Nhất là trong bối cảnh tình hình dịch Covid – 19hiện nay thì vấn đề sức lao động càng được quan tâm hơn nữa bởi sự tác động củadịch bệnh lên con người là quá lớn, ảnh hưởng đến kinh tế v
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
*****
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
MÁC - LÊNIN
Đề bài: Phân tích hàng hóa sức lao động? Vận dụng để phân tích thực trạng thị
trường sức lao động Việt Nam sau đại dịch Covid 19, liên hệ trách nhiệm bản thân
Mã đề: 49
Sinh viên : Đồng Đỗ Minh Ngọc
Lớp : Kinh tế chính trị Mác Lê-nin N22
NĂM HỌC 2022-2023
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
1 Tính cấp thiết của đề tài: 3
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: 4
NỘI DUNG 5
Chương I Khái quát về hàng hóa sức lao động 5
1.1 Khái niệm về hàng hóa sức lao động: 5
1.2 Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa: 5
1.3 Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động: 6
Chương II Thực trạng thị trường hàng hóa sức lao động ở Việt Nam sau đại dịch Covid 19 8
2.1 Thực trạng cung lao động 8
2.2 Thực trạng cầu lao động 10
Chương III Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường lao động- Liên hệ trách nhiệm bản thân trong bối cảnh đại dịch Covid 19 12
3.1 Giải pháp: 12
3.2 Liên hệ trách nhiệm của bản thân đối với thị trường lao động ở nước ta hiện nay: 12
KẾT LUẬN 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Nguồn lao động là tài sản quý giá và to lớn của quốc gia; là một trong những điều kiện tiên quyết thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế Đồng hành với nguồn lao động thì hàng hóa sức lao động chính là cơ sở quan trọng trong việc nghiên cứu giá trị thặng dư và quan hệ cũng như phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Ngày nay, hàng hóa sức lao động trở thành một vấn đề đáng quan tâm, được mở rộng ra thành thị trường sức lao động, mang tầm chiến lược quốc gia, trở thành cơ sở để phát triển nền kinh tế thị trường
Tuy nhiên, việc đào tạo, phát triển và những chính sách đãi ngộ người lao động ở Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập Nhất là trong bối cảnh tình hình dịch Covid – 19 hiện nay thì vấn đề sức lao động càng được quan tâm hơn nữa bởi sự tác động của dịch bệnh lên con người là quá lớn, ảnh hưởng đến kinh tế và nhiều mặt khác trên toàn thế giới không chỉ riêng Việt Nam
Vì vậy, việc nghiên cứu để hiểu rõ hơn sức lao động cũng như thị trường sức lao động là điều vô cùng quan trọng và cần thiết, từ đó đưa ra giải pháp để phát triển thị trường lao động một cách hiệu quả nhất cũng như phát triển nền kinh tế đất nước
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của đề tải là làm rõ hơn vấn đề hàng hóa sức lao động, về điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa, từ đó thấy được thực trạng thị trường sức lao động ở Việt Nam sau đại dịch Covid 19
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, tiểu luận có những nhiệm vụ sau:
Trang 4• Làm rõ một số vấn đề lý luận hàng hóa sức lao động của C.Mác và tất yếu khách quan của việc tồn tại hàng hóa sức lao động trong nền kinh tế thị trường
• Phân tích thực trạng thị trường sức lao động ở nước ta sau đại dịch Covid
• Liên hệ trách nhiệm của bản thân
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Lý luận hàng hóa – sức lao động của C.Mác, thực trạng thị trường sức lao động Việt Nam sau đại dịch Covid 19
Phạm vi nghiên cứu: Thị trường lao động Việt Nam sau đại dịch Covid 19
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
Cơ sở lý luận: Tiểu luận nghiên cứu vấn đề dựa vào quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về hàng hóa sức lao động, có tham khảo một số các lý thuyết của kinh tế học, kinh tế phát triển dựa trên những quan điểm và đường lối đổi mới trong các văn kiện của Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam
Phương pháp nghiên cứu: Tiểu luận đã sử dụng phương pháp biện chứng duy vật với các biện pháp như: thống nhất logic và lịch sử, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa và hệ thống hóa, phương pháp thống kê đối chiếu, so sánh để nghiên cứu và trình bày bản chất của vấn đề
Trang 5NỘI DUNG Chương I Khái quát về hàng hóa sức lao động
1.1 Khái niệm về hàng hóa sức lao động:
Sự biến đổi giá trị của số tiền cần phải chuyển hóa thành tư bản không thể xảy ra trong bản thân số tiền ấy, mà chỉ có thể xảy ra từ hàng hóa mua vào (T – H) Hàng hóa đó không thể là một hàng hóa thông thường, mà phải là một hàng hóa đặc biệt, hàng hóa mà giá trị sử dụng của nó có đặc tính là nguồn gốc sinh ra giá trị Thứ hàng hóa đó là sức lao động mà nhà tư bản đã tìm thấy trên thị trường
1.2 Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa:
Theo C Mác, “Sức lao động, đó là toàn bộ các thể lực và trí lực ở trong thân thể một con người, trong nhân cách sinh động của con người, thể lực và tri lực mà con người phải làm cho hoạt động để sản xuất ra những vật có ích"
Trong bất cứ xã hội nào, sức lao động cũng là điều kiện cơ bản của sản xuất Nhưng không phải trong bất kỳ điều kiện nào, sức lao động cũng là hàng hóa Thực tiễn lịch sử cho thấy, sức lao động của người nô lệ không phải hàng hóa, vì bản thân nô lệ thuộc sở hữu của chủ nô, anh ta không có quyển bán sức lao động của mình Người thợ thủ công tự do tuy được tùy ý sử dụng sức lao động của mình, nhưng sức lao động của anh ta cũng không phải hàng hóa, vì anh ta có tư liệu sản xuất để làm ra sản phẩm nuôi sống mình chứ chưa buộc phải bán sức lao động để sống Sức lao động chỉ có thể trở thành hàng hóa trong những điều kiện lịch sử nhất định sau đây:
Thứ nhất, người lao động phải được tự đo về thân thể, làm chủ sức lao động của
mình, và có quyền bán sức lao động của mình như một hàng hóa
Trang 6Thứ hai, người có sức lao động phải bị tước đoạt hết mọi tư liệu sản xuất và tư
liệu sinh hoạt, họ trở thành người “vô sản” Để tồn tại, người đó buộc phải bán sức lao động của mình để kiếm sống
Sự tồn tại đồng thời hai điều kiện nói trên tất yếu biển sức lao động trở thành hàng hóa Sức lao động biển thành hàng hóa là điều kiện quyết định để tiền biển thành tư bản Tuy nhiên để tiễn biến thành tư bản thì lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền
tệ phải phát triển đến một mức độ nhất định
Trong các hình thái xã hội trước chủ nghĩa tư bản chỉ có sản phẩm của lao động mới là hàng hóa Chỉ đến khi sản xuất hàng hóa phát triển đến một mức độ nhất định nào đó, các hình thái sản xuất xã hội cũ (sản xuất nhỏ, phường hội, phong kiến) bị phá vỡ, thì mới xuất hiện những điều kiện để cho sức lao động trở thành hàng hóa, chính sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động làm cho sản xuất hàng hóa
có tính chất phổ biến và đã báo hiệu cho sự ra đời của một thời đại mới trong lịch
sử xã hội — thời đại của chủ nghĩa tư bản
1.3 Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động:
Cũng giống như mọi hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng
1.3.1.Giá trị hàng hóa sức lao động:
Giá trị hàng hóa sức lao động cũng do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động quyết định Nhưng sức lao động chỉ tổn tại như năng lực sống của con người Muốn tái sản xuất ra năng lực đó, người công nhân phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định về ăn, mặc, ở, học nghề, Ngoài ra, người lao động còn phải thỏa mãn những nhu cầu của gia đình và con cái anh ta nữ Chỉ có như vậy thì sức lao động mới được sản xuất và tái sản xuất một cách liên tục
Vậy thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động sẽ được quy thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt ấy;
Trang 7hay nói cách khác, giá trị hàng hóa sức lao động được đo gián tiếp bằng giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống người công nhân và gia đình anh ta
Là hàng hóa đặc biệt, giá trị hàng hóa sức lao động khác với hàng hóa thông thường ở chỗ nó còn bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử Điều đó có nghĩa là ngoài những nhu cầu về vật chất, người công nhân còn có nhu cầu tinh thần, văn hóa Những nhu cầu đó phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước trong từng thời kỳ, đồng thời nó còn phụ thuộc cả vào điều kiện địa lý, khí hậu của nước đó Tuy giá trị hàng hóa sức lao động bao hàm yếu tố tinh thần và lịch sử, nhưng đối với một nước nhất định và trong một thời kỳ nhất định, thì quy mô những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho người lao động là một đại lượng nhất định, do đó có thể xác định được lượng giá trị hàng hóa sức lao động do những bộ phận sau đây hợp thành:
Một là, giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết để tái sản
xuất sức lao động, duy trì đời sống của bản thân người công nhân
Hai là, phí tổn đào tạo người công nhân.
Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho con cái
người công nhân
Để biết được sự biến đổi của giá trị sức lao động trong một thời kỳ nhất định, cần nghiên cứu hai loại nhân tố tác động đối lập nhau đến sự biến đổi của giá trị sức lao động Một mặt, sự tăng nhu cầu trung bình của xã hội về hàng hóa, dịch vụ và học tập và nâng cao trình độ lành nghề đã làm tăng giá trị sức lao động; mặt khác,
sự tăng năng suất lao động xã hội sẽ làm giảm giá trị sức lao động
1.3.2 Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động:
Hàng hóa sức lao động không chỉ có giá trị, mà còn có giá trị sử dụng như bất kỳ hàng hóa thông thường nào Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao động của người công nhân
Tuy nhiên, quá trình sử dụng hay tiêu dùng hàng hóa sức lao động khác với quá trình tiêu dùng hàng hóa thông thường ở chỗ: hàng hóa thông thường sau quá trình tiêu dùng hay sử dụng thì cả giá trị lẫn giá trị sử dụng của nó đều tiêu biển mất
Trang 8theo thời gian Trái lại, quá trình tiêu dùng hàng hóa sức lao động lại là quá trình sản xuất ra một hàng hóa nào đó, đồng thời là quá trình sáng tạo ra giá trị mới Mục đích của nhà tư bản là muốn giá trị mới được sáng tạo ra phải lớn hơn giá trị sức lao động và thực tế việc nhà tục bản tiêu dùng sức lao động (thông qua hoạt động lao động của người công nhân) đã hàm chứa khả năng này Phần lớn hơn đó chính là giá trị thặng dư mà nhà tư bản sẽ chiếm đoạt Nhu vậy, giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính chất đặc biệt, nó là nguồn gốc sinh ra giá trị tức là
nó có thể tạo ra giá trị mỗi lớn hơn giá trị của bản thân nó Đó là chìa khóa để giải thích mâu thuẫn của công thức chung của tư bản (T – H—T") Chính đặc tính này
đã làm cho sự xuất hiện của hãng hỏa sức lao động trở thành điều kiện để tiền tệ chuyển hóa thành tư bản
Chương II Thực trạng thị trường hàng hóa sức lao động ở Việt Nam sau đại dịch Covid 19
2.1 Thực trạng cung lao động
Đại dịch COVID-19 gây nhiều hệ lụy tiêu cực toàn giới Việt Nam, thị trường lao động lĩnh vực chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề Dịch bệnh bùng phát lần đầu tiên năm 2019 ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc
a) Về số lượng lao động:
Theo thông tin của Tổng cục thống kê, trong quý I năm 2022, lực lượng lao động
từ 15 tuổi trở lên trong quý I năm 2022 là 51,2 triệu người, tăng hơn 0,4 triệu người so với quý trước và tăng 0,2 triệu người so với cùng kỳ năm trước; số người
từ 15 tuổi trở lên có việc làm là 50,0 triệu người, tăng 962,6 nghìn người và tăng 132,2 nghìn người Như vậy, hiện nay nguồn cung lao động ở Việt Nam đang có
xu hướng gia tăng
Lực lượng lao động nước ta khá đông đảo nhưng có sự phân bố không đồng đều giữa thành thị và nông thôn; giữa đồng bằng, ven biển và miền núi; không đồng đều giữa cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế Hiện nay ở Việt Nam cung về
Trang 9sức lao động đang vượt quá cầu và sẽ còn tiếp tục vượt trong tương lai, điều đó tạo
ra một áp lực rất lớn về việc làm cho dân cư
Mặc dù cả nước vẫn còn hơn 16,9 triệu người từ 15 tuổi trở lên chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 nhưng con số này đã giảm mạnh so với quý trước (giảm 7,8 triệu người) Lực lượng lao động đang dần tìm kiếm được việc làm cho mình sau những tác động của Covid Tình trạng thiếu việc làm đã được cải thiện đáng
kể, đặc biệt ở khu vực dịch vụ Tỷ lệ thiếu việc làm giảm mạnh và đang dần trở lại trạng thái như đã quan sát được ở thời kỳ trước khi đại dịch xảy ra
b) Về chất lượng lao động:
Về ưu điểm, lao động nước ta cần cù, chịu khó, luôn sáng tạo, có tinh thần ham học hỏi, kinh nghiệm tích lũy qua nhiều thế hệ
Mặt khác, cùng với sự phát triển ngày càng văn minh của xã hội, người lao động đang dần trở nên hiểu biết hơn, có trình độ cao hơn Tuy nhiên, chất lượng lao động nước ta vẫn còn nhiều hạn chế Về mặt sức khỏe, thể lực của người kém xa so với các nước trong khu vực Về ý thức kỷ luật lao động của người lao động còn thấp do nước ta là một nước nông nghiệp nên phần lớn người lao động còn mang nặng tác phong sản xuất của một nền nhà nước tiểu nông Chúng ta làm trong thời gian dài tuy nhiên không tập trung 100% vào công việc Vẫn còn tình trạng cộng đồng làng xã: vừa làm vừa nói chuyện, tán gẫu
2.2 Thực trạng cầu lao động
Về cầu lao động, xu hướng giảm việc làm tăng lên Doanh nghiệp không có nhu cầu tuyển lao động mà chủ yếu muốn cắt giảm lao động Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các lĩnh vực nghành dịch vụ, công nghiệp chế tạo, giao thông vận tải đã chịu tác động nặng nề sau đại dịch Covid 19
Trang 10Hiện nay, cả nước có trên 4,145 triệu cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp, thu hút gần 17 triệu lao động vào làm việc, trong đó có gần 3,935 triệu cơ sở thuộc khu vực sản xuất kinh doanh (chiếm 94,9%) Tổng số doanh nghiệp hiện đăng ký kinh doanh có 300 nghìn (trong đó có trên 200 nghìn doanh nghiệp hiện đang hoạt động), góp phần thu hút thêm từ 1,2 đến 1,5 triệu lao động vào làm việc/năm Tuy nhiên, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phân bố không đều giữa các vùng, chủ yếu tập trung ở Đông Nam Bộ; Đồng bằng sông Hồng; Đồng bằng sông Cửu Long Các doanh nghiệp chủ yếu có qui mô nhỏ, phân tán và trình độ kỹ thuật công nghệ thấp Hiệu quả sử dụng vốn còn thấp, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp có tiến bộ, nhưng chưa vững chắc và chưa cao
Mặt khác, số người trong độ tuổi lao động đông không có nghĩa là thị trường lao động Việt Nam đáp ứng đủ nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp Bởi số lao động có tay nghề, có chất lượng của nước ta dù đang trong xu hướng gia tăng nhưng vẫn đang trong tình trạng hạn chế
Như vậy, dịch Covid-19 làm biến động lớn cung cầu lao động theo xu hướng giảm cung cầu lao động Đặc biệt, giá trị sức lao động (hay tiền lương tiền công) bị giảm mạnh, doanh nghiệp cắt giảm lương để duy trì hoạt động doanh nghiệp hoặc ngừng kinh doanh, phá sản
Về thị trường xuất lao động: dịch chuyển lao động thị trường trong nước khó khăn bởi lệnh cấm phong tỏa, giãn cách xã hội Sự bùng phát lan rộng dịch Covid-19 khiến việc hạn chế nhập cư của một số quốc gia bị tác động trực tiếp, làm đình trệ tình hình xuất khẩu lao động Việt Nam Các thị trường lớn như Nhật Bản, số nước châu Âu tạm dừng tiếp nhận lao động từ các nước có dịch Cụ thể, quý II tháng đầu năm 2021, thị trường lao động Việt Nam bị ảnh hưởng: Lực lượng lao động tăng so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với kỳ trước khi đại dịch bùng
Trang 11phát, lao động có việc làm giảm so với quý trước, lao động có việc làm phi thức tiếp tục tăng; quý II năm 2021 có tỷ lệ lao động phi thức mức cao trong vòng nhiều năm trở lại đây đã phục hồi tăng trưởng Thu nhập bình quân từ công việc người lao động bị gián đoạn do ảnh hưởng bởi đại dịch; thất nghiệp độ tuổi lao động tăng
so với quý trước; tỷ lệ thanh niên không có việc làm, không tham gia học tập đào tạo tiếp tục tăng Số lao động làm công việc tự sản tự tiêu khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản ghi nhận mức tăng cao so với nhiều năm trở lại đây Đặc biệt, thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, quan trọng của Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng, với ca nhiễm ngày càng cao chưa ngừng thuyên giảm Điều đó có tác động nặng nề tới thị trường lao động nước ta Các khuyến nghị nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường lao động trong bối cảnh dịch bệnh Nhìn chung, ta thấy khó khăn, biến động kinh tế ở thế giới nói chung và thị trường lao động Việt Nam nói riêng trong thời gian qua Những khó khăn thách thức đó đòi hỏi Chính phủ phải đề ra chủ trương hoàn thành tốt mục tiêu kép: vừa phát triển kinh tế, vừa chiến thắng đại dịch
Chương III Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường lao động- Liên hệ trách nhiệm bản thân trong bối cảnh đại dịch Covid 19
3.1 Giải pháp:
Trước tình hình hiện nay, đề xuất một số giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường lao động trong bối cảnh đại dịch, cụ thể như sau:
- Tiếp tục thực hiện kiên định mục tiêu kép, vừa quyết liệt phòng chống dịch hiệu quả, vừa tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp người lao động
- Đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc-xin, đặc biệt ưu tiên cho lao động tuyến đầu, lao động khu công nghiệp, ngăn chặn tình trạng đứt gãy chuỗi giá trị sản xuất Chủ động tích cực triển khai hiệu quả hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn sau đại dịch Covid-19