tìm tòi cái mới; tự tin thể hiện, khẳng định bản thân trước đám đông và đề cao cái tôi cá nhân và sự tự do nên tỉ lệ nghỉ việc ở gen Z cao hơn so với các thế hệ khác Việc thiếu đi khả năng thấu cảm, quản lý cảm xúc trong quá trình tương tác cùng đồng nghiệp, người thân, bạn bè càng làm Gen Z nảy sinh những mâu thuẫn và bị đánh giá về “thái độ lồi lõm” dẫn đến nghỉ việc Tình trạng này rất phổ biến, để hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến nghỉ việc chúng ta cần nghiên cứu mối quan hệ giữa chỉ số EQ của gen Z và tình trạng nghỉ việc trên

2 NỀN TẢNG CƠ SỞ

2.1 GEN Z là gì?

Gen Z là những người sinh ra từ năm 1997 đến 2012 (theo trung tâm nghiên cứu

Pew) Họ chiếm 33% dân số thế giới và 21% dân số Việt Nam (Nguyen et al., 2021)

là một cộng đồng những bạn trẻ luôn sôi nổi, năng động và đầy nhiệt huyết

Thế hệ Z có một đặc điểm tính cách rất nổi bật, đó là “luôn tìm kiếm và tôn trọng sự

thật”

Ngoài ra, họ cũng đề cao cái tôi lớn và sự tự do cá nhân, yêu thích sự tự chủ kể cả trong cuộc sống lẫn tài chính Chính những đặc điểm tính cách này khiến Gen Z được kỳ vọng sẽ

là nhân tố bùng nổ và tạo đột phá trong bất kỳ môi trường doanh nghiệpnào Tuy nhiên, có lẽ chúng ta đã đôi lần bắt gặp những lời phàn nàn đâu đó của những anh chị

đi trước về cá tính “lồi lõm” của thế hệ này ở chốn công sở

2.2 Thông Tin Về EQ

Thuật ngữ EQ có lẽ đã không còn quá xa lạ Ngày nay, EQ được coi là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá con người bên cạnh IQ EQ có tên đầy đủ là emotional quotient hay còn gọi là chỉ số trí tuệ cảm xúc Chỉ số nay đánh giá mức độ phản ứng và khả năng sáng tạo tiềm tàng trong mỗi con người

Trang 4

Dựa vào những trí tuệ cảm xúc để đánh giá khả năng của nhóm đối tượng người để có những phương pháp giáo dục hay vị trí thích hợp để từng người có thể phát huy hết khả năng là cực kì quan trọng

Bên cạnh đó thông qua việc nghiên cứu về chỉ số này còn có thể giúp ích để xây dựng các phương pháp kích thích EQ, phát triển sức sáng tạo của con người Ngoài khả năng sáng tạo, EQ còn đánh giá mức độ làm chủ kiểm soát cảm xúc của từng người Việc làm chủ được cảm xúc sẽ giúp ích không ít trong công việc cũng như học tập

Các yếu tố của chỉ số EQ

1 Khả năng nhận thức

2 Khả năng điều chỉnh cảm xúc

3 Khả năng đồng cảm

4 Một số kỹ năng xã hội khác (khả năng ngoại giao, khả năng nhạy bén, tố chất lãnh đạo, làm việc nhóm)

2.3 Nhảy Việc, Nghỉ Việc Ở Gen Z

Gần đây, Anphabe – Đơn vị tiên phong trong giải pháp thương hiệu Nhà tuyển dụng tại Việt Nam, đã tiến hành một cuộc khảo sát trên 14.000 sinh viên toàn quốc về vấn đề định hướng việc làm Kết quả của cuộc khảo sát cho biết, có đến 95% các bạn trẻ thuộc gen Z

Trang 5

biết rõ bản thân họ thích gì và nghĩ rằng sẽ gắn bó với công việc đầu tiên sau khi tốt nghiệp

