1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

những chuyển biến về kinh tế chính trị xã hội việt nam dưới tác động chính sách cai trị của thực dân pháp cuối thế kỷ xix đầu thế kỷ xx

39 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Chuyển Biến Về Kinh Tế, Chính Trị, Xã Hội Việt Nam Dưới Tác Động Chính Sách Cai Trị Của Thực Dân Pháp Cuối Thế Kỷ Xix Đầu Thế Kỷ Xx
Tác giả Bùi Cao Duy Khang, Nguyễn Cao Đăng Khoa, Trịnh Đăng Khoa, Lê Nguyễn Đăng Khoa, Nguyễn Trực Kiên, Dương Anh Kiệt, Nguyễn Hoàng Bảo Lam, Trương Thanh Mai, Trịnh Cẩm Minh, Nguyễn Thị Tuyết Minh
Trường học Đại học quốc gia tp.hồ chí minh
Chuyên ngành Lịch sử đảng cộng sản việt nam
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố tp. hồ chí minh
Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 4,04 MB

Nội dung

Chuyển biến sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai...11Kết luận chương I...12Chương II: Những chuyển biến về chính trị Việt Nam dưới tác động chínhsách cai trị của thực dân Pháp cuối t

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA Y

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC

TÊN MÔN: LỊCH SỦ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

TÊN ĐỀ TÀI: NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH CAI TRỊ CỦA THỰC

DÂN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX

Lớp Y2023 – Khoá 2023 NHÓM 03 Bùi Cao Duy Khang – 237720101025 Nguyễn Cao Đăng Khoa – 237720101026 Trịnh Đăng Khoa – 237720101027

Lê Nguyễn Đăng Khoa – 237720101028 Nguyễn Trực Kiên – 237720101029 Dương Anh Kiệt – 237720101030 Nguyễn Hoàng Bảo Lam – 237720101031 Trương Thanh Mai – 237720101032 Trịnh Cẩm Minh – 237720101034 Nguyễn Thị Tuyết Minh – 237720101035

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA Y

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC

TÊN MÔN: LỊCH SỦ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

TÊN ĐỀ TÀI: NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH CAI TRỊ CỦA THỰC

DÂN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX

Lớp Y2023 – Khoá 2023 NHÓM 03

Bùi Cao Duy Khang – 237720101025 Nguyễn Cao Đăng Khoa – 237720101026 Trịnh Đăng Khoa – 237720101027

Lê Nguyễn Đăng Khoa – 237720101028 Nguyễn Trực Kiên – 237720101029 Dương Anh Kiệt – 237720101030 Nguyễn Hoàng Bảo Lam – 237720101031 Trương Thanh Mai – 237720101032 Trịnh Cẩm Minh – 237720101034 Nguyễn Thị Tuyết Minh – 237720101035

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023

Trang 3

LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

………

………

………

………Điểm số:………… Điễm chữ………

Giảng viên ………

Trang 4

Lời cam đoanChúng em xin cam đoan, nội dung tiểu luận là kết quả nghiên cứu của nhóm

em, không sao chép từ bài khác, nếu có sai sót, chúng em xin chịu trách nhiệm

Trang 5

Bảng đóng góp

1 Bùi Cao Duy Khang 237720101025 Chương II 10%

2 Nguyễn Cao Đăng Khoa 237720101026 Mở đầu & Tổng hợp 10%

3 Trịnh Đăng Khoa 237720101027 Chương II 10%

4 Lê Nguyễn Đăng Khoa 237720101028 Chương I 10%

5 Nguyễn Trực Kiên 237720101029 Chương I 10%

6 Dương Anh Kiệt 237720101030 Chương III 10%

7 Nguyễn Hoàng Bảo Lam 237720101031 Chương I 10%

8 Trương Thanh Mai 237720101032 Chương II & Tổng hợp 10%

9 Trịnh Cẩm Minh 237720101034 Chương III 10%

10 Nguyễn Thị Tuyết Minh 237720101035 Chương III 10%

Trang 6

MỤC LỤC

Mở đầu 3

Chương I: Những chuyển biến về kinh tế Việt Nam dưới tác động chính sách cai trị của thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX 4

