Khái niệm về Hợp đồng gửi giữ tài sản“Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữnhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
⸎⸎⸎⸎⸎
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Đề bài: “Tìm hiểu quy định pháp luật dân sự Việt Nam về hợp đồng gửi giữ
tài sản Lấy ví dụ.”
Đề số: 71
Lớp : Pháp luật đại cương -2-1-22
Năm học : 2022 – 2023
HÀ NỘI, THÁNG 12 / 2022
Trang 2MỤC LỤC
NỘI DUNG
2 Đặc điểm của Hợp đồng gửi giữ tài sản
2.1 Hợp đồng gửi giữ tài sản có thể là hợp đồng có đền bù
hoặc không có đền bù
2 2.2 Hợp đồng gửi giữ tài sản là hợp đồng song vụ 3
3 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng gửi giữ tài sản
3.1 Quyền và nghĩa vụ của bên gửi tài sản
3.2 Quyền và nghĩa vụ của bên giữ tài sản
4 Trách nhiệm đối với tài sản gửi giữ trong Hợp đồng gửi giữ tài sản
6
5 Các trường hợp chấm dứt hợp đồng gửi giữ tài sản 7
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi mỗi chúng ta phải tham gia vào càng nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau Trong các mối quan hệ ấy, có một loại quan hệ mà qua đó các bên chuyển giao tài sản và tiền công (nếu có) cho nhau để đáp ứng nhu cầu và mong muốn cá nhân gọi là gửi giữ tài sản Song song với sự phát triển mạnh mẽ ấy là sự gia tăng đáng kể của các giao dịch, hợp đồng dân sự trong đời sống, dẫn đến các tranh chấp về dân sự ngày một nhiều và ngày càng phức tạp Để giải quyết được tranh chấp thì cần
phải có sự hòa giải, thỏa thuận thích đang giữa hai bên Sự thỏa thuận giữa các bên được bày tỏ dựa trên tính thống nhất với nhau về xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự; được gọi là hợp đồng 1
Gửi giữ là hoạt động diễn ra hằng ngày trong cuộc sống Chính vì vậy hợp đồng gửi giữ tài sản là một phần tất yếu được phát sinh từ mối quan hệ xã hội và việc phát sinh tranh chấp là không thể tránh khỏi Thế nên, đòi hỏi pháp luật về hợp đồng dân sự nói chung và hợp đồng gửi giữ tài sản nói riêng phải hoàn thiện hơn để giải quyết các vấn đề, những tranh chấp một cách triệt để và nhanh chóng Thêm vào đó, việc pháp luật có quy định về hợp đồng gửi giữ tài sản đã
và đang giúp chúng ta giải quyết các tranh chấp một cách dễ dàng và đơn giản hơn cũng như là bảo vệ quyền và lợi ích cho chính bản thân mỗi người khi tranh chấp xảy ra
1 Điều 385 - Bộ luật Dân sự.
Trang 4NỘI DUNG
1 Khái niệm về Hợp đồng gửi giữ tài sản
“Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công” (Điều 554 – Bộ luật Dân sự 2015)
Về đối tượng và hình thức của Hợp đồng gửi giữ tài sản, trong bài viết trên trang báo HTC Law mà Luật sư Nguyễn Nhung có ghi rằng: “Đối tượng của Hợp đồng gửi giữ tài sản là tài sản được tự do lưu thông Đối tượng của hợp đồng gửi giữ có thể là động sản, có thể là bất động sản Tuy nhiên, Bộ Luật dân
sự 2015 không quy định về hình thức, do đó hình thức của hợp đồng này có thể bằng miệng, văn bản, hành vi tùy vào thỏa thuận do xác lập giữa hai bên Chủ thể của hợp đồng gửi giữ là bên gửi giữ (bên gửi) và bên nhận gửi giữ (bên nhận) Cụ thể:
Về bên gửi giữ tài sản, bên này có thể là chủ sở hữu tài sản hoặc có thể
không do Bộ luật dân sự không quy định rõ trường hợp này
Về bên nhận gửi giữ tài sản, bên nhận không bao giờ là chủ sở hữu và
không được định đoạt tài sản nhận gửi giữ (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) Thông thường người nhận là một nhân viên dưới sự điều hành của một người hay một tổ chức nào đó; ở trường hợp này, tổ chức mới là bên nhận gửi giữ.”
Tóm lại:
Bản chất của hợp đồng gửi giữ tài sản là xuất phát trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên – đây được coi là một trong những nguyên tắc cơ bản của hợp đồng, bên gửi chuyển giao tài sản của mình cho bên giữ để giữ gìn, bảo quản trong một thời gian nhất định, rồi trả lại tài sản đó cho bên gửi sau khi hết thời
1
Trang 5hạn hợp đồng và bên gửi không nhất thiết phải trả thù lao nếu không có trong thỏa thuận
2 Đặc điểm của Hợp đồng gửi giữ tài sản
2.1 Hợp đồng gửi giữ tài sản có thể là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù
Xét tình huống thực tế xảy ra tại môi trường Đại học:
Hai sinh viên An và Ngọc là bạn cùng phòng trọ với nhau, đồng thời là bạn cùng lớp tiếng Trung ở Trường Đại học Phenikaa Ngày 3/12/2022 là ngày thi kết thúc học phần tiếng 2A1, hai bạn đi tới trường bằng xe máy của Ngọc và gửi xe tại lán xe của trường với giá 3.000 VNĐ Đến gần giờ thi, An phát hiện mình quên không mang túi, và khi được sự đồng ý của Ngọc cho để nhờ điện thoại vào balo rồi giao cho giảng viên coi thi vì quy định của Khoa Ngôn ngữ là không được mang điện thoại, đồ điện tử, các loại giấy tờ khác, …trong lúc thi và ngay tại phòng thi
Thấy rõ được giữa An và Ngọc, giữa giảng viên coi thi và hai bạn đã có một loại hợp đồng gửi giữ tài sản bằng lời nói mà Ngọc hay giảng viên coi thi (gọi là người giữ tài sản) không nhận tiền thù lao, nên hợp đồng này được cho là hợp đồng không có đền bù Mặt khác, Ngọc và người trông xe đã thỏa thuận một loại hợp đồng khác do Ngọc phải trả tiền gửi xe khi lấy xe để về (kết thúc thời hạn hợp đồng), đây là hợp đồng có đền bù
Vì vậy hợp đồng gửi giữ tài sản là hợp đồng có đền bù nếu bên giữ nhận tiền công Đối với trường hợp bên giữ không nhận tiền thù lao cho việc giữ tài sản thì hợp đồng gửi giữ tài sản là hợp đồng không có đền bù
2
Trang 62.2 Hợp đồng gửi giữ tài sản là hợp đồng song vụ
Hợp đồng song vụ được hiểu đơn giản là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau Chính vì thế, cho dù hợp đồng gửi giữ tài sản có là hợp2
đồng đền có bù hay không thì hợp đồng gửi giữ tài sản vẫn luôn là hợp đồng song vụ Do bên giữ tài sản có nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn và trông coi tài sản; còn bên gửi tài sản có nghĩa vụ nhận lại tài sản khi bên giữ tài sản thông báo và trả tiền công cho bên giữ (nếu có)
3 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng gửi giữ tài sản
3.1 Quyền và nghĩa vụ của bên gửi tài sản
3.1.1 Quyền của bên gửi tài sản
Tham khảo tại Điều 556 - Bộ luật Dân sự:
- Bên gửi tài sản có quyền yêu cầu bên giữ tài sản phải bảo quản, giữ gìn tài sản tốt trong thời hạn hợp đồng và trả lại tài sản khi kết thúc hợp đồng
- Nếu bên giữ tài sản làm hư hỏng, mất mát tài sản gửi giữ thì bên gửi tài sản có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp bất khả kháng (ví dụ: tài sản bị hư hỏng, mất mát do bị lũ quét, sạt lở đất).3
- Nếu hợp đồng gửi giữ không xác định thời hạn thì bên gửi tài sản có quyền yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên giữ tài sản một khoảng thời gian hợp lý
- Bên gửi tài sản có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ (trừ trường hợp bất khả kháng).4
3.1.2 Nghĩa vụ của bên gửi tài sản
Căn cứ tại Điều 555 của Bộ luật Dân sự quy định, cụ thể:
2
Theo Giáo trình Pháp luật đại cương, về Một số nội dung cơ bản của Bộ luật Dân sự tr.228
3 Khoản 1, Điều 556 - Bộ luật Dân sự.
4 Khoản 2, Điều 556 – Bộ luật Dân sự.
3
Trang 7- Trường hợp gửi giữ có thời hạn, nếu bên gửi lấy lại tài sản trước thời hạn, thì bên gửi vẫn phải trả đủ tiền công và thanh toán chi phí cần thiết phát sinh từ việc bên giữ phải trả lại tài sản trước thời hạn, nếu các bên không có thỏa thuận khác trong hợp đồng
- Nếu bên gửi chậm nhận lại tài sản thì phải thanh toán các chi phí về bảo quản và tiền công cho bên giữ và phải chịu rủi ro đối với tài sản trong thời gian chậm nhận
- Bên gửi phải trả đủ tiền công, đúng thời hạn và đúng phương thức
đã thỏa thuận khi nhận lại tài sản gửi giữ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác
3.2 Quyền và nghĩa vụ của bên giữ tài sản
3.2.1 Quyền của bên giữ tài sản
Theo quy định tại Điều 558 của Bộ luật Dân sự, bên giữ tài sản có những quyền sau:
- Khi nhận tài sản, bên giữ có quyền yêu cầu bên gửi phải thông báo
về tình trạng, số lượng, chất lượng và cách thức bảo quản (đặc biệt đối với những tài sản có tính chất độc hại, nguy hiểm cho người.)
- Trong trường hợp bên gửi tài sản không trả tiền công hoặc không bồi thường thiệt hại (nếu có), bên giữ tài sản có quyền yêu cầu trả tiền công theo đúng thỏa thuận hay do pháp luật quy định; hoặc trả với chi phí hợp lý để bảo quản tài sản và bên giữ tài sản có quyền giữ lại tài sản đó đến khi nhận đủ tiền
- Bên giữ tài sản có quyền yêu cầu bên gửi phải lấy lại tài sản trong quá trình gửi giữ nếu tài sản đó có nguy cơ hư hỏng
- Trong trường hợp gửi giữ không xác định thời hạn, bên giữ tài sản
có quyền yêu cầu bên gửi tài sản nhận lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước có bên gửi trong một khoảng thời gian thời gian hợp lý
4
Trang 8- Bên giữ tài sản có quyền bán tài sản gửi giữ nếu tài sản đó có nguy
cơ bị hư hỏng hoặc có nguy cơ bị tiêu hủy nhằm đảm bảo lợi ích cho bên gửi nhưng bên giữ tài sản phải báo việc đó cho bên gửi và phải trả tiền cho bên gửi khoản tiền thu được từ bán tài sản, sau khi trừ chi phí hợp lý để bán tài sản
3.2.2 Nghĩa vụ của bên giữ tài sản
Căn cứ theo quy định tại Điều 557 của Bộ luật Dân sự:
- Bên giữ tài sản có nghĩa vụ bảo quản tài sản như đúng thỏa thuận đã
đề ra và tình trạng của tài sản khi trả lại phải đúng như khi nhận giữ
- Bên giữ tài sản chỉ được thay đổi các bảo quản tài sản trong trường hợp cần thiết, nhằm bảo quản tốt hơn cho tài sản đó, nhưng phải thông báo ngay cho bên gửi biết về nguy cơ hư hỏng hay có khả năng bị tiêu huy do tính chất của tài sản đó và yêu cầu bên gửi cho biết cách giải quyết trong một thời hạn; nếu thời hạn đó mà bên gửi không trả lời thì bên giữ có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản và yêu cầu bên gửi thanh toán chi phí
- Bên giữ tài sản có trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu làm mất mát, hư hỏng tài sản nhận giữ như không thực hiện đúng những yêu cầu để bảo quản, giữ gìn tài sản khiến cho tài sản bị cháy, ẩm ướt hay bị xước, móp méo dẫn đến bị hư hỏng, mất mát; không áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ tài sản; hoặc vô ý để tài sản bị trộm cắp mất
Trong trường hợp bất khả kháng mà bên giữ đã làm hết khả năng của mình, thì bên giữ không phải bồi thường (ví dụ: tài sản bị hư hỏng, mất mát
do bị lũ quét, sạt lở đất)
- Khi hợp đồng hết hạn, bên giữ phải trả lại tài sản cho người gửi Nếu quá hạn nhưng bên giữ vẫn không trả mà tài sản bị hư hỏng, mất mát thì trong mọi trường hợp đều phải bồi thường, kể cả trong trường hợp bất khả kháng
5
Trang 9- Nếu bên giữ yêu cầu bên gửi lấy lại tài sản trước thời hạn thì không được nhận tiền công mà phải bồi thường thiệt hại, nếu các bên không có thỏa thuận khác
4 Trách nhiệm đối với tài sản gửi giữ trong hợp đồng gửi giữ tài sản
Gửi giữ tài sản luôn hiện hữu trong cuộc sống của mỗi người bởi nó góp phần nào giúp con người hoàn thiện hơn các nhu cầu thiết yếu của họ.Ví dụ như: Hoạt động gửi giữ xe của các tổ chức (siêu thị, trường học, …) vừa giúp “khách hàng” của họ có lòng tin, yên tâm về an toàn do hạn chế được tình trạng mất cắp
xe và cảm giác tiện lợi về thời gian, công sức do tránh được các bất tiện về tìm chỗ đỗ xe với một thời gian không hề ngắn, vừa giúp cho họ thu hút được “khách hàng” và có nguồn thu nhập phụ Tuy nhiên, đôi khi cũng không thể tránh khỏi một số vấn đề không mong muốn, (trừ trường hợp bất khả kháng), thì cả hai bên đều phải có trách nhiệm của mình nếu sơ suất xảy ra
Vậy trách nhiệm đối với tài sản gửi giữ trong hợp đồng gửi giữ tài sản là …
Thứ nhất là trả lại tài sản gửi giữ
Căn cứ vào Điều 559 – Bộ luật Dân sự 2015 về Trả lại tài sản gửi giữ:
- Bên giữ phải trả lại tài sản đúng thời hạn và chỉ có quyền yêu cầu bên gửi lấy tài sản trước thời hạn, nếu có lý do chính đáng
- Bên giữ phải trả lại chính tài sản đã nhận và cả hoa lợi nếu có, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
Địa điểm trả tài sản gửi giữ là nơi gửi; nếu bên gửi yêu cầu trả tài sản ở địa điểm khác thì phải chịu chi phí vận chuyển đến nơi đó, trừ trường hợp
có thỏa thuận khác
, trường hợp chậm giao, chậm nhận tài sản gửi giữ
Thứ hai
Theo Điều 560 - Bộ luật Dân sự về chậm giao, chậm nhân tài sản gửi giữ:
6
Trang 10- Nếu bên giữ chậm giao tài sản thì không được yêu cầu bên gửi trả tiền công và thanh toán các chi phí về bảo quản, kể từ thời điểm chậm giao và phải chịu rủi ro đối với tài sản trong thời gian chậm giao tài sản
- Trường hợp bên gửi chậm nhận tài sản thì phải thanh toán các chi phí về bảo quản và tiền công cho bên nhận giữ tài sản trong thời gian chậm nhất
Theo Điều 561 – Bộ luật Dân sự 2015:
- Bên gửi phải trả đủ tiền công khi lấy lại tài sản gửi giữ (trừ trường hợp có thỏa thuận khác)
- Khi bên gửi lấy lại tài sản trước thời hạn thì vẫn phải trả đủ tiền công và thanh toán chi phí cần thiết phát sinh từ việc bên giữ phải trả lại tài sản trước thời hạn (trừ trường hợp có thỏa thuận khác)
- Khi bên giữ yêu cầu bên gửi lấy tài sản trước thời hạn thì bên giữ không được nhận tiền công và phải bồi thường thiệt hại cho bên gửi (trừ trường hợp có thỏa thuận khác)
- Nếu các bên không thỏa thuận về mức tiên công thì áp dụng mức tiền công trung bình tại địa điểm và thời điểm trả tiền công
Thế nên, khi có lỡ xảy ra các vấn đề không mong muốn liên quan đến hợp đồng gửi giữ tài sản, thì các bên vẫn phải chịu trách nhiệm đối với tài sản gửi giữ
và với bên còn lại theo đúng quy định pháp luật và đúng với nghĩa vụ của mình
5 Các trường hợp chấm dứt hợp đồng gửi giữ tài sản
Đối với hợp đồng nói chung và hợp đồng gửi giữ tài sản nói riêng, việc chấm dứt hợp đồng, hay vô hiệu hợp đồng là điều hoàn toàn có thể xảy ra do một số nguyên nhân, nhưng vẫn phải theo qui định của pháp luật Tham khảo từ Giáo trình Pháp luật đại cương (tr.236), các trường hợp chấm dứt hợp đồng gửi giữ tài sản gồm:
7
Trang 11(1) Hợp đồng đã được hoàn thành.
(2) Một trong các bên hủy hợp đồng, yêu cầu chấm dứt hợp đồng do không còn điều kiện gửi giữ
(3) Tài sản bị tiêu hủy, bị mất do trở lực khách quan
(4) Một hoặc cả hai bên thực hiện hợp đồng đã chết; hoặc tổ chức thực hiện hợp đồng chấm dứt tồn tại; hoặc tài sản không còn
6 Ví dụ
Đối với nhiều sinh viên trường đại học Phenikaa thì mỗi lần đi học là một
lần gửi xe ở trường mà thẻ gửi xe được coi là một minh chứng cho hợp đồng gửi
giữ tài sản (thẻ này chỉ có một tấm duy nhất và sẽ giao cho sinh viên giữ khi vào
gửi xe), gửi xe là thỏa thuận giữa sinh viên và nhà trường
Trong tình huống sinh viên vô tình làm hỏng, mất thẻ gửi xe thì phải nhanh chóng thông báo cho phụ trách trông coi xe và thực hiện các thủ tục để xác minh và nhận xe của mình để tránh những trường hợp đáng tiếc khác xảy ra Thủ tục giải quyết đó hoàn toàn dựa vào nội quy/ quy định của khu gửi xe (được ghi ở đằng sau thẻ), sinh viên làm hỏng/ mất thẻ phải bồi thường một khoản (khoảng 50.000 VNĐ) theo quy định vì đã làm mất thẻ xe, bên cạnh đó phải xác minh mình đã gửi xe và là chủ sở hữu của xe đó
8
Trang 12KẾT LUẬN
Nói chung, sự thỏa thuận giữa các bên được bày tỏ dựa trên tính thống nhất, nhằm mang lại lợi ích cho nhau5 mà kèm theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi đúng thời hạn, còn bên gửi trả tiền công cho bên giữ đúng với thỏa thuận và pháp luật có liên quan thì được gọi là hợp đồng gửi giữ tài sản
Tuy nhiên, cho dù là hợp đồng có đền bù hay là hợp đồng không có đền bù thì đều luôn mang lại ý nghĩa đối với từng cá nhân trong cuộc sống Qua đó, khuyến khích quan hệ gửi giữ giữa các cá nhân với nhau mang đặc điểm riêng
(được coi là không có đền bù), nhưng cũng cần được điều chỉnh bởi pháp luật để
xác định rõ quyền - nghĩa vụ - trách nhiệm của các bên
Do đó, hợp đồng dân sự nói chung và hợp đồng gửi giữ tài sản nói riêng cũng phải theo một nguyên tắc nhất định: Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thức và ngay thẳng Thêm vào đó, việc hiểu rõ quy định của pháp luật để
áp dụng vào thực tế giúp chúng ta bảo vệ quyền và lợi ích cho chính bản thân mình khi tranh chấp xảy ra
TÀI LIỆU THAM KHẢO
5 Khái niệm Hợp đồng, Giáo trình Pháp luật đại cương tr.223.
9