Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BỘT TỎI BỔ SUNG TRONG THỨC ĂN ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG TRỨNG CỦA GÀ ĐẺ TỪ 19 – 45 TUẦN TUỔI

51 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Tên đề tài:  NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BỘT TỎI BỔ SUNG TRONG THỨC ĂN ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG TRỨNG CỦA GÀ ĐẺ TỪ 19 – 45 TUẦN TUỔI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BỘT TỎI BỔ SUNG TRONG THỨC ĂN ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG TRỨNG CỦA GÀ ĐẺ TỪ 19 – 45 TUẦN TUỔI

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quyNgành: Chăn nuôi

Chuyên ngành: Chăn nuôi - thú yKhoa: Nông lâm

Khóa học: 2020 – 2024

LÀO CAI – 2024

Trang 2

OYCHAI NILAVANHTên đề tài:

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BỘT TỎI BỔ SUNG TRONGTHỨC ĂN ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG TRỨNG CỦA GÀ ĐẺ TỪ

19 – 45 TUẦN TUỔI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌCHệ đào tạo: Chính quy

Ngành: Chăn nuôi thú yKhoa: Nông lâm

Khóa học: 2020 – 2024

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà

LÀO CAI – 2024

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Sau 4 năm học tập và rèn luyện tại Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tạitỉnh Lào Cai Trải qua sáu tháng thực tập đến nay em đã hoàn thành báo cáokhóa luận tốt nghiệp.

Nhân dịp này em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáotrong Ban giám đốc, phòng Đào tạo- NCKH&HTQT, khoa Nông Lâm Phân hiệuĐại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai, những người đã tận tình dạy bảo emtrong suốt quá trình làm việc và học tập tại trường.

Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà đã độngviên, hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho em trong suốt thời gian thực hiện đề tàivà hoàn thành báo cáo tốt nghiệp.

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến nhà trường và thầy cô đã tạo mọiđiều kiện tốt nhất để tôi thực hiện đề tài

Để hoàn thành khóa luận này, em còn nhận được sự động viên khích lệcủa những người thân trong gia đình và bạn bè Em xin chân thành cảm ơnnhững tình cảm cao quý đó.

Lào Cai, ngày 7 tháng 6 năm 2024

Sinh viên

OYCHAI NILAVANH

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢ

Bảng 3 1 Sơ đồ bố trí thí nghiệp 15

Bảng 3 2 Thành phần ding dưỡng của thức ăn cho gà trong thí nghiệm 16

Bảng 3 3 Thành phần dinh dưỡng của bột tỏi(Stoll và cs, 1947) [32] 16

Bảng 3 4 Quy trình vắc xin cho gà 17

YBảng 4 1.Tỷ lệ nuôi sống của thí nghiệm giai đoạn 19 - 45 tuần tuổi 21

Bảng 4 2 Tuổi đẻ của gà thí nghiệm 22

Bảng 4 3 Tỷ lệ đẻ qua các tuần (%) 23

Bảng 4 4 Năng suất trứng của gà mái qua các tuần (quả/mái/tuần) 26

Bảng 4 5 Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng (kgTA/10 trứng) 29

Bảng 4 6 Chi phí thức ăn cho 10 trứng 30

Bảng 4 7 Một số chỉ tiêu chất lượng trứng của gà trong thí nghiệm 32

Bảng 4 8 Hiệu quả kinh tế 33

Trang 5

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4 1 Biểu đồ tỷ lệ đẻ qua các tuần của gà thí nghiệm 24Hình 4 2 Biểu đồ thể hiện năng suất trứng của gà thí nghiệm 27

Trang 7

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.4 Ý nghĩa của đề tài 3

1.4.1.Ý nghĩa khoa học 3

1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn 3

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 4

2.1.1 Một số thông tin khoa học về Tỏi 4

2.1.2 Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản của gia cầm 5

2.1.3 Một số thông tin về gà Ai Cập lai VGA 10

2.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 10

2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 10

2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 12

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

3.1 Đối tượng nghiên cứu 14

3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành 14

3.3 Nội dung nghiên cứu 14

3.4 Phương pháp bổ trí thí nghiệm 15

3.4.1 Bố trí thí nghiệm 15

Trang 8

3.4.2 Chăm sóc nuôi dưỡng 15

3.4.3 Quy trình phòng bệnh 16

3.4.4 Chỉ tiêu, phương pháp theo dõi 17

3.5 Phương pháp xử lý số liệu 19

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 20

4.1 Ảnh hưởng của bột tỏi trong khẩu phần ăn đến tỷ lệ nuôi sống 20

4.2 Ảnh hưởng của bột tỏi trong khẩu phần ăn đến tuổi đẻ của gà 22

4.3 Kết quả nghiên cứu tác dụng của bột tỏiđến tỷ lệ đẻ và năng suất trứng hàngtuần 23

4.3.1 Tỷ lệ đẻ qua các tuần 23

4.3.2 Năng suất trứng của gà mái qua các tuần 25

4.4 Hiệu quả sử dụng thức ăn 27

Trang 9

PHẦN 1 MỞ ĐẦU1.1 Đặt vấn đề

Chăn nuôi gia cầm ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong việccung

cấp thịt, trứng cho con người Theo Tổng cục Thống kê đến năm 2020đàn gà đạt 300 triệu con, sản lượng thịt gà đạt 1,760 tấn, chiếm 32% tổng sảnlượng thịt xẻ các loại; sản lượng trứng đạt 14 tỷ quả Đến cuối tháng Ba năm2023 là 532,4 triệu con, tăng 2,4% so với cùng thời điểm năm 2022; sảnlượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng quý I ước đạt 563,2 nghìn tấn, tăng 4,2%;sản lượng trứng gia cầm quý I ước đạt 4,7 tỷ quả, tăng 4,5% so với cùng kỳnăm 2022 Số lượng gia cầm ngày càng tăng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng đủnhu cầu tiêu thụ của cả nước, vì vậy yêu cầu đặt ra cho ngành chăn nuôi giacầm rất lớn Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nhiều nhà chăn nuôi có xu hướnglạm dụng các chất kháng sinh, chất kích thích trong quá trình chăn nuôi dẫnđến tồn dư kháng sinh, chất kích thích trong thực phẩm, nghiêm trọng hơn lànguy cơ kháng kháng sinh làm mất hiệu lực điều trị của kháng sinh gây hậuquả nghiêm trọng đối với sức khỏe của người tiêu dùng và vật nuôi, tiềm ẩnnhiều nguy cơ gây dị ứng, ung thư, rối loạn giới tính, ngộ độc cấp tính… Dođó để sản xuất thực phẩm an toàn, bắt buộc phải có thức ăn an toàn, đồngnghĩa với việc loại bỏ kháng sinh, các chất kích thích, việc làm này dẫn đếngiảm năng suất và lợi nhuận trong chăn nuôi Vì vậy, để khắc phục tình trạngtrên cần có nhiều giải pháp thiết thực, một trong những giải pháp được đề rađó là sử dụng các loại kháng sinh tự nhiên có trong các loại thảo dược

Việt Nam là một trong những nước nằm ở vùng nhiệt đới, có khí hậuphù hợp với nhiều loại cây dược liệu như: gấc, tỏi, atiso, nghệ, gừng,quế Với tiến bộ khoa học kỹ thuật con người đã tìm ra một số hoạt chất sinhhọc cao trong thảo dược như các hợp chất sulphuricvà allicin có trong tỏi,zingerol và shogaola có trong gừng, curcumin có trong nghệ… các chất nàycó tác dụng kích thích hoạt động hệ thống miễn dịch, cải thiện tăng khốilượng, giảm tiêu tốn thức ăn từ đó giảm giá thành sản phẩm Đã có nhiềunghiên cứu chứng minh ứng dụng một số loại dược liệu vào trong chăn nuôilàm tăng năng xuất và chất lượng thịt gia cầm, nhưng chưa có nghiên cứu trêngà đẻ trứng thương phẩm

Trang 10

Xuất phát từ thực tiễn trên em tiến hành nghiên cứu đề tài:“Nghiên

cứu ảnh hưởng của bột tỏi bổ sung trong thức ăn đến năng suất,chất lượngtrứng của gà đẻ từ 19-45 tuần tuổi”.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu ảnh của bột tỏi bổ sung trong thức ăn đến năng suất, chất lượngtrứng của gà đẻ từ 19 – 45 tuần tuổi.

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu ảnh của bột tỏi bổ sung trong thức ăn đến năng suất, chất lượngtrứng của gà đẻ từ 19 – 45 tuần tuổi.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của bột tỏi đến tuổi đẻ của gà đẻ Ai Cập trongthí nghiệm.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của bột tỏi đến tỷ lệ đẻ và năng suất trứng củagà đẻ Ai Cập trong thí nghiệm.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của bột tỏi đến chất lượng trứng của gà đẻAiCập trong thí nghiệm.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của bột tỏi đến hiệu quả sử dụng thức ăn của gàđẻ Ai Cập trong thí nghiệm.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của bột tỏi đến hiệu quả chăn nuôi của gà đẻ AiCập trong thí nghiệm.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của bột tỏi đến hiệu quả kinh tế của gà đẻ trong thí nghiệm.

Trang 11

1.4 Ý nghĩa của đề tài

1.4.1.Ý nghĩa khoa học

Các kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp bổ sung vào tư liệu khoa học vềảnh hưởng của bột tỏi đến năng suất, chất lượng trứng của gà đẻphục vụ chonghiên cứu, học tập của giảng viên và sinh viên trong lĩnh vực chăn nuôi giacầm.

1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Giúp sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học và tíchlũy kinh nghiệm trong việc chăn nuôi gia cầm tại các cơ sở sản xuất Từ đógiúp sinh viên cùng cố và nâng cao được kiến thức chuyên môn

- Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thông tin cho người chăn nuôi để cóthể bổ sung bột tỏi vào khẩu phần ăn cho gà đẻ, nhằm nâng cao năng suất vàchất lượng trứng đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng.