1 Chính sách 4

1.1 Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất 4

1.1.1 Giao thông vận tải 4

1.1.2 Công nghiệp 5

1.1.3 Nông nghiệp 6

1.2 Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai 7

1.2.1 Giao thông vận tải 7

1.2.2 Công nghiệp 8

1.2.3 Nông nghiệp 8

1.2.4 Thương nghiệp 8

1.2.5 Thuế 8

2 Chuyển biến về kinh tế của Việt Nam dưới chính sách cai trị của thực dân Pháp 10

2.1 Chuyển biến sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất 10

2.2 Chuyển biến sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai 11

Kết luận chương I 12

Chương II: Những chuyển biến về chính trị Việt Nam dưới tác động chính sách cai trị của thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX 14

1 Bối cảnh lịch sử thế giới từ nửa sau thế kỷ XIX 14

2 Nhân tố và điều kiện ảnh hưởng đến những chuyển biến trong chính trị Việt Nam dưới tác động chính sách cai trị của Pháp 15

Trang 7

2.1 Quá trình xâm lược của chủ nghĩa tư bản và các nhân tố thúc đẩy bước chuyển trong tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu

thế kỷ XX 15

2.2 Phong trào đấu tranh giành độc lập với sự chuyển đổi trong tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX 17

Kết luận chương II 19

Chương III: Những chuyển biến về xã hội Việt Nam dưới tác động chính sách cai trị của thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX 21

1 Sự chuyển biến mạnh mẽ về giai cấp 21

1.1 Giai cấp địa chủ phong kiến 21

1.2 Giai cấp nông dân 22

1.3 Giai cấp tư sản 22

1.4 Giai cấp tiểu tư sản 23

1.5 Giai cấp công nhân 23

2 Sự chuyển biến mạnh mẽ dưới chính sách cai trị của thực dân Pháp 24 2.1 Chính sách “ngu dân” 24

2.2 Chính sách “khai hóa văn minh” 27

Kết luận chương III 33

Tài liệu tham khảo 34

Trang 8

1862, 1874, 1883 và cuối cùng là ngày 6/6/1884 - Hiệp ước Patonot - hiệp ước bán nước ta hoàn toàn cho thực dân Pháp, trở thành xứ thuộc địa, nô lệ bị giày xéo, giẫm đạp tàn bạo dưới chân của thực dân Pháp Tuy triều đình nhà Nguyễn

đã đầu hàng thực dân Pháp, vẫn còn rất nhiều cuộc kháng chiến, đấu tranh nổ ra,song vẫn thất bại, kể từ đây, kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam có những bước chuyển biến sâu sắc

Trang 9

Chương I: Những chuyển biến về kinh tế Việt Nam dưới tác động chính sách cai trị của thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

Sự cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam bằng cách tiến hành hai cuộc khai thácthuộc địa nhằm cướp đoạt tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt và mở rộng thịtrường tiêu thụ hàng hóa đã có tác động sâu sắc đến nền kinh tế Việt Nam, biến

nó từ một xã hội chủ yếu là nông nghiệp thành một nước xuất khẩu nguyên liệuthô và nông sản Thực dân Pháp đã đưa ra một số chính sách và chương trình đểđạt được mục tiêu này, bao gồm việc thiết lập nền kinh tế đồn điền, xây dựng cơ

sở hạ tầng và tạo ra một hệ thống tài chính do Pháp thống trị

1 Chính sách

1.1 Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất

Sau 40 năm xâm lược và bình định nước ta về quân sự, đến năm 1897 thực dânPháp bắt tay vào khai thác Việt Nam với quy mô lớn - cuộc khai thác thuộc địalần thứ nhất với nhiều sự chuyển biến về các lĩnh vực: giao thông vận tải, côngnghiệp, nông nghiệp

1.1.1 Giao thông vận tải

Để phục vụ đắc lực cho công cuộc khai thác, bóc lột kinh tế, cũng như đàn ápquân sự, thực dân Pháp đã xây dựng một hệ thống giao thông đường sắt vàđường bộ khá hiện đại ở Việt Nam

Số vốn Nhà nước Pháp cho ngân quỹ Đông Dương vay, một phần được sử dụngvào việc xây dựng giao thông vận tải, hạ tầng cơ sở của việc phát triển kinh tếĐông Dương

Đường bộ được mở rộng đến những khu vực hầm mỏ, đồn điền, bến cảng vàcác vùng biên giới quan trọng Ngoài trục đường xuyên Đông Dương được mởrộng có nhiều đoạn rộng tới 6 mét, chúng đã xây dựng những đường hàng tỉnhdẫn tới những vùng biên giới xa xôi và cao nguyên hoang vắng, như đường SàiGòn – Tây Ninh tới biên giới Campuchia, Vinh – Sầm Nưa, Hà Nội – CaoBằng Tổng số đường hàng tỉnh xây dựng thời kì này lên tới 20.000 km, và kèm

Trang 10

theo có 14.000 km đường dây điện thoại Ô tô cũng được nhập vào Năm 1913,toàn Đông Dương có 350 xe, chủ yếu ở Sài Gòn và Hà Nội.

Đường thuỷ được khai thông ở các sông lớn như các sông Hồng, Thái Bình,Hậu Giang, Đồng Nai Các kênh rạch cũng được tu bổ hoặc khai khẩn thêm nhưkênh Vĩnh Tế, Vĩnh An, Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang – Cái Lớn, Thanh Hoá –Nghệ An Riêng ở Nam Kì, đến năm 1914 có tới 1.745 km đường thuỷ có tàuchạy bằng máy hơi nước

Mở mang đường sắt là một việc được giới tư bản Pháp ưu tiên hàng đầu đểchuyên chở hàng hoá, nguyên liệu Đó cũng là phương tiện để chúng mau chóngđưa quân đội tới những nơi cần thiết để đàn áp các cuộc nổi dậy của dân chúng

1.1.2 Công nghiệp

Ngành mỏ là ngành được tư bản Pháp quan tâm vì ngành này nhanh chóng thuđược nhiều lợi nhuận Số giấy phép thăm dò toàn Đông Dương tăng theo từngnăm, 1907: 469, 1908: 664, 1909: 859, 1910: 1251, 1911: 2370, 1912: 3070.Tổng sản lượng khai thác năm 1912: 415.000 tấn; 1913: 500.000 tấn Trước hết

là mỏ than đưa về nước Pháp, phục vụ cho nền công nghiệp chính quốc, bán rathị trường các nước ở Viễn Đông như Nhật Bản, Trung Quốc ; phần còn lạidùng cho công nghiệp Pháp ở Việt Nam

Ngoài than, nhiều mỏ kim loại cũng được đẩy mạnh khai thác như : mỏ thiếcTinh Túc (Cao Bằng) ; mỏ kẽm Tràng Đà, Làng Hích, Chợ Đồn, Yên Bình,thuộc các tỉnh Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên ; mỏ đồng ở Vạn Sài (SơnLa) ; mỏ sắt ở Thái Nguyên, Thanh Hóa ; mỏ vàng ở Bảo Lạc (Cao Bằng),Bồng Miêu (Quảng Nam) Trong các mỏ vàng thì mỏ vàng Bồng Miêu là quantrọng hơn cả ; từ năm 1895 đến 1914, mỗi năm sản xuất được khoảng 100 kgvàng

Ngoài ra, chúng cho xây dựng ở Việt Nam những cơ sở công nghiệp, sản xuất racác mặt hàng không cạnh tranh được với công nghiệp chính quốc, đưa lại lợi íchcao hơn là từ Pháp chuyển sang

Trang 11

Chúng tiến hành xây dựng một số nhà máy điện, nước, xi măng, dệt, xay xátgạo để lợi dụng nguồn lao động dồi dào, rẻ mạt ở nước ta, phục vụ cho nhucầu tại chỗ của chúng.

1.1.3 Nông nghiệp

Thực dân Pháp còn đẩy mạnh việc cướp ruộng đất để lập đồn điền trồng lúa,chè, cà phê, cao su Nông dân Việt Nam bị mất ruộng ngày càng nhiều lại phảichịu nhiều loại thuế, khổ cực trăm bề

Ngày 1/5/1900, thực dân Pháp ra nghị định phủ nhận quyền sở hữu ruộng đấttrong luật pháp phong kiến để dễ cướp đoạt ruộng đất của nông dân Đất hoangđất vô chủ thực ra là những ruộng đất màu mỡ của nông dân bị thực dân Phápđuổi đi để chiếm đoạt Ở Nam Kì, chúng vét sông, đào mương, thu hút nông dẫnđến khai thác, rối tư bản Pháp chiếm đoạt làm của riêng bằng hình thức mua củanhà nước với giá rẻ mạt (80 đồng/1.000 hécta ruộng – tức là 192 phrăng năm1900), hoặc được nhà nước cấp không Vì thế Pôn E-mơ-ri (Paul Emery), La-ba(Labat), Pô-rông Đô (Porong Do) và Li-ca (Li ka), mỗi tên đều chiếm từ 2.000đến 2 vạn hécta đất cấy lúa

Ở Trung Kì và Bắc Kỳ, ruộng đất của nghĩa quân thời Cần vương, ruộng đất củanông dân sợ tản đi nơi khác đều bị coi là “vô chủ” và bị chúng chiếm để lập đồnđiền ; cả nương rẫy của nhân dân các dân tộc ít người cũng bị coi là đất hoang

và bị chiếm đoạt Ở Bắc Kì, đến năm 1902 chúng đã chiếm tới 18,2 vạn hectađất, trong đó có 5 vạn hecta ở những vùng trù phú nhất như Nam Định, Phủ Lý,Bắc Ninh Go-be (Gobert) chiếm 11.720 hecta ở Bắc Ninh ; Mác-tỉ (Marty)chiếm 1 183 hécta của 22 làng sau cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy ; Sét-nay(Chesnay), Tac-ta-ranh (Tartarin), Đờ Mông-pơ-da (De Montpezat) chiếm hàngvạn hecta khi đàn áp nghĩa quân Đề Thám ; Buốc-goanh Mep-phơ-rơ (BourgoinMeiffre) chiếm gần 1.000 hécta của 57 làng ven sông Đà Giáo hội Thiên Chúacũng là một trong những thủ phạm cướp đoạt ruộng đất Chỉ riêng ở Nam Kì,Giáo hội đã chiếm 1/4 diện tích đất cày cấy

Trang 12

Năm 1890, cả nước bị thực dân Pháp chiếm 10.900 hecta, năm 1900 đã 301.000hecta, năm 1912 chiếm 470.000 hecta ở Bắc Kì Năm 1907, chúng được 244đồn điển, phần lớn trồng lúa Ngoài ra còn có đồn điền trồng cao su, cà phê,chè.

1.2 Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai

Chiến tranh thế giới thứ nhất đã làm cho nền kinh tế của Pháp bị tổn thất nặng

nề, với hơn 1,4 triệu người chết và thiệt hại về vật chất lên tới 200 tỉ phrăng Đểhàn gắn và khôi phục nền kinh tế, nhà cầm quyền Pháp vừa tìm cách thúc đẩysản xuất trong nước, vừa tăng cường đầu tư khai thác thuộc địa, trước hết là cácnước ở Đông Dương và châu Phi

Chương trình khai thác lần thứ hai thực hiện ở Đông Dương do Anbe Xarô –Toàn quyền Đông Dương – vạch ra Chương trình này được triển khai từ sauChiến tranh thế giới thứ nhất (1919) đến trước cuộc khủng hoảng kinh tế thếgiới (1929 – 1933) Thực dân Pháp đã đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn chỉtrong vòng 6 năm (1924 – 1929), với gần 4 tỷ phrang, vào các ngành kinh tế củaĐông Dương như nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải,

và trong đó, Pháp đầu tư nhiều nhất là vào nông nghiệp

1.2.1 Giao thông vận tải

Giao thông vận tải phát triển nhằm phục vụ công cuộc khai thác và vận chuyểnnguyên vật liệu, lưu thông hàng hoá trong và ngoài nước Đường sắt xuyênĐông Dương được nổi thêm đoạn Đóng Đảng – Na Sắm (1922), Vinh – Đông

Hà (1927) Đến năm 1932, Pháp đã xây dựng 2.389 km đường sắt trên lãnh thổViệt Nam Hệ thống giao thông đường thuỷ tiếp tục được khai thác Ngoài cáccảng đã có từ trước như cảng Hải Phòng, Sài Gòn, Đà Nẵng, Quy Nhơn, thựcdân Pháp xúc tiến xây dựng các cảng mới như Hòn Gai, Bến Thuỷ Các đô thịđược mở rộng và dân cư đông hơn Ngân hàng Đông Dương nắm trọn quyền chỉhuy kinh tế Đông Dương, phát hành tiền giấy và cho vay lãi

Trang 13

1.2.2 Công nghiệp

Sau nông nghiệp, tư bản Pháp chú trọng đầu tư vào khai thác mỏ, trước hết là

mỏ than Nhiều công ty khai thác mỏ than mới được thành lập như Công ty than

Hạ Long – Đồng Đăng, Công ty than và kim khí Đông Dương, Công ty thanTuyên Quang, Công ty than Đông Triều Ngoài than, các cơ sở khai thác mỏthiếc, kẽm, sắt đều được bổ sung thêm vốn, tăng thêm nhân công và đẩy mạnhtiến độ khai thác Một số cơ sở chế biến quặng kẽm, thiếc, các nhà máy tơ sợiHải Phòng, Nam Định, nhà máy rượu Hà Nội, Nam Định, nhà máy diêm HàNội, Bến Thuỷ, nhà máy đường Tuy Hoà, nhà máy xay xát gạo Chợ Lớn đãđược nâng cấp và mở rộng quy mô

1.2.4 Thương nghiệp

Thương nghiệp, trước hết là ngoại thương, có sự tăng tiến hơn trước Trướcchiến tranh, hàng hoá Pháp nhập vào Đông Dương mới chiếm 37%, đến nhữngnăm 1929 – 1930 đã lên đến 63% tổng số hàng nhập Quan hệ giao lưu buônbán nội địa cũng được đẩy mạnh

1.2.5 Thuế

Cùng với chính sách khai thác nông, công, thương nghiệp , thực dân Pháp cònthi hành các biện pháp tăng thuế nên ngân sách Đông Dương thu được năm

1930 tăng gấp 3 lần so với năm 1912

Như vậy, thực dân Pháp bóc lột mạnh mẽ kéo theo sự xuất hiện các ngành kinh

tế mới như khai khoáng, đóng tàu, cầu đường, thương mại, tài chính ngânhàng , dẫn đến sự thay đổi của các ngành kinh tế truyền thống như: thủ công

mỹ nghệ, nông nghiệp lúa nước Trong lĩnh vực nông nghiệp, phần lớn đất đai

Trang 14

của nông dân thời kỳ này rơi vào tay đế quốc, phong kiến và trở thành đồn điềntrồng lúa, cây công nghiệp và cây có giá trị kinh tế cao, mang lại lợi nhuậnkhổng lồ cho chủ đồn điền và thực dân Pháp Thực dân Pháp đã xây dựng nhiềuđập thủy lợi, nhà máy, trạm bơm điện phục vụ tưới tiêu để khai thác triệt để giátrị còn lại của mảnh đất Các nhà máy phân bón lần lượt được xây dựng, các cơ

sở khoa học kĩ thuật, trạm thí nghiệm động thực vật lần lượt xuất hiện Tronglĩnh vực công nghiệp, các khu công nghiệp khai khoáng đã được thành lập ởnhiều nơi nhằm cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp Pháp như khu mỏHồng Gai, Đông Triều, Tuyên Quang, Phấn Mễ, Thái Nguyên, mỏ thiếc TĩnhTúc… Ngành công nghiệp chế biến đã có nhiều nhà máy hiện đại, trong đó cócông nghiệp chế biến lâm sản, hải sản, vật liệu xây dựng Nhiều nhà máy sợi,nhà máy tơ lụa, xí nghiệp dệt, dệt chiếu, nhà máy đường, nhà máy xay lúa gạo,nhà máy ép dầu, nhà máy chưng cất rượu được hình thành

Đầu thế kỷ XX, hệ thống đường bộ, đường sắt, đường hàng không bắt đầu được

mở rộng, nối các trung tâm khai thác mỏ với các khu vực thành thị và khắpvùng nông thôn để phục vụ việc vận chuyển và phân phối hàng hóa Đườngđược mở rộng đến các khu công nghiệp khai thác mỏ, đồn điền và cảng Hàngtrăm cây cầu sắt và bê tông cốt sắt được xây dựng Đường thủy đã mở ra các hệthống sông lớn như sông Hồng, sông Hậu, sông Thái Bình, sông Đồng Nai.Những chiếc tàu lớn và xà lan chạy dọc sông, nhiều chiếc chạy bằng đầu máyhơi nước Các phương tiện vận tải đường bộ hiện đại như xe tải, taxi đã xuấthiện Ngành thương mại rất phát triển với sự ra đời của chợ huyện, chợ tỉnh, chợlớn chứ không còn riêng chợ quê như trước cùng với nhiều hoạt động buôn bánnhộn nhịp Hoạt động tài chính được kiểm soát bởi hai ngân hàng lớn là ngânhàng Pháp - Hoa và Ngân hàng Đông Dương, nhằm kiếm lợi nhuận nhanhchóng cho vốn của Pháp Và hệ quả của sự xâm nhập kinh tế tư bản là sự thayđổi chức năng của các đô thị Việt Nam, chuyển từ mô hình trung đại với vai trò

là trung tâm chính trị sang mô hình cận đại với vai trò là trung tâm kinh tế côngthương nghiệp Cuối thế kỷ XIX, những thành phố cận đại đầu tiên xuất hiện:

Trang 15

Sài Gòn (1877), Hải Phòng (1888), Hà Nội (1888), Chợ Lớn (1879) và Đà Nẵng(1899) Đầu thế kỷ XX, nhiều thị xã trở thành thành phố và các bộ mặt đô thịhiện đại được xây dựng theo kiến trúc phương Tây, điển hình là Sài Gòn và HàNội.

2 Chuyển biến về kinh tế của Việt Nam dưới chính sách cai trị của thực dân Pháp

2.1 Chuyển biến sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất

Một bộ phận nhỏ trong giai cấp địa chủ phong kiến trở nên giàu có Dựa vàothực dân Pháp, họ ra sức chiếm đoạt ruộng đất của làng xã, của nông dân Tuyvậy, một số địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép, ít nhiều có tinh thần chốngPháp

Nông dân Việt Nam là một lực lượng cách mạng to lớn Nhưng do thiếu sự lãnhđạo đúng đắn nên họ chưa phát huy đầy đủ sức mạnh của mình Họ vốn đãthống khổ bởi nạn thuế khóa, địa tô, phu phen, tạp dịch , lại thêm nạn cướp đấtlập đồn điền, lập nhà máy của thực dân Pháp Bình quân ruộng đất vốn đã thấpnay còn thấp hơn nữa Ở Bắc Kì, có tới 80% số hộ không có ruộng Mất đất,người nông dân phải bỏ làng xóm ra thành thị, đến nhà máy, đồn điền, hầm mỏ

để xin việc làm và trở thành công nhân, nhưng chỉ có một số ít kiếm được việclàm Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Việt Nam có khoảng 5 vạn côngnhân chuyên nghiệp làm việc trong các cơ sở kinh tế của người Pháp và ngườiViệt So với dân số cả nước, số lượng công nhân tuy còn ít nhưng lại phân bốđều và rất tập trung trong các cơ sở kinh tế chủ yếu của thực dân Pháp.Ngay từ đầu thế kỉ XX, đã có một lớp người đứng ra hoạt động công thươngnghiệp, kêu gọi mở cửa hiệu buôn bán hoặc lập xưởng sản xuất Nhiều hiệubuôn của người Việt ra đời như: Hồng Tân Hưng ở Hà Nội, Triều Dươngthương quán ở Vinh, Nam Đông Hương ở Sài Gòn Một số công ty được thànhlập như: công ty dệt lụa và chiếu ở Thái Bình, công ty Liên Thành sản xuấtnước mắm ở Phan Thiết

Trang 16

Từ một nước với thế mạnh chủ yếu là nông nghiệp và sự kém phát triển ở côngnghiệp và thương nghiệp, Việt Nam lúc bấy giờ đã trở thành một quốc gia vớinền công nghiệp, thương nghiệp và giao thông vận tải có những bước đầu pháttriển, nhưng nông nghiệp vẫn là chủ yếu.

2.2 Chuyển biến sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai

Qua cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, nền kinh tế của tư bản Pháp tiếp tụcđược mở rộng và bao trùm lên nền kinh tế phong kiến Việt Nam Trong quátrình đầu tư vốn và mở rộng khai thác thuộc địa, thực dân Pháp cũng có đầu tư

về kỹ thuật và nhân lực, song rất hạn chế Cơ cấu kinh tế Việt Nam chuyển biến

ít nhiều, song chỉ có tính chất cục bộ ở một số vùng, còn phổ biến vẫn trong tìnhtrạng lạc hậu, nghèo nàn Kinh tế Đông Dương ngày càng bị cột chặt vào kinh tếPháp và Đông Dương vẫn là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp

Với sự ra đời và phát triển của các ngành kinh tế mới tư bản chủ nghĩa, quátrình đô thị hóa Sài Gòn—Chợ Lớn của Pháp đã mang lại tiềm năng cho cácngành nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp

Về nông nghiệp, vì lúa gạo là nguồn lương thực chủ yếu của cả nước và là nôngsản hàng hóa quan trọng bậc nhất của Việt Nam, và vì sự ra đời của cảng SàiGòn và những nhà máy xay lúa Chợ Lớn nên việc xuất khẩu lúa gạo với khốilượng lớn ngày càng gia tăng Thế nên, Việt Nam đã trở thành quốc gia xuấtkhẩu gạo "thứ hai trên thế giới sau Miến Điện" Do đó, Pháp tập trung vào việcxây dựng cơ sở hạ tầng do lợi nhuận "kếch xù" mà họ thu được khi xây dựngvùng đất Sài Gòn – Chợ Lớn này Hơn nữa, nhiều loại cây nông nghiệp (cao su,thầu dầu, đậu phộng, tiêu) và nông sản (ngô) cũng được xuất khẩu

Về thủ công nghiệp, ngành thủ công nghiệp truyền thống và vật liệu xây dựngphát triển mạnh để đáp ứng nhu cầu xây dựng đô thị và các công trình khác ởNam Kỳ bởi sự mở rộng và tập trung dân số cũng như sự đầu tư vào trang thiết

bị hiện đại Một số ngành thủ công nghiệp tiêu biểu như dệt vải, gốm sứ, làmđường, nung gạch ngói,…Ngoài ra, còn có một số ngành thủ công mỹ nghệ

Trang 17

được người nước ngoài ưa thích bởi hoa văn tinh xảo của chúng, điển hình làthêu và điêu khắc.

Về thương nghiệp, sự phát triển của nhiều trung tâm thương mại, các chợ traođổi buôn bán ở Sài Gòn - Chợ Lớn đã được thúc đẩy bởi sự đô thị hóa Điều này

đã cho phép giao thương nội địa, cung cấp nguyên vật liệu cho ngành côngnghiệp của đất nước và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của quân Pháp Các hoạtđộng giao thương chủ yếu được thực hiện bởi tư bản người Pháp và người Hoa,trong khi tư sản người Việt chỉ hoạt động trong lĩnh vực thầu khoán hoặc làmtrung gian giữa thị trường Việt Nam và thị trường nước ngoài Mục tiêu củaPháp là đầu tư vốn và xây dựng cơ sở hạ tầng tại Sài Gòn – Chợ Lớn nhằm tối

đa hóa việc khai thác tài nguyên, biến thuộc địa thành nơi cung cấp nguyên liệucho chính quốc Tuy nhiên, một số yếu tố kinh tế mới đã xuất hiện trong quátrình này; lương thực đã trở thành hàng hóa và là mặt hàng xuất khẩu quantrọng trong hoạt động thương mại Nó giúp khẳng định thế mạnh của khu vực:lúa gạo (miền Tây) và cao su (miền Đông); lưu thông hàng hóa, kết nối với cácthị trường trong và ngoài nước; đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và nâng vị thế củaNam Kỳ trên thị trường quốc tế

Kết luận chương I

Việt Nam trở thành nguồn cung cấp nguyên liệu thô và nông sản chủ yếu choPháp, đồng thời là thị trường lớn cho hàng hóa của Pháp Chính quyền thuộc địaPháp cũng được hưởng lợi từ nền kinh tế Việt Nam thông qua thuế và các hìnhthức thu nhập khác

Trong khi chính quyền thuộc địa Pháp đã đầu tư một số nguồn lực vào sự pháttriển của nền kinh tế Việt Nam, những khoản đầu tư này chủ yếu được thiết kế

để mang lại lợi ích cho Pháp Ví dụ, chính quyền thuộc địa Pháp đã đầu tư xâydựng đường bộ và đường sắt, nhưng những dự án này chủ yếu được thiết kế đểtạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển hàng hóa và tài nguyên từ Việt Namsang Pháp Chính quyền thuộc địa Pháp cũng đầu tư vào phát triển giáo dục và y

Trang 18

tế ở Việt Nam, nhưng những khoản đầu tư này chủ yếu nhằm tạo ra lực lượnglao động có thể phục vụ lợi ích của Pháp.

