1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN ÁN: Tìm hiểu nền văn hóa phong kiến Nhật Bản (Từ thế kỷ VII đến cuối thế kỷ XIX) pdf

129 856 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 800,88 KB

Nội dung

Năm 1997, các tác giả Lương Duy Thứ, Phan Nhật Chiêu, Phan Thu Hiền trong "Đại cương văn hóa phương Đông" đã viết: Văn hóa Nhật Bản chịu ảnh hưởng cả hai nền văn hóa ấn - Trung và sau nà

Trang 2

1 Lý do chọn đề tài

Nhật Bản và Việt Nam là hai quốc gia ở Châu á, hai nước không chỉ gần nhau về mặt địa lý mà còn có nhiều điểm tương đồng về văn hóa và tính dân tộc Xuất phát từ tình cảm thân thiết đó, từ lâu hai dân tộc đã hình thành sự giao lưu trên nhiều lĩnh vực

Mặc dù, mối quan hệ giữa hai dân tộc trong lịch sử cũng có những lúc thăng trầm, nhưng tình cảm hữu nghị giữa hai nước vẫn mãi mãi trường tồn cùng với thời gian

Trong những năm gần đây, chính sách mở cửa và xu hướng xích lại gần nhau của các quốc gia dân tộc trong khu vực và trên thế giới đang đặt ra nhu cầu giao lưu và hòa nhập trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và đời sống xã hội Cùng với xu hướng đó, quan

hệ giữa hai nước Nhật Bản và Việt Nam đang ngày càng được tăng cường mở rộng, trao đổi với nhau về nhiều phương diện Trong đó, sự giao lưu văn hóa giữa hai nước được coi là vấn đề quan trọng, nhằm để tìm ra tiếng nói chung và để tìm thấy nét đẹp trong những nét riêng biệt về văn hóa của nhau Mục tiêu đó đã được Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII nêu rõ: "Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là động lực, vừa là mục tiêu, vừa là tấm gương phản chiếu để điều tiết sự phát triển kinh tế xã hội"

Ngoài những giá trị chuẩn mực xã hội, văn hóa còn là một thực thể tinh thần luôn

ở trạng thái giao lưu, học hỏi Đặc biệt là trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay,

đó là điều kiện cần thiết để nắm bắt những cái tiến bộ, loại trừ những cái xấu xa, lỗi thời,

để tự mình vươn lên chứ không tự đánh mất mình, hòa nhập mà không hòa tan và hiểu người để hiểu mình

Do vậy, chăm lo văn hóa là chăm lo củng cố nền tảng tinh thần của xã hội Thiếu nền tảng tinh thần tiến bộ lành mạnh, không quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội thì không thể có sự phát triển kinh tế xã

Trang 3

hội bền vững Điều đó, Tổng Bí thư Đỗ Mười đúc kết một câu rằng: Quá trình tiến hóa của một Quốc gia luôn luôn phải gắn với cội nguồn, phát triển trên nền bản sắc văn hóa dân tộc đi đôi với việc tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại Nếu phát triển tách khỏi cội nguồn, xa rời những giá trị văn hóa truyền thống, nhất định sẽ lâm vào nguy cơ đánh mất bản thân, chẳng những không thể đóng góp cho nền văn hóa chung của nhân loại mà còn trở thành bản sao mờ nhạt của dân tộc khác

Chính bởi vậy, nhận thức đúng về văn hóa là một điều kiện không thể thiếu trong việc trang bị hành trang tiến vào tương lai Để bước sang thế kỷ XXI này, làm cho mối quan hệ sâu sắc hơn theo tinh thần "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong

cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình độc lập và phát triển" cũng như mối quan hệ

giữa Việt Nam và Nhật Bản nói riêng cần phải phát huy hơn nữa thì việc tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc và nhân dân Việt Nam - Nhật Bản là điều cần thiết

Bằng những ý nghĩa thực tiễn như trên, chúng tôi chọn đề tài "Tìm hiểu nền

văn hóa phong kiến Nhật Bản (Từ thế kỷ VII đến cuối thế kỷ XIX)" làm đề tài nghiên

cứu

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Trong thời đại ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội của các quốc gia dân tộc thì việc tìm hiểu, giao lưu văn hóa giữa các Quốc gia với nhau trở thành một vấn đề quan trọng Cũng như nhiều quốc gia khác, đặc biệt là sự thành công về kinh

tế của Nhật Bản sau những thập kỷ chiến tranh thế giới thứ hai đã thu hút sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới và khu vực ở Việt Nam, việc nghiên cứu Nhật Bản đã được quan tâm từ lâu và đã có những công trình được xuất bản, những bài đăng trên tạp chí

Trang 4

Cùng với quá trình đổi mới, sự quan tâm của các nhà lãnh đạo và nhân dân Việt Nam ngày càng tăng Đặc biệt là hiện nay, mối quan hệ Nhật Bản - Việt Nam ngày càng được tăng cường thì nhu cầu tìm hiểu về Nhật Bản càng trở nên cần thiết

Vì thế, khi nghiên cứu về Nhật Bản đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, một số các tác giả đã có những công trình nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực Trong đó nghiên cứu

về văn hóa như chữ viết, văn học, nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng cũng đã được nhiều tác giả đề cập đến Tiêu biểu như: Năm 1989 tác giả Hữu Ngọc trong cuốn "Hoa Anh Đào và điện tử" đã có nhiều gợi ý về những thành tựu đã đạt được của nền văn hóa đó qua các giai đoạn lịch sử Năm 1990 San Som tác giả của hai tập "Lược sử văn hóa Nhật Bản" đã miêu tả sơ lược về nguồn gốc và những đặc điểm của tín ngưỡng dân tộc ở chương III, quá trình tiếp thu, phát triển về tư tưởng Nho giáo và Phật giáo ở chương VI Chương XII bàn về sự hình thành và Nhật Bản hóa hệ thống tư tưởng này Ngoài ra, tác giả còn lý giải về quá trình ra đời và sự hình thành của chữ viết, văn học, nghệ thuật Nhật Bản ở chương VI và chương XII Sự phát triển phổ biến của nền văn hóa Nhật Bản mang màu sắc dân tộc được tác giả bàn tới ở chương XVI và XVIII Năm 1991 tác giả Vĩnh Sính trong cuốn "Nhật Bản cận đại" đã đưa ra những khẳng định khái quát về những thành tựu văn hóa trong từng giai đoạn lịch sử của chế độ phong kiến Nhật Bản Năm

1995, các tác giả Rechard Bowring và Peter Nikki trong cuốn "Bách khoa toàn thư Nhật Bản" đã đưa ra những đặc điểm, mục đích khái quát về văn học, nghệ thuật, tôn giáo kiến trúc, hội họa điêu khắc v.v

Năm 1997, các tác giả Lương Duy Thứ, Phan Nhật Chiêu, Phan Thu Hiền trong

"Đại cương văn hóa phương Đông" đã viết:

Văn hóa Nhật Bản chịu ảnh hưởng cả hai nền văn hóa ấn - Trung và sau này của phương Tây mà vẫn kiến tạo được một bản sắc độc đáo, Nhật Bản

là một biểu mẫu của thân hóa, dung hợp và phát triển các ngọn nguồn văn minh khác nhau [35, tr 223]

Trang 5

Văn học Nhật Bản có những nét đặc trưng liên quan tới văn học Trung Quốc và văn học phương Tây, những đặc trưng này gắn liền với 5 nhân tố chính đó là: Vai trò của văn học trong văn hóa Nhật Bản với tư cách một tổng thể, mô hình phát triển của lịch sử văn học, ngôn ngữ Nhật Bản và hệ thống chữ viết của nó, cơ sở xã hội của văn học và những yếu tố tôn giáo và triết học [34]

Trong "Tìm hiểu Đạo Phật ở Nhật Bản", Nguyễn Thị Thúy Anh đã chia quá trình hình thành và phát triển của Đạo Phật Nhật Bản ra 3 thời kỳ "Truyền bá, Nhật Bản hóa, Tồn tại" [4]

Các công trình nghiên cứu trên là những tư liệu quý có ý nghĩa quan trọng trong việc gợi ý, hướng dẫn chúng tôi thực hiện đề tài

Như vậy, vấn đề mà đề tài đặt ra còn mới mẻ Theo suy nghĩ của chúng tôi, nghiên cứu để góp thêm một ý kiến nhằm đáp ứng phần nào đó về nhu cầu tìm hiểu nền văn hóa phong kiến Nhật Bản là điều cần thiết và bổ ích

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 6

Mục đích của đề tài là nghiên cứu, tìm hiểu về nền văn hóa thời phong kiến Nhật Bản, nhằm nâng cao hơn nữa về sự hiểu biết nền văn hóa, và những nét truyền thống nổi bật của đất nước Nhật Bản

Để thực hiện được mục đích đó, chúng tôi đã nghiên cứu về các vấn đề văn hóa như chữ viết, văn học, nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng thông qua các giai đoạn lịch sử, thiết chế chính trị thời phong kiến Nhật Bản Qua việc nghiên cứu cho thấy, quá trình hình thành và phát triển Nhật Bản nói chung, là một dân tộc gặp nhiều khó khăn Do sự tác động của điều kiện địa lý cũng như chịu sự ảnh hưởng nền văn hóa bên ngoài Nhưng nhân dân Nhật Bản đã tự vượt qua mọi khó khăn, từng bước vươn lên trở thành một biểu tượng của một quốc gia phát triển nhất ở phương Đông thời hiện đại Quá trình ảnh hưởng, tiếp thu và xây dựng đó là cơ sở cho đề tài chúng tôi cần nghiên cứu

Chúng tôi hy vọng rằng, đề tài thành công sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào việc nghiên cứu, trao đổi với nhau trong mối quan hệ giữa hai nền văn hóa Nhật Bản và Việt Nam Theo mục tiêu thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế, văn hóa mà Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đề ra

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi đã sử dụng kết hợp các phương pháp sau:

- Nghiên cứu lịch sử là phương pháp quan trọng Sử dụng phương pháp này dựa trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu sự thật, cụ thể Bao gồm các tài liệu có liên quan về văn hóa thời phong kiến Nhật Bản như: Văn học, nghệ thuật, kiến trúc, hội họa, tôn giáo và tín ngưỡng

Trang 7

- Khi nghiên cứu đề tài, chúng tôi còn sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp này dùng để thống kê, phân loại các tư liệu đã thu thập được, giúp người nghiên cứu nhìn nhận, phân tích, đánh giá tính khả thi của vấn đề mà đề tài đặt ra

- Quan sát là phương pháp không thể thiếu khi nghiên cứu đề tài này Chúng tôi

sử dụng phương pháp quan sát để nhìn nhận khái quát một cách toàn diện về văn hóa Nhật Bản, để đi sâu vào nghiên cứu từng giai đoạn nhỏ trong thời kỳ lịch sử phong kiến Nhật Bản

- Ngoài các phương pháp trên, đề tài còn kết hợp sử dụng phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử Hai phương pháp này có tác dụng bổ sung hỗ trợ lẫn nhau giúp người nghiên cứu nhìn nhận vấn đề một cách lôgic, khoa học trong việc xử lý tài liệu, so sánh, đối chiếu theo hệ thống thông tin đã thu thập được Dựa trên cơ sở đó để giải thích, đánh giá và tìm ra những kết luận đúng mang tính khách quan

5 Phạm vi nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, vấn đề quan tâm trước tiên là sự hình thành, tiếp thu và phát triển của nền văn hóa phong kiến Nhật Bản Chúng tôi đã nghiên cứu về tất cả các mặt của nền văn hóa Nhật Bản như văn học, nghệ thuật, kiến trúc, hội họa, điêu khắc, tôn giáo theo các giai đoạn phát triển lịch sử

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 5 chương

Trang 8

Chương 1

Nhật Bản - đất nước và con người

1.1 Đất nước Nhật Bản

Nhật Bản - "Xứ sở hoa Anh Đào" là một quần đảo ở phía Đông Bắc lục địa châu

á, nằm giữa biển Nhật Bản và Thái Bình Dương Quần đảo này được hình thành bởi những vụ nổ núi lửa cách đây nhiều triệu năm Nó bao gồm gần 4000 đảo lớn nhỏ uốn theo hình cánh cung rải từ Đông Bắc xuống Tây Nam, với chiều dài khoảng 3.900km, từ

vĩ độ bắc 45033 đến 20025 Nhật Bản có tổng diện tích là 377.815km2 Tuy là một quần đảo nhưng nó chỉ có 4 đảo lớn, theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là: Hokkaido (Bắc Hải đảo); Honshu (Bản đảo hay Bản Châu); Shikoku (Tứ quốc); Kyushu (Cửu Châu)

Xét về mặt địa lý, Nhật Bản nằm ở một vị trí biệt lập cách xa đại lục, khoảng cách từ Nhật Bản đến Trung Quốc là 800km, vùng gần miền Nam bán đảo Triều Tiên là đảo Kyushu cách tới 180km Có thể nói rằng, Nhật Bản đủ xa châu á để thoát khỏi các đột biến của lục địa nhưng lại đủ gần để có thể hưởng những thành quả của nền văn minh

đó Từ xa xưa, quần đảo Nhật Bản giữ mối quan hệ với lục địa châu á qua ba con đường: Phía Bắc từ miền Đông Xibia đến Hokkaido qua Sakhalin; Phía Đông từ bán đảo Triều Tiên đến Honshu và đường phía Nam từ đất Trung Hoa đến đảo Kyushu qua Đài Loan và quần đảo Ryukyu Từ ba con đường này, Nhật Bản có mối quan hệ giao lưu kinh tế, văn hóa từ lâu với thế giới Tuy nhiên, tính chất "đảo" ấy đã tạo nên ở Nhật Bản một hoàn cảnh địa lý đặc biệt Nếu như nữ thần Amatêraxu đã ưu ái phú cho Nhật Bản những người con gái đẹp và khí hậu ôn hòa, thì người lại dồn cho Nhật Bản nhiều thử thách thiên nhiên mà trong đó thường trực tai họa khủng khiếp như: Bão tố, sóng thần thường xuyên ập đến, nhất là khi giao thông còn sơ khai, là một trở ngại lớn đối với Nhật Bản trong việc quan hệ giao lưu với các nước xung quanh và thế giới Nhưng sự biệt lập của

tính chất "đảo" lại tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và bảo vệ nền độc lập dân

Trang 9

dữ dội của một vùng đất đầy núi lửa, động đất, sóng thần, bão lụt và hạn hán Cho đến ngày nay, ở Nhật Bản còn hơn 30 ngọn núi lửa đang hoạt động trong số 196 ngọn núi Hàng năm có tới hàng nghìn lần rung chuyển địa chất và thỉnh thoảng lại có những trận động đất lớn, có khi thiêu hủy cả thành phố

Người Nhật đã ý thức sớm được những khó khăn bất lợi trong điều kiện địa lý và

tự nhiên Cho nên, từ thời cổ đại, Nhật Bản đã nhanh chóng tiếp thu những tinh hoa tiến

bộ từ bên ngoài vào, đặc biệt là ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa để tạo điều kiện cho bước phát triển của mình Như vậy, việc tìm hiểu vị trí địa lý và tự nhiên của Nhật cho chúng ta thấy, Nhật Bản đã vươn lên thật là mạnh mẽ như thế nào để trở thành một trong những dân tộc đứng hàng đầu thế giới về kinh tế, kỹ thuật Sự thành công đó đã chứng tỏ

là một thắng lợi của con người đối với thiên nhiên

1.2 Con người Nhật Bản

Người Nhật Bản có nguồn gốc như thế nào? Hay người Nhật từ đâu đến? Đây là một vấn đề còn đang được tranh luận Nhưng có một số điểm gần như được nhiều nhà nghiên cứu và nhiều nhà khảo cổ học thống nhất với nhau rằng, tổ tiên xa xưa của người Nhật là từ nhiều nơi đến Đặc biệt là nhóm di cư từ phía Bắc lục địa châu á xuống và có

một bộ phận từ các miền duyên hải Nam á lên Những phát hiện trên quần đảo cho thấy,

từ thời đại đồ đá cũ khoảng 10 vạn năm trước đây có các nhóm cư dân săn bắn và hái

Trang 10

lượm, rải rác từ miền Đông Xibia di cư sang phía Bắc Nhật Bản qua đường Hokkaido và Sakhalin Nền văn hóa thuộc thời đại này được phát hiện nằm rải rác trên khắp nước Nhật như: Những chiếc cầu bằng đất, những kiểu nhà ở và các câu chuyện truyền thuyết gợi lên nguồn gốc đại dương, các đặc điểm văn hóa đa dạng có nhiều nét tương tự như ở phía Nam Trung Quốc, các lăng mộ và việc chế tác đã gợi đến mối liên hệ với việc di cư của người dân từ vùng Triều Tiên và vùng phía Bắc Trung Quốc Tất cả điều đó đã cho thấy:

"Chủng tộc Nhật Bản là kết quả của sự pha trộn các yếu tố của các miền khác nhau trên lục địa châu á từ thời tiền sử" [26, tr 14] Trong đó, nòi giống phương Bắc chiếm một phần khá mạnh, chủ yếu là người Mông Cổ, ngoài ra còn các yếu tố Trung Hoa và người Ainu Trải qua nhiều thời đại lịch sử, sự pha trộn ấy đã sản sinh ra một dân tộc tương đối thuần nhất để phân biệt với các nước láng giềng như Trung Quốc, Triều Tiên, Mông Cổ,

cả trong ngôn ngữ, sinh hoạt, tôn giáo, cơ cấu chính trị và xã hội Những nét riêng đó đã sớm trở thành bản chất của người Nhật Bản

Trong lịch sử phát triển của mình, yếu tố Trung Hoa đóng một vai trò quan trọng

Từ xa xưa, người Nhật đã có sự khát khao đối với các nền văn minh khác, và trong lịch

sử tiến hóa của mình, người Nhật hoan nghênh các yếu tố văn hóa nước ngoài mà không gạt bỏ các tập tục truyền thống đã có Có thể nói, nhân dân Nhật Bản đã hấp thụ có chọn lọc nhiều phát kiến văn hóa của các nền văn minh trên thế giới Ngay từ thời tiền sử, văn hóa Trung Hoa đã thấm đượm trong văn hóa Nhật Bản Do sự kết hợp giữa con người, điều kiện địa lý và thiên nhiên độc đáo, tạo nên tính cách đặc trưng của con người Nhật Bản

Trước tiên là tính hiếu kỳ, nhạy cảm với văn hóa nước ngoài Điều đó có thể nói, không có một dân tộc nào nhạy bén về văn hóa nước ngoài như người Nhật, họ không ngừng phát triển, theo dõi những biến đổi của thế giới bên ngoài Khi họ biết trào lưu nào đang thắng thế thì họ sẵn sàng chấp nhận, học hỏi, nghiên cứu để bắt kịp trào lưu đó không để lỡ thời cơ Ví như: Khi thấy văn hóa Trung Quốc phát triển mạnh mẽ, người Nhật đã nhanh chóng tiếp thu nền văn hóa ấy, nhưng họ rất ý thức về tài sản văn hóa của

Trang 12

Khi lên nắm chính quyền Thiên hoàng Kotoku đã ban hành một loạt cải cách, vào tháng giêng năm 646 (năm Taika thứ hai) Thiên hoàng Kotoku hạ chiếu cải cách và tiếp

đó ban hành một số luật lệnh cụ thể dựa trên cơ sở của chế độ chính trị và tô thuế nhà Đường Những cuộc cải cách này trong lịch sử Nhật Bản gọi đó là cuộc cải cách Taika (Đại Hòa Cách Tân)

Trang 13

Nội dung chủ yếu của cuộc cải cách Taika là thiết lập một hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương theo mô hình nhà Đường ở Trung Quốc, đồng thời tuyên bố xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất của các quý tộc thị tộc Trừ ruộng đất của các đền chùa, còn lại tất cả ruộng đất trong nước đều thuộc quyền sở hữu của Nhà nước Chế

độ bộ dân (những người dân bán tự do) cũng bị xóa bỏ và bộ dân được giải phóng, được

tự do bình đẳng như những người dân tự do khác Nhưng tất cả mọi người đều trở thành thần dân chịu sự quản lý của Thiên hoàng

Sau cải cách Taika, xã hội Nhật Bản có sự chuyển biến lớn lao, với cuộc cải cách này, chế độ bộ dân bị xóa bỏ, sức lao động của bộ dân được giải phóng và được coi như dân tự do Thực chất là xác lập quan hệ sản xuất phong kiến, tức là Nhà nước có quyền sở hữu tối cao về ruộng đất Chính sách "ban điền" của Nhà nước đã đem lại ruộng đất cho nông dân, kể cả bộ dân được giải phóng cũng được chia ruộng đất, họ có kinh tế và gia đình nên họ hứng thú sản xuất hơn Tuy nhiên, họ phải chịu nộp mức thuế cố định theo chế độ bóc lột Tô-Dung-Điệu của Nhà nước Những nguyên tắc chính của chế độ này đã được cụ thể hóa trong bộ luật Taiho Retsurgo Các gia đình, những người nông dân được chia ruộng đất nhưng họ không có quyền rời khỏi phần ruộng đất được chia của mình và

họ phải trả tô thuế cho Nhà nước và các nghĩa vụ lao động bắt buộc khác

Như vậy, chế độ "ban điền" sau cải cách Taika đã xác nhận quan hệ sản xuất

phong kiến ở Nhật Bản Mặc dù những biện pháp trên giải phóng được chế độ bộ dân và đem lại ruộng đất cho nông dân, nhưng đồng thời nó cũng trói chặt nông dân vào ruộng đất để Nhà nước và bọn chủ ruộng thống trị, nô dịch họ

Bên cạnh việc chia ruộng đất cho nông dân, Nhà nước còn phân phong đất đai cho tầng lớp quý tộc tùy theo tước vị, chức sắc và công lao của họ Những phần đất đặc quyền này được quy định theo ba loại là: tước vị và chức sắc chỉ được ban tặng tạm thời một hoặc hai, ba đời Còn công lao là tối đa, phần lớn đất đai này là của con cháu giới quý tộc có quyền thế trong bộ máy chính quyền ở trung ương và địa phương, nên đã dần dần biến ruộng đất được ban cấp thành ruộng đất tư hữu ở những vùng đất đặc quyền có

Trang 14

nông dân sinh sống thì những người nông dân đã trở thành "phong hộ" cho giai cấp quý tộc, họ phải nộp phần lớn thu nhập sản phẩm của mình cho giai cấp quý tộc Ngoài ra, chúng còn cướp đoạt ruộng đất của nông dân để mở rộng thêm phần đất của mình

Do vậy, quy mô và hình thức sở hữu đất đai ngày càng lớn và đa dạng, đó là tiền

đề làm cho cuộc cải cách Taika trong thực tế đã bị thất bại Thêm vào đó, sự yếu kém của chính quyền từ trung ương đến địa phương, quyền lực bị chia cắt nhỏ trong việc quản lý đất đai, thu thuế cũng là những bối cảnh dẫn đến hệ quả trên Chế độ ban điền đã bị bãi

bỏ từ năm 850 Lợi dụng chính sách khai khẩn đất hoang của triều đình, lại được sự che chở của giới quý tộc ở kinh đô, nên tầng lớp địa chủ ở địa phương đã chiếm đoạt nhiều ruộng đất Các thế lực mạnh lên nhanh chóng, họ muốn có quyền sở hữu vĩnh viễn đối với đất đai của họ Cùng với thời gian, các phần đất được chia bị biến thành trang viên (Shoen) phong kiến Các Tự Viện (đền chùa) cũng được Thiên hoàng và quý tộc ban tặng nhiều ruộng đất và cũng trở thành các trang viên, được miễn thuế hoàn toàn Các chủ trang viên đã trở thành các chúa đất độc lập, họ không chịu sự kiểm soát của triều đình

Những người nông dân trở thành sở hữu riêng của các chủ lãnh địa phong kiến

Sự bóc lột tàn bạo, tô thuế cao cùng với việc chiếm đoạt ruộng đất của nông dân đã gây

ra những cuộc phản kháng rõ rệt, những người nông dân chạy trốn khỏi lãnh địa Một số người chạy trốn đã tổ chức thành các đội chuyên đi ăn cướp, từ đó xuất phát các cuộc khởi nghĩa chống phong kiến được hình thành

Từ sau cuộc đảo chính năm 645, chính quyền trở về tay Thiên hoàng Đến năm

710, kinh đô thường trực đầu tiên của Nhật Bản được xây dựng hoàn thành theo lệnh của

nữ hoàng Genmei, đó là kinh đô Nara (Nại Lương) Trong suốt 70 năm, từ năm 710 đến năm 794, Nara trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của Nhật Bản Tuy nhiên,

có những cuộc đấu tranh giữa tầng lớp quý tộc cũ, muốn khôi phục lại quyền lợi và địa vị trước kia với tầng lớp quan lại diễn ra thường xuyên Đại diện cho tầng lớp quý tộc cũ là

họ Otomo và tầng lớp quan lại mới là họ Fujiwara Vì dòng họ này có công trong việc tiêu diệt họ Soga trong cuộc cải cách Taika, nên được Thiên hoàng ưu đãi, như được giữ

Trang 15

chức vụ cao trong triều đình, phong cấp nhiều bổng lộc làm cho dòng họ Fujiwara ngày càng mạnh lên Cuối cùng họ Fujiwara đã đánh bại hoàn toàn tầng lớp quý tộc cũ và lên nắm chính quyền, chấm dứt thời Nara

Sau khi đánh bại những tàn dư quý tộc cũ, dòng họ Fujiwara ngày càng độc đoán

về quyền lực, họ lấn át cả Thiên hoàng, buộc Thiên hoàng phải rời đô từ Nara đến Kyo (Bình An kinh), từ đó được gọi là thời kỳ Heian

Heian-Trong thời kỳ Heian, dòng họ Fujiwara càng trở nên lớn mạnh, chiếm lĩnh mọi quyền lực thực tế của Thiên hoàng, và không ngừng củng cố địa vị thống trị của mình

Từ giữa thế kỷ IX đến giữa thế kỷ XI, họ Fujiwara kế tiếp nhau chiếm đoạt quyền hành của nhà vua Trên thực tế chính quyền trung ương ngày càng trở nên suy yếu về mọi mặt

Sự chấp chiếm quyền lực của dòng họ Fujiwara đã gây ra tình trạng thù địch lẫn nhau giữa các phe phái phong kiến, những cuộc xung đột xảy ra thường xuyên ở kinh đô, các thế lực phong kiến thù địch với dòng họ Fujiwara ngày càng gay gắt Từ thế kỷ XI, các Thiên hoàng đã tìm mọi cách thoát khỏi sự khống chế và ràng buộc của dòng họ Fujiwara nhằm để khôi phục lại quyền lực của mình bằng cách dựa vào tầng lớp quý tộc quan lại bị sa sút, tầng lớp sư sãi Phật giáo có thế lực, đồng thời bãi bỏ chế độ nhiếp chính, không tuyển hoàng hậu thuộc họ Fujiwara, thiết lập chế độ nghị chính Theo chế

độ này, Thiên hoàng nhường ngôi cho con và trở thành Thượng hoàng rồi lên Pháp hoàng

Vào năm 1086, khi Thiên hoàng Shirakawa nhường ngôi cho con và ông trở thành Thượng hoàng Cùng năm đó, ông thiết lập một cơ quan mới gọi là Isne (Viện chính) Thực chất của Viện chính là một tổ chức theo dõi việc chính trị của triều đình để giúp đỡ Thiên hoàng, và là cơ sở của Hoàng gia để chống lại họ Fujiwara Đến đầu thế kỷ XII, Viện chính của Thiên hoàng dựa vào hai họ Taira và Minamoto để đấu tranh với họ Fujiwara, cũng làm cho thế lực này ngày càng giảm sút Trong khi đó họ Taira lại nhanh

Trang 16

chóng phát triển thế lực của mình, nắm lấy mọi quyền hành Điều đó, làm cho mâu thuẫn giữa Viện chính và họ Minamoto diễn ra gay gắt Vào năm 1181, cuộc nội chiến giữa họ Taika và Minamoto nổ ra nhằm tranh giành bá quyền với nhau Năm 1185, họ Minamoto đánh bại hoàn toàn họ Taika trong trận Dannoura, từ đó quyền hành chuyển sang tay dòng họ Minamoto

2.2 Văn hóa Nhật Bản từ cải cách Taika đến trước khi thành lập chế độ Mạc Phủ

2.2.1 Tôn giáo

2.2.1.1 Thần đạo

Từ xa xưa, người Nhật luôn luôn gắn bó đời sống của mình với lễ bái, thờ phụng thiên nhiên, các chư thần, tổ tiên Nói chung việc lễ bái, thờ phụng ấy không bị ảnh hưởng bất cứ một dòng tôn giáo nào Cho nên, lúc đầu nó chưa có tên gọi Đến thế kỷ VI, khi Phật giáo du nhập vào Nhật Bản Để phân biệt với Đạo Phật, các nhà tư tưởng học Nhật Bản mới đặt tên cho tôn giáo đó là Thần đạo

Thần đạo là tôn giáo sơ khai bản địa của người Nhật, do người Nhật sáng tạo ra

từ thời nguyên thủy và tồn tại cho đến ngày nay Nó hình thành từ niềm tin, từ lòng thành kính của mỗi người dân Nhật Bản đối với tổ tiên, thiên nhiên và thánh thần Họ tin rằng, tất cả mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên đều do thánh thần sinh ra, kể cả tổ tiên của họ cũng là con cháu của thánh thần Từ đó, họ coi là một thế giới thần quyền, có quyền quyết định đến số phận của con người trong một xã hội nông nghiệp Thế giới ấy được phản ánh qua các thần núi, thần mưa, gió, thần sông, thần suối, thần mặt trăng, mặt trời

và cần phải thờ phụng nó

Trang 17

Đối với người Nhật, thế giới thánh thần là biểu hiện tình cảm cao quý của nhân dân Nhật Bản Tình cảm đó giống như một phần nào của tín ngưỡng đa thần giáo ở Hy Lạp, La mã cổ đại, nó chưa phải là tôn giáo theo đúng giáo lý có nguồn gốc lịch sử, nó cũng không phải là sản phẩm của một cuộc cách mạng về ý thức Không giống như Đạo Hồi, Đạo Phật và Đạo Kitô, nó không có người sáng lập, không có các vị thánh thần có tên tuổi cụ thể, và những kẻ tử vì đạo, không có kinh thánh và thầy tu, nó là một "tập tục không được một tổ chức hay một đạo giáo nào hướng dẫn mà chỉ là dân gian tập tục" [38,

tr 4]

Do vậy, có thể coi đây là một hình thái tín ngưỡng tự nhiên xuất phát từ nhận thức con người cho rằng, tất cả mọi sự vật đều có linh hồn và đều có tình cảm Những biểu hiện của tự nhiên lớn hay nhỏ đều do sự hiện diện của thánh thần hay linh hồn

"Kami" Kami sẽ căn cứ vào sự đối xử của con người mà đáp lại một cách thuận lợi hay không thuận lợi Vì thế, tất cả mọi sự vật và linh hồn đều được thờ cúng để nó phù hộ cho con người

Đối với người Nhật, "Kami" (Thánh thần) để chỉ "người trên" hoặc "cấp trên" và

ai được phong là Kami có nghĩa là người đó có một số phẩm chất và quyền lực cao hơn người thường, là tổ tiên vĩ đại, là những anh hùng vĩ đại Tuy nhiên, từ ngữ "Kami" không chỉ dùng cho người mà còn dùng cho cả thiên nhiên như: Cây cối, tảng đá, khu rừng và các vật dụng, như một số công cụ, thanh gươm Từ những ý nghĩa trên, ta thấy sự tôn thờ thần thánh của người Nhật cũng giống như tất cả các dân tộc trong giai đoạn sơ khai Nhưng, sự tôn thờ thánh thần đối với người Nhật là những thế lực vô hình, không có hình ảnh cụ thể như các tôn giáo khác Chẳng hạn Phật giáo có Thích Ca Mâu

Ni, Kitô giáo, có Giêsu Đối với "Kami", nó mang lại cho con người no ấm, che chở cho con người khỏi thiên tai, dịch bệnh, khiến cho người Nhật tin yêu hơn là sợ sệt

Trong việc tôn thờ "Kami" (Thánh thần) của người Nhật thì việc tôn thờ thần Mặt trời là đặc trưng tiêu biểu nhất Theo truyền thuyết, có hai vị thần Izanagi và nữ thần Izanami, vừa là anh em, vừa là vợ chồng đã sinh ra mọi thứ trong vũ trụ Trong đó có

Trang 18

những hòn đảo sẽ là lãnh thổ của Nhật Bản Nhưng đến khi sinh ra vị thần lửa thì nữ thần Izanami bị thiêu chết Nam thần Izanagi đi theo bà xuống dưới âm phủ, vì quá muộn nên xác bà đã bắt đầu thối rữa, Izanagi hoảng sợ bỏ chạy để khỏi nhìn thấy cảnh chết rục của

vợ, về đến trần gian chàng vội vã tẩy uế thân thể bằng cách nhảy xuống biển tắm Tất cả quần áo của chàng cởi ra đều là thánh thần "Kami" của Thần đạo Trong số những vị thần

đó thì Amateraxu được tôn là đại thần đã phái xuống trần gian 800 vị thần để phò tá Thiên hoàng Về sau Amateraxu nhường ngôi trị vì các đảo Nhật Bản cho con cháu của mình và đó chính là Thiên hoàng Dòng dõi hoàng tộc đó vẫn trị vì ở Nhật Bản cho tới ngày nay Có lẽ, chính vì tôn sùng thần Mặt trời nên người Nhật thường gọi đất nước mình là "Đất nước Mặt trời mọc" Cùng với thời gian, những tín ngưỡng này ngày càng

ăn sâu vào đời sống tinh thần của người Nhật Dần dần phát triển lên gọi là Thần đạo

Như vậy, Thần đạo là kết quả của sự pha trộn từ những tín ngưỡng từ thời tiền

sử, hay nói cách khác là có nguồn gốc bái vật giáo Đối tượng chính trong các nghi lễ của Thần đạo là những vị thần được gọi là Kami Kami có thể có nhiều loại khác nhau và được phân biệt bằng những tên riêng, nhưng lại có đặc điểm chung Kami không có hình dạng cố định và chỉ biểu lộ hình thức khi được mời gọi trú ngụ trong những vật cụ thể như cái bình, gậy, tảng đá Những người có khả năng về tâm linh sẽ đóng vai trò cầu nối giữa Kami với thế giới loài người Kami sống ở thế giới riêng và hàng năm được mời đến với thế giới loài người vào các mùa thông qua các nghi lễ để mong được ban phước lành

Đặc điểm chủ yếu của nghi lễ Thần đạo là chú ý đến sự trong sạch, vi phạm điều này có nghĩa là xúc phạm đến Kami, như vậy sẽ là có tội Do đó, muốn tránh được tội thì phải kiêng giữ sạch sẽ khi đến gần Kami Trước khi hành lễ, phải tắm rửa, thay quần áo sạch sẽ, vì người bẩn là điều tối kỵ Tuyệt đối không được hành lễ khi phải mang trong người những thứ bẩn như đang hành kinh hay trong thời kỳ sinh đẻ Trong những truyện

thần thoại có nói đến "những lều đẻ" hay "lều cưới" phải làm cách xa nhà nhằm tránh cho

nhà khỏi bị bẩn Ngoài ra, bệnh tật, người chết ốm đau cũng là nguồn gây bẩn Vì thế, ngay từ thời cổ đại đã có một danh sách những tội cần được rửa trong các kỳ lễ

