Nghệ thuật

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN: Tìm hiểu nền văn hóa phong kiến Nhật Bản (Từ thế kỷ VII đến cuối thế kỷ XIX) pdf (Trang 43 - 59)

Nhìn chung, nghệ thuật Nhật Bản vay mượn của Trung Quốc khá nhiều về mặt kỹ thuật và khuôn mẫu. Nhưng những tác phẩm nghệ thuật ấy vẫn mang nhiều nét độc đáo của bản sắc dân tộc. Trong lịch sử, có những giai đoạn mở cửa, ảnh hưởng ồ ạt bên ngoài vẫn không bóp nghẹt được cá tính dân tộc. Những giai đoạn đóng cửa lại là những thời kỳ như càng được tôi luyện thêm những yếu tố ngoại lai để hun đúc thành phong cách Nhật Bản. Sự thành công đó thể hiện ở mấy vấn đề sau:

Nghệ thuật kiến trúc của Nhật Bản là một biểu hiện về cả tính kỹ thuật lẫn tính thẩm mỹ đặt trong sự hài hòa, được diễn đạt bằng sự giản dị của một ngôi nhà người nông dân hoặc một sự lộng lẫy phức tạp của một lâu đài hay đền chùa.

Những tác phẩm nghệ thuật đầu tiên của Nhật Bản, là những hình tượng đất ở thời đồ đá mới và những tượng đá thô sơ. Bước phát triển sau đó, là các nhà mồ hay những ngôi nhà hiện đại được tìm thấy trong số các bức tượng nặn bằng đất sét (Haniwa) trang trí ở những khu đất nghĩa địa nhỏ của những vị vua quan thời kỳ này cho thấy: Các đầu hồi mái nhà làm cao, chóp đỉnh mái nhà được chặn bằng những xà gồ hình trụ, biểu thị quyền lực và vị trí xã hội của người chủ ngôi nhà.

Đến thế kỷ VI khi Phật giáo du nhập vào Nhật Bản, khiến cho nền văn hóa Nhật Bản phát triển rực rỡ và đạt tới đỉnh cao vào thời kỳ Asuka (552-645). Sau khi Phật giáo được Hoàng gia khuyến khích, nhiều đền chùa được xây dựng. Qua sử sách, ta biết rằng có 46 ngôi chùa được xây dựng ở Nhật, một số công trình vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Trong đó, nổi tiếng nhất là chùa Horyuji (Pháp Long Tự) với một tòa tháp năm tầng và tòa đại sảnh vàng (gọi là Kindo - tức Kim Đường), tọa lạc ở Ikaruga gần cố đô Nara. Ngôi chùa được xây dựng vào năm 607 dưới sự trông nom trực tiếp của Thái tử Shotoku, đồng thời, "được ghi nhận là công trình bằng gỗ cổ nhất thế giới và là một trong những công trình đẹp nhất" [26, tr. 165].

Tuy bị hỏa hoạn thiêu hủy vào giữa thế kỷ VII, nhưng chẳng bao lâu nó đã được tái tạo lại như cũ. Từ đó, chùa Horyuji vẫn đứng vững qua mười ba thế kỷ như là niềm tự hào của văn hóa cổ đại. "Đó là sản phẩm của một thứ thị hiếu tinh tế và một kỹ thuật kiến trúc tuy hơi thô thiển, nhưng có phong cách rất mới lạ và tự do" [26, tr. 165]. Điều này cũng giống như các ngôi chùa, tháp duyên dáng khác. Một nét lý thú ở Nhật Bản trong kiến trúc Phật giáo thời kỳ này là người ta chọn những nơi đất bằng rất rộng, và không chỉ xây dựng các công trình cân đối mà còn có diện tích chung quanh rộng rãi và quy tụ thành từng cụm hài hòa.

Kiến trúc của ngôi chùa Nhật Bản, khác với các ngôi chùa ở Triều Tiên và Trung Quốc dùng đá hoặc gạch để đỡ tòa nhà, tiêu biểu của chùa Horyuji dùng cột lớn chủ yếu bằng gỗ bách.