ít nhất là 1 năm

Khi khảo sát trên nhóm Gen Z đã tốt nghiệp và đi làm trong vòng 1 - 2 năm qua cho thấy, nhiều bạn trẻ thế hệ Gen Z có dấu hiệu chông chênh khi bước chân vào thị trường việc làm Theo khảo sát của Tổ chức Anphabe, hơn 60% các bạn gen Z nhảy việc ngay trong năm đầu tiên, nhiều bạn thậm chí còn nhảy việc vài lần trong 1 năm ngay khi ra trường

2.4 Sự Tác Động Của Cảm Xúc Đối Với Tình Trạng Nghỉ Việc Của Gen Z Hiện Nay

Gen Z được sinh ra và lớn lên trong thời đại số, được tiếp cận kiến thức nhanh chóng và văn hóa, công nghệ hiện đại… Thế hệ này rất ham học hỏi, năng động và sáng tạo Do vậy, các bạn trẻ thường có suy nghĩ muốn khám phá và trải nghiệm những điều mới mẻ hơn trong công việc

Nhiều bạn trẻ làm việc chưa đến 1 năm sau đó nhảy việc để tìm đến một môi trường mới

Họ cho rằng, môi trường cũ đã nhàm chán, không có nhiều điều kiện để cho họ học hỏi và phát triển nên không ngại thay đổi

Gen Z là thế hệ năng động, có khả năng thích nghi với nhiều ngành nghề Trong những năm đầu, các bạn không định hướng cho bản thân công việc cụ thể Do đó các bạn thường sẽ trải nghiệm nhiều công việc khác nhau như sales, marketing, chăm sóc khách hàng…

Gen Z muốn được thể hiện bản thân, ham học hỏi và thích sáng tạo Vì thế, các bạn rất dễ

bị tổn thương trước những lời phê bình hay bất đồng quan điểm với quản lý, đồng nghiệp Bên cạnh đó, nhiều gen Z tự tin rằng họ có thể tìm được công việc mới dễ dàng, vậy nên gen Z không quá lo lắng về việc có nên nhảy việc hay không?

Yếu tố tác động đến tâm lý nghỉ hay chuyển việc của thế hệ gen Z cũng không quá khác với các thế hệ trước, đó là mức thu nhập, môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến Tuy nhiên, điểm đặc ở các bạn Gen-Z, hay nói cách khác là các bạn ấy đặt mối quan tâm nhiều hơn so với các thế hệ trước đó là trải nghiệm hạnh phúc trong công việc Mà trải nghiệm

Trang 6

hạnh phúc sẽ đến từ tổ hợp rất nhiều yếu tố từ không gian làm việc, cảm xúc trong công việc, mối quan hệ & sự tương tác với đồng nghiệp, ý nghĩa của công việc các bạn ấy đang làm, văn hoá doanh nghiệp và rất nhiều điểm chạm từ quá trình phỏng vấn đến khi onboarding, và sau đó nữa Trong khi bối cảnh hiện tại, chưa nhiều doanh nghiệp thực sự chú trọng và đầu tư cho trải nghiệm nhân viên (employee experience)

2.5 Khoảng trống nghiên cứu

Trong các nghiên trước đây, người ta chú trọng nêu ra một số lý do cho hiện tượng “nhảy việc” của Gen Z Khách quan là do bối cảnh thị trường làm việc đang ngày càng mở rộng sôi nổi, nhiều ngành nghề mới ra đời do công nghệ kỹ thuật hiện đại và đa dạng hơn, đặc biệt là sự ảnh hưởng của mạng xã hội khiến cho các ngành nghề như Tiktoker, reviewer, hotgirl,… được đa số các bạn trẻ mong muốn làm để đi lên kiếm tiền nhanh, có sức ảnh hưởng, nổi tiếng vì vậy mà số lượng khá đông đảo bạn trẻ không còn muốn làm các công việc văn phòng hay môi trường công sở Chính vì vậy mà sự chán nản khi tham gia vào các công việc trở nên nhiều hơn Đặc biệt các nghiên cứu trước cũng chỉ ra rằng do “Cái tôi” của gen Z ngày càng cao, các bạn trẻ ngày càng cá tính mạnh muốn thể hiện mình vậy nên

sự bất đồng trong các mối quan hệ đồng nghiệp cũng ngày càng lớn Đặc biệt còn có cả hiện tượng “ Nhân viên cãi lời sếp vì thấy sếp không tôn trọng ý kiến cá nhân của bản thân” Gen Z ngày càng bộc lộ rõ ý kiến cá nhân, cảm xúc bản thân rõ ràng

Tuy nhiên các bài báo hay các nghiên cứu chưa đánh mạnh vào mặt “ EQ-Trí tuệ cảm xúc”

đã ảnh hưởng như thế nào đến hiện tượng “ Nhảy việc- Nghỉ việc” của Gen Z Những nghiên cứu vẫn vướng phải một số hạn chế nhất định về phương pháp lấy mẫu và một số ngoại cảnh khác

3 Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu

3.1 Câu hỏi nghiên cứu

+ Gen Z có EQ ở mức nào?

Trang 7

+ EQ cao hoặc thấp ảnh hướng tới tỷ lệ nghỉ việc của gen Z như thế nào? Ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực?

+ Tình trạng nghỉ việc nhiều liệu có phải do EQ chi phối chủ yếu hay không?

3.2 Mục tiêu nghiên cứu

 Chỉ ra được sự ảnh hưởng của EQ tới công việc hiện tại của gen Z

 Kiểm định mối quan hệ giữa EQ và tỷ lệ nghỉ việc ở gen Z

 Xác định mức độ tác động của EQ tới tỷ lệ nghỉ việc ở gen Z

 Đề xuất các phương án giải quyết vấn đề nghỉ việc ở gen Z khi có sự tác động của

EQ

4 Phương pháp nghiên cứu

 Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng

- Nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu định lượng là nghiên cứu hướng vào việc lượng hóa các MQH giữa các nhân tố thông qua vc sử dụng các công cụ thống kê toán, kinh

tế lượng

- Đối tượng nghiên cứu: Gen Z đang trong độ tuổi lao động (từ 18 đến 26 tuổi)

- Hình thức: Khảo sát, thống kê

- Các bước tiến hành:

Bước 1: Lập ra các câu hỏi, tạo Google Form để khảo sát

Mẫu Google Form:

Phần I: Câu hỏi về thông tin cá nhân

 Họ và tên của anh/chị

 Anh/chị bao nhiêu tuổi

 Giới tính

 Nơi làm việc hiện tại của anh/chị

 Ngành nghề hiện tại của anh/chị

Phần II: Câu hỏi đánh giá mức EQ

Trang 8

 Bạn đang ở trên một chuyến bay và đột nhiên máy bay rung lắc mạnh Bạn sẽ làm gì?

A Thận trọng, cẩn thận nghe các tiếp viên hàng không chỉ dẫn trong trường hợp khẩn cấp

B Không quan tâm

C Phân vân giữa A và B

D Không biết

 Bạn đưa một nhóm trẻ 4 tuổi tới công viên, một bé gái trong số đó bắt đầu khóc bởi vì đám trẻ không chịu chơi với nó Bạn sẽ làm gì?

A Đứng ngoài và để bọn trẻ tự giải quyết

B Chỉ cho cô bé những thứ khác mà cô bé có thể chơi

C Nhẹ nhàng bảo cô bé nín khóc

D.Nói chuyện với đám trẻ kia để chơi chung với cô bé

 Tưởng tượng rằng bạn là một nhân viên bán bảo hiểm đang gọi điện cho các khách hàng tiềm năng của mình 20 người liên tiếp cúp máy giữa chừng và khiến bạn thấy nản Bạn sẽ làm gì?

A Tìm ra khuyết điểm của mình và tìm ra những lí do khiến họ cúp máy để khắc phục

B Thử một cách bắt chuyện mới trong cuộc gọi kế và luôn luôn cố gắng

C Cân nhắc tìm một công việc khác

D Ngưng gọi Hôm nay thế là đủ rồi dành sức cho ngày mai

 Bạn được lãnh đạo một đội nhóm đang cố tìm ra một giải pháp cho một vấn đề nhức nhối tại công ty Đầu tiên bạn sẽ làm gì?

