Sự hài lòng, chất lượng các lựa chọn thay thế, sự đầu tư đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa quyền lực và sự cam kết trong cặp đôi?. Một mối quan hệ cân bằng về quyền lực được
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
PHẠM LÊ NGỌC LAN
LUAN VAN THAC Si TAM LY HOC
Hà Nội - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
PHẠM LÊ NGỌC LAN
Chuyén nganh: Tam ly hoc
Mã số: 8310401.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS TRƯƠNG THỊ KHÁNH HÀ
Hà Nội - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của PGS TS Trương Thị Khánh Hà Các số liệu và tài liệu trong luận văn làkhách quan, trung thực và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Tác giả luận văn
Phạm Lê Ngọc Lan
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô Khoa
Tâm lý - Trường Dai học Khoa học Xã hội và Nhân văn - DHQGHN đã cho tôi một
môi trường lành mạnh và tích dé học tập và nghiên cứu, nuôi dưỡng niềm yêu thíchtâm lý của tôi và giúp tôi trở thành phiên bản tốt hơn mỗi ngày Đặc biệt, tôi muốn
bày tỏ lòng biết ơn tới giáo viên hướng dẫn của tôi là PGS.TS Trương Thị Khánh
Hà Tôi muốn gửi lời cảm ơn tới cô vì đã ủng hộ đề tài nghiên cứu của tôi và luôn
đồng hành, hỗ trợ và động viên tôi trong suốt quá trình tôi làm luận văn Tôi cũngxin cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hằng, người luôn bao dung, kiên nhẫn chỉbảo tôi và là người truyền động lực, cảm hứng cho tôi theo đuôi ước mơ của mình.Những lời chia sẻ và sự lang nghe tích cực của cô giúp tôi rất nhiều trong việc yêuthương bản thân và định hướng nghề nghiệp của mình
Tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến gia đình của tôi Không có ngôn từ nào
có thể bày tỏ được hết lòng biết ơn của tôi tới bố mẹ vì đã hy sinh cho con cháu vàgia đình của mình Cảm ơn bố mẹ, chị gái, và cháu của tôi vì đã luôn dành tình yêu
thương, kiên nhẫn và cùng nhau tiếp thêm sức mạnh tinh than dé cả gia đình cùng
vượt qua quãng thời gian tràn đầy niềm vui cũng như nước mắt vừa qua
Cảm ơn người yêu của tôi và những người bạn luôn ở bên tôi và luôn hỗ trợ,
chấp nhận và thấu hiểu cho tôi Nhờ có sự yêu thương và trân trọng của mọi người
mà tôi thêm vững tin vào bản thân và không ngừng trau dồi học hỏi
Đặc biệt, tôi xin cảm ơn tất cả những khách thê đã dành thời gian quý báu đểchia sẻ trải nghiệm và đưa ra những lời nhận xét chân thành với đề tài của tôi Tôibiết ơn tất cả những người đã ủng hộ và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình tôi làm luậnvăn Luận văn này đã không thé hoàn thành nếu không có sự đóng góp và trợ giúpcủa tất cả mọi người
Lời cuối cùng, tôi xin đành lời cảm ơn đến bản thân vi đã nỗ lực theo đuôiước mơ của mình Hành trình này đã dạy cho tôi vượt qua những thử thách nằmngoài vùng an toàn, giúp cho tôi tận hưởng những cảm xúc vui buồn, xây dựng sựkiên cường và thương yêu bản thân nhiều hơn Mặc dù hành trình vừa qua nhiều
Trang 5khó khăn, nhưng tôi vẫn luôn cố gang giữ tinh than lạc quan dé phan đấu đến cing.
Tôi tự hào vì bản thân đã đi đến được ngày hôm nay
Hà Nội ngày tháng năm 2023
Tác giả luận văn
Phạm Lê Ngọc Lan
Trang 6MỤC LỤC
967.100 7
1 Lý do chọn dé tài ¿5-5 SE EEE1EE121121217121111111 1111111111111 11 1e 7
2 Đối tượng nghiên CỨU -¿- £SE+SEỀEE9EE2EE2EEEEEEEEEEEEEE11121121E 111111111110 83 Khách thể nghiên cứu -¿- 5: ©2++22++EE+2EkE2EEE2EE271E22121121.221 21121 cEkecree 8
4 Mục đích nghiÊn CỨU 6 1x3 931931911 91901 HH HH ng nh nàn 8
Bi oi 202i ,Ô 8
6 Câu hỏi nghiÊn CỨU - G1 3119119911191 1111 11 1n HH 9
7 Giả thuyết nghiên CỨU -. :-2¿©22SE+SE+2E2EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrrrkervee 9
8 Giới hạn phạm vi nghién CỨU - - 5 <6 1 111911 11931 91 91111 ng ng rưy 9
9 Các phương pháp nghién CỨU - G5 111 211191119119 1 9v ng ng rệt 10
CHUONG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA DE TÀI -22©22¿©5<+cxz2zxcczseez 11
1.1 Tổng quan tài liệu nghiên CUU o.cceceececcccsesessessssecsessessessesscssesssscsecsecsessesseeseaes 11
1.1.1 Các nghiên cứu về quyên lực trong moi quan hệ cặp đồi - 111.1.2 Các nghiên cứu về sự cam kết trong mối quan hệ cặp đôi - 14
1.1.3 Các nghiên cứu về quyên lực và sự cam kết trong moi quan hệ cặp đồi 17
1.1.4 Các nghiên cứu về ảnh hưởng của sự hài lòng, chất lượng các lựa chọn thay
thé, và sự dau tư cho moi quan hệ đến quyền lực và sự cam kẾt -c:-: 18
1.2 Các khái niệm co bản của dé tài - - 5c s+E£EE+E+EEEEEEeEeEEkekerererkerreree 20
1.2.1 Quyên lực trong moi quan hệ cặp đôi -e+©ce+++e+ecxsetrrxeerrrseee 20
1.2.2 Sự cam kết trong moi quan NE COP AOI ceeecesecesecsscessesesesseseseeseseseesesenesseeeeeseees 23
1.2.3 Khái niệm về quyén lực và sự cam kết trong mối quan hệ cặp đôi 26
1.2.4 Khải niệm về sự hài lòng với mối 1/8/20 00nẺnẺ88aa Ô 27
1.2.5 Khái niệm về chất lượng các lựa chọn thay Na 28
1.2.6 Khái niệm về sự đầu tư trong moi QUAL NE veeceecesesesseseseseesesetsesensecesenseseaeeeeaees 29
Tiểu kết chương Ue oo ceccccccccscsssesssssssesssessscssscssecssessscssscsssesssssecssecssscsscssecasecseeesecasecs 31
CHƯƠNG 2: TO CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU 33
2.1 Vài nét về địa bàn và mẫu nghiên cứu 2-22 ++£x+zEezxzzrxsrxerxezes 33
QLD, Di DAN NQNICN CUU nốeốốốố.ốố.ố 33
2.1.2 000,001 .NNNN PnHHaa 33
Trang 72.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thÊ - - 2-52 2+2£+E£2E£+Ee£Eerxerxrrssree 35
2.2.1 Phương pháp phân tích tài ÏIỆH «c5 se SsE*+eEeeeksteteereeeersrreereeree 35
2.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 2c©555e2ccse+EEvsevccverrcrveeri 362.2.3 Phương pháp thong kê toán NOC ¿-©ee+©©+e+EE+etEEEketEEEsettrkerrrreerr 412.3 Tiêu chuẩn đánh giá cho các thang đO -2 2¿- 5+ ©2+2s++£x+2zxezxeerxesrxez 42
CHƯƠNG 3: KET QUÁ NGHIÊN CỨU - 2-2 S£+S+E£E£EEtEEEeEkerkerkeee 44
3.1 Thực trạng quyên lực trong mối quan hệ cặp đôi: - 2-2 s2244
3.1.1 Thống kê mô tả VỀ Quyén WUC? seessssscssssssssesesssesssssessssuessssscssssssesssecessuecsssseesssees 443.1.2 Sự khác biệt về quyên lực theo các nhóm MAU -eccce5cseccxsesrveez 453.2 Thực trạng cam kết trong mối quan hệ cặp đôi: - ¿5 5z + s2 +2 56
3.2.1 Thong kê mô tả VỀ COM Ket: cecccssssssssssssssssssssssssisssssssssssssssssssssssssssssisessessssueseees 56
3.2.2 Sự khác biệt về cam kết theo các nhóm MAU:z -cc©ccc5cceccxecsrxeerree 56
3.3 Môi quan hệ giữa quyên lực và sự cam kết ở cặp đôi và các biên về sự hai
lòng, chất lượng các lựa chọn thay thế và sự đầu tư -¿-c-cccscxsesrerxserrereree 61
3.3.1 Moi quan hệ giữa quyên lực và sự cam kết trong moi quan hệ cặp đôi 62
3.3.2 Mối quan hệ giữa quyên lực, sự cam kết và các biến về sự hài lòng, chất
lượng các lựa chọn thay thể và SU AGU CU cerceccescsseseseesssesessesessessssccssesessecsssecesevessesenees 63
3.3.3 Dự báo sự ảnh hưởng của quyên lực và các thành to của quyén lực
đến CAM ẰẾT c5 SE S3 E18E8E11E5115 1111511111111 11111111111 H TH Hàn kg 663.3.4 Dự báo sự ảnh hưởng của quyên lực đến các biến ảnh hưởng trong mỗi quan
NE COD GOT 0 000n0nẼẼ5858A8ẺA< |Ẳ ÔÔ 67
3.3.5 Dự báo sự anh hưởng của các biến ảnh hưởng đến cam kết trong mối quan
IE COD AOL 000A a4 S 69
3.4 Phân tích các biến trung gian ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa quyền lực và
sự cam kết ở 6.0300 1177 70Tidu két ChUOng ": 74KET LUẬN VA KIÊN NGHỊ 0 csccsscsssssssessssssssssssssessssesssssecssecsssssecssecsusesssesesasecs 77TÀI LIEU THAM KHẢO À.À 22-52-52 SE‡SE2E2EE2EEEEEE2EE2E121 71711211 EcEEcre, 81
PHU LUC
Trang 8DANH MỤC TỪ VIET TAT
STT Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
| KQQLBT Kết quả quyền lực bản thân
2 KQQLĐP Kết quả quyền lực đối phương
3 QTQLBT Qua trinh quyén luc ban than
4 QTQLĐP Quá trình quyền lực đối phương
Trang 9DANH MỤC BANGBang 2.1: Mô tả chi tiết mẫu nghiên cứu - ¿5£ 2+5ESE+££+E2E£EerEerxerxersrree 33
Bang 2.2: Độ tin cậy và các thông số khác của các thang đo - 5-52 42
Bang 3.1: Thống kê mô tả về quyền lực trong mối quan hệ -2- 5 s2 44Bảng 3.2: Sự khác biệt về quyền lực theo giới tính -2- ¿©csz+cx+cx+scsz 45
Bảng 3.3: Sự khác biệt về quyền lực theo độ tuổi - -: -¿ ++cs++cx5csee- 41Bảng 3.4: Sự khác biệt về quyền lực theo tinh trạng mối quan hệ - 48
Bang 3.5: Sự khác biệt về quyền lực theo độ dài trong mối quan hệ - 49Bảng 3.6: Sự khác biệt về quyền lực theo trình độ học vấn s- se: 50Bang 3.7: Sự khác biệt về quyền lực theo nơi sống ¿- 2 2+5 +xecxecerszse2 51Bang 3.8: Su khac biét vé quyén lực theo khoảng cách địa lý - 52Bảng 3.9: Sự khác biệt về quyền lực theo chênh lệch độ tuôi của cặp đôi 52Bảng 3.10: Sự khác biệt về quyền lực theo chênh lệch trình độ học vẫn của cặp đôi 54Bang 3.11: Sự khác biệt về quyền lực theo chênh lệch thu nhập của cặp đôi 55Bang 3.12: Thống kê mô tả về cam kết trong mối quan hệ -s- 56Bảng 3.13: Sự khác biệt về cam kết theo giới tính 2-2 z+s2+s+cx+zxzsz 57Bảng 3.14: Sự khác biệt về cam kết theo độ tuôi - - + + ecx+xerxeErxerxzxeree 57Bảng 3.15: Sự khác biệt về cam kết theo tình trạng mối quan hệ - 58
Bang 3.16: Su khac biét về cam kết theo độ dài trong mối quan hệ - 58
Bảng 3.17: Sự khác biệt về cam kết theo trình độ học vấn - + ec++sec+¿ 59Bảng 3.18: Sự khác biệt về cam kết theo nơi SONG oo cecsesssesssesssesseesseessecstesstesseessees 59Bang 3.19: Sự khác biệt về cam kết theo khoảng cách địa lý - 25+60Bang 3.20: Sự khác biệt về cam kết theo chênh lệch độ tuổi của cặp đôi 60Bảng 3.21: Sự khác biệt về cam kết theo chênh lệch trình độ học vấn của cặp đôi 60Bang 3.22: Sự khác biệt về cam kết theo chênh lệch thu nhập của cặp đôi 61
Bang 3.23: Méi quan hé gitra quyén lực, sự cam kết và các các biến về sự hai lòng,
chất lượng các lựa chọn thay thế và sự đầu tư -¿-cccxckckeESkeEkekerkererkererrrrs 62
Bảng 3.24: Dự báo sự ảnh hưởng của quyền lực và các thành tố của quyền lực đến
Trang 10Bảng 3.26: Dự báo sự ảnh hưởng của quyền lực đến chất lượng các lựa chon thay thé 68Bang 3.27: Dự báo sự ảnh hưởng của quyền lực đến sự đầu tư 69Bang 3.28: Dự báo sự anh hưởng của các biến ảnh hưởng đến cam kết 70Bảng 3.29: Phân tích biến trung gian giữa mối quan hệ của quyền lực và cam kết 71Bảng 3.30: Phân tích ba biến trung gian trong mỗi quan hệ giữa quyền lực và sự
CAM KEt 011 72
Trang 11DANH MỤC MÔ HÌNH
Mô hình 1.1: Mô hình biến trung gian trong mối liên hệ giữa quyền lực va sự cam
kết của cặp đôi - - s-Ss St E1 1 1E 1E71011211211211 2111111111111 1111111111 11 11 1x grey 30
Mô hình 3.1: Mối quan hệ giữa quyền lực và cam kết trong mối quan hệ cặp đôi 63
Mô hình 3.2: Mối quan hệ giữa sự hài lòng, chất lượng các lựa chọn thay thế và sự
Trang 12MỞ DAU
1 Lý do chọn đề tài
Trong các mối quan hệ xã hội, mối quan hệ tình cảm đóng một vai trò quan
trọng trong cuộc sống của con người Các mối quan hệ lãng mạn mang lại nhiều
cảm nhận hạnh phúc, sự thân mật, và hạnh phúc cho những người trưởng thành
trước khi kết hôn Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra các lợi ích của hônnhân, cụ thé như ít mắc phải các bệnh tâm thần, cảm giác đau khổ, lạm dung chatkích thích, phan nàn về sức khỏe thé chat, tỷ lệ tử vong và bệnh tật [83, 30, 37]
Tuy nhiên, trong bất kỳ mối quan hệ nào cũng có mặt tiêu cực tác động đếnnhững người trong cuộc Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cứ 3 phụ nữ thì có 1người bị bạo lực về thân thé hoặc tình duc, mà hau hết thủ phạm là do bạn trai hoặcngười chồng hiện tại/chồng cũ gây ra Tại Việt Nam, Quỹ Dân số Liên hợp quốc tạiViệt Nam báo cáo rằng vào năm 2019, có 31,6% phụ nữ phải chịu ít nhất một hìnhthức bạo lực trong 12 tháng, và cứ 3 phụ nữ thì có gan 1 người (32%) bị chồng bạolực thé xác hoặc tình dục Tuy nhiên, lại có đến 90,4% phụ nữ bi chồng bạo lực thé
xác và/hoặc tình dục không tìm kiếm sự giúp đỡ Mặc dù trở thành nạn nhân củabạo lực hẹn hò hoặc bạo lực gia đình, nhưng một số người vẫn có xu hướng cam kết
và duy trì với mối quan hệ đó [31, 59, 92] Những người gặp phải mâu thuẫn về lối
sống và mâu thuẫn gia đình dẫn đến ly hôn chiếm tỉ lệ rất cao với lần lượt là 27,7%
và 84,2% [2] Chỉ riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, bình quân cứ 2,7 cặp kết hônthì có 1 cặp ly hôn Trung bình mỗi tháng, thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận từ 80-
100 vụ ly hôn tại mỗi quận, huyện, với độ tuổi ly hôn đưới 35 chiếm 30%
Các lý thuyết nghiên cứu về quyền lực trước đây cho rang trong mối quan hệlãng mạn một người sẽ có nhiều quyền lực hơn người kia nếu họ ít quan tâm đếnviệc tiếp tục duy trì mỗi quan hệ [87, 61, 15, 36] Vì vay dé tài mong muốn tìm hiểumối liên hệ giữa sự cam kết và quyền lực trong việc kiểm soát ý tưởng ban đầu và
quyết định cuối cùng của cặp đôi dé có thé phần nào gợi ý hoặc lý giải được lý docác cá nhân vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ khi mối quan hệ đó không cân băng về
quyền lực Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu có thé góp phần nhận diện những yếu
Trang 13tố cải thiện hoặc can trở chất lượng của mối quan hệ và nâng cao sự cam kết của
cặp đôi.
Về mặt lí luận, đã có nhiều nghiên cứu riêng lẻ về quyền lực và cam kết, tuy
nhiên, các nghiên cứu về mỗi tương quan giữa các biến số này vẫn chưa được thật
sự quan tâm, đặc biệt là ở các nước châu Á trong đó có Việt Nam Hơn nữa, trong
một thập kỷ gần đây, các nhà nghiên cứu cũng khuyến khích tìm hiểu về quyền lực
theo cặp (dyadic research) thay vì lấy ý kiến của cá nhân [44]
Xuất phát từ những lí do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Quyền lực và
sự cam kết trong moi quan hệ cặp đôi” nhằm chỉ ra mối liên hệ giữa hai biến số này
và trên cơ sở đó giúp các nhà nghiên cứu, tham van - trị liệu tâm lý và các cặp đôi
nhận diện quyền lực và sự cam kết trong mối quan hệ.
2 Đối tượng nghiên cứu
Quyền lực và Sự cam kết trong mối quan hệ cặp đôi
3 Khách thể nghiên cứuKhách thê là 309 cá nhân với 41% nam giới và 59% nữ giới từ 18 tuổi đến
65 tuổi đang trong mối quan hệ hôn nhân và hẹn hò
4 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu thực trạng và mối quan hệ giữa quyền lực và
sự cam kết ở cặp đôi Trên cơ sở đó, bổ sung cơ sở lí luận về quyền lực và sự cam
kết trong mối quan hệ
Bên cạnh đó, kết quả có thể cung cấp cơ sở khoa học thực tiễn cho nhữngnhà thực hành trị liệu, tham van tâm lý và các cặp đôi về việc sử dụng quyền lực dé
nâng cao sự cam kết, cải thiện chất lượng trong mối quan hệ cặp đôi.
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu lý luận
- Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài để làm rõ các khái niệm “Quyền luc’ và
“Sự cam kết, “Quyền lực và sự cam kết trong mối quan hệ cặp đôi”;
- Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ gira quyền lực và sự
cam kết.
Trang 145.2 Nghiên cứu thực tiễn
- Khảo sát thực trạng của việc sử dụng quyền lực và sự cam kết trong mối
quan hệ;
- Phân loại, so sánh và phân tích các nhóm mẫu với quyền lực và sự cam kết.
6 Câu hỏi nghiên cứu
Có hay không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về quyền lực theo giới
tính, độ tuổi, tình trạng, độ dài mối quan hệ, học vấn, nơi sống, khoảng cách
địa lý, chênh lệch độ tuổi/học van/thu nhập của cặp đôi?
Có hay không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về cam kết theo giới tính,
độ tuổi, tình trạng, độ dai mối quan hệ, học vấn, nơi sống, khoảng cách địa
lý, chênh lệch độ tuéi/hoc vắn/thu nhập của cặp đôi?
Quyền lực và sự cam kết có mối liên hệ nào với nhau?
Có những yếu tô nào tác động đến mối quan hệ giữa quyền lực và sự cam kết
trong cặp đôi với vai trò như biến trung gian?
7 Giả thuyết nghiên cứu
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về quyền lực theo giới tính, độ tuổi, tìnhtrạng, độ dai mối quan hệ, học van, nơi sống, khoảng cách địa lý, chênh lệch
độ tuổi/học vắn/thu nhập của cặp đôi?
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự cam kết theo giới tính, độ tuổi,
tình trạng, độ dai mối quan hệ, học vấn, nơi sống, khoảng cách địa lý, chênh
lệch độ tudi/hoc van/thu nhập của cặp đôi?
Quyền lực và sự cam kết có mối quan hệ nghịch chiều.
Sự hài lòng, chất lượng các lựa chọn thay thế, sự đầu tư đóng vai trò trung
gian trong mối quan hệ giữa quyền lực và sự cam kết trong cặp đôi
8 Giới hạn phạm vỉ nghiên cứu
Giới hạn phạm vi nội dung:
(1) Chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện
(2) Phân tích và xử ly dit liệu bằng phương pháp thống kê toán học
(3) Tập trung vào mỗi quan hệ giữa quyền lực và cam kết của cặp đôi
Trang 15Giới hạn phạm vi khách thé:
(1) Cá nhân đang hẹn hò hoặc đã kết hôn;
(2) Đang trong một mối quan hệ tình cảm khác giới;
(3) Từ 18 tuổi trở lên
9, Các phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phuong pháp phân tích tài liệu
- Phuong pháp điều tra bằng bang hỏi
- Phuong pháp thống kê toán học
10
Trang 16CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA DE TÀI
1.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu1.1.1 Các nghiên cứu về quyền lực trong mối quan hệ cặp đôiVào năm 1937, Waller đã nghiên cứu về bối cảnh hẹn hò tại một trường caođẳng công lập [87] Ông nhắn mạnh rằng “sự kiểm soát tuân theo nguyên tắc ít quantâm nhất, tức là người kiểm soát là người ít quan tâm đến việc tiếp tục mối quanhệ” Khang định này của Waller đã tạo nên tiền đề của rất nhiều lý thuyết về quyềnlực trong các mối quan hệ, bao gồm lý thuyết phụ thuộc lẫn nhau của Thibaut andKelley (1959) [61] và các lý thuyết trao đổi xã hội liên quan khác như của Blau(1964) [15] và Homans (1961) [36] Tất cả các lý thuyết này đều cho rằng trong mốiquan hệ lãng mạn một người sẽ có nhiều quyền lực hơn người kia nếu họ ít quan
tâm đến việc tiếp tục duy trì mối quan hệ
Một mối quan hệ cân bằng về quyền lực được đánh giá là đem lại sự ồn định,gần gũi và bớt hỗn loạn hơn mối quan hệ không cân bằng đối với cả hai giới [14].Một số nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa mối quan hệ bình đăng (tức là
quyền lực ngang nhau) và mức độ hài lòng của các thành viên trong mối quan hệ đó
[25, 32, 62] Và quyền lực khi không được cân bang sẽ gây ra nhiều tác động tiêu
cực đến mối quan hệ tình cảm Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng chất lượng mối quan
hệ bị giảm sút được tìm thấy ở những cặp đôi không có sự cân băng về quyền lực[52] Khi cá nhân nhận thay ban thân là người nắm giữ it quyền lực hơn, họ có xuhướng cảm thay ít hài lòng về mối quan hệ [69, 63], điều này có thé dẫn đến việcgây ra bạo lực thê chất, bạo lực tình dục và bạo lực tỉnh thần đối với nửa kia [63]
Thậm chí khi bị bất bình đăng trong quyền lực, nhiều khả năng cặp đôi sẽ kết thúc
mối quan hệ hơn [28] Bên cạnh đó, quyền lực thường được nghiên cứu với bạo lực
và các hành vi nguy cơ trong mối quan hệ cặp đôi [8, 33, 34, 60] Trong một nghiêncứu vào năm 2022, Toplu-Demirtas and Fincham đã tìm hiểu về mối liên hệ giữanhận thức về quyền lực của bản thân và bạo lực hẹn hò ở 812 sinh viên [63] Kết
qua cho thay sự khác biệt về giới nồi lên ở tỷ lệ bạo lực thé chat (43% đối với nữ và
35% đối với nam) và bạo lực tình dục (25% đối với nữ và 41,8% đối với nam)
11
Trang 17Những cá nhân sở hữu quyền lực thấp thường có xu hướng sẵn sàng cốnghiến nguồn lực của mình vì mục tiêu của đối phương Họ sẽ đồng thời ưu tiên vànăm bắt các mục tiêu của nửa kia nhiều hơn là những cá nhân có quyền lực cao Vớinhững cá nhân tự nhận bản thân có quyền lực thấp, nếu họ đang cố gắng cải thiệnphần thưởng (vật chất, tinh thần ) của người ấy bằng cách đáp ứng mong muốncủa họ, những cá nhân này có nhiều khả năng sẽ sử dụng các chiến lược phục tùng
đối tác khi xảy ra xung đột với người ấy [18], có nghĩa là họ sẽ nhượng bộ và cố
găng “thỏa mãn nhu cầu của đối tác hơn là nhu cầu của chính họ” [93, tr.1081].Trong một nghiên cứu của Laurin và cộng sự (2016) đã chỉ ra rằng những ngườicảm thấy quyền lực thấp trong mối quan hệ và những người ít quyền lực trong quátrình ra quyết định sẽ lựa chọn theo đuổi mục tiêu của đối phương nhiều hơn và củabản thân ít hơn khi so sánh với những người có quyền lực cao hơn [48] Nói cáchkhác, người cảm thấy ít quyền lực trong mối quan hệ cặp đôi sẽ lựa chọn theo đuôicác mục tiêu của đối phương hơn là những người cho rằng mình có quyền lực caohơn trong mối quan hệ Kết quả tương tự cũng được tìm thấy ở nghiên cứu mới đây
rằng cá nhân có quyền lực cao hơn hướng đến các mục tiêu của bản thân và ít chú ýđến các mục tiêu của đối phương [89]
Nhìn ở góc độ giới, có rất ít nghiên cứu báo cáo có sự cân bằng về quyền lực
[58] Đa số các nghiên cứu báo cáo đàn ông có quyền lực cao hơn phụ nữ [51, 78,
28, 46] Trong những trường hợp nữ giới tự nhận bản thân có nhiều quyền lực trongmối quan hệ thường không có nhu cầu gia tăng quyền lực, nhưng những đối phươngcủa họ là nam giới lại có mong muốn quyền lực của mình được nâng cao hơn [64]
Tuy nhiên, nhu cầu gia tăng quyền lực ở dan ông lại là dấu hiệu xấu đến mối quan
hệ, chăng hạn như giảm sự hài lòng và giảm sự ôn định trong mối quan hệ [82], gây
ra hành vi tình dục hung hăng và bạo lực gia đình [44] Trong các cuộc hôn nhân,
khi người vợ chiếm ưu thé, mối quan hệ được báo cáo là không hạnh phúc và it hàilòng, trong khi đó những cặp vợ chồng có sự cân băng về quyền lực lại cảm thấy hài
lòng hơn về mối quan hệ [32] Ở Việt Nam, vào năm 2016, Viện Nghiên cứu Xã hội,
Kinh tế và Môi trường (iSEE) đã thực hiện một nghiên cứu về quyền lực trong mốiquan hệ đồng tính luyến ái trên toàn Việt Nam với 7151 khách thê tham gia nghiên cứu
12
Trang 18định lượng và 18 khách thê tham gia nghiên cứu định tính [3] Kết quả cho thấy 73%
khách thể mong muốn hai người có quyền ngang bằng nhau trong mối quan hệ Tuy
nhiên, nhóm giới tính nữ (78,6%) có kỳ vọng vào mối quan hệ bình quyền cao hơn
nhóm giới tính nam (67.1%) Trong nghiên cứu định tính, những người trả lời cho rằngban thân là người có sức mạnh quyền lực với ban thân và trong mối quan hệ luyến áithì đều có khả năng tự chủ trong các mối quan hệ, ra quyết định với bản thân và người
yêu, lựa chọn hành vi an toàn tình dục và các vấn đề khác liên quan đến mối quan hệ
tình cảm.
Trong khoảng mười năm nay, các mô hình và lý thuyết nghiên cứu trêncặp đôi ngày càng được quan tâm hơn vì chúng cung cấp bức tranh tông quát hơn về
mỗi quan hệ giữa hai người, qua đó chúng “nhìn nhận từng đối tác là phụ thuộc vào
nhau chứ không độc lập với nhau” [66] Kim và các cộng sự (2019) cũng chỉ ra tầm
quan trọng của việc nghiên cứu cặp đôi, đặc biệt là về quyền lực trong mối quan hệ[44] Vì những ban tự bao cáo của cá nhân đơn lẻ có thể đưa ra ý kiến sai lệch vàchủ quan Đóng góp lớn đến lý thuyết và nghiên cứu về quyền lực trên cặp đôi là
mô hình quyền lực - ảnh hưởng xã hội theo cặp (Dyadic Power-Social Influence
Model - DPSIM) của Simpson và cộng sự vào năm 2015 [77] Dựa trên mô hình
này, Farrel, Simpson và Rothman (2015) đã tiến hành ba nghiên cứu về quyền lựctrong mối quan hệ tình cảm để xây dựng thang đo Relationship Power Inventory(RPI), mà theo Kim và cộng sự (2019) nhận định rằng thang đo RPI là một “công
cụ do lường đầy hứa hen dé đánh giá quyền lực trên nhiều lĩnh vực” [44] Thang đo
RPI, là thang do Likert 7 mức độ với 1 là không bao giờ va 7 là luôn luôn, chứa các
item đánh giá về quyền lực của cả bản thân và đối phương bao gồm các item về quátrình sử dụng quyền lực và các item về kết quả sử dụng quyền lực Cấu trúc củathang đo có thể đánh giá xem các cá nhân có khả năng chống lại những nỗ lực gâyảnh hưởng từ đối tác như thế nào, từ đó đánh giá khía cạnh cốt lõi của quyền lực.Với thang đo RPI tổng quát, độ hiệu lực giữa các item cao với a = 85 Sau 3 thánglàm lại trắc nghiệm, điểm số của thang do RPI tổng quát vẫn tương quan cao trong 2bản đánh giá (r = 59, p < 001) [27] RPI tổng quát thường được sử dụng trên đa sốcác nhóm khách thể người Mỹ với độ hiệu lực là œ = 82 [86], œ = 76 [66], œ = 90
13
Trang 19[45]; a = 84 với phụ nữ va a = 85 với đàn ông [64]; và có độ hiệu lực cao khi chạy
riêng các item về quá trình sử dụng quyên lực và kết quả sử dụng quyền lực lần lượt
là œ = 85 va œ = 86 [48], về quyền lực của cá nhân a = 91 và quyền lực của đối
phương ơ = 89 [66] Bên cạnh đó, Alonso-Ferres và cộng sự (2022) đã thích ứng
thang do RPI phiên bản tiếng Tây Ban Nha có độ hiệu lực cao ở cả 4 thành tô về
quyền lực, bao gồm KQQLBT a =0.94, QTQLBT a=0.85, KQQLĐP a=0.95,QTQLĐP a=0.87 [6] Có thé thấy rằng thang do RPI đã được đo lường trên nhiều
khách thé với độ hiệu lực cao, tuy nhiên, các nghiên cứu trên mới chỉ được thựchiện ở các nước phương Tây, vì vậy rất cần có nghiên cứu được thực hiện trên nước
A Châu dé bé sung vào cơ sở lý luận đang còn thiếu
Từ phan tông quan tài liệu nghiên cứu ở trên, ta thay rang các nghiên cứu vềquyền lực trong mối quan hệ tình cảm đã được tìm hiểu từ lâu trên thế giới, thếnhưng các nghiên cứu ở Việt Nam vẫn còn rất hạn chế về số lượng Không chỉ vậy,các nghiên cứu đo lường quyền lực ở cặp đôi mới chỉ được thực sự quan tâm tronggần một thập kỷ đồ lại, vì vậy luận văn này muốn tìm hiểu sâu hơn về quyền lực dé
bổ sung cho phần cơ sở lý luận trong và ngoài nước
1.1.2 Các nghiên cứu về sự cam kết trong mỗi quan hệ cặp đôiNhiều quan điểm về sự cam kết hiện nay đều có nguồn gốc từ lý thuyết phụ
thuộc lẫn nhau hoặc lý thuyết trao đổi [68] Johnson (1973) là một trong những nhànghiên cứu đầu tiên có cách tiếp cận về sự cam kết dựa vào những lý thuyết trên[39] Ông phát triển mô hình ba phan (tripartite model) bao gồm sự cam kết cá
nhân, cam kết đạo đức và cam kết cấu trúc Cam kết cá nhân là cảm giác mà một
người muốn duy trì trong mối quan hệ, trong khi cam kết đạo đức là ý thức về nghĩa
vụ phải ở lại, và cam kết cấu trúc nói đến những ràng buộc hoặc ap lực có thể khiếncác đối tác ở lại với nhau [40]
Nói đến sự cam kết trong mỗi quan hệ cặp đôi, không thể không nhắc đến
cam kết trong lý thuyết Tam giác tình yêu của Sternberg (1986) là một trong bathành tố quan trọng của tình yêu cùng với sự gần gũi và đam mê [81] Nếu có đủ bathành tổ này, đây sẽ là tình yêu hoàn hảo và lý tưởng cho mọi người hướng tới
14
Trang 20Trong lý thuyết của mình, Sternberg định nghĩa cam kết là cảm giác khiến mộtngười duy trì mối quan hệ với đối phương và hướng tới những mục tiêu chung.
Khác với các tác giả trên, Stanley và Markman (1992) cho răng cam kết baogồm sự tận tâm cá nhân (personal dedication) và sự cam kết ràng buộc (constraintcommitment) [80] Tan tâm của cá nhân đề cập đến mong muốn của một cá nhân déduy trì hoặc cải thiện chất lượng mối quan hệ của mình vì lợi ích chung của các bên
Nó được hình thành dựa trên sự mong muốn và các hành vi liên quan không chỉ tiếp
tục trong mối quan hệ mà còn muốn cải thiện, hy sinh, đầu tư vào mối quan hệ đó,
liên kết các mục tiêu cá nhân với mỗi quan hệ đó và tìm kiếm phúc lợi của đối
phương, chứ không phải là của riêng ai Chính vì vậy mà sự tận tâm thường đi kèm
với sự hài lòng cao trong mỗi quan hệ [57] và cống hiến của cá nhân còn dẫn đến sự
én định trong mối quan hệ [49] Còn cam kết ràng buộc nói đến sức ảnh hưởng làm
ràng buộc các cá nhân duy trì mối quan hệ ngay cả khi sự tận tâm và hài lòng của
họ không còn Những ràng buộc này có thé nảy sinh từ áp lực bên ngoài hoặc bêntrong, và chúng ủng hộ sự ồn định của mối quan hệ băng cách khiến việc chấm dứt
mối quan hệ tốn kém hơn về mặt kinh tế, xã hội, cá nhân hoặc tâm lý Hai thành tố
của sự cam kết này đều tương quan thuận chiều với nhau; trong đó tận tâm có xu
hướng dẫn đến những hành vi làm gia tăng sự ràng buộc và ngược lại, sự ràng buộctiếp tục củng cô các hành vi tận tâm vì nỗi lo sợ mat nửa kia [76]
Dựa trên lý thuyết phụ thuộc lẫn nhau, Rusbult đã phát triển một mô hình déhiểu cam kết rõ ràng hơn, được gọi là mô hình đầu tư (Investment Model) [71, 72]
Mô hình đầu tư cho rằng cam kết là một hàm của sự hải lòng với mối quan hệ, chất lượng các lựa chọn thay thế và các khoản đầu tư mà một người đưa vào trong mối
quan hệ Vào năm 1998, Rusbult, Martz và Agnew đã tiễn hành ba nghiên cứu déđánh giá độ tin cậy và độ hiệu lực của thang đo Mô hình đầu tư của sự cam kết [75].Trong mô hình này, cam kết là biến chính; sự hai lòng, chất lượng các lựa chọn thay
thế, sự đầu tư cho mối quan hệ đóng vai trò là các thành tố dé đạt được sự cam kết
trong mối quan hệ Nhìn chung, mô hình đầu tư của sự cam kết chỉ ra rằng sự hài lòng
cao với mối quan hệ, chất lượng các lựa chọn thay thế kém, và sự đầu tư nhiều cho mối quan hệ sẽ duy tri sự cam kết của các cá nhân trong mối quan hệ cặp đôi [71].
15
Trang 21Kể từ khi mô hình đầu tư ra đời, đã có rất nhiều nghiên cứu sử dung nó làm
công cụ chính dé đo lường cam kết Trong một phân tích tổng hợp gồm 52 bài báo
và dữ liệu, các tác giả đã kết luận rằng ba thành tố sự hài lòng, chất lượng các lựa chọn thay thế, sự đầu tư đều dự đoán cho sự cam kết trong mối quan hệ, và sự hài
lòng là thành tố dự báo mạnh nhất về sự cam kết trong mô hình đầu tư [49] Còn sự
cam kết được cho là một yếu tố dự báo có ý nghĩa thong kê cho sự tan vỡ của mối
quan hệ Sau công trình nghiên cứu của Le và Agnew (2003), một nghiên cứu phân
tích tổng hợp mới được cập nhật cách đây không lâu do Tran, Judge và Kashima(2019) thực hiện [65] Các nhà nghiên cứu kết luận rằng sự hài lòng có mối liên hệlớn nhất với cam kết, tiếp theo là sự đầu tư và chất lượng các lựa chọn thay thế Kết
quả còn chỉ ra mỗi quan hệ giữa sự hải lòng và cam kết bị Suy giảm nếu có bạo lực
giữa các cá nhân trong mối quan hệ hoặc nếu mối quan hệ đó đã được kết thúc trong
6 tháng qua Mối tương quan giữa sự hài lòng và cam kết đối với người châu Âucũng yếu hơn so với mẫu người Mỹ Về mối quan hệ giữa chất lượng các lựa chọnthay thé và cam kết, mối tương quan này thấp hơn đối với cam kết trong công việc,cam kết với môi trường, cam kết với tình bạn, cam kết với người cô van/gidm sát vàcam kết với dịch vụ hơn là cam kết với các mối quan hệ lãng mạn Các biến như độ
tuổi, thời gian của mối quan hệ, dân tộc cũng là những biến điều tiết trong mối quan
hệ giữa chất lượng các lựa chọn thay thế và cam kết Cuối cùng, mối quan hệ giữa
sự đầu tư và cam kết bị ảnh hưởng bởi bảy biến điều tiết bao gồm: lĩnh vực (mối
quan hệ công việc, tình cảm), xu hướng tính dục, sinh viên có hoặc chưa có gia
đình, tình trạng hôn nhân, thời gian của mối quan hệ, độ tuổi, và năm xuất bản.
Nhóm nghiên cứu chưa tìm thấy nghiên cứu nào ở Việt Nam tìm hiểu về sự
cam kết trong mỗi quan hệ tình cảm Chỉ có một nghiên cứu duy nhất của He vàcộng sự (2014) đánh giá sự đầu tư của nhân viên văn phòng người Việt Nam vàomối liên hệ giữa nhận thức về hỗ trợ tổ chức và nhận dạng tổ chức dựa trên mô hình
đầu tư của Rusbult [35]
Nhìn chung, sự cam kết đã được nghiên cứu nhiều trong các mối quan hệ
liên cá nhân và phi cá nhân ở trên thê giới Tuy nhiên, chủ đê này lại chưa được
16
Trang 22quan tâm tại Việt Nam Có thể thấy đây là một khoảng trống nghiên cứu lớn cầnđược tìm hiéu.
1.1.3 Các nghiên cứu về quyền lực và sự cam kết trong mỗi quan hệ cặp đôiNhư đã đề cập ở trên, người có nhiều quyền lực hơn là người ít quan tâm đến
việc duy trì mối quan hệ tình cảm [87, 61, 36, 15, 31, 59], hay còn có thể được xem
là ít cam kết vào mối quan hệ Một vài nghiên cứu khác cũng đã tìm thấy mối liên
hệ giữa quyền lực và sự cam kết, mà trong đó quyền lực cao thì sự cam kết thấp và
quyền lực thấp thì sự cam kết cao trong mối quan hệ cặp đôi [7, 56, 49] Nhữngngười quyền lực có xu hướng ít cam kết và ít kết nối hơn với mối quan hệ của họ,
và do đó họ sẽ tham gia vào các phản ứng phá hoại (destructive responses) băngcách hành xử chống đối như thê hiện sự ích kỷ, ép buộc hoặc chấm dứt mối quan hệ[7] Trong khi đó, Traeder and Zeigler-Hill (2020) chỉ ra rằng nam giới cảm thấy ítcam kết với đối phương khi họ mong muốn có nhiều quyền lực hơn [64]
Nghiên cứu của Lennon, Stewart và Ledermann (2012) đã tìm hiểu về quyềnlực mối quan hệ với mô hình đầu tư về sự cam kết trong mối quan hệ trên 120 cặpđôi đang hẹn hò [51] Nghiên cứu tìm thấy những khách thé có quyền lực cao hơnthì có sự hai lòng và cam kết thấp hơn, trong khi đó chất lượng của các lựa chọn
thay thế cao hơn Ngoài ra, quyền lực của nữ giới càng cao thì sự cam kết của nam
giới càng thấp (và ngược lại), và mối liên hệ này được kết nói bởi sự hài lòng của cả
nữ và nam khách thể Điều thú vị là chúng lại mạnh hơn khi thông qua sự hài lòngcủa nam giới bởi vì sự cam kết của nam giới phụ thuộc nhiều hơn vào sự hải lòngcủa họ, chứ không phải là sự hài lòng của đối phương
Quyền lực và cam kết cũng có mối liên hệ với nhau, đặc biệt là với những cá
nhân có sự ganh đua ai kỷ ở mức độ cao [86], mà trong đó sự ganh dua ai kỷ là cách
thể hiện sự tự bảo vệ và phòng thủ của nhân cách ái kỷ, ví dụ như hạ thấp giá tri củangười khác, tranh giành quyền lực tối cao và các hành vi thù địch nhằm giảm bớt
mối đe dọa đối với bản ngã và xung đột xã hội [12] Điều này có nghĩa là người có
ít quyền lực trong mối quan hệ có thé phần nào gây khó chịu với người ganh dua ái
kỷ ở mức độ cao, có thê góp phần dẫn đến mức độ cam kết trong mối quan hệ thấp
17
Trang 23Theo hiểu biết của chúng tôi, chỉ có một nghiên cứu của Mindrila andTurliuc (2021) hiện sử dụng thang do RPI và cam kết trong mô hình đầu tư dé tìmhiểu về vai trò trung gian của cam kết và sự phụ thuộc trong mối liên hệ giữa quyềnlực và sự hài lòng với 252 cá nhân đang trong mối quan hệ hôn nhân và hẹn hò lâu
năm với trung bình là 8.01 năm [56].
Có thể nhận thay rang, có nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu về mối quan hệ giữa
quyền lực và sự cam kết trong mối quan hệ Tuy nhiên, những nghiên cứu này đều
được thực hiện trên các nước phương Tây, vì vậy đề tài của chúng tôi mong muốnđược bé sung về mặt cơ sở thực tiễn trên người châu Á, cụ thê là Việt Nam
1.1.4 Các nghiên cứu về ảnh hưởng của sự hài lòng, chất lượng các lựachon thay thé, và sự dau tư cho mỗi quan hệ đến quyền lực và sự cam kết
Như đã nêu trên sự hài lòng, chất lượng các lựa chọn thay thế, sự đầu tư đã
được chứng minh có mối quan hệ với sự cam kết trong mô hình đầu tư [75] Các
nghiên cứu về ba biến số này như các biến trung gian cho mối quan hệ giữa cam kết
và một hoặc một vài biến khác đã được thực hiện nhiều, tuy nhiên trong một vài
trường hợp, không phải biến nào cũng đóng vai trò trung gian Ví dụ, trong nghiêncứu của Etcheverry và cộng sự (2012), sự hai lòng, chất lượng các lựa chọn thaythé, sự đầu tư đóng vai trò trung gian của mối liên hệ giữa gan bó lo âu, gan bó né
tránh và cam kết trong mối quan hệ [26] Điều này được lý giải rằng cá nhân cókiểu gan bó né tránh ở mức độ cao cảm thấy ít hài lòng, có nhiều lựa chọn thay thé,
và ít đầu tư cho mối quan hệ hơn, dẫn đến việc ít cam kết hơn với nửa kia Còn cá
nhân có phong cách gắn bó lo âu sẽ ít cam kết hơn vì họ có sự hai lòng thấp hơn va
không có nhiều sự đầu tư vào mối quan hệ cặp đôi Trong khi đó, dé có thé dự đoánđược sự cam kết thấp là khi một người biết tối đa hóa mối quan hệ (một đặc điểm cánhân ảnh hưởng đến cách đưa ra sự lựa chọn) thì họ sẽ có xu hướng ít hài lòng, ítđầu tư vào mối quan hệ, và ngược lại [55] Hoặc giữa mối liên hệ tiếp xúc với bạo
lực và sự cam kết, sự hài lòng là biến trung gian duy nhất trong mô hình đầu tư của
sự cam kết, có nghĩa là những phụ nữ càng bị bạo lực thì càng ít hài lòng và ít cam
kết vào mối quan hệ [67]
18
Trang 24Bên cạnh đó, quyền lực đều tương quan với sự hài lòng [32, 69, 16], chất
lượng các lựa chọn thay thế [61, 42], và sự đầu tư trong mối quan hệ [61, 94] Trong nghiên cứu của Lennon và cộng sự (2012), chất lượng các lựa chọn thay thế là biến
trung gian cho mối tương quan thuận chiều giữa quyền lực của nam và cam kết của
nữ [51] Kết quả này cho thấy khi đàn ông có quyền lực cao trong quan hệ lứa đôithì các lựa chọn thay thế khác của họ như đi chơi với bạn bè hay dành thời gian cho
bản thân sẽ ít đi, và do đó đối tác nữ sẽ cam kết cao hơn Ngược lại, quyền lực thấp
ở nam giới sẽ dẫn tới việc họ lựa chọn dành thời gian cho người khác và/hoặc hoạt
động khác, hệ quả là nửa kia sẽ ít cam kết vào mối quan hệ hơn Người sở hữunhiều quyền lực hơn cũng sẽ cung cấp cho các đối tác các nguồn lực, hiệu qua và cơhội dé tìm kiếm và tìm ra nhiều lựa chọn thay thế hơn cho mỗi quan hệ [58] Những
đối tác ít đầu tư hơn vào mối quan hệ và có các lựa chọn hẹn hò chất lượng cao hơn
cho biết có nhiều quyền lực hơn trong mối quan hệ [58]
Trong một nghiên cứu trên 376 cặp đôi dị tính người Mỹ, các tác giả chỉ ra
kết quả đó là khi mong muốn quyền lực càng cao thì sự cam kết thông qua các yếu
tố hài lòng, sự đầu tư và chất lượng của các lựa chọn thay thế càng thấp và ngược
lại [64] Traeder and Zeigler-Hill (2020) cũng tìm thấy đối với cả hai giới, có nhiều
nhu cầu về quyền lực hơn là khi họ ít có sự hài lòng, sự đầu tư và cam kết thấp với
đối tác, trong khi đó chất lượng các lựa chọn thay thế lại hấp dẫn và có sẵn với họ
hơn [64] Tuy nhiên, chỉ có phụ nữ mới giảm sự đầu tư vào mối quan hệ khi họmong muốn có nhiều quyên lực hơn Một điều thú vi mà nghiên cứu này đã chỉ rarằng khi phụ nữ muốn có quyền lực nhiều hơn thi đàn ông sẽ ít hài lòng, ít đầu tu, ítcam kết hơn, và cho rằng những đối tượng khác hấp dẫn hơn nửa kia của mình;nhưng mong muốn về quyền lực ở nam giới không chỉ ra được mối liên hệ với cácbiến về sự cam kết của họ và của đối tác Hiện tại, đề tài mới chỉ tìm thay mộtnghiên cứu duy nhất sử dụng thang đo RPI và thang đo sự cam kết trong mô hình
đầu tư để tìm hiểu về vai trò trung gian của sự hài lòng, chất lượng các lựa chọnthay thế, và sự đầu tư cho mối liên hệ giữa quyền lực và cam kết [51] Trong các
cặp đôi hẹn hò, sự hài lòng và chất lượng các lựa chọn thay thế là hai biến trung
gian giữa môi liên hệ của quyên lực và cam kêt ở cả nam và nữ Ví dụ, quyên lực ở
19
Trang 25nữ giới có tác động đến sự hài lòng và chất lượng các lựa chọn thay thế của họ, và
từ đó ảnh hưởng đến sự cam kết ở bản thân họ trong mối quan hệ Tuy nhiên, quyềnlực không tương quan với sự đầu tư, vì vậy sự đầu tư không phải là biến trung giantrong mối quan hệ giữa quyền lực và cam kết Các tác giả lý giải rằng do độ dàitrung bình của mối quan hệ tương đối ngắn (M = 13.80 tuần) nên các cá nhân có thê
chưa thực sự đầu tư nhiều vào mối quan hệ tình cảm này
Qua phần tông quan nghiên cứu ở trên, ta có thé thay đã có nhiều bằng chứng
chỉ ra rằng sự hải lòng, chất lượng của các lựa chọn thay thế, và sự đầu tư có mối
liên hệ với quyền lực và với sự cam kết Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu tìm
hiểu về sự hài lòng, chất lượng của các lựa chọn thay thế, và sự đầu tư như các biến
trung gian trong mối liên hệ giữa quyền lực và sự cam kết Vì vậy đây là khoảngtrống trong nghiên cứu cần được chú trọng hơn đề góp phần vào cơ sở lý luận
1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài1.2.1 Quyền lực trong mỗi quan hệ cặp đôi
Mô hình quyển lực - ảnh hưởng xã hội theo cặp (dyadic power-social
influence model)
Quyền lực trong mối quan hệ là một thành phan quan trọng trong Mô hình
quyền lực - ảnh hưởng xã hội theo cặp (DPSIM) [77] Mô hình nay được Simpson
và cộng sự (2015) xây dựng dựa trên các lý thuyết quyền lực trước đó, bao gồm: lýthuyết quyền lực xã hội của French và Raven (1959) [29], lý thuyết nguồn lực củaBlood và Wolfe (1960) [17], lý thuyết phụ thuộc lẫn nhau của Thibaut và Kelley
(1959) [61], lý thuyết quyền lực theo cặp của Rollins và Bahr (1976) [70], lý thuyết
quyền lực trong các mối quan hệ của Huston (1983) [38] và lý thuyết tiếp cận quyềnlực của Keltner và các cộng sự (2003) [43] Từ các cấu trúc và nguyên tắc của cáckhung lý thuyết trên, nhóm tác giả đã tạo dựng nên một mô hình quy trình có cả các
đặc điểm của một cá nhân trong mỗi quan hệ và các đặc điểm của một cặp quan hệ
sẽ ảnh hưởng đến năng lực và việc sử dụng các cơ sở quyền lực tiềm năng của mỗiđối tác, các chiến lược và chiến thuật ảnh hưởng và các kết quả của cá nhân hoặc
của môi quan hệ sau này.
20
Trang 26Theo mô hình DPSIM của Simpson và cộng sự (2015), có bốn thành tố trong
mối quan hệ cần được xem xét, đó là: (a) Quá trình quyền lực bản thân (QTQLBT)
-quyền kiểm soát hoặc sức ảnh hưởng của bản thân trong quá trình thảo luận hoặc raquyết định; (b) Kết quả quyền lực bản thân (KQQLBT) - quyền kiểm soát hoặc sứcảnh hưởng của bản thân đối với kết quả cuối cùng của cuộc thảo luận hoặc ra quyếtđịnh; (c) quá trình quyền lực đối phương (QTQLĐP) - quyền kiểm soát hoặc sức
ảnh hưởng của đối tác trong quá trình thảo luận hoặc ra quyết định; và (đ) Kết qua
quyền lực đối phương (KQQLĐP) - quyền kiểm soát hoặc sức ảnh hưởng của đốitác đối với kết quả cuối cùng của các cuộc thảo luận hoặc ra quyết định [27]
1.2.1.1 Khái niệm về quyền lựcThibaut và Kelley (1959) cho rằng quyền lực là khả năng mà một ngườitrong một mối quan hệ sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng của kết quả (tức là sốlượng phần thưởng đạt được so với chi phí của nó) ma sẽ được nhận từ người kiatrong một tình huống nhất định [61] Mỗi cá nhân mà có lựa chọn thay thế tốt hơncho đối phương hay cho mối quan hệ hiện tại thường có nhiều quyền lực hơn trongmỗi quan hệ vì họ có thé có kết quả tốt hơn (có lợi hơn) ở bên ngoài mối quan hệ sovới đối phương hiện tại của họ Khái niệm quyền lực này phù hợp với nguyên tắc ít
quan tâm nhất của Waller va Hill (1951) cho rằng một người mà bày tỏ sự ít quan
tâm trong việc tiếp tục mối quan hệ (ví dụ, người có lựa chọn thay thế tốt hơn và íthơn để mat nếu mối quan hệ đó kết thúc) nên đưa ra các quyết định quan trọng
trong mỗi quan hệ, bao gồm cả việc mối quan hệ đó nên tiếp tục hay kết thúc [88].
Vào năm 1975, Cromwell và Olson định nghĩa quyền lực là “khả năng (tiềm
năng hoặc thực tế) của một (hoặc nhiều) cá nhân dé thay đôi hành vi của các thànhviên khác trong hệ thống xã hội [23] Khái niệm này cũng tương tự với nhữngnghiên cứu sau đó cho răng quyền lực là khả năng tạo ra các hiệu ứng mong muốn,
và đặc biệt là khả năng làm ảnh hưởng đến hành vi của người khác [11] Cromwell
và Olson (1975) đã phân biệt giữa quyền lực tiềm năng (potential power) và quyềnlực thực tế (actual power); và từ đó tạo ra cơ sở quyền lực (power bases), quá trình
quyền lực (power processes), và kết quả quyền lực (power outcomes) [23] Cơ sởquyền lực đề cập đến nguồn lực, quá trình quyền lực là các cách thức tương tác dé
21
Trang 27khang định quyền lực (ví dụ: tính quyết đoán, thuyết phục, giải quyết van dé) và kết
quả quyền lực gắn liền với kết quả của việc sử dụng quyền lực trong việc đưa raquyết định cuối cùng Sau đó, quyền lực được nhìn nhận rõ hơn trong mối quan hệhôn nhân và được xác định là “tiềm năng liên quan của các bên trong hôn nhân ảnhhưởng đến hành vi của nhau khi xung đột phát sinh.” [70] Từ lý thuyết này, Dunbar
đã phát triển thành lý thuyết quyền lực theo cặp (Dyadic Power Theory), không chi
bị giới hạn ở mối quan hệ hôn nhân nữa mà nó còn có thê áp dụng cho cặp bác sĩ
-bệnh nhân, giáo viên - học sinh
Dựa theo mô hình DPSIM, Simpson và các cộng sự (2015) định nghĩa quyềnlực là khả năng thay đổi suy nghĩ, cảm xúc hoặc hành vi của người khác dé chúngphù hợp với sở thích, mong muốn của bản thân, cùng với khả năng chống lại sứcảnh hưởng do đối phương áp đặt [77] Định nghĩa này mở rộng hơn so với một sốđịnh nghĩa trước đây về quyền lực vì nó chỉ ra răng quyền lực không chỉ xem xétkhả năng thay đổi suy nghĩ, cảm xúc hoặc hành vi của người khác mà còn là khảnăng/năng lực phản kháng sức ảnh hưởng quyền lực từ người khác Quyền lực ởđây được thê hiện thông qua những đặc điểm riêng lẻ từ hai cá thê và các đặc điểmcủa cặp đôi; từ đó, chúng sẽ xác định những cơ sở quyền lực nào mà mỗi người cóthé sẽ áp dụng
1.2.1.2 Thành tô của quyền lựcThành tố của quyền bao gồm quá trình sử dụng quyền lực (power process)
và kết quả sử dụng quyên lực (power outcomes) Trong thang do RPI, Simpson vacộng sự (2015) đã chia quyền lực trong mối quan hệ thành bốn thành tô tương ứng
với bốn tiểu thang đo nhỏ nhằm cụ thể hóa quyền lực của bản thân và của đối
phương, bao gồm kết quả quyền lực bản thân (KQQLBT), kết quả quyền lực đốiphương (KQQLDP), quá trình quyền lực bản thân (QTQLBT), quá trình quyền lực
đối phương (QTQLĐP) [77]
e Quá trình sử dụng quyên lực liên quan đến việc đánh giá các kiểu mẫu tương
tác và các hành vi giữa các cá nhân liên quan đến sự quyết đoán và kiểmsoát Có nghĩa là khi một người có xu hướng kiểm soát cả quá trình ra quyếtđịnh, người này có thể dẫn dắt cuộc nói chuyện hoặc đưa ra ý tưởng hay cáclựa chọn [77] Quá trình sử dụng quyền lực được gọi là mức độ mà cá nhân
22
Trang 28đưa ra ý tưởng hoặc quan điểm dé thảo luận, đưa ra ưu và nhược điểm hoặc
có cấu trúc và dẫn dắt cuộc trò chuyện Nó là những chiến thuật được sửdụng dé giành quyền kiểm soát mối quan hệ, bao gồm khả năng của mộtngười trong việc giải quyết van đề, đe dọa và thuyết phục [66, tr 242]
e Kết quả sử dụng quyền lực được mô tả là “người đưa ra quyết định và là
người thắng cuộc”, có nghĩa là kiểm soát các quyết định cuối cùng của mộtcặp đôi Kết quả quyền lực được xem là mức độ mà cá nhân kiểm soát quyết
định cuối cùng trong cuộc thảo luận và mức độ buộc họ đưa ra quyết định
cuối cùng phù hợp với sở thích của mình thay vì sở thích của đối phương
Quá trình sử dụng quyền lực và kết quả sử dụng quyên lực xảy ra khác nhauvới mỗi cặp đôi khác nhau Có những mối quan hệ mà trong đó một người luôn dẫn
dắt cuộc trò chuyện và đưa ra quyết định cuối cùng, hoặc có những mối quan hệ mà
trong đó cả hai người đều kiểm soát quá trình ra quyết định và kết quả cuối cùng
Cả hai loại quyền lực này cần được đánh giá cho cả cặp đôi dé xác định được sự cânbằng của quá trình sử dụng quyền lực và kết quả sử dụng quyền lực trong các chủ
dé và trong mối quan hệ
Dựa vào tổng quan về quyền lực ở trên, tôi xin đưa ra khái niệm về quyền
lực trong mỗi quan hệ cặp đôi trong luận văn này như sau: Quyền lực là khả
năng ảnh hướng lẫn nhau, có thé thay đổi hành vi, suy nghĩ, cảm xúc của đốiphương dé phù hợp với mong muốn của bản thân, và đồng thời có thé chong lại
sức ảnh hướng của doi phương Quyền lực ở đây không chỉ dé cập đến việc kiểm
soát quá trình bắt đầu và dẫn dắt các lựa chọn, mà còn nói đến việc kiểm soátquyết định lựa chọn cuối cùng trong mỗi quan hệ của cặp đôi
1.2.2 Sự cam kết trong mỗi quan hệ cặp đôi
Lý thuyết phụ thuộc lẫn nhau (Interdependence theory)Một mối quan hệ vẫn tồn tại khi kết qua từ mối quan hệ đó có lợi và làm hài lòng
các cá nhân liên quan Khi các cá nhân bắt đầu ảnh hưởng đến mức độ đạt được kết quả
của đối phương và ngược lại, sự phụ thuộc lẫn nhau sẽ được hình thành
Sự phụ thuộc được định nghĩa là "mức độ mà một cá nhân dựa vào một mối
quan hệ dé đáp ứng các nhu cầu quan trọng của mối quan hệ" [74], hoặc mức độ ma
các đôi tác dựa vào nhau đê thỏa mãn các kêt quả mà mình mong muôn Trong khi
23
Trang 29sự phụ thuộc là dựa vào đối tác dé đáp ứng nhu cầu, thì cam kết là trải nghiệm chủquan của sự phụ thuộc đó [75] Arriaga và Agnew (2001) cho răng trải nghiệm chủquan này bao gồm tâm ly gan bó với đối tác của một cá nhân, định hướng lâu dàiđối với mối quan hệ và ý định duy trì mối quan hệ [10].
Lý thuyết phụ thuộc lẫn nhau nhắn mạnh rằng cá nhân có nhiều sự phụ thuộc
vào một mối quan hệ hơn khi họ đạt đến mức độ muốn duy trì mối quan hệ với một
đối tác nhất định và khi không có lựa chọn nào khác ngoài việc duy trì mối quan hệ
với đối tác đó Nói cách khác thì cá nhân sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào mối quan hệ
khi họ có mức độ hài lòng cao va chất lượng của các lựa chọn thay thế kém.
Dựa trên lý thuyết phụ thuộc lẫn nhau, Rusbult (1980a, 1983) đề xuất Môhình đầu tu (Investment Model) dé xem xét các quá trình trong các mối quan hệ liên
cá nhân của con người [71, 72] Rusbult cho rằng nếu chỉ có sự hài lòng và chất
lượng các lựa chọn thay thé thì sẽ không thé cung cấp sự giải thích đầy đủ cho sự
phụ thuộc Nếu sự phụ thuộc chỉ dựa trên những thỏa mãn thu được từ mối quan hệ
hiện tại so với những mối quan hệ được mong đợi ở nơi khác, thì sẽ có rất ít mối
quan hệ bền vững Một mối quan hệ như vậy sẽ rat dé bị "lung lay" nếu như có kếtquả kém hoặc xuất hiện một sự thay thế hấp dẫn Trên thực tế, một số mối quan hệvẫn được duy trì ngay cả khi xung quanh có nhiều sự thay thế hấp dẫn hơn và khi
mối quan hệ không đem lại được cho cá nhân Vì vậy mô hình đầu tư khang dinh
rang sự phụ thuộc cũng bi ảnh hưởng bởi yếu tổ thứ ba đó là quy mô đầu tư
Bên cạnh đó, mô hình đầu tư còn đưa ra rằng cảm giác cam kết xuất hiện nhưmột hệ quả của sự phụ thuộc ngày càng gia tăng Sự phụ thuộc là phẩm chất cơ bảncủa các mối quan hệ; đó là khi cá nhân cảm thấy hài lòng, có nhiều sự đầu tư và
không có lựa chọn thay thế nào khác ngoài việc tiếp tục duy trì với mối quan hệ
hiện tại Khi các cá nhân ngày càng trở nên phụ thuộc, thì họ càng có xu hướng cam
kết với đối phương của mình hơn Rusbult cho rằng cam kết có thể được hiểu là ýthức thiết lập lòng trung thành liên quan đến nguồn gốc của sự phụ thuộc của mộtngười Một người phụ thuộc vào mối quan hệ với đối tác của mình, người ấy sẽ pháttriển khuynh hướng duy trì với người kia, sẽ coi bản thân mình là một phần của mối
quan hệ giữa hai người, và xem xét đến những hành động của bản thân mà vượt ra
24
Trang 30ngoài bản thân và có thể có tác động đến mối quan hệ Như vậy, trải nghiệm tâm lý về
sự cam kết sẽ phản ánh nhiều hơn những cơ sở của sự phụ thuộc mà nó nảy sinh Camkết là cấu trúc tâm lý ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi hàng ngày trong các mối quan
hệ, bao gồm cả các quyết định để duy trì Những cá nhân có sự cam kết cao hơn những
cá nhân ít cam kết hơn sẽ có nhiều khả năng duy trì mối quan hệ của họ hơn
Trong mối quan hệ tình cảm, những cá nhân có cam kết cao sẽ có biểu hiện:(1) sẵn sàng thay đôi bản thân thay vì làm ton thương người kia khi đối phương cư
xử kém, (2) có xu hướng hạ thấp các đối tác thay thế, (3) sẵn sàng hy sinh lợi íchbản thân trước mắt vì lợi ích của mối quan hệ, và (4) có xu hướng coi mối quan hệ
tình cảm là vượt trội so với các mối quan hệ khác [22]
1.2.2.1 Khái niệm về sự cam kết
Cam kết là mong muốn hoặc ý định duy trì một mối quan hệ nhất định Đây là
yếu t6 quan trọng dé vận hành trong các mối quan hệ lãng man Cam kết là một trong
những yếu tố dự báo chính về thời gian của mối quan hệ [71, 72]
Theo định nghĩa của từ điển Tâm lý học của Hiệp hội Tâm lý học Mỹ (2007),
cam kết là nghĩa vụ hoặc sự tận tâm đối với một người, một mối quan hệ, nhiệm vụ,
nguyên nhân, hoặc thực thể hoặc hành động khác [85]
Rusbult (1980) đã định nghĩa cam kết là “khả năng mà anh ấy/cô ấy sẽ rời bỏ
mối quan hệ” [71] Cam kết được mô tả là sự lựa chọn có chủ dich dé duy trì mối
quan hệ và gắn bó về mặt tình cảm [71], khiến các đối tác ngày càng trở nên ràng
buộc va tận tâm trong mối quan hệ [79] Nó được định nghĩa là định hướng lâu dài
trong mối quan hệ, bao gồm cả việc gắn bó về mặt cảm xúc, tâm lý và ý định để duytrì mối quan hệ trai qua những thời điểm tốt và xấu
Rusbult (1980) đã đề xuất Mô hình đầu tư của sự cam kết trong mối quan hệ
dựa trên lý thuyết phụ thuộc lẫn nhau [71] Cam kết được coi là ý định duy trì một
mối quan hệ, một tâm lý gắn bó và định hướng lâu dài đối với mối quan hệ [73, 49]
Bên cạnh đó, cam kết được nhìn nhận là (a) được củng cố bởi mức độ hài lòng mà
một người có được từ một mối quan hệ và (b) bị suy yếu bởi các lựa chọn thay thếtiềm năng cho mối quan hệ đó Cả hai khái niệm này đều có nguồn gốc từ lý thuyếtphụ thuộc lẫn nhau Ngoài ra, Rusbult đã cho thêm (c) sự đầu tu và khang định rằng
25
Trang 31chúng sẽ làm gia tăng thêm tính cam kết Nói tóm lại mô hình đầu tư cho rằng sự
hài lòng, chất lượng kém của các lựa chọn thay thế và đầu tư cao vào mỗi quan hệ
hiện tại là ba yếu tô dé duy tri sự cam kết đối với một mối quan hệ thân mật [71]
Dựa trên phan tong quan về sự cam kết, luận văn đưa ra khái niệm cam
kết là mong muốn hoặc ý định duy trì lâu dài một mỗi quan hệ, bao gồm cả việcgắn bó về mặt cảm xúc dành cho đối phương và mỗi quan hệ tình cảm của bản
khác nhau bị ảnh hưởng trước bởi những chuẩn mực xã hội, điều này sau đó có thể
tác động đến sự cam kết thông qua các biến của mô hình đầu tư [51] Các tác giả
cho rằng quyền lực là sự kiểm soát các nguồn lực và hạn chế các lựa chọn hành vicủa đối tác, và thông qua tác động của sự hài lòng, chất lượng các lựa chọn thay thé,
sự đầu tư làm giảm sự cam kết của bản thân vào mối quan hệ
Drigotas và cộng sự (1999) cũng bày tỏ quan điểm cam kết là biểu hiện của
việc phụ thuộc vào người khác dé thỏa mãn nhu cau trong mối quan hệ [25] Một
người có thể cảm thấy ít nhiều phụ thuộc vào đối tác của mình nhưng biểu hiện cụthể cuối cùng của điều đó là mức độ mong muốn duy trì mối quan hệ Người A có
thé phan nào phụ thuộc vào Người B, tuy nhiên, nếu A sẵn sàng rời xa B hon, thì A
sẽ có quyền lực cao hơn vì nỗi sợ chấm dứt mối quan hệ mới là điều quan trọng đốivới B Vì vậy, Drigotas và cộng sự (1999) cho rằng cam kết có mối liên hệ vớiquyền lực, có nghĩa là cá nhân có ít cam kết hơn sẽ có quyền lực cao hon [25].Quan điểm về mối liên hệ giữa cam kết và quyền lực này cũng nhận được sự ủng hộ
từ Carpenter (2016) [18].
Từ những tong quan trên về quyền lực và sự cam kết, nhóm nghiên cứu xin đưa
ra khái niệm về mỗi liên hệ giữa cam kết và quyền lực ở cặp đôi như sau: Quyền
lực và sự cam két trong môi quan hệ cặp đôi có môi liên hệ nghịch chiêu với
26
Trang 32nhau, ma trong đó quyền lực gia tăng làm giảm đi sự cam kết, và ngược lại,quyền lực ít sẽ có sự cam kết nhiều hơn vào mỗi quan hệ.
1.2.4 Khái niệm về sự hài lòng với moi quan hệCác nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng sự hài lòng là một trong những thành tố dựđoán mạnh nhất về sự cam kết vào mồi quan hệ của một người [71, 72]
Theo lý thuyết phụ thuộc lẫn nhau, sự hài lòng là đánh giá chủ quan về tính tích
cực hoặc tiêu cực tương đối mà một người trải qua trong một mối quan hệ Sự hài lòng bị
ảnh hưởng bởi việc đối phương có thé đáp ứng được những nhu cầu quan trọng nhất củangười này đến mức độ nào [75], và khi cá nhân có ít sự so sánh (chăng hạn như có ít kỳ
VỌng vào chất lượng mối quan hệ dựa trên những trải nghiệm trước đó hoặc so sánh xã
hộ) [22].
Lý thuyết phụ thuộc lẫn nhau giả định rằng các cá nhân tìm cách tối đa hóa
phần thưởng và tối thiêu hóa chỉ phí [71] Phần thưởng là những thứ được cung cấp
hoặc đáp ứng bởi đối tác của một người hoặc mối quan hệ mà một cá nhân ưa thích,
chăng hạn như thỏa mãn tình dục hoặc hỗ trợ xã hội Phần thưởng ở đây có thé là
phần thưởng về vật chất hoặc tinh thần và có thé bao gồm ngoại hình của đối
phương trong mối quan hệ, trí thông minh, sự giàu có, dia vi, các hành vi của đối
phương trong mối quan hệ, các đặc quyền gia tăng do kết quả của mối quan hệ
Chi phí là những thứ mà đối tác hoặc mối quan hệ đem lại tao cảm giác không ưathích ở cá nhân, chăng hạn như những cuộc xung đột thường xuyên hoặc gánh nặngtài chính Vì vậy các cá nhân sẽ cảm thấy hài lòng khi các mối quan hệ mang lạiphần thưởng cao và chỉ phí thấp
Kết quả (outcome) của một mối quan hệ sẽ được so sánh với tiêu chuẩn cá nhân hoặc kỳ vọng của cá nhân về chất lượng của các mối quan hệ nói chung, được
gọi là mức độ so sánh của cá nhân [61] Sự so sánh này còn được xác định bởi cả
chất lượng của những trải nghiệm trong quá khứ trong các mối quan hệ và so với
các mối quan hệ của những người khác Vì vậy, khi kết quả vượt quá mức độ so
sánh của cá nhân, những người này sẽ cảm thấy hài lòng hơn với mối quan hệ Tuy
nhiên, nếu kết quả không đạt được như những gì họ mong muốn, họ sẽ không hài
27
Trang 33lòng với mối quan hệ Khi các cá nhân bắt đầu ảnh hưởng đến một mức độ mà đạt
được kết quả của đối phương và ngược lại, sự phụ thuộc lẫn nhau sẽ hình thành.
Những người hài lòng có xu hướng cam kết với các mối quan hệ của họ [71],nhưng những người cảm thấy không hài lòng vẫn có thê tiếp tục duy trì mối quan hệ
với nửa kia Bởi vì một mối quan hệ vẫn có thé tồn tại khi các kết quả từ mỗi quan
hệ đó có lợi và làm hài lòng các cá nhân có liên quan Ví dụ, một người có thể
không cảm thấy mãn nguyện trong cuộc hôn nhân của chính mình, nhưng người này
vẫn chấp nhận ở lại trong mối quan hệ để tránh những khó khăn về tài chính nếuphải sống một mình
Tóm lại, sự hài lòng được hiểu là đánh giá chủ quan của cá nhân dựa trênnhững nhu cầu của bản thân được đáp ứng trong mỗi quan hệ cặp đôi
1.2.5 Khái niệm về chất lượng các lựa chọn thay thế
Theo mô hình đầu tư, chất lượng các lựa chọn thay thé là yếu tố dự báo quan
trọng thứ hai về sự cam kết [71] Các lựa chọn thay thế là những mong muốn vềnhững thay thế sẵn có tốt nhất cho một mối quan hệ [75] Chúng đề cập đến đánh
giá chủ quan của một cá nhân về những phần thưởng và chi phí có thé đạt được bên
ngoài mối quan hệ hiện tại Điều này có nghĩa là những nhu cầu quan trọng nhất của
cá nhân sẽ được đáp ứng ở bên ngoài Chúng có thể tồn tại dưới nhiều hình thức,
chăng hạn như các đối tác khác phù hợp hơn, dành thời gian cho bạn bè và gia đìnhhoặc dành thời gian một mình Ví dụ, nếu nhu cầu về mặt tình cảm và tình dục của
một người đã được đáp ứng ở mỗi quan hệ hiện tại, người này sẽ không có nhu cầu
lựa chọn sự thay thế khác và phụ thuộc nhiều hơn vào nửa kia Nếu một cá nhânnhận thức được các lựa chọn thay thế có sẵn hấp dẫn với họ, thì có thể khiến họ rời
xa mối quan hệ hiện tại Nếu không có các lựa chọn thay thế, người đó có thể vẫntiếp tục mối quan hệ hiện tại vì thiếu các lựa chọn tốt hơn
Mỗi vị trí trong bat ky mối quan hệ nao cũng đều có thể đáp ứng được một
hoặc nhiều nhu cầu của một người Tuy nhiên, nhiều nhu cầu cũng có thể đáp ứng
bởi nhiều người cùng một lúc Theo thời gian, phạm vi, thể loại và nguồn đáp ứngnhu cầu có thé sẽ thay đổi theo chiều hướng tăng giảm hoặc chuyên dich từ người
này sang người khác.
28
Trang 34Nhóm nghiên cứu cho rằng các lựa chọn thay thế là những mỗi quan hệ
có ý nghĩa ngoài mỗi quan hệ cặp đôi hiện tại, chẳng hạn như bạn bè, gia đình,các đối tác lãng mạn khác, hoặc chính bản thân, v.v Chất lượng của các lựachọn thay thé tốt là khi nhu cầu của bản thân trong moi quan hệ với nửa kia
không được đáp ứng, và ngược lại, chất lượng của các lựa chọn thay thé kém làkhi nhu cầu được đáp ứng và thỏa mãn, mà trong đó, nhu cầu của bản thân được
thể hiện thông qua những nhu cầu về sự thân mật, đồng hành, tình dục, an toàn,
tình cảm.
1.2.6 Khái niệm về sự đầu tư trong mối quan hệ
Như đã đề cập ở trên, Rusbult (1980) đưa quy mô đầu tư vào Mô hình đầu tư
dé chứng minh rang sự cam kết con bị ảnh hưởng bởi yếu tố thứ ba này [71] Quy
mô dau tư là "quy mô/độ lớn và tam quan trọng của các nguồn lực gắn liền với mối
quan hệ" [75] Quy mô đầu tư có thể có các hình thức khác nhau như: (a) đầu tư hữuhình - còn gọi là nguồn lực bên ngoài (vi dụ, con cái, tài sản chung, danh tính canhân, mạng lưới xã hội chung, địa vị xã hội mà mối quan hệ mang lại) hoặc (b) đầu tư
vô hình - hay còn gọi là nguồn lực bên trong (ví dụ, lượng thời gian và nỗ lực dành cho
mối quan hệ, cảm xúc được trải nghiệm, độ dài của mối quan hệ, tiết lộ những thông
tin cá nhân) Trong một nghiên cứu của Lehmiller (2010), những người đàn ông có ca
lượng đầu tư hữu hình và vô hình cao hơn đối phương thì có mức độ cam kết cao hơn
trong mối quan hệ [50].
Nếu mối quan hệ kết thúc, nguồn lực có thê sẽ bị giảm giá trị hoặc biến mất
[75] Theo Agnew, Arriaga, and Wilson (2008), sự đầu tư có thé được nhìn nhận
như một rào cản dé cham dứt mối quan hệ, bởi vì họ có thé sẽ mat hết tat cả những
gì họ đã đầu tư vào đối phương và vào mối quan hệ [5]
Qua đó, nhóm tác giả cho rằng sự đầu tư trong mối quan hệ cặp đôi là nhữngnguôn lực hữu hình và vô hình đóng góp vào mối quan hệ và vào đối phương
Tóm lại, theo Mô hình đầu tư, cam kết đối với mối quan hệ tăng lên khi sự
hài lòng gia tăng, khi chất lượng của các lựa chọn thay thế giảm và khi có nhiều
khoản đầu tư hơn được thực hiện trong mối quan hệ.
29
Trang 35Từ phần tổng quan nghiên cứu ở trên, chúng tôi xây dựng một mô hình dựatrên lý thuyết DPSIM của Simpson và cộng sự (2015) để kiểm định mối quan hệ
giữa quyền lực và sự cam kết, và để xem xét liệu rằng mối quan hệ này có được
trung gian bởi sự hài lòng, chất lượng các lựa chọn thay thế, sự đầu tư hay không.Chúng tôi sử dụng PROCESS macro phiên bản 4.2 của Hayes trên phan mềm SPSS
dé xử ly va phân tích dữ liệu Qua đó, mô hình nghiên cứu của chúng tôi được thé
hiện như sau:
Mô hình 1.1: Mô hình biến trung gian trong moi liên hệ giữa quyên lực và sự cam
kết của cặp đôi
Trong mô hình 1.1, dấu cộng va dấu trừ thé hiện cho mối liên hệ giữa cácbiến với nhau, trong đó dấu cộng thê hiện mối quan hệ thuận chiều và dấu trừ thêhiện mối quan hệ nghịch chiều
Quyền lực gồm bốn thành tố là quá trình quyền lực bản thân, kết quả quyền
lực bản thân, quá trình quyền lực đối phương, kết quả quyền lực đối phương Cảbốn thành tố này đều có mối liên hệ thuận chiều với nhau
Quyên lực là biến độc lập (X); sự cam kết là biến phụ thuộc (Y); sự hài lòng(M1), chat lượng các lựa chon thay thế (M2), sự đầu tư (M3) là ba biến trung gian
trong môi quan hệ giữa quyên lực và cam két Trong đó quyên lực va sự cam kêt có
30
Trang 36mối quan hệ nghịch chiều nhau Quyền lực nghịch chiều với sự hài lòng và sự đầu
tư, thuận chiều với chất lượng các lựa chọn thay thế; ngược lại, cam kết thuận chiềuvới sự hài lòng và sự đầu tư, nghịch chiều với chất lượng các lựa chọn thay thế
Tiểu kết chương I:
Từ việc tổng hợp các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, chúng tôixin kết luận rằng:
(1) Tổng quan cho thấy quyền lực va sự cam kết đã được nghiên cứu nhiều trên
thé giới, tuy nhiên rat ít nghiên cứu tìm hiểu về mối liên hệ giữa hai biến sốnày Đặc biệt, ở Việt Nam, các nghiên cứu về quyền lực và sự cam kết vẫncòn rất hạn chế
(2) Quyền lực là khả năng ảnh hưởng lẫn nhau, có thé thay đổi hành vi, suy nghĩ,
cảm xúc của đối phương dé phù hợp với mong muốn của bản thân, và đồngthời có thể chống lại sức ảnh hưởng của đối phương Quyền lực đề cập đếnviệc kiểm soát quá trình bắt đầu, dẫn dắt các lựa chọn, và kiểm soát quyếtđịnh lựa chọn cuối cùng
(3) Sự cam kết là mong muốn hoặc ý định duy trì lâu dài một mối quan hệ, bao
gồm cả việc gắn bó về mặt cảm xúc dành cho đối phương và mối quan hệ
tình cảm của ban thân Cá nhân sẽ cam kết với mối quan hệ hơn khi cảm thấy
hài lòng, chất lượng của các lựa chọn thay thế kém và có nhiều khoản đầu tư
vào mối quan hệ hơn
(4) Quyền lực và sự cam kết có sự tác động qua lại lẫn nhau, mà trong đó quyền
lực gia tăng làm giảm đi sự cam kết, và ngược lại, cá nhân năm giữ ít quyềnlực sẽ có sự cam kết gắn bó lâu dài hơn trong môi quan hệ cặp đôi
(5) Yếu tố ảnh hưởng đến mối liên hệ giữa quyền lực và sự cam kết là sự hài
lòng, chất lượng các lựa chọn thay thé, sự đầu tư vào mối quan hệ.
(6) Các lựa chọn thay thế là những mối quan hệ có ý nghĩa ngoài mối quan hệ
cặp đôi hiện tại, chăng hạn như bạn bè, gia đình, các đối tác lãng mạn khác,hoặc chính bản thân, v.v Chất lượng của các lựa chọn thay thế tốt là khi nhu
câu của bản thân trong môi quan hệ với nửa kia không được đáp ứng, vả
3l
Trang 37ngược lại, chất lượng của các lựa chọn thay thế kém là khi nhu cầu được đáp
ứng và thỏa mãn, mà trong đó, nhu cầu của bản thân được thê hiện thông quanhững nhu cầu về sự thân mật, đồng hành, tình dục, an toàn, tình cảm
(7) Sự đầu tư trong mối quan hệ cặp đôi là những nguồn lực hữu hình và vô hình
đóng góp vào môi quan hệ và vào đôi phương.
32
Trang 38CHUONG 2: TO CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Vài nét về địa bàn và mẫu nghiên cứu
2.1.1 Địa bàn nghiên cứu
Trong bang hỏi, chúng tôi yêu cầu khách thé điền tên quận/huyện và tỉnh/thành
phố nơi họ đang sinh sông Tuy nhiên, sau đó chúng tôi đã mã hóa lại những thông tin
trên thành khu vực thành thị với giá trị 1 và khu vực nông thôn với giá tri 2 để thuận tiện
cho việc xử lý và phân tích đữ liệu Kết quả là chúng tôi thu được 218 người (70,6%) đến
từ thành thị và 90 người (29,1%) đến từ vùng nông thôn
2.1.2 Mẫu nghiên cứu
Ban đầu nghiên cứu nhận được tổng cộng 331 phiếu Sau khi đã làm sạch dữliệu và loại bỏ những phiếu không phù hợp với tiêu chí chọn mẫu, tổng số phiếuhợp lệ là 309 phiếu Trong đó độ tuổi trung bình là 29.07 (độ lệch chuẩn = 6.301)
với 129 nam giới (chiếm 41,7%) và 180 nữ giới (chiếm 58,3%) Có 159 người đã
kết hôn (51,5%) và 150 người đang hẹn hò (48,5%) với độ dài trung bình của mốiquan hệ là 59.77 tháng (độ lệch chuẩn = 57.91)
Trang 394 Độ dài mối quan hệ DTB (DLC) 59.77 (57.91)
Dưới | năm
Init - 2 năm
2nIt - 5 năm 5nlt - 8 năm Trên 8 năm
Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện Bảng hỏi trực
tuyến được chia sẻ công khai trên mạng xã hội Facebook và qua email mời tham gia
khảo sát.
Quy trình thu thập và triển khai phân tích số liệuQuá trình thu thập di liệu được triển khai trong vòng một tháng Bang hỏi
được đưa vào Google Form và sau đó được chia sẻ qua Facebook và email Các cá
nhân có thê truy cập vào đường liên kết hoặc quét mã QR trên hình ảnh để được dẫntới Google Form Khi đã truy cập vào, cá nhân cần phải xác nhận bản thân đã đủ độ
tuôi và tình trạng mối quan hệ phù hợp với nghiên cứu, đồng thời đồng ý tham gia
vào nghiên cứu một cách tự nguyện và hoàn toàn có quyên rút khỏi nghiên cứu bat
34
Trang 40kỳ lúc nào Sau khi đã có số liệu, nhóm chúng tôi xuất sang file excel và đưa vàophần mềm SPSS phiên bản 26 đề sàng lọc và phân tích đữ liệu.
2.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thểTrong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng bốn phương pháp chính bao gồmphương pháp phân tích tài liệu, phương pháp sử dụng thang đo, phương pháp điềutra bằng bảng hỏi, và phương pháp thông kê toán học băng phần mềm SPSS
2.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu
Phương pháp này bao gồm các bước như phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá,
khái quát hoá các nghiên cứu được đăng tải trên các sách báo, tạp chí khoa học,
website uy tín trong và ngoài nước với nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu.Qua việc phân tích, tổng hợp tai liệu này, nhóm nghiên cứu có thể xây dựng hệ
thống cơ sở lý luận phù hợp với đề tài thông qua những lý thuyết và công trình
nghiên cứu di trước Không chỉ vậy, phương pháp này còn giúp cho các tác giả có
thé so sánh sự giống và khác nhau trong các nguồn thông tin, quan điểm, luận điểm,kết quả nghiên cứu một cách đễ dàng và khách quan
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích tài liệu nhằm mục đích tổng quan
các tải liệu nghiên cứu, bài báo, tài liệu khoa học của các tác giả trong và ngoài
nước về quyền lực và cam kết trong mối quan hệ cặp đôi và các biến liên quan Qua
đó, từ khung lí luận xác lập khung nghiên cứu thực tiễn về mối liên hệ giữa quyềnlực và cam kết ở cặp đôi
Chúng tôi sử dụng trang Google Scholar và Google với những từ khóa dưới
đây dé tra cứu tài liệu:
* Về quyền lực:
- "power", "dating"; "power", "married"
- "relationship power", "farrell", "RPI"
_ "age gap", "power", "dating"; "age gap", "power"; "power", age", "dating";