tại địa phương; từ đó, sáng tạo tác phẩm báo chí truyền thông bám sát thực tiễn đời sống, có “hơi thở” của đời sống, gắn bó chặt chẽ với sự phát triển của đất nước, của địa phương và vì
Trang 1MỞ ĐẦU
1.Tính thiết yếu của học phần Thực tế Chính trị - Xã hội
1.1 Thông tin chung:
Tên học phần: Thực tế chính trị - xã hộiMã học phần: BC02620_K40.3 Số tín chỉ: 2
Mục tiêu kiến thức:
- Tăng cường kiến thức thực tế điều kiện tác nghiệp tại một địa bàn cụ thể; vai trò và phương thức quản lý, triển khai các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội ở địa phương; Cung cấp cho sinh viên báo chí truyền thông bức tranh tổng thể về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội địa phương
- Tăng cường kiến thức thực tế về các lĩnh vực: xây dựng Đảng, quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, an ninh, quốc phòng tại địa phương; từ đó, sáng tạo tác phẩm báo chí truyền thông bám sát thực tiễn đời sống, có “hơi thở” của đời sống, gắn bó chặt chẽ với sự phát triển của đất nước, của địa phương và vì lợi ích của nhân dân
- Nhận diện cơ cấu tổ chức, vai trò ảnh hưởng của các cơ quan báo chí truyền thông đối với thực trạng và xu thế phát triển của địa phương về mọi mặt Thực tiễn chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động báo chí, truyền thông, vấn để pháp lý, đạo đức và trách nhiệm của cơ quan báo chí, cơ sở truyền thông và nhà báo, nhà truyền thông đối với sự phát triển kinh tế xã hội địa phương nói chung và với người dân địa phương nói riêng
Mục tiêu kỹ năng:
- Thực hành các kỹ năng truyền thông liên cá nhân: xác định nguồn tin, tổ chức các cuộc gặp gỡ trực tiếp, gọi điện thoại, phỏng vấn, chụp ảnh, quay phim Kỹ năng nghiên cứu thực tiễn và phân tích vấn đề, nghiên cứu thực tiễn, nhận diện thành công, hạn chế, cơ hội và thách thức của địa phương trong tiến trình phát
Trang 2triển; những vấn đề đặt ra – là cơ sở cho phát hiện đề tài và thực hiện các bước trong quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí, truyền thông
- Bước đầu thực hành nghiệp vụ báo chí truyền thông tại thực địa, một cách tổng thể các bước và các kỹ năng trong quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí, truyền thông (nghiên cứu thực tiễn, thâm nhập thực tiễn, phát hiện đề tài: Thu thập, xử lý dữ liệu thông tin; Thể hiện tác phẩm; Tự biên tập tác phẩm; Tổ chức tác phẩm trên các sản phẩm báo chí truyền thông; Phát tán và theo dõi thông tin, xử lý phản hồi) - Kỹ năng mềm: kỹ năng tổ chức cuộc sống, thích nghị môi trường tác nghiệp nơi thực địa; kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm việc độc lập; kỹ năng xử lý các tình huống bất ngờ
1.2 Tính thiết yếu của học phần
Báo chí – truyền thông là các lĩnh vực đa dạng, linh hoạt và không ngừng biến đổi để phù hợp với xu thế thời đại Đặc trưng của ngành đòi hỏi rất nhiều từ những người làm báo chí, truyền thông, không chỉ về các kiến thức chuyên môn hay lý thuyết chung chung, mà còn là những kỹ năng thực tế Những kỹ năng này chỉ có thể được hình thành và phát triển thông qua quá trình rèn luyện thực tiễn bao gồm quan sát, lĩnh hội, đi sâu, bám sát vào thực tế, chăm chỉ thực hành và ứng dụng các kiến thức đã học vào trong cuộc sống Đối với người trẻ khi mới bước vào nghề, kỹ năng và kinh nghiệm thực tế hiện đã không còn là lợi thế mà là điều bắt buộc Vì vậy, những bạn trẻ theo đuổi ngành nghề này luôn nắm bắt những cơ hội trải nghiệm thực tế trong các cơ quan báo chí, truyền thông nhằm trang bị những kỹ năng cơ bản để bước vào nghề Nếu thiếu các kỹ năng, trải nghiệm đó, các bạn khó có thể có chỗ đứng trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của trong xu thế ngành báo chí – truyền thông lên ngôi hiện nay.
Thêm vào đó, đặc thù của đào tạo báo chí, truyền thông là phải gắn với môi trường cụ thể tại địa phương Nhà báo, nhà truyền thông chỉ có thể sáng tạo tác
Trang 3phẩm báo chí truyền thông dựa trên các chất liệu thực tế và trên cơ sở có kiến thức, kỹ năng nắm bắt thông tin, nhận diện thực tiễn đời sống xã hội trên các mặt như: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước, từ đó phát hiện chủ đề, đề tài, hình thành nên tác phẩm báo chí truyền thông của mình
Chính vì vậy, hoạt động đi thực tế chính trị - xã hội này vô cùng cần thiết với sinh viên chúng em Đợt thực tế CT-XH này là hoạt động tiếp cận với địa bàn tác nghiệp báo chí truyền thông đầu tiên, có giảng dạy lý thuyết và hướng dẫn thực hành tác nghiệp trực tiếp tại thực địa của giảng viên, có báo cáo thực tế của địa phương Thông qua đợt thực tế tới các cơ quan báo chí, truyền thông, sinh viên có thể trực tiếp quan sát, tìm hiểu cách thức vận động cũng như các công việc, vị trí, vai trò ngành nghề cụ thể của một tòa soạn báo chí, một doanh nghiệp – tập đoàn truyền thông Từ đó, mỗi chúng em sẽ có cái nhìn đầy đủ, chân thật nhất để đúc kết kinh nghiệm, bài học, kỹ năng trong quá trình học tập và theo đuổi ngành nghề của mình
2 Lý do lựa chọn thành phố Hà Nội
Hà Nội là trung tâm chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm quyền lực và là đầu não của đất nước, trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, là thành phố trực thuộc trung ương, là “Thủ đô Anh hùng”, của “lương tri và phẩm giá con người” Năm 1999, Hà Nội được UNESCO trao tặng danh hiệu “thành phố vì hòa bình”.
Hà Nội là trung tâm kinh tế, là đầu mối giao lưu của cả nước, khu vực và thế giới Hà Nội là nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của đất nước như văn phòng quốc hội, bộ ngoại giao…; nơi tập trung Tập trung nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, viện bảo tàng, thư viện…Quốc Tử Giám (Hà Nội) chính là trường đại học đầu tiên của nước ta.
Trang 4Với vai trò thủ đô, Hà Nội là nơi tập trung nhiều địa điểm văn hóa giải trí, công trình thể thao quan trọng của đất nước, đồng thời cũng là địa điểm được lựa chọn để tổ chức nhiều sự kiện chính trị và thể thao quốc tế Thủ đô là trung tâm văn hóa lớn nơi hội tụ nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc từ phục trang (áo dài), ẩm thực (phở, bánh cuốn, bún chả,…) đến các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các hoạt động biểu diễn nghệ thuật (xiếc, múa rối, tuồng, ) Đây là nơi tập trung nhiều làng nghề truyền thống (làng gốm Bát Tràng, làng nón Chuông – Chương Mỹ,…).
Trên hết, Hà Nội còn là thành phố có nền báo chí tiến bộ, phát triển Số lượng cơ quan, tòa soạn báo chí tại thủ đô lên tới gần 100 với đa dạng loại hình như báo truyền hình, báo in, báo mạng điện tử,… Một số cơ quan báo chí nổi bật tại Hà Nội có thể kể đến là Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội, Đài tiếng nói Việt Nam, báo Hà nội mới, Kinh tế và Đô thị, Phụ nữ thủ đô, Tuổi trẻ Thủ đô, Lao động thủ đô, báo Nhân dân, báo Vietnamnet,… Đây đều là những cơ quan báo chí uy tín và chính thống, thu hút số lượng đông đảo độc giả đón đọc hàng ngày.
Với những đặc điểm về chính trị - văn hóa – xã hội nêu trên, Hà Nội là nơi phù hợp để tổ chức chuyến đi thực tế, tạo điều kiện cho sinh viên chúng em giao lưu, học hỏi và nâng cao kiến thức báo chí – truyền thông.
Trang 5CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI THÀNH PHỐHÀ NỘI
1 Đặc điểm tự nhiên thành phố Hà Nội
- Vị trí địa lý: từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam -Hòa Bình ở phía Nam; Bắc Giang- Bắc Ninh- Hưng Yên ở phía Đông và Hòa Bình- Phú Thọ ở phía Tây.
- Diện tích: 3.359,82 km2
- Địa hình: Địa hình Hà Nội vừa có đồi, núi và đồng bằng, trong đó diện tích của đồng bằng là lớn nhất (chiếm khoảng 3/4 diện tích tự nhiên)
- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa với đặc trưng nóng, ẩm, mưa nhiều vào mùa hè; lạnh và ít mưa vào mùa đông Một năm chia thành 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông
- Dân số: 8,33 triệu người
Hà Nội là thành phố có diện tích lớn nhất Việt Nam, đồng thời là thành phố đông dân thứ hai trong cả nước
2 Tình hình thực tế thành phố Hà nội
Hà Nội là trung tâm kinh tế - văn hóa – xã hội của cả nước, hội tụ nền văn hóa truyền thống với nhiều giá trị, giàu bản sắc và mang tính nhân văn độc đáo Trong những năm vừa qua, Hà Nội có sự chuyển biến lớn trên nhiều lĩnh vực, nhằm phục vụ cho quá trình phát triển thủ đô hiện đại và hội nhập
2.1 Về chính trị
Có thể nói từ đầu năm 2022, tình hình chính trị trên địa bàn thành phố Hà Nội cơ bản ổn định; các cơ quan chức năng thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương giữ vững an ninh trật tự Trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đã khởi tố 13 vụ/24 bị can phạm tội tham nhũng và chức vụ;
Trang 6tội phạm về kinh tế và môi trường đã khởi tố 121 vụ/173 bị can; tội phạm xâm phạm sở hữu, đã khởi tố 1.494 vụ/1.268 bị can; tội phạm về trật tự xã hội, khởi tố 1.037 vụ/2.777 bị can.Tình hình tội phạm năm 2022 giảm, tuy nhiên tiềm ẩn gia tăng ở nhóm tội phạm kinh tế, chức vụ, tham nhũng Cùng với đó, những ảnh hưởng tiêu cực từ đời sống xã hội và kinh tế cũng là một nguyên nhân dẫn đến các tội phạm liên quan đến trị an, sở hữu, tranh chấp dân sự, hành chính diễn biến đa dạng, phức tạp.
Trong từng giai đoạn xây dựng và phát triển, Thủ đô Hà Nội luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, của các cấp, các ngành Thông qua Nghị quyết về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” ban hành ngày 5/5/2022, Bộ Chính trị tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò chiến lược quan trọng đặc biệt và yêu cầu, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; tạo bước chuyển có tính đột phá trong huy động sức mạnh tổng hợp, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, kết hợp với nguồn lực của cả nước và quốc tế, xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội thực sự xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; là trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế; trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan tỏa để thúc đẩy vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và cả nước cùng phát triển đáp ứng sự kỳ vọng, niềm tin tưởng, mong muốn của toàn Đảng, toàn quân và nhân dân cả nước đối với Thủ đô Hà Nội.
2.2 Về kinh tế
Năm 2022, kinh tế thành phố Hà Nội phục hồi nhanh, tăng trưởng khoảng 8,8% - đạt cao trong nhiều năm trở lại đây và vượt kế hoạch đề ra Trong đó hoàn thành cả 22/22 chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó có 5 chỉ tiêu vượt Dưới sự lãnh
Trang 7đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Trung ương và Thành ủy, chính quyền, sự nỗ lực, cố gắng của doanh nghiệp và toàn thể Nhân dân Thủ đô trong thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, kinh tế năm 2022 đã phục hồi tích cực và đạt những kết quả quan trọng, khá toàn diện.
Sản xuất, kinh doanh phục hồi; các hoạt động thương mại, du lịch được khôi phục lại; thực hiện hiệu quả các hoạt động kích cầu tiêu dùng; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng ước đạt 10,9% Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp tiếp tục duy trì phát triển
Tuy nhiên, nền kinh tế Hà Nội hiện nay vẫn còn tồn tại một số hạn chế Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công còn thấp; hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, thoát nước đô thị ngày càng quá tải, hạ tầng số, hạ tầng dữ liệu chậm tiến độ… Công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện của người đứng đầu ở một số cơ quan, đơn vị thiếu quyết liệt; tồn tại tình trạng ỷ lại, đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm trong giải quyết công việc Ngoài ra, một hạn chế đáng chú ý là chuyển đổi số còn chậm Hầu hết các chỉ tiêu về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, về phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số đạt thấp so với mục tiêu đề ra Tình trạng này rất phù hợp với chuyến đi thực tế tại tập đoàn Viettel để chúng em rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình học tập, đóng góp vào nền kinh tế của thủ đô, của đất nước.
2.3 Về văn hóa – xã hội
Sau khi địa giới hành chính Hà Nội được mở rộng, nhiều vấn đề của văn hóa và con người Thủ đô được xem xét từ nhiều góc độ, trong đó mục đích đầu tiên là xóa nhòa những khoảng cách về hưởng thụ văn hóa của hai địa bàn, từ đô thị đến làng xã, khai thác những thế mạnh của văn hóa Thủ đô để xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm văn hóa lớn, đầu tàu của cả nước.
Trang 8Thành phố tập trung xây dựng các mô hình làng văn hóa, thôn, tổ dân phố văn hóa, gia đình văn hóa; tăng cường giáo dục truyền thống lịch sử địa phương; nếp sống thanh lịch, văn minh Việc ban hành, thực hiện hai Quy tắc ứng xử nơi công sở và nơi công cộng được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, hưởng ứng, góp phần bồi đắp nền tảng văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Thành phố còn đẩy mạnh các hoạt động hợp tác, giao lưu văn hóa, thực hiện đồng bộ các giải pháp: Xây dựng cơ chế, chính sách, khuyến khích, tạo điều kiện cho các tỉnh, thành phố, các cơ quan, đơn vị, các Đại sứ quán tổ chức các hoạt động giới thiệu, quảng bá văn hóa, đất nước, con người, du lịch tại Thủ đô Hà Nội.
Công tác bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hô ‰i luôn được Thành phố và các cấp, các ngành quan tâm thực hiện Công tác chăm lo Tết cho nhân dân và các đối tượng chính sách được thực hiện tốt; các chính sách xã hô ‰i được thực hiện kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng Thành phố đã hoàn thành việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động khó khăn do đại dịch Covid-19 và thực hiện Quyết định 08/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động.
2.4 Về khoa học – công nghệ
Thủ đô Hà Nội có lợi thế mạng lưới hạ tầng về khoa học công nghệ mạnh, tập trung các trường đại học, cao đẳng, trung tâm nghiên cứu, ứng dụng công nghệ dồi dào, có vị thế hàng đầu của cả nước Trong những năm qua, các cấp lãnh đạo luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đưa ra nhiều cơ chế, chính sách mang tính đột phá, tăng cường đầu tư cho xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ theo hướng ưu tiên trọng điểm quốc gia, liên tục đổi mới công tác quản lý khoa học và công
Trang 9nghệ phù hợp với tình hình mới theo hướng tạo điều kiện tối đa cho đổi mới sáng tạo Triển khai những cơ chế, chính sách phù hợp, Hà Nội đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong hoạt động khoa học và công nghệ, tạo đà cho việc hiện thực hóa những chủ trương, chính sách của thành phố về phát triển, xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo dẫn đầu cả nước.
Thành phố Hà Nội cũng xác định nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2020 – 2025: Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, góp phần“
phát triển Thủ đô hiện đại, văn minh”
3 Tình hình báo chí - truyền thông Hà Nội
Bám sát sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, tình hình thực tiễn đất nước, có thể nói công tác báo chí năm 2022 vừa qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nổi bật.
Đó là, thông tin, tuyên truyền những chỉ đạo, điều hành của Quốc hội trong công tác lập pháp, giám sát, thực thi pháp luật; của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương về công tác phòng, chống dịch Covid-19; đẩy nhanh tốc độ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đậm nét, có chiều sâu Các cơ quan báo, đài Hà Nội đã bám sát nhiệm vụ chính trị, thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo, định hướng của thành phố về tuyên truyền, phản ánh sinh động việc đưa chỉ thị, nghị quyết của Đảng vào cuộc sống Thông tin kịp thời, toàn diện các vấn đề thời sự chính trị, sự kiện quan trọng, hoạt động chỉ đạo, điều hành nổi bật của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội
Thông tin, tuyên truyền về xây dựng Đảng, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; về kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng được tăng cường Thông tin đối ngoại cũng được các loại hình báo chí đưa tin đậm nét Công tác thông tin, tuyên
Trang 10truyền về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch có nội dung phong phú, sắc nét.
Nhiều cơ quan báo chí đã đổi mới, tiếp cận công nghệ làm báo hiện đại đưa thông tin lên các hạ tầng, nền tảng truyền thông khác nhau để tăng khả năng tiếp cận cho người dân; thực hiện chuyển đổi số báo chí.
Tuy nhiên, tại một số báo vẫn còn thông tin giật gân, câu khách, không bảo đảm tính chính trị, tính định hướng, tính nhân văn…
Trước tình hình trên, sinh viên chúng em có nhiệm vụ học hỏi, bắt kịp những tiến bộ hiện đại của công nghệ để đóng góp trong công cuộc thực hiện chuyển đổi số báo chí, đồng thời trau dồi bài bản kiến thức chuyên môn để đưa thông tin đầy đủ, chân thực, giảm thiểu tình trạng đưa tin giật gân, câu khách Để thực hiện nhiệm vụ đó, chúng em cần tiến hành quá trình học tập và trải nghiệm thực tế Chuyến đi thực tế chính trị - xã hội đã cho chúng em cơ hội có những trải nghiệm bổ ích.
Trang 11CHƯƠNG 2: BÁO CÁO VỀ BUỔI ĐI THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TẠIHÀ NỘI
1 Thực tế tại Báo Quân đội Nhân dân
1.1 Thông tin chung về báo Quân đội Nhân dân
1.1.1 Về báo Quân đội Nhân dân
Báo Quân đội nhân dân là cơ quan của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, tiếng nói của lực lượng vũ trang và nhân dân Việt Nam, được ra đời trước yêu cầu nhiệm vụ xây dựng, chiến đấu của Quân đội nhân dân và các lực lượng vũ trang cách mạng, từ thực tiễn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Báo Quân đội nhân dân được thành lập trên cơ sở truyền thống của các tờ báo đầu tiên thuộc lực lượng vũ trang cách mạng như: Chiến đấu (1944), Kèn gọi lính (1944), Tiếng súng reo (1944), Quân giải phóng (1945), Sao Vàng (1946) và sự hợp nhất, sáp nhập hai tờ báo Vệ quốc quân (1947) và Quân du kích (1948)
Báo ra số đầu tiên vào ngày 20/10/1950 tại bản Khau Diều - Định Biên Thượng – Định Hóa – Thái Nguyên.
Trụ sở chính hiện nay: Số 7 đường Phan Đình Phùng, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
1.1.2 Tôn chỉ, mục đích
Thông tin, truyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phổ biến các chỉ thị, nghị quyết của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng.
Phản ảnh phong trào hành động cách mạng của lực lượng vũ trang nhân dân và của toàn dân, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng.
1.1.3 Thành tựu
Trang 12Báo Quân đội nhân dân đã có nhiều thành tích, chiến công nổi bật, được Đảng, Nhà nước, quân đội ghi nhận, biểu dương Cùng với những tấm huân chương được trao trong các thời kỳ kháng chiến, Báo Quân đội nhân dân đã vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý:
- Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (năm 2000) - Danh hiệu Anh hùng Lao động (năm 2010)
- Huân chương Sao Vàng (năm 2005)
- Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba (tháng 12-2011) - Huân chương Độc lập hạng Ba (tháng 10-2020) - Huân chương Hồ Chí Minh (năm 1990) - Huân chương Quân công Hạng Nhất (năm 1984) - …
1.2 Nội dung buổi giao lưu tại trụ sở Báo Quân đội Nhân dân
Trong buổi tham quan trụ sở, sau khi xem phóng sự để hiểu quá trình thành lập, các chuyên mục, công tác tuyên truyền, kết hoạch, hoạt động, thành tựu nổi bật, vị trí xếp hạng,… của báo Quân đội Nhân dân, sinh viên lớp Truyền thông Đa phương tiện K41 chúng em được trực tiếp giao lưu với Đại tá Lê Ngọc Long, Phó Tổng biên tập báo Quân đội Nhân dân Sau khi bày tỏ niềm xúc động, vinh dự khi Viện Báo chí – Học viện Báo chí và Tuyên truyền dành thời gian đến thăm Báo Quân đội – Nhân dân nhân dịp đầu năm 2023 cho học phần Thực tế Chính trị - Xã hội, Đại tá Lê Ngọc Long chia sẻ rất nhiều câu chuyện thú vị đằng sau sự phát triển vững vàng hơn 7 thập kỉ của một tờ báo
Trang 131.2.1 Báo Quân đội Nhân dân - hơn 72 năm xây dựng và trưởng thành
Quá trình thành lập, xây dựng và trưởng thành của Báo Quân đội nhân dân luôn gắn với quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, với nền Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Tờ báo Quân đội Nhân dân được xuất bản số đầu tiên vào ngày 20/10/1950 tại Định Hóa, Thái Nguyên Tờ báo được vinh dự Bác Hồ đặt tên là Báo Quân đội Nhân dân 5 ngày sau ngày 22/12/1944 (ngày ra đời của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân), tờ báo viết tay được xuất bản với tên gọi “Tiếng súng reo” Đây cũng chính là tiền thân đầu tiên của báo chí Quân đội, báo chí Cách mạng Đến năm 1950, sau khi sát nhập một số tờ báo, báo Quân đội Nhân dân chính là tên gọi cuối cùng.
Sau giải phóng Thủ đô, báo Quân đội Nhân dân trở về Hà Nội và được xây dựng, phát triển trong chính địa điểm số 7 Phan Đình Phùng, tồn tại bền bỉ từ năm 1954 cho đến nay Căn nhà số 7 Phan Đình Phùng trở thành cái nôi nuôi dưỡng bao thế hệ cán bộ, phóng viên, nhà báo.
Báo Quân đội Nhân dân Đóng quân trên địa bàn 9 tỉnh, thành: Hà Nội, Đà Nẵng, Vinh, Cần Thơ, Sài Gòn và một số điểm đóng quân khác.
1.2.2 Cơ quan ngôn luận của Quân ủy Trung ương Bộ Quốc phòng, tiếng nóilực lượng vũ trang nhân dân
Đại tá Lê Ngọc Long chia sẻ, cùng với Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, báo nhân dân và báo Công an Nhân dân, báo Quân đội Nhân dân được Chính phủ xác định là một trong 6 cơ quan truyền thông chủ lực Đa phương tiện Đây là một niềm vinh dự lớn cho đội ngũ cán bộ, nhà báo, phóng viên của báo Quân đội Nhân dân.
Báo Quân đội Nhân dân bao gồm báo in và báo điện tử Báo in gồm 3 ấn phẩn chính: báo Quân đội Nhân dân hàng ngày được xuất bản các ngày trong tuần;
Trang 14báo Quân đội Nhân dân cuối tuần là ấn phẩm cung cấp thông tin giải trí, văn hóa, nghệ thuật, xuất bản thứ 4 hàng tuần; nguyệt san sự kiện và nhân chứng được xuất bản hàng tháng, với nội dung về tuyên truyền giáo dục truyền thống Báo Quân đội Nhân dân điện tửc có biên chế đông nhất tòa soạn, hiện đang phải đối mặt với sức ép cạnh tranh thông tin hàng ngày với vô số các báo điện tử khác trong bối cảnh báo chí – truyền thông ngày nay phát triển mạnh mẽ.
Báo điện tử Quân đội Nhân dân sử dụng 2 nguồn thông tin chính tương ứng 2 quy trình xuất bản độc lập Một là từ phòng biên tập của báo điện tử sản xuất với đội ngũ phóng viên giàu kinh nghiệm; hai là lấy từ báo in sang Hiện tại, tờ báo đang cố gắng nhập 2 nguồn thành một để tổ chức mô hình tòa soạn hội tụ, với mục đích điều tiết thông tin Đại tá Lê Ngọc Long cho biết thêm, chủ trương đã có, điều kiện hạ tầng cũng đã cho phép thực hiện mục tiêu này, nhưng bài toán khó đặt ra là về nhân lực Việc thiếu nhân lực khiến cho báo Quân đội Nhân dân chưa thể tiến hành tổ chức mô hình tòa soạn hội tụ như mong muốn.
Báo Quân đội Nhân dân sử dụng 5 ngôn ngữ: tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Khơ me, tiếng Lào Đại tá Lê Ngọc Long cũng cho biết, lý do đầu tư cho tiếng Khơ me và tiếng Lào mà không phải những thứ tiếng khác là vì nhiệm vụ chính trị Quân ủy giao Lào và Campuchia là bạn bè, là láng giềng của nước Việt Nam ta Ngoài ra, tờ báo đang xây dựng đề án cho ra đời tiếng Nga.
Dù vậy hiện tại, báo Quân đội Nhân dân vẫn đang có một thiệt thòi, đó là chưa có phóng viên nước ngoài Tờ báo đang phấn đấu từng bước để xây dựng và phát triển.
Một chia sẻ thú vị nữa là báo Quân đội Nhân dân không chỉ viết về quân đội như mọi người thường nghĩ Báo Quân đội Nhân dân tuyên truyền 2 nhiệm vụ chiến lược: ngoài truyên truyền chung, báo Quân đội Nhân dân tuyên truyền về nhiệm vụ quân sự quốc phòng Đây là thế mạnh, nhưng cũng là áp lực bởi lĩnh vực quân sự - quốc phòng vốn là lĩnh vực khó viết, khó phân tích.
Trang 151.2.3 Kỹ năng tác nghiệp của đội ngũ, phóng viên báo Quân đội Nhân dân
Bác Hồ đã từng dạy: “Nói những điều thật thiết thực, đúng đường lối chính trị, ít tếu, viết ngắn, giản dị, vẽ dễ hiểu, trình bày rõ ràng, ít tiếp sang trang khác” Lời dạy này của Bác được đội ngũ nhà báo, phóng viên báo Quân đội Nhân dân khắc ghi như một phương châm, một kỹ năng quan trọng nhất trong quá trình tác nghiệp Chính vì vậy theo em nhận thấy, các sản phẩm của báo Quân đội Nhân dân đều tuân thủ theo nguyên tắc này Các bài viết của báo Quân đội Nhân dân đều đi qua kiểm duyệt nghiêm ngặt trước khi đến với độc giả Mỗi bài viết đều có nội dung rõ rang, câu cú chắc chắn, ngôn từ giản dị và dễ hiểu, đặc biệt là rất ngắn gọn Đại tá Lê Ngọc Long cũng chia sẻ thêm, kỹ năng khó nhất Bác Hồ dạy cho đến giờ vẫn ít ai làm được chính là ít sang trang Điều này đòi hỏi sự chuyên môn cao, kỹ năng tác nghiệp thành thạo, kinh nghiệm lâu năm và sự luyện tập không ngừng nghỉ.
Báo Quân đội Nhân dân có 2 vị trí: một là Chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam; hai là Chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa Vì vậy quy trình xuất bản, kiểm duyệt tương đối chặt chẽ Tờ báo cũng yêu cầu thông tin với độ chính xác rất cao, và quan trọng nhất là phải đúng với đường lối chính trị.
Báo Quân đội Nhân dân có quy trình tuyển chọn đặc biệt Đội ngũ nhà báo, phóng viên nơi đây đều xuất phát từ trường Quân đội, có năng khiếu về báo chí và trải qua quá trình đào tạo nghiệp vụ bài bản Chính vì vậy, không chỉ kiến thức báo chí chuyên môn mà khối lượng kiến thức về quân đội của họ rất sâu sắc
1.2.4 Nhà báo cũng là người chiến sĩ, vừa cầm bút vừa cầm súng trên chiếntrường
Trang 16Báo Quân đội Nhân dân là “tờ báo anh hùng của Quân đội anh hùng, dân tộc Việt Nam anh hùng” Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, Báo Quân đội nhân dân có hàng trăm lượt nhà báo ra trận
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, liệt sĩ, Thượng úy, phóng viên Báo Quân đội nhân dân Lê Đình Dư đã có 1 câu nói nổi tiếng khi không cho nhà báo lên tuyến trên: “Người chiến sĩ có thể đứng bắn, quỳ bắn, nằm bắn; còn phóng viên, nhà báo chỉ dùng máy ảnh và ngòi bút để ghi lại chiến công của bộ đội ta và tố giác tội phạm” Như vậy, phóng viên chiến trường chỉ có 1 tư thế và không có sự lựa chọn
Tinh thần xông pha quả cảm của nhà báo, phóng viên báo Quân đội Nhân dân cùng bộ đội từ xưa được gìn giữ và phát huy trong hoàn cảnh hiện tại Ông Lê Ngọc Long kể lại rằng dù trong nhiều hoàn cảnh có lũ lụt, thời tiết khắc nghiệt, điều kiện tự nhiện không thuận lợi, nhưng các cán bộ, phóng viên, nhà báo luôn trong tư thế sẵn sàng lên đường thực hiện nhiệm vụ tác nghiệp
1.2.5 Cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, làm thất bại diễn biến hòa bình đã được báo Quân đội Nhân dân duy trì cách đây ít nhất 20 năm Trong suốt 2 thập kỷ, báo Quân đội Nhân dân luôn trung thành với nhiệm vụ phòng chống tự diễn biến tự chuyển hóa Một trong những hoạt động nổi bật của cuộc đấu tranh này chính là phát động cuộc thi viết bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Đại tá Lê Ngọc Long cho biết khác với mọi năm, cơ cấu giải thường năm 2023 có 3 nhánh: hệ thống giải cho báo chí trung ương, hệ thống giải cho báo chí các địa phương và bộ ngành và hệ thống giải cho các tạp chí
1.2.6 Tính chính thống của báo chí trong sự cạnh tranh khốc liệt với mạng xãhội
Trang 17Trong buổi giao lưu với đại tá Lê Ngọc Long, bạn Anh Phương, sinh viên lớp Truyền thông Đa phương tiện K41 đã đặt câu hỏi: “Theo cháu được biết, trong bối cảnh quá trình chuyển đổi số đang diễn ra hiện nay cùng sự xuất hiện chiếm ưu thế của mạng xã hội, các cơ quan, tòa soạn báo chí – truyền thông phải đối mặt với sự cạnh tranh rất khốc liệt, vì vậy luôn phải tự thay đổi cho phù hợp xu thế xã hội Đứng trước sự thay đổi chóng mặt đó, cùng với sự xuất hiện của những sở thích, trào lưu mới, liệu Báo Quân đội Nhân dân có bắt kịp và làm thế nào để bắt kịp? Và nếu bắt kịp xu hướng, báo Quân đội Nhân dân có bị rời xa tôn chỉ, mục đích của mình hay không? Ví dụ như thị hiếu bạn đọc bây giờ là dạng bài ngắn thay vì những bài dài và phân tích chuyên sâu Liệu báo Quân đội Nhân dân sẽ ưu tiên cái nào hơn: bắt kịp xu thế hay giữ nguyên tôn chỉ?”
Dưới đây là câu trả lời của Đại tá Lê Ngọc Long:
“ Trong xu hướng bùng nổ thông tin và sự phát triển chóng mặt của khoa học – công nghệ, chắc chắn báo Quân đội Nhân dân không thể đứng ngoài Vấn đề là chúng ta vận dụng sự thay đổi đó như thế nào và lộ trình thực hiện ra sao.
Thứ nhất, báo Quân đội Nhân dân không cạnh tranh thông tin bằng mọi giá Xác định là tiếng nói, là cơ quan ngôn luận của Quân ủy Trung ương bộ Quốc phòng, tôn chỉ mục đích thuộc về nghĩa vụ cách mạng, vì vậy đối tượng mục tiêu tương của báo Quân đội Nhân dân đối hẹp nếu so với các tờ báo khác như Vietnamnet, VnExpress,… Thế nhưng nhóm đối tượng đó tương đối chất và lâu dài Báo Quân đội Nhân dân tập trung vào chất lượng thay vì số lượng.
Thứ hai, mỗi một tờ báo có một tôn chỉ mục đích riêng và chúng ta phải kiên định với chính tôn chỉ, mục đích đó Các tin bài trên báo Quân đội Nhân dân không nhằm mục đích nào khác ngoài vì lợi ích quốc gia dân tộc, vì tuyên truyền đường lối quan điểm của Đảng với nhân dân Cho nên, báo Quân đội Nhân dân không cạnh tranh bằng những thông tin “giật gân”, nóng hổi – điều thu hút số lượng lớn độc giả của một số tờ báo khác Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, báo vẫn luôn trung
Trang 18thành với nhiệm chính Đó là tuyên truyền chiến lược, trong đó trọng tâm là bảo vệ tổ quốc Mọi cán bộ phóng viên đều phải nghiêm chỉnh thực hiện nhiệm vụ đó
Nói đến đây, ta có thể thấy một cái nguy hại trong quản lý báo chí của nhà nước: đó là một số tờ báo không thực hiện đúng tôn chỉ, hoặc theo thời gian rời xa tôn chỉ ban đầu chỉ để bắt kịp những xu hướng mới Ví dụ, một tờ báo sinh ra nhằm mục đích bảo vệ môi trường lại tập trung quá nhiều vào xây dựng, vào giao thông; và ngược lại.
Thứ ba, chúng ta cần dung hòa giữa việc giữ vững tôn chỉ, mục đích và bắt kịp xu hướng thời đại để phù hợp hơn với thị hiếu độc giả Báo in, báo điện tử vẫn có những bài báo phân tích sâu, bình luận kỹ; vẫn thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phổ biến các chỉ thị, nghị quyết của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, tổ chức các hoạt động, cuộc thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Đồng thời, báo vẫn có những dạng tin ngắn, những sản phẩm đa phương tiện (ảnh, video) để phục vụ độc giả hiện đại Tờ báo cũng đang cố gắng ứng dụng công nghệ thông tin để phát hành báo in trên nền tảng internet trong tương lai.”
Trang 19Ông Lê Ngọc Long kết luận: “Báo điện tử giống như một ngôi nhà mới được thiết kế hiện đại, đáp ứng nhu cầu thông tin của đông đảo bạn đọc theo xu thế chung Nhưng vẫn luôn tồn tại một ngôi nhà cổ bằng gỗ lim là nơi đi về - chính là báo in”
1.2.7 Tham quan tại phòng truyền thống
Sau khi giao lưu với đại tá Lê Ngọc Long và đại diện tập thể sinh viên gửi tặng quà cho báo Quân đội Nhân dân, chúng em được dẫn đi tham quan trụ sở, từ phòng làm việc, phòng truyền thống đến phòng ban thư ký tòa soạn,…
Ở phòng truyền thống, em ấn tượng nhất với hình ảnh 5 nhà báo xuất sắc được lựa chọn treo ảnh Các tiêu chí để có được vinh dự này rất khắt khe: phải có
Trang 20chuyên môn, tác phẩm báo chí đạt chất lương cao, có giải thưởng trong năm và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt.
Tại đây, em cũng được xem số báo Quân đội Nhân dân đầu tiên Đó là các sản phẩm báo giấy được đặt trang trọng trong tủ kính Em cảm thấy niềm ngưỡng mộ và tự hào sâu sắc trước hình ảnh những tờ báo giấy vẫn còn lưu giữ nét đẹp giản dị của thế hệ nhà báo xưa, được gìn giữ và trân trọng bởi các thế hệ nhà báo hiện đại và sẽ còn tiếp tục trong tương lai.
1.2.8 Tham quan tại phòng thư ký tòa soạn
Tại phòng thư ký tòa soạn, chúng em được lắng nghe chia sẻ của Thượng tá Lê Xuân Đức, Phó trưởng phòng Thư ký tòa soạn về quá trình biên tập của báo Quân đội Nhân dân Sau khi hiệu đính và dàn trang, họa sĩ sẽ được sử dụng để trình bày thành trang báo Tất cả những tin bài chưa được dàn trang, họa sĩ không được dung Sau đó, bộ phận thuộc Công ty TNHH một thành viên Y Quân đội sẽ phối hợp in thành trang báo và đưa lên đọc dò, đối chiếu xem có sai ở đâu không Từng câu từng chữ, từng dấu chấm dấu phẩy, kể cả cách trình bày logo cũng được xem xét thật kỹ để không có một sai sót nào Điều này cho thấy mức độ tỉ mỉ, chặt chẽ trong khâu biên tập của báo Quân đội Nhân dân để cho ra sản phẩm chất lượng nhất
Vì vậy, giờ chốt trung bình của tờ báo thường lên đến 12 giờ đêm, thậm chí có những hôm lên đến 2 giờ sáng nếu có bộ phận lãnh đạo nước ngoài, đặc biệt là từ châu Âu.
2 Thực tế tại tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel
2.1 Thông tin chung về tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel
2.1.1 Lịch sử hình thành - phát triển
Trang 21Tiền thân của Viettel là Tổng Công ty Điện tử Thiết bị Thông tin (Sigelco), thành lập năm 1989 Năm 1995, Viettel chính thức trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông thứ hai tại Việt Nam Năm 2003, Viettel bắt đầu đầu tư vào những dịch vụ viễn thông cơ bản, lắp đặt tổng đài đưa dịch vụ điện thoại cố định vào hoạt động kinh doanh trên thị trường Viettel cũng thực hiện phổ cập điện thoại cố định tới tất cả các vùng miền trong cả nước với chất lượng phục vụ ngày càng cao
Năm 2007, Viettel Telecom trực thuộc Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Viettel được thành lập Đến nay, Viettel Telecom đã ghi được những dấu ấn quan trọng và một vị thế lớn trên thị trường cũng như trong sự lựa chọn của khách hàng:
Dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế 178 đã triển khai khắp 64/64 tỉnh, thành phố cả nước và hầu khắp các quốc gia, các vùng lãnh thổ trên thế giới.
Dịch vụ điện thoại cố định, dịch vụ Internet…phổ cập rộng rãi đến mọi tầng lớp dân cư, vùng miền đất nước với hơn 1,5 triệu thuê bao
Dịch vụ điện thoại di động vượt con số 20 triệu thuê bao, trở thành nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động số 1 tại Việt Nam.
Năm 2021, Viettel Tái định vị thương hiệu với sứ mệnh mới "Tiên phong chủ lực kiến tạo xã hội số".
2.1.2 Trụ sở chính: Tòa nhà Viettel, lô 26, khu đô thị mới Cầu Giấy, Hà Nội2.1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh, triết lý thương hiệu
Tầm nhìn: Sáng tạo vì con người
Sứ mệnh: Tiên phong chủ lực kiến tạo xã hội số Triết lý thương hiệu: Cộng hưởng để tạo sự khác biệt