Từ hoạt động này, chúng em còn có cơ hội trau dồi thêm những thông tin, kiến thức về Lịch sử, Kiến trúc của những danh lam thắng cảnh của nước ta, qua đó, chúng em được tự đúc kết được n
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
Trang 2II.Nội dung thu hoạch 5
1 Giới thiệu về tỉnh Ninh Bình và Đền vua Đinh - Lê 5
1.1.Đôi nét về tỉnh Ninh Bình 5
1.2.Những đặc điểm cơ bản của Đền vua Đinh - Lê 6
1.2.1.Đền vua Đinh 6
1.2.2.Đền vua Lê 12
2 Quần thể danh thắng Tràng An và Phố cổ Hoa Lư 14
2.1.Giới thiệu về Danh thắng Tràng An 14
2.2.Giới thiệu về Phố cổ Hoa Lư 22
3 Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự 24
3.1.Giới thiệu về tỉnh Hà Nam 25
3.2.Giới thiệu về chùa Địa Tạng Phi Lai Tự 26
III.Những kết quả thu nhận được, ý nghĩa, bài học 33
KẾT LUẬN 34
Trang 3MỞ ĐẦU
Nhằm mục đích đào tạo ra các cán bộ chuyên môn, không chỉ cần kiến thức sách vở mà còn phải không ngừng trau dồi cho bản thân những kỹ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp Hiểu được điều đó, khoa Xuất bản của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã sắp xếp giảng dạy và tạo điều kiện cho các sinh viên trong khoa chúng em có một chuyến đi thực tế cùng thầy Hà Văn Hậu, cô Trần Thị Mai Dung và cô Phạm Thị Thùy Linh tại những địa điểm nổi tiếng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và tỉnh Hà Nam trong 2 ngày 1 đêm (từ ngày 14 tháng 3 năm 2024 đến ngày 15 tháng 3 năm 2024).
Chuyến đi thực tế này là một hoạt động cần thiết để sinh viên chúng em có thể trực tiếp quan sát và tìm hiểu về những địa điểm danh thắng nổi tiếng của địa phương Từ hoạt động này, chúng em còn có cơ hội trau dồi thêm những thông tin, kiến thức về Lịch sử, Kiến trúc của những danh lam thắng cảnh của nước ta, qua đó, chúng em được tự đúc kết được những kiến thức cho bản thân và từng bước hoàn thiện bản thân mình.
Dưới đây là báo cáo cá nhân của em về chuyến đi thực tế chính trị - xã hội tại tỉnh Ninh Bình và tỉnh Hà Nam.
Trang 4NỘI DUNG
I Mục đích, yêu cầu, lịch trình chuyến đi thực tế
1 Mục đích
- Tìm hiểu, thu thập, tổng hợp thông tin về Lịch sử, thông tin liên quan về các danh lam thắng cảnh của hai tỉnh Ninh Bình và Hà Tĩnh.
- Tham quan các danh thắng; nghe báo cáo, đặt câu hỏi về tình hình những địa điểm đã được tham quan.
- Bổ sung các tri thức về chuyên môn, nghiệp vụ; tạo nền tảng kiến thức vững vàng qua quá trình chia sẻ của các cán bộ tại cơ sở thực tập.
- Củng cố, nâng cao khả năng áp dụng kiến thức về Lich sử - xã hội vào thực tiễn.
- Rèn luyện kỹ năng (tìm kiếm, phân tích, tổng hợp thông tin; giao tiếp ) và tri thức về lich sử - xã hội trên mọi phương diện.
2 Yêu cầu
- Sinh viên thực hiện đúng quy định khi tham gia chuyến đi thực tế về tư trang, về trang phục, về lưu trú, di chuyển,
- Chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ cho chuyến đi (áo ấm, vật dụng cá nhân, thuốc )
- Tìm hiểu, nghiên cứu, thu thập tài liệu, kiến thức liên quan đến những địa điểm lớp sẽ đi của tỉnh Ninh Bình và Hà Tĩnh.
- Áp dụng kiến thức về Lịch sử - xã hội đã được học vào thực tiễn.
3 Lịch trình chuyến đi
NGÀY 1: HÀ NỘI - NINH BÌNH – ĐẦM VÂN LONG (Ăn trưa, tối)
- 08h00: Xe và Hướng dẫn viên đón Đoàn tại điểm hẹn khởi hành đi Ninh Bình -
trên đường đi quý đoàn ngắm cảnh cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người dân đồng bằng Bắc Bộ
Trang 5- 10h00: Đến Ninh Bình, quý khách bắt đầu chương trình bằng chuyến thăm Cố
đô Hoa Lư với hai ngôi đền nổi tiếng.
Đền Vua Đinh thờ vua Đinh Tiên Hoàng, người sáng lập ra triều Đinh – triều đại
đầu tiên của nước Việt Nam
Đền Vua Lê thờ vua Lê Đại Hành người sáng lập ra triều Tiền Lê - triều đại nối
tiếp
- 12h00, Đoàn ăn trưa tại nhà hàng với các món đặc sản của Ninh Bình như thịt dê, cơm cháy…
- 14h00 Sau bữa trưa, Đoàn thăm khu du lịch sinh thái Tràng An – được Unessco công nhận là di sản văn hóa thiên nhiên thế giới.
- 16h00: Đoàn lên xe về khách sạn nhận phòng.
Tối: Đoàn ăn tối với thực đơn đặc biệt tại nhà hàng Sau bữa tối, đoàn tự do khám phá Ninh Bình, thăm Phố cổ Hoa Lư về đêm
Đoàn nghỉ đêm tại Ninh Bình
NGÀY 2: NINH BÌNH – HÀ NAM – HÀ NỘI (Ăn sáng)
Đoàn dùng bữa sáng tại khu nghỉ, check out.
- 9h00: Đoàn di chuyển đến tỉnh Hà Nam điểm đến tại chùa Địa Tạng Phi Lai Tự.
- 10h30: Đoàn đi theo hướng dẫn viên tập trung tại cổng chùa và được tham quan
tự do.
- 11h30: Đoàn ăn tối tại điểm nghỉ chân Tại đây người dân cũng có bán những đồ
lưu niệm, đồ ăn nổi tiếng mọi người có thể mua về làm quà.
- 13h00: Đoàn di chuyển về Hà Nội đến 15h30 về đến 36 Xuân Thủy kết thúc
chuyến đi
II.Nội dung thu hoạch
1 Giới thiệu về tỉnh Ninh Bình và Đền vua Đinh – Lê
1.1 Đôi nét về tỉnh Ninh Bình
Ninh Bình là một vùng đất ở cực Nam đồng bằng Bắc Bộ, được coi là vùng đất linh nhân kiệt, nơi mà có truyền thống lịch sử với nhiều với nhiều câu chuyện của những người anh hùng dựng nước và giữu nước Cách thử đô khoảng 90km về phía Nam, là vùng ranh giới của 3 khu vực địa lý: Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ Phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam; phía Đông giáp tỉnh Nam Định; phía Đông Nam giáp biển Đông; phía Tây, Tây Nam giáp tỉnh Hòa Bình và Thanh Hóa Gọi nơi đây là một vùng đất rộng lớn quả không sai với diện tích 1.386km2, cùng với 952.000 người
Trang 6Quả là không ngoa khi nói Ninh Bình là “Miền Bắc Việt Nam thu nhỏ” Nơi đây được tạo hóa cho 3 dạng địa hình chính: đồi núi và bán sơn địa, đồng bằng ven biển, vùng chiêm trũng Nhờ vậy mà tài nguyên nơi đây vô cùng đa dạng và phong phú, thật may mắn khi nơi đây cũng lag “ngôi nhà” của rất nhiều loài động vật quý hiếm, thêm vào đó là những loài thực vật quý hiếm có tên trong danh sách đỏ Suốt quá trình dừng chân tại mảnh đất này, em có thể thấy rõ nơi đây bao quanh bốn bề là những núi đá vôi trùng điệp, sừng sững như dãy tường thành bao quanh, ôm ấp bảo vệ lấy mảnh đất này Tiếng lành đồn xa, Ninh Bình nổi tiếng cả trong và ngoài nước nhờ có những danh lam thắng cảnh nổi tiếng mang vẻ đẹp khó nơi có được, bên cạnh đó là những di tích
lịch sử tồn tại lâu đời Thật đáng tự hào khi Ninh Bình là nơi có duy nhất có quần thể
danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế
giới nhờ những giá trị nổi bật toàn cầu vào năm 2014, đây cũng là di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á.
1.2 Những đặc điểm cơ bản về Đền vua Đinh – Lê
Trải qua hơn 1.000 năm lịch sử, nhiều di tích lịch sử của Cố đô Hoa Lư vẫn được bảo tồn và gìn giữ đến tận ngày nay Điển hình là Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và Đền thờ Vua Lê Đại Hành - những công trình có giá trị văn hóa-lịch sử rất quan trọng với dân tộc Việt Nam Chúng em có cơ hội được dâng hương để tỏ lòng thành kính cũng ghi nhớ công ơn của hai vị vua nổi tiếng của nước ta thời xưa
Đền Vua Đinh và Đền Vua Lê, được xây dựng từ thời nhà Lý và được nhà Hậu Lê cho xây dựng lại vào thế kỷ 17, tọa lạc tại xã Trường Yên - vị trí thuộc trung tâm thành Đông của Kinh đô Hoa Lư xưa Đây là nơi duy nhất ở Việt Nam thờ đồng thời Vua Đinh Tiên Hoàng, cha mẹ ông cùng các con trai và có bài vị thờ các tướng triều Đinh Hai ngôi di tích lịch sử đặc biệt đã được xếp hạng “Tốp 100 Công trình 100 tuổi nổi tiếng ở Việt Nam.”
1.2.1 Đền vua Đinh
Điểm đến đầu tiên chúng em được ghé đến khi vừa đặt chân đến mảnh đất Ninh Bình oanh liệt đó chính là Đền vua Đinh Tọa lạc trên vùng đât trống rộng lớn, đền vua Đinh Đền Vua Đinh được xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc, trục chính đạo hướng đông Trước mặt đền là núi Mã Yên có hình dáng giống cái yên ngựa, trên núi có lăng mộ vua Đinh Tiên Hoàng
Trang 7(Núi Yên Mã)
Đền vua Đinh được xây dựng trên nền cung điện kinh đô Hoa Lư xưa Xung quanh khu vực này, các nhà khảo cổ đã đào được một mảng sân gạch có họa tiết hoa sen và đôi phượng vờn nhau Trên mặt gạch có dòng chữ "Đại Việt Quốc quân thành chuyên" và "Giang tây quân"; chứng tỏ đây là những viên gạch thời Đinh – Lê
a Khuôn viên
Đền Vua Đinh Tiên Hoàng được khởi công xây dựng từ thời nhà Lý theo kiểu “nội công, ngoại quốc,” nằm giữa các tán cây đại thụ, là một kiến trúc độc đáo về nghệ thuật chạm khắc gỗ và đá của các nghệ nhân dân gian Việt Nam thế kỷ 17 và 19 Chúng em được tham quan tất cả bắt đầu từ hồ bán nguyệt và kết thúc ở Chính cung Ngay trước mắt là hồ bán nguyệt - một hồ nước xây dựng theo kiểu kiến trúc cung đình xưa Trong hồ thả hoa súng Sau Minh Đường - Hồ Bán Nguyệt là bức bình phong Phía trên cổng là hai tầng mái che với tám dao mái cong vút Cổng ngoài có ba gian lợp ngói, mặt trong cổng ghi bốn chữ "Tiền triều phụng khuyết".
Trang 8(Đền vua Đinh)
(Hồ Bán Nguyệt)
Quần thể đền bao gồm các công trình uy nghi như toà Nghi môn (cổng trong) với 3 gian dựng bằng gỗ lim kiến trúc theo 3 hàng chân cột Qua nghi môn ngoại, dọc theo đường thần đạo đến Nghi môn nội Các họa tiết trang trí của nghi môn nội giống như nghi môn ngoại, ngay cả kiến trúc có ba hành cột cũng giống nhau Đền thờ có hai lớp cửa vào đền cũng tương tự như hai vòng thành Hoa Lư xưa.
Trang 9Đặc biệt khi đi hết chính đạo, qua hai trụ cột lớn là đến sân rồng Giữa sân rồng có một long sàng bằng đá chung quanh chạm nổi Hai bên sập rồng có hai con nghê đá chầu, được tạc trên hai tảng đá xanh nguyên khối, dài 1,8m, rộng 1,4m Tiến dần vào trong, ở giữa có long sàng bằng đá Cạnh hông của sập đá tạc đầu rồng Bề mặt của sập rồng được tạc nổi hình con rồng với dáng vẻ khỏe mạnh và uy dũng Hai bên long sàng là tượng hai con nghê chầu bằng đá xanh thuộc thế kỷ 17 Long sàng tượng trưng cho bệ rồng nên được điêu khắc với họa tiết rất đẹp Hai tay vịn của long sàng là hai con rồng đang uốn mình trên tầng mây cao Dáng rồng rất thanh cao với đầu ngẩng cao để bờm bay phất phới, râu dài thả rủ về phía trước Xung quanh long sàng có cắm cờ tượng trưng cho các đạo quân, có nghê chầu, có ngựa trắng Long sàng bằng đá xanh đặt ở sân rồng trước bái đường Đền thờ Vua Đinh, Vua Lê - Nơi lưu dấu vết vương triều Cố đô Hình tượng rồng trên long sàng được chạm khắc mang bàn tay phụ nữ Đặc biệt, mặt long sàng thể hiện một hình tượng độc nhất vô nhị trong lịch sử điêu khắc Việt Nam, đó là hình tượng rồng mang bàn tay phụ nữ Cặp long sàng trước ngọ môn quan và ở sân rồng đã được công nhận là Bảo vật Quốc gia Long sàng trước Nghi môn ngoại và trước Bái đường Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng đã được thủ tướng chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia Việt Nam.
(Long Sàng giữa sân rồng)
Trang 10(Long Sàng trước nghi môn ngoại)
Từ sân rồng bước lên là bái đường 5 gian, kiến trúc độc đáo Tiếp đến là thiêu hương, kiến trúc theo kiểu ống muống, nơi thờ tứ trụ triều đình nhà Đinh.
b Không gian bên trong
Đi hết tòa thiêu hương, du khách bước vào chính cung 5 gian Gian giữa thờ tượng Vua Đinh được đúc bằng đồng đặt trên bệ thờ bằng đá xanh nguyên khối Hai bên bệ đá có hai con rồng chầu bằng đá, tạc theo kiểu yên ngựa.
Trang 11Gian bên trái thờ tượng Đinh Liễn quay mặt về phía Nam, là con trưởng của Vua Đinh Tiên Hoàng Gian bên phải thờ tượng Đinh Hạng Lang (ngoài), Đinh Toàn (trong) đều quay mặt về phía Bắc, là hai con thứ của Vua Đinh Tiên Hoàng.
Ngai được đặt trên bệ với tượng rồng tạc giống như rồng nơi long sàng Gian giữa đặt tượng vua Đinh Tiên Hoàng đúc bằng đồng đặt trên bệ thờ bằng đá xanh nguyên khối Hai bên bệ đá có hai con rồng chầu Trên bức đại tự có hàng chữ “Chính thống thủy” ca ngợi Đinh Bộ Lĩnh là người mở nền quân chủ chính thống của nước ta.
Trang 12Hai bên cột giữa có treo câu đối: “Cồ Việt Quốc đương Tống Khai Bảo – Hoa Lư đô thị Hán Tràng An” (Nước Đại Cồ Việt sánh ngang với nước Tống – kinh đô Hoa Lư bề thế như kinh đô Tràng An) Gian bên phải thờ tượng thái tử Hạng Lang và Đinh Toàn là hai con thứ của vua Gian bên trái thờ tượng Nam Việt Vương Đinh Liễn con trưởng của vua.
Đền thờ Đinh Tiên Hoàng là công trình kiến trúc độc đáo trong cả nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật chạm khắc gỗ thế kỷ 17 Đền Vua Đinh cũng chứa nhiều cổ vật quý hiếm được bảo tồn, như gạch xây cung điện, cột kinh Phật khắc chữ Phạn, các bài bia ký… Đền thờ Vua Đinh, Vua Lê không chỉ là biểu tượng cho sự tôn kính, biết ơn của nhân dân đối với hai vị Vua có công lớn trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước trong thế kỷ thứ 10, những dấu vết của vương triều Cố đô Hoa Lư xưa vẫn còn đây, gợi nhớ về thời kỳ huy hoàng, độc lập, tự chủ của nước Đại Cồ Việt nghìn năm trước
1.2.2 Đền vua Lê
Sau khi tham quan và được tìm hiểu về Đền vua Đinh, khoa Xuất bản đi thoe hướng dẫn của chị hướng dẫn viên đi đến Đền vua Lê với nhiều công trình độc đáo Điểm nổi bâ …t độc đáo dễ nhâ …n thấy nhất ở đây là con đường chính đạo dẫn vào đền được lát gạch sạch sẽ, nó dẫn lối đi qua nghi môn ngoại Bên trái là hòn non bô … cao 3 m, tạc hình chim phượng trông rất uy nghi Bên phải là nhà tiền bái cũng có hòn non
Trang 13bô … và gốc cây duối hơn 300 năm tuổi Chưa hết, ở nghi môn nô …i có hai vườn hoa đăng đối nhau, liền kề là hai dãy nhà vọng và cả hòn non bô … hình Long, Phượng Giữa sân đă …t long sàn bằng đá sở hữu lối kiến trúc và điêu khắc đặc sắc thời Hậu Lê Đền vua Lê Đại Hành là một biểu tượng đại diện tiêu biểu cho nền nghệ thuật kiến trúc và chạm trổ đặc sắc của thế kỷ 17 vẫn còn được lưu giữ tới ngày nay.
(con đường chính đạo)
Xây dựng cùng thời điểm với đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng (thế kỷ 17), đền thờ vua Lê Đại Hành có kiến trúc khá giống với đền vua Đinh và giữ nguyên lối kiến trúc, điêu khắc của thời kỳ Hậu Lê Đền vua Lê cũng được xây dựng theo kết cấu kiểu nội công ngoại quốc chỉ khác đền vua Đinh là đi vào đền theo cổng phía đông có thêm từ vũ và không có các ngưỡng cửa đá với các tảng đá cổ bồng tôn cao
Đền thờ vua Lê Đại Hành có ba toà bao gồm: Bái đường, Thiêu hương, Chính cung Ngôi đền này có kiểu dáng thấp, các thanh xà, cột và nhiều bức đại tự sơn son thếp vàng tạo nên vẻ uy nghiêm cổ kính nhưng không kém phần tráng lệ, huyền ảo
Bái đường có năm gian, với ba tấm biển lớn sơn son thếp vàng Tấm biển ở gian giữa đề bốn chữ Hán: Trường Xuân Linh Tích Tấm biển gian bên phải đề ba chữ Hán: Dương Thần Vũ Tấm biển gian bên trái đề ba chữ Hán: Xuất Thánh Minh Tiếp theo tòa Bái đường là tòa Thiêu hương được xây dựng theo lối kiến trúc kiểu ống muống Trong Thiêu hương thờ tứ trụ triều Tiền Lê.
Trang 14Cuối cùng tòa Thiêu hương là Chính cung bao gồm năm gian, trong đó tượng vua Lê Đại Hành được đặt trên bệ đá ở gian giữa Tượng vua Lê ngồi trên ngai vàng, đầu đội mũ Bình Thiên, nét mặt quắc thước uy nghiêm Gian bên trái tượng vua Lê Đại Hành là nơi đặt tượng hoàng hậu Dương Vân Nga còn gọi là tượng Bảo Quang Hoàng thái hậu Gian bên phải còn lại đặt trên bệ đá tượng Lê Long Đĩnh (Lê Ngọa Triều) là con thứ 5 của vua Lê Đại Hành và là đời vua thứ 3 của nhà Tiền Lê.
Đền thờ Vua Đinh, Vua Lê không chỉ là biểu tượng cho sự tôn kính, biết ơn của nhân dân đối với hai vị Vua có công lớn trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước trong thế kỷ thứ 10, những dấu vết của vương triều Cố đô Hoa Lư xưa vẫn còn đây, gợi nhớ về thời kỳ huy hoàng, độc lập, tự chủ của nước Đại Cồ Việt nghìn năm trước.
2 Quần thể danh thắng Tràng An và Phố cổ Hoa Lư
2.1 Giới thiệu về Quần thể danh thắng Tràng An
Lớp Xuất bản Điện tử chúng em sau một buổi sáng được tham quan Đền vua Đinh – Lê với nhiều kiến thức bổ ích và khám phá, quan sát nhiều điều mới, buổi chiều chúng em được trải nghiệm đi thuyền trong khu sinh thái của Danh thắng Tràng An Danh thắng Tràng An là một bộ phận của Quần thể di sản thế giới Tràng An, là một điểm du lịch nổi bật không những ở Việt Nam mà còn ở khu vực Đông Nam Á và thế giới Cả lớp được đi tuyến thuyền số 2 được ngắm bao quát tất cả những cảnh đẹp về thiên nhiên hùng vĩ và cao lớn, bên cạnh đó cũng có những di tích lịch sử “ngay trên mặt nước”.
Tuyến đi thuyền số 2 của chúng em kéo dài từ 2 tiếng đến 2,5 tiếng với lịch trình như sau: Bến thuyền – Hang Lấm – Hang Vạng – Hang Thánh Trượt – Đền Suối Tiên – Hang Đại – Hành Cung Vũ Lâm – quay về bến thuyền Ngồi trên chiếc thuyền với 4 bạn, chúng em được nghe cô chèo thuyền kể về nhữung điều hay về nơi đây và tham quan đến các địa điểm khác nhau.
a Hang Lấm
Đây là địa điểm đầu tiên trong hành trình tuyến 2 Tràng An Hang Lấm có chiều dài 60m Khi đi thuyền qua hang Lấm sẽ sang thung Lấm có diện tích khoảng hơn 9.000m2 Theo dòng sông Sào Khê trải qua bao thăng trầm của lịch sử nhưng vẫn giữ được làn nước trong xanh như ngọc, Hang Lấm hiện ra với vẻ đẹp hùng vĩ ngay trước mắt.
Theo truyền thuyết xa xưa, nơi đây là một hang động để người dân mang nông sản ra bên ngoài Vì bên dưới có quá nhiều lớp bùn và đường đi đầy bùn đất nên mới có tên gọi là Hang Lấm Thung lũng nước đầu tiên mà du khách đi qua được gọi là Thung nội Lấm có diện tích khoảng 9000 m2.
Trang 15(Hang Lấm)
b Đền Cao Sơn
Qua hang Lấm, điểm dừng chân tiếp theo chính là đền thờ thần Cao Sơn, vị thánh thời Hùng Vương thứ 18 có công đánh quân Thục, trị thuỷ, phát triển sản xuất nông nghiệp Ngôi đền được xây dựng cũng như trùng tu và tôn tạo vào năm 2017 tại khu vực gần đền Cao Sơn cổ.
Tương truyền rằng khi xây dựng kinh đô Hoa Lư, Đinh Tiên Hoàng cho xây dựng 3 ngôi đền để thờ các vị thần trấn giữ ở 3 vòng thành mà dân gian gọi là Hoa Lư tứ trấn Theo đó, thần Thiên Tôn trấn giữ cửa ngõ vào vòng thành phía Đông, thần Quý Minh trấn giữ cửa ngõ vào thành Nam và thần Cao Sơn trấn giữ cửa ngõ vào vòng thành phía Tây Theo truyền thuyết, khi đi tuần thần Cao Sơn đã tìm ra một loài cây thân có bột dùng làm bánh thay bột gạo Sau đó đã dạy bảo và giúp đỡ người dân làm ăn sinh sống nơi đây nên được nhân dân lập đền thờ ghi nhớ công ơn của ngài.
Trang 16(Đền thánh Cao Sơn)
c Hang Vạng
Điểm đến tiếp theo sau khi chiêm bái tại đền Cao Sơn, chúng em tiếp tục chuyến hành trình khám phá hang Vạng Hang Vang có độ dài 250m Theo người dân địa phương, tên “Vạng” xuất phát từ việc khi chèo thuyền qua hang sẽ tạo nên tiếng vang lớn Ngoài tên gọi này, người dân còn gọi là hang Cá vì trong hang là nơi trú ngụ của rất nhiều loài cá khác nhau Hang Vạng nối liền thung Lấm và thung Áng La, nơi đây có phim trường bộ phim Kong nổi tiếng
Trang 17(Hang Vạng)
d Thủy Đình
Qua hang là tới Thủy Đình Đây có lẽ là địa điểm mà chúng em biết nhiều hơn cả vì đã từng xuất hiện trong rất nhiều sách, báo, trên mạng, đây cũng là nơi biểu diễn các nhạc cụ dân tộc và văn hóa dân gian vào các dịp lễ hội Được bao quanh bởi những dãy núi đá vôi hùng vĩ, Thủy Đình được xây dựng và trùng tu từ nhiều năm trước Thủy Đình thường có các nghệ nhân chơi dân ca quan họ để phục vụ du khách Ngoài ra, trước mặt Thủy Đình có ngọn núi hệt như những chiếc lông vũ trải dài trên bầu trời như một con phượng hoàng.
Trang 18(Thủy Đình)
e Hang Thánh Trượt
Điểm đến tiếp theo hang Thủy Đình là hang Thánh Trượt, cô chèo thuyền kể rằng tương truyền vào thời vua Lý Thần Tông, khi thánh Nguyễn Minh Không đi qua đây tìm thuốc chữa bệnh cho vua đã say đắm trước cảnh sắc nơi đây nên trượt chân ngã, vì thế có tên là hang Thánh Trượt Sau khi tham quan Hang Thánh Trượt, đi qua Núi Địa Linh đứng sừng sững giữa mặt nước như tòa tháp bút, bạn sẽ đến Đền Suối Tiên nơi thờ Thánh Quýnh Minh Đại Vương và phu nhân.
Theo truyền thuyết xưa, khu vực xung quanh nơi đây có nguồn nước rất trong và sạch, người dân nơi đây gọi là công viên Suối Tiên vì các nàng tiên thường xuống đây tắm mát Hàng năm, vào ngày 18 tháng Giêng âm lịch, mọi người mở hội thánh Quý Minh Đại Vương, rước kiệu trên sông, trăm thuyền nối đuôi, xuyên mười hang động vào Suối Tiên nhằm cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, nhà nhà hạnh phúc.