1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

nâng cao khả năng nhận biết và vận dụng kiến thức về hình học trong môn toán lớp 1

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng cao khả năng nhận biết và vận dụng kiến thức về hình học
Chuyên ngành Toán
Thể loại Sáng kiến
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 3,62 MB

Nội dung

9 Hình ảnh minh họa về mô hình các hình học Bài 7: Hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật Trước tiên, tôi sẽ giới thiệu qua về lý thuyết để các em nắm được.. Hoặc tôi có thể

Trang 1

1

NÂNG CAO KHẢ NĂNG NHẬN BIẾT VÀ VẬN DỤNG KIẾN THỨC VỀ HÌNH HỌC TRONG MÔN TOÁN LỚP 1

A MỞ ĐẦU 2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

B NỘI DUNG 4

1 Cơ sở lý luận 4

1.1 Nội dung nhận biết và ứng dụng kiến thức hình học Toán 1 4

1.2 Đặc điểm tâm lý và nhận thức của học sinh khi học hình học 5

2 Cơ sở thực tiễn 5

3 Giải pháp thực hiện 8

Biện pháp 1 Tăng cường vận dụng mô hình hình học, lồng ghép kiến thức thực tiễn giúp học sinh nâng cao nhận biết và liên tưởng về hình học 8

Biện pháp 2 Tổ chức hoạt động trải nghiệm sưu tầm hình phẳng kết hợp kỹ thuật trạm để học giúp học sinh nhận biết tốt hình học 11

Biện pháp 3 Hướng dẫn học sinh cắt, ghép, xếp hình giúp kích thích tư duy sáng tạo 13

Biện pháp 4 Tổ chức trò chơi về hình học giúp nâng cao khả năng nhận biết và vận dụng 16

4 Hiệu quả của sáng kiến 19

C KẾT LUẬN 21

1 Kết luận 21

2 Đề xuất, kiến nghị 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 2

9

Hình ảnh minh họa về mô hình các hình học

Bài 7: Hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật

Trước tiên, tôi sẽ giới thiệu qua về lý thuyết để các em nắm được Các đặc điểm nổi bật của từng loại hình sẽ được nêu ra như sau:

- Hình vuông có bốn cạnh bằng nhau và bốn góc bằng nhau

- Đường bao quanh hình tròn là đường cong khép kín, không có góc, không

có cạnh

- Hình tam giác là hình có ba cạnh và ba góc

- Hình chữ nhật có hai cạnh đối diện và bốn góc bằng nhau

Hoặc tôi có thể áp dụng phương pháp này vào bài 14: Làm quen với một số hình khối, sách Toán 1 Tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống:

Bài 14: Làm quen với một số hình khối

Trước tiên, tôi cũng sẽ nêu ra những lý thuyết về đặc điểm của các hình khối trong sách giáo khoa để các em nắm được tổng quát kiến thức:

- Khối lập phương có 6 mặt đều là hình vuông Trong hình lập phương sẽ có

12 cạnh bằng nhau với 8 đỉnh và cứ 3 cạnh gặp nhau ở một đỉnh, đồng thời

sẽ có 4 đường chéo cắt nhau tại một điểm

DEMO M107 – SÁCH KNTT

Trang 3

10

- Khối hộp chữ nhật có 8 đỉnh, 12 cạnh và 6 mặt Các đường chéo có hai đầu mút là hai đỉnh đối diện nhau của hình hộp chữ nhật giao tại một điểm nhất định

Sau đó, tôi phát cho mỗi nhóm các mô hình hình học cần nhận biết trong bài học đó Cụ thể với bài 7, mỗi nhóm sẽ nhận được mô hình của hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác Tương tự với bài 14, tôi đã giao nhiệm vụ các nhóm thảo luận và xác định hình học

Sau 5 phút, các nhóm cử đại diện lên trình bày cách nhận biết các hình học và gọi tên đúng các hình mà tôi đã phát cho nhóm Với các hình đặc biệt như hình vuông và hình lập phương, tôi đã đưa ra 4 giả thuyết và yêu cầu học sinh phân biệt đúng hay sai

Hình vuông là hình chữ nhật

Hình chữ nhật là hình vuông

Hình lập phương là hình hộp chữ nhật

Hình hộp chữ nhật là hình lập phương

Sau khi các nhóm đưa ra câu trả lời, tôi sẽ tổng kết và chuẩn hóa lại kiến thức Thông qua câu hỏi đặc biệt về các giả thuyết, tôi giúp các em rút ra nhận xét, hình vuông là hình chữ nhật đặc biệt, hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt Sau khi áp dụng phương pháp trên, tôi nhận thấy khả năng nhận biết và ghi nhớ hình học của các em đã tăng lên rõ rệt, hầu như tất cả học sinh trong lớp đã biết được các hình học khác nhau Ngoài ra, các em học được cách chủ động ghi nhớ, tổng hợp kiến thức thông qua quá trình thảo luận và làm việc nhóm

* Điểm mới:

Khác với phương pháp giảng dạy truyền thống là các em chỉ được nhìn hình trong sách giáo khoa và ghi nhớ các đặc điểm của hình học thông qua những lý thuyết dài trong sách, phương pháp vận dụng mô hình hình học cho các em cái nhìn thực tế về hình học cũng như giúp các em liên tưởng được các hình học với các sự vật quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của các em, từ đó cảm thấy

Trang 4

11

quen thuộc, gần gũi với kiến thức Phương pháp này cũng kích thích khả năng sáng tạo, trí óc tưởng tượng và tư duy hình học của các em học sinh

Biện pháp 2 Tổ chức hoạt động trải nghiệm sưu tầm hình phẳng kết hợp kỹ thuật trạm để học giúp học sinh nhận biết tốt hình học

* Mục đích:

Việc lồng ghép các hoạt động trải nghiệm về sưu tầm hình học cũng như áp dụng phương pháp dạy học sáng tạo “kỹ thuật trạm” giúp kích thích hứng thú học tập của các em học sinh cũng như tạo cơ hội để các em được vừa học vừa chơi, giúp việc tiếp thu kiến thức trở nên hiệu quả hơn

* Nội dung và cách thực hiện:

Kỹ thuật trạm là phương pháp dạy học chú trọng vào khả năng làm việc độc lập của các nhóm học sinh Về cơ bản, lớp học được chia thành nhiều trạm khác nhau, được sắp xếp ở các vị trí khác nhau trong lớp Các nhiệm vụ cụ thể được gắn ở mỗi trạm Sau khi thực hiện xong nhiệm vụ ở mỗi trạm, các em học sinh sẽ luân phiên di chuyển đến các trạm tiếp theo để thực hiện nhiệm vụ tiếp theo Mỗi trạm sẽ có cách học tập khác nhau, ví dụ như học theo phương pháp quan sát, thảo luận, nghiên cứu hoặc thực hành, thí nghiệm Thông qua đó, học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm, tiếp xúc với kiến thức qua nhiều góc độ, giúp các em ghi nhớ kiến thức hiệu quả hơn và biết cách vận dụng chúng vào trong tình huống thực tiễn Tuy nhiên, khi lồng ghép kỹ thuật này vào trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần lựa chọn phần kiến thức sao cho phù hợp để có thể giúp các em học sinh học thông qua nhiều phương pháp, vừa thảo luận vừa thực hành được Ngoài

Trang 5

12

ra, giáo viên cũng cần phải giữ được trật tự lớp học khi tổ chức hoạt động trải nghiệm này, tránh gây ảnh hưởng đến các lớp học xung quanh

Hình ảnh minh họa tiết học dạy học theo trạm

Ví dụ, tôi đã áp dụng kỹ thuật này trong quá trình dạy toán hình cho các em học sinh lớp 1A như sau: Đầu tiên, tôi giao nhiệm vụ cho học sinh tìm kiếm các

đồ vật có hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật, hình vuông theo hình thức nhóm:

Nhóm 1: Hình tròn

Nhóm 2: Hình tam giác

Nhóm 3: Hình chữ nhật

Nhóm 4: Hình vuông

Vào buổi học sau, giáo

viên sẽ bố trí lớp học thành 4

khu vực, mỗi khu vực sẽ bày

trí các đồ vật mà các nhóm tìm

được Từng nhóm sẽ lần lượt

đi xem các đồ vật đã bày trí của

các nhóm và thảo luận với

nhau xem nhóm đó đã tìm

được đồ vật có đúng hình đã yêu cầu hay chưa hoặc đặt câu hỏi cho nhóm đó

Ví dụ: Nhóm 1 đi xem đồ vật trưng bày của nhóm 2 là hình tam giác, thì nhóm

1 có thể nhận xét nhóm 2 đã tìm đúng các đồ vật có hình tam giác hay chưa hoặc đặt câu hỏi cho nhóm 2 hình tam giác xuất hiện ở đâu trên đồ vật

Sau 5 phút, các nhóm sẽ chuyển trạm theo chiều kim đồng hồ Như vậy, sau

20 phút, các nhóm sẽ tham quan và xem hết được các đồ vật sẽ sưu tầm Sau đó, tôi sẽ tổ chức thảo luận cả lớp, mời học sinh đưa ra thắc mắc nếu có Nếu không

có nhiều ý kiến thắc mắc, tôi sẽ mời đại diện các nhóm giải thích và chỉ rõ hình theo yêu cầu trên đồ vật

Trang 6

13

Không khí lớp học trở nên sôi động, náo nhiệt, kích thích hứng thú học tập của các em học sinh Ngoài ra, phương pháp này cũng giúp cho học sinh vận dụng được những gì mình được học vào trong thực tê để từ đó các em nhận thức được những giá trị thực tiễn của những kiến thức mình học trên trường

* Điểm mới:

Với phương pháp học tập mới lạ này, các em sẽ được tiếp cận kiến thức theo nhiều góc độ khác nhau, đồng thời trải nghiệm vừa chơi vừa học Việc ghi nhớ kiến thức sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn bởi các em vừa được thảo luận, vừa ứng dụng kiến thức mình học vào trong thực tế Không khí lớp học cũng trở nên náo nhiệt, sôi động, từ đó kích thích hứng thú học tập của các em học sinh

Biện pháp 3 Hướng dẫn học sinh cắt, ghép, xếp hình giúp kích thích tư

duy sáng tạo

* Mục đích:

Phương pháp hướng dẫn học sinh cắt, ghép, xếp hình sẽ giúp các em học sinh có cơ hội được vừa chơi vừa học Học sinh sẽ phải tự ghi nhớ những đặc điểm, hình dáng của những hình học mà các em được học, sau đó cắt ghép giấy thành những hình học đó Qua đó, tư duy sáng tạo sẽ được kích thích, đồng thời phát triển tư duy hình học của các em học sinh

* Nội dung và cách thực hiện:

Theo nghiên cứu của các chuyên gia hàng đầu trên thế giới, tư duy sáng tạo

là năng lực cốt lõi được hình thành từ não bộ, được quyết định bởi chất lượng đặc biệt của các quá trình tâm lý liên quan đến trí thông minh trí nhớ, tư duy và cảm xúc của con người Tư duy sáng tạo là yếu tố vô cùng quan trọng khi học hình học bởi nó giúp các em học sinh dễ dàng hiểu và vận dụng được những kiến thức hình học khi làm bài tập hoặc vận dụng vào trong đời sống Ngoài ra, các em cũng

sẽ biết cách giải quyết những bài toán hoặc tình huống thực tế theo nhiều cách thức linh hoạt

Trang 7

14

Khi dạy bài Thực hành lắp ghép, xếp hình, tôi đã tổ chức cho học sinh thực hành lắp ghép và xếp các loại hình khối như hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật theo 2 cách là lắp ghép theo mẫu yêu cầu và lắp ghép tự do

- Lắp ghép theo mẫu:

Với phương pháp lắp ghép theo mẫu, tôi yêu cầu các em chuẩn bị kéo, giấy màu, bút chì, thước kẻ Tôi cũng sẽ chuẩn bị những tờ bìa được cắt trước theo các hình như hình vuông, hình tròn, hình tam giác để các em có thể quan sát và cắt theo Ví dụ, tôi đã áp dụng phương pháp này khi cho các em học bài 7: Hình học phẳng Cách thức thực hiện như sau:

Tôi đã chia lớp thành 5 nhóm, sau đó yêu cầu các nhóm cắt 5 hình vuông có kích thước bằng nhau Sau đó tôi hướng dẫn học sinh tạo hình tam giác và chữ nhật mà không cần phải vẽ trên giấy bằng cách cắt đôi hình vuông theo đường nằm ngang hoặc theo đường chéo nối 2 đỉnh đối diện của hình vuông Tiếp theo, dựa trên các hình vừa cắt được, học sinh sẽ ghép lại theo hình mẫu

Hình ảnh minh họa tiết học cắt ghép hình theo mẫu

Hoặc tôi còn có thể áp dụng phương pháp này khi dạy bài 14: Hình học khối Tôi cũng chia lớp thành 5 nhóm, sau đó yêu cầu các nhóm cắt giấy thành hình chữ nhật như ảnh dưới đây Sau khi đã cắt được như hình mẫu, tôi sẽ hướng dẫn

các em ghép các mặt lại với nhau để tạo thành hình hộp chữ nhật như yêu cầu

Trang 8

14

DEMO M107 – SÁCH CTST

Biện pháp 3 Hướng dẫn học sinh cắt, ghép, xếp hình giúp kích thích tư

duy sáng tạo

* Mục đích:

Phương pháp hướng dẫn học sinh cắt, ghép, xếp hình sẽ giúp các em học sinh có cơ hội được vừa chơi vừa học Học sinh sẽ phải tự ghi nhớ những đặc điểm, hình dáng của những hình học mà các em được học, sau đó cắt ghép giấy thành những hình học đó Qua đó, tư duy sáng tạo sẽ được kích thích, đồng thời phát triển tư duy hình học của các em học sinh

* Nội dung và cách thực hiện:

Theo nghiên cứu của các chuyên gia hàng đầu trên thế giới, tư duy sáng tạo

là năng lực cốt lõi được hình thành từ não bộ, được quyết định bởi chất lượng đặc biệt của các quá trình tâm lý liên quan đến trí thông minh trí nhớ, tư duy và cảm xúc của con người Tư duy sáng tạo là yếu tố vô cùng quan trọng khi học hình học bởi nó giúp các em học sinh dễ dàng hiểu và vận dụng được những kiến thức hình học khi làm bài tập hoặc vận dụng vào trong đời sống Ngoài ra, các em cũng

sẽ biết cách giải quyết những bài toán hoặc tình huống thực tế theo nhiều cách thức linh hoạt

Khi dạy bài Thực hành lắp ghép, xếp hình, tôi đã tổ chức cho học sinh thực hành lắp ghép và xếp các loại hình khối như hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật theo 2 cách là lắp ghép theo mẫu yêu cầu và lắp ghép tự do

- Lắp ghép tự do

Tôi đã giao cho học sinh chuẩn bị những hình học phẳng khác nhau (hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật) bằng giấy thủ công trước ở nhà Các em có thể tự mình chuẩn bị hoặc nhờ ba mẹ hỗ trợ Vào buổi học sau, tôi sẽ hướng dẫn học sinh tạo các hình mới được ghép từ các hình cơ bản đã chuẩn bị Tôi sẽ cho học sinh xem mẫu trước để các em có hình dung cụ thể, sau đó sẽ giao nhiệm vụ nhóm cho học sinh

Trang 9

15

Hình ảnh minh họa một số hình học quen thuộc với các em học sinh

Sau 15 phút, tôi sẽ gọi đại diện 1 vài nhóm học sinh lên trình bày sản phẩm của mình cho giáo viên và các bạn nghe Tôi yêu cầu học sinh phải chỉ ra được hình của mình được ghép từ các hình nào, số lượng bao nhiêu… Ví dụ: hình được ghép từ 4 hình tam giác, 3 hình tròn, 2 hình vuông và 3 hình chữ nhật,

Sau khi lắng nghe các em trình bày, tôi và cả lớp sẽ bình chọn nhóm có hình xếp đẹp nhất, sáng tạo nhất để tuyên dương và tặng phần thưởng nhỏ

Bài thực hành giúp học sinh nhận biết các khối hình khác nhau, nâng cao khả năng sáng tạo, tư duy lắp ghép để tạo nên những hình ảnh sinh động, khác biệt theo sở thích của mình Tôi nhận được nhiều hình ảnh hấp dẫn, thú vị với những

sự giải thích độc đáo của các em về hình ảnh đã lắp ghép của mình Với bài tập thực hành này, tôi nhận thấy học sinh có thái độ vui vẻ, hăng say hơn và chủ động

đưa ra các ý tưởng mới lạ

* Điểm mới:

Không giống với phương pháp truyền thống, phương pháp dạy học theo kiểu hoạt động trải nghiệm như này đã giúp các em vừa học, vừa ôn luyện lại kiến

Trang 10

14

DEMO M107 – SÁCH CD

Biện pháp 3 Hướng dẫn học sinh cắt, ghép, xếp hình giúp kích thích tư duy sáng tạo

* Mục đích:

Phương pháp hướng dẫn học sinh cắt, ghép, xếp hình sẽ giúp các em học sinh có cơ hội được vừa chơi vừa học Học sinh sẽ phải tự ghi nhớ những đặc điểm, hình dáng của những hình học mà các em được học, sau đó cắt ghép giấy thành những hình học đó Qua đó, tư duy sáng tạo sẽ được kích thích, đồng thời phát triển tư duy hình học của các em học sinh

* Nội dung và cách thực hiện:

Theo nghiên cứu của các chuyên gia hàng đầu trên thế giới, tư duy sáng tạo

là năng lực cốt lõi được hình thành từ não bộ, được quyết định bởi chất lượng đặc biệt của các quá trình tâm lý liên quan đến trí thông minh trí nhớ, tư duy và cảm xúc của con người Tư duy sáng tạo là yếu tố vô cùng quan trọng khi học hình học bởi nó giúp các em học sinh dễ dàng hiểu và vận dụng được những kiến thức hình học khi làm bài tập hoặc vận dụng vào trong đời sống Ngoài ra, các em cũng

sẽ biết cách giải quyết những bài toán hoặc tình huống thực tế theo nhiều cách thức linh hoạt

Khi dạy bài Thực hành lắp ghép, xếp hình, tôi đã tổ chức cho học sinh thực hành lắp ghép và xếp các loại hình khối như hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật theo 2 cách là lắp ghép theo mẫu yêu cầu và lắp ghép tự do

- Lắp ghép tự do

Tôi đã giao cho học sinh chuẩn bị những hình học phẳng khác nhau (hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật) bằng giấy thủ công trước ở nhà Các em có thể tự mình chuẩn bị hoặc nhờ ba mẹ hỗ trợ Vào buổi học sau, tôi sẽ hướng dẫn học sinh tạo các hình mới được ghép từ các hình cơ bản đã chuẩn bị Tôi sẽ cho học sinh xem mẫu trước để các em có hình dung cụ thể, sau đó sẽ giao nhiệm vụ nhóm cho học sinh

Trang 11

15

Hình ảnh minh họa một số hình học quen thuộc với các em học sinh

Sau 15 phút, tôi sẽ gọi đại diện 1 vài nhóm học sinh lên trình bày sản phẩm của mình cho giáo viên và các bạn nghe Tôi yêu cầu học sinh phải chỉ ra được hình của mình được ghép từ các hình nào, số lượng bao nhiêu… Ví dụ: hình được ghép từ 4 hình tam giác, 3 hình tròn, 2 hình vuông và 3 hình chữ nhật,

Sau khi lắng nghe các em trình bày, tôi và cả lớp sẽ bình chọn nhóm có hình xếp đẹp nhất, sáng tạo nhất để tuyên dương và tặng phần thưởng nhỏ

Bài thực hành giúp học sinh nhận biết các khối hình khác nhau, nâng cao khả năng sáng tạo, tư duy lắp ghép để tạo nên những hình ảnh sinh động, khác biệt theo sở thích của mình Tôi nhận được nhiều hình ảnh hấp dẫn, thú vị với những

sự giải thích độc đáo của các em về hình ảnh đã lắp ghép của mình Với bài tập thực hành này, tôi nhận thấy học sinh có thái độ vui vẻ, hăng say hơn và chủ động

đưa ra các ý tưởng mới lạ

* Điểm mới:

Không giống với phương pháp truyền thống, phương pháp dạy học theo kiểu hoạt động trải nghiệm như này đã giúp các em vừa học, vừa ôn luyện lại kiến thức, lại vừa được thỏa sức sáng tạo, kích thích hứng thú học tập của các em học sinh Các hoạt động mang tính tương tác cao được lồng ghép trong phương pháp

Ngày đăng: 27/07/2024, 08:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w