1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quan điểm của đảng cộng sản việt nam về xây dựng nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc việt nam

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Nhờ thế chúng ta cần phải tìm hiểumột cách kĩ càng và sâu sắc hơn con đường mà Đảng đã xây dựng nền văn hóathống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam cũng như những nắmrõ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCMKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMVỀ XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA THỐNG NHẤT MÀ

ĐA DẠNG TRONG CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘCVIỆT NAM

GVHD: TS TRỊNH THỊ MAI LINHMÃ LỚP HỌC PHẦN: LLCT220514_12CLC_UTexMC

TP Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2023

Trang 2

DANH SÁCH THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN

HỌC KỲ: 2, NĂM HỌC: 2022 – 2023

Trang 3

MỤC LỤC

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Sau năm 1975 chiến tranh hai miền Nam-Bắc, đất nước ta dần thống nhấtđược với nhau từ đó vấn đề thống nhất trong cộng đồng Việt Nam là vấn đề cầngiải quyết Qua đó Đảng Cộng Sản Việt Nam đã tiến hành nhiều biện pháp cho giaothương xây dựng, phát triển văn hóa, con người Những yếu tố đó góp vai trò vôcùng quan trọng đối với mục tiêu phát triển và tiến bộ xã hội vì nó góp phần kiếntạo nền tảng tinh thần cho đất nước; tạo động lực, nguồn lực nội sinh cho sự pháttriển bền vững đất nước và khẳng định tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa Vàdần tới thời đại mới việc xây dựng tính đa dạng thống nhất trong văn hóa Việt namlà xu hướng mới, nhờ những nét đẹp về văn hóa, những nét độc đáo trong từng địaphương vùng miền mà đã tạo ra một hệ sinh thái đa dạng trong văn hóa Việt Namđó cũng là những nét đẹp mà những du khách cũng như những người đứng đầu cácquốc gia nhìn vào và đánh giá một đất nước Chính vì thế, Đảng ta luôn chú trọngcông tác xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đặc biệt là trong bốicảnh hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa hiện nay Nhờ thế chúng ta cần phải tìm hiểumột cách kĩ càng và sâu sắc hơn con đường mà Đảng đã xây dựng nền văn hóathống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam cũng như những nắmrõ những nét đẹp để có thể quảng bá hình ảnh đất nước trong xu thế thời đại mới.

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu là để hiểu rõ được sự đa dạng và phong phú văn hóaViệt Nam, các sắc thái và các giá trị văn hóa của các dân tộc anh em trên đất nướcViệt Nam, của các vùng, các địa phương trong nước Nghiên cứu sự thống nhất vănhóa Việt Nam trải qua các thời kì lịch sử, hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước vàgiữ nước Hiểu rõ Các hoạt động văn hóa, sinh hoạt văn hóa, sáng tạo văn hóa, tácphẩm văn hóa phải thể hiện được rõ nét và sâu sắc các giá trị tinh thần của dân tộc.Nghiên cứu đề tài thông qua giáo trình, sách, báo chí, thông tin đại chúng, mạng

Trang 5

Internet, các nền tảng mạng xã hội, blog và kiến thức hiểu biết về xã hội xungquanh.

3 Những nội dung chính

Với đề tài trên nhóm xin trình bày những nội dung chính như sau: khái niệmvà giá trị tính thống nhất, tính đa dạng; nền văn hóa Việt Nam thống nhất mà đadạng; nền văn hóa thống nhất, nền văn hóa đa dạng ảnh hưởng thế nào đến họcsinh, sinh viên.

Trang 6

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT1 Khái niệm tính thống nhất, tính đa dạng của nền văn hóa Việt Nam1.1 Khái niệm tính thống nhất

Tính thống nhất của nền văn hóa Việt Nam là tính nhất trí với nhau, hòa quyệnbình đẳng, không mâu thuẫn với nhau, hợp lại thành một khối, cơ cấu tổ chức và cósự phát triển độc lập của văn hóa các dân tộc anh em cùng sống trên lãnh thổ ViệtNam Mỗi thành phần dân tộc có truyền thống và bản sắc của mình, cả cộng đồngdân tộc Việt Nam có nền văn hóa thống nhất.

1.2 Khái niệm tính đa dạng

Tính đa dạng của nền văn hóa Việt Nam được thể hiện rất khác nhau giữa cáclĩnh vực phong tục tập quán, kinh tế -xã hội của cộng đồng các dân tộc Đây lànhân tố để giữ gìn bản sắc truyền thống của dân tộc, là điểm để phân biệt vùng nàyvới vùng khác, mỗi vùng có những nét riêng biệt tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên,vị trí địa lý, sự tiếp thu ảnh hưởng của văn hoá bên ngoài, tạo nên sự đa dạng,phong phú của vùng.

2 Những giá trị thể hiện tính thống nhất, tính đa dạng trong nền văn hóa ViệtNam

Bảo đảm tính thống nhất và đa dạng trong nền văn hóa Việt Nam là nội dungcốt yếu của xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.Tính thống nhấtvà đa đạng phản ánh rõ nét và sâu sắc mối quan hệ giữa bản sắc dân tộc- quốc giavà sắc thái văn hóa dân tộc, văn hóa địa phương Bản sắc văn hóa là nét đẹp, tinhhoa, các giá trị tiêu biểu của một nền văn hóa nhất định được hình thành tác độngcủa các yếu tố lịch sử (thời gian), tự nhiên và xã hội (không gian),…

2.1 Những giá trị thể hiện tính thống nhất trong nền văn hóa Việt Nam

 Về mặt thời gian

Trang 7

Trong suốt quá trình lịch sử dựng và giữ nước của dân tộc Việt Nam khibị ngoại bang xâm lược phần lớn các lãnh đạo của các cuộc khởi nghĩa đềudựa vào địa hình hiểm trở làm căn cứ và tác chiến, từ đó tạo tiền đề khôiphục nền độc lập dân tộc và lãnh thổ quốc gia, quy tụ 54 dân tộc anh emcùng nhau đoàn kết chống ngoại bang Khi đất nước độc lập và chủ quyềnquốc gia được khôi phục thì các dân tộc đều ý thức sâu sắc về tình đoàn kếtsâu sắc gắn kết những con dân Việt Nam mang trong mình dòng máu LạcHồng, luôn sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đất nước, giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ vàđộc lập tự do dân tộc.

Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là tài sản về mặt tinh thầnvô cùng quý báu, là ngọn cờ đảm bảo sự thống nhất ý chí và hành động, cùngcổ, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc và đưa đất nước Việt Nam ta sángvai với các cường quốc.

Để có được sự thành công như ngày hôm nay không thể không kể đếnđường lối lãnh đạo sáng suốt của Đảng Nhờ có những chính sách kịp thời,đúng dẫn và linh hoạt của Đảng trong suốt quá trình bảo vệ Tổ quốc đã tạonên một đất nước thống nhất Bên cạnh đó là tinh thống nhất của nền văn hóatrong suốt quá trình lịch sử dài dằng dẵng cũng đã góp phần không nhỏ chosự độc lập và phát triển của đất nước ta ngày hôm nay.

 Về mặt không gian

Đất nước ta là một đất nước đa dân tộc với 54 dân tộc anh em trải dàitrên khắp mọi miền của Tổ quốc với nhiều tiếng nói, phong tục tập quánkhác nhau, tuy là khác nhau về văn hóa nhưng điều đó không thể là chướngngại vật để ngăn cản các dân tộc chung tay đoàn kết với nhau tạo nên một tậpthể vững mạnh, một đất nước phát triển, một dân tộc độc lập- tự do hạnhphúc.

Trang 8

Ở nước ta, tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia (quốc ngữ) và các dân tộcnhìn chung đều có ngôn ngữ của mình (tiếng mẹ đẻ) Ngoài chữ quốc ngữnước ta có 26 dân tộc thiểu số có chữ viết riêng Mọi công dân trên đất nướcViệt Nam, dù thuộc dân tộc nào, cũng có trách nhiệm và quyền lợi sử dụngquốc ngữ trong các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Chỉ trên cơsở sử dụng thông thạo quốc ngữ mới giúp nâng cao dân trí, mở rộng cơ hộitiếp cận thông tin, xây dựng ý thức quốc gia - dân tộc thống nhất.

2.2 Những giá trị thể hiện tính đa dạng trong nền văn hóa Việt Nam

Việt Nam ta là một quốc gia đa dân tộc vì thế hình thái và sắc thái văn hóa rấtphong phú và đa dạng Các dân tộc phân bố trải dài trên khắp đất nước ta và cónhiều tiếng nói, phong tục tập quán khác nhau nhưng đều là những bộ phận củacộng đồng quốc gia- dân tộc Việt Nam Song song với tính đa dạng đó cũng chínhlà tính thống nhất, mặc dù là các dân tộc với tiếng nói phong tục tập quán khácnhau nhưng cũng đều là con dân Việt Nam luôn luôn giữ một tinh thần gắn kết chặtchẽ, sâu sắc với nhau, cùng nhau tạo nên một cộng đồng phát triển mạnh mẽ.

Để gìn giữ được sự đa dạng trong nền văn hóa thì không thể không kể đến đólà ý thức của mọi người.Ý thức là bộ phận cấu thành ý thức xã hội, được hình thànhvà bồi đắp trong quá trình dựng và giữ nước; đó là một động lực tinh thần cơ bảncho đoàn kết dân tộc và là nhân tố có ý nghĩa hàng đầu bảo đảm sự sinh tồn và pháttriển của đất nước.

Việc tôn trọng và phát huy các loại hình văn hóa đa dạng của từng cộng đồngdân tộc, địa phương có ý nghĩa quan trọng bảo đảm tính đa dạng của văn hóa ViệtNam Cần tăng cường công tác bảo tồn và phát huy giá trị các lễ hội truyền thống,phong tục, tập quán, tín ngưỡng của các dân tộc trên cơ sở phát huy những yếu tốtích cực và hạn chế, dần loại bỏ các yếu tố lạc hậu; cần tổ chức hiệu quả công táckiểm kê, chọn lọc, hướng dẫn đồng bào các dân tộc thiểu số phục dựng các lễ hộitruyền thống phù hợp với thuần phong mỹ tục và điều kiện tự nhiên - xã hội, bảo

Trang 9

đảm tính dân gian và tính sáng tạo của cộng đồng với tư cách chủ thể văn hóa; phânloại quy mô tổ chức các lễ hội (theo cấp quốc gia hoặc cấp địa phương), tránh tổchức tràn lan, lãng phí Hoàn thiện cơ chế bảo tồn, khôi phục và truyền bá các loạihình văn hóa, nghệ thuật, sinh hoạt diễn xướng dân gian, ca múa nhạc dân gian, cáctrò chơi dân gian gắn với không gian sinh hoạt văn hóa và môi trường lao động củacộng đồng.

Như vậy, có thể khẳng định, văn hóa Việt Nam là sự thống nhất trong đa dạngsắc thái văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc Tính thống nhất không triệt tiêu tính đadạng, mà là cơ sở để tính đa dạng được thể hiện phong phú hơn, có môi trường bộclộ tốt hơn thông qua giao thoa văn hóa, sự học hỏi và tiếp thu lẫn nhau giữa các dântộc Tính đa dạng bổ sung, làm phong phú, tăng cường tính thống nhất, làm cho cáiriêng luôn được chắt lọc, lựa chọn được phần tinh túy để bồi đắp vào cáichung.Chính vì vậy, bảo đảm tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa Việt Namđòi hỏi phải được nhận thức thống nhất, phải được thao tác hóa thành những tiêuchí cụ thể để thuận lợi khi nhận thức, giáo dục, hoạch định chính sách cũng nhưthực hành văn hóa trong đời sống hằng ngày; góp phần thực hiện mục tiêu xâydựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

3 Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng3.1 Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất

Trong suốt chiều dài lịch sử đất nước, trong bối cảnh thường xuyên phải đấutranh chống lại những kẻ xâm lược ỷ cậy sức mạnh về quân sự, kinh tế, thì tinhthần yêu nước luôn là nhân tố quan trọng kết thành sức mạnh vô địch - đại đoàn kết- để dân tộc Việt Nam giành chiến thắng Tinh thần yêu nước thể hiện hùng hồntrong bài thơ Nam quốc sơn hà; vang vọng nghìn năm qua tiếng hô vang “Đánh!Đánh!” ở Hội nghị Diên Hồng; thấm đẫm trong Bình Ngô đại cáo; kiêu hãnh tronglời kêu gọi “đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”, Chủ tịch Hồ ChíMinh chính là người phát hiện, tổng kết sức mạnh của tinh thần yêu nước, và từ đó

Trang 10

đã khơi dậy tinh thần yêu nước của dân tộc ta lên một tầm cao mới trong thời đạingày nay Người khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là mộttruyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinhthần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt quamọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.Một tư tưởng quan trọng có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn của Chủ tịch Hồ ChíMinh, đó là xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, mà một trong những nhân tố tạo ranó chính là tinh thần yêu nước Trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết toàndân vì mục tiêu độc lập, tự do, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định tinh thầnyêu nước chính là điểm chung, là “chìa khóa vàng” để mở ra khối đại đoàn kết toàndân Ngay khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới ra đời, một trong nhữngnhiệm vụ cấp bách được Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định là: “Chúng ta phải làmcho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, mộtdân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập” Thực hiện chủ trương đó, Ngườiđã trực tiếp viết thư, tiếp xúc với nhiều tầng lớp nhân dân để kêu gọi, khơi dậy tinhthần yêu nước Người tâm tình với các cụ phụ lão: “Xưa nay, những người yêunước không vì tuổi già mà chịu ngồi không” khuyên nhủ các em nhỏ: “Các em phảithương yêu nước ta” báo tin độc lập cho một Việt kiều, Người kêu gọi: “Tôi vẫnnghe ông là người yêu nước thương nòi, vậy dịp này rất thuận tiện cho ông tỏ lòngtrung thành với Tổ quốc”; trong thư gửi cảm ơn các giám mục và đồng bào cônggiáo Vinh, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Người nhấn mạnh: “…các vị là những ngườichân chính yêu nước, đồng thời cũng là những chân chính tín đồ của đức Giêsu”;Người tỏ lòng vị tha với những người trót lầm đường, lạc lối: “Ai cũng có lòng yêunước, chẳng qua có lúc vì lợi nhỏ mà quên nghĩa lớn Nói lẽ phải họ tự nghe” Vànhững bài học làm người đầu tiên Người muốn trao truyền lại, đó là: “Yêu Tổquốc, yêu đồng bào”; “Dân ta phải biết sử ta” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựngkhối đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở đồng thuận từ tinh thần yêu nước và kết quả

Trang 11

tất yếu là: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết” và “Thành công, thành công, đạithành công” Tinh thần yêu nước nồng nàn trở thành sức mạnh to lớn đập tan dãtâm xâm lược của mọi kẻ thù hung bạo, mạnh hơn về khí tài quân sự, quân số, tiềmlực kinh tế.

Mặt khác, tính cộng đồng đặc trưng cho tinh thần đoàn kết, tương trợ; tính tậpthể hòa đồng; đó là sự gắn kết giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với cộngđồng tập thể Tính cộng đồng chú trọng nhấn mạnh vào sự đồng nhất: Cùng họ làđồng tộc, cùng tuổi là đồng niên, cùng nghề là đồng nghiệp, cùng làng là đồnghương Trong sản xuất nông nghiệp, các gia đình nông dân cùng canh tác trên mộtcánh đồng, môi trường canh tác gần gũi và mang tính tập thể đó khiến những ngườinông dân trong làng không thể sinh sống và làm việc đơn lẻ, mà liên kết với nhautrong mối liên hệ gần gũi, thân tình Trong cuộc sinh tồn và phát triển, dân tộcViệt Nam luôn phải gồng mình lên để chiến đấu chống lại các thế lực ngoại banghùng mạnh và thiện chiến, vận mệnh dân tộc không ít lần như “ngàn cân treo sợitóc” Trước nguy cơ nước mất nhà tan, sự sống còn của cá nhân gắn liền với sự tồnvong của cộng đồng nên ngay tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam hình thànhsớm Điều này lý giải vì sao cộng đồng dân tộc Việt Nam cùng với Nhà nước trungương tập quyền ra đời sớm, ngay vào lúc xây dựng nền móng cho chế độ quân chủphong kiến dân tộc Sự gắn kết cá nhân, gia đình, làng xã, Tổ quốc thành một khốithống nhất chính là bức thành đồng kiên cố giúp cộng đồng có thể vượt qua mọi dãtâm xâm lược, đưa đất nước đi lên cường thịnh và trường tồn Tính cộng đồng biểuhiện ở cách tổ chức đời sống cộng đồng, mà làng xã là một ví dụ tiêu biểu TiếngViệt mang hình bóng của tính cộng đồng người Việt rất đậm đặc, đơn cử như trongtiếng Việt, không có đại từ ngôi thứ nhất và thứ hai chung cho mọi người mà phảithay bằng tiếng xưng hô trong thân tộc như: Ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em, con,cháu, cô, dì, chú, bác Có lẽ đây cũng chính là một đặc thù của tiếng Việt so vớingôn ngữ khác trên thế giới Tính cộng đồng còn được thể hiện qua phong tục, tín

Trang 12

ngưỡng, lễ hội của người Việt Bản thân lễ hội chứa đựng trong đó các giá trị tolớn, hướng con người tới “cái thiêng”, có sức gắn kết cộng đồng, hấp dẫn, lôi cuốncác tầng lớp xã hội, trở thành một nhu cầu, một khát vọng của nhân dân trong nhiềuthế kỷ Tính cộng đồng cũng được hình tượng hóa qua nhiều truyền thuyết, huyềnthoại với các yếu tố biểu tượng sinh động, đặc trưng như: “Con Rồng, cháu Tiên”,“Thánh Gióng”, “Sơn Tinh-Thủy Tinh” Qua đó, ta thấy một dân tộc mà ngay từthuở sơ khai đã gắn bó với nhau bằng nghĩa tình đồng bào ruột thịt, và lại kề vai sátcánh bên nhau bước vào cuộc trường chinh dựng nước và giữ nước, chung sứcđồng lòng chiến đấu với bao thiên tai, địch họa để kiêu hãnh trường tồn.

Nét đặc trưng trong cách đối nhân xử thế được coi như là một bản sắc nổi bậtcủa con người Việt Nam Biểu hiện của bản sắc văn hóa này qua vô vàn sắc tháivăn hóa khác nhau, như trong các nguyên tắc sống "thương người như thể thươngthân", "một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ", "bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy làkhác giống như chung một giàn", "nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong mộtnước phải thương nhau cùng" ; trong đạo lý: "uống nước nhớ nguồn", "ăn quảnhớ kẻ trồng cây", "công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồnchảy ra" ; trong chuẩn mực ứng xử của cộng đồng gia tộc "anh em như thế chântay", "tay đứt ruột xót", của cộng đồng làng xã láng giềng: "tối lửa tắt đèn có nhau","lá lành đùm lá rách" trong cung cách xưng hô mang tính thân tộc đối với toàn xãhội: "cha", "mẹ" "chú", "bác", "anh", "em", "cháu" làm cho làng xóm, thậm chítoàn dân tộc như là một thứ gia tộc mở rộng, theo kiểu "tháng tám giỗ cha, tháng bagiỗ mẹ" hay "chúng ta con một cha nhà một nóc" (Tố Hữu) Lối ứng xử duy tìnhnày nó có tác dụng tạo nên sức mạnh của cố kết cộng đồng, nếp sống chan hòa, cởimở của con người Việt Nam Tuy nhiên, nó cũng có mặt trái của nó, đó là tình cảmchủ nghĩa (nặng tình nhẹ lý), gia đình chủ nghĩa, xuấ xỏa, tùy tiện "chín bỏ làmmười", "dĩ hòa vi quý", "đóng cửa bảo nhau", "đừng vạch áo cho người xem lưng".

Trang 13

Bên cạnh đó tính cởi mở, khả năng tiếp nhận và hào nhập quốc tế cũng là mộtnét đặc trưng của văn hóa và con người Việt Nam được tạo nên có lẽ là do "sốphận" lịch sử của dân tộc và đất nước Việt Nam nằm ở ngã tư con đường giao lưuvà hội nhập chủng tộc và văn hóa Trong các giai đoạn phát triển kế tiếp của ba nềnvăn hóa : Đông Sơn - Đại Việt và Việt Nam, thì có hai giai đoạn chuyển tiếp vănhóa mang tính bản lề : giai đoạn Bắc thuộc (từ thế kỷ I - X ), giao tiếp giữa văn hóaĐông Sơn với văn hóa Hán để sau đó ra đời văn hóa Đại Việt và giai đoạn Phápthuộc (cuối thế kỷ XIX đến năm 1945), giao tiếp giữa văn minh Đại Việt với vănhóa phương tây mà đại diện là văn hóa Pháp, từ đó ra đời nền văn hóa Việt Namhiện đại Sau mỗi giai đoạn chuyển tiếp ấy, nền văn hóa bản địa không nhữngkhông co lại, bảo thủ mà luôn mở cửa, hội nhập Do vậy, nền văn hóa đó khôngnhững không bị đồng hóa mà lớn mạnh lên, đạt tới đỉnh cao mới, nền độc lập dântộc được khôi phục Sau năm 1945 đến nay, văn hóa Việt Nam còn mở rộng giaolưu với văn hóa Nga, Mỹ, Trung Quốc và nhiều nước khác Trong điều kiện giaolưu văn hóa sống động như vậy, dã tạo nên ở con người Việt Nam, văn hóa ViệtNam một thái độ ứng xử mang tính tích cực : không dóng kín, chối tử, mà cởi mở,tiếp nhận, hòa nhập Khả năng tiếp nhận cái của người khác, biến đổi nó (bản địahóa) thành cái của mình, phù hợp với nhu cầu và điều kiện của mình, là bản sắc vàsức mạnh của con người Việt Nam và văn hóa Việt Nam Điều này tạo ra tính mềmdẻo, năng động, dễ thích nghi của văn hóa Việt Nam, cũng như mặt trái của nó, làtinh tùy tiện, nửa vời trong tiếp thu và học hỏi ; tâm lý trọng ngoại trong nếp nghĩvà lối sống.

3.2 Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa đa dạng3.2.1 Đa dạng về dân tộc

Mỗi dân tộc đều có một nền văn hoá mang bản sắc riêng từ lâu đời, phản ánhtruyền thống, lịch sử và niềm tự hào dân tộc Bản sắc văn hoá dân tộc là tất cảnhững giá trị vật chất và tinh thần, bao gồm con người, tiếng nói, chữ viết, văn học,

Ngày đăng: 23/07/2024, 17:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w