Trang 12

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU2.1 Cơ sở khoa học của đề tài

2.1.1 Một số thông tin khoa học về Tỏi

2.1.1.1.Nguồn gốc, đặc điểm và lợi ích của Tỏi* Nguồn gốc :

Cây tỏi (Allium sativumL.) có nguồn gốc ở Trung Á và Tây Nam châu Âu, đặc biệt là vùng Địa Trung Hải Tổ tiên của chúng là loài hoang dại từ HyLạp cổ đại Ngày nay tỏi được trồng ở hầu hết các nước trên thế giới và Việt Nam (Ninh Thuận,2017)[14].

* Đặc điểm của tỏi

Tỏi thuộc loại cây thảo, sống nhiều năm Thân thực hình trụ, phía dướimang nhiều rễ phụ, phía trên mang nhiều lá Lá cứng, hình dải, thẳng dài 15 -50 cm, rộng 1 - 2,5 cm có rãnh khía, mép lá hơi ráp Ở mỗi nách lá phía gốccó một chồi nhỏ sau này phát triển thành một tép tỏi; các tép này nằm chungtrong một cái bao (do các bẹ lá trước tạo ra) thành một củ tỏi tức là thân hành(giò)của tỏi Hoa xếp thành tán ở ngọn thân trên một cán hoa dài 55 cm Baohoa màu trắng hay hồng bao bởi một cái mo dễ rụng tận cùng thành mũi nhọndài.(Phan Thu Hương, 2016)[6].

* Lợi ích của tỏi

Tỏi có nhiều công dụng, vừa để làm gia vị, vừa để làm thuốc Tỏi cóphổ kháng khuẩn, kháng nấm rộng Hoạt tính kháng khuẩn là do chất allicincó trong tỏi Các bài thuốc có tỏi sử dụng để chữa một số bệnh như: chữa vếtthương phần mềm, bỏng nước; chữa dịch tả; sốt truyền nhiễm, cảm cúm; sốtrét; lỵ; trị giun im, giun móc; đầy bụng, đại tiểu tiện không thông; viêm họng;sai khớp, bong gân.

Trong chăn nuôi gia cầm, bổ sung tỏi vào thức ăn giúp hạn chế bệnhđường hô hấp mãn tính trên gia cầm, giúp phòng và điều trị bệnh, giảm chi

Trang 13

phí sử dụng thuốc điều trị bệnh, giảm tỷ lệ chết, nâng cao năng suất hiệu quảchăn nuôi, hạn chế sử dụng các loại thuốc kháng sinh Việc ứng dụng loạithảo dược này giúp tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng.(Đỗ Huy Bích và cs,2004)[1].

2.1.2 Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản của gia cầm

2.1.2.1 Sinh lý sinh sản ở gia cầm mái

Gia cầm là loài đẻ trứng, con mái thoái hóa buồng trứng bên phải, chỉcòn lại buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái tồn tại và phát triển Âm hộ gắnliền với tử cung và cùng nằm chung lỗ huyệt đảm bảo 3 chức năng chứa phân,nước tiểu và cơ quan sinh dục Khi giao phối gai giao cấu của con trống áp sátvào lỗ huyệt của con mái và phóng tinh vào âm hộ

Kích thước và hình dạng buồng trứng phụ thuộc vào loại gia cầm, sựhình thành buồng trứng và tuyến sinh dục xảy ra vào thời kì đầu của phát triểnphôi; chức năng chủ yếu của buồng trứng là tạo trứng Quá trình phát triểncủa tế bào trứng trải qua 3 thời kỳ tăng sinh, sinh trưởng và chín, trong giaiđoạn phát triển lúc đầu các tế bào trứng được bao bọc bởi một tầng tế bào,tầng tế bào này phát triển thành nhiều tầng và tiến dần tới bề mặt buồngtrứng, cấu tạo này gọi là follicum, bên trong follicum có một khoanghở chứa đầy dịch, bên ngoài Follicum trống rỗng như một cái túi, trongthời kì đẻ trứng, nhiều Follicum chín dần làm thay đổi hình dạng buồng trứngtrông giống như hình chùm nho Sau thời kỳ để trứng, buồng trứng trở lạihình dạng ban đầu, các Follicum trứng vỡ ra quả trứng chín chuyển ra ngoàicùng với dịch của Follicum và rơi vào phễu ống dẫn trứng, sự rụng trứng đầutiên báo hiệu sự thành thục sinh dục.

Buồng trứng có chức năng tạo lòng đỏ, các ống dẫn trứng có chức năngtiết ra lòng trắng đặc, lòng trắng loãng, màng vỏ, vỏ và lớp keo mỡ bao ngoàivà vỏ trứng Thời gian trứng lưu lại trong ống dẫn trứng từ 20 – 24h, tế bàotrứng tăng trưởng nhanh, đặc biệt là lòng đỏ

Lòng đỏ được tạo thành trước khi đẻ 9 – 10 ngày, trong 3 – 14 ngàylòng đỏ chiếm 90 – 95% khối lượng tế bào trứng, thành phần chính gồmphôtpho lipit, mỡ trung hòa, các chất khoáng và vitamin; tốc độ sinh trưởng

Trang 14

của lòng đỏ không tương quan đến cường độ đẻ trứng Quá trình hình thànhtrứng và rụng trứng là một quá trình sinh lý phức tạp do sự điều khiển củahocmon, thời gian từ khi đẻ trứng đến khi rụng trứng tiếp theo kéo dài từ 15 –75 phút.(Phạm Thị Hiện, 2015)[4].

2.1.2.2 Sức sản xuấtvà chất lượng trứng của gia cầm* Sức sản xuấtcủa gia cầm

Năng suất sinh sản là tiền đề cho mọi năng suất ở vật nuôi, là tính trạngđược các nhà chọn giống quan tâm Đối với gà mái, các tính trạng năng suấtsinh sản được quan tâm là: Cường độ đẻ trứng, tỷ lệ đẻ, chu kì đẻ trứng, sứcbền đẻ trứng,….

-Tuổi thành thục về sinh dục: Tuổi thành thục sinh dục (tuổi đẻquảtrứng đầu) là một yếu tố cấu thành năng suất Tuổi đẻ quả trứng đầu đượcxác định bằng số ngày tuổi kể từ khi gà nở đến lúc đẻ quả trứng đầu tiên.Trong một đàn gà mái chỉ tiêu này được xác định bằng tuổi đẻ 5% số cá thểtrong đàn.

- Tỷ lệ đẻ:Là tỷ lệ phần trăm giữa số trứng đẻ ra của đàn gà tại một thời

điểm nhất địnhvà số gà có mặt tại thời điểm đó (còn gọi là số ngàygà) Tỷ lệ đẻtrứng là chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá sức đẻ trứng trên tất cả cácđàn gia cầm Từ các đàn giống gốc dòng thuần, các đàn giống ông bà, bố mệcho đến các đàn giống thương phẩm Đồ thị biểu diễn tỷ lệ đẻ trứng trong mộtchu kỳ đẻ của gia cầm đều có dạng giống nhau Từ khi đàn gia cầm vào đẻ, tỷlệ đẻ tăng dần lên và đạt đỉnh cao, sau đó tỷ lệ ổn định và giảm dần (NguyễnThị Mai và cs, 2009)[7] Mỗi loài khác nhau có tuổi đạt tỉ lệ đẻ 5% là khácnhau.

- Cường độ đẻ: Theo Nguyễn Thị Mai và cs (2009)[7], cường độ đẻ trứng là số lượng trứng đẻ ra trong một thời gian xác định không kể đến chu kì hay nhịp đẻ.

- Chu kì đẻ trứng: Là số trứng đẻ ra lien tục trong vong một số ngày, chukì đẻ có thể dài hoặc ngắn Thời gian hình thành trứng càng dài thì chu kì đẻcàng ngắn và ngược lại.

Trang 15

* Chất lượng trứng của gia cầm

Chất lượng trứng của gia cầm được thể hiện qua các chỉ tiêu: khối lượngtrứng, màu sắc, chỉ số lòng trắng/đỏ,….

- Khối lượng trứng: Khối lượng trứng là một tính trạng số lượng

quantrọng Khối lượng trứng phụ thuộc vào chiều đo của quả trứng, vào khốilượng lòng đỏ, lòng trắng và vỏ Nó là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chấtlượng trứng, tỷ lệ nở, chất lượng và sức sống của gà con

- Cấu tạo của trứng:Trứng gà gồm có 3 phần cơ bản: vỏ, lòng đỏ vàlòng

trắng.Theo Nguyễn Duy Hoan và cs(1998)[5] tỷ lệ các phần so với khối lượngtrứng vỏchiếm 10 - 11,6%;lòng trắng: 57 - 60%; lỏng đỏ 30 - 32% Thànhphần hóa học của trứngkhông vỏ gồm có: nước: 73,5- 74,4%; protein:12,5-13%; mỡ:11- 12% và khoáng: 0,8 - 1,0%.

- Hình thái của trứng: Thông thường trứng gia cầm có hình bầu dục, mộtđầu lớn một đầu bé Những trứng có hình dạng bình thường như: trứng vỏmềm, trứnggiả, trứng 2 lòng đỏ, trứng dị hình là các dạng trứng dị hìnhthường gặp trong chăn nuôi.

-Màu sắc và độ dày của vỏ trứng: Màu sắc vỏ trứng không có ý nghĩalớn trong đánh giá chất lượng trứng nhưng có giá trị trong chọn giống và thịhiếu tiêu dùng Màu sắc trứng là tính trạng đa gen, khi lai gà dòng trứng vỏtrắng với gà dòng trứng vỏ đỏ thì gà lai sẽ có trứng vỏ màu trung gian Độdày vỏ trứng có ý nghĩa quan trọng cả về kĩ thuật và kinh tế Nếu vỏquá mỏng sẽ dễ vỡ, vỏ quá dày sẽ cản trở quá trình hô hấp của phôi.

- Màu sắc long đỏ:Màu sắc lòng đỏ và tính đồng nhất của lòng đỏ gắn

liền với chất lượng trứng tốt và là những tiêu chí quan trọng cho người tiêudùng lựa chọn trứng.Màu sắc tự nhiên của lòng đỏ chính là màu sắc củaxanthophyll Ở gà đẻ xanthophylltích trữ ở cơ, da sẽ đượchuyđộngmạnh mẽvào buồng trứng khi thành thục và một phần được chuyển vào lòngđỏ(Gouveia L và cs,1996) [25]; (Goodwin, 1986) [24] Gà đẻ có thể huy động20 - 60% tổng lượng sắc tố lấy từ thức ăn vào lòng đỏ (Bornstein, 1996) [17].

Trang 16

- Chỉ số lòng đỏ, chỉ số lòng trắng và đơn vị Haugh:Khi xem xét chấtlượng của trứng thương phẩm cũng như trứng giống, người ta đặc biệt quantâm đến chỉ tiêu này.

+ Chỉ số lòng đỏ: Là tỷ số giữa chiều cao lòng đỏ so với đường kính củanó (Theo Card L E và cs, 1977)[19], chỉ số lòng đỏ của trứng gà khoảng 0,4 -0,42 Trứng có chỉ số lòng đỏ càng lớn thì chất lượng trứng càng tốt.

+ Chỉ số lòng trắng: Là chỉ tiêu đánh giá chất lượng lòng trắng, chỉ sốnày được tính bằng tỷ lệ giữa chiều cao lòng trắng đặc so với trung bình cộngđường kính lớn và đường kính nhỏ của nó Chỉ số này càng lớn thì chất lượnglòng trắng càng cao

+ Đơn vị Haugh: Đơn vị Haugh được Haugh R (1930) xây dựng, sửdụng để đánh giá chất lượng trứng, phụ thuộc khối lượng và chiều cao lòngtrắng đặc Đơn vị Haugh càng cao chứng tỏ chất trứng càng tốt.

2.1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản suất và chất lượng của gia cầm

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất và chất lượng trứng của giacầm:

* Dòng, giống: Các dòng giống khác nhau thì sức sản xuất cũng khác

- Gà hướng trứng thường có năng suất trứng rất cao, (Nguyễn Huy Đạtvà

cs, 1996)[2] cho biết gà Moravia và gà Goldline - 54 thương phẩm cho năngsuất trứng/ mái/ năm đạt tương ứng 242 và 259 - 265 quả

* Yếu tố di truyền: Theo các công trình của các tác giả, việc sản xuất

trứng của gia cầm do 5 yếu tố ảnh hưởng mang tính di truyền đó là tuổi thành

Trang 17

thục sinh dục, cường độ đẻ trứng, bản năng đòi ấp, thời gian kéo dài của chukì đẻ.

- Tuổi thành thục sinh dục: Tuổi thành thục sinh dục liên quan đếnnăng suất trứng của gia cầm, thành thục sớm là một tính trạng mong muốn tuynhiên cần chú ý đến khối lượng cơ thể Các giống khác nhau có tuổi thànhthục khác nhau Kết quả nghiên cứu của (Vũ Quang Ninh, 2002)[10] cho biếttuổi đẻ quả trứng đầu của gà Ác Thái Hòa 152- 158 ngày; đạt tỷ lệ 50% lúc195 – 198 ngày Phùng Đức Tiến(2007) [12] chỉ ra rằng tuổi đẻ đạt tỷ lệ 5%của gà Ai Cập 145 – 160 ngày

- Cường độ đẻ: Do 2 cặp gen R – r và R’ –r’ phối hợp cộng lại để điềuhành, cường độ đẻ trứng càng cao thì sản lượng trứng càng cao và ngược lại.

- Tuổi gia cầm: Sản lượng trứng giảm dần theo tuổi, tuổi gà càng cao thì sốlượng trứng càng giảm, trung bình năm thứ 2 giảm 15 – 20% so với năm thứnhất.

* Yếu tố ngoại cảnh

Yếutố ngoại cảnh là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trựctiếp đến năng suất chất lượng trứng gia cầm Có nhiều yếu tố ngoại cảnh tácđộng đến gia cầm như: chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, nhiệt độ, độ ẩm, mật độnuôi,…

- Nhiệt độ: Gia cầm rất mẫn cảm với nhiệt độ Nhiệt độ phù hợp cho gàđẻ dao động trong khoảng18 - 24oC,tuy nhiên nhiệt độ thích hợp nhất là 20oC.Nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao đều không có lợi cho gia cầm và làm giảmnăng suất và chất lượng trứng (vỏ trứng mỏng hơn, nhiều trứng khồng có vỏnếu dinh dưỡng không hợp lí trong điều kiện nóng ẩm).

- Độ ẩm: Độ ẩm phù hợp cho gà đẻ dao động trong khoảng 65 -70%Khi độ ẩm quá cao (>80%) làm không thoát được khí độc trong chuồng nuôidẫn đến chuồng nuôi ngột ngạt nếu kéo dài tình trạng này thì gia cầm sẽ bịảnh hưởng đường hô hấp Độ ẩm quá thấp (<30%) làm cho gia cầm mổ lông,cắn đuôi nhau gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sản xuất của gia cầm.

Trang 18

- Chế độ chiếu sáng: là yếu tố bên ngoài quan trọng nhất ảnh hưởngđến sản lượng trứng, tuổi đẻ đầu tiên, cường độ đẻ trứng Đối với gà đẻ thờigian chiếu sáng14 - 16h, cường độ chiếu sáng đối với chuồng thông thoáng tựnhiên 20 - 40 lux/1m2 nền chuồng Nếu thời gian chiếu sáng dài, chiếu vớicường độ mạnh sẽ thúc đẩy gia cầm đẻ sớm

- Thức ăn: Thức ăn và dinh dưỡng có quan hệ chặt chẽ với khả năng đẻtrứng và chất lượng trứng Gia cầm có sản lượng trứng cao, chất lượng trứngtốt khi khẩu phần ăn đầy đủ cân bằng các chất dinh dưỡng(protein, axit amin,khoáng và vitamin) Nếu khẩu phầnkhông đáp ứng đủ nhu cầu protein thìnăng suất trứng giảm, khối lượng trứng cũng nhỏ hơn Nếu khẩu phần khôngđáp ứng đủ nhu cầu về khoáng chất đặc biệt là Canxi, photpho thì vỏ trứng dễdị hình, vỏ mỏng, sần sùi,… Khẩu phần ăn được bổ sung thêm các nhóm chấtcarotenoid sẽ làm long đỏ đậm mầu hơn.

2.1.3 Một số thông tin về gà Ai Cập lai VGA

Gà mái Ai Cập lai VGA có thân hình chữ nhật, dáng thanh tú, đầu nhỏ,lông trắng toàn thân, có điểm vài chỗ có đốm đen, chân cao nhỏ màu vànghoặc trắng, mào đơn to Có sức sống tốt, tỷ lệ nuôi sống cao Giai đoạn gà con(0-9 tuần tuổi) đạt 97,78-98,54%, giai đoạn gà dò– hậu bị (10-19 tuần tuổi)đạt 97,5-98,2%

Sản lượng trứng/mái/72 tuần tuổi đạt 231,9-239,82 quả cao hơn gà AiCập 32,36-40,28 quả/mái Tiêu tốn thức ăn/10 trứng từ 1,82-1,88 kg Ưu thếlai về sản lượng trứng từ +0,81- 4,26%, ưu thế lai về TTTĂ/10 trứng từ-2,84đến 5,94% Chất lượng có tỷ lệ lòng đỏ khá cao 28,36-28,92% Tỷ lệ trứngphôi đạt 96,07-96,31% Tỷ lệ nở/trứng ấp 86,39-86,61% và tỷ lệ nở gà loại1/trứng ấp 83,96-84,19% Kết quả theo dõi ngoài sản xuất có các chỉ tiêu kinhtế kỹ thuật tương đương nuôi tại Trung tâm và mang lại hiệu quá kinh tế chongười chăn nuôi từ 103.100 - 206.048 đ/mái Thu lợi một quả trứng từ 457 –894đ tùy theo mục đích nuôi (Trần Kim Nhàn và cs, 2010)[11].

Trang 19

2.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Tỏi là một trong những loại dược liệu tốt chứa anilinđây là một loạikháng sinh tự nhiên có lợi cho người chính vì vậy nhiều nghiên cứu áp dụngtỏi trong chăn nuôi đã được tiến hành.

Nhiều nghiên cứu ở trong và ngoài nước khẳng định tỏi có tính khángsinh, có khả năng phòng chống nhiều loại vi khuẩn, nấm mốc và virus, phòngtrị các bệnh cúm, đường ruột, điều trị vết thương,… khả năng tăng tính ngonmiệng, giải độc thủy ngân, ức chế nấm mốc, côn trùng, tẩy uế môi trường,nâng cao chất lượng thịt (Cavallito và cs, 1994) [20] Các nhà khoa học ở Đạihọc Alabama, Mỹ đã chứng minh được các tác dụng của tỏi, từ đặc tính chốngkhuẩn, chống nấm cho tới những tác động tích cực đối với hệ thống tim mạch.Một số nghiên cứu khác cho thấy bổ sung tỏi làm giảm lượng cholesterol tíchtụ trên đường mạch máu của động vật.

Ismoyowativà cs (2015) [26] cho biết: Chiết xuất của các chấtphytobiotic (bao gồm tỏi, nghệ, gừng đỏ và địa liền bổ sung 1% trong khẩuphần ăn của vịt trong 6 tuần bắt đầu ở ngày 28 cho thấy: Tăng khối lượng vàchuyển hóa thức ăn của vịt không bị ảnh hưởng bởi tỏi, gừng đỏ và địa liềnnhưng bổ sung 1% chiết xuất nghệ làm giảm hiệu suất tăng trưởng của vịt.

Bột tỏi, dung dịch chiết xuất từ tỏi hoặc dầu tỏi trong khẩu ăn làm giảmnồng độ cholesterol trong huyết thanh từ 18% - 23% ở những gà được cho ăntrong vòng 4 tuần Giảm nồng độ cholesterol ở gan gà khi ăn khẩu phần chứa2% tỏi trong 14 ngày (Sklan và cs, 1992) [31].

Theo Konjufca và cs, (1997) [27] cho biết bổ sung 3% bột tỏi trong khẩuphần dẫn đến giảm cholesterol trong huyết tương và cholesterol ở cơ ngực, cơbắp đùi gà Hiện nay, nhiều nghiên cứu đánh giá cao vai trò của các loại thảomộc trong việc cải thiện hiệu suất tăng trưởng, chất lượng thịt, giảmcholesterol và cũng như tăng miễn dịch cho gà thịt (Aji và cs, 2011) [16].

Trang 20

Vidica Stanaev và cs (2011) [33] cho biết: bổ sung bột tỏi và đồng trongkhẩu phần cho gà Hubbard thấy khả năng sản xuất tốt hơn so với nhóm đốichứng, khối lượng cơ thể tăng lên đáng kể.

Lewis và cs (2003) [28], bổ sung bột tỏi trong khẩu phần của gà thịt cóảnh hưởng lên năng suất và hoạt động của vi khuẩn đường ruột

Theo Elagib và cs (2013) [21] cho biết: Bổ sung 0,3 - 0,5% bột tỏi trongkhẩu phần thì gà ăn khẩu phần chứa 0, 3% bột tỏi tăng khối lượng và sử dụngthức ăn hiệu quả nhất (p <0,05).

Fadlallavà cs, (2010) [22] nghiên cứu bổ sung 0,3 - 0,6% bột tỏi vàokhẩu phần ăn, kết quả đã làm tăng khối lượng gà được cải thiện tăng rõ rệt.

Theo Oleforuh-Okoleh và cs, (2014) [29] có sự gia tăng đáng kể trongviệc tăng khối lượng hàng ngày và khối lượng cơ thể kết thúc thí nghiệm củagà ăn tỏi Thảo dược trong khẩu phần của gà như một chất kích thích tăngtrưởng, cải thiện rõ rệt đến tăng khối lượng cơ thể Những kết quả này là dotình trạng sức khỏe tốt của đàn gà có thể được gây ra bởi các thành phần hóahọc của tỏi

Pourali và cs, (2010) [30] cho rằng: Allicin trong tỏi thúc đẩy sự giatăng của hệ vi sinh vật đường ruột do đó cải thiện tiêu hóa và tăng cường sửdụng năng lượng, để cải thiện tốc độ tăng trưởng Bổ sung tỏi tăng cường hoạtđộng của các enzym tụy và cung cấp một môi trường cho sự hấp thụ tốt hơncác chất dinh dưỡng.

Bổ sung chiết xuất của tỏi từ 1,50 và 2,25 ml/kg làm tăng đáng kể khốilượng cơ thể gà broiler so với nhóm đối chứng (Brzosska và cs,2015)[18].Nhiều nhà nghiên cứu đã đánh giá những ảnh hưởng của các mức bột tỏikhác nhau trong khẩu phần ăn đến khả năng sinh trưởng ở gia cầm thịt.Fayedvà cs (2011)[23] báo cáo kết quả tăng trưởng và năng suất thịt tốt hơn trongnhóm bổ sung bột tỏi.

Trang 21

2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Các chất hoạt chất trong tỏi có khả năng ức chế nhiều loại vi khuẩn gram(-) và gram (+), kể cả vi khuẩn đã kháng với nhiều loại kháng sinh Nó có thểthay thế nhiều loại kháng sinh như tylosin, chlotetracycline, sulfametazine,penicillin… được bổ sung vào thức ăn Thêm vào đó, các hoạt chất còn có đặcđiểm là không ức chế những vi khuẩn có ích trong đường ruột và còn có tácdụng kích thích tính thèm ăn, tăng sự tiết dịch tiêu hóa, cải thiện tỷ lệ tiêu hóahấp thụ thức ăn Trong chăn nuôi gia cầm, bổ sung tỏi vào thức ăn giúp hạnchế bệnh đường hô hấp mãn tính trên gia cầm, giúp phòng và điều trị bệnh,giảm chi phí sử dụng thuốc điều trị bệnh, giảm tỷ lệ chết, nâng cao năng suấthiệu quả chăn nuôi, hạn chế sử dụng các loại thuốc kháng sinh Việc ứngdụng loại thảo dược này giúp tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng Khi gàkhỏe mạnh thì chất lượng trứng cũng được cải thiện.

Nghiên cứu bổ sung bột tỏi vào thức ăn cho gà, Nguyễn Mạnh Hà và cs(2018) [3] đã tiến hành nghiên cứu ổ sung 0,2%, 0,4% và 0,6% bột tỏi vàokhẩu phần thức ăn của gà thịt Minh Dư giai đoạn 14-112 ngày tuổi, kết quảcho thấy đã làm tăng khả năng sản xuất, giảm tiêu tốn thức ăn và tăng sức đềkháng giảm nhiễm một số bệnh Gà được bổ sung 0,4% bột tỏi vào khẩu phầnthức ăn cho kết quả tốt hơn khi bổ sung 0,2%; 0,6% và không bổ sung.

Theo Lâm Minh Thuận (2006) [13], việc sử dụng chế phẩm tự nhiênnhư tỏi thay thế kháng sinh trong chăn nuôi gà giúp loại gia cầm này chuyểnhóa trao đổi chất, đồng thời nâng cao sức đề kháng bệnh, tạo ra thịt sạch, antoàn cho người sử dụng và đem lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi.

Bùi Thị Lê Minh và cs (2015) [8], nghiên xác định hoạt tính khángkhuẩn của tỏi (Allium sativum L) trên vi khuẩn Escherichia coli và sự tăngtrưởng của gà được bổ sung tỏi tươi vào khẩu phần thức ăn ở các mức độ 1%,2%, 3%, 4% trong thức ăn của gà Kết quả cho thấy các chủng vi khuẩn E.Coli nhạy cảm với dịch chiết tỏi tươi với giá trị MIC 12,5 - 25 µg/ml Tăngtrọng và hệ số chuyển hóa thức ăn ở các nghiệm thức có bổ sung tỏi và khôngbổ sung tỏi không có sự khác biệt.Tuy nhiên, lượng thức ăn bình quân ở các

Trang 22

nghiệm thức bổ sung tỏi thì thấp hơn ở nghiệm thức đối chứng Kết quả thínghiệm cho thấy việc sử dụng tỏi tươi vào khẩu phần ăn của gà phòng đượcbệnh tiêu chảy do E coli gây ra.

Theo Phan Thu Hương (2016)[6], việc bổ sung BT vào khẩu phần ăncủa gà thí nghiệm giúp gà phòng tránh được một số bệnh thường gặp nhưbệnh cầu trùng, bệnh CRD, bệnh Gumboro Ở các lô TN1, TN2 và TN3 thìviệc xảy ra các bệnh trên là không có Riêng lô ĐC thì có gặp vấn đề với bệnhcầu trùng Như vậy, việc cho ăn BT có ảnh hưởng tốt là giảm thiểu được tỷ lệmắc một số bệnh trên gà Lương phượng.

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Gà Ai Cập lai VGAgiai đoạn từ 19 - 45tuần tuổi.

3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm nghiên cứu: Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai.- Thời gian nghiên cứu: Tháng1 năm 2024 đến tháng 6 năm 2024.

3.3 Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá sức sản xuất trứng:+ Tuổi đẻ đầu (ngày tuổi)

+ Tỷ lệ đẻ 5% (%); 30% (%); 50% (%).+ Năng suất trứng (quả/mái/tuần)

- Hiệu quả sử dụng thức ăn

+ Tiêu tốn thức ăn/mái/ngày (g/con/ngày)

+ Tiêu tốn thức ăn để sản xuất 10 quả trứng (g/10 quả trứng)- Đánh giá chất lượng trứng:

+ Màu sắc, hình dáng; + Khối lượng trứng (gam);

Trang 23

+ Kích thước các chiều đo (cm); + Khối lượng lòng đỏ (gam); + Chỉ số lòng đỏ;

Bảng 3 1 Sơ đồ bố trí thí nghiệpT

1 Số lượng gà (con)

lai VGA

Ai Cập laiVGA

Ai Cập laiVGA

Ai Cập laiVGA3 Tuổi gà thí

nghiệm (tuần tuổi)

97% KPCS+0,3% Bột

95% KPCS+0,5% Bột

3.4.2 Chăm sóc nuôi dưỡng

Gà được nuôi nhốt trong chuồng có đệm lót trấu, thông thoáng tựnhiên, ngoài yếu tố thí nghiệm còn lại các yếu tố khác đảm bảo đồng đều giữacác lô và gà đều được chăm sóc và nuôi dưỡng trong cùng một điều kiện như

Trang 24

nhau chỉ khác nhau về khẩu phần ăn.Nước uống và thức ăn được cung cấpđầy đủ và ăn uống tự do.

* Thức ăn cho gà thí nghiệm: Thức ăn cho gà thí nghiệm (khẩu phần cơsở) là thức ăn cho gà hướng trứng, phù hợp với từng giai đoạn từ 20-67 tuầntuổi của gà, được kết hợp bổ sung bộ tỏi.

Bảng 3 2 Thành phần ding dưỡng của thức ăn cho gà trong thí nghiệmThành phần dinh dưỡngGà đẻ>19 tuần tuổi

Bảng 3 3 Thành phần dinh dưỡng của bột tỏi(Stoll và cs, 1947) [32]

Trang 25

đúng quy trình Có nhiều cách sử dụng vaccine phòng bệnh cho gà như tiêmcơ ức, tiêm dưới da cổ, tiêm cánh, pha nước uống, chủng màng cánh,…

Tuy nhiên không phải tất cả đàn gà sử dụng vaccine đều miễn dịch tốt, có một số trường hợp ngoại lệ do môi trường bên ngoài miễn dịch kém nên sẽ mắc bệnh khi đã tiêm chủng vaccine.

- Lịch dùng vắc-xin cho gà

Bảng 3 4 Quy trình vắc xin cho gà

Quy trình được thực hiện theo khuyến báo của Viện Chăn Nuôi

3.4.4 Chỉ tiêu, phương pháp theo dõi

- Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ở gà đẻ giai đoạn 19 - 45 tuần tuổi.Dựa vào phương pháp quan sát, cân đo, ghi chép, thống kê thông dụngđể tính toán các chỉ tiêu theo dõi như sau:

+ Khối lượng gà qua các giai đoạn: Cân gà tại thời điểm đầu và cuối TN,cân gà vào 7 giờ sáng trước khi cho ăn, cân từng con một bằng cân có độchính xác ± 5 gam

+ Khối lượng trứng được cân bằng cân điện tử (chính xác đến 0,01g).+ Tuổi (ngày tuổi) đẻ quả trứng đầu tiên và tuổi đẻ đạt 5%, 30% và 50%được theo dõi và ghi chép cụ thể cho từng lô thí nghiệm.

Ngày đăng: 16/06/2024, 07:40

Tài liệu liên quan