1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn kết thúc học phần dẫn luận ngôn ngữ học

11 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quá trình phát triển của ngôn ngữ
Tác giả Nguyễn Bích Ngọc
Người hướng dẫn TS Trần Văn Nam
Trường học Trường Đại học Phenikaa
Chuyên ngành Dẫn luận ngôn ngữ học
Thể loại Bài tập lớn kết thúc học phần
Năm xuất bản 2023 – 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

Biến thể ngôn ngữ phát triển theo 2 xu hướng: + Xu hướng chia cắt, phân li: khi bộ lạc phát triển đến một mức nào đó, có mộtbộ phận tách ra, sống phân tán nơi khác, dần trở thành bộ lạc

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN: DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC

Giảng viên: TS Trần Văn Nam

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Bích Ngọc

Mã số sinh viên: 21010493

Lớp học phần: N04 - K16

Năm học: 2023 – 2024

Hà Nội, 22/01/2024

Trang 2

MỤC LỤC trang

Trang 3

PHẦN I: CÂU 1

Quá trình phát triển của ngôn ngữ trải qua mấy thời kỳ ? Sự phát triển của từng thời kỳ diễn ra như thế nào ? Hãy nêu những nguyên nhân biến đổi và phát triển của ngôn ngữ và lấy ví dụ cụ thể để minh hoạ

1 Quá trình phát triển của ngôn ngữ trải qua mấy thời kỳ?

Quá trình phát triển của ngôn ngữ trải qua 5 thời kỳ.

2 Sự phát triển của từng thời kỳ

2.1 Ngôn ngữ bộ lạc và những biến thể của nó

Ngôn ngữ đầu tiên – ngôn ngữ bộ lạc

Ở chế độ công xã nguyên thủy tồn tại các cộng đồng XH là thị tộc và bộ lạc Mỗi bộ lạc cư trú trên một lãnh thổ và có 1 ngôn ngữ chung, có đặc điểm xã hội

- văn hóa chung Đây là ngôn ngữ đầu tiên, là tiếng nói chung của cả bộ lạc Biến thể ngôn ngữ phát triển theo 2 xu hướng:

+ Xu hướng chia cắt, phân li: khi bộ lạc phát triển đến một mức nào đó, có một

bộ phận tách ra, sống phân tán nơi khác, dần trở thành bộ lạc độc lập và nảy sinh ngôn ngữ có sự khác biệt so với ngôn ngữ gốc, tạo thành thổ ngữ & phương ngữ (trong phương ngữ có thổ ngữ)

+ Xu hướng hợp nhất: Đó là sự liên minh giữa các bộ lạc nên có sự tiếp xúc ngôn ngữ nhưng vẫn chịu ảnh hưởng ngôn ngữ gốc và ít nhiều có biến đổi

2.2 Ngôn ngữ khu vực

Ngôn ngữ khu vực chính là bước quá độ trên con đường phát triển ngôn ngữ dân tộc Do sự phát triển của kinh tế, thủ công nghiệp, chăn nuôi và thương mại, hình thức cư trú tách biệt không còn nữa; những mối liên hệ với thị tộc, bộ lạc dần mất đi, nhường chỗ cho những mối liên hệ mới về kinh tế, chính trị; giữa những người thuộc các thị tộc bộ lạc khác nhau cùng sống trong một khu vực Nhu cầu đó đòi hỏi phải có ngôn ngữ chung thống nhất, vì vậy ngôn ngữ từng

Trang 4

khu vực ra đời Ngôn ngữ khu vực là phương tiện giao tiếp chung của tất cả mọi người trong một vùng, không phân biệt thị tộc, bộ lạc

2.3 Ngôn ngữ dân tộc và biến thể của nó

Sự phát triển của dân tộc và của nhà nước đã đẩy mạnh sự thống nhất bên trong về kinh tế và chính trị của xã hội, tăng cường và mở rộng những mối liên

hệ khác nhau giữa những con người trong quá trình lao động, trao đổi kinh tế và quan hệ nội bộ quốc gia v.v… Tình hình đó đòi hỏi phải có một ngôn ngữ chung cho toàn xã hội: ngôn ngữ dân tộc ra đời Ngôn ngữ dân tộc là phương tiện giao tiếp chung của toàn dân tộc, bất kể sự khác nhau về lãnh thổ hay xã hội của họ Tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử mà sự hình thành của dân tộc và ngôn ngữ dân tộc mỗi nơi, mỗi thời kì một khác, theo những con đường khác nhau Ngôn ngữ dân tộc hình thành trong thời kì có giai cấp, vì vậy nó chưa đủ điều kiện để có thể thống nhất hoàn toàn

- Biến thể địa phương và xã hội của nó:

+ Những tiếng địa phương trước đây, nhờ tăng cường và mở rộng giao lưu văn hoá và trao đổi kinh tế mà dần dần phát triển ngày càng nhiều các hiện tượng ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp chung cho toàn dân tộc, nhưng những hiện tượng khác nhau giữa các địa phương vẫn còn nhiều Nói chung, sự khác biệt giữa các phương ngữ trong ngôn ngữ dân tộc thể hiện chủ yếu ở ngữ âm, sau đó đến từ vựng, còn sự khác nhau về ngữ pháp ít thấy hơn Vì xã hội chia ra các giai cấp, mỗi giai cấp có quyền lợi, tập quán, tâm lí,… riêng, cho nên trong khi vận dụng ngôn ngữ dân tộc chung, mỗi giai cấp có thể tạo ra các biến thể ngôn ngữ riêng của giai cấp mình

2.4 Ngôn ngữ văn hoá và các biến thể của nó

Ngôn ngôn ngữ dân tộc phát triển hình thành ngôn ngữ văn hóa nhưng vẫn tuân thủ chuẩn mực ngôn ngữ của dân tộc Nó được chau truốt, tinh luyện, đạt đến chuẩn mực xã hội và được sử dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội,

Trang 5

giáo dục, văn hóa, khoa học Ngôn ngữ văn hóa hoạt động theo quy tắc chặt chẽ, chuẩn ngôn ngữ

- Biến thể: tồn tại nhiều phong cách

a Phong cách hội thoại

b Phong cách sách vở

c Phong cách ngôn ngữ khoa học

d Phong cách ngôn ngữ hành chính

e Phong cách ngôn ngữ chính luận

g Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

2.5 Ngôn ngữ cộng đồng tương lai

Từ lâu, con người đã mơ ước có một ngôn ngữ thống nhất cho toàn nhân loại Nếu ngôn ngữ thống nhất đó mà có được thì con người có thể tiết kiệm được không biết bao nhiêu sức lực và trí tuệ phải bỏ ra để dạy và học ngoại ngữ như hiện nay Hiện nay, các nhà ngôn ngữ học có những dự đoán khác nhau về tương lai ngôn ngữ loài người

Một số người cho rằng, trong tương lai, các ngôn ngữ sẽ thâm nhập lẫn nhau, hoà vào nhau, dần dần tạo thành một ngôn ngữ chung thống nhất Dự đoán này

đã dựa vào những xu hướng có thật của các liên minh ngôn ngữ hiện đại

3 Nguyên nhân biến đổi và phát triển của ngôn ngữ

3.1 Nguyên nhân khách quan

Sự biến đổi từ ngôn ngữ bộ lạc đến ngôn ngữ cộng đồng tương lai là quá trình phát triển về chức năng và cấu trúc của nó về các phương tiện ngữ âm – từ vựng- ngữ pháp Những điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội quy định và theo sát lịch sử xã hội Hình thức cộng đồng dân tộc,trình độ văn hóa, dân số, thể chế nhà nước, tốc độ phát triển kinh tế các dân tộc láng giềng

Trang 6

Ví dụ: Sự ra đời của các ứng dụng di động như Instagram và TikTok có thể dẫn đến sự xuất hiện của các từ ngữ mới như "selfie," "viral," và "influencer" để mô

tả các hiện tượng liên quan đến truyền thông xã hội và tiếp cận cá nhân

Ví dụ: Trong các khu vực nước nhiệt đới, ngôn ngữ có thể phát triển các từ ngữ mới để mô tả các hiện tượng thiên nhiên như "monsoon," "typhoon," và

"rainforest" đặc trưng cho môi trường nhiệt đới

Ví dụ: Trong các thành phố đa văn hóa, tiếp xúc giữa cộng đồng ngôn ngữ khác nhau có thể dẫn đến sự hình thành của các biến thể ngôn ngữ mới như

"Spanglish" (tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha) hoặc "Chinglish" (tiếng Anh và tiếng Trung)

3.2 Nguyên nhân chủ quan

Nhân tố chủ quan của con người cũng góp phần không nhỏ trong sự phát triển của ngôn ngữ Chính sách ngôn ngữ là thể hiện ý chí chủ quan của con người đối với sự phát triển ấy Bản thân chính sách ngôn ngữ chỉ phát huy được tác dụng trong chừng mực phù hợp với quy luật phát triển khách quan Muốn đề

ra chính sách ngôn ngữ đúng đắn cần phải nắm vững quy luật phát triển của xã hội nói chung và của ngôn ngữ nói riêng Có thể nói chính sách ngôn ngữ là lí luận và thực tiễn tác động một cách có ý thức vào quá trình phát triển ngôn ngữ

Nó là một bộ phận của chính sách dân tộc của một quốc gia, một giai cấp, một đảng nào đó Chính sách ngôn ngữ tác động trước hết đến mặt chức năng của ngôn ngữ, và qua đó, trong chừng mực nhất định, tác động đến mặt cấu trúc của ngôn ngữ

Ví dụ: Trong thời đại công nghiệp 4.0, các nhóm nghiên cứu và doanh nghiệp có thể sáng tạo ra các thuật ngữ mới như "Internet of Things" (IoT), "blockchain,"

và "machine learning" để mô tả các khái niệm và công nghệ mới

Ví dụ: Các nhà giáo dục và nhà nghiên cứu ngôn ngữ có thể tạo ra các từ ngữ mới trong lĩnh vực ngôn ngữ học như "sociolect" hoặc "discourse analysis" để

mô tả các khái niệm phức tạp trong nghiên cứu ngôn ngữ

Trang 7

Ví dụ: Sự phổ biến của phong cách sống sức khỏe và chế độ ăn vegetarian có thể dẫn đến việc xuất hiện các từ ngữ mới như "flexitarian," "veganuary," và "plant-based" để mô tả các xu hướng mới trong ẩm thực và lối sống

PHẦN II: CÂU 2

Theo anh/chị, các nhà ngôn ngữ học căn cứ vào đâu để phân chia ngôn ngữ thành các loại hình khác nhau ? Hãy lấy ví dụ cụ thể và phân tích chỉ rõ sự khác biệt cơ bản giữa loại hình ngôn ngữ đơn lập và loại hình ngôn ngữ hoà kết (ngôn ngữ khuất chiết)

1 Cơ sở phân loại

Các nhà ngôn ngữ học căn cứ vào cấu trúc và chức năng để phân chia ngôn ngữ thành các loại hình khác nhau Kết quả phân loại cho ta những loại hình ngôn ngữ Loại hình ngôn ngữ không phải là một ngôn ngữ cụ thể nào, cũng không phải là một tổng hoặc một tập các ngôn ngữ Loại hình ngôn ngữ là tổng thể của những đặc điểm hoặc thuộc tính về cấu trúc và chức năng vốn có của các ngôn ngữ thuộc nhóm đó, phân biệt nhóm đó với các nhóm ngôn ngữ khác Trong mỗi ngôn ngữ có thể thấy ba nhóm thuộc tính: thuộc tính phổ quát, tức là thuộc tính chung, vốn có đối với tất cả các ngôn ngữ thế giới, thuộc tính riêng biệt là thuộc tính chỉ có ở ngôn ngữ đó, thuộc tính loại hình là thuộc tính đặc trưng cho từng nhóm ngôn ngữ nhất định Thuộc tính loại hình được dùng làm tiêu chuẩn để quy định vị trí của một ngôn ngữ nào đó trong khi phân loại

2 Sự khác biệt cơ bản giữa loại hình ngôn ngữ đơn lập và loại hình ngôn ngữ hoà kết (ngôn ngữ khuất chiết).

2.1 Loại hình ngôn ngữ đơn lập

Tiêu biểu cho loại hình này là tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Thái, các tiếng Mon-Khmer, v.v…Đặc điểm chính của loại hình này là:

+ Từ không biến đổi hình thái Hình thái của từ tự nó không chỉ ra mối quan hệ giữa các từ ở trong câu, không chỉ ra chức năng cú pháp của các từ Qua hình

Trang 8

thái, tất cả các từ dường như không có quan hệ với nhau, chúng thường đứng ở trong câu tương tự như đứng biệt lập một mình Chính xuất phát từ đặc điểm này

mà người ta gọi loại hình này là "đơn lập"

+ Quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu bằng hư từ và trật tự từ

+ Tính phân tiết Trong các ngôn ngữ này, các từ đơn tiết làm thành hạt nhân cơ bản của từ vựng Phần lớn những đơn vị được gọi là từ ghép, từ phái sinh được cấu tạo từ các từ đơn tiết này Vì thế, ranh giới các âm tiết thường trùng với ranh giới các hình vị, hình vị không phân biệt với từ và do đó ranh giới giữa đơn vị gọi là từ ghép và cụm từ cũng khó phân biệt

+ Những từ có ý nghĩa đối tượng, tính chất, hành động… không phân biệt với nhau về mặt cấu trúc Tất cả đều được diễn đạt bằng các từ không biến đổi

Ví dụ: "Go" (Đi)

"Go" là từ cơ bản không thay đổi cấu trúc để biểu thị thời gian hay chủ ngữ

2.2 Loại hình ngôn ngữ hòa kết

Loại hình này gồm các ngôn ngữ như tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Hi Lạp, tiếng A Rập, v.v… Đặc điểm của loại hình này là:

+ Có hiện tượng biến đối của nguyên âm và phụ âm ở trong hình vị, sự biến đổi này mang ý nghĩa ngữ pháp và được gọi là "biến tố bên trong"

+ Ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp được dung hợp ở trong từ nhưng không thể tách bạch phần nào biểu thị ý nghĩa từ vựng, phần nào biểu thị ý nghĩa ngữ pháp Chính xuất phát từ đặc điểm này mà người ta gọi là các ngôn ngữ "hoà kết"

+ Ngôn ngữ hoà kết cũng có cả các phụ tố Nhưng mỗi phụ tố có thể đồng thời mang nhiều ý nghĩa và ngược lại, cùng một ý nghĩa có thể diễn đạt bằng các phụ

tố khác nhau [quan hệ 1-n]

Trang 9

+ Sự liên hệ chặt chẽ giữa các hình vị ở trong từ Mối liên hệ chặt chẽ này thể hiện ở chỗ ngay cả chính tố cũng không thể đứng một mình

Các ngôn ngữ hoà kết (chuyển dạng) có thể được chia ra các kiểu nhỏ là chuyển dạng-phân tích và chuyển dạng-tổng hợp Các ngôn ngữ tổng hợp có đặc điểm là, những mối quan hệ giữa các từ biểu hiện bằng các dạng thức của từ Chính vì vậy, mà trong các ngôn ngữ tổng hợp có cách khác nhau để diễn đạt mối quan hệ giữa các từ trong câu Ngược lại, ở các ngôn ngữ phân tích, mối quan hệ giữa các từ trong câu, đúng hơn là trong cụm từ, được thể hiện không phải bằng các dạng thức của các từ mà bằng các từ phụ trợ và bằng vị trí của các

từ

Ví dụ: "Write" (Viết)

"Write" có thể biến đổi để thể hiện thời gian và chủ ngữ:

Quá khứ: "Wrote" (viết)

Hiện tại tiếp diễn: "Writing" (đang viết)

Tương lai: "Will write" (sẽ viết)

2.3 Sự khác biệt cơ bản

a.Cấu Trúc Từ Ngữ:

+ Đơn lập: Giữ nguyên cấu trúc từ ngữ, từ ngữ không được biến đổi

+ Hoà kết: Sử dụng các phần tử được thêm vào từ cơ bản để tạo ra từ mới b.Tính phức tạp của câu:

+ Đơn lập: Câu thường đơn giản, ý nghĩa chủ yếu dựa trên vị trí và cấu trúc của

từ ngữ

+ Hoà kết: Câu có thể trở nên phức tạp hơn do sự thêm các phần tử để biểu thị các yếu tố ngữ pháp khác nhau

c.Sự phát triển và mở rộng từ vựng:

Trang 10

Đơn lập: Thường có sự giữ nguyên từ vựng và không thường xuyên tạo ra từ mới bằng cách thay đổi cấu trúc từ ngữ

Hoà kết: Có khả năng mở rộng từ vựng một cách linh hoạt hơn thông qua việc thêm các phần tử để biểu thị nhiều ý nghĩa và sắp xếp ngữ cảnh

PHẦN III: CÂU 3

Theo anh/chị, học phần Dẫn luận Ngôn ngữ mang lại cho anh/chị những lợi ích

gì ? Hãy lấy ví dụ cụ thể để chứng minh

1 Lợi ích mà học phần mang lại

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về bản chất của ngôn ngữ loài người; về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa Cung cấp những tri thức nền tảng về Ngữ pháp, Ngữ âm, Từ vựng, Ngữ nghĩa, Ngữ dụng

Sinh viên có thể vận dụng để hiểu thêm về ngôn ngữ mẹ đẻ và ngoại ngữ chuyên ngành, ngoại ngữ 2 trong quá trình học tập và nghiên cứu

Hỗ trợ cho sinh viên hình thành và rèn luyện một số kĩ năng học tập tích cực như: kĩ năng tìm kiếm tài liệu tham khảo, kĩ năng thuyết trình trước đám đông,

kĩ năng làm việc nhóm, rèn kỹ năng nghiên cứu và phân tích thông tin, từ đó nắm vững kiến thức chuyên ngành

2 Ví dụ

Ví dụ: Trong một bài thuyết trình về tiến triển công nghệ, sinh viên có thể sử dụng dữ liệu nghiên cứu để chứng minh quan điểm và cập nhật kiến thức mới

Ví dụ: Trong một bài thuyết trình về vấn đề xã hội, sinh viên lập luận chặt chẽ

để thuyết phục người nghe về quan điểm của mình về vấn đề đó

Ví dụ: Trong một thảo luận về quản lý dự án, sinh viên có thể sử dụng kỹ năng lập luận để đề xuất giải pháp cho các thách thức có thể phát sinh

Trang 11

Trích dẫn

Theo Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên) Dẫn luận Ngôn ngữ học Nxb Giáo dục, H., 1998

Ngày đăng: 25/07/2024, 16:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN