Những tác động tiêu cực của chính sách cai trị thuộc địa Pháp lên kinh tế, chính trị và xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

MỤC LỤC

Nông nghiệp

Ngày 1/5/1900, thực dân Pháp ra nghị định phủ nhận quyền sở hữu ruộng đất trong luật pháp phong kiến để dễ cướp đoạt ruộng đất của nông dân. Ở Trung Kì và Bắc Kỳ, ruộng đất của nghĩa quân thời Cần vương, ruộng đất của nông dân sợ tản đi nơi khác đều bị coi là “vô chủ” và bị chúng chiếm để lập đồn điền ; cả nương rẫy của nhân dân các dân tộc ít người cũng bị coi là đất hoang và bị chiếm đoạt.

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai

    Như vậy, thực dân Pháp bóc lột mạnh mẽ kéo theo sự xuất hiện các ngành kinh tế mới như khai khoáng, đóng tàu, cầu đường, thương mại, tài chính ngân hàng.., dẫn đến sự thay đổi của các ngành kinh tế truyền thống như: thủ công mỹ nghệ, nông nghiệp lúa nước. Trong lĩnh vực công nghiệp, các khu công nghiệp khai khoáng đã được thành lập ở nhiều nơi nhằm cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp Pháp như khu mỏ Hồng Gai, Đông Triều, Tuyên Quang, Phấn Mễ, Thái Nguyên, mỏ thiếc Tĩnh Túc… Ngành công nghiệp chế biến đã có nhiều nhà máy hiện đại, trong đó có công nghiệp chế biến lâm sản, hải sản, vật liệu xây dựng. Đầu thế kỷ XX, hệ thống đường bộ, đường sắt, đường hàng không bắt đầu được mở rộng, nối các trung tâm khai thác mỏ với các khu vực thành thị và khắp vùng nông thôn để phục vụ việc vận chuyển và phân phối hàng hóa.

    Và hệ quả của sự xâm nhập kinh tế tư bản là sự thay đổi chức năng của các đô thị Việt Nam, chuyển từ mô hình trung đại với vai trò là trung tâm chính trị sang mô hình cận đại với vai trò là trung tâm kinh tế công thương nghiệp.

    Chuyển biến về kinh tế của Việt Nam dưới chính sách cai trị của thực dân Pháp

    Chuyển biến sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất

    Đầu thế kỷ XX, nhiều thị xã trở thành thành phố và các bộ mặt đô thị hiện đại được xây dựng theo kiến trúc phương Tây, điển hình là Sài Gòn và Hà Nội. Chuyển biến về kinh tế của Việt Nam dưới chính sách cai trị của thực. Từ một nước với thế mạnh chủ yếu là nông nghiệp và sự kém phát triển ở công nghiệp và thương nghiệp, Việt Nam lúc bấy giờ đã trở thành một quốc gia với nền công nghiệp, thương nghiệp và giao thông vận tải có những bước đầu phát triển, nhưng nông nghiệp vẫn là chủ yếu.

    Chuyển biến sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai

    Các hoạt động giao thương chủ yếu được thực hiện bởi tư bản người Pháp và người Hoa, trong khi tư sản người Việt chỉ hoạt động trong lĩnh vực thầu khoán hoặc làm trung gian giữa thị trường Việt Nam và thị trường nước ngoài. Mục tiêu của Pháp là đầu tư vốn và xây dựng cơ sở hạ tầng tại Sài Gòn – Chợ Lớn nhằm tối đa hóa việc khai thác tài nguyên, biến thuộc địa thành nơi cung cấp nguyên liệu cho chính quốc. Trong khi chính quyền thuộc địa Pháp đã đầu tư một số nguồn lực vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, những khoản đầu tư này chủ yếu được thiết kế để mang lại lợi ích cho Pháp.

    Ví dụ, chính quyền thuộc địa Pháp đã đầu tư xây dựng đường bộ và đường sắt, nhưng những dự án này chủ yếu được thiết kế để tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển hàng hóa và tài nguyên từ Việt Nam sang Pháp.

    Những chuyển biến về chính trị Việt Nam dưới tác động chính sách cai trị của thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

    Nhân tố và điều kiện ảnh hưởng đến những chuyển biến trong chính trị Việt Nam dưới tác động chính sách cai trị của Pháp

      Trong bối cảnh đó, để nêu cao tinh thần dân tộc, nhiều phong trào chống thực dân và bảo vệ chế độ phong kiến được khởi xướng, tiêu biểu là phong trào Cần Vương (1885 – 1896) do vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết khởi xướng, hướng ứng lời kêu gọi đó nhiều cuộc khởi nghĩa diễn ra sôi nổi, bao gồm cuộc khởi nghĩa Ba Đình (Thanh Hoá), Bãi Sậy (Hưng Yên), Hương Khê (Hà Tĩnh),… để thể hiện tinh thần quật cường, không đầu hàng trước chủ nghĩa đế quốc hung tàn, nhưng do không thể tập hợp một cách rộng rãi các tầng lớp nhân dân, không có khả năng liên kết các trung tâm kháng chiến trên toàn quốc dẫn đến thất bại. Phong trào Đông Du do Phan Bội Châu tổ chức, lãnh đạo theo xu hướng cách mạng bạo động, chủ trương tập hợp lực lượng với phương pháp bạo động chống Pháp, xây dựng chế độ chính trị như Nhật Bản, sau khi phong trào Đông Du thất bại ông tổ chức Việt Nam Quang phục Hội dưới sự ảnh hưởng của các mạng Tân Hợi (Trung Quốc, 1911) với tôn chỉ là vũ trang đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục Việt Nam nhưng cuối 1913, phong trào thất bại. Ngược lại với Phan Bội Châu, xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh không đi theo lối bạo động, ông cho rằng “bất bạo động, bạo động tắc tử”, phải “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, thực hiện dân quyền, bãi bỏ chế độ quõn chủ; do khụng hiểu rừ bản chất của đế quốc thực dõn ụng đó cậy vào nhà nước bảo hộ Pháp để cải cách, đó là sự hạn chế trong xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh, dẫn đến nhiều sĩ phu yêu nước và nhân dân tham gia phong trào Duy Tân đã bị đàn áp tàn ác và giết hại.

      Thừa hưởng những tiến bộ trong tư tưởng từ đó các nhà tư tưởng như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh, Huỳnh Thúc Kháng là một trong những nhân tố mang ý nghĩa quyết định hình thành những chuyển đổi trong tư tưởng chính trị Việt Nam vào giai đoạn này, họ đã bỏ qua những lợi ích giai cấp, đứng về phía lợi ích dân tộc, chuyển tư tưởng chính trị của dân tộc thông qua sự hình thành, vận động và phát triển những quan điểm chính trị của các ông.

      Những chuyển biến về xã hội Việt Nam dưới tác động chính sách cai trị của thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

      Sự chuyển biến mạnh mẽ về giai cấp

        Khi phong trào quần chúng công nông đã thức tỉnh, họ bước vào trận chiến đấu giải phóng dân tộc ngày một đông đảo và đóng một vai trò quan trọng trong phong trào đấu tranh của quần chúng, nhất là ở đô thị. Giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế, đồng thời còn có những điểm riêng của mình như: phải chịu ba tầng lớp áp bức bóc lột (đế quốc, phong kiến và tư sản bản xứ); phần lớn vừa mới từ nông dân bị bần cùng hóa mà ra, nên có mối quan hệ gần gũi nhiều mặt với nông dân. Sinh ra và lớn lên ở một đất nước có nhiều truyền thống văn hóa tốt đẹp, nhất là truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, sớm tiếp thu được tinh hoa văn hóa tiên tiến trong trào lưu tư tưởng của thời đại cách mạng vô sản để bồi dưỡng bản chất cách mạng của mình.

        Khi được tổ chức lại và hình thành được một đảng tiên phong cách mạng được vũ trang bằng một học thuyết cách mạng triệt để là chủ nghĩa Mác - Lênin thì giai cấp công nhân trở thành người lãnh đạo cuộc đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc.

        Sự chuyển biến mạnh mẽ dưới chính sách cai trị của thực dân Pháp 1. Chính sách “ngu dân”

          Chính quyền thuộc địa còn xây dựng nhiều trường chuyên nghiệp và dạy nghề, các xưởng mỹ thuật, thực hành, các trường cao đẳng, đại học khác thuộc các ngành sư phạm, công chính, thương mại, nông nghiệp, y dược, cũng được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu cao hơn về nhân lực cho nền thống trị thực dân. Tuy nhiên, phần lớn học sinh và sinh viên đều là con của gia đình có điều kiện, các gia đình nông dân, nhân dân lao động nghèo ít có khả năng cho con học (đến năm 1930, tổng cộng học sinh, sinh viên của tất cả các bậc từ tiểu học đến đại học chỉ chiếm 1,8% dân số, hầu hết trẻ em đều thất học). Hay Albert Sarraut hai lần làm toàn quyền ở Đông Dương đã mị dân bằng “huyền thoại khai hóa” của thực dân Pháp với lý do “yêu chuộng cái phổ biến; chủ nghĩa nhân bản và ý thức thiện mỹ, tinh thần công chính của nó tạo thành những quan niệm vị tha tràn khỏi khuôn khổ quốc gia để gieo rắc cho toàn thể nhân loại một giấc mơ công bằng, liên đới, huynh đệ” Và theo Sarraut, để thực hiện ơn huệ với quốc gia, dân tộc được khai hóa ấy, thực dân sẽ thiết lập an ninh trật tự, cứu tế xã hội, khai thác đất đai, hầm mỏ, mở mang học chính.

          Nhà báo người Pháp Andrée Viollis khi điều tra tình hình Đông Dương đã ghi lại trong cuốn Indochine S.O.S việc cho lưu hành, sử dụng công khai rượu cồn, thuốc phiện ở Việt Nam, trong đó có đoạn: “Ở Pháp, có một tiệm hút hay một vài viên phiện là có thể bị bắt tù vì phạm tội làm suy đồi dòng giống Pháp. Theo chỉ thị của Doumer, Sở Độc Quyền Thuốc Phiện mua thuốc phiện với giá rẻ ở tỉnh Vân Nam, Trung Hoa để các tiệm bán lẻ và những tiệm hút của chính quyền có thể lôi cuốn được nhiều khách hàng thuộc giới lao động nghèo mà họ không có đủ tiền để sử dụng loại thuốc phiện đắt tiền mang nhãn hiệu Ấn Độ. Tuy nhiên, thiết nghĩ rằng, ngoài chủ trương làm tiêu tan ý chí đấu tranh của dân tộc Việt Nam, Liên Minh Pháp – Vatican còn có chính sách độc quyền nhập cảng lậu và phân phối thuốc phiện vừa để lấy tiền chi phi cho bộ máy cai trị tại Đông Dương, vừa để trả lương hậu hĩ cho công chức người Pháp trong bộ máy cai trị này với mục đích khích lệ họ tích cực thẳng tay đàn áp và bóc lột dân ta.