VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÔN GIÁO1.1 Một số vấn đề chung về tôn giáo1.1.1 Khái niệm về tôn giáoTôn giáo là hình thức xã hội, phản ánh hiện thực khách quan, Thông qua sự phản ánh đó, các lư
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HCM KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ QUỐC PHÒNG
-o0o -TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH 2
TÊN ĐỀ TÀI: ANH CHỊ HÃY TRÌNH BÀY NHẬN THỨC CỦA MÌNH VỀ TỒN GIÁO? NÊU VÀ PHÂN TÍCH CÁC QUAN ĐIỂM, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC HIỆN NAY VỀ VẤN ĐỀ TÔN GIÁO LIÊN
HỆ TRÁCH NHIỆM BẢN THÂN?
NHÓM 3:
Trang 2Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TPHCM KHOA SINH HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG
-o0o -TÊN ĐỀ TÀI: ANH CHỊ HÃY TRÌNH BÀY NHẬN THỨC CỦA MÌNH VỀ TỒN GIÁO? NÊU VÀ PHÂN TÍCH CÁC QUAN ĐIỂM, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC HIỆN NAY VỀ VẤN ĐỀ TÔN GIÁO LIÊN
HỆ TRÁCH NHIỆM BẢN THÂN?
GVHD: NGUYỄN VĂN HOÀ
Lớp: 14DHTP05
Nhóm: 3
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày năm
Trang 3Lời cam đoan
Em/ chúng em xin cam đoan đề tài tiểu luận: do cá nhân/nhóm 3 nghiên cứu và
thực hiện
Em/ chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành
Kết quả bài làm của đề tài là trung thực và không sao chép từ bất kỳ bài tập của nhóm khác
Các tài liệu được sử dụng trong tiểu luận có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng
(kí tên và ghi rõ họ tên)
Phan Nhật Huy
Trang 4PHẦN 1 MỤC LỤC
PHẦN 1 MỤC LỤC 1
PHẦN 2 MỞ ĐẦU 2
1 Mục đích nghiên cứu: 2
2 Nhiệm vụ nghiên cứu: 2
3 Khách thể nghiên cứu: 2
4 Đối tượng nghiên cứu 2
5 Phạm vi nghiên cứu 2
6 Phương pháp nghiên cứu: 2
7 Cấu trúc của đề tài: 2
PHẦN 3 NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1 VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÔN GIÁO 3
1.1 Một số vấn đề chung về tôn giáo 3
1.2 Nguồn gốc tôn giáo 3
1.3 Các tính chất của tôn giáo 4
1.4 Tình hình tôn giáo thế giới và tình hình tôn giáo ở Việt Nam 4
1.5 Quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay 6
CHƯƠNG 2: ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG ĐỊCH LỢI DỤNG VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM 9
2.1 Âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch 9
2.2 Phương thức lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch 9
2.3 Giải pháp đấu tranh phòng, chống sự lợi dụng vấn đề tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch 10
2.4 Trách nhiệm sinh viên trong thực hiện quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà Nước 12
PHẦN 4 KẾT LUẬN 13
PHẦN 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
[1] Chuyên mục: bài viết về đấu tranh phòng, chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng nước ta hiện nay 14
[2] Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) về công tác tôn giáo 14
[3] Tài liệu môn học GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH 2 14
Trang 5[4] Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế – Việt Nam 2018 14
PHẦN 2 MỞ ĐẦU
1 Mục đích nghiên cứu:
Khai thác những quan điểm quan điểm, chính sách về vấn đề tôn giáo của Đảng và Nhà Nước ta hiện nay
2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Khái quát những vấn đề chung về tôn giáo tại Việt Nam, chọn lựa tư liệu hình ảnh phù hợp với nội dung
- Điều tra tình hình tôn giáo ở Việt Nam và chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước
ta hiện nay
- Đề xuất các giải pháp đấu tranh phòng, chống sự lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch
- Liên hệ đến trách nhiệm của sinh viên
3 Khách thể nghiên cứu:
Tư liệu
4 Đối tượng nghiên cứu
Tôn giáo và các quan điểm, chính sách liên quan đến tôn giáo
5 Phạm vi nghiên cứu
Các tôn giáo trên đất nước Việt Nam
6 Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu lý thuyết
- Quan sát thực tiễn
- Phân tích, tổng hợp
- Đưa ra giải pháp thiết thực
Trang 6- Kết luận
7 Cấu trúc của đề tài:
Đề tài gồm: Mở đầu, 2 chương, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo
Trang 7PHẦN 3 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÔN GIÁO 1.1 Một số vấn đề chung về tôn giáo
1.1.1 Khái niệm về tôn giáo
Tôn giáo là hình thức xã hội, phản ánh hiện thực khách quan, Thông qua sự phản ánh đó, các lực lượng tự nhiên và xã hội trở thành siêu nhiên, thần bí
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội có mặt từ rất lâu đời trong lịch sử loài người và
có mặt ở hầu khắp các xã hội loài người xuyên suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm Nhìn chung, bất kỳ tôn giáo nào, với sự phát triển hoàn chỉnh, cũng bao gồm: ý thức tôn giáo (biểu hiện ở nơi thiêng liêng và tín ngưỡng cụ thể) và hệ thống tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo với các hoạt động lễ nghi của nó
Trong đời sống xã hội tôn giáo là một cộng đồng xã hội, với các yếu tố: hệ thống giáo lý tôn giáo, đức tin tôn giáo, tổ chức tôn giáo với đội ngũ giáo sĩ và tín đồ, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động tôn giáo
1.1.2 Cần phải phân biệt tôn giáo với mê tín dị đoan
Mê tín là hiện tượng cuồng tín (ý thức, hành vi) khi con người đã đến mức độ thiếu hiểu biết, vi phạm đạo đức, nếp sống văn hóa cộng đồng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, vật chất, cá nhân và cộng đồng xã hội
Đó là một hiện tượng xã hội tiêu cực cần phải cương quyết loại trừ để có đời sống tinh thần và xã hội lành mạnh tốt đẹp
1.2 Nguồn gốc tôn giáo
Trong lịch sử xã hội nhân loại, tôn giáo xuất hiện từ rất lâu đời Tôn giáo có nguồn gốc từ nhiều nguồn gốc khác nhau, nhưng hầu hết là từ các nguồn gốc kinh tế - xã hội, nhận thức và tâm lý
-Nguồn gốc kinh tế - xã hội: Trong xã hội công xã nguyên thủy, do trình độ sản xuất
thấp, con người cảm thấy yếu đuối, phụ thuộc và bất lực trước thiên nhiên Vì vậy, họ quy sức mạnh siêu nhiên cho tự nhiên, và họ tin rằng tự nhiên có quyền lực, sức mạnh to lớn và quyết định sự sống, và họ phải tôn thờ Trong trường hợp có sự đối kháng giai cấp trong xã hội, thì sự áp bức, bóc lột và bất công đối với nhân dân lao động là nguyên nhân sâu xa của tôn giáo Hiện nay loài người chưa làm chủ hoàn toàn về tự nhiên và xã hội,
Trang 8các giai cấp, dân tộc, xung đột tôn giáo, thiên tai, dịch bệnh vẫn còn tiếp diễn nên tôn giáo vẫn có cội nguồn để tồn tại
-Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo: Tôn giáo bắt nguồn từ sự nhận thức, những tri
giác còn hạn hẹp, mơ hồ đối với tự nhiên, xã hội có liên quan đối với cuộc sống, thân phận của con người Con người đã gán cho tôn giáo những quyền năng thần thánh, sáng tạo ra các hình tượng tôn giáo Mặt khác, trong quá trình của nhận thức, con người có thể nảy sinh những yếu tố suy diễn, tưởng tượng xa lạ với hiện thực khách quan
-Nguồn gốc tâm lí của tôn giáo: Từ xúc cảm, sự bất an, mê mờ, giận dữ, tuyệt vọng
đã dẫn con người đến sự khuất phục, không làm chủ được đời sống là cơ sở tâm lí để xuất hiện tôn giáo Mặt khác, lòng biết ơn, thái độ thành kính đối với những người có công khai mở chân lí và kiểm xoát được các khía cạnh về tình cảm, tâm lí con người cũng là cơ sở để tôn giáo ra đời
1.3 Các tính chất của tôn giáo
Tôn giáo có ba tính chất: tính lịch sử, tính quần chúng, tính chính trị
-Tính lịch sử của tôn giáo: Tôn giáo xuất hiện, tồn tại và biến đổi phản ánh và phụ
thuộc vào sự vận động, phát triển của tồn tại xã hội Nếu con người có thể làm chủ hoàn toàn tự nhiên, xã hội và tư duy thì tôn giáo sẽ mất đi
- Tính quần chúng của tôn giáo: Tôn giáo phản ánh khát vọng của những người bị
áp bức về một xã hội hòa bình, tự do và bình đẳng Tôn giáo đã trở thành đứa con tinh thần, là đức tin, lối sống của một bộ phận dân cư Hiện nay, một bộ phận không nhỏ nhân dân trong xã hội tin theo các tôn giáo
- Tính chính trị của tôn giáo: Bắt đầu xuất hiện khi xã hội đã phân chia giai cấp
Giai cấp thống trị lợi dụng tôn giáo làm công cụ để thống trị, bóc lột, áp bức và mê hoặc nhân dân nói chung và giai cấp bị trị nói riêng Những cuộc chiến tranh tôn giáo đã và đang xảy ra nhưng thực chất vẫn là xuất phát từ lợi ích của những giai cấp xã hội khác nhau lợi dụng tôn giáo để thực hiện mục tiêu chính trị của riêng mình
1.4 Tình hình tôn giáo thế giới và tình hình tôn giáo ở Việt Nam
-Tình hình tôn giáo thế giới:
Theo thống kê hiện nay, toàn cầu có hơn 10.000 tôn giáo khác nhau, trong đó khoảng 150 tôn giáo có hơn 1 triệu tín đồ Những tôn giáo lớn trên thế giới hiện nay gồm có: Kitô giáo có trên 2,4 tỉ tín đồ, chiếm hơn 31% dân số thế giới; Hồi giáo: 1,8 tỉ tín đồ, chiếm khoảng 23% dân số thế giới; Ấn Độ giáo: 900 triệu tín đồ, chiếm khoảng 15% dân
số thế giới và Phật giáo: 365 triệu, chiếm khoảng 6% dân số thế giới Nói chung có
Trang 9khoảng 87% dân số thế giới đang gắn bó với một tôn giáo nào đó; chỉ có khoảng 13% là không tôn giáo
Trong những năm gần đây hoạt động của các tôn giáo khá sôi động diễn ra theo nhiều xu hướng Các tôn giáo đều có xu hướng mở rộng ảnh hưởng toàn cầu hóa; các tôn giáo cũng có xu hướng dân tộc, hóa bình dân hóa, làm mềm hóa các dưới luật lễ nghi để thích nghi và tồn tại phát triển trong từng quốc gia dân tộc Bên cạnh đó các tôn giáo cũng tăng cường hoạt động giao lưu thực hiện thêm các chương trình phi tôn giáo theo hướng thế tục hóa và tích cực tham gia các hoạt động xã hội để mở rộng ảnh hưởng sinh hoạt tôn giáo đa dạng
Đáng chú ý là gần đây xu hướng đa thần giáo phát triển song song với xu hướng nhất thần giáo, tuyệt đối hóa, thần bí hóa giáo chủ đang nổi lên; đồng thời, nhiều “tư tượng tôn giáo lạ” ra đời trong đó không ít tổ chức tôn giáo là một trong những tác nhân gây xung đột tôn giáo dân tộc gây gắt trên thế giới hiện nay, trong đó không ít tổ chức tôn giáo là một trong những tác nân gây xung đột tôn giáo dân tộc gây gắt trên thế giới hiện nay Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch tiếp tục sử dụng tôn giáo để chống phá can thiệp vào quốc gia dân tộc độc lập
Các hoạt động của các tôn giáo thế giới có tác động, ảnh hưởng đến sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam Việc mở rộng giao lưu giữa các tôn giáo Việt Nam với các tôn giáo thế giới đã giúp cho việc tăng cường trao đổi thông tin, góp phần xây dựng tinh thần hợp tác hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau vì lợi ích của các giáo hội và đất nước; góp phần đấu tranh bác bỏ những luận điệu sai trái, xuyên tạc, vu khống của các thế lực thù địch với Việt Nam; góp phần đào tạo chức sắc tôn giáo Việt Nam Mặt khác, các thế lực thù địch cũng lợi dụng sự mở rộng giao lưu đó để tuyên truyền, kích động đồng bào tôn giáo trong và ngoài nước chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN ở Việt Nam
-Tình hình tôn giáo ở Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có nhiều tôn giáo và nhiều người tin theo các tôn giáo Hiện nay ở nước ta có sáu tôn giáo lớn: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo, Cao đài,Phật giáo Hòa hảo với số tín đồ có thể lên đến 20 triệu Có người đôi lúc tham gia nhiều hành
vi tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau
Theo thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ (Ban TGCP) năm 2018, 26.4% dân số được xếp vào các tín đồ tôn giáo: 14.91% là tín đồ đạo Phật, 7.35% là tín đồ Công giáo
La Mã, 1.09% là tín đồ đạo Tin lành, 1.16% là tín đồ đạo Cao Đài, và 1.47% là tín đồ Phật giáo Hòa Hảo Trong cộng đồng tín đồ Phật giáo, Phật giáo Bắc Tông là tôn giáo chính của dân tộc đa số, người Kinh (Việt), còn khoảng 1.2% dân số, hầu hết là nhóm dân tộc thiểu số Khmer, thực hành Phật giáo Nam Tông Các nhóm tôn giáo nhỏ hơn cộng lại chỉ chiếm dưới 0.16% dân số, trong đó có khoảng 70.000 người dân tộc Chăm thực hành dòng đạo Hinđu riêng biệt ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ; khoảng 80.000 tín
Trang 10đồ Hồi giáo sống rải rác trên cả nước (trong đó khoảng 40% theo dòng Sunni; 60% còn lại theo dòng Bani Islam); khoảng 3.000 người theo đạo Baha’i; và xấp xỉ 1.000 người là tín đồ thuộc Giáo hội các thánh hữu ngày sau của Chúa Giê su Ki tô (thuộc Giáo hội Chúa Giê su Ki tô) Các nhóm tôn giáo bản địa (đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Minh Sư Đạo, Minh Lý Đạo, Tịnh Độ Cư Sĩ Phật Hội, Phật Giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn) chiếm tổng cộng 0.34% Một nhóm nhỏ, phần lớn là người nước ngoài, theo đạo Do Thái cư trú ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
Trong những năm gần đây các tôn giáo đẩy mạnh hoạt động nhằm phát triển tổ chức phát huy ảnh hưởng trong đời sống tinh thần xã hội Các giáo hội đều tăng cường hoạt động mở rộng ảnh hưởng, thu hút tín đồ; tăng cường quan hệ với các tổ chức tôn giáo thế giới Các cơ sở tôn giáo được tu sửa, xây dựng mới khang trang tốt đẹp; các lễ hội diễn ra sôi nổi ở nhiều nơi Đại đa số tín đồ chức sắc tôn giáo hoạt động đúng pháp luật, theo hướng “tốt đời, đẹp đạo” Tuy nhiên tình hình tôn giáo vẫn còn tồn tại những vấn đề phức tạp gây mất ổn định Vẫn còn có chức sắc, tín đồ mang tư tưởng cực đoan, quá khích làm tổn hại đến lợi ích quốc gia; vẫn còn các sinh hoạt tôn giáo đan xen với mê tín dị đoan, còn các hiện tượng tà đạo hoạt động gây mất trật tự an toàn xã hội
Các thế lực thù địch vẫn luôn lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam Chúng gắn vấn đề "dân chủ", "nhân quyền" với cái gọi là "tự do tôn giáo" để chia rẽ tôn giáo, dân tộc; tài trợ, dụ dỗ các phần tử xấu trong các tôn giáo truyền đạo trái phép, lôi kéo các tôn giáo vao những hoạt động trái pháp luật, gây mất ổn định chính trị
1.5 Quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay
*Về Quan điểm chỉ đạo: Nghị quyết 25-NQ/TW đề ra 5 quan điểm chỉ đạo của Đảng
và Nhà nước ta về tôn giáo, chính sách tôn giáo và công tác tôn giáo:
1 Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang
và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước
ta Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật
2 Đảng, Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc
Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo Giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ quốc và nhân dân Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo Đồng thời, nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm
an ninh quốc gia
Trang 113 Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng
Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là điểm tương đồng
để gắn bó đồng bào các tôn giáo với sự nghiệp chung Mọi công dân không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo đều có quyền và nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Công tác vận động quần chúng các tôn giáo phải động viên đồng bào nêu cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất của Tổ quốc; thông qua việc thực hiện tốt các chính sách kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, bảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung, trong đó có đồng bào tôn giáo
4 Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị
Công tác tôn giáo có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, các cấp, các ngành, các địa bàn Làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo có trách nhiệm trực tiếp, cần được củng cố và kiện toàn Công tác quản lý nhà nước đối với các tôn giáo và đấu tranh chống việc lợi dụng tôn giáo để chống đối chế độ chỉ thành công nếu làm tốt công tác vận động quần chúng
5 Vấn đề theo đạo và truyền đạo
Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo quy định của pháp luật
Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa nhận được hoạt động theo pháp luật và được
pháp luật bảo hộ, được hoạt động tôn giáo, mở trường đào tạo chức sắc, nhà tu hành, xuất bản kinh sách và giữ gìn, sửa chữa, xây dựng cơ sở thờ tự tôn giáo của mình theo đúng quy định của pháp luật
Việc theo đạo, truyền đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; không được lợi dụng tôn giáo tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín dị đoan, không được ép buộc người dân theo đạo Nghiêm cấm các tổ chức truyền đạo, người truyền đạo và các cách thức truyền đạo trái phép, vi phạm các quy định của Hiến pháp và pháp luật
* Về nhiệm vụ của công tác tôn giáo: Nghị quyết nêu 6 nhiệm vụ là:
(1) Thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân, trong đó có đồng bào các tôn giáo
(2) Tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động bình thường theo đúng chính sách và pháp luật của nhà nước
(3) Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, xây dựng cuộc sống "Tốt đời, đẹp đạo" trong quần chúng tín đồ, chức sắc, nhà tu hành ở cơ sở Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước