1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo chuyến đi thực tế thực tế chính trị xã hội

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đặc biệt, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam Trung Quốc với 182.086km đường biên giới trong đó: Đường biên giới trên sông là 131.654km và đường biên giới trên đất liền là 50.432km.Lào Cai với vị

Trang 3

1 Mục đích, tính cần thiết của học phần thực tế chính trị - xã hội

Để nâng cao nhận thức súc sinh viên có thể cập nhật và tiếp cận thực tế,đồng thời phục vụ công tác học tập môn Thực tế chính trị - xã hội, khoaQuan hệ quốc tế đã cùng Công ty du lịch ASEAN TOUR tổ chức chuyếnđi thực tế trong 3 ngày 2 đêm (11/ 3/2024 – 13/ 3/2024) tại địa điểm làtỉnh Lào Cai.

Đây là chuyến đi để lại cho sinh viên khoa Quan hệ quốc tế khóa 42 khôngchỉ là những trải nghiệm thực tế quý giá về kỹ năng chuyên môn, nghiệpvụ mà còn là cơ hội để được thăm quan các danh lam thắng cảnh nơi tỉnhLào Cai với nhiều di tích lịch sử cùng phong cảnh thiên nhiên thơ mộng,gặp gỡ nhiều con người và hiểu hơn về đời sống sinh hoạt xã hội cũngnhư bản chất chính trị nơi đây.

Trong khoảng thời gian 3 ngày cá nhân em đã được học và tiếp cận vớinhiều bản chất chính trị xã hội của Lào Cai, mở rộng thêm nhiều kiến thứcvà được thực sự tiếp xúc với môi trường thực tế nhiều màu sắc của tỉnh.Chính vì vậy, với mục tiêu tái hiện lại chuyến đi thực tế vừa qua, bài báocáo này sẽ tập trung giới thiệu tổng quan, phân tích tình hình thực tế chínhtrị - xã hội và nói về mục tiêu, chiến lược của tỉnh Lào Cai.

2 Phạm vi nội dung và thời gian

Học tập và tìm hiểu về tình hình thực tế chính trị - xã hội của tỉnh Lào Caithông qua buổi làm việc tại đài Phát thanh Truyền hình Lào Cai, cũng nhưquá trình tìm hiểu về văn hóa, danh lam thắng cảnh Thời gian: 03 ngày (từngày 11/3 đến ngày 13/3/2024).

3 Nguồn thông tin

Nguồn thông tin từ 4 báo cáo: Báo cáo 1: Kết quả thực hiện nhiệm vụ pháttriển kinh tế - xã hội năm 2023 và Phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 của

Trang 4

TP Lào Cai; Báo cáo 2: Phát biểu định hướng một số nội dung trao đổi Báocáo viên: đồng chí Dương Đức Huy, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng BanTuyên giáo Tỉnh ủy; lãnh đạo các cơ quan báo chí trong tỉnh Báo cáo 3:Công tác đối ngoại của tỉnh Lào Cai hiện nay Báo cáo viên: Đồng chíPhùng Nam Trung, Trưởng phòng Tuyên truyền, Báo chí – Xuất bản, BanTuyên giáo Tỉnh ủy Báo cáo 4: Hỏi đáp, trao đổi dành cho sinh viên và báocáo viên, đại biểu Báo cáo viên: Lãnh đạo Đài PTTH tỉnh, Báo Lào Cai.

4 Bố cục của báo cáo

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, báo cáo bao gồm 5 phầnvà 11 tiết.

NỘI DUNG

PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ TỈNH LÀO CAI

Trang 5

1 Vị trí địa lý

Lào Cai nằm phía Tây Bắc Việt Nam, cách Hà Nội 296km theo đường sắt và 265km theo đường bộ Tỉnh có diện tích tự nhiên 6.383,88 km², với địa hình phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang; phía Tây giáp tỉnh Sơn La và Lai Châu; phía Nam giáp tỉnh Yên Bái Đặc biệt, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) với 182.086km đường biên giới (trong đó: Đường biên giới trên sông là 131.654km và đường biên giới trên đất liền là 50.432km).

Lào Cai với vị trí trung tâm trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, có lợi thế lớn trong phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Là điểm trung chuyển hàng hóa giữa Trung Quốc và ASEAN, Lào Cai có 2 cặp cửa khẩu quốc tế và nhiều cửa khẩu phụ với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc Hệ thống giao thông đa dạng gồm đường bộ cao tốc, đường sắt, đường thủy và sắp tới là đường hàng không cùng với Khu kinh tế cửa khẩu rộng 15.929.8 ha được đầu tư đầy đủ cơ sở hạ tầng,là một trong tám khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm của Chính phủ.

2 Thời tiết, khí hậu và du lịch

Lào Cai với khí hậu ôn đới mát mẻ tại các địa phương như Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát và sở hữu di sản văn hóa đa dạng cùng dãy núi Hoàng Liên

Trang 6

và đỉnh Phanxipang cao 3,143m, có tiềm năng lớn phát triển du lịch Từ 2015 – 2019, lượng khách du lịch đến Sapa tăng trưởng 22% hàng nằm, đạt trên 5 triệu lượt khách 2019; do dịch COVID-19 nên năm 2020 cỉ đạt 2,2 triệu lượt khách và 1,5 triệu năm 2021; năm 2023 đạt 7,2 triệu lượt khách.

3 Tăng trưởng kinh tế

Khu và cụm công nghiệp tại Lào Cai, với tỷ lệ doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đạt trên 95%, nổi bật là KCN Tăng Lỏong, khu côngnghiệp luyện kim, hóa chất hàng đầu Việt Nam Đây là trung tâm của cácdự án công nghiệp quy mô lớn như nhà máy luyện đồng 10.000 tấn/năm (đang mở rộng thêm 20.000 tấn/năm) Bên cạnh đó, nhà máy phân bón DAP số 2 công suất 330.000 tấn/năm, nhà máy Gang thép công suất 1.000.000 tấn/năm và 20 nhà máy chế biến phân bón, hóa chất khác

Trang 7

4 Công tác đối ngoại

Lào Cai duy trì mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập quốc tế Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần XVI cho giai đoạn 2020 – 2025 nhấn mạnh mục tiêu “Xây dựng Lào Cai phát triển toàn diện, trở thành trung tâm, cầu nối giao thương kinh tế, đối ngoại giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam – Trung Quốc”, khẳng định vai trò và tầm quan trọng khu vực và chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế.

5 Kế hoạch phát triển, phương hướng

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 316/QĐ-TTg ngày 29/3/2023 về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Trang 8

Theo đó, Lào Cai định hướng phát triển 1 trục động lực, 2 cực phát triển, 3 vùng kinh tế, 4 trụ cột phát triển kinh tế và 5 nhiệm vụ trọng tâm.

Hai cực phát triển: Cực “Bắc” bao gồm toàn tuyến biên giới phía Bắc của tỉnh Lào Cai, tiếp giáp với Trung Quốc là nơi giao thương đối ngoại, kết nối với vùng Tây Nam Trung Quốc gắn với việc giữ vững vai trò phên dậu của quốc gia Cực “Nam”, bao gồm các huyện Bảo Yên, Văn Bàn, Bảo Thắng và khu vực phía Nam thành phố Lào Cai, đây là khu vực kết nối tỉnh Lào Cai với tỉnh Trung du miền núi phía Bắc, khu kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với quốc tế thông qua hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.

Ba vùng kinh tế: vùng thấp, vùng cao, vùng trung tâm Việc phân chia 3 vùng kinh tế dựa trên các đặc điểm về địa lý, xã hội, dân tộc gắn với trục động lực dọc sông Hồng.Bốn trụ cột phát triển kinh tế gồm: Phát triển kinh tế cửa khẩu, dịch vụ; phát triển du lịch; phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản; phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo.

Năm nhiệm vụ trọng tâm: Hoàn thiện thể chế, chính sách; phát triển nguồn nhân lực, nguồn lao động; hoàn thiện kết cấu hạ tầng, trọng tâm là hạ tầng giao thông và hạ tầng số; phát triển nông nghiệp nông thôn gắn với giảm nghèo bền vững và sắp xếp ổn định dân cư; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa con người Lào Cai.

PHẦN 2:

LỊCH TRÌNH CHUYẾN ĐI2.1 Ngày thứ nhất (11/3): Hà Nội – TP Lào Cai – Sapa)

Sáng: 05h00 hướng dẫn viên của Aseantour đón Quý khách tại điểm hẹn

khởi hành đi Lào Cai Trên đường đi Qúy khách dừng chân nghỉ ngơi ăn sáng (chi phí tự túc) 10h00 tới Lào Cai, thăm Đền Thượng – Ngôi đền linh thiêng giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc của Việt Nam Đoàn đến thăm và chụp ảnh lưu niệm tại Cửa Khẩu Lào Cai, Cột mốc Biên giới 102, ngắm nhìn Sông Hồng – Nơi Sông Hồng chảy vào Đất Việt Sau đó ăn trưa tại TP Lào Cai.

Trang 9

Chiều: 14h Đoàn Học viện làm việc tại Đài Phát thanh Truyền hình Lào

Cai Sau đó khởi hành đi Sapa nhận phòng nghỉ ngơi 19h ăn tối tại nhà hàng.

Tối: Cả đoàn có nguyên tối để tự do thăm quan và mua sắm tại thị xã

2.2 Ngày thứ hai (12/3): Sapa – Ô Quy Hồ - Bản Cát Cát

Sáng: 07h00 Ăn sáng buffe tự chọn tại khách sạn, sau đó cả đoàn đi Thác

Bạc, Ô Quy Hồ Cổng Trời Ô Quy Hồ một trong những điểm ngắm trọn -

vẻ đẹp hùng vĩ của toàn bộ thung lũng rộng lớn, núi non trùng điệp của dãy Hoàng Liên Sơn, nơi được rất nhiều bạn trẻ lưu giữa kỷ niệm cho hành trình khám phá Cảm giác đứng trên ngọn núi cao gần 2000m, hít hà không khí trong lành và thả hồn vào khung cảnh tuyệt đẹp của!núi non, ngắm đỉnh Fansipan hũng vĩ, thật sự vô cùng là tuyệt vời Sau đó, 11h00 đoàn ăn trưa tại nhà hàng.

Chiều: 14h00 Qúy khách thăm Bản Cát Cát - Là ngôi làng cổ đẹp nhất

núi rừng Tây Bắc nằm cuối thung lũng Mường Hoa, tọa lạc ngay dưới

chân dãy núi Hoàng Liên Sơn, là địa bàn sinh sống chủ yếu của đồng bàongười dân tộc H’Mông Đoàn thỏa thích ngắm nhìn những ngôi nhà sàn độc đáo bên khung cửi dệt vải thổ cẩm của đồng bào dân tộc, tham quan cây cầu bắc qua Thác thủy điện phong cảnh hữu tình nên thơ Cả đoàn có một buổi chiều thật tuyệt vời khi đặt chân tới Bản làng Cát Cát.

Tối: 18h30 Ăn tối và tham gia chương trình giao lưu văn nghệ Gala

2.3 Ngày thứ ba (13/3): Sapa – Hà Nội

Sáng: 6h30-7h30 ăn sáng buffe tự chọn tại khách sạn Cả đoàn tự do dạo

chơi, thăm Nhà thờ Sapa cổ kính Tiếp đó, đoàn ngắm cảnh đẹp Núi Hàm Rồng (chi phí tự túc), hoặc tự do khám phá Sapa, chụp ảnh, đi chợ mua đồ lưu niệm 11h00 ăn trưa, làm thủ tục trả phòng về Hà Nội.

Chiều: 18h00 về tới Hà Nội, hướng dẫn viên Aseantour chia tay đoàn và

hẹn gặp lại.

Trang 10

Đền Thượng được xây dựng theo lối kiến trúc cổ hình chữ Công, tuân theo thuyết phong thủy vừa đường bệ mà lại rất trang nghiêm Khu vực đền Thượng có cảnh quan thiên nhiên sơn thủy hữu tình cùng sự kết

Trang 11

hợp hài hòa giữa kiến trúc truyền thống với nét văn hóa bản địa, tạo cho ngôi đền mang dáng vẻ uy nghi lộng lẫy.

Đền Thượng được xây dựng khang trang với 7 gian thờ chính gồm: Cung thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, Cung thờ Tam tòa Thánh Mẫu; Ban thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo; Cung thờ Đức vua cha Ngọc Hoàng và các ban thờ phía Tả Vu - Hữu Vu thờ Chầu bà Đệ Nhị Sơn Trang, Thập Nhị Tiên Cô, Chầu hầu cận Chúa và Cậu Bé thủ đền tất cả đều được sắp đặt theo trình tự Bên cạnh Đền Thượng là ngôi đình hình vuông với 4 cửa, 8 rồng chầu, giữa phương đình hình rùa vàng lưng độibia đá khắc tích "Đức Thánh Trần" Nơi đây trước kia là nơi nghỉ chân của các quan quân đi tuần, ngày nay, là rừng sinh thái với đủ các loại cây trồng bảo vệ môi trường, phục vụ du khách tham quan, nghỉ chân thưởng thức khí hậu trong lành Trong chuyến hành trình thực tế, đoàn sinh viên khoa Quan hệ quốc tế được đặt chân đến ngôi đền thiêng liêng, có bề dày lịch sử tại tỉnh Lào Cai.

Hằng năm, để tri ân công đức của Đức Thánh Trần đối với đất nước, lễ hội Đền Thượng thường được tổ chức vào các ngày 13, 14 và ngày rằmtháng giêng Âm lịch, lễ hội diễn ra gồm 2 phần: "phần lễ" và "phần hội"

Trang 12

Ban Tổ chức chuẩn bị một đoàn kiệu rước bài vị của Đức Thánh Trần với các trai tráng khỏe mạnh, hùng dũng, cờ phướn, võng lọng rợp trời bước theo tiếng nhạc lưu thủy của dàn bát âm Khi vào phần tế lễ, đội tế ăn mặc chỉnh tề với những bộ lễ phục của triều phục xưa, từng đợt dâng rượu, dâng hương tế lễ theo nhịp kèn trống cung đình Sau phần lễdâng hương của đội tế, chủ tế đọc bản Văn tế kể về công lao cao to lớn như trời đất của Đức Thánh Trần đối với đất nước, lời tế hùng dũng, câu từ khúc triết dễ hiểu, phản ánh được sức mạnh và những công lao to lớn của Ngài khi xưa, đồng thời lời tế còn là lời răn dạy đối với mỗi lớp người sau trong quá trình bảo vệ và xây dựng đất nước Sau phần lễhết sức trang nghiêm hướng về Đức thánh Trần của toàn thể nhân dân là đến phần hội Đền.

Phần hội bao gồm trình diễn văn nghệ, vũ hội dân gian; đồng thời tổ chức nhiều trò chơi truyền thống như đấu vật, kéo co, ném còn, cờ người, cầu lông, chọi gà Có khi thêm các phần “hội thi nhà nông đua tài”, “hội thi đồ xôi”, “thi đội kèn pí lè” rất hấp dẫn.

3.2 Cửa khẩu Lào Cai, cột mốc biên giới 102

Cửa khẩu Lào Cai không chỉ là một cửa khẩu biên giới thông thường mà còn là biểu tượng của mối quan hệ hữu nghị, hợp tác và phát triển kinh tế,văn hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc Với vị trí chiến lược nằm ở phía bắc của Việt Nam, cửa khẩu Lào Cai không chỉ là điểm kết nối quan trọngtrên tuyến đường sắt từ Hà Nội đến Lào Cai mà còn là một trung tâm thương mại và du lịch sôi động.

Về mặt kinh tế, cửa khẩu Lào Cai chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại, nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa giữa hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc là hai thị trường lớn đối tác thương mại của nhau, vàcửa khẩu Lào Cai đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa giữa hai bên Các mặt hàng chủ yếu được giao thương tại đây bao gồm nông sản, thủy sản, hàng dệt may, và hàng hóa tiêu dùng.

Ngoài ra, cửa khẩu Lào Cai cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy du lịch và giao lưu văn hóa giữa hai quốc gia Với vẻ đẹp tự nhiên hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc Việt Nam và văn hóa dân tộc đa dạng, khu vực xung quanh cửa khẩu Lào Cai thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến thăm và khám phá Du lịch cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Trang 13

Cột mốc biên giới 102 là một biểu tượng đặc biệt của ranh giới biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc tại cửa khẩu Lào Cai Được đặt tại điểm biên giới chính xác, cột mốc này không chỉ là một biểu tượng vật lý mà còn là biểu tượng của sự liên kết và giao thương giữa hai quốc gia.

Cột mốc 102 thường được làm từ đá hoặc bê tông, có thể có các biểu tượng hoặc chữ viết trên bề mặt để đánh dấu ranh giới và xác định lãnh thổ của từng quốc gia Nó thường được đặt ở các vị trí chiến lược trên các con đường lớn hoặc tại các điểm cửa khẩu quan trọng, như cửa khẩu Lào Cai, đểkiểm soát di chuyển của người và hàng hóa qua lại giữa hai nước.

Ngoài vai trò chính trị và pháp lý, cột mốc còn mang trong mình một giá trị lịch sử và văn hóa đặc biệt Nó là biểu tượng của sự giao thoa và giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, đồng thời là minh chứng cho sự hòa bình và hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc qua các thời kỳ lịch sử.

Đối với du khách, cột mốc biên giới 102 cũng là một điểm đến hấp dẫn, nơi họ có thể trải nghiệm không khí biên giới độc đáo và ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ Việc thăm thú cột mốc biên giới này cũng giúp du khách hiểu rõ hơn về lịch sử, văn hóa và quan hệ giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Trang 14

3.3 Đài Phát thanh Truyền hình Lào Cai

Trong buổi làm việc với đoàn sinh viên Khoa Quan hệ quốc tế của Học viện Báo chí và Tuyên truyền,

3.4 Cổng trời Ô Quy Hồ

Nằm giữa ranh giới của Sapa, Lào Cai và Lai Châu, Cổng trời Ô Quy Hồ vớiđộ cao 2035m so với mực nước biển, mang đến cho bạn một view nhìn cực xịn của dãy Hoàng Liên Sơn ngang dọc đất trời, núi non trùng trùng điệp điệp, biển mây mù trắng xoá tạo nên phong cảnh không thua kém chốn thần tiên ai đó đã đánh rơi xuống hạ giới.

Đứng giữa cổng trời Sa Pa, có thể phóng tầm mắt bao quát cả thung lũng rộng lớn phía dưới với những ruộng nương xanh rì, con đường ôtô xuôi ngược Phong Thổ (Lai Châu) – Sa Pa (Lào Cai), xa xa là Thác Bạc – một trong 10 thác nước đẹp nhất Lào Cai, luôn được mọi người tìm đến khám phá Cao khoảng 200m, Thác Bạc ngày đêm ào ào nước đổ như góp nên âm thanh của núi rừng heo hút, du khách nhìn khoảng không vô tận và khoáng đạt phía trước

Trang 15

Cũng ở cổng trời này mới cảm nhận được vẻ kiêu hùng của đỉnh Fanxipan vời vợi lưng trời Bên dưới là những vực sâu thăm thẳm, với thảm rừng nguyên sinh chứa đựng nhiều bí ẩn chưa được khám phá Từ vị trí này, các bạn cũng có thể nhìn ngắm trọn vẹn sự hùng vĩ của đỉnh Hoàng Liên Sơn trùng trùng điệp điệp với mây mù giăng phủ như tiên cảnh Khung cảnh bao la, hùng vĩ trước mặt chúng ta khi chiều xuống lại thêm màu lãng mạn, mộng mơ không thể không động lòng.

3.5 Bản Cát Cát

Thiên đường săn mây Sapa đã không còn xa lạ với nhiều khách thăm quan trong và ngoài nước Nơi đây được coi là niềm tự hào của vùng núi Tây Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung Giữa khung cảnh thiên nhiên núi non hùngvĩ, cảnh vật hữu tình mà chắc chắn Lữ khách không thể bỏ qua chính là bản Cát Cát - ngôi làng cổ đẹp nhất rừng Tây Bắc.

Bản Cát Cát thực sự hấp dẫn bởi những ngôi nhà gỗ đơn sơ, mộc mạc, những con suối nhỏ róc rách, những sản phẩm thổ cẩm sặc sỡ, do chính tay những người nông dân sinh sống ở đây dệt thành và những nét văn hóa truyền thống, đa dân tộc tạo cho khách thăm quan những cảm giác mới mẻ.Ghé thăm ngôi làng xinh đẹp này để Lữ khách có thể biết thêm về những truyền thống và phong tục, tập quán đặc biệt của những dân tộc anh em đang

Ngày đăng: 23/07/2024, 17:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w