Sau thời kỳ Asuka là thời kỳ Hakuho, kéo dài từ năm 645 đến 724. Đây là một thời kỳ quá độ mà nghệ thuật Nhật Bản tiến được những bước dài rất nhanh, lúc này đã chịu ảnh hưởng trực tiếp của Trung Quốc qua con đường Triều Tiên. ở Trung Quốc sự phát triển của nhà Đường bắt đầu mở ra một thời kỳ mới. Điều đó đã thúc đẩy người Nhật tăng cường học tập và quan hệ giao lưu trực tiếp với nhà Đường (Trung Quốc), "họ say sưa mô phỏng các mô hình của nhà Đường về tôn giáo, nghi lễ, trang phục, đặc biệt là đề án xây dựng kinh đô mới ở Nara đã gây sự kích thích quan trọng trong ngành kiến trúc ở Nhật Bản" [26, tr. 168]. Đến năm 710, thành phố Nara đã trở thành một trung tâm phồn thịnh của đất nước, nhiều thành phố, đền chùa được xây dựng rất phổ biến, "Người Nhật thích thú việc xây dựng đền chùa đến mức trở thành một tệ nạn xã hội vào cuối thế kỷ VII" [26, tr. 168].

Vào thời kỳ trị vì của Nữ hoàng Jito (687-697), ở Nhật Bản đã có tới 500 ngôi đền chùa và số nhà cửa xây dựng trong các khu đền chùa cũng được tăng lên.

Công trình kiến trúc còn lại của thời kỳ này là chùa Yakushiji (Dược Vương) được xây dựng năm 680, trong ngôi chùa này có một ngọn tháp rất đẹp, khiến cho người ta có cảm giác nhẹ nhàng, duyên dáng về các chi tiết, kỹ thuật như: Các vì, kèo và họa tiết, nét cong của chùa, lan can... Tất cả những chi tiết của ngôi chùa đều tỏ ra tiến bộ hơn so với các chi tiết của chùa Horyuji, trong cách xử lý nghệ thuật thì có phong cách tự do và độc đáo hơn.

Từ năm 725-794 là thời kỳ hoàng kim của nghệ thuật Phật giáo Nhật Bản, người Nhật đã trải qua thời gian dài tập sự. Tuy nhiên, họ vẫn chịu sự ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc. Vì thế, nghệ thuật thời kỳ này hầu như chỉ toàn là nghệ thuật tôn giáo, nên họ

không thể tạo dựng được một phong cách địa phương thuần túy. Dù rằng, người Nhật dựa theo các mô hình đời Đường của Trung Quốc, song họ không bắt chước một cách máy móc.

ở thời kỳ này, kiến trúc Nhật Bản có sự tiến bộ mới. Theo như Sansom nói "kiến trúc Nhật Bản tiến bộ rất nhanh và ngày càng có phong cách địa phương, phù hợp với phong tục tập quán địa phương" [26, tr. 171]. Đây là một thời kỳ tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc Nhật Bản. Nhiều ngôi chùa được xây dựng với quy mô kiến trúc ngày càng lớn, chẳng những để tô điểm cho một kinh đô mới ra đời mà còn cho rằng, phải có những ngôi chùa để bảo vệ kinh đô. Trong số ngôi chùa được xây dựng như chùa Kofukuji (710) là một quần thể rộng lớn gồm nhiều tòa nhà do gia tộc Fujiwara trông coi bảo trợ. Nhưng điển hình nhất là chùa Todaiji (Động Đại Tự), do Thiên hoàng Shomu kiến tạo năm 745 tại kinh đô Nara. Trong đó, rộng lớn và nguy nga nhất là ngôi Đại Phật Đường. Bên trong ngôi chùa được sắp xếp theo thứ tự: Tượng thờ, bàn thờ nhỏ, tu phòng... Tất cả những công trình kiến trúc đồ sộ này hầu như không còn lại gì, nhưng những bảo vật ở chùa Todaiji còn lưu lại cho đến nay đủ cho chúng ta hình dung là chùa có biết bao đồ quý và đẹp. Trong đó, ấn tượng làm kinh ngạc đối với những Phật tử và du khách nhất là pho tượng Đại Phật (Daibutsu) nổi tiếng thế giới, bởi cho đến nay nó vẫn giữ vị trí hàng đầu về tầm cỡ, kích thước, trọng lượng và kỹ thuật đúc đồng... Pho tượng nặng tới 500 tấn, cao 16,2m, riêng bộ mặt dài tới 3,5m, pho tượng được cung hiến vào năm 752, được đặt trong Đại Phật Điện và tòa nhà gỗ của chùa Todaiji.Qua nhiều thế kỷ, ngôi chùa đã bị cháy nhiều lần, cả tượng phật cũng bị hư hỏng, thậm chí còn mất cả đầu. Về sau được dựng lại vào năm 1708 thời Edo, nhưng không còn được nguyên mẫu nữa. Mặc dù vậy, đây vẫn được coi là công trình bằng gỗ lớn nhất thế giới.

Vào những ngày lễ cung hiến pho tượng phật này, hay lễ "Điểm Nhãn" năm 752, một tu sĩ từ ấn Độ sang đã vẽ con ngươi vào mắt Phật, với sự chứng kiến của hàng vạn nhà sư tham dự, và đông đảo du khách nước ngoài đến thăm. Điều đó chứng tỏ rằng pho tượng Đại Phật có một ý nghĩa rất lớn lao đối với tầng lớp sư sãi cũng như dân chúng Nhật Bản trong thời kỳ này. Cũng trong cuộc lễ ấy "mọi âm nhạc, múa hát được đưa từ

ấn Độ, Trung Hoa, Triều Tiên sang, được đem ra trình diễn quả thật là một kỳ lễ có tính quốc tế cao" [35, tr. 248].

Như vậy, tượng Đại Phật ở trong Pháp Hoa Đường của chùa Todaiji là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của thời Tempyo, tượng trông rất đẹp, duyên dáng và tinh xảo gần với con người tự nhiên thế tục hơn là pho tượng Quan Âm của chùa Horyuji, nặng về tưởng tượng và siêu nhiên mà ở con người còn vất vả, chưa có lòng tin thì con người cũng chưa phát triển được. Cũng đúng như vậy, với các pho tượng Đại Phật đặt ở bàn thờ thụ giới của chùa Todaiji, người ta đã thể hiện rất tài tình những dáng vẻ dữ tợn, dọa nạt của các pho tượng này. Như thế những nghệ nhân lại tạo nên được cái cảm xúc nhân từ ẩn đằng sau những cái dữ tợn ấy, cái nhân từ mà ở bậc thần thánh nào cũng có. Nhưng, ở các vị khác thì thể hiện ra ngoài.

Đây cũng là đặc trưng của nghệ thuật Phật giáo ở Nhật Bản. nó không chấp nhận những cái ma quỷ xấu xí, nó cũng không có những cái thái quá như thường thấy trong các tác phẩm ở Trung Quốc. Nó thiên về cái tế nhị, dè dặt, bản năng hơn là trí tuệ, dịu dàng hơn là dữ dội. Do nghệ thuật ở Nhật Bản thời kỳ này không còn lệ thuộc vào Trung Quốc, nên nó cũng bị mất dần phần nào về cái mạnh mẽ và dữ dội ấy.

Vào năm 794, khi Thiên hoàng Karmu chuyển kinh đô từ Nara về Heian (Bình An kinh). Trong suốt gần 4 thế kỷ, nền văn hóa Nhật Bản nói chung và nghệ thuật nói riêng, đã có sự phát triển theo một tinh thần độc lập và tự tin hơn, đặc biệt là nở rộ dưới sự bảo trợ của Fujiwara. Tuy nhiên, thời kỳ đầu Heian, đã thấy sự phát triển của nghệ thuật thế tục. Nhưng, Phật giáo vẫn là nguồn cảm hứng chủ yếu trong kiến trúc. Vì thế, kiến trúc thời kỳ này đã đi theo một khuynh hướng mới và tách ra khỏi truyền thống Nara. Do vậy, nó có sự biến đổi rõ rệt mà chúng ta có thể thấy ở trong các tu viện.

Trước đây, các tu viện Nara là những quần thể. Kiến trúc tòa nhà được bố trí cân đối trên mặt đất bằng và với danh nghĩa là thể chế, các tu viện đã từng tiếp xúc với triều đình.

Về sau, do triều đình rối ren và thường xuyên có những cuộc xung đột lẫn nhau. Điều đó, khiến cho các bậc cao sư mong muốn tìm những nơi ẩn dật xa xôi để thiền định và tu hành khổ hạnh, đồng thời cũng là tránh các cuộc xung đột đó, nên các tu viện mới này được xây dựng trên đỉnh hoặc sườn núi. Về mặt kiến trúc, nhà chùa được bố trí xây dựng phù hợp với địa hình nhấp nhô, với phong cảnh thiên nhiên xung quanh. Hơn nữa các tông phái mới có tính chất bí mật, nên các điện thờ của họ cũng được chia ra làm hai phần: Phần bên ngoài dành cho các tín đồ bình thường, phần bên trong là nơi trưng bày các tượng thánh thần và được che kín bằng cửa hoặc rèm để khỏi nhìn thấy. Về mặt trang trí nội thất ở Nhật thời kỳ này cầu kỳ hơn so với các tu viện Nara, hơn nữa xu hướng của các tông phái mới đã có tác động ngày càng nhiều đối với thần đạo. Ngay ở Nara, những ngôi đền mới nhất của thần đạo cũng cho thấy dấu vết của sự đồng hóa với kiến trúc Phật giáo như: Đền Kasuga (768) được sơn đỏ và bờ mái cong nhẹ lên theo một phong cách thỏa hiệp. Đến thời kỳ Fujiwara là một thời kỳ xa hoa phóng đãng và thừa thãi tới mức mà một xã hội quý tộc nhỏ bé đã phát triển với một mức sống vượt lên trên tất cả cuộc sống của nhân dân Nhật Bản lúc đó. Vào thời kỳ này, văn hóa Heian không phổ biến rộng rãi, nó rõ ràng mang tính chất thủ đô. Những công trình còn sót lại chủ yếu tìm thấy ở thủ đô hoặc gần thủ đô.

Trong kiến trúc nhà ở đã phát triển theo một kiểu khu nhà ở cỡ lớn được gọi là Shinden Zukuri, đây là một phong cách kiến trúc điển hình được áp dụng trong các biệt thự và nhà ở của giới quý tộc Nhật Bản. Mái nhà thường được lợp bằng vỏ cây bách hoặc những tấm ván gỗ mỏng lợp mái của nó, nằm trên những cột và xà gỗ. Nội thất gồm có sàn gỗ, không có tường ngăn cố định. Những bức tường có thể tháo riêng ra được và bố cục ở bên trong nhà có thể sử dụng bình phong một lá hay bình phong gấp, chiếu và các vật liệu nhẹ khác, tạo điều kiện cho không gian sinh hoạt thoáng rộng hơn. Kyoto Gosho

(Hoàng cung), ngôi nhà của nhiều thế hệ Hoàng gia vẫn là một ví dụ rõ ràng cho cách bố trí này.

Nguyên tắc chủ đạo cho lối kiến trúc này thường là phải giản dị, nhã nhặn, thanh lịch. Cũng có những bằng chứng cho thấy, một số dinh thự của tầng lớp quý tộc đã bắt chước cung vua về dáng vẻ. Tuy nhiên, nghệ thuật Phật giáo không phải là tàn lụi đi, vì trong các tu viện lớn ngày càng giàu sang, quyền quý, nhiều dinh thự đã được xây dựng và trang trí rất đẹp.

ở Nhật Bản, tôn giáo, nghệ thuật, thiên nhiên thường được kết hợp hài hòa trong các công trình kiến trúc. Giữa bối cảnh vườn và hồ, những lầu các với dáng vẻ nhẹ nhàng, thanh tao dường như bay bổng. Mặc dù được nối kết với những hành lang có mái che. Đó là phong cách Fujiwara trong nghệ thuật kiến trúc. Điển hình thời kỳ này đó là tòa Byodoin (Bình Đẳng viện) được xây dựng năm 1053, cách Kyoto chừng 50km. Byodoin là một tòa nhà, thể hiện niềm vui hoan lạc của tâm hồn ở nơi trần thế. Nó nguyên là ngôi nhà của Michinaga, họ nhà Fujiwara, về sau mới trở thành ngôi chùa.

Trung tâm Byodoin là Ho-o-do (Lầu Phượng Hoàng), được kiến tạo trên một hòn đảo nhỏ. Trông xa giống như một cánh chim vĩ đại và duyên dáng đang sắp bay lên từ đảo. Bên trong lầu Phượng hoàng, chứa đựng trong nó nhiều pho tượng và bích họa. Trong đó, có tượng A Di Đà ngồi trên tòa sen của Jocho, ông này đã đem đến cho nghệ thuật Nhật Bản một phong cách mới, phóng đáng hơn. Tượng A Di Đà được sơn son thiếp vàng, đồng thời cũng là bức tượng đầu tiên làm bằng kỹ thuật ghép nhiều mảnh gỗ.

Như vậy, từ thế kỷ X đến thế kỷ XII, văn hóa Nhật Bản đã có những bước phát triển rõ rệt, cùng với việc tiếp tục kế thừa nền văn hóa dân tộc, hình thành và phát triển nền văn hóa của giai cấp thống trị được gọi là văn hóa cung đình. Song cũng mang "tính chất của văn hóa bản địa". Ngoài những ảnh hưởng Phật giáo, Nhật Bản cũng đã đạt được

những thành tựu mới về mặt kiến trúc trong thời kỳ này. Đó là việc xây dựng kinh thành Heian (Kyoto), kinh đô Nhật Bản mới được xây dựng to hơn và đẹp hơn. Với chiều dài từ Nam - Bắc là 5,3km; chiều Đông - Tây là 4,6km. Trung tâm kinh thành có đường xá Sazaku rộng 85m. Vào giữa thế kỷ XI, Heian Kyo phát triển thêm các vùng ngoại ô ở phía Đông Nam, với nhiều lâu đài, dinh thự nguy nga. Các chùa đẹp thường xây trên núi cao cách xa thủ đô.

* Điêu khắc

Nhìn chung, nghệ thuật thời Nara và Heian không chỉ tập trung vào đề tài kiến trúc mà còn xuất hiện những cơ sở đầu tiên cho nền nghệ thuật điêu khắc. Tuy nhiên, nghệ thuật điêu khắc Nhật Bản thời kỳ này chủ yếu chịu ảnh hưởng trực tiếp của Triều Tiên, Trung Quốc, ấn Độ và các nước Tây á khác.

Ngay từ đầu thời kỳ Asuka, nghệ thuật điêu khắc cũng dần dần được hình thành và phát triển. Dựa trên cơ sở khảo cổ học, người ta đã tìm thấy một số tượng hình bằng đất sét nhỏ ở phía Đông nước Nhật. Những tượng hình đó được gọi là Dogu. Vì hầu hết các tác phẩm đều có dáng nét bộ phận sinh dục phụ nữ, người Nhật quan niệm rằng "những tượng hình đó có liên quan đến sự cầu nguyện cho đất đai tốt tươi màu mỡ và khả

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN: Tìm hiểu nền văn hóa phong kiến Nhật Bản (Từ thế kỷ VII đến cuối thế kỷ XIX) pdf (Trang 43 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)