A Vẽ ra một lịch trình làm việc và dành nhiều thời gian thảo luận ở từng mục nhằm tối ưu thời gian làm việc

B Cho mọi người thời gian để tìm hiểu lẫn nhau trước khi làm gì thì làm

C Bắt đầu hỏi ý kiến mọi người về vấn đề khi ý tưởng còn mới

D Cho mỗi người đưa ra 1 ý kiến

 Bạn còn trẻ liệu bạn có muốn đi du lịch thật nhiều không?

A Đi thật nhiều để tận hưởng tuổi trẻ

Trang 9

B Không đi chỉ tập trung vào đi học và đi làm

C Thỉnh thoảng đi chơi nếu có dịp

 Bạn nghĩ thế nào về LGBT? Bạn có kỳ thị giới tính thứ 3 không?

A Rất kỳ thị

B Rất yêu thích

C Bình thường

 Bạn là một người quản lý trong một tổ chức về sự bình đẳng dân tộc Bạn tình cờ nghe được một người kể một câu chuyện hài hước nhưng lại mang tính phân biệt chủng tộc Bạn sẽ làm gì?

A Can thiệp ngay lập tức, bảo rằng câu chuyện đó không phù hợp ở đây và hành động này sẽ không được bỏ qua

B Bảo người đó tham dự một khóa đào tạo về sự bình đẳng dân tộc

C Gọi người đó vào văn phòng và quở trách

D Kệ Đùa thôi mà

 Liệu một người ghét bạn cố ý xúc phạm bạn nặng nề và làm bạn rất tức giận Bạn

sẽ làm gì?

A Kệ bỏ ngoài tai

B Cãi cọ và chửi nhau

C Xin lỗi để đề phòng họ mất kiểm soát chân tay

D Đánh luôn không nói nhiều

Phần III: Khảo sát mối quan hệ ở nơi làm việc và mức độ muốn nghỉ việc

 Mối quan hệ với sếp và đồng nghiệp

Anh/chị có hay tranh cãi với sếp không?

 Rất thường xuyên

 Thường xuyên

 Thỉnh thoảng

 Hiếm khi

 Không bao giờ

Anh/chị có hay tranh cãi với đồng nghiệp hay không?

 Rất thường xuyên

 Thường xuyên

 Thỉnh thoảng

 Hiếm khi

 Không bao giờ

Trang 10

Anh/chị cãi nhau với sếp vì lí do gì?

 Công việc

 Đồng nghiệp

 Lương

 Chế độ đãi ngộ

 Bất đồng quan điểm trong đời sống

 Khác

Anh/chị cãi nhau với đồng nghiệp vì vấn đề gì?

 Công việc

 Lương

 Bất đồng quan điểm đời sống

 Vì nhìn không thích

 Khác

Mức độ hài lòng của anh/chị về sếp của

mình

 Rất hài lòng

 Hài lòng

 Bình thường

 Không hài lòng

 Rất không hài lòng

Mức độ hài lòng của anh/chị về đồng nghiệp của mình

 Rất hài lòng

 Hài lòng

 Bình thường

 Không hài lòng

 Rất không hài lòng

Anh/chị có yêu thích công việc hiện tại của

mình không?

 Rất yêu thích

 Yêu thích

 Bình thường

 Không yêu thích

 Rất ghét

Anh/chị có hài lòng với chế độ đãi ngộ của công ty/cơ quan của anh/chị không

 Rất hài lòng

 Hài lòng

 Bình thường

 Không hài lòng

 Rất không hài lòng Công việc của anh/chị có áp lực không

 Rất áp lực

 Bình thường

 Cũng không áp lực lắm

Anh/chị có muốn nghỉ việc không?

 Rất muốn

 Muốn

 Bình thường

 Không muốn

 Chưa bao giờ nghĩ tới nghỉ việc Điều anh/chị thích về công việc mà

anh/chị đang làm

Nếu nghỉ việc thì anh/chị muốn làm công việc gì? Vì sao?

Trang 11

Điều anh/chị ghét về công việc của mình

đang làm

Bước 2: Tìm kiếm các panpage của các công ty, các hội nhóm để tiến hành khảo sát

thông qua Google Form Chọn mẫu n = 1000 (tìm kiếm 1000 người điền đơn khảo sát)

Để tăng số lượng người điền form khảo sát thì sau khi điền đơn khảo sát người điền đơn sẽ được nhận một bộ quà tặng: file tin học văn phòng hoặc gói học tiếng anh cho người đi làm

Bước 3: Sau khi có dữ liệu sơ cấp của khảo sát, nhóm sẽ tiến hành thống kê và làm

sạch các số liệu qua phần mềm SPSS

Bước 4: Rút ra được mối quan hệ giữa EQ và tỉ lệ nghỉ việc của gen Z hiện nay thông

qua số liệu đã thống kê

Bước 5: Tiến hành phỏng vấn và khảo sát sâu hơn để kiểm định mối quan hệ giữa EQ

và tỉ lệ nghỉ việc ở gen Z

5 Thời gian biểu

Thời gian thực hiện: 3 tháng (kề từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 4)

Giai đoạn nghiên cứu Mục tiêu Thời gian Người đảm

nhiệm Xác định chủ đề

nghiên cứu

- Xác định vấn đề nghiên cứu 6/2/2023 –

12/2/2023

Tất cả các thành viên

Tổng quan tình hình

nghiên cứu

- Xác định được nội dung chính của các bài đọc, công trình nghiên cứu có liên quan

- Xác định khoảng trống nghiên cứu

13/2/2023 – 28/2/2023

Tất cả các thành viên

Trang 12

- Định hướng nghiên cứu mới và hình thành ý tưởng

Xác định mục tiêu

nghiên cứu và câu hỏi

nghiên cứu

- Xác định mục tiêu nghiên cứu

- Xác định câu hỏi nghiên cứu

1/3/2023 - 8/3/2023

Tất cả các thành viên

Thiết kế nghiên cứu - Xây dựng phương pháp nghiên

cứu

- Xây dựng phương pháp thu thập và xây dựng dữ liệu

- Xây dựng bảng hỏi

- Viết đề xuất nghiên cứu

9/3/2023 – 20/3/2023

Phân tích và thu thập

dữ liệu

- Tiến hành gửi bảng hỏi để thu thập dữ liệu sơ cấp

- Thu thập dữ liệu thứ cấp từ các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước

- Thống kê, đánh giá, lọc dữ liệu

- Tiến hành phân tích dữ liệu

21/3/2023 – 15/4/2023

Viết báo cáo - Viết bản thảo đầu tiên của báo

cáo

- Xem xét và chỉnh sửa

- Hoàn thiện báo cáo và công bố

16/4/2023 – 20/4/2023

✔ Việc phân bổ thời gian như trên là tương đối hợp lý

6 Nguồn lực

6.1 Cơ sở vật chất

Trang 13

Mục Số lượng Nguồn cung cấp Chi phí

Sách tham khảo - Thư viện Trường Đại học Ngoại thương

- Mạng Internet

Các bài báo liên quan - Thư viện Trường Đại học Ngoại thương

- Mạng Internet

6.2 Kinh phí

Mục Số lượng Chi phí Ghi chú

Tài liệu tặng người tham gia khảo sát 1000 1000000

10% tổng chi phí dự trù

6.3 Phân công công việc

Giai đoạn nghiên cứu Mục tiêu Người thực hiện

Xác định chủ đề nghiên cứu - Xác định vấn đề nghiên cứu Tất cả các thành

viên

Tổng quan tình hình nghiên

cứu

- Tìm kiếm sơ bộ các tài liệu liên quan hiện có

- Xác định các khoảng trống nghiên cứu

Tất cả các thành viên

Ngày đăng: 27/07/2024, 10:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w