Trang 19

Đó là việc cơ bản, trước khi tiến hành nghi lễ đều được thực hiện ba cách sau:

"Trừ tà" - do thầy cúng thực hiện nhằm tẩy trừ sự ô uế do tội lỗi gây ra, bằng cách người làm lễ phải nộp tiền phạt về tội lỗi của mình "Tẩy uế" (Misogi), là nghi lễ nhằm tẩy trừ

sự ô nhiễm do đụng chạm với những thứ bẩn thỉu từ cái chết và bệnh tật Thông thường

là tắm rửa hoặc vẩy nước muối, nghi thức này còn tồn tại cho đến ngày nay "Trai giới",

là phương pháp chủ yếu liên quan đến các thầy cúng, họ phải tuân thủ những điều cấm

kỵ, không được đụng chạm đến bệnh tật, cái chết, tang ma, chỉ được mặc quần áo đã được tẩy uế cẩn thận, "phải cách ly với bên ngoài và ăn kiêng gồm những sản vật từ cây, nước lã" [5, tr 4]

Nói chung, nghi lễ của Thần đạo với mục đích chủ yếu là mong muốn mùa màng bội thu Nghi lễ này, được biểu hiện qua rất nhiều lễ hội, những lễ hội quan trọng nhất

đều có liên quan ít nhiều đến nghề nông như: Lễ hội hoa quả đầu mùa (Niiname), Hội thần nếm (Kanname) được tổ chức tại cung điện của Thiên hoàng và các đền miếu, Hội

cùng nếm (Ainame) là Thiên hoàng cùng với các thần nếm cơm gạo mới và rượu mới nấu

Trong các nghi lễ đó, có lễ lớn nhất là hội cùng nếm hoa quả đầu mùa, lễ hội này thường được tiến hành sau lễ lên ngôi chính thức của Thiên hoàng Lễ hội được tiến hành

ở cung điện của Thiên hoàng trong tòa nhà bằng gỗ được dựng lên một cách đặc biệt, sau khi kết thúc lễ hội ngôi nhà đó đã bị phá hủy ngay "Những nghi lễ đó đã giữ lại được từ thời cổ với một kỹ thuật nguyên thủy về sản xuất và cất giữ lương thực và đậm nét quan tâm đến việc bảo vệ cho sự phong phú mùa màng" [5, tr 4] Bên cạnh những nghi lễ cầu

tạ ơn về mùa màng, còn có những nghi lễ chống lại hoặc xua đuổi dịch bệnh, rủi ro, ô uế

Tóm lại: Thần đạo là thứ tôn giáo sơ khai bản địa của người Nhật, nó được hình

thành từ thời tiền sử trên quần đảo Nhật Bản Thần đạo không phải là quốc giáo của Nhật Bản, vì nó không cấu thành nổi một triết lý, không kinh kệ, giáo điều của màu sắc cá tính Thần đạo Trên thực tế, thần đạo cũng không phải là thứ tôn giáo riêng của người Nhật

Trang 20

Bản Vì cũng giống như người Trung Quốc, Việt Nam đều thờ cúng trời đất, vua chúa, tổ tiên, thần thánh của mình Nhưng tư tưởng tôn giáo trong đạo đức của người Nhật được đồng hóa với tín ngưỡng ngay từ tiền khởi của nền tôn giáo sơ khai

2.2.1.2 Phật giáo

Từ sau công nguyên, Đạo Phật đã vượt ra khỏi biên giới và phạm vi của triết lý truyền thống ấn Độ, mở rộng ra nhiều nước trong khu vực Trung á và Đông á Đặc biệt, Trung Quốc là nơi Phật giáo được truyền bá rất thành công, và sau quá trình du nhập nó

đã được nhào nặn ở Trung Quốc mang những nét khác biệt cơ bản so với Phật giáo ở ấn

Độ Từ Trung Quốc, Đạo Phật đã du nhập vào Triều Tiên, và từ đó được truyền bá sang Nhật Bản vào thế kỷ VI

Theo sử sách, vào năm 552, vua Triều Tiên Bách Tế (Packeche) cử hai học giả Achiki và Wani, sang cầu viện triều đình Yamato giúp đỡ về mặt quân sự và hy vọng Nhật Bản sẽ trợ giúp mình chống lại kẻ thù Cho nên, đã gửi cho Thiên hoàng Yamato một tượng phật bằng vàng và nhiều tặng phẩm khác Trong đó, có một số bộ kinh phật và kèm theo một bức thư hết lòng tán dương Phật giáo rằng: "Phật giáo tuy khó giải thích và khó hiểu, đây là một thứ học thuyết hay nhất và có thể giúp thực hiện mọi nguyện vọng" [26, tr 75] Điều này đã tác động lớn đến tầng lớp quý tộc Nhật Bản, đặt vấn đề có nên tiếp nhận tôn giáo mới hay không? Do đó, đã thường xuyên xảy ra những cuộc xung đột giữa hai phe phái, đại diện cho phái chống đối là họ Nakatomi và Mononobe, còn phái ủng hộ Phật giáo là họ Soga, cuộc đấu tranh giữa hai phái diễn ra trong suốt gần nửa thế

kỷ Cuối cùng, phái Soga giành thắng lợi Đến cuối thế kỷ VI, Phật giáo đã trở thành tôn giáo chính thức của Nhật Bản, khi đó mới chấm dứt được những mâu thuẫn giữa thần đạo

và Phật giáo Thật ra Phật giáo cũng có nhiều yếu tố gần giống với thần đạo ở Nhật Bản, các thần (Kami) cũng trở thành thần bảo vệ chùa chiền

Trang 21

Sau khi giành được sự bảo trợ của triều đình thì Phật giáo dường như đã mở rộng cửa đón nền văn minh đại lục sâu xa hơn trước Một trong những nhân vật lịch sử xuất hiện để hoàn thành sứ mệnh văn hóa ấy, đó là Thái tử Shotoku (574-622) Ông là một người có học vấn uyên thâm, nhãn quan chính trị sáng suốt, trở thành nhiếp chính cho nữ Thiên hoàng Suiko vào năm 593 Trong 30 năm hoạt động, Thái tử đã biến đổi nước Nhật trên nhiều phương diện Trong đó, Nho giáo và Phật giáo được khuyến khích, nâng đỡ và ngày càng phát triển nhanh chóng Ngay trong bộ luật 17 điều của Thái tử Shotoku cũng nêu ra quy định, những người phục vụ Thiên hoàng phải tôn trọng và đi theo tín ngưỡng Phật giáo Ngoài ra, Thái tử cũng là người hiểu rất sâu sắc về phật học Trong tác phẩm đầu tiên do Thái tử Shotoku viết vào năm 599 là cuốn Sankyogisho (Tam kinh nghĩa sớ)

để giải thích những triết lý về Phật giáo Thái tử còn cho xây dựng rất nhiều chùa Phật ở khắp nơi Trong đó, nổi tiếng nhất là chùa Horyuji (Pháp Long Tự) ở Ikaruga Yamato Đây là ngôi chùa được xây dựng bằng gỗ cổ nhất thế giới còn tồn tại cho đến ngày nay Tính đến cuối năm 624, ở Nhật Bản đã có 46 ngôi chùa, 816 sư sãi và 569 tăng ni, đồng thời triều đình Nhật Bản còn mời nhiều thầy dạy từ Triều Tiên và Trung Quốc sang truyền bá Đạo Phật

Cùng với việc tiếp thu và tôn sùng Đạo Phật Thái tử còn gửi nhiều học sinh sang học tập, tiếp thu nền văn hóa của Trung Quốc Phái đoàn đầu tiên lên đường vào năm

607, mang theo quốc thư của Thái tử Shotoku viết rằng: "Được biết Phật giáo tại quý quốc đương hồi hưng thịnh, tệ quốc gửi sứ sang triều bái và đưa theo mấy chục sa môn

để học thêm giáo lý cao thâm của Phật pháp" [35, tr 243] Trong thời Thái tử, ba phái đoàn đã thực hiện sứ mệnh văn hóa ấy

Từ cải cách Taika năm 645, Nhật Bản đã xây dựng Nhà nước theo mô hình của Trung Quốc, đồng thời trong cải cách Thái tử Kotoku đã tiến hành ban bố nhiều sắc lệnh Trong đó, Phật giáo được công nhận là quốc giáo, khuyến khích mỗi quận, mỗi làng đều xây dựng chùa chiền, mỗi ngành, mỗi nhà đều phải có người xuất gia và tăng ni trụ trì ở đền chùa Những nơi thiếu phương tiện còn được triều đình giúp đỡ Vì thế nhiều đền chùa nguy nga được dựng lên nhờ sự giúp đỡ của Nhà nước, những nghi lễ sang trọng

Trang 22

đó, đối với triều đình, Phật giáo trở thành một thế lực quan trọng, là một quyền lực thiêng liêng bảo vệ xứ sở Một ngôi chùa vĩ đại kiến tạo ở Nara mang tên là Todaiji (Đông Đại Tự) với tượng Đại Phật uy nghi, làm trung tâm của Phật giáo, liên kết và điều khiển chùa chiền ở các địa phương Ngoài ra, triều đình còn có những ưu tiên đặc biệt đối với các nhà sư, như: Phong tước cho các nhà sư, còn nhà chùa thì được ban cấp nhiều ruộng đất, miễn thuế Điều này đã thúc đẩy cho Phật giáo phát triển nhanh chóng Nhưng dần dần các chùa và giới tăng lữ do được ưu tiên đã tự do lộng quyền câu kết với các quý tộc ở địa phương, giúp cho tầng lớp này không phải đóng thuế rồi chia nhau lợi tức Do đó, đã làm cho ngân sách của Nhà nước ngày càng giảm sút, đời sống nhân dân đói khổ bên cạnh cuộc sống giàu sang của tầng lớp quý tộc và sư sãi Hơn nữa, do sự ưu đãi của triều đình về kinh tế nên các sư sãi đã vượt ngoài giới hạn của lĩnh vực tôn giáo, can thiệp sang lĩnh vực chính trị Do được nữ Thiên hoàng Shotoku sủng ái, Dokyo trở thành đại thần Thiền sư và được phong tước hiệu là Pháp Vương, nhưng vẫn chưa hài lòng, âm mưu chiếm cả ngôi Thiên hoàng Hành động này đã làm đảo lộn chính trị trong triều đình và

cả hệ thống Hoàng gia, dẫn đến cuộc đảo chính năm 770 do nhà quý tộc Fujiwara lãnh đạo và đã đoạt được quyền từ tay nhà sư tên là Dokyo

Như vậy, ở thời Nara Đạo Phật đã trở thành quốc giáo, tăng lữ trở thành một thế lực chính trị, trong số đó không thiếu những người mang đầy tham vọng quyền lực như trường hợp Dokyo

Trang 23

Thời Nara còn hình thành nhiều tông phái khác nhau của Đạo Phật, các tông phái

từ ấn Độ vào Trung Quốc rồi truyền sang Nhật Bản và hầu như về giáo lý của các tông phái này không có sự chống đối gì với nhau, nó chỉ là những biến thể của một chủ đề chung gọi là sáu tông phái Nara

Tông phái đầu tiên là Tam Luận Tông (Sanron), do nhà sư Triều Tiên tên là Eikwan truyền bá vào Nhật Giáo lý của tông phái này dựa theo bộ Trung luận của Nagarjuna (Long Thọ Bồ Tát) mang một triết lý hết sức duy tâm và tuyệt đối, cho rằng: Mọi hiện tượng là không thực, không tồn tại riêng biệt mà chỉ tồn tại trong đối với nhau

mà thôi, một quan niệm rất khó hiểu đối với người Nhật học nó Tuy nhiên là tông phái đầu tiên, nên vẫn tồn tại và đến cuối thời Nara đã bị sa sút Sau Tam Luận Tông là Thành Thực Tông (Jojitsu) du nhập từ Triều Tiên Các giáo lý của Tông phái này cũng giống như Tam Luận Tông, vì thế Tông phái này hầu như không phải là riêng biệt mà lẫn vào Tam Luận Tông Một Tông phái nữa ở Nhật là Pháp Tướng Tông (Hosso) còn gọi là Duy Thực Tông (Yuishiki) Tông phái này dựa theo bộ luận Joyuishiki-ron (Thành duy thức luận) là một bộ tóm tắt những lời bình luận về một bài phát biểu ngắn bằng thơ triết học duy tâm của Vashubundhu (Thiên thần Bồ Tát) và những vấn đề khác, do nhà sư Huyền Trang nổi tiếng người Trung Quốc sắp xếp năm 648 Toàn bộ tác phẩm này đưa ra học thuyết cho rằng thực tại duy nhất chính là tâm thức của con người

Câu Xá Tông (Kusha) cũng không phải là một Tông phái riêng biệt, các giáo lý của nó dựa trên một bộ luận có tính chất bách khoa của Nannubandhu Bộ luận này là một bản trình bày về tư tưởng siêu hình của các trường phái phật học ban đầu Tông phái này chép từ bộ luận đó gọi là Kusha (Câu Xá Luận) nghĩa là kho tàng của phép siêu hình, cho rằng mọi sự vật đều tồn tại và coi những yếu tố tâm lý, vật lý trong hoạt động sống của mọi vật thể là vĩnh hằng

Một trong những Tông phái khác biệt so với những tông phái khác, nó không phải là vì giáo lý siêu hình mà vì tính chất thiết yếu đặc biệt của nó Đó là Luật Tông (Ritsu), đúng như tên gọi của nó Tông phái này không quan tâm nhiều đến các vấn đề

Trang 24

triết lý, mà chỉ chuyên chú vào giới luật, sao cho đúng sự kế thừa các bậc tu hành Thực

ra nhánh của tông phái này phát triển như một sự phản ứng lại với những cái tinh tế siêu hình của các tông phái khác, và như một sự phản đối với lối sống buông thả của Tăng Lữ lúc đó Vì thế, họ rất coi trọng những cuộc lễ thụ giới, chủ trương rằng chỉ có các nhà sư nào được thụ giới đúng đắn thì mới có thể thụ giới đúng cho người khác được

Cuối cùng là Hoa Nghiêm Tông (Kegon), dựa vào một số triết lý của Kinh Hoa Nghiêm, được du nhập từ Trung Quốc vào Nhật Bản năm 736 Là một trường phái triết học, Hoa Nghiêm Tông không cạnh tranh như các tông phái khác Nhưng ở Nhật, nó vượt các tông phái khác về sự phát triển nghi lễ và một phần nào đó có những nét độc đáo

về những lời bình giải của nó Nên làm cho Hoàng gia thấy hấp dẫn và tiếp thu Chủ trương của tông phái này là thờ Đức Phật Lư Xá Na (Roshana), hiện thân trong toàn vũ trụ mà các Đức Phật trong lịch sử chỉ là một hóa thân của ngài Trong kinh của tông phái này có miêu tả tượng phật Lư Xá Na ở trên một tòa sen có 1000 cánh Mỗi cánh hoa là một vũ trụ, và trong mỗi vũ trụ lại có vô vàn thế giới Trên mỗi cánh hoa là một vị Thích

Ca, hiện thân của Lư Xá Na Còn trong thế giới của vô vàn thế giới kia lại có một vị Phật nhỏ, hiện thân của Thích Ca, Triều đình và Tăng lữ đã thấy sự giống nhau giữa các tôn ti trật tự này với cái tôn ti của Nhà nước Vì thế kinh Hoa Nghiêm được triều đình trọng dụng và được coi là kinh có quyền uy

Đến thế kỷ IX, để tránh ảnh hưởng của Phật giáo, Thiên hoàng Kamu chủ trương dời đô từ Nara đến Heian ở đó, Thiên hoàng đã đặt ra các quy định chặt chẽ đối với Phật giáo, như quy định lại vị trí của tăng ni trong xã hội chủ trương "Đạo dời dị biệt" Ngoài

ra, còn quy định một loạt các điều khoản khác nhằm hạn chế quyền lực của Phật giáo như: Quy định việc phong tước, tăng quan, quy định hình phạt cho những người vi phạm Do có các biện pháp như vậy, nên hơn nửa thế kỷ đầu của thời Heian, quyền lực của Thiên hoàng được toàn vẹn, không bị giáo quyền xâm phạm

Cũng trong giai đoạn này, bản thân nội bộ Phật giáo cũng có sự thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ Bên cạnh sự suy thoái của các tông phái Phật giáo

Trang 25

thời Nara dẫn đến phong trào "Tân hưng Phật giáo", tuy các tông phái cũ vẫn còn tồn tại nhưng hầu như đều khuất chìm trước làn sóng mới ở đầu thế kỷ IX, đó là do hai hòa thượng Saicho lập ra phái Tendai (Thiên Thai) và Kukai lập ra phái Shingon (Chân Ngôn) Hai vị tăng trưởng này, sau khi đắc đạo từ Trung Quốc trở về nước đúng vào thời của thịnh của Pháp Tướng Tông và Nghiêm Hoa Tông Vì bị hai phái này chèn ép, nên phải dựng chùa trên núi với chủ trương "Đời là dục vọng, đạo là thanh" [19, tr 40], xa lánh chốn phồn hoa đô hội và các nhà quyền quý, rút vào rừng núi tĩnh tu, khi nào "nhập đạo" mới hạ sơn cứu nhân độ thế, tiếp xúc với bình dân lam lũ Chủ trương của hai Tông phái này rất phù hợp với ý tưởng của triều đình Nhà vua dời đô với lý do là để xa lánh Pháp Tương Tông, "vì tăng giới này tại cựu đô rất phức tạp trong quan niệm giáo lý, nên Trẫm đã chứng kiến nhiều hành động phi pháp và phi đạo của họ" [19, tr 40] Vì thế, trong những năm Thiên hoàng Kamu còn trị vì, chỉ tăng giới Thiên Thai Tông và Chân Ngôn Tông được triều đình và nhân dân quý mến

Nhìn chung, Phật giáo thời Heian trở thành một tôn giáo có vai trò to lớn, ảnh hưởng đến đời sống của mọi tầng lớp trong xã hội Nhật Bản Vì thời kỳ này, Phật giáo trở về với bản chất đích thực của nó là để cầu nguyện hơn là truyền bá giáo lý

Đối với giai cấp quý tộc thì Phật giáo không bị lợi dụng với ý nghĩa là phương tiện thực hiện ý đồ chính trị của họ Về cơ bản, nó cũng không mâu thuẫn, đối lập với tầng lớp thống trị

Đối với tầng lớp nông dân, Phật giáo trở thành điểm tựa về mặt tinh thần Mặc

dù, họ không hoàn toàn hiểu sâu triết lý về Đạo Phật, nhưng vẫn mong ước được Phật giáo phù hộ cho cuộc sống của họ tốt đẹp hơn Họ tin rằng, kiếp này có liên hệ với kiếp trước và có ảnh hưởng đến kiếp sau, điều đó đã tác động đến tư tưởng hướng thiện của người dân trong cuộc sống của mình

Trang 26

Tuy nhiên, thời Heian cũng là thời kỳ vàng son về mặt Nhà nước, là thời kỳ cực thịnh của giai cấp quý tộc, giai cấp này đang ở đỉnh cao của sự giàu sang về quyền lực chính trị Vì vậy, ảnh hưởng của nó đối với mọi mặt trong đời sống xã hội là rất lớn Trong đó, Đạo Phật cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó

Từ thế kỷ X trở đi, Phật giáo Nhật Bản đã bắt đầu có sự thay đổi, hai Tông phái ban đầu dần dần bị phân hóa Các giáo phái bắt đầu chuyển sang một khuynh hướng mới, bắt đầu tham gia hoạt động như các tổ chức xã hội khác Sự mâu thuẫn giữa các Tông phái trong việc tranh giành gây ảnh hưởng của phái mình dẫn đến xung đột mâu thuẫn ngày càng tăng Lúc đầu mâu thuẫn về giáo lý, sau đó là xung đột về bạo lực, khiến cho các Tông phái tuyển mộ quân lính để giải quyết mâu thuẫn với nhau Đây là đặc điểm riêng của Phật giáo Nhật Bản

Trong thời kỳ này, các chùa được ưu đãi và có sự tham gia của các quý tộc Vì vậy, các sư sãi trở nên rất giàu có, nhà chùa cũng trở thành các trang viên giống như các trang viên của các quý tộc Trong khi đó, nhân dân vẫn đói khổ, họ phải đến chùa làm thuê và trở thành lực lượng bảo vệ chùa, khi cần phải ra trận Họ đại diện cho các Tông phái khác nhau, chống lại nhau để tranh giành quyền lực và của cải, sau đó cùng tiến về kinh đô để gây áp lực triều đình

Như vậy, Phật giáo lại trở lại với chiều hướng cũ, can thiệp vào lĩnh vực chính trị

và đang dần dần trở thành phương tiện của giai cấp quý tộc trong việc tranh giành quyền lực Các cuộc xung đột đều núp dưới danh nghĩa là bảo vệ Đạo Phật, nhưng thực chất là cuộc đấu tranh giành quyền lực và của cải giữa các Tông phái với nhau Từ năm 950 đến năm 1150, các Tông phái hầu như đã hạ ngọn cờ đạo lý để lao vào cuộc tranh giành quyền lực đẫm máu Trừ một số đền chùa nhỏ ở những vùng xa xôi hẻo lánh là đứng ngoài cuộc, còn có thiện chí bảo vệ cái đẹp của Phật giáo

Trang 27

Đà không mâu thuẫn với Thiên Thai và Chân Ngôn, mà chỉ đơn giản và dễ hiểu hơn Do vậy, nó hấp dẫn được phật tử, kể cả người nghèo Việc thờ phật A Di Đà là con đường cứu vớt linh hồn, đi tìm hạnh phúc trong cuộc đời, nâng đỡ niềm tin Đặc biệt là trong thời loạn lạc, con người mất đi niềm tin vào cuộc đời thực Vì thế, phật A Di Đà ra đời phù hợp với tâm tư nguyện vọng của những người đang cần sự an ủi về mặt tinh thần Một trong những đại biểu xuất sắc của tín ngưỡng này là Genshin (942-1017), ông thuộc giáo phái Tendai và là một người có học thức uyên bác Tác phẩm của ông là Ojo Yeshu (Vãng Sinh yếu tập) tức là những yếu tố cần thiết của sự cứu vớt linh hồn Ông cho rằng, những kẻ lỗi lầm dễ được cứu vớt hơn những người thiện tâm, muốn được cứu vớt chỉ cần niệm tên Đức Phật A Di Đà là sẽ giúp con người tái sinh Những ý tưởng về cực lạc

và địa ngục của Genshin đã ảnh hưởng lâu dài đối với Phật giáo và nghệ thuật Nhật Bản trong nhiều thế kỷ

2.2.1.3 Nho giáo

ảnh hưởng của Nho giáo đối với người Nhật rất sâu nặng, tư tưởng Nho giáo đã chiếm một vị trí quan trọng trong các thời kỳ lịch sử Nhật Bản Giai cấp thống trị ở Nhật

Trang 28

Bản có người coi đó là phương tiện để giáo dục nhân dân, có người sử dụng nó làm căn

cứ để chế định "luật lệnh" giải thích những quy phạm đạo đức

Theo sử sách cho rằng, Nho giáo từ Trung Quốc theo con đường Triều Tiên du nhập vào Nhật Bản khoảng từ thế kỷ IV-V Lúc đó Yamato là bộ tộc mạnh nhất, hầu như nắm toàn quyền trị vì trên đất Nhật Họ đã nhiều lần sang xâm lược Triều Tiên, nhiều người Triều Tiên bị bắt và đưa về Nhật Bản Trong số đó có cả người Trung Quốc, nhiều người có tri thức khoa học, thông thạo về triết lý Nho giáo, tư tưởng chính trị của Trung Quốc, từ đó Nho giáo được truyền bá vào Nhật Bản

Đến nửa đầu thế kỷ V, Thiên hoàng và giai cấp quý tộc Nhật Bản đã tiếp thu Hán

tự của Trung Quốc và tiếp nhận luôn tư tưởng học thuyết chính trị Nho giáo Đồng thời

mở nhiều lớp học ở kinh đô cũng như các địa phương, mời những người Trung Quốc và Triều Tiên làm thầy dạy học

Như vậy, Nho giáo ra đời gắn liền với quá trình ra đời của Nhà nước Vì thế Nho giáo đã kịp thời đáp ứng cho người Nhật xây dựng nền móng chính trị, hành chính, pháp luật của Nhà nước Hệ quả đầu tiên của việc du nhập Nho giáo là việc ban hành Hiến pháp 17 điều của Thái tử Shotoku (574-622) Đương thời khi đó, Thái tử Shotoku tôn thờ Phật giáo và cũng tôn sùng Nho giáo Ông đã theo học tới trình độ cao sư, và cử nhiều học sinh sang lưu học ở Trung Quốc, chuyên nghiên cứu về Nho giáo và trở về nước để truyền bá nó

Sau khi Thái tử Shotoku mất, dòng họ Soga lên nắm chính quyền Tình hình xã hội thay đổi, mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc Những nhân vật cách tân trong hàng ngũ mới nổi lên như Nakaokyo, Nakaziken Shoku được sự ủng hộ của nhiều học sinh lưu học từ Trung Quốc trở về Tháng 6 năm 642 đã lật đổ chính quyền quý tộc chủ nô của dòng họ Soga Chẳng bao lâu, họ đã bắt chước thể chế chính quyền Trung Quốc (Nhà

Trang 29

"Xuân Thu" làm giáo trình căn bản "Luận ngữ", "Hiếu kinh" được quy định là giáo trình bắt buộc, thậm chí còn quy định chế độ xử phạt buộc học sinh phải tiếp thu

Đến thời kỳ Nara, giao thông giữa Trung - Nhật tương đối phát triển, việc giao lưu giữa học giả hai nước khá thường xuyên Bởi vậy, ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo Trung Quốc ngày càng sâu sắc, đã vượt ra khỏi phạm vi của giai cấp thống trị và phổ biến đến mọi giai tầng trong xã hội Nhật Bản

Tuy nhiên, Nho giáo du nhập vào Nhật Bản không còn là một thứ giáo lý cứng nhắc, người Nhật phát huy tinh thần nhập thế của Nho giáo để giáo dục nhân dân Mỗi người phải làm hết sức mình trên cương vị và quãng đời ngắn ngủi của mình để đóng góp cho xã hội Họ phát huy đạo hiếu của Khổng Tử giáo dục con cái phải ăn ở có hiếu đức đối với cha mẹ Trong việc tiếp thu các bộ Tứ thư ngũ kinh của Trung Quốc, người Nhật đặc biệt coi trọng Hiếu kinh, họ đưa Hiếu kinh vào áp dụng trong đời sống Cuối thế kỷ VIII, Hiếu kinh trở thành một bộ phận trong chương trình học ở mỗi trường Họ học những điều giáo huấn của Khổng Tử như: "Luật hiếu là người ta phải phụng dưỡng cha mẹ như phụng dưỡng Trời", "chừng nào cha mẹ còn sống thì làm gì cũng phải học và được phép" "Phải vâng lời cha mẹ khi cha mẹ còn sống, và khi cha mẹ qua đời thì người con phải làm như cha mẹ đã làm" Những điều này bất cứ đứa trẻ nào đã đọc được chữ đều phải thuộc lòng

Giai cấp thống trị Nhật Bản đã lợi dụng Nho giáo để duy trì quyền lực của mình Vào năm 707, Thiên hoàng Fumitake đã nhấn mạnh trong chiếu thư của mình "phàm là

Trang 30

đạo của quốc gia phải lấy lễ làm trọng" Điều đó hoàn toàn phù hợp với cái gọi là "lễ" mà Nho giáo vô cùng trọng thị Trong suốt thời kỳ Nara, đã lần lượt xuất hiện những tác phẩm Kojiki (Cổ sử ký), Nihonshoki (Nhật Bản thư kỷ), Vạn Diệp tập trong đó phản ánh ít nhiều tư tưởng Nho giáo Thời kỳ này tồn tại hai phái Nho giáo và Phật giáo, có nhiều lớp học cũng được xây dựng ở nhà chùa Nhưng tư tưởng Nho giáo vẫn tương đối chiếm ưu thế Năm 768, Thiên hoàng Kotoku (Xưng Đức) lệnh cho cả nước tôn Khổng

Tử là "Văn Tuyên Vương" Đó là biểu hiện tôn sùng Khổng Tử, coi là bậc thánh nhân quan trọng nhất của Nhật Bản

2.2.1.4 Sự kết hợp giữa Thần Đạo với Nho giáo và Phật giáo

Thần Đạo, Phật giáo và Nho giáo là những tôn giáo lớn ở Nhật Bản Cùng với sự phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ Nara cũng như thời Heian, Phật giáo tuy rằng đã phần nào đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân lao động khi họ không còn niềm tin vào cuộc sống thực tại mà họ đang sống Nhưng không phải vì thế mà trong

tư tưởng của quần chúng nhân dân đã mất đi tín ngưỡng bản địa của họ, đó là Thần đạo

Vì thế, trong quá trình truyền bá, Đạo Phật cũng như các tôn giáo khác đều không thể tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt và sự chèn ép quyết liệt của các tôn giáo ở địa phương

Lúc đầu, Phật giáo và Nho giáo có một số mâu thuẫn đối với tôn giáo địa phương

là thần đạo Do các kinh phật và các tác phẩm của Khổng Tử cùng các môn đệ là một hệ thống triết lý phát triển đã có một trình độ kiến thức và hiểu biết cao hơn so với Thần đạo Nhưng sau một thời gian xung đột với Thần đạo, Đạo Phật đã đi theo con đường hòa nhập với Thần đạo Phật giáo có lúc đã trở thành một công cụ tinh thần của Thiên hoàng

và quý tộc trong giai đoạn đầu của chế độ phong kiến Nhật Bản, khi đó Thần đạo tạm thời lắng xuống để rồi lại phát triển song song với Đạo Phật Với tính chất là một tôn giáo địa phương, Thần đạo tuy bị Phật giáo lấn át, nhưng nó vẫn tồn tại và trong một số mặt còn phát triển được Đó là vì nó có khả năng thỏa hiệp với những tín điều của Phật giáo, đặc biệt là hình thức hướng diện của nó

Trang 31

Mặc dù, quan niệm và giáo lý của Thần đạo và Đạo Phật khác nhau Nhưng Thần đạo và Phật giáo đã có điều chỉnh để hòa hợp với nhau, cùng nhau tồn tại gọi là Thần phật tập hợp Phật được xem là một Kami (Thần) thượng đẳng và các Kami cũng là những thần hộ pháp bảo vệ chùa chiền Nhiều vị thần được đưa vào điện thờ Phật giáo và nhiều chùa chiền cũng được xây quanh các đền thần Các hòa thượng cũng được cử đến các đền thờ thần đạo tụng kinh, niệm phật, cầu nguyện để tránh tai họa trong những dịp thiên tai Trước sự phát triển mạnh mẽ của Đạo Phật, giai cấp thống trị đã lợi dụng để thực hiện ý đồ chính trị của mình, song nhìn chung nó chịu ảnh hưởng rất lớn trong việc tôn thờ của người Nhật đối với Thần đạo Điều đó, xuất phát từ tình cảm của người Nhật đối với thiên nhiên rất sâu đậm mà do vậy tín ngưỡng cổ truyền của Nhật Bản vẫn tồn tại bên cạnh sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các dòng tư tưởng khác nhau, nhưng lại có sự tác động qua lại lẫn nhau giữa Phật giáo, Nho giáo và Thần đạo Phật giáo có tác động tới sự hình thành của Đạo thần và các triết lý của Nho giáo Ngược lại, Thần đạo và Nho giáo ở một mức độ nào đó có ảnh hưởng tới tính chất của đạo phật, trong đó "Ryobu-shinto" chính là sự tổng hợp các giáo lý và nghi lễ của Thần đạo và Nho giáo Những người dân

và thậm chí cả quan chức mặc dù theo Đạo Phật, đồng thời mang trong người nhưng tư tưởng nghiêm khắc nhưng họ vẫn thờ cúng thần (Kami) của Thần đạo hay các võ sĩ trước khi ra trận họ đều đến đền thờ để thờ cúng các Kami cầu may mắn và ban cho họ giành thắng lợi Điều này chứng tỏ người Nhật vẫn giữ được bản sắc truyền thống của mình trước những ảnh hưởng của các dòng tư tưởng ngoại nhập Không những thế, chính sự kết hợp này đã làm phong phú thêm đời sống tư tưởng của mỗi cá nhân trong cộng đồng

xã hội Nhật Bản

Tóm lại, Sự kết hợp giữa Thần đạo với Nho giáo và Phật giáo ở Nhật Bản có vai

trò to lớn, nó xác định tương lai, tính chất thích nghi với các điều kiện sở tại của xã hội, cũng như sự chuyển hóa của tôn giáo nói chung phù hợp với các tình thế của nước Nhật

2.2.2 Chữ viết

Trang 32

Nhật Bản cũng như Việt Nam, Triều Tiên, đều chịu ảnh hưởng của nền văn minh Trung Quốc Dấu hiệu rõ rệt nhất của ảnh hưởng này là sự vay mượn chữ Hán, một loại hình văn tự vuông của Trung Quốc, để sử dụng ở nước mình Hơn nữa, cả ba nước này sau một thời gian vay mượn chữ Hán, mỗi nước đều tự tạo ra cho mình một loại hình văn

tự riêng trên cơ sở chữ Hán theo yêu cầu riêng cho phù hợp với đặc trưng ngôn ngữ của từng nước

Trong thời kỳ cải cách Taika, Nhật Bản chưa có hệ thống chữ viết của riêng mình, mà còn dùng chữ Hán của Trung Quốc Họ tiếp nhận chữ Hán qua các thầy tăng Triều Tiên và Trung Quốc đưa Phật giáo vào Nhật Bản trong khoảng thời gian từ thế kỷ

IV đến thế kỷ VII

Vào khoảng thế kỷ V, những người Nhật Bản vượt biển sang lưu học ở Trung Quốc Có thể nói, "họ đã bị choáng ngợp bởi sự kỳ diệu của loại hình văn tự vuông ghi ý của Trung Quốc, họ đã nghĩ ngay đến việc mượn chữ Hán để ghi tiếng Nhật" [31, tr 1] Nhưng giữ vai trò quan trọng nhất đối với việc đưa chữ Hán vào Nhật Bản, lại là một số người đến từ bán đảo triều Tiên Bởi lẽ, Triều Tiên là nơi vay mượn và sử dụng chữ Hán sớm hơn so với Nhật Bản Hơn nữa, tiếng cổ Triều Tiên lại rất gần với tiếng Nhật Lúc đầu, việc sử dụng chữ Hán để ghi tiếng Nhật gặp rất nhiều khó khăn Vì chữ Hán là văn

tự khác với tiếng Nhật Tiếng Nhật thuộc loại hình ngôn ngữ chắp dính, với cách cấu tạo riêng và là một ngôn ngữ khác biệt, cho nên chỉ được sử dụng hạn chế trong các văn bản

cổ của Trung Quốc Nhưng khi muốn ghi âm của một từ Nhật thì họ buộc phải dùng chữ Hán để làm ký hiệu ngữ âm, không cần để ý đến nghĩa

Từ rất xưa, người Nhật rất cần đến điều này Vì một trong những việc sử dụng trong nước đầu tiên khi dùng chữ Hán của Trung Quốc là ghi các tên người, tên địa phương Điều này có nghĩa là phải đưa thêm vào chữ Hán một cách phát âm mới Như vậy, việc lựa chọn chữ Hán để biểu thị các âm tiết của tiếng Nhật, lúc đầu có thể là do cá nhân tự nghĩ ra Sau đó, lịch sử phát triển chữ viết ngữ âm của Nhật Bản trở thành một quá trình dần dần tiến tới thống nhất Vì thế chữ Hán của Trung Quốc được dùng trong

Trang 33

các hoạt động của Nhà nước Vào năm 701, Thiên hoàng ban bố đạo sắc chỉ niên hiệu

"Đại Bảo" quy định việc giáo dục Đại học viện được thiết lập ở kinh thành, chuyên đào tạo, dạy dỗ con em các nhà quý tộc quan lại Nội dung giảng dạy và học tập chủ yếu trong các trường là văn hóa và pháp lý của Trung Quốc Điều đó chứng tỏ rằng, trong nền giáo dục ở Nhật Bản cũng bước đầu có sự biến đổi Tiêu biểu cho những tác phẩm đầu tiên bằng tiếng Nhật mà chúng ta được biết đến là cuốn Kojiki (Cổ sử ký) xuất bản năm

712 Và tập Nihonshoki (Nhật Bản thư kỷ) ra đời năm 720 Hai tác phẩm này đã ghi chép các sự kiện lịch sử, phản ánh về xã hội Nhật Bản cho đến trước năm 700 Tác giả của hai tác phẩm này đều chịu ảnh hưởng văn hóa, tư tưởng của Trung Quốc Họ đều cố gắng chứng minh rằng, các thị tộc Yamato là những thị tộc ưu việt về chính trị và văn hóa, đều xem Thiên hoàng như là con cháu của thần thánh Đây là tài liệu rất quý giá về lịch sử chữ viết của Nhật Bản, đánh dấu sự sáng tạo trong việc sử dụng chữ Hán, nhưng chỉ thuần túy là sử dụng âm đọc chứ không sử dụng về mặt ý nghĩa của chúng

Tuy nhiên, việc dùng chữ Hán cũng không phải là loại chữ viết đơn giản đối với người Nhật, đặc biệt là đối với tầng lớp trung lưu và người dân lao động Do vậy, người Nhật luôn có ý thức sửa đổi chữ Hán vay mượn theo hướng đơn giản hóa, đặc biệt là những cố gắng tìm cách thức thích hợp để ghi các phụ tố của danh từ, động từ hay các trợ

từ và ngữ pháp Ngoài ra, dùng phương pháp mượn âm Hán để biểu thị một âm nào đó của tiếng Nhật, lại có thể dùng nhiều chữ Hán đồng âm khác nhau Điều đó, gây nhiều khó khăn cho người đọc và hiểu như thế nào cho thích hợp Đó là nhu cầu thực tế thúc đẩy sự sáng tạo của chữ viết Nhật Bản, tìm cách làm sao cho chữ viết dễ đọc, dễ nhớ, chính xác và thống nhất

Từ cuối thế kỷ IX, khi quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc bị ngưng lại thì văn hóa nội địa đã có sự gạn lọc những yếu tố ngoại lai, ghép vào vốn dân tộc, hun đúc nên một nền văn hóa mang bản sắc riêng biệt của Nhật Bản Điển hình về phương diện này, là quá trình sáng tạo ra một thứ chữ viết riêng, để phiên âm ngôn ngữ Nhật Bản theo kiểu chữ Nôm của Việt Nam Nhưng xuất phát từ nguyên tắc khác, "do chữ Hán quá ư phức tạp, các nhà sư, nhà Nho đã dựa vào chữ Hán mà nghĩ ra chữ viết đơn giản hơn gọi

Trang 34

Người Nhật đã phát minh ra 50 ký hiệu, có khả năng ghi lại mọi âm vần của tiếng Nhật, đồng thời dựa vào cách viết mô phỏng của chữ Hán, đơn giản hóa đi để phiên âm tiếng Nhật Trong tác phẩm Manyoshu (Vạn Diệp tập) ra đời vào thế kỷ VIII cũng được viết theo hệ thống văn tự Kana

Kana là loại hình văn tự mô phỏng chữ Hán, đầu tiên có nghĩa là loại chữ tạm Kana là tên chung của cả hai loại Katakana và Hiragana Cả hai loại này, đều được tạo nên trên cơ sở chữ Hán theo hai nguyên tắc khác nhau Katakana (Phiến Giả tự) là loại hình văn tự, được tạo nên bằng hình thức vay mượn một mảnh của chữ Hán nào đó để đọc cho âm quốc ngữ của Nhật Bản, mảnh âm đó có thể được ghép ở bất kỳ chỗ nào của ngữ âm tiếng Nhật để cho dễ đọc Khi mới hình thành vào giai đoạn đầu thời kỳ Heian, chữ Katakana có nhiều cách viết không hoàn toàn giống nhau Sau đó dần dần được thống nhất, ai cũng có thể hiểu và đọc như nhau Trong một thời gian khó dài, chữ Katakana thường được viết nhỏ với đường nét cứng cỏi, ở bên cạnh chữ Hán để ghi nhớ

âm của chữ Hán đó

Trang 35

Hiragana (Bình Giả tự) là loại chữ viết thảo hay viết đơn giản hóa của chữ Hán Loại hình này đã loại bỏ những đường nét cong phức tạp của chữ Hán, thay vào đó là những đường nét mềm mại, mang tính mô phỏng theo Hán tự, lúc đầu có tên gọi là Onnade tức là loại chữ của phụ nữ, dành riêng cho phụ nữ, ngay cả trong văn bản trao đổi

có tính cá nhân thì phụ nữ lại dùng chữ Hiragana để viết thư, làm thơ hay sáng tác văn học, Sự phát minh ấy đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền văn hóa Nhật Bản

Cùng với thời gian, những quy định về sử dụng các hệ chữ đã trải qua bao sự biến đổi Lúc đầu, chữ Kana chỉ được coi là loại chữ viết của những người ít học, những người thuộc tầng lớp bình dân và phụ nữ, đối lập với chữ Hán cao sang của tầng lớp trên

và đàn ông Vào giai đoạn đầu thời kỳ Heian, chữ Katakana và Hiragana chưa được phân

biệt rạch ròi và mang tên chung là chữ "thảo Kana" Đến giữa thời Heian, phạm vi sử

dụng của chúng mới được phân định rõ ràng Khi đó, số lượng chữ Hiragana được sử dụng nhiều hơn so với chữ Katakana Nguyên nhân là do xã hội quý tộc, coi những văn bản chép các bài hát hay chuyện dân gian là đồ dùng trang trí Đó là những sản phẩm có tính nghệ thuật nên trong bản viết cùng một từ thường được viết theo nhiều cách khác nhau, lúc thì bằng chữ Hán, lúc thì bằng lối viết thảo Ngay trong dạng chữ viết thảo cũng

có nhiều cách viết không hoàn toàn giống nhau Đến cuối thời Heian, bắt đầu xuất hiện những văn bản dùng lẫn lộn cả hai loại văn tự, trong đó chữ Hán được viết cùng với chữ Hiragana Đến thời Kamakura cách viết này càng trở nên phổ biến, đặc biệt trong giới sư sãi Các bài hát, các truyện dân gian, trước kia được ghi bằng chữ Hiragana thì nay đã được ghi lẫn cùng chữ Hán Sau đó một thời gian lại có những văn bản được viết bằng hai loại, chữ Hán và chữ Katakana là đặc trưng cho cách viết của các học giả, các nhà tri thức thời đó để ghi dòng văn bác học Dần dần, sự xuất hiện chữ Hán ở trong các văn bản Hán-Kana ngày càng nhiều Đặc biệt ở thời kỳ Edo, các cuốn tiểu thuyết, ca kịch đều được viết bằng chữ Hán-Kana Nhưng để giúp cho người đọc dễ hiểu ý nghĩa và cách đọc, bên cạnh chữ Hán còn ghi ký hiệu âm đọc Kích thước của từng loại chữ cũng thay đổi qua các thời kỳ khác nhau Trước đây chữ Kana được viết nhỏ, còn chữ Hán được viết to Sau này dần dần chữ Kana cũng được viết với kích thước ngang gần bằng chữ Hán

Trang 36

Đến thời Edo, sự phân biệt chữ viết vẫn còn tồn tại với hai kiểu sử dụng văn tự tách biệt nhau Loại văn tự Hán-Kana chỉ được dùng trong các văn bản không chính thức, mang tính cá nhân Còn các tài liệu, công văn, pháp luật của Nhà nước vẫn được viết hoàn toàn bằng chữ Hán, theo kiểu hành văn bên Trung Quốc

Thời Minh Trị, Nhà nước mới thực sự đưa ra những quy định thống nhất về việc

sử dụng văn tự nói chung, trong đó loại chữ Hán-Kana được mở rộng sử dụng trong phạm vi cả nước do kết quả của phong trào vận động thống nhất ngôn văn

Cũng như các nước sử dụng chữ Hán, vấn đề cải cách chữ viết đã được đưa ra thảo luận nhiều lần tại Nhật Bản Có không ít ý kiến phản đối việc sử dụng chữ Hán, muốn la tinh hóa hoàn toàn chữ viết hoặc chăng chỉ dùng chữ Kana Nhưng ý kiến này không được đáp ứng Ngày nay vẫn được dùng pha trộn, có chữ dùng nguyên Hán và có chữ dùng Kana Thực tế số lượng chữ Hán được sử dụng trong báo chí, sách vở ấn phẩm lên tới khoảng trên dưới 5.000 chữ, nhưng theo quyết định của bộ giáo dục Nhật Bản (tháng 10 năm 1981) Một danh sách gồm 1.945 chữ Hán được công nhận là có tính thông dụng phổ cập

Tóm lại: Việc tạo ra hệ văn tự ghi âm tiết phù hợp với đặc điểm ngữ âm của

tiếng Nhật, là một bước tiến rất lớn trong lịch sử Nhật Bản, mở ra một thời kỳ người Nhật

có thể ghi ngôn ngữ của mình bằng chữ viết của mình, khắc phục những bất tiện khi sử dụng chữ Hán Đồng thời trong giai đoạn lịch sử nhất định, nó có tác dụng mở rộng phạm

Trang 37

ảnh hưởng quyết định nhất là của Trung Quốc Nhưng sau khi tiếp thu, người Nhật đã sáng tạo ra thành những sản phẩm riêng biệt, và mang dấu ấn bản sắc của dân tộc, kể cả văn xuôi sau này cũng vậy "Các thể loại như tiểu thuyết, tùy bút, nhật ký nở rộ sau thời Nara đã thật sự đi trước cả Trung Quốc và thế giới" [35, tr 249]

Sau khi chữ viết được sử dụng phổ biến ở Nhật Bản, triều đình ra lệnh cho tập hợp các truyền thuyết, văn học dân gian biên soạn thành sách Đến năm 712 tác phẩm đầu tiên được ra đời mang tên là Kojiki Đó cũng là năm có thể nói là mở đầu cho sự phát triển nền văn hóa Nhật Bản

Tác phẩm Kojiki (chữ Hán là Cổ sử ký) nghĩa là ghi chép chuyện xưa Đây là một sự tổng hợp biên soạn lại các huyền thoại và truyện kể truyền miệng của dân gian, được viết bằng tiếng Nhật qua dạng chữ Hán Tác phẩm này trộn lẫn những huyền thoại

về quá trình xây dựng đất nước và nguồn gốc của dân tộc, cùng với những biến cố lịch sử

đã xảy ra ở Nhật Bản xoay quanh các quốc gia cho đến thế kỷ VII Truyện được chắp vá nhiều truyền thuyết, huyền thoại, và nhiều biến cố lịch sử đã xảy ra ở các miền, các địa phương Vì thế mà nó không chỉ là một bộ quốc sử riêng biệt mà còn là một tác phẩm văn chương Chủ biên là Yasumaro, một trong những học giả ưu tú nhất đương thời Trong tác phẩm của mình, Yasumaro đã cố gắng dò theo dấu vết thần linh trong tâm tưởng của dân tộc và dấu vết của các Thiên hoàng đầu tiên Tác phẩm này không chỉ chứa đựng những sự kiện đơn thuần mà còn chứa đựng những sự thật tâm lý đầy kịch tính nhân bản,

về suy nghĩ và phản ứng của con người trước nghịch cảnh, đôi khi trào lộng và bi đát

Trước hết nó mô tả tình trạng hỗn độn của tất cả các yếu tố tạo thành thế giới hay như người ta thường gọi là tình trạng "hỗn mang buổi đầu" Ngoài ra, trong tác phẩm Kojiki còn nói về huyền thoại của nữ thần Amateraxu lánh vào thiên nham động của mình, không chịu soi sáng thế giới nữa, làm cho toàn bộ trời và đất bị dìm và bóng tối, tai họa đủ loại xuất hiện, thế mà một hôm nàng bỗng nghe tiếng cười đùa ầm ĩ của tám trăm vạn thần linh đang tụ tập trước động của mình Tức giận, nàng lên tiếng "ta tưởng vắng ta thì tăm tối âm u sầu, thế mà các người lại thản nhiên cười cợt được ư?" Thật ra các thần

Trang 38

Sau tác phẩm Kojiki, văn học Nhật Bản đã có sự hưng khởi, nhiều tác phẩm thơ

ca, văn học dân gian, văn xuôi lần lượt ra đời

Tuyển tập thơ ca đầu tiên của Nhật Bản - Manyoshu (Vạn Diệp tập), có khoảng 4.500 bài thơ Nhật từ thế kỷ IV đến thế kỷ VIII Sách được hoàn thành vào năm 767, mang đậm dấu ấn của văn hóa Trung Quốc Manyoshu hầu như quy tụ vào trong nó mọi tâm hồn trên bờ cõi Phù Tang, từ Thiên hoàng cho đến nông dân, từ quý tộc đến người nghèo, từ một nhân vật lỗi lạc như thái tử Shotoku đến một người con gái vô danh nào đó Những bài thơ trong Manyoshu đề cập đến nhiều chủ đề khác nhau, phản ánh đời sống tư tưởng và tình cảm của mọi tầng lớp nhân dân Nhật Bản từ thời cổ đại cho đến năm 760 "được coi là Kinh Thi của Nhật Bản"

Trong tập thơ gần bốn trăm tác giả được kể ra, còn lại là khuyết danh Chủ biên của tuyển tập thơ này là Yakamochi (mất năm 785) Ông đã tập hợp vài thi tuyển của cá nhân và gia đình mình, đồng thời lấy cả thơ ca dân gian rồi soạn thành Manyoshu dài 20 tập Trong đó có 265 bản trường ca và hơn 4000 bài thơ thể Tanka (Đoản ca) hay Waka (Hòa ca), tức thơ của người Nhật, thể loại thơ Tanka thường ngắn gọn, hàm súc, phương pháp tu từ trở thành đặc trưng của thơ ca Nhật Bản

Trang 39

Nhà thơ vĩ đại nhất trong Manyoshu, có lẽ là Hitomaro (655-705) Ông sống dưới thời trị vì của vua Jitô (686-696) Hitomaro là một nhà thơ tài ba, là một bậc thầy trong cả thơ Tanka và Choka Hitomaro được người đời sau sùng bái trước chân dung của ông và tôn xưng ông là một Thánh ca (Kasei).Trong Manyoshu, chủ yếu là về thơ tình, một tình yêu thường được biểu hiện qua các hình ảnh của thiên nhiên, mượn thiên nhiên để tỏ tình

và nhìn thiên nhiên qua đôi mắt yêu đương hầu như đã trở thành một tập truyền của các nhà thơ Nhật Bản Đây cũng là một tập thơ đầu tiên của người Nhật chú trọng miêu tả về thiên nhiên theo từng mùa và điều đó ảnh hưởng đến các thi tuyển sau này

Có thể nói rằng, Manyoshu là tiếng hát bất tuyệt về cuộc đời và thiên nhiên, một thi tuyển độc đáo và giàu sang, "một công trình được xưng là thơ ca từ mọi nẻo đường đời của Nhật Bản ban sơ" [35, tr 252]

Ngoài ra, Manyoshu không chỉ là hình ảnh của thơ ca mà còn là hình ảnh của chính đời sống dân tộc Nhật Bản Trong những bài thơ, câu ca của tập tuyển này đều thể hiện tinh thần của người Nhật thời cổ, rãi bày tình cảm nguyện vọng, ước mơ và niềm vui, phản ánh toàn bộ thế giới quan của họ qua tất cả mọi tầng lớp trong xã hội Nhật Bản thời đó

Trang 40

Từ thế kỷ IX là thời kỳ Nhật Bản quan hệ trực tiếp với Trung quốc, các tác phẩm

cổ điển Trung Hoa có ảnh hưởng lớn đối với văn học Sau khi quan hệ này chấm dứt, văn học Nhật Bản bắt đầu mở ra một thời kỳ mới Các tác phẩm văn học nước ngoài vào Nhật

bị đồng hóa, và các nhà văn Nhật cũng đã sáng tác và phát triển thành một nền văn học riêng của mình, khác với phong cách của Trung Quốc

ở thời kỳ Heian, văn học Nhật Bản chủ yếu phản ánh những thú vui ở cung đình của giai cấp quý tộc, sống trong một xã hội duy mỹ và hưởng lạc Chủ yếu là văn học của các nữ sĩ, bởi vì họ không được học chữ Hán Vì thế, họ viết bằng chữ Kana Những tác phẩm lớn, đa số là tiểu thuyết, thơ, nhật ký đều do phụ nữ viết ra Vì nam giới bận việc triều chính và coi chữ Kana là chữ của những người ít học, chữ của tầng lớp trung lưu và bình dân Nên nam giới chỉ viết một ít thơ văn bằng chữ Hán, họ coi thường chữ Kana

Về thơ ca, thời Heian cũng không phong phú về đề tài và phong cách bằng thời

kỳ trước Chủ yếu không phải là phát hiện và tìm ra rung cảm mới mà chỉ tìm cách hoàn chỉnh chữ và câu Thể thơ Tanka sau trở thành cổ điển, nhưng nhiều nhà thơ hiện đại vẫn

sử dụng thể thơ 31 vần Waka 5, 7, 5, 7, 7 (Tanka - Đoản ca - Thơ ngắn) Ngày nay vẫn được công chúng ưa thích, đặc biệt là trong giới quý tộc tu hành

Đến thế kỷ X, Thiên hoàng ra lệnh làm tuyển tập "Waka" đầu tiên là Kokinshu (Cổ Kim tập) được hoàn thành năm 1205, đã đặt khuôn mẫu cho tất cả các tuyển tập sau

Ngày đăng: 27/06/2014, 19:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Almanach - Những nền văn minh thế giới (1999), Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Almanach - Những nền văn minh thế giới
Tác giả: Almanach - Những nền văn minh thế giới
Nhà XB: Nxb Văn hóa - Thông tin
Năm: 1999
2. Đặng Đức An, Phạm Hồng Việt (1980), Lịch sử thế giới Trung đại, Q1. Nxb Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử thế giới Trung đại
Tác giả: Đặng Đức An, Phạm Hồng Việt
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 1980
3. Đặng Đức An (chủ biên) (1998), Những mẩu chuyện lịch sử thế giới, tập 1. Nxb Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những mẩu chuyện lịch sử thế giới
Tác giả: Đặng Đức An (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 1998
4. Nguyễn Thị Thúy Anh (1999), "Tìm hiểu Đạo Phật ở Nhật Bản", Nghiên cứu Nhật Bản, (5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu Đạo Phật ở Nhật Bản
Tác giả: Nguyễn Thị Thúy Anh
Năm: 1999
5. Richard Bowring và Peter (1995), Bách khoa toàn thư Nhật Bản. Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bách khoa toàn thư Nhật Bản
Tác giả: Richard Bowring và Peter
Năm: 1995
6. Trần Tất Chủng (1995), "Tết Trung Thu ở Nhật Bản". Nghiên cứu Nhật Bản, (2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tết Trung Thu ở Nhật Bản
Tác giả: Trần Tất Chủng
Năm: 1995
7. Lê Phụng Hoàng (chủ biên) (1999), Lịch sử văn minh thế giới, Nxb Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn minh thế giới
Tác giả: Lê Phụng Hoàng (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 1999
8. Hồ Hoàng Hoa - Kamishibai (1997), "Nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản", Nghiên cứu Nhật Bản, (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản
Tác giả: Hồ Hoàng Hoa - Kamishibai
Năm: 1997
9. Nguyễn Tuấn Khanh (1995), "Mashubasho - Nhà thơ lớn của thể thơ Haiku". Nghiên cứu Nhật Bản, (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mashubasho - Nhà thơ lớn của thể thơ Haiku
Tác giả: Nguyễn Tuấn Khanh
Năm: 1995
10. Nguyễn Tuấn Khanh (1998), "Đạo đức học Khổng giáo tư tưởng phương Tây".Nghiên cứu Nhật Bản, (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo đức học Khổng giáo tư tưởng phương Tây
Tác giả: Nguyễn Tuấn Khanh
Năm: 1998
11. Trần Văn Kinh (1998), "Tìm hiểu đặc điểm của văn hóa Nhật Bản", Nghiên cứu Nhật Bản, (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu đặc điểm của văn hóa Nhật Bản
Tác giả: Trần Văn Kinh
Năm: 1998
12. Nguyễn Văn Kim (1998), "Văn hóa và phong tục truyền thống của Nhật Bản", Nghiên cứu lịch sử, (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa và phong tục truyền thống của Nhật Bản
Tác giả: Nguyễn Văn Kim
Năm: 1998
13. Phan Ngọc Liên (chủ biên) (1997), Lịch sử Nhật Bản. Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Nhật Bản
Tác giả: Phan Ngọc Liên (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Văn hóa - Thông tin
Năm: 1997
14. Bùi Thị Liên (1998), "Mùa hoa Anh Đào của Nhật Bản", Nghiên cứu Nhật Bản, (1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mùa hoa Anh Đào của Nhật Bản
Tác giả: Bùi Thị Liên
Năm: 1998
15. Hoàng Minh Lợi (1995), "Trà đạo Nhật Bản", Nghiên cứu Nhật Bản, (2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trà đạo Nhật Bản
Tác giả: Hoàng Minh Lợi
Năm: 1995
16. Hoàng Minh Lợi (1997), "Nghi lễ Thần đạo ở Nhật Bản", Nghiên cứu Nhật Bản, (1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghi lễ Thần đạo ở Nhật Bản
Tác giả: Hoàng Minh Lợi
Năm: 1997
17. Đỗ Văn Minh (1965), Cá tính và tâm linh người Nhật, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cá tính và tâm linh người Nhật
Tác giả: Đỗ Văn Minh
Năm: 1965
18. Hữu Ngọc (1989), Hoa Anh Đào và điện tử. Nxb Văn hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoa Anh Đào và điện tử
Tác giả: Hữu Ngọc
Nhà XB: Nxb Văn hóa
Năm: 1989
19. Nguyễn Ngọc Nghiệp (1997), "Phật giáo thời Heian". Nghiên cứu Nhật Bản, (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phật giáo thời Heian
Tác giả: Nguyễn Ngọc Nghiệp
Năm: 1997
20. Nhật Bản Ngày Nay (1993), Hiệp hội Quốc tế về Thông tin giáo dục xuất bản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhật Bản Ngày Nay
Tác giả: Nhật Bản Ngày Nay
Năm: 1993

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w