1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ppxnsh sáng thứ 5 nhóm 4

34 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phương pháp Xét Nghiệm Sinh Hóa
Tác giả Lê Thị Bảo Ngân, Hen Rích, Mai Công Thành, Ngô Thị Mỹ Hiền, Phạm Hồng Lâm, Trượng Hoàng Minh Yến, Phan Bá Quốc Anh
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Vân Anh
Trường học Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Phương Pháp Xét Nghiệm Sinh Hóa
Thể loại Báo Cáo Thực Hành
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP Thủ Đức
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 1,39 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. CHẨN ĐOÁN PROTEIN VÀ ỨNG DỤNG (10)
    • 1.1. Tổng quan (10)
      • 1.1.1. Protein (10)
      • 1.1.2. Nguyên tắc (11)
        • 1.1.2.1. Thuốc thử BCG (11)
    • 1.2. Nội dung thực hiện (11)
      • 1.2.1. Thời gian và địa điểm (11)
      • 1.2.2. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu (11)
        • 1.2.2.1. Đối tượng nghiên cứu (11)
        • 1.2.2.2. Vật liệu nghiên cứu (11)
      • 1.2.3. Thiết bị, dụng cụ và hóa chất (12)
        • 1.2.3.1. Thiết bị, dụng cụ (12)
        • 1.2.3.2. Hóa chất (12)
    • 1.3. Phương pháp thực hiện (13)
      • 1.3.1. Thí nghiệm 1: Phản ứng nhận diện các liên kết peptide (13)
        • 1.3.1.1. Mục đích (13)
        • 1.3.1.2. Quy trình thực hiện (13)
        • 1.3.1.3. Kết quả (13)
        • 1.3.1.4. Nhận xét (13)
      • 1.3.2. Thí nghiệm 2: Biến tính protein bởi nhiệt độ và acid yếu (14)
        • 1.3.2.1. Mục đích (14)
        • 1.3.2.2. Quy trình thực hiện (14)
        • 1.3.2.3. Kết quả (14)
        • 1.3.2.4. Nhận xét (15)
      • 1.3.3. Thí nghiệm 3: Biến tính protein bởi acid mạnh và không đun nóng (16)
        • 1.3.3.1. Mục đích (16)
        • 1.3.3.2. Quy trình thực hiện (16)
        • 1.3.3.3. Kết quả (16)
        • 1.3.3.4. Nhận xét (16)
      • 1.3.4. Thí nghiệm 4: Định lượng albumin trên thiết bị sinh hóa bán tự động (17)
        • 1.3.4.1. Mục đích (17)
        • 1.3.4.2. Quy trình thực hiện (17)
        • 1.3.4.3. Kết quả (17)
        • 1.3.4.4. Nhận xét (18)
  • CHƯƠNG 2. CHẨN ĐOÁN GLUCOSE VÀ ỨNG DỤNG (19)
    • 2.1. Tổng quan (19)
      • 2.1.1. Glucose (19)
      • 2.1.2. Nguyên tắc (19)
        • 2.1.2.1. Thuốc thử Fehling (19)
        • 2.1.2.2. Thuốc thử Benedict (20)
        • 2.1.2.2. Phản ứng GOD-POD (20)
    • 2.2. Nội dung thực hiện (21)
      • 2.2.1. Thời gian và địa điểm (21)
      • 2.2.2. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu (21)
        • 2.2.2.1. Đối tượng nghiên cứu (21)
        • 2.2.2.2. Vật liệu nghiên cứu (21)
      • 2.2.3. Thiết bị, dụng cụ và hóa chất (21)
        • 2.2.3.1. Thiết bị và dụng cụ (21)
        • 2.2.3.2. Hóa chất (22)
    • 2.3. Phương pháp thực hiện (22)
      • 2.3.1. Định tính glucose với thuốc thử Benedict (22)
        • 2.3.1.1. Mục đích (22)
        • 2.3.1.2. Quy trình thực hiện (22)
        • 2.3.1.3. Kết quả (23)
        • 2.3.1.4. Nhận xét (23)
      • 2.3.2. Định tính glucose với thuốc thử Fehling (23)
        • 2.3.2.1. Mục đích (23)
        • 2.3.2.2. Quy trình thực hiện (24)
        • 2.3.2.3. Kết quả (24)
        • 2.3.2.4. nhận xét (25)
      • 2.3.3. Định lượng glucose trên thiết bị sinh hóa bán tự động (25)
        • 2.3.3.1. Mục đích (25)
        • 2.3.3.2. Quy trình thực hiện (25)
        • 2.3.3.3. Kết quả (26)
        • 2.3.3.3. Nhận xét (26)
  • CHƯƠNG 3. CHUYỂN HÓA LIPID (27)
    • 3.1. Tổng quan (27)
      • 3.1.1. Lipid (27)
      • 3.1.2. Acid béo tự do (27)
      • 3.1.3. Lecithin (27)
      • 3.1.4. Cholesterol (27)
      • 3.1.5. Nguyên tắc (27)
    • 3.2. Nội dung thực hiện (28)
      • 3.2.1. Thời gian và địa điểm (28)
      • 3.2.2. Đối tượng nghiên cứu (28)
      • 3.2.3. Vật liệu nghiên cứu (28)
      • 3.2.4. Thiết bị, dụng cụ và hóa chất (28)
        • 3.2.4.1. Thiết bị và dụng cụ (28)
        • 3.2.4.2. Hóa chất (29)
    • 3.3. Phương pháp thực hiện (29)
      • 3.3.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát sự hòa tan của lipid trong trong dung môi phân cực và không phân cực (29)
        • 3.3.1.1. Mục đích (29)
        • 3.3.1.2. Quy trình thực hiện (29)
        • 3.3.1.3. Kết quả (30)
        • 3.3.1.4. Nhận xét (30)
      • 3.3.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát sự hình thành nhũ tương (30)
        • 3.3.2.1. Mục đích (30)
        • 3.3.2.2. Quy trình thực hiện (30)
        • 3.3.2.3. Kết quả (31)
      • 3.3.3. Thí nghiệm 3: Xác định chỉ số acid và hàm lượng acid béo tự do (31)
        • 3.3.3.1. Mục đích (31)
        • 3.3.3.2. Quy trình thực hiện (32)
        • 3.3.3.3. Kết quả (32)
        • 3.3.3.4. Nhận xét (33)
      • 3.3.4. Thí nghiệm 4: định lượng Cholesterol trên máy sinh hóa bán tự động (33)

Nội dung

Nhờ vào sự tiến bộ của công nghệ, việc kiểm tra protein hiện nay có thể được thực hiện bằng các thiết bị sinh hóa tự động.Phương pháp này cho phép phân tích chính xác các chỉ số, chẳng h

CHẨN ĐOÁN PROTEIN VÀ ỨNG DỤNG

Tổng quan

Protein là một loại phân tử sinh học quan trọng, chiếm khoảng 20% trọng lượng cơ thể con người Chúng đóng vai trò then chốt trong nhiều quá trình sinh học, từ cấu trúc tế bào, chức năng enzyme đến việc truyền tín hiệu và vận chuyển các chất

Protein đóng vai trò thiết yếu trong mọi tế bào của cơ thể, là thành phần không thể thiếu cho sự sống và hoạt động bình thường Protein được cấu tạo từ các amino acid, protein tham gia vào vô số chức năng sinh lý quan trọng, từ xây dựng cơ bắp và mô đến hỗ trợ hệ miễn dịch và vận chuyển các chất dinh dưỡng

Protein bao gồm ba thành phần chính: Albumin: Thành phần chủ yếu của huyết tương, giúp duy trì áp suất thẩm thấu và vận chuyển các chất Globulin: Giữ vai trò quan trọng trong cân bằng ion và hỗ trợ hệ miễn dịch Fibrinogen: Tham gia vào quá trình đông máu.Khi protein được tiêu thụ, cơ thể phân giải chúng thành các amino acid thông qua quá trình tiêu hóa Các amino acid này sau đó được hấp thụ vào máu và vận chuyển đến các tế bào để hỗ trợ sửa chữa mô và xây dựng cơ bắp Chúng cũng đóng góp trực tiếp vào các quá trình sinh lý bình thường của cơ thể Khi nồng độ protein trong máu hoặc sự xuất hiện của protein trong nước tiểu vượt quá mức bình thường, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo về tình trạng sức khỏe bất thường Sự thay đổi này có thể là dấu hiệu của các vấn đề tiềm ẩn, do đó, việc kiểm tra nồng độ protein là cần thiết để phát hiện và đánh giá tình trạng sức khỏe

Nhờ vào sự tiến bộ của công nghệ, việc kiểm tra protein hiện nay có thể được thực hiện bằng các thiết bị sinh hóa tự động.Phương pháp này cho phép phân tích chính xác các chỉ số, chẳng hạn như nồng độ Albumin trong mẫu nước tiểu, từ đó cung cấp thông tin quan trọng về tình trạng sức khỏe của cơ thể Bài báo cáo sau sẽ mô tả chi tiết cách thức thực hiện và phân tích kết quả của một chỉ số cụ thể, Albumin, trong mẫu nước tiểu, nhằm cung cấp cái nhìn rõ ràng về tình trạng sức khỏe của cơ thể qua nồng độ protein

Thuốc thử BCG là một loại thuốc thử huỳnh quang được sử dụng trong xét nghiệm định lượng Albumin trên thiết bị sinh hóa bán tự động Thuốc thử này tạo phức hợp có màu xanh với Albumin trong mẫu thử Nồng độ màu xanh này tỷ lệ thuận với nồng độ Albumin trong mẫu, và được đo bằng máy quang phổ ở bước sóng 570 nm

Phản ứng của thuốc thử BCG : n Albumin + BCG → n (Albumin-BCG) + nH+

Thuốc thử BCG có cấu trúc hóa học cho phép nó liên kết đặc hiệu với các vị trí gắn Brom của Albumin Sự liên kết này tạo ra phức hợp có màu xanh, tỷ lệ thuận với nồng độ Albumin Nồng độ màu xanh của phức hợp BCG-Albumin tỷ lệ thuận với nồng độ Albumin trong mẫu thử Điều này cho phép đo lượng Albumin một cách chính xác bằng máy quang phổ Thuốc thử BCG tương đối dễ sử dụng và an toàn trong môi trường phòng thí nghiệm Ngoài ra, thuốc thử BCG còn có một số ưu điểm khác như: Độ nhạy cao, độ đặc hiệu cao, độ ổn định cao và có thể bảo quản trong thời gian dài.

Nội dung thực hiện

1.2.1 Thời gian và địa điểm

Thời gian: 8 giờ 00 phút, thứ 5 ngày 11/04/2024 Địa điểm: BIO 317, Tòa A1, Khoa Khoa học Sinh học, Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

1.2.2 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu

Lòng trắng trứng và nước tiểu

1.2.3 Thiết bị, dụng cụ và hóa chất

Bảng 1.1 Danh mục thiết bị và dụng cụ sử dụng

STT Thiết bị và dụng cụ

1 Máy phân tích sinh hóa bán tự động

9 Các dụng cụ khác trong phòng thí nghiệm

Bảng 1.2 Danh mục hóa chất sử dụng trong

Phương pháp thực hiện

1.3.1 Thí nghiệm 1: Phản ứng nhận diện các liên kết peptide

Nhận diện nhanh chóng sự có mặt của protein trong lòng trắng trứng

Bước 1: Cho 1 mL lòng trắng trứng vào ống nghiệm

Bước 2: Thêm 0.5 mL NaOH 40% và 10 giọt CuSO4 1% vào ống nghiệm

Bước 3: Lắc đều ống nghiệm để trộn đều dung dịch

Bước 4: Quan sát màu sắc hỗn hợp trong mỗi ống nghiệm

Sau khi lắc đều ống nghiệm, dung dịch được trộn đều Khi đó lòng trắng trứng phản ứng với 0.5 mL NaOH 40% và 10 giọt CuSO4 1% tạo thành hỗn hợp có màu tím

Màu tím đặc trưng trong thí nghiệm này là do sự hình thành phức chất đồng (II) - peptide Phức chất này được tạo thành khi các ion Cu 2+ trong dung dịch CuSO4 liên kết với các nguyên tử nitơ trong liên kết peptide (-CO-NH-) của protein trong lòng

Hình 1.1 Lòng trắng trứng sau khi phản ứng với NaOH 40% và CuSO4 1%

5 trắng trứng Sự xuất hiện của phức chất đồng (II) - peptide làm dung dịch chuyển sang màu tím (phản ứng màu biure), đây là dấu hiệu cho thấy có mặt liên kết peptide trong mẫu thử.

1.3.2 Thí nghiệm 2: Biến tính protein bởi nhiệt độ và acid yếu

Khảo sát tính chất của protein khi cho tiếp xúc với nhiệt độ và acid yếu, acid mạnh, kiềm yếu và trong môi trường bão hòa

Bước 1: Chuẩn bị 5 ống nghiệm và thực hiện theo bảng 1.3 dưới đây:

Bảng 1.3 Khảo sát tính chất protein

Dung dịch Ống 1 Ống 2 Ống 3 Ống 4 Ống 5

Lòng trắng trứng 1mL 1mL 1mL 1mL 1mL

Bước 2: Đun cách thủy trong 1 phút

Bước 3: Quan sát hiện tượng

1.3.2.3 Kết quả Ống 1: Đông tụ hoàn toàn có màu trắng đục Ống 2: Đông tụ, một ít dung dịch không đông tụ Ống 3: Đông tụ gần một nửa, phần còn lại không bị đông tụ Ống 4: Đông tụ nhiều

6 Ống 5: Không bị đông tụ

1.3.2.4 Nhận xét Ống nghiệm 1: Khi đun sôi, nhiệt độ cao làm biến tính protein trong lòng trắng trứng, dẫn đến thay đổi cấu trúc không gian của protein khiến các chuỗi polypeptide mất khả năng liên kết với nhau, dẫn đến hiện tượng đông tụ Màu trắng đục của dung dịch sau khi đun sôi là do các hạt protein đông tụ tạo thành hỗn dịch Ống nghiệm 2: Acid acetic 1% là một axit yếu cho nên khi thêm 2 giọt acid acetic 1% vào dung dịch lòng trắng trứng sẽ tạo ra môi trường axit yếu làm ức chế sự phân ly của nhóm -COO- trong protein, dẫn đến giảm điện tích của protein Các chuỗi polypeptide dễ dàng kết hợp với nhau, dẫn đến hiện tượng đông tụ Ống nghiệm 3: Acid acetic 10% là một axit mạnh nên khi thêm 5 giọt acid acetic 10% vào dung dịch lòng trắng trứng sẽ tạo ra môi trường axit mạnh dẫn đến thay đổi cấu trúc không gian của protein khiến các chuỗi polypeptide mất khả năng liên kết với nhau, dẫn đến hiện tượng đông tụ Tuy nhiên, môi trường axit mạnh cũng làm trung hòa nhóm -COO- trong protein, khiến protein mất điện tích làm các hạt protein đông tụ không thể kết hợp với nhau để tạo thành kết tủa Ống nghiệm 4: Khi thêm 2 giọt muối NaCl bão hòa và 5 giọt acid acetic 10% vào lòng trắng trứng Nồng độ ion Na + và Cl - trong dung dịch tăng cao làm trung hòa điện tích của protein, khiến các hạt protein đông tụ kết hợp với nhau để tạo thành kết tủa Ống nghiệm 5: NaOH 10% là một bazơ mạnh nên khi thêm 2 giọt NaOH 10% vào dung dịch lòng trắng trứng sẽ tạo ra môi trường kiềm làm trung hòa nhóm NH 3+ trong protein, khiến protein mất điện tích Mất điện tích protein khiến các hạt protein

Hình 1.2.5 ống trong sau khi đun cách thủy (A) Ống

7 đông tụ không thể kết hợp với nhau để tạo thành kết tủa Ngoài ra, môi trường kiềm cũng làm biến tính protein ở mức độ nhẹ, protein giữ được cấu trúc không gian và không bị đông tụ

1.3.3 Thí nghiệm 3: Biến tính protein bởi acid mạnh và không đun nóng

Khảo sát sự thay đổi của protein khi biến tính protein với acid mạnh và không cần đun nóng

Bước 1: Cho vào ống nghiệm 2 mL lòng trắng trứng và 1 mL HNO3

Bước 2: Lắc đều vào quan sát màu

Sau khi cho HNO3 vào ống nghiệm có chứa lòng trắng trứng, có hiện tượng lòng trắng trứng chuyển sang màu vàng Bởi vì, acid mạnh làm trung hòa nhóm -COO- trong protein, dẫn đến mất điện tích của protein khiến các chuỗi polypeptide dễ dàng kết hợp với nhau, dẫn đến hiện tượng đông tụ

Hình 1.3 lòng trắng trứng sau khi lắc đều với HNO3 đậm đặc

1.3.4 Thí nghiệm 4: Định lượng albumin trên thiết bị sinh hóa bán tự động 1.3.4.1 Mục đích Định lượng Albumin có trong mẫu nước tiểu

Bước 1: Chuẩn bị 3 ống nghiệm, mix mẫu và thuốc thử Ống 1: Mix 1 mL thuốc thử albumin với 10àL chuẩn Ống 2: Mix 1 mL thuốc thử albumin với 10àL mẫu nước tiểu 1 Ống 3: Mix 1 mL thuốc thử albumin với 10àL mẫu nước tiểu 2 Bước 2: Đặt 3 ống nghiệm vào thiết bị sinh hóa bán tự động và ủ 5 phút Bước 3: Tiến hành đo, ghi nhận kết quả

Kết quả thu được từ thí nghiệm 4: Độ hấp thu (Abs) của chất chuẩn: 0,384 Độ hấp thu (Abs) của mẫu lần 1: 0,130 Độ hấp thu (Abs) của mẫu lần 2: 0,125

Nồng độ Albumin trong mẫu lần 1: 1,359 g/dl

Nồng độ Albumin trong mẫu lần 2: 1,299 g/dl

Từ kết quả đo độ hấp thu Abs bằng máy phân tích sinh hóa bán tự động hàm lượng Albumin trong mẫu nước tiểu lần 1 là 1,359 g/dl và trong mẫu nước tiểu lần 2 là 1,299 g/dl Đây là kết quả an toàn vì Albumin trong nước tiểu dưới 20 g/dl là tốt nên hàm lượng Albumin trong mẫu nước tiểu trên rất thấp so với 20 g/dl Từ đó, cho thấy chức năng thận của người kiểm tra là bình thường và rất tốt

Hình 1.4 Kết quả đo độ hấp thu

Abs và hàm lượng Albumin của mẫu

CHẨN ĐOÁN GLUCOSE VÀ ỨNG DỤNG

Tổng quan

Glucose là một loại đường đơn có công thức phân tử C6H12O6 Nhìn chung, glucose là monosaccharide phổ biến nhất, một phân nhóm carbohydrate Glucose chủ yếu được tạo ra bởi thực vật và hầu hết các loại tảo trong quá trình quang hợp từ nước và carbon dioxide, sử dụng năng lượng từ ánh sáng mặt trời Glucose được thực vật sử dụng để tạo ra cellulose - carbohydrate phổ biến nhất trên thế giới - để sử dụng trong thành tế bào và bởi tất cả các sinh vật sống để tạo ra adenosine triphosphate (ATP), được tế bào sử dụng làm năng lượng

Trong quá trình chuyển hóa năng lượng , glucose là nguồn năng lượng quan trọng nhất ở mọi sinh vật Glucose dùng cho quá trình trao đổi chất được dự trữ dưới dạng polyme, trong thực vật chủ yếu dưới dạng tinh bột và amylopectin , và ở động vật dưới dạng glycogen Glucose lưu thông trong máu động vật dưới dạng đường trong máu Dạng glucose tự nhiên là d -glucose, trong khi đồng phân lập thể l -glucose của nó được sản xuất tổng hợp với số lượng tương đối nhỏ và ít hoạt tính sinh học hơn Glucose là một monosacarit chứa sáu nguyên tử carbon và một nhóm aldehyd , và do đó là một aldohexose Phân tử glucose có thể tồn tại ở dạng chuỗi mở (không vòng) cũng như dạng vòng (vòng) Glucose xuất hiện tự nhiên và được tìm thấy ở trạng thái tự do trong trái cây và các bộ phận khác của thực vật Ở động vật, glucose được giải phóng từ sự phân hủy glycogen trong một quá trình được gọi là phân giải glycogen

Thuốc thử Fehling dùng phân biệt nhóm chức aldehyde và keton Hợp chất cần thử nghiệm được thêm thuốc thử Fehling và hỗn hợp này được đun nóng Aldehyde bị oxy hóa và cho kết quả dương tính, nhưng keton không phản ứng, trừ khi chúng là xeton α-hydroxy Phức hợp bistartratocuprate (II) oxy hóa aldehyde thành anion carboxylate, và trong quá trình này, các ion đồng (II) của phức bị khử thành ion đồng

(I) Đồng (I) oxit màu đỏ gạch sau đó kết tủa trong dụng dịch hỗn hợp phản ứng, tức là quá trình oxi hóa khử đã xảy ra

Thuốc thử Benedict hay dung dịch Benedict là một thuốc thử trong hóa học hữu cơ nhận biết sự có mặt của đường khử Thuốc thử này là hỗn hợp của muối natri carbonat, natri citrat và đồng(II) sulfat ngậm 5 phân tử nước (CuSO4.5H2O) Giống như thuốc thử Fehling, thuốc thử Benedict cũng cho kết quả dương tính nếu dung dịch chứa chất khử khác ngoài đường khử Kết quả dương tính khi màu sắc thuốc thử đổi từ dung dịch xanh lam trong suốt sang kết tủa đỏ gạch Nói chung, phản ứng Benedict nhận biết nhóm chức aldehyde, alpha-hydroxy-keton và hemiacetal, bao gồm cả những nhóm chức xuất hiện trong một số ketose nhất định Do đó, mặc dù đường ketose như fructose không hoàn toàn là đường khử, nhưng fructose là một alpha-hydroxy-keton vì base trong thuốc thử chuyển fructose thành đường glucose và mannose nên có kết quả dương tính với thuốc thử Benedict Sự oxy hóa đường khử bởi phức Cu 2+ trong thuốc thử tạo ra Cu + , kết tủa dưới dạng đồng(I) oxide màu đỏ, không tan (Cu2O)

Nguyên tắc của phản ứng GOD-POD như sau: glucose bị oxy hóa thành axit gluconic trong khi oxy đồng thời bị khử thành hydro peroxide nhờ enzyme glucose oxyase Hydrogen peroxide sau đó được phân tách để tạo thành nước và oxy mới sinh bởi enzyme peroxidase Oxy mới sinh đó phản ứng với 4-aminoantipyrine và với sự có mặt của phenol, phản ứng này tạo ra quinoneimine, một hợp chất có màu có thể được phân tích bằng phân tích so màu Cường độ màu được tạo ra tương quan trực tiếp với nồng độ glucose trong mẫu Phân tích đo màu được thực hiện ở bước sóng 500 và 546 nm và được so sánh với tiêu chuẩn, được xử lý tương tự

Hình 2.1 Phản ứng GOD-POD

Nội dung thực hiện

2.2.1 Thời gian và địa điểm

Thời gian: 8 giờ, thứ 5 ngày 11/04/2024 Địa điểm: BIO 317, Tòa A1, Khoa Khoa học Sinh học, Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

2.2.2 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu

Các lọ dịch đường được đánh dấu là A,B,C,D,E

Thuốc thử cho quá trình định lượng glucose trên thiết bị sinh hóa bán tự động

2.2.3 Thiết bị, dụng cụ và hóa chất

2.2.3.1 Thiết bị và dụng cụ

Bảng 2.1 Danh mục thiết bị và dụng cụ sử dụng

STT Thiết bị và dụng cụ

3 Máy phân tích sinh hóa bán tự động

Bảng 2.2 Danh mục hóa chất sử dụng

7 Bộ kit xét nghiệm thử glucose SP 14011 của hãng SPINRECT (Spain)

Phương pháp thực hiện

2.3.1 Định tính glucose với thuốc thử Benedict

Mục đích của việc định tính glucose với thuốc thử Benedict là để kiểm tra sự hiện diện của đường khử trong mẫu, cụ thể là glucose Thuốc thử Benedict, khi đun nóng với một dung dịch chứa đường khử như glucose, sẽ chuyển từ màu xanh dương sang màu cam hoặc đỏ gạch Sự thay đổi màu sắc này là do glucose khử ion đồng(II) trong thuốc thử Benedict thành ion đồng(I), tạo thành kết tủa đồng(I) oxit màu đỏ gạch Đây là một phương pháp đơn giản và hiệu quả để xác định sự hiện diện của glucose và các đường khử khác trong các mẫu sinh học hoặc thực phẩm

Bước 1: Lấy 5 ống nghiệm và cho vào mỗi ống 2mL thuốc thử Sau đó lần lượt cho vào mỗi ống 0,2mL mẫu đã ký hiệu A1, B1, C1, D1 và E1

Bước 2: Đem các ống đi đun 5 phút và quan sát hiện tượng

Kết quả định tính glucose bằng thuốc thử Benedict cũng dựa trên sự thay đổi màu sắc của dung dịch sau khi phản ứng xảy ra theo nồng độ glucose từ thấp tới cao trong mẫu: Ở ống nghiệm A, B: màu của hỗn hợp dung dịch không thay đổi Ống nghiệm E: màu của hỗn hợp dung dịch chuyển dần sang màu xanh đen Ống nghiệm C: màu của hỗn hợp dung dịch chuyển dần sang màu nâu Ống nghiệm D: màu của hỗn hợp dung dịch chuyển dần sang cam đỏ

Từ kết quả quan sát màu của phản ứng, thấy được nồng độ glucose trong mẫu phản ứng với thuốc thử Benedict tăng dần từ A1_B1< E1< C1 < D1 Mẫu kí hiệu A1, B1 có nồng độ glucose thấp hoặc có thể không có glucose nên không phản ứng với thuốc thử Benedict làm cho dung dịch không đổi màu Mẫu kí kiệu E1 có sự chuyển màu nhẹ từ xanh dương chuyển sang màu hơi sậm xanh đen, khẳng định có glucose trong mẫu nhưng có nồng độ thấp Mẫu kí hiệu C1 chuyển sang màu nâu làm mất hoàn toàn màu xanh dương của dung dịch ban đầu, có hàm lượng glucose trong mẫu trung bình Mẫu kí hiệu D1 chuyển sang màu cam đỏ chứng tỏ mẫu này chứa hàm lượng glucose khá nhiều.

2.3.2 Định tính glucose với thuốc thử Fehling

Hình 2.2 Kết quả định lượng glucose bằng thuốc Benedict (A) Thuốc thử và mẫu ký hiệu A1; (B) Thuốc thử và mẫu ký hiệu B1; (C) Thuốc thử và mẫu ký hiệu C1; (D) Thuốc thử và mẫu ký hiệu D1; (E) Thuốc thử và mẫu ký hiệu E1

Mục đích của việc định tính glucose với thuốc thử Fehling là để xác định sự hiện diện của các đường khử, đặc biệt là glucose, trong mẫu Thuốc thử Fehling bao gồm hai dung dịch: dung dịch Fehling A (đồng (II) sulfat) và dung dịch Fehling B (natri kali tartrat trong môi trường kiềm) Khi hai dung dịch này được trộn với nhau và đun nóng cùng với mẫu chứa glucose, ion đồng (II) sẽ bị khử thành ion đồng (I), tạo ra kết tủa đồng (I) oxit màu đỏ gạch

Sự thay đổi màu sắc và sự hình thành kết tủa đỏ gạch chỉ ra sự hiện diện của đường khử như glucose trong mẫu Đây là một phương pháp truyền thống và hiệu quả để kiểm tra các mẫu sinh học hoặc thực phẩm xem có chứa glucose hay không

Bước 1: Lấy 5 ống nghiệm và cho vào mỗi ống 2mL thuốc thử Sau đó lần lượt cho vào mỗi ống 0,2mL mẫu đã ký hiệu A2, B2, C2, D2 và E2 vào 5 ống nghiệm đã cho thuốc thử vào và kí hiệu trên mỗi ống theo mẫu đã cho vào

Bước 2: Đem các ống đi đun trong 5 phút và quan sát hiện tượng

Kết quả định tính glucose bằng thuốc thử Fehling cũng dựa trên sự thay đổi màu sắc và kết tủa đỏ gạch dưới ống nghiệm sau khi phản ứng xảy ra theo nồng độ glucose từ thấp tới cao trong mẫu: Ống nghiệm A, B: không có hiện tượng xảy ra

Hình 2.3 Kết quả định lượng glucose bằng thuốc thử Fehling (A)

Thuốc thử và mẫu ký hiệu A2; (B) Thuốc thử và mẫu ký hiệu B2;

(C) Thuốc thử và mẫu ký hiệu C2; (D) Thuốc thử và mẫu ký hiệu

D2; (E) Thuốc thử và mẫu ký hiệu E2

16 Ống nghiệm C, D: màu của dung dịch trong ống nghiệm nhạt hơn ống nghiệm A,

B và có xuất hiện kết tủa đỏ gạch dưới đáy ống nghiệm Ống nghiệm E: thay đổi màu của thuốc thử Fehling từ xanh dương sang màu vàng nhạt và có sự xuất hiện kết tủa đỏ gạch dưới đáy ống nghiệm

Từ kết quả quan sát màu và sự xuất hiện kết tủa của phản ứng trên cho thấy glucose trong mẫu phản ứng với thuốc thử Fehling với hàm lương glucose từ thấp đến cao là: A2_B2< C2 < D2 < E2 Mẫu A2 và B2 không có hiện tượng xảy ra có khả năng hàm lượng glucose trong hai mẫu này khá thấp có thể không có nên không thể làm đổi màu hay tạo ra kết tủa đối với thuốc thử Mẫu C làm nhạt đi màu của thuốc thử và có kết tủa đỏ gạch dưới đáy ống nghiệm, có glucose trong mẫu nhưng hàm lượng không nhiều Mẫu D có glucose nhưng hàm lượng cao hơn mẫu C Mẫu E có hàm lượng glucose cao nhất trong 5 mẫu vì nó làm đổi màu thuốc thử từ màu xanh dương đậm sang màu vàng nhạt và có kết tủa đỏ gạch dưới đáy ống nghiệm

2.3.3 Định lượng glucose trên thiết bị sinh hóa bán tự động

Mục đích của việc định lượng glucose trên thiết bị sinh hóa bán tự động là để đo chính xác nồng độ glucose trong các mẫu sinh học, chẳng hạn như máu, nước tiểu hoặc dịch sinh học khác Các thiết bị này thường được sử dụng trong các phòng thí nghiệm y tế để theo dõi và chẩn đoán các tình trạng liên quan đến mức đường huyết, như bệnh tiểu đường

Bước 1: Lấy ba ống nghiệm và ghi nhãn 1 ống chuẩn (đối chứng), mẫu A và B

Bước 2: Ống chuẩn: cho 10 àL chuẩn Glucose và 1 mL thuốc thử Reagent Mẫu A: cho 10 àL mẫu A và 1 mL thuốc thử Reagent Mẫu B: cho 10 àL mẫu B và 1 mL thuốc thử Reagent

Bước 3: Trộn đều từng ống và ủ trên thiết bị sinh hóa bán tự động trong 10 phút ở 35 o C

Bước 4: Sau khi ủ xong, đem đi đo mật độ quang của từng mẫu bằng thiết bị sinh hóa bán tự động ở bước sóng 500 nm Đo mẫu chuẩn trước, sau đó rửa máy bằng nước cất rồi tiếp tục đo các mẫu còn lại

Bước 5: Xuất phiếu kết quả Ghi nhận kết quả và nhận xét

2.3.3.3 Kết quả Định lượng glucose trên thiết bị sinh hóa bán tự động trên mẫu A và B để phân biệt chính xác nồng độ glucose có trong 2 mẫu Kết quả cho thấy nồng độ glucose giữa

2 mẫu A và B có sự khác biệt Cụ thể, nồng độ glucose trong mẫu A là 29,63 mg/dL và mẫu B là 45,52 mg/dL Vậy nồng độ glucose trong mẫu B cao hơn mẫu A Chênh lệch giữa mẫu A và B gần như là gấp đôi nồng độ glucose

CHUYỂN HÓA LIPID

Tổng quan

Lipid là một nhóm hợp chất hữu cơ tự nhiên phổ biến trong tế bào động vật và thực vật Chúng không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực như toluen, benzen, cloroform, Lipid đóng vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động sinh lý của cơ thể Có nhiều phương pháp xét nghiệm sinh hoá lipid khác nhau

Chất béo được giải phóng từ mô mỡ vào máu và được sử dụng làm nguồn năng lượng Khi chúng không được sử dụng làm năng lượng, chúng được lưu trữ trong mô mỡ dưới dạng chất béo trung tính có thể hợp thành với glucose

Lecithin là một chất được tìm thấy tự nhiên trong các mô của cơ thể, bao gồm các axit béo và có nhiều công dụng trong thương mại và y tế Lecithin hoạt động như một chất nhũ hóa, có nghĩa là nó ngăn chất béo và dầu trộn lẫn với các chất khác Lecithin được đề xuất sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý như giảm cholesterol, rối loạn thần kinh và gan

Cholesterol là một thành phần của lipid máu, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các hoạt động của cơ thể Cholesterol là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình hoạt động của tế bào sợi thần kinh, cũng như trong việc sản xuất một số loại hormone, giúp cơ thể hoạt động bình thường và khỏe mạnh

Cholesterol toàn phần được định lượng theo phương pháp enzyme so màu:

Cholesteryl ester + H2O → Cholesterol + Free fatty acid

4-aminoantipyrine + Quinoneimine dye + H2O2 → Colored product + 4H2O

Nội dung thực hiện

3.2.1 Thời gian và địa điểm

Thời gian: 13h, ngày 28 tháng 06 năm 2024 Địa điểm: BIO317 , Tòa A1, Khoa Khoa học Sinh học, Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

Chỉ số acid béo tự do

3.2.4 Thiết bị, dụng cụ và hóa chất

3.2.4.1 Thiết bị và dụng cụ

Bảng 3.1 Danh mục thiết bị và dụng cụ sử dụng

STT Thiết bị và dụng cụ

2 Thiết bị đo chuẩn độ

9 Máy phân tích sinh hóa bán tự động

Bảng 3.2 Danh mục hóa chất sử dụng

Phương pháp thực hiện

3.3.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát sự hòa tan của lipid trong trong dung môi phân cực và không phân cực

Kiểm tra tính tan của lipid trong các dung môi phân cực và không phân cực

Bước 1: Chuẩn bị 4 ống nghiệm và thực hiện theo bảng 3.3 dưới đây:

Bảng 3.3 Khảo sát sự hòa tan của dầu ăn trong các dung môi

Dung dịch Dầu ăn Nước cất Dietyl ete Ethanol Chloroform Ống 1 5 giọt 1 mL - - - Ống 2 5 giọt - 1 mL - - Ống 3 5 giọt - - 1 mL - Ống 4 5 giọt - - - 1 mL

Bước 2: Lắc đều các ống nghiệm, quan sát hiện tượng xảy ra

Hình (a) là ống nghiệm 1 nước cất là hợp chất phân cực nên dầu không tan cho nên xuất hiện sự tách lớp và lipid nổi trên dung môi nước cất

Hình (b) là ống nghiệm 2 có hiện tượng lipid tan một phần trong dung môi dietyl ete nhưng không hoàn toàn

Hình (c) ống nghiệm 3 có hiện tượng chìm xuống đáy ống nghiệm

Hình (d) ống nghiệm 4 có hiện tượng dầu có tan một phần nhỏ và phần lớn dính trên ống nghiệm

3.3.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát sự hình thành nhũ tương

Kiểm tra sự hình thành nhũ tương của lipid trong các dung dịch khác nhau

Bước 1: Chuẩn bị 3 ống nghiệm và thực hiện theo bảng 3.4 dưới đây: a b c d

Hình 3.1 Khảo sát tính tan của lipid trong các dung môi khác nhau (a) Nước cất;

(b) Dietyl ete, (c) Ethanol và (d) Chloroform

Bảng 3.4 Thành phần dung dịch các ống nghiệm

Dung dịch Ống 1 Ống 2 Ống 3

Dầu ăn 5 giọt 5 giọt 5 giọt

Bước 2: Lắc đều, quan sát sự thay đổi của hỗn hợp

Kết quả cho thấy ở hình (a) dầu ăn không tan trong nước, hình (b) và (c) hình thành hệ nhũ tương So sánh được mức độ hoạt động của 2 chất hoạt động bề mặt là NaOH và Na2CO3 thì NaOH là chất nhũ hóa mạnh nhất Điều này cho thấy các chất nhũ hóa có sức căng bề mặt đối với lipid nhỏ hơn nên dễ dàng hình thành nhũ tương với lipid hơn

3.3.3 Thí nghiệm 3: Xác định chỉ số acid và hàm lượng acid béo tự do

Khảo sát sự xuất hiện của chỉ số acid và acid béo tự do có trong dầu ăn a b c

Hình 3.2 Sự hình thành nhũ tương của lipid (a) Nước cất; (b) Na 2 CO 3 10%;

Bước 1: Tiến hành cân 1g dầu ăn, sau đó cho vào 100 mL Ethanol và đun nhẹ đến khi dầu tan

Bước 2: Thêm vào 1 – 2 giọt phenolphlatein 1%

Bước 3: Lấy hỗn hợp dung dịch trên để chuẩn độ với KOH 0.1N đến khi dung dịch chuyển sang màu hồng bền vững

Bước 4: Dựa vào công thức tính chỉ số acid và chỉ số acid béo để tính chỉ số acid và hàm lượng acid béo có trong mẫu dầu ăn

Công thức tính chỉ số acid có trong mẫu dầu ăn:

WAV : Chỉ số acid (mg/g) c: Nồng độ KOH đã sử dụng (mol/L)

V: Thể tích của KOH đã sử dụng để chuẩn độ (mL) m: Khối lượng dầu ăn (g)

Công thức tính hàm lượng acid béo có trong mẫu dầu ăn:

Trong đó : WFFA là Chỉ số acid béo (mg/g)

Hình 3.3 Dung dịch dầu ăn sau khi chuẩn độ

Ghi nhận được kết quả là 0,55 mL KOH 0.1 N

Chỉ số acid (WAV): WAV = (56,1 × c × V) / m

WAV = (56,1 × 0,1 × 0,44) / 1 = 2,4684 mg KOH/g Dầu Hàm lượng acid béo tự do (WFFA):

Màu hồng xuất hiện khi KOH nhỏ giọt được 0,44 ml do trong dung dịch đâu không còn acid béo và KOH dư Kết quả cho thấy chỉ số acid béo có trong mẫu là 2,4684 mg/g có thể dầu thực vật nằm giữa nhóm dầu tinh luyện và nhóm dầu tinh luyện và nhóm dầu nguyên chất, ép nguội Chỉ số acid béo tự do trong dầu đạt 1,2342, trong dầu đậu nành phải có khoảng 50% acid béo không bão hòa Thấy được việc dùng dầu thực vật tốt cho sức khỏe hơn so với các loại dầu từ mỡ động vật

3.3.4 Thí nghiệm 4: định lượng Cholesterol trên máy sinh hóa bán tự động

Bước 1: tiến hành thực hiện thí nghiệm theo bảng 3.5

Bảng 3.5 Thành phần phản ứng trên máy sinh hóa bán tự động Ống nghiệm Thuốc thử Chất chuẩn Cholesterol Dầu Ống 1 1 mL 1 àL - Ống 2 1 mL - 1 àL

Bước 2: Lắc đều các ống sau đó đi ủ trong 5 phút

Bước 3: Chạy máy sinh hóa bán tự động với bước sóng 576 nm trong 37°C và đọc kết quả

Ngày đăng: 23/07/2024, 18:16

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Danh mục thiết bị và dụng cụ sử dụng - ppxnsh sáng thứ 5 nhóm 4
Bảng 1.1. Danh mục thiết bị và dụng cụ sử dụng (Trang 12)
Bảng 1.2. Danh mục hóa chất sử dụng trong - ppxnsh sáng thứ 5 nhóm 4
Bảng 1.2. Danh mục hóa chất sử dụng trong (Trang 12)
Hình  1.1.  Lòng  trắng  trứng - ppxnsh sáng thứ 5 nhóm 4
nh 1.1. Lòng trắng trứng (Trang 13)
Hình 1.2. 5 ống trong sau khi đun cách thủy.  (A) Ống - ppxnsh sáng thứ 5 nhóm 4
Hình 1.2. 5 ống trong sau khi đun cách thủy. (A) Ống (Trang 15)
Hình  1.3.  lòng  trắng  trứng  sau - ppxnsh sáng thứ 5 nhóm 4
nh 1.3. lòng trắng trứng sau (Trang 16)
Hình  1.4.  Kết  quả  đo  độ  hấp  thu - ppxnsh sáng thứ 5 nhóm 4
nh 1.4. Kết quả đo độ hấp thu (Trang 18)
Bảng 2.1. Danh mục thiết bị và dụng cụ sử dụng - ppxnsh sáng thứ 5 nhóm 4
Bảng 2.1. Danh mục thiết bị và dụng cụ sử dụng (Trang 21)
Bảng 2.2. Danh mục hóa chất sử dụng - ppxnsh sáng thứ 5 nhóm 4
Bảng 2.2. Danh mục hóa chất sử dụng (Trang 22)
Hình 2.2.  Kết  quả định  lượng glucose bằng thuốc Benedict.  (A) Thuốc thử  và  mẫu ký hiệu A1;  (B) Thuốc thử và mẫu ký hiệu B1; (C) Thuốc thử  và mẫu ký - ppxnsh sáng thứ 5 nhóm 4
Hình 2.2. Kết quả định lượng glucose bằng thuốc Benedict. (A) Thuốc thử và mẫu ký hiệu A1; (B) Thuốc thử và mẫu ký hiệu B1; (C) Thuốc thử và mẫu ký (Trang 23)
Hình 2.3. Kết quả định lượng glucose bằng thuốc thử Fehling. (A) - ppxnsh sáng thứ 5 nhóm 4
Hình 2.3. Kết quả định lượng glucose bằng thuốc thử Fehling. (A) (Trang 24)
Hình 2.4.  Kết quả  định  lượng glucose trên thiết  bị - ppxnsh sáng thứ 5 nhóm 4
Hình 2.4. Kết quả định lượng glucose trên thiết bị (Trang 26)
Bảng 3.1. Danh mục thiết bị và dụng cụ sử dụng - ppxnsh sáng thứ 5 nhóm 4
Bảng 3.1. Danh mục thiết bị và dụng cụ sử dụng (Trang 28)
Bảng 3.2. Danh mục hóa chất sử dụng - ppxnsh sáng thứ 5 nhóm 4
Bảng 3.2. Danh mục hóa chất sử dụng (Trang 29)
Bảng 3.3. Khảo sát sự hòa tan của dầu ăn trong các dung môi - ppxnsh sáng thứ 5 nhóm 4
Bảng 3.3. Khảo sát sự hòa tan của dầu ăn trong các dung môi (Trang 29)
Hình 3.1. Khảo sát tính tan của lipid trong các dung môi khác nhau. (a) Nước cất; - ppxnsh sáng thứ 5 nhóm 4
Hình 3.1. Khảo sát tính tan của lipid trong các dung môi khác nhau. (a) Nước cất; (Trang 30)
Bảng 3.4. Thành phần dung dịch các ống nghiệm - ppxnsh sáng thứ 5 nhóm 4
Bảng 3.4. Thành phần dung dịch các ống nghiệm (Trang 31)
Hình  3.3.  Dung  dịch  dầu  ăn  sau - ppxnsh sáng thứ 5 nhóm 4
nh 3.3. Dung dịch dầu ăn sau (Trang 32)
Hình 3.4. Kết quả sau khi chạy máy - ppxnsh sáng thứ 5 nhóm 4
Hình 3.4. Kết quả sau khi chạy máy (Trang 34)