Tóm lại, sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc chủyếu là vì lợi ích của Pháp Chính quyền thuộc địa Pháp đã thực hiện một sốchính sách và chương trình nhằm khai thác tài nguyên từ Việt Nam và thúc đẩylợi ích kinh tế của Pháp Những chính sách này bao gồm việc thiết lập nền kinh

tế đồn điền, xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết lập hệ thống tài chính do Pháp thốngtrị và áp đặt thuế quan Kết quả của những chính sách này là nền kinh tế ViệtNam ngày càng phụ thuộc vào Pháp

Nền kinh tế Việt Nam trải qua những thay đổi đáng kể dưới thời Pháp thuộc.Chính quyền thuộc địa Pháp đưa ra nhiều chính sách, chương trình đưa ViệtNam trở thành nước xuất khẩu lớn về nguyên liệu thô và nông sản Tuy nhiên,lợi ích từ tăng trưởng kinh tế dưới thời Pháp thuộc không được phân bố đồngđều và phần lớn người dân Việt Nam vẫn tiếp tục sống trong nghèo đói

Trang 19

Chương II: Những chuyển biến về chính trị Việt Nam dưới tác động chính sách cai trị của thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

1 Bối cảnh lịch sử thế giới từ nửa sau thế kỷ XIX

Từ nửa sau thế kỷ XIX, các nước tư bản Châu Âu và Mỹ có những chuyển biến

rõ rệt, chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sanggiai đoạn độc quyền, còn gọi là đế quốc chủ nghĩa Các nước nhỏ, yếu ở châu Á,châu Phi và khu vực Mỹ Latinh qua quá trình tăng cường nô dịch và đẩy mạnhxâm chiếm đã trở thành thuộc địa của các nước đế quốc Dưới sự đàn áp, áp bứcnặng nề đó, nhân dân các dân tộc bị tước quyền tự do, nổi bật là các quốc giathuộc châu Á, đã đứng lên đấu tranh để giải phóng khỏi ách thực dân Songsong với các phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản ởcác nước tư bản chủ nghĩa, đầu thế kỷ XX, các phong trào giải phóng dân tộc ởcác nước thuộc địa trở thành một bộ phận quan trọng trong cuộc đấu tranhchung chống chủ nghĩa tư bản, thực dân, tác động rất lớn đến phong trào yêunước ở Việt Nam

Thế chiến thứ nhất (1914 – 1918) nổ ra do sự mâu thuẫn về quyền lợi và sựtranh chấp thuộc địa của các nước tư bản chủ nghĩa, dẫn đến sự suy yếu của chủnghĩa tư bản, đã tạo điều kiện cho Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi, tácđộng mạnh mẽ đến phong trào giải phóng dân tộc ở các thuộc địa Bên cạnh đó,Quốc tế Cộng sản do V.I.Lênin đứng đầu được thành lập vào tháng 3/1919, trởthành bộ tham mưu chiến đấu và tổ chức lãnh đạo phong trào các mạng vô sảnthế giới Trong Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn

đề thuộc địa do V.I.Lênin khởi xướng được thông qua ở Đại hội II của Quốc tếCộng sản, những hoạt động như vạch đường lối chiếc lược cho cách mạng vôsản, chỉ đạo phong trào giải phóng dân tộc, truyền bá tư tưởng cách mạng vôsản, và thúc đẩy phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản cùng với sựthắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga đã tạo nên tiền đề cho phong tràogiải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam và Đông Dương

Ngày đăng: 03/05/2024, 16:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng đóng góp - những chuyển biến về kinh tế chính trị xã hội việt nam dưới tác động chính sách cai trị của thực dân pháp cuối thế kỷ xix đầu thế kỷ xx
ng đóng góp (Trang 5)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN