Các giả thuyết nói về sự ra đời của ngôn ngữ: Ngôn ngữ, một hệ thống phức tạp của âm thanh, ký hiệu và ngữ pháp, là điềukhiến con người khác biệt với mọi loài động vật.. Bàitiểu luận này
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN:
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ
Giảng viên: TS Trần Văn Nam
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hường
Mã số sinh viên: 22013661
Lớp học phần: N 02 - K16
Năm học: 2023 – 2024
Hà Nội, 06/2024
Trang 2MỤC LỤC
Câu 1 3
1 Các giả thuyết nói về sự ra đời của ngôn ngữ: 3
2 Ưu điểm và nhược điểm của các thuyết: 3
2.1 Thuyết tượng thanh 3
2.2 Thuyết cảm thán 5
2.3 Thuyết tiếng kêu trong lao động 6
2.4 Thuyết khế ước xã hội 7
2.5 Thuyết ngôn ngữ cử chỉ 8
3 Quan điểm của Mác về sự ra đời của ngôn ngữ 10
Câu 2 10
1 Ngôn ngữ đơn lập: 10
2 Sự khác nhau cơ bản giữa loại hình ngôn ngữ đơn lập và loại hình ngôn ngữ hòa kết: 11
Câu 3 12
Ngoại ngữ- chìa khóa mở cửa một chân trời mới 12
Trang 3Câu 1
1 Các giả thuyết nói về sự ra đời của ngôn ngữ:
Ngôn ngữ, một hệ thống phức tạp của âm thanh, ký hiệu và ngữ pháp, là điều khiến con người khác biệt với mọi loài động vật Tuy nhiên, câu hỏi về nguồn gốc của ngôn ngữ vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải đáp hoàn chỉnh Nhiều giả thuyết đã được đưa ra, mỗi giả thuyết đều mang theo những luận điểm riêng biệt, góp phần làm sáng tỏ bức tranh phức tạp về sự ra đời của ngôn ngữ Bài tiểu luận này sẽ trình bày tóm tắt các giả thuyết, phân tích điểm mạnh, điểm yếu của từng thuyết và cuối cùng, sẽ so sánh chúng với quan điểm của Mác về
sự ra đời của ngôn ngữ
Thuyết tượng thanh: Giả thuyết này cho rằng ngôn ngữ bắt nguồn từ những
mô phỏng âm thanh của thế giới bao quanh, là do ý muốn tự giác hay không tự giác của con người bắt chước những âm thanh của tự nhiên, động vật hay hoạt động lao động Ví dụ: con chó sủa “gâu gâu”, tiếng chim kêu “ chích chích”, Thuyết cảm thán: Giả thuyết này bắt nguồn từ những âm thanh của mừng, vui, buồn, giận, đau đớn,… phát ra lúc tình cảm bị xúc động
Thuyết tiếng kêu trong lao động: Giả thuyết này cho rằng ngôn ngữ phát triển từ những tiếng kêu trong lao động, những tiếng hô hào hay câu lệnh ngắn gọn trong quá trình lao động tập thể của con người
Thuyết khế ước xã hội: Giả thuyết này cho rằng, ngôn ngữ là do con người thỏa thuận với nhau mà quy định ra
Thuyết ngôn ngữ cử chỉ: Giả thuyết này lại cho rằng ban đầu con người chưa
có ngôn ngữ thành tiếng mà chỉ giao tiếp bằng thân thể và tay
2 Ưu điểm và nhược điểm của các thuyết:
2.1 Thuyết tượng thanh
2
Trang 4Ưu điểm:
Việc con người bắt chước tự nhiên có thể là bước đầu tiên để hình thành ngôn ngữ thuyết tượng thanh dễ dàng nắm bắt và dễ hình dung vì nó dựa trên việc mô phỏng âm thanh quen thuộc trong đời sống
Có bằng chứng thực tế: Một số từ ngữ có trong nhiều ngôn ngữ thực sự bắt nguồn từ việc mô phỏng âm thanh, ví dụ như “ gâu gâu”, “quạc quạc”,… Sự tồn tại phổ biến của từ tượng thanh trong các ngôn ngữ có thể coi là bằng chứng hỗ trợ cho thuyết này
Giải thích được nguồn gốc của một số từ: Các âm thanh tự nhiên như tiếng gió, tiếng nước chảy, và tiếng động vật đều là những
âm thanh đến từ tự nhiên điều này giúp thuyết tượng thanh có tính hợp lý cao khi cho rằng âm thanh này đã được con người bắt chước để tạo ra âm thanh
Nhược điểm:
Lượng từ không nhiều, các từ không liên quan đến âm thanh hay hình dáng ngôn ngữ của sự vật thì vô cùng lớn và nhiều ngôn ngữ có từ vựng rất trừu tượng Chủ yếu giải thích sự xuất hiện của từ ngữ dựa trên âm thanh tụư nhiên, nhưng không giải thích được sự phát triển của ngữ pháp và cấu trúc ngôn ngữ phức tạp Muốn bắt chước âm thanh tự nhiên con người phải có các cơ quan phát âm đã phát triển, có tiếng nói và tư duy hoàn thiện Trong những ngôn ngữ khác nhau, từ tượng thanh mô phỏng một sự vật có sự khác nhau, có nhiều từ trong ngôn ngữ này là tượng thanh nhưng ngôn ngữ khác thì không phải là tượng
Trang 5thanh Thí dụ, “cười ha ha” trong tiếng Hàn là ‘ ㅋ ㅋ ㅋ ㅋ ’ nhưng trong tiếng Pháp là “ rire aux esclat”
Thuyết tượng thanh có thể giải thích được một phần nhỏ về nguồn gốc của ngôn ngữ, nhưng nó hạn chế nghiêm trọng trong việc giải thích sự phức tạp và đa dạng của ngôn ngữ Do đó, thuyết này không phải là giải đáp hoàn chỉnh về nguồn gốc của ngôn ngữ
2.2 Thuyết cảm thán
Ưu điểm:
Thuyết cảm thán cung cấp một cách giải thích toàn diện về cách
mà cảm xúc ảnh hưởng đến suy nghĩ, quyết định và hành vi của con người Phản ánh thực tế là con người thường bộc lộ cảm xúc qua tiếng kêu, tiếng thét
Trong đời sống, chúng ta thường sử dụng tiếng kêu, tiếng thét
để thể hiện cảm xúc, đặc biệt là trong những tình huống khẩn cấp, nguy hiểm hoặc vui mừng
Thuyết này khẳng định vai trò của cảm xúc trong việc hình thành ngôn ngữ, góp phần làm phong phú thêm các nghiên cứu
về ngôn ngữ
Nhược điểm:
Thuyết cảm thán chỉ tập trung vào tiếng kêu bộc phát, không giải thích được sự phát triển của ngôn ngữ, cấu trúc câu, ngôn ngữ trừu tượng trong ngôn ngữ
Không thể giải thích được các từ ngữ mô phỏng âm thanh, các từ ngữ trừu tượng như “tình yêu”, “hạnh phúc”,… Không thể dùng thuyết cảm thán quá nhiều trong một bài văn, bài thơ hay các tác phẩm văn học vì thuyết này tập trung chủ yếu vào cảm xúc dẫn đến việc khi đánh giá các 4
Trang 6tác phẩm thiếu khách quan và khó kiểm chứng đối với các tác phẩm cách đây rất lâu
Thuyết cảm thán có thể giải thích được một phần nhỏ về nguồn gốc của ngôn ngữ, giải đáp những ngôn ngữ liên quan đến cảm xúc hay bày tỏ cảm xúc tốt hơn Nhưng hạn chế trong việc giải thích những ngôn ngữ phức tạp nên nó không phải là giải thích hoàn chỉnh về nguồn gốc của ngôn ngữ
2.3 Thuyết tiếng kêu trong lao động
Ưu điểm:
Khẳng định vai trò quan trọng của lao động, bởi thuyết này nhấn mạnh vai trò của lao động trong việc tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần, góp phần phát triển xã hội
Thuyết này tôn vinh lao động và khuyến khích con người cống hiến, tạo ra một xã hộ năng động, sáng tạo
Coi trọng giá trị lao động của tất cả mọi người, bất kể địa vị
xã hội, tạo nền tảng tinh thần bình đẳng và công bằng trong
xã hội Lao động là hoạt động cần thiết và phổ biến trong mọi xã hội, thuyết tiếng kêu trong lao động phản ánh thực tiễn và mang tính ứng dụng cao
Nhược điểm:
Có thể dẫn đến việc coi thường các giá trị phi vật chất, là khi tập trung vào giá trị cật chất có thể dẫn đến việc coi nhẹ các giá trị tinh thần, đạo đức, nghệ thuật,
Trang 7Không phù hợp với các lĩnh vực như giáo dục, nghệ thuật, khoa học, nơi giá trị không đo lường bằng các sản phẩm vật chất
Thuyết này không giải thích được sự bất bình đẳng trong xã hội, sự chênh lệnh thu nhập và cơ hội giữa các cá nhân Khi tập trung quá và các giá trị vật chất thì các giá trị tinh thần dần bị bỏ qua dẫn đến việc coi thường các giá trị đạo đức, nhân văn và tạo ra xã hội thực dụng, thiếu lòng nhân ái
Thuyết tiếng kêu lao động cũng có những ưu và nhược điểm nhất định
Để xã hội ngày càng phát triển thì chúng ta cần kết hợp giữa các giá trị vật chất và phi vật chất, khẳng định vai trò của lao động đồng thời tôn vinh các giá trị văn hóa tinh thần
2.4 Thuyết khế ước xã hội
Ưu điểm:
Giải thích nguồn gốc của quyền lực nhà nước, thuyết này giải thích vì sao con người cần phải tuân theo pháp luận và chính quyền Nó cho rằng quyền lực nhà nước không phải
là tự nhiên mà được trao cho nhà nước bởi chính người dân Thuyết khế ước xã hội nhấn mạnh ý thức trách nhiệm và sự tham gia của người dân vào việc tạo lập và duy trì xã hội Cho thấy thuyết này giúp nâng cao ý thức công dân Thuyết này khẳng định rằng quyền lực của nhà nước phải phục vụ cho người dân và phải tôn trọng quyền tự do cá nhân
Cung cấp nền tảng lý luận về quyền tự do, thuyết này đóng vai trò nền tảng lý luận về quyền tự do cá nhân quyền tự do ngôn luận, tự do ngôn giáo và các quyền cơ bản khác 6
Trang 8Nhược điểm:
Hiện nay vẫn không có bằng chứng lịch sử rõ ràng về sự tồn tại của mộ “ khế ước xã hội” thực sự
Thuyết này không giải thích được các vấn đề xã hội phức tạp như bất bình đẳng, phân biệt đối xử và xung đột quyền lợi
Vì thuyết này là nhấn mạnh về ý thức trách nhiệm và phải
có sự tham gia của mọi người về việc tạo lập hay duy trì nên sẽ khó áp dụng vào thực tế nếu không có sự đồng thuận của tất cả mọi người
Nếu chỉ tập trung vào quyền tự do cá nhân thì thuyết này có thể dẫn đến chủ nghĩa cá nhân cực đoan và phá vỡ trật tự
xã hội
Thuyết khế ước xã hội là một thuyết có giá trị giải thích nguồn gốc của quyền lực nhà nước và khẳng định quyền quan trọng của quyền tự do cá nhân Tuy nhiên nó cũng có những hạn chế nhất định và cần được xem xét một cách khách quan, kết hợp với các lý thuyết khác để hiểu rõ hơn về bản chất của xã hội và chính quyền
2.5 Thuyết ngôn ngữ cử chỉ
Ưu điểm:
Thuyết này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về con người, cách họ giao tiếp và biểu đạt ngôn ngữ thông qua ngôn ngữ cử chỉ
Có thể giúp truyền tải thông tin một cách hiệu quả hơn khi kết hợp cử chỉ với lời nói
Trang 9Hỗ trợ người khiếm thính, bởi ngôn ngữ cử chỉ là phương thức giao tiếp chính của người khiếm thính giúp họ có thể tham gia vào các cuộc đối thoại và thể hiện bản thân một cách đầy đủ
Việc học ngôn ngữ cử chỉ giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp, nâng cao và phát triển kỹ năng xã hội Đồng thời nâng cao
sự đồng cảm và hiểu biết giữa các cá nhân
Sử dụng ngôn ngữ cử chỉ có thể giúp não bộ cải thiện khả năng tập trung và ghi nhớ thông tin bởi khi sử dụng thuyết này não bộ phải xử lý thông tin từ nhiều giác quan khác nhau
Tiếp xúc với ngôn ngữ cử chỉ từ nhỏ có thể giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ sớm hơn, đặc biệt hơn khi nó có thể giúp cho những trẻ có nguy cơ chậm nói
Nhược điểm:
Hạn chế trong việc truyền đạt thông tin, bởi thuyết này chỉ
có thể truyền đạt những cảm xúc và ý tưởng cơ bản, nhưng khi gặp những thông tin phức tạp hay trừu tượng thì nó có thể bị hạn chế
Khả năng bị hiểu lầm là rất cao, khi không có ngữ cảnh rõ ràng thì cử chỉ rất dễ bị hiểu lầm hay có ý nghĩa khác nhau bởi tùy theo ngữ cảnh và văn hóa khác nhau
Hiện nay, thì không phải ai cũng biết đến cách sử dụng ngôn ngữ cử chỉ, điều này có thể gây cản chở người khiếm thị đến việc giao tiếp với những người không biết ngôn ngữ này
8
Trang 10Ngôn ngữ cử chỉ là một ngôn ngữ rất khó nhớ và cần phải
có sự kiên nhẫn và thời gian để nắm vững nhất là những người lớn tuổi hay những người khiếm khuyết chưa nắm rõ mặt chữ
Thuyết ngôn ngữ cử chỉ là một công cụ giao tiếp bổ ích, mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng Tuy nhiên nó cũng mang lại khá nhiều bất tiện và hạn chế Việc sử dụng hiệu quả ngôn ngữ cử chỉ phụ thuộc vào sự hiểu biết lẫn nhau của người giao tiếp và sự linh hoạt trong việc sử dụng thuyết ngôn ngữ này
3 Quan điểm của Mác về sự ra đời của ngôn ngữ
Giả thuyết được cho là gần nhất với quan điểm của Mác là thuyết tiếng kêu trong lao động
Nguồn gốc của ngôn ngữ là lao động vì:
Lao động giúp con người hoàn thiện về mặt thể chất, có dáng đi thẳng, hai tay dược giải phóng (đôi tay khéo léo biết chế tạo và sử dụng công
cụ lao động tạo tiền đề cho tính sáng tạo) Hoàn thiện bộ máy phát âm,con người có khả năng phát âm từng tiếng một
Lao động giúp con người hoàn thiện về mặt tư tưởng: bộ não phát triển con người có khả năng tư duy trừu tượng
Sự hợp tác trong lao động buộc các thành viên phải nói với nhau Lao động càng phát triển thì nhu cầu nói với nhau càng nhiều
Mác không đưa ra một giả thuyết cụ thể nào về sự ra đời của ngôn ngữ Tuy nhiên ông nhấn mạnh về vai trò của lao động xã hội và xã hội trong sự phát triển của con người Theo Mác, lao động là động lực thúc đẩy con người phát triển, tạo ra những nhu cầu mới và thúc đẩy sự phát triển của ngôn ngữ Hay có thể nói dưới sự tác động của lao động, ngôn ngữ và tư duy trừu tượng của con
Trang 11Câu 2
1 Ngôn ngữ đơn lập:
Là loại hình ngôn ngữ không có hình thái Hình thái của
từ tự nó không chỉ ra mối quan hệ giữa các từ trong câu, không chỉ ra các chức năng cú pháp qua các từ Qua hình thái, tất cả các ngôn ngữ dường như không có quan hệ với nhau, chúng đứng ở trong câu tương tự như biệt lập một mình
Một số ngôn ngữ tiêu biểu như: tiếng Việt, tiếng Hán, Mường, Khơ-me, ngôn ngữ Đông Nam Á, tiếng Aranba ở châu Úc,…
Ví dụ: "我 爱 你" (wǒ ài nǐ) : "Tôi yêu bạn"
Các từ "我" (wǒ) - tôi, "爱" (ài) - yêu, "你" (nǐ) - bạn đều giữ nguyên hình thái, không thay đổi cho dù thay đổi vai trò (tôi yêu bạn, bạn yêu tôi, ) hay thì (tôi yêu bạn, tôi đã yêu bạn, )
2 Sự khác nhau cơ bản giữa loại hình ngôn ngữ đơn lập và loại hình ngôn ngữ hòa kết:
Đặc điểm loại hình ngôn ngữ đơn lập Loại hình ngôn ngữ hòa
kết Biến đổi hình thái Các từ không thay đổi
hình thái khi thay đổi ngữ pháp
Bị biến đổi khi cấu tạo câu, để biểu thị nhiều chức năng ngữ pháp
Trật tự từ Rất quan trọng để xác định
quan hệ ngữ pháp ( biểu thị qua hư từ và trật tự từ)
Ít quan trọng, vì quan hệ ngữ pháp được biểu thị qua biến tố( biến đổi của nguyên âm và phụ âm) 10
Trang 12Sự phức tạp của từ Các ngôn ngữ đơn giản,
không có nhiều biến tố
Các từ phức tạp, có nhiều biến tố
Ví dụ “ Tôi đi học”- các từ “tôi”,
“đi”, “học” đều giữ nguyên hình thái dù thay đổi vai trò ( anh đi học hay tôi sẽ đi học,…)
“ I am going to school” –
từ “ going” biến đổi từ
“go” để thể hiện từ tiếp diễn
Ngôn ngữ đơn lập có cấu trúc dễ hiểu, dễ học còn ngôn ngữ hòa kết lại có cấu trúc phức tạp hơn và khó học hơn Nhưng hình thái của ngôn ngữ đơn lập
có sự phong phú và sắc thái biểu đạt bằng ngôn ngữ hòa kết Tuy nhiên, cũng không phải mọi ngôn ngữ đơn lập đều đơn giản cũng như không phải mọi ngôn ngữ hòa kết đều phức tạp Nên việc so sánh và việc phân loại ngôn ngữ
là theo một hình thái tương đối và giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự đa dạng ngôn ngữ
Câu 3
Ngoại ngữ- chìa khóa mở cửa một chân trời mới
Ngôn ngữ là người bạn đường không thể thiếu của con người, là công cụ luôn hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta Tuy nhiên nói đến ngoại ngữ ta không chỉ đề cập đến một phương tiện giao tiếp đơn thuần mà còn là một chìa khóa vạn năng mở ra cánh cửa dẫn đến những chân trời mới Bởi trong thời đại toàn cầu hiện đại hóa hiện nay thì ngoại ngữ chính là một chìa khóa vạn năng đưa ta đến với những chân trời tri thức, văn hóa và cơ hội chưa từng có Và bài phân tích này sẽ làm rõ những lý do vì sao ngoại ngữ là chìa khóa vạn năng mở cánh cửa dẫn đến những chân trời mới
Đầu tiên, ngoại ngữ sẽ là tấm vé thông hành đưa ta đến với kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại Khi nắm rõ một ngoại ngữ khác ngoài tiếng mẹ
đẻ có thể giúp ta tiếp cận trực tiếp với những nguồn thông tin phong phú đa
Trang 13kinh điển, nghiên cứu những công trình khoa học tiên tiến, ta tự do khám phá
và lĩnh hội những tinh hoa đến từ những đất nước khác góp phần mở rộng kiến thức và tầm nhìn của bản thân
Thứ hai, ngoại ngữ mang đến cho bản thân những có hội việc làm hết sức hấp dẫn Trong một thế giới ngày càng toàn cầu hóa thì ngôn ngữ giúp chúng ta vượt qua rào cản địa lý và văn hóa Nhiều công ty đa quốc gia cần những nhân viên biết ít nhất một ngoại ngữ để giao tiếp hiệu quả với đối tác
và khách hàng quốc tế Điều này giúp bản thân có cơ hội thăng tiến nhanh hơn trong công việc, khả năng làm việc tại nước ngoài,…
Thứ ba, học ngoại ngữ cũng là một cách rèn luyện trí óc, cải thiện khả năng ghi nhớ và tăng cường sự linh hoạt trong tư duy Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng học ngoại ngữ giúp bản thân có khả năng giải quyết vấn đề và tư suy sáng tạo hơn Và hơn hết cũng giúp cho chúng ta cảm giác thành tựu và tự tin điều đó lại càng thúc đẩy và khuyến khích chúng ta học những điều mới mẻ Thứ tư, ngoại ngữ là một công cụ giao tiếp giúp chúng ta mở rộng các mối quan hệ xã hội Khi biết thêm ngoại ngữ chúng ta có thể giao tiếp và kết bạn thêm với nhiều người từ các nền văn hóa khác nhau Điều này khiến cho cuộc sống ngày càng thêm phong phú và tạo ra nhiều con đường, cơ hội hơn trong tương lai
Và cuối cùng là học ngoại ngữ còn có thể giúp ta trải nghiệm du lịch ở một đất nước xa lạ một cách trọn vẹn hơn Bởi khi chúng ta có sự hiểu biết về văn hóa, ẩm thực hay phong tục,… sẽ khiến chúng ta có một chuyến du lịch thư thái và tận hưởng hơn Những điều này còn giúp cho chuyến đi trở nên có
ý nghĩa và đáng nhớ
Vậy nên, ngoại ngữ là một công cụ vô cùng hữu ích, là chìa khóa mở ra những chân trời mới, mang lại cho ta những lợi ích to lớn về tri thức, văn hóa,
và cơ hội Việc học ngoại ngữ không chỉ là bổn phận của mỗi người dân trong
12