DANH MỤC CHU VIET TATChữ viết tắt | Chữ viết đầy đủB2B Doanh nghiệp tới doanh nghiệp Business to Business B2C Doanh nghiệp tới người tiêu dùng Business To Consumer CNNIC Trung tâm Intern
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VĂN
Yan ShuangChun
XU HUONG PHAT TRIEN VÀ THÁCH THỨC CUA THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ XUYEN BIEN GIỚI GIỮA TRUNG QUOC - VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC
Hà Nội - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG DAI HOC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VĂN
Yan ShuangChun
XU HUONG PHÁT TRIEN VÀ THACH THỨC CUA THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TU XUYÊN BIEN GIỚI GIỮA TRUNG QUOC - VIỆT NAM
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành : Việt Nam học
Mã s6:8310630.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Thành Nam
Hà Nội - 2023
Trang 34 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 2 + s+2x+EE++E++EEeEEEEEEEErkerkrkkerkerrees 9
5 Phirong phap mghién Crue oo 9
6 Đóng góp mới của lUẬn VẶT: - - - s + 11211119311 91119 11 911 9 TH ng rưy 10
7 Kết cầu của luận văn: -c:-c2+t2E tt kg ri 10
CHUONG 1: NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE THƯƠNG MAI
DIEN TU XUYEN BIEN 19210) 0n -:d 11
1.1 Khái niệm về thương mai điện tử xuyên biên giới . 2- 2 5¿5c+cs+sc++ 111.1.1 Khái niệm về 7777/50/1728 ẼẺẼ1887®8eA®e I1
1.1.2 Khái niệm về thương mại điỆN CU ào TT HH HH gi rey 12
1.1.3 Khái niệm về thương mại điện tử xuyên biên giới -¿- 2 e©cecxccersrsree 131.2 Tình hình thương mại điện tử của toàn CẦU S0 tt T21 E2 21151111E7151E11 11x cEtke 131.3 Tình hình thương mại điện tử của Trung Quốc và Việt Nam - - s5: 17
1.3.1 Tình hình thương mại điện tử của Việt NAM ScĂẶSSSsSssisskseeeseree 17
1.3.2 Tình hình thương mại điện tử của Trung QỐC -z scsecs+ce+csrserseei 23
1.3.3 So sánh tình hình thương mại điện tử giữa Trung Quốc và Việt Nam 30
CHUONG 2: PHAN TÍCH SỰ PHAT TRIEN VÀ XU THE CUA THUONG MẠIĐIỆN TU XUYEN BIEN GIỚI TRUNG QUOC-VIET NAM - 38
2.1 Lich sử phát triển của thương mại điện tử xuyên biên giới giữa Trung Quốc
Trang 4-2.3 Phương thức thanh toán và vận chuyên hàng hóa - 2-2 ¿+5 s£x+cs+se+z 45
2.3.1 Phương thức thanh toán trurc tHYẾN: :- 2525 SteSE+E‡EEEE+EEEeEEeEkerkerssreee 45
2.3.2 Logistics và phân phi + ¿5£ +t‡EtềEk EEEEEEEEE21E1EE112112111111111111 1111k 47
CHƯƠNG 3: CẠNH TRANH VÀ HỢP TÁC TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
XUYEN BIEN 1629 0000221 49
3.1 Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và quốc gia -2 ¿c++©c++cx++zxvzzxees 49
3.2 Thuong mại điện tử xuyên biên giới dưới hợp tác và cạnh tranh 54
3.3 Sự hợp tác giữa các chủ thé thương mại điện tử xuyên biên giới - 61
CHƯƠNG 4: NHUNG THÁCH THỨC, CƠ HỘI VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIEN
CUA THUONG MẠI ĐIỆN TỬ XUYEN BIEN GIỚI GIỮA TRUNG QUOC VA
VIET NAM (1i 70
4.1 Thách thức của thương mại điện tử xuyên biên giới giữa Việt Nam va Trung Quéc70
4.2 Cơ hội trong thách thức của thương mại điện tử xuyên biên giới giưã Việt Nam và
"9/2277 764.3 Xu hướng phát triển của thương mại điện tử xuyên biên giới giữa Việt Nam và
Trung Quốc trong tương lai ¿- 2-5 5E2E£+EE+EE£EEEEEE2EE2E1E7171121127171.711211 1 E1 xe 81
KET LUAN 0 “415 88
TÀI LIEU THAM KHAO W000 ccccsccsssessssssssesssessssesssesssecsssesssesssessssesssesssesssvesssecasecsssess 90
Trang 5DANH MỤC CHU VIET TATChữ viết tắt | Chữ viết đầy đủ
B2B Doanh nghiệp tới doanh nghiệp
(Business to Business)
B2C Doanh nghiệp tới người tiêu dùng
(Business To Consumer)
CNNIC Trung tâm Internet Trung Quốc
(China Internet Network Information Center)GDP Tổng san phẩm quốc nội
(Gross Domestic Product)GMV Tổng Giá tri Hang hóa
(Gross Merchandise Volume)
NDT Nhân dân tệ
TMĐT Thương mại điện tử
TMĐTXBG | Thương mại điện tử xuyên biên giới
UNCTAD_ | Hội nghị của Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển
(United Nations Conference on trade and Development) XBG Xuyên biên giới
WTO Tổ chức thương mại thế giới
(World Trade Organization)OECD Tổ chức Hop tac và Phát triển Kinh tế
(Organization for Economic Cooperation and Development)WIPO Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới
(World Intellectual Property Organization)
Trang 6DANH MỤC BANGBang 1.1 Doanh số bán lẻ trực tuyến của một số quốc gia, châu lục năm 2018-2020 14Bang 1.2 Doanh số thương mại điện tử 10 quốc gia hàng đầu năm 2019 15
No table of contents entries found.
DANH MỤC CAC HÌNH
Hình 1.1 Bảng thống kê những thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất
Hình 1.2 Báo cáo thống kê tình hình phát triển của người dùng Internet tại Trung Quốc 23
Hình 3.1 Kinh ngạch TMĐTXBG B2C giai đoạn 2014-2020 - 5s «5s x++ 49
Hình 3.2 Tăng trưởng TMĐT và tổng doanh thu bán lẻ của Mỹ giai đoạn
2U 20020777 57
Hình 3.3 Nền tảng TMĐT đa ngành phổ biến nhất quý III/2021 - 5+: 63
Trang 7MỞ DAU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Kể từ khi nền kinh tế hàng hóa ra đời, thương mại tự do và tốc độ lưu thông
hàng hóa là động lực chủ yếu thúc đây năng suất phát triển, từ đó quyết định
phương thức sản xuất mới Chúng ta biết rằng 1.000 năm trước, Con đường Tơ lụa
Sa mạc nối Dé chế La Mã và Dé chế Trung Hoa không chỉ mang lại tơ lụa và vàngbạc làm giàu cho nhiều nước mà còn giúp truyền bá công nghệ và triết học Nhữngkhám phá địa lý trong thế kỷ 14 và 15 đã mang lại sự phát triển vượt bậc cho cáccường quốc hàng hải và là tiền đề quan trọng cho sự hình thành chủ nghĩa tư bản và
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
Ngày nay, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ Và trong xu hướng pháttriển đó, mạng Internet cũng có thé được nhìn nhận dưới cùng một góc độ với haiphát kiến trên, nhưng mang tính khác biệt về chất ở chỗ biên giới quốc gia bị vượtqua chỉ sau một cú nhấp chuột (mouse click) Vì vậy, tác động của Internet mangtính toàn cầu, trở thành một bộ phận của quá trình toàn cầu hóa, làm thay đổi sâusắc mọi mặt của xã hội loài người, từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội Nghiêncứu và dự báo nhằm tìm cách thích ứng với quá trình toàn cầu hóa, đặc biệt là tác
động của hệ thống thông tin toàn cầu đang trở thành yêu cầu cấp thiết đối với sự tồn
tại và phát triển của mọi quốc gia
Xét trên quan điểm lịch sử và biện chứng, về lâu dài, tác động, thách thức
và cơ hội mang tính quyết định nhất do Internet mang lại năm ở lĩnh vực kinh tế thương mai Internet đã cung cấp nền tang cho nền kinh tế trực tuyến, trong đómọi người, cũng như phương tiện sản xuất và hàng hóa, giao tiếp trực tiếp màkhông cần giấy tờ hay gặp mặt trực tiếp Điều này đã tạo thuận lợi hơn cho hoạt
-động kinh doanh và lưu thông hàng hóa trước tình hình dịch COVID-19 diễn
Trang 8biến phức tạp như hiện nay Dòng chảy và giao dịch thông tin, hàng hóa và dịch
vụ trong một không gian không biên giới hay thương mại điện tử giúp doanh
nghiệp giảm chi phí giao dịch, gia nhập thị trường, tạo điều kiện thúc day tiến bộcông nghệ, từ đó làm thay đổi co cấu kinh tế, giữa quốc gia này với quốc giakhác và nền kinh tế toàn cầu
Do đó, thương mại điện tử cũng được coi là động lực thúc đây tự do hóa thương
mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế Đặc biệt, Việt Nam và Trung Quốc gần gũi về mặt
địa lý và có lịch sử giao thương lâu đời Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của
thương mại điện tử và thương mại điện tử xuyên biên giới, mối quan hệ thương mại
giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng gần gũi hơn Tuy nhiên, bản chất không biên
giới này của thương mại điện tử đặt ra những yêu cầu điều chỉnh mới đối với khuônkhổ thương mại quốc tế hiện có (trong khuôn khổ WTO) và đối với các chính sáchkinh tế và thương mại chung của các quốc gia Những điều chỉnh này sẽ ảnh hưởngtrực tiếp đến sự phát triển của thương mại điện tử và viễn cảnh kinh tế quốc gia và toàncầu cũng như mối quan hệ giữa các quốc gia trong những năm tới
Vì vậy, em thực hiện đề tài “Xu hướng phát triển và thách thức của thươngmại điện tử xuyên biên giới giữa Trung Quốc-Việt Nam” dé làm rõ hơn về tìnhhình phát trién thương mại điện tử của Trung Quốc và Việt Nam, sự phát triển của
thương mại điện tử xuyên biên giới giữa hai nước và phân tích những khó khăn
thách thức cũng như xu hướng phát triển trong thời gian tới
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1 Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam có khá nhiều công trình nghiên cứu về thương mại điện tử xuyênbiên giới, cụ thể như sau:
Năm 2021, Phạm Đức Anh và Lê Thị Ngân có công trình nghiên cứu mang
Trang 9tên “Xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới trong bối cảnh đại dịch Covid-19:Thực tiễn quốc tế và khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam” Đây là công trìnhnghiên cứu khá chuyên sâu thể hiện được những lợi thế của thương mại quốc tế
trong bối cảnh đại dịch Covid-19, khi mà các công ty gặp khó khăn trong việc gặp
gỡ dé trao đổi mua bán hàng hoá va dịch vu Công trình nghiên cứu nay cũng dé ragiải pháp nhằm thúc đây thương mại điện tử xuyên biên giới phát trién hơn nữa
Năm 2014, Nhà xuất bản Kinh tế TP HCM có xuất bản quyền sách mang tên
“Câm nang thương mại điện tử” do Nguyễn Văn Hùng làm Chủ biên Đây là một
công trình nghiên cứu công phu có trình bày các hướng dẫn cho các doanh nghiên
và các cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại điện tử.
Về mặt lý luận, TS Trần Văn Hoè trường Đại học Kinh tế Quốc dân và cộng
sự có phát hành cuốn sách “Giáo trình thương mại điện tử căn bản” Đây là cuốn
sách mang có thé nói là rất có ý nghĩa đối với bat cứ ai nghiên cứu về van dé thương
mại điện tử.
Viện Kinh tế Việt Nam năm 2022 có công trình nghiên cứu khoa học cấpCục mang tên “Kinh nghiệm quản lý thương mại điện tử của Trung Quốc và bài họckinh nghiệm cho Việt Nam” do TS Hoàng Vũ Linh làm chủ nhiệm đề tài Công
trình này đã làm rõ được các chính sách thương mại xuyên biên giới của Trung
Quốc và đưa ra các hàm ý chính sách cho Việt Nam
Bên cạnh các công trình tiêu biểu trên thì ở Việt Nam cũng còn rất nhiều
công trình nghiên cứu khác có nội dung liên quan tới thương mại điện tử xuyên biên
giới Việt Nam - Trung Quốc (xem thêm mục Tài liệu tham khảo)
2.2 Các công trình nghiên cứu ở ngoài Việt Nam
Các tô chức quốc tế như WTO, OECD, UNTAC cũng có nhiều nghiên cứu
Trang 10các nội dung về thương mại điện tử xuyên biên giới, cụ thé như: Tổ chức UNCTAC
có công trình “Cross border B2C e-commerce market 2020: report highlights and
methodology sharing” (Công trình nay tạm dich là “Thi trường thương mai điện tử
B2C xuyên biên giới 2020: Báo cáo nổi bật và chia sẻ phương pháp”) Công trìnhnày đã làm nổi bật được thụ trường thương mại điện tử xuyên biên giới mà trong đóthể hiện nổi bật quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng
Yasmin Ismail năm 2020 cũng có công trình nghiên cứu mang tên
“E-commerce in the World Trade Organization: History and latest developments in
the negotiations under the Joint Statement” (dich là “Thương mại điện tử trong Tổchức Thương mại Thế giới: Lịch sử và những diễn biến mới nhất trong các cuộc
đàm phán theo Tuyên bố chung”) đây là công trình nghiên cứu của International
Institute for Sustainable Development and CUTS International Công trình này đã
làm rõ những vấn đề liên quan tới thương mại điện tử, các quy định về thương mạiđiện tử giữa các quốc gia thành viên của WTO, triển vọng của thương mại điện tử trong đó có Trung Quốc và Việt Nam
Các công trình nghiên cứu bên ngoài Việt Nam về thương mại điện tử xuyên
biên giới nhìn chung khá phong phú và đa dạng (xem thêm mục Tài liệu tham khảo).
2.3 Danh gia tình hình nghiên cứu và khoảng trông nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu hiện nay về thương mại điện tử xuyên biên giới
về cơ bản đã làm rõ được các vấn đề lý luận và thực tiễn về thương mại điện tử, làm
rõ được có hội, thách thức và triển vọng của thương mại điện tử xuyên biên giới nóichung và giữa Việt Nam - Trung Quốc nói riêng
Tuy các công trình nghiên cứ về thương mại điện tử xuyên biên giới đã đạtđược nhiều thành tự nhưng do sự phát triển của khoa học và công nghệ, do tình
trạng dịch bệnh Covid-19 cũng như bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi mà việc
Trang 11nghiên cứu về thương mại điện tử xuyên biên giới vẫn còn ý nghĩa cả về mặt khoa
học và thực tiễn.
3 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phát triển của thương mại điện tử đang diễn ra mạnh mẽ trên thế
giới, luận văn trình bày và làm rõ thực trạng của thương mại điện tử xuyên biên giới
Việt Nam — Trung Quốc Luận văn cũng đặt mục tiêu làm rõ xu hướng phát triển
của mối quan hệ kinh tế đặc thù này trong tương lai
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tương nghiên cứu của luận văn là thực trạng và xu hướng phát triển của
thương mại điện tử giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian qua
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu thực trạng mối quan hệ thương mại điện tửgiữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc
Về thời gian: Nghiên cứu thương mại điện tử xuyên biên giới Việt Nam
-Trung Quốc trong giai đoạn từ sau khung hoảng kinh tế thế giới 2008 tới nay nhưng
trọng tâm nhiều vào thời gian diễn ra đại dich Covid-19 năm 2019 tới nay
- Về nội dung: Nghiên cứu thực trang thương mại điển tử xuyên biên giưới giữaViệt Nam và Trung Quốc dé chỉ ra xu thé, cơ hội và thách thức trong lĩnh vực này
5 Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu luận văn sử dụng các phương pháp liên ngành và phương pháp nghiên cứu khu vực học làm hướng tiệp cận chính Bên cạnh
đó, các phương pháp như logic lịch sử, phân tích chính sách, tong hợp, so sánh đối
chiêu được sử dụng nhăm làm sáng tỏ vân đê nghiên cứu.
Trang 126 Đóng góp mới của luận văn:
Luận văn góp phần làm rõ các vấn đề lý luận về thương mại, thương mạiđiện tử, thương mại điện tử xuyên biên giới, đồng thời cung cấp thực tiễn khách
quan về thương mại điện tử, một loại hình thương mại dang phat triển rất nhanh
chóng trong thời gian gần đây Bên cạnh đó, luận văn cung cấp thông tin về mốiquan hệ kinh tế thông qua thương mại điện tử giữa Trung Quốc và Việt Nam
Luận văn chỉ ra những thách thức, cơ hội và xu hướng phát triển của thươngmại điện tử xuyên biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam
7 Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tai liệu tham khảo, luận văn được chia
làm 4 chương, cụ thê như sau:
- Chương 1 Những van đề lý luận và thực tiễn về thương mại điện tử xuyên biên
giới
- Chương 2 Phân tích sự phát triển và xu thế của thương mại điện tử xuyên biên
giới
- Chương 3 Cạnh tranh và hợp tác trong thương mại điện tử xuyên biên giới
- Chương 4 Những thách, cơ hội và xu hướng phát trién của thương mại điện tử
xuyên biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam
Do thời gian nghiên cứu và trình độ nghiên cứu của em còn hạn chế, hơn
nữa em lại là một học viên nước ngoài nên cách diễn đạt ngôn ngữ, đặc biệt là
các từ ngữ chuyên ngành khó chánh khỏi sai sót Vì thế, em rất mong nhận được
sự thông cảm và sự đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn dé luận văn được
hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm on!
10
Trang 13CHUONG 1: NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE THUONG
MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI
1.1 Khái niệm về thương mại điện tử xuyên biên giới1.1.1 Khái niệm về thương mại
Theo từ điền Cambridge Dictionary thì “Thương mại là hoạt động trao đổi
mua bán bat cứ thứ gì”
Còn theo từ dién Oxford English Dictionary thì “Thương mại là là hoạt động
trao đôi hàng hóa và dịch vụ giữa hai hoặc nhiều bên, thường đòi hỏi sự vận chuyển
từ nơi này đến nơi khác (giữa các thành phó, quốc gia hoặc giữa các vùng), đặc biệt
là trên quy mô lớn”
Theo Economictime thi “Thuong mại là sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ trên
quy mô lớn Bắt kỳ giao dịch nào sử dụng tiền dé mua hàng hóa hoặc dịch vụ đều là
một phần của Thương mại Thương mại là sự trao đôi hàng hóa và dịch vụ giữa các
doanh nghiệp Thương mai là việc trao đổi hàng hóa, dich vụ hoặc những thứ có giátrị khác giữa các công ty hoặc tổ chức Theo nghĩa rộng, các chính phủ cố gắngquản lý thương mai dé làm cho người dân của họ hạnh phúc và khỏe mạnh hon
bằng cách tạo ra việc làm và tạo ra hàng hóa và dịch vụ hữu ích”
Tóm lại, có thể hiểu: “Thương mại chính là quá trình trao đổi, mua bán, quản lý
hàng hoá và dịch vụ giữa các cá nhân, các tổ chức hay các quốc gia dưới bắt kỳ hình
thức nào nhằm mục đích đem lại lợi ích cho các cá nhân, các tổ chức hay các quốcgia” Trong khái niệm này, có thể hiểu: (1) Chủ thé của thương mại ở đây có thể là các
!_ https://dictionary.cambridge.org/dictionary/english/commerce
* Oxford English Dictionary (Online ed.) Oxford University Press https://www.oed.com
> https://economictimes.indiatimes.com/definition/commerce
11
Trang 14cá nhân, các tô chứ và cũng có thé là chính phủ của các quốc gia; (2) Hoạt động thươngmại ở đây có thé là hoạt động trao đôi, mua bán và hoạt động quản lý của nha nước đốivới quá trình trao đổi mua bán hàng hoá và dịch vụ (3)Về mặt không gian có thê là
trao đối mua bán ở bat kỳ nơi nào, có thể trao đổi mua bán trong phạm vi một quốc gia,
cũng có thé là trao đổi vượt qua biên giới một quốc gia
1.1.2 Khái niệm về thương mại điện tử
Theo trang thương mại điện tử Amazon thì “Thương mại điện tử
(Ecommerce/electronic commerce) là hoạt động mua bán hang hóa va dịch vụ trên
Internet, nơi những cửa hàng truyền thống bước vào từ phố xá nhộn nhịp của thếgiới that”
Tuy nhiên, theo cách hiểu của người Mỹ trong Question and Answer Book
thì “Thương mại điện tử hay còn gọi là e-commerce, e-comm hay EC, là sự mua
bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy
tính”
Theo Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO (World Trade Organization) thì
“Thương mại điện tử là việc sản xuất, phân phối, tiếp thị, bán hoặc cung cấp hàng
hóa và dịch vụ bằng phương tiện điện tử””
Theo OECD cho rằng “Thương mại điện tử là việc mua bán hàng hóa hoặcdịch vụ, được thực hiện qua mạng máy tính bang các phương pháp được thiết kế
đặc biệt cho mục đích nhận hoặc đặt hàng Hàng hóa hoặc dịch vụ được đặt hàng
* https://sell.amazon.vn/blog/danh-cho-nguoi-moi/thuong-mai-dien-tu-la-gi
> The E-commerce Question and Answer Book USA: American Management Association tr 5.
° Yasmin Ismail (2020), E-commerce in the World Trade Organization: History and latest
developments in the negotiations under the Joint Statement, International Institute for Sustainable
Development and CUTS International, Geneva,
https://www.iisd.org/system/files/publications/e-commerce-world-trade-organization-.pdf
12
Trang 15theo các phương thức đó, nhưng việc thanh toán và giao hàng hóa hoặc dịch vụ cuối
cùng không nhất thiết phải được thực hiện trực tuyến Một giao dịch thương mại
điện tử có thể diễn ra giữa các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, chính phủ và các
tổ chức công hoặc tư nhân khác” (OECD, 2011, trang 72).’
Tóm lại, có thê hiểu: “Thương mại điện tử (e-commerce) là hoạt động thương
mại mà trong đó các hoạt động giao dịch được thực hiện trực tuyến, thông qua mạng
internet” Trong khái niệm này thì các hoạt động giao dịch ở đây có thể hiểu là các
choạt động trao đổi thông tin, đàm phán thoả thuận về số lượng, giá cả, chất lượng
hàng hoá và dịch vụ cũng như các thông tin liên quan đến hàng hoá và dịch vụ Hoạtđộng giao dịch ở đây có thể bao gồm cả hoạt động thanh toán trực tuyến
1.1.3 Khái niệm về thương mại điện tử xuyên biên giới
Hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới có thể hiểu là các hoạt độngthương mại điện tử mà trong đó có sự dịch chuyên hàng hoá và dịch vụ từ quốc gianày sang quốc gia khác
1.2 Tình hình thương mại điện tử của toàn cầuDịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường khiến nhiều ngành, dịch vụ gặpkhó khăn do thực hiện giãn cách xã hội, hạn chế di chuyên Nhưng giữa khó khăn
đó, nó đã thay đổi hành vi của người tiêu dùng và thúc đây ngành thương mại điện
tử toàn cầu thêm gần 27 nghìn tỷ USD
Chính sách thắt chặt để phòng chống dịch Covid -19 như giãn cách xã hội,
cách ly y tế làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, gây khó khăn cho các hoạt độnglưu thông hàng hóa, chính vì vậy, nó đã làm tăng tỷ trọng bán lẻ trực tuyến trong tong
” Organisation for Economic Co-operation and Development (OECD) (2011), OECD guide to
measuring the information society 2011, OECD Publishing, Retrieved from _http://dx.doi.
org/10.1787/10.1787/9789264113541-e
13
Trang 16doanh thu bán lẻ từ 16% lên 19% vào năm 2020, theo ước tính trong một báo cáo của
UNCTAD được công bố vào ngày 3 tháng 5/2020
Theo báo cáo, doanh số bán lẻ trực tuyến tại Hàn Quốc đã tăng trưởng đáng
kể, với tỷ trọng cao nhất là 25,9% vào năm 2020, so với 20,8% của năm trước
(2019) Báo cáo cũng chỉ ra rằng doanh số thương mại điện tử toàn cầu đã tăng lên
26,7 nghìn tỷ USD vào năm 2019, tăng 4% so với năm 2018.
Những thống kê này bao gồm doanh số bán hàng giữa doanh nghiệp với
doanh nghiệp (B2B) và doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C), tương đương với
30% tông sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu trong năm Do đó, chúng ta có thé
thấy rõ hoạt động kinh doanh trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong
hoạt động kinh doanh thương mại ở các quốc gia trên thế giới
Bang 1.1 Doanh sô bán lẻ trực tuyên của một sô quôc gia, châu lục năm
Trang 17Nguồn : UNCTAD, dựa trên các nguồn thống kê của các quốc gia.
Theo báo cáo của UNCTAD, đại dịch COVID-19 cũng đã mang lại nhiều
thay đổi tích cực cho các công ty thương mại điện tử B2C hàng dau thé giới
Bat chấp sự sụt giảm GMV (tổng giá trị hàng hóa) của các công ty dich vụ,
tổng GMV của 13 công ty thương mại điện tử B2C hàng đầu đã tăng 20,5% vàonăm 2020, tăng so với năm 2019 (17,9%) Ấn tượng nhất là Shopify (tăng 95,6%)
và Walmart (tăng 72,4%).
Báo cáo ước tính răng giá trị của thương mại điện tử B2B toàn câu vào năm
2019 là 21,8 nghìn tỷ USD, chiếm 82% tổng giá trị của ngành thương mại điện tử,
bao gồm bán hàng đa nền tang, thị trường trực tuyến và giao dich EDI
Mỹ tiếp tục thong trị thi trường thương mai điện tử tổng thé, vượt qua NhậtBản và Trung Quốc (Bang 1.2)
Bang 1.2 Doanh số thương mại điện tử 10 quốc gia hang đầu năm 2019
STT Quốc gia Tổng doanh
số thương
mại điện tử (tỷ USD)
thương mại điện tử
B2B trong tong thương
mại điện tử (%)
Bán hàng
thương mại
điện tử B2C (tỷ USD)
15
Trang 18Nguồn : UNCTAD, dựa trên các nguồn thống kê của các quốc gia.
Doanh số thương mại điện tử B2C dự kiến sẽ đạt 4,9 nghìn tỷ USD vào năm
2019, tăng 11% so với năm 2018 Ba quốc gia có doanh số thương mại điện tử B2Ccao nhất vẫn là Trung Quốc, tiếp theo là Mỹ và Vương quốc Anh
Thương mại điện tử B2C xuyên biên giới đạt khoảng 440 tỷ USD vào năm
2019, tăng 9% so với năm 2018 Báo cáo của UNCTAD cũng cho thấy tỷ lệ người
mua sắm trực tuyến mua sim xuyên biên giới đã tăng từ 20% năm 2017 lên 25%
vào năm 2019.
16
Trang 19NHỮNG THỊ TRƯỜNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
PHÁT TRIỂN NHANH NHẤT TOÀN CẦU =
Doanh số thương mai điện tử của cả thé giới năm 2020
là 2.854,8 tỷ USD và dự báo tăng 47% lên 4.198,5 tỷ USD
Nguồn: Statista Digital Market Outlook ©
Vietnom News Agency
https:// infographics.vn
Nguồn: Statista Digital Market Outlook,
https://vtv.vn/kinh-te/nhung-thi-truong-thuong-mai-dien-tu-phat-trien-nhan h-nhat-toan-cau-20210929162423012.htm
Hình 1.1 Bang thống kê những thị trường thương mại điện tử phat triển
nhanh nhất toàn cầu1.3 Tình hình thương mại điện tử của Trung Quốc và Việt Nam
1.3.1 Tình hình thương mại điện tử của Việt Nam
Thương mại điện tử dang phát triển bùng nổ trên toàn cầu Năm 2018, số
người mua sắm qua các kênh thương mại điện tử trong ngành thương mại điện tử là
17
Trang 20khoảng 1,79 tỷ, theo ước tính của cơ quan quản lý, số người mua sắm qua các kênh
thương mại điện tử sẽ tăng lên khoảng 2,14 tỷ vào năm 2021 Doanh thu thương
mại điện tử toàn cầu sẽ đạt khoảng 4,06 tỷ USD Cùng xu hướng đó, theo công bố
của tập đoàn chuyên phát nhanh DHL, đến năm 2020, tổng thương mại điện tử
xuyên biên giới (CBE) sẽ đạt 900 tỷ USD, chiếm 22% tổng giao dịch thương mại,trong khi tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm sẽ vẫn ở mức 25% Đặc biệt, ViệtNam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển thương mại điện tử nhanhnhất thế giới với tốc độ tăng trưởng 35%/năm Tốc độ tăng trưởng thương mại điện
tử của Việt Nam gấp 2,5 lần Nhật Bản Doanh thu thương mại điện tử Việt Nam
đứng thứ 3 khu vực và dự kiến đạt 15 tỷ USD vào năm 2025
Với sự phát triển của nền kinh tế và mức sống ngày càng được nâng cao,
hành vi tiêu dùng của người Việt Nam ngày càng hiện đại, hướng đến chất lượng
cao hơn Người tiêu dùng Việt Nam tìm kiếm và mua hàng hóa trên thị trường quốc
tế, mong đợi các sản phẩm va dich vụ tốt hơn từ các nhà cung cấp nước ngoài TheoCục Thương mại điện tử và Kinh tế số, ước tính có khoảng 1,5 triệu đơn đặt hàngtrực tuyến được xử lý mỗi ngày và 186 USD (tương đương 4.3 triệu đồng) là số tiềntrung bình đối với người tiêu dùng Việt Nam Năm 2017, theo dự báo của công ty
phân tích dữ liệu GlobalData, đến năm 2023, thị trường thương mại điện tử Việt
Nam dự kiến đạt 17,3 tỷ USD, tăng mạnh so với trước đó và đạt 9,4 tỷ USD vào
Trang 21Năm 2015, xuất phát điểm khá thấp, khoảng 4 tỷ USD nhưng nhờ tốc độtăng trưởng bình quân cao trong 3 năm liên tiếp nên quy mô thị trường thương mạiđiện tử đạt khoảng 7,8 tỷ USD vào năm 2018 Nền kinh tế nền tảng, đặc biệt là nền
kinh tế chia sẻ, cũng đã xuất hiện khi thời gian yêu cầu Sự xuất hiện của Uber,
Grab, Go-Jek đã làm thay đổi cách thức vận hành của thị trường và hành vi củangười tiêu dùng Taxi truyền thống cũng đã phát triển các nền tảng và ứng dụng diđộng dé cạnh tranh với các đối thủ Ngoài ra, trong lĩnh vực fintech, có 48 công tyfintech tại Việt Nam cung cấp dịch vụ gửi tiền và thanh toán tiền điện tử (2017).Ngành quảng cáo trực tuyến đang phát triển nhanh chóng; doanh thu được dự báo sẽ
tăng gấp ba lần vào năm 2020 (lên 390 triệu USD) so với năm 2016 Năm 2014,
mạng xã hội đã vượt qua các công cụ tìm kiếm khác dé trở thành phương tiện quảng
cáo trực tuyến được doanh nghiệp Việt Nam sử dụng nhiều nhất Các dịch vụ OTT
(Over The Top) như Zalo, Skype, Viber đang dan thay thé các dịch vụ gọi điện,nhắn tin SMS truyền thống Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường
game trực tuyến lớn nhất Đông Nam A
Năm 2018, Việt Nam đứng thứ 25 trong tổng số 100 quốc gia về doanh thu
trò chơi điện tử (490 triệu USD so với 370 triệu USD năm 2017).
Theo Báo cáo e-Conomy SEA 2018 của Google và Temasek, tốc độ tăng
trưởng trung bình năm của giai đoạn 2015 — 2018 là 25% và thị trường đạt 33 tỉ
USD vào năm 2025 Nếu kết quả dự toán gần đúng, quy mô thị trường TMĐT Việt
Nam năm 2025 đứng thứ ba ở Đông Nam, sau Indonesia (100 tỉ USD) và Thái Lan
(43 tỉ USD).
Theo Báo cáo Chi số TMĐT năm 2019 của Hiệp hội Thương mại điện tử
Việt Nam (VECOM), nếu tốc độ tăng trưởng của năm 2019 và 2020 tiếp tục ở mức
30% thì tới năm 2020 quy mô TMĐT bán lẻ sẽ lên tới 13 tỉ USD, cao hơn so với
19
Trang 22mục tiêu nêu trong Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn
2016-2020 (đạt 10 tỉ USD vào năm 2020) [15] Trong khi đó, theo nhận định của
Tổng cục Thống kê, dự kiến doanh thu bán lẻ TMĐT đến năm 2020 còn khả quan
hơn, với khoảng 13-15 tỉ USD Trong khi đó, nghiên cứu của Google và Quỹ đầu tưTemasek công bố tháng 11/2018 khẳng định, đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng củangành TMĐT Việt Nam lên tới 43%, cao nhất trong các nước Đông Nam Á
Mặc dù gặp những ảnh hưởng tiêu cực trong năm 2020 do đại dịch
COVID-19, thương mại điện tử Việt Nam vẫn có những bước tăng tốc mạnh mẽ, trở
thành một trong những thị trường TMĐT tăng trưởng nhanh nhất trong khu vựcĐông Nam Á Theo Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam, năm 2020, tốc độtăng trưởng của TMĐT đạt mức 18%, quy mô đạt 11,8 tỷ USD và là nước duy nhất
ở Đông Nam Á có tăng trưởng TMĐT 2 con số Theo tính toán của các tập đoàn lớnthế giới như Google, Temasek và Bain&Company, nhiều khả năng quy mô của nềnkinh tế số Việt Nam sẽ vượt ngưỡng 52 tỷ USD và giữ vị trí thứ 3 trong khu vực
ASEAN vào năm 2025.
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, thị trường TMĐT càng trở nên sôi
động hơn và việc ứng dụng công nghệ số, xây dựng kênh phân phối mới đang trở
thành một phương án hữu hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua khó khăn
mang đến cơ hội mới từ nhu cầu mới phát sinh của thị trường Thói quen mua hàng
của người tiêu dùng Việt Nam tại thị trường nội địa cũng dần dịch chuyền từ mua
hàng truyền thống sang hình thức mua hàng online thông qua phương tiện điện tử.Kết quả điều tra, khảo sát của Cục Công Thương cho thấy, tính đến năm 2020, ViệtNam có 49,3 triệu người tham gia mua sắm trực tuyến (số liệu này năm 2016 mới
chỉ ghi nhận 32,7 triệu người).
Năm 2021, thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ
20
Trang 23khi đạt doanh số 13,7 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2020 Dịch Covid-19 đã khiến
thời gian giãn cách kéo đài nhưng cũng thúc đây nhu cầu mua sắm trực tuyến của
người tiêu dùng.
Việc thay đối thói quen tiêu dùng của người dân và doanh nghiệp, đã tạo
xung lực mới cho tăng trưởng kinh tế số và sớm đạt mục tiêu đạt doanh thu 50 tỷ
USD vào năm 2025.
Không chi các doanh nghiệp, mà năm 2021 tăng trưởng của các sàn thương
mại điện tử cũng tăng đột biến so với năm 2020
Theo dit liệu Google, chỉ trong nửa đầu năm 2021, cả nước có đến 74%
người dân sử dụng Internet hàng ngày cùng hơn 8 triệu người dùng thương mại điện
tử mới Còn theo báo cáo của Nielsen, có hơn 60% người tiêu dùng vẫn giữ thói
quen mua sắm trực tuyến trong bình thường mới, ngay cả khi các hoạt động bán
hàng truyền thống trở lại như cũ
Theo báo cáo của Tập đoàn Google và Temasek, quy mô, thị trường thương
mại điện tử Việt Nam năm 2021 tăng trưởng đến 53% so với 2020, lên 13 tỷ USD.Cũng theo báo cáo này, Việt Nam có đến 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới từkhi đại dịch bắt đầu (tính đến nửa đầu năm 2021), trong đó 55% đến từ các khu vực
không phải thành thị; 97% người tiêu dùng mới vẫn đang sử dụng dịch vụ và 99%
có ý định tiếp tục sử dụng trong tương lai Trong khi đó, 30% nhà bán hàng kỹ thuật
số tin rằng họ không thé vượt qua đại dịch nếu không có các nền tảng kỹ thuật sd
Thương mại điện tử sẽ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động thươngmại, tiếp tục bùng nỗ trong năm 2022 và tạo xung lực mới cho tăng trưởng kinh tế
Vì vậy, trong năm nay, cơ quan chức năng sẽ tiếp tục thúc đây các lĩnh vực
như hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử, nâng cao chất lượng hoạt động vận tải,
21
Trang 24giao nhận hàng hóa với mục tiêu đưa ngành thương mại điện tử sớm đạt mục tiêu
50 ty USD vào năm 2025.
Thương mại điện tử bùng no đi cùng với nhiều hệ lụy, xuất hiện nhiều đối
tượng, hành vi lợi dụng thương mại điện tử, kể cả các ứng dụng Zalo, Facebook dé
kinh doanh, buôn bán hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốcxuất xứ, xâm phạm sở hữu trí tuệ, thậm chí là các hàng cắm
Ngăn chặn tình trạng này, Cục Công Thương Việt Nam cho biết tới đây sẽtăng cường thanh kiểm tra, rà soát và phân loại danh sách các website ứng dụngthương mại điện tử, kinh doanh các nhóm hàng dé dé theo dõi, kip thời phát hiện,
xử lý nghiêm vi phạm.
Ngoài ra, Cục Công Thương Việt Nam cũng sẽ tiếp tục rà soát dé tham mưu
cho cấp có thầm quyền ban hành cơ chế, chính sách điều chỉnh với những cơ chế,
chính sách chưa phù hợp hoặc chưa đủ sức răn đe và sẽ tiếp tục điều chỉnh trong
thời gian tới.
Theo Cục Công Thương Việt Nam, Cục sẽ triển khai tổng kết thực tế thi hành
chính sách, pháp luật và cùng với các bộ, ngành học tập và chia sẻ kinh nghiệm với các
quốc gia phát triển về thương mại điện tử nhằm học hỏi kinh nghiệm trong quá trìnhhoạch định chính sách và tô chức thực thi chính sách liên quan
Cùng với đó, Cục Công Thương Việt Nam tiếp tục rà soát, phân loại danhsách các website ứng dụng thương mại điện tử, kinh doanh các nhóm hàng để dễ
theo dõi, kịp thời phát hiện, xử lý và cũng nâng cao trách nhiệm, ngay cơ quan quản
lý Nhà nước ở địa phương - Sở Công Thương các địa phương, đã được cấp địa chỉ
Mặt khác, Cục còn chú trọng tuyên truyền, phổ biến trước hết cho người dân,người tiêu dùng phải trở thành những người thông minh, có kiến thức cần thiết dé
22
Trang 25không bị lừa trong quá trình tham gia thương mại điện tử.
Được biết, trong năm 2022, Cục Công Thương Việt Nam sẽ ban hành các đề
án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử
1.3.2 Tình hình thương mại điện tử của Trung QuốcTheo "Báo cáo thống kê tình hình phát triển mạng kết nối Trung Quốc" lầnthứ 37 của Trung tâm Internet Trung Quốc (CNNIC), tính đến tháng 12 năm 2017,quy mô cư dân mạng Trung Quốc đã đạt 618 triệu người, tăng 53-58 triệu người sovới năm trước Ty lệ thâm nhập Internet là 45,8%, tăng 3,7 điểm phần trăm so với
đã tăng nhanh kể từ khi chỉ 9% vào năm 2009 và đã tăng lên hơn 45% vào năm
2017 Như vậy, chỉ trong 10 năm, sự thâm nhập của Internet ở Trung Quốc đã bao
23
Trang 26phủ gần một nửa dân số Số lượng người dùng Internet đang tăng lên và người dùng
Internet đang mở rộng sang những người có trình độ học vấn thấp hơn.
Ngày nay, các doanh nghiệp truyền thống của Trung Quốc đã phát triển
thương mại điện tử của riêng họ, mở rộng các kênh bán hàng hiện có, mở ra nhiều
sản phẩm trực tuyến hơn và cải thiện trải nghiệm mua sắm trực tuyến và ngoạituyến của khách hàng thông qua bán hàng đa kênh từ trực tuyến đến ngoại tuyến.Ngoài ra, các chương trình khuyến mãi mua sắm trực tuyến và các giải pháp tiếp thịkhác đã thúc đây người Trung Quốc mua sắm trực tuyến nhiều hơn và do đó, muasắm trực tuyến đã trở thành thói quen của người dùng Internet Trung Quốc
Thương mại điện tử là một trong những kênh quan trọng cho sự tăng trưởng
kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc và cũng giúp giảm nghèo ở các vùng nông thôn
của đất nước
Năm 2018, một nông dân ở Badagong, một thị trấn xa xôi ở tỉnh Hồ Nam,miễn trung Trung Quốc, đã thu hút 40.000 người theo dõi chỉ trong hơn một nămsau khi bán hàng trực tiếp thông qua nền tảng thương mại điện tử Taobao Sau đó,ông thường xuyên bán các vụ thu hoạch ngô và gạo theo mùa trực tuyến và thuđược lợi nhuận cao Vì vậy, dân làng Badagon tìm hiểu và bán sản phẩm của họ
thông qua phát sóng trực tiếp Nhờ những chương trình bán hàng trực tiếp này, thu
nhập của họ tăng nhanh, giúp họ thoát khỏi đói nghèo.
Ké từ đó, ở Trung Quốc, "làng Taobao" là những làng có ít nhất 100 hộ kinh
doanh trực tuyến trên Taobao, một trong những nền tảng thương mại điện tử lớn
nhất Trung Quéc, tao ra doanh thu từ 100 triệu nhân dân tệ trở lên 10 năm sau, mô
hình làng Taobao đã mang lại lợi nhuận khổng 16 cho khoảng một nửa dân số nôngthôn Trung Quốc, theo AliResearch Tính đến thang 8 năm 2019, có 4.310 làng
24
Trang 27Taobao ở 25 tỉnh của Trung Quốc.
Tại Trung Quốc, Taobao Village có tổng doanh thu một năm lên tới 700 tỷnhân dân tệ Chỉ trong bốn năm, tổng số cửa hàng trực tuyến của nông dân hoạt
động trên Taobao đã tăng gần 10 lần, từ 70.000 trong năm 2014 lên 660.000 vào
năm 2018 Năm 2019, 63 làng Taobao ở những khu vực nghèo nhất Trung Quốc đã
tạo ra khoảng 2 tỷ nhân dân tệ thông qua thương mại điện tử.
Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới và AliResearch cho thấy thu nhập hộ giađình trung bình ở các làng Taobao của Trung Quốc cao gấp ba lần thu nhập của các
hộ gia đình nông thôn trung bình và bằng với thu nhập của các hộ gia đình thành thị
Báo cáo cũng cho biết thương mại điện tử đã giúp giảm bất bình đăng thu nhập ở
nông thôn, tạo việc làm tốt hơn cho phụ nữ và thanh niên và tạo ra 6,8 triệu việc
làm cho người dân nông thôn mỗi năm.
Nền tảng thương mại điện tử của Trung Quốc nhanh chóng thâm nhập thịtrường Họ tuyên bố răng ngoài việc giúp giảm nghèo ở các vùng nông thôn, nềntảng thương mại điện tử của Trung Quốc cũng nhăm mục đích "đưa nông sản nôngthôn ra đường", giúp người tiêu dùng không phải mua sản phẩm tươi sống trực tiếp
thông qua trung gian như trước đây.
Sự tham gia nhanh chóng của các nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc
cũng phù hợp với sự tăng trưởng nhanh chóng của nhu cầu tiêu dùng nông sản trênkhắp Trung Quốc trong những năm gần đây Từ năm 2014 đến 2017, thương mạiđiện tử ở nông thôn Trung Quốc đã tăng gần gấp bảy lần, với doanh thu thương mại
điện tử tăng từ 180 tỷ nhân dân tệ lên 1,24 nghìn tỷ nhân dân tệ.
Theo Cục Thương mại Trung Quốc, doanh số bán hàng nông sản cho AlibabaeCommerce đạt 7,4 tỷ nhân dân tệ trong Lễ hội mua sắm Ngày độc thân của Alibaba
25
Trang 28được tổ chức vào tháng 11 năm 2019, tăng 64% so với năm 2018 Thương mại điện
tử của Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng ở các vùng nông thôn, bao gồm 832quận nghèo trên cả nước, tạo điều kiện cho các khu vực nghèo phát triển các mô
hình kinh doanh mới và giúp người dân có thu nhập cao hơn.
Doanh số bán lẻ trực tuyến ở nông thôn Trung Quốc đã tăng từ 180 tỷ nhândân tệ vào năm 2014 lên 1,7 nghìn tỷ nhân dân tệ vào năm 2019 Đặc biệt, tổngdoanh số bán lẻ trực tuyến nông sản năm 2019 đạt 397,5 tỷ NDT, tăng 27% so với
cùng kỳ năm ngoái, giúp hơn 3 triệu nông dân tăng thu nhập.
Trung Quốc đã phát triển nhiều chiến lược dé phát triển thương mại điện tử
trên toàn quốc, chăng hạn như kết nối các khu vực đô thị và nông thôn của đất nước,
giúp người tiêu dùng thành thị tiếp cận nhiều sản phâm nông nghiệp hon Đồng thời
đưa sản phẩm đô thị vào nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân
nông thôn Đến năm 2022, nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba dựkiến doanh số bán hàng nông sản trên nền tảng của mình sẽ vượt quá 400 tỷ nhân
dân tệ mỗi năm.
Alibaba không phải là nền tảng thương mại điện tử duy nhất tập trung vàothương mại điện tử ở nông thôn Trung Quốc Pinduoduo, nền tảng thương mại điện
tử lớn thứ ba của Trung Quốc, cũng đã đưa ra các sáng kiến giúp giảm nghèo ở
nông thôn, chăng hạn như Pinduoduo Farm Sử dung trí tuệ nhân tạo (AI) dé giúp
tong hợp nhu cầu đối với các sản phâm nông nghiệp và kết nối nông dân trực tiếp
với các thương gia và người tiêu dùng muốn mua chúng Trong khi đó, nhà bán lẻthương mại điện tử Kyung Dong (JD.com) cũng đã thúc day nông nghiệp, đưa racác sáng kiến như JD Farm, sử dụng các công nghệ như Internet of Things (IoT), AI
và blockchain dé cho phép các trang trại truy cập dữ liệu và tăng năng suất
26
Trang 29Chính quyền địa phương Trung Quốc cũng rất tích cực tham gia vào sự phát
triển của thương mại điện tử, kết nối nông thôn với các vùng khác nhau của TrungQuốc thông qua thương mại điện tử Họ đã hợp tác với những người có ảnh hưởng
(KOL) dé quảng bá các sản phẩm địa phương, chang hạn như chính quyền Vũ Hán
đã phát sóng trực tiếp một chương trình bán mì khô, tôm hùm, trà và cam sau khithành phố đóng cửa vào tháng 4 năm 2020 do COVID-19 Giúp mọi người bán sảnphẩm và cho phép người tiêu dùng mua sản phẩm chất lượng với giá cả hợp lý
Ở Trung Quốc, phát sóng trực tiếp là một công cụ quan trọng để nông dângiới thiệu sản phâm của họ với người tiêu dùng Theo "Báo cáo phát triển thị trường
tiêu ding Trung Quốc 2020" do Viện nghiên cứu Cục Thương mại công bó, trong
nửa đầu năm 2020, Trung Quốc đã có hơn 10 triệu chương trình thương mại điện tử
trực tiếp với hon 50 tỷ người xem và hon 20 triệu sản phẩm Xu hướng bán hang
trực tiếp này đã lan sang các khu vực nông thôn và phát triển nhanh chóng Nhờnhững hoạt động này, doanh thu từ mạng lưới nông sản Trung Quốc dat 288,41 tỷnhân dân tệ trong ba quý đầu năm 2020, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái
Hiện nay, Trung Quốc đang tích cực bán nông sản trực tuyến Chính phủ TrungQuốc đã phát triển nhiều chiến lược và biện pháp dé giúp phát trién thương mại điện tử
và hệ thông phân phối kết nối các tỉnh, thành phố và làng mạc trên cả nước
Không chỉ nông dân và người dân nông thôn quan tâm và tham gia vào sự
phát triển của thương mại điện tử, ngày nay, các hợp tác xã ở Trung Quốc cũng sử
dụng thương mại điện tử như một phương thức kinh doanh mang lại thu nhập cao.
Năm 2018, Trung Quốc có 1.571 công ty thương mại điện tử do Hợp tác xã cungứng (SMC) điều hành với tong doanh thu 299,8 triệu nhân dân tệ, tăng 28,5% so với
cùng kỳ năm ngoái.
27
Trang 30Sự phát triển của thương mại điện tử cũng đi kèm với sự phát triển của cáccông ty logistics (vận chuyền, đóng gói) và các nhà cung cấp dịch vụ kho bãi Công
ty thương mại điện tử của Co-op, China Co-op Electronics, một chi nhánh của Liên
đoàn Hợp tác xã Cung cấp và Tiếp thị Trung Quốc (ACFSMC), được thành lập vào
ngày 28 tháng 5 năm 2015 với tổng vốn đầu tư 6 tỷ nhân dân tệ, trung tâm mua sắmtrực tuyến China Co-op Electronics đã bắt đầu hoạt động vào ngày 26 tháng 9 năm
2015, đăng ký tại http://gxyj.com La một công cụ quan trọng dé hợp tác xã TrungQuốc thúc đây phát triển thương mại điện tử, hợp tác điện tử Trung Quốc luôn nhấn
mạnh "phục vụ ba lĩnh vực nông nghiệp”: nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
China Electronic Commerce Cooperation là một nền tảng thương mại điện tử
toàn diện nông thôn trên toàn quốc với các trung tâm hoạt động cấp tỉnh và được hỗ
trợ bởi một hệ thống ngoại tuyến rộng lớn trên khắp Trung Quốc kết hợp kinh
doanh với các dịch vụ tích hợp.
Các nguồn lực hợp tác điện tử của Trung Quốc bao gồm: 2.000 trung tâmthương mại điện tử cấp tỉnh, 16.000 hợp tác xã chuyên nghiệp, hơn 2.000 nhà sảnxuất nông nghiệp hàng đầu, hơn 300.000 đại lý dịch vụ nông thôn, hơn 37.000 sảnphẩm hợp tác xã chuyên nghiệp với chứng nhận hữu cơ/xanh, hơn 9.000 trung tâmphân phối hợp tác xã
Hệ thống chuỗi giá trị nông sản của Trung Quốc như sau: Hàng hóa bắt đầu
từ cơ sở sản xuất sẽ được đưa đến các trung tâm nông sản để lựa chọn, đóng gói,
lưu trữ, hậu cần, v.v Sau đó, nó được đưa đến nền tảng trực tuyến hợp tác điện tửTrung Quốc và từ đó được đưa đến các trung tâm điều hành thương mại cấp tỉnh,siêu thị, nhà hàng, chợ bán buôn và các cửa hàng trực tuyến khác dé bán cho ngườitiêu dùng Họ có hệ thống giám sát chất lượng nông sản cũng như hệ thống dịch vụ
28
Trang 31nông nghiệp như kiểm tra đất đai, bệnh viện cây trồng, chu trình đất đai, dịch vụ tàichính, v.v Các dịch vụ này giúp đảm bảo chat lượng sản phẩm nông nghiệp và tiệních để mua sản phẩm nông nghiệp nhanh hơn và thuận tiện hơn.
Hợp tác điện tử Trung Quốc kết nói hai hệ thống dữ liệu trực tuyến và ngoại
tuyến vào một hệ thống dữ liệu lớn duy nhất China Electronic Co-op đang tìm kiếmcác đối tác tin cậy dé thành lập một khu vực hợp tác quốc tế, nơi các sản phẩm chấtlượng và hàng thủ công mỹ nghệ đặc biệt của các thành viên hợp tác quốc tế sẽđược trưng bày và giao dịch trực tuyến
Những thành tựu mà hợp tác xã Trung Quốc đạt được trong những năm gần
đây bao gồm: doanh số bán hàng trực tuyến và ngoại tuyến đạt 20 tỷ NDT, hơn
6.100 người bán trực tuyến đã đăng ký, hơn 5,08 triệu người mua đã đăng ký va đầu
tư xây dựng 329 trung tâm hoạt động thương mại điện tử cấp tỉnh tại 28 tỉnh Xây
dựng 37 trung tâm hậu cần và hơn 30.000 điểm xuất khẩu dịch vụ làng
Fedex Express, một trong những công ty chuyển phát nhanh hang đầu thégiới, dự đoán doanh số thương mại điện tử ở Trung Quốc sẽ đạt 2 nghìn ty USD vào
năm 2025.
Thương mại điện tử của Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng khi dịch
COVID-19 bùng phát, với thị phần bán lẻ tăng từ 19,4% lên 24,6% trong thị trường
1,4 tỷ dân Dự báo năm nay còn quan trọng hơn.
Trong nỗ lực thúc day thương mại điện tử, Trung Quốc đang điều chỉnh sựđộc quyền của các gã không lồ thương mại điện tử như Alibaba và Tencent, tạo rasân chơi cho các doanh nghiệp nhỏ khác Bây giờ, đáng chú ý nhất là ByteDance,công ty mẹ của Tiktok và Douyin, đang chuyền sang thương mại điện tử
Thương mại điện tử ngày càng nhạy cảm với xu hướng do sô hóa nên kinh tê
29
Trang 32mang lại Người mua sắm có thê có được trải nghiệm mua sắm đa dạng theo nhiều
cách nhanh chóng và thuận tiện khác nhau, và họ có thể ngồi ở nhà và mua hau hết
mọi thứ, bao gồm cả bên ngoài Trung Quốc
Số lượng khách hàng mua sắm trực tuyến ở Trung Quốc có xu hướng tăng
mạnh trong giai đoạn 2013-2020, gần gấp đôi sau 8 năm (2013-2020) Cụ thé, tốc
độ tăng trưởng khách hàng mua săm cao trong năm 2017 và 2020, đặc biệt là vàonăm 2020, số lượng người mua sắm trực tuyến ở Trung Quốc đạt 112,58% Xuhướng tăng trưởng về số lượng người mua sắm trực tuyến mới ở Trung Quốc tiếp
tục khẳng định rằng thương mại điện tử, đặc biệt là thương mại điện tử xuyên biên
giới, đang dần thu hút sự chú ý của người tiêu dùng
Một trong những lợi thế giúp thương mại điện tử Trung Quốc phát triểnmạnh là chi phí vận chuyên ở Trung Quốc cực kỳ thấp do sự phát triển đồng bộ củalogistics Thời gian giao hàng của nhiều dịch vụ được tính theo giờ, nhờ nền tảnghợp tác với siêu thị, nhiều kho hàng được xây dựng khắp nơi nên thời gian giaohàng rất nhanh Thương mại điện tử xuyên biên giới hiện chiếm 10% tổng doanh sốthương mại điện tử của Trung Quốc
Thuong mại điện tử đã thay đôi đáng kể thói quen mua sắm và bán hàng của
Trung Quốc Giờ đây, các nền tảng thương mại điện tử này đang thâm nhập vào thị
trường thế giới với tiềm năng vốn lớn Đây sẽ là những đối thủ cạnh tranh đáng
gom đối với nhiều công ty lớn của Mỹ và người dùng sẽ có nhiều lựa chọn hơn khi
mua và bán trên nền tảng thương mại điện tử
1.3.3 So sánh tình hình thương mai điện tử giữa Trung Quốc và Việt Nam
+ Về mặt pháp lý:
Đề đảm bảo sự phát triển bền vững của thương mại điện tử, Trung Quốc đã
30
Trang 33ban hành luật và các quy định chặt chẽ như Luật Hợp đồng, Luật Chữ ký điện tử,
Luật Thương hiệu và Luật Bảo vệ Người tiêu dùng để giữ cho các hoạt động thươngmại điện tử đi vào nền nếp Kể từ ngày 26 tháng 1 năm 2014, Cục quản lý công
thương quốc gia, cơ quan quản lý công nghiệp quốc gia, cũng đã ban hành các biện
pháp quản lý giao dịch trực tuyến, cải thiện hơn nữa các hạn chế về lỗ hồng trong
luật thương mại điện tử trước đây và chuẩn hóa hành vi thị trường trực tuyến.
Ngoài ra, các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp thương mại điện tử Trung
Quốc tăng cường giáo dục đạo đức, nâng cao mức độ giám sát thị trường thươngmại điện tử, tăng cường giám sát hệ thống thông tin quản lý nền tảng thương mại
điện tử và hiện đại hóa công nghệ giám sát Cần thường xuyên giám sát hành vi
kinh doanh bán hàng trực tuyến dé phát hiện các hành vi vi phạm thương mại điện
tử, kịp thời ngăn chặn và xử lý các giao dịch Internet bất hợp pháp theo quy định
của pháp luật, thiết lập cơ chế quản trị lâu dài, loại bỏ tình trạng bán hàng vi phạmbản quyên trên Internet Trung Quốc cũng đã thiết lập các kênh bảo vệ quyền củangười tiêu dùng, xử lý kịp thời các khiếu nại của người tiêu dùng, điều tra các hành
vi chống lại quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, đồng thời thiết lập vàcải thiện tính toàn vẹn của môi trường thương mại điện tử dé phat trién Bén canh
đó, phan lớn người tiêu dùng Trung Quốc cũng được tuyên truyền, giáo duc nâng
cao ý thức tự bảo vệ mình, đồng thời phản ánh kịp thời đến cơ quan chức năng theo
quy định của pháp luật Trung Quốc dé bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của minh
Kế từ khi Chính phủ Việt Nam ban hành “Kế hoạch phát triển tổng théthương mại điện tử 2006-2010” vào ngày 15 tháng 9 năm 2005, hệ thống pháp luậttrong lĩnh vực thương mại điện tử của Việt Nam đã không ngừng được bé sung vàhoàn thiện bởi các ban, ngành Cho đến nay, Việt Nam đã xây dựng “Luật Thương
31
Trang 34mại điện tử”, “Luật Công nghệ thông tin” và nhiều luật khác nhằm tạo môi trườngpháp lý an toàn, bền vững cho hoạt động thương mại điện tử.
Năm 2012, Luật Chống Thư rác và Luật Chữ ký Điện tử được ban hànhnhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thong pháp luật về thương mại điện tử của Việt Nam.Tuy nhiên, hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam chưa thể đáp ứng nhu cầuphát triển thương mại điện tử về nhiều mặt Các văn bản pháp luật hiện hành chưaphản ánh đầy đủ thực tiễn kinh doanh trực tuyến Nhưng trên thực tế, thương mạiđiện tử không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động thương mại, mà còn ảnh hưởng đến cáchoạt động kinh tế khác cũng như chính trị, văn hóa của Việt Nam Vì vậy, Luật
Thương mại điện tử là công cụ mà các cơ quan hữu quan áp dụng khi giải quyết
tranh chấp trong hoạt động thương mại điện tử
Dé thương mại điện tử phát huy lợi thé và tạo cơ chế giải quyết tranh chấp thuậnlợi, các cơ quan nhà nước Việt Nam đã nghiên cứu, bổ sung các quy định về việc ghi
nhận giá trị pháp lý của chứng cứ điện tử; cách thức quản lý thương mại điện tử mạng
xã hội và di động trên nền tang; các chế tài thích hợp đối với các hành vi vi phạm; vàcông nhận tính hợp pháp của việc thu thập dữ liệu điện tử của các cơ quan có thâmquyền dé giải quyết các tranh chấp thương mại điện tử một cách kịp thời
+ Sự phát triển của thương mại điện tử:
Ngày nay, các doanh nghiệp truyền thống ở Trung Quốc đã phát triển các
kênh thương mại điện tử của riêng họ Các công ty Trung Quốc đang nhanh chóng
chuyên sang bán hàng đa kênh từ ngoại tuyến sang ngoại tuyến, mở rộng các kênhbán hàng hiện có, bán nhiều sản phẩm trực tuyến hơn và cải thiện trải nghiệm muasắm trực tuyến và ngoại tuyến của khách hàng Ngoài ra, các doanh nghiệp còn đưa
ra nhiều chương trình khuyến mãi và giải pháp tiếp thị khác khi mua sắm trực tuyến
32
Trang 35dé thúc đây người dân Trung Quốc mua sắm trực tuyến Do đó, mua sắm trực tuyến
đã trở thành thói quen của người dùng Internet Trung Quốc
Ké từ năm 2000, số lượng người dùng Internet ở Việt Nam đã tăng gần 100
lần Hơn một thập kỷ trước, Việt Nam có ít người dùng internet hơn hầu hết các
nước ở châu Á, nhưng mức sử dụng internet của Việt Nam hiện đã bắt kip các nước
như Trung Quốc, Thái Lan và Philippines Theo thống kê của Internet World, tínhđến tháng 6/2017, Việt Nam có 64 triệu người dùng Internet Đây là tín hiệu tốt choViệt Nam và xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục phát triển, thúc đây thương mại điện
tử tại Việt Nam.
Tuy nhiên, kiến thức của doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam vềthương mại điện tử còn yếu, người tiêu dùng Việt Nam chưa hình thành thói quen
mua sắm trực tuyến, quan trọng nhất là do tâm lý không an toàn Tính bảo mật của
các giao dịch trực tuyến tại Việt Nam chưa thê được đảm bảo và tính bảo mật củathương mại điện tử vẫn là yếu tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển của thương mạiđiện tử Một số người hoặc công ty lo lắng về vấn đề bảo mật và không muốn sửdụng thương mại điện tử, bảo mật đã trở thành trở ngại lớn nhất cho sự phát triểncủa thương mại điện tử tại Việt Nam Điều này đòi hỏi không chỉ việc ban hành các
luật và quy định mạnh mẽ của chính phủ, mà còn cần sự hợp tác và nỗ lực chung
của người mua và người bán Tương lai của thương mại điện tử tại Việt Nam đòi hỏi
sự hợp tác chung của tất cả người dùng Internet để tạo ra một môi trường an toàn và
thuận lợi cho sự phát trién của thương mại điện tử
+ Nguy cơ Trung Quốc thôn tính' thi trường thương mại điện tử Việt Nam
Theo báo cáo thị trường trực tuyến tại 6 quốc gia bao gồm Thái Lan,
Singapore, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam, Google và Temasek
33
Trang 36Holdings của Singapore dự đoán rằng doanh thu thương mại điện tử ở Đông Nam Á
sẽ đạt 240 ty USD vào năm 2025 Báo cáo cũng chỉ ra răng Đông Nam A sẽ trở
thành một trong những khu vực Internet phát triển nhanh nhất thế giới Do đó, các
nhà đầu tư nước ngoài đang đầu tư mạnh để giành thị phần thương mại điện tử ở
Đông Nam Á Thị trường thương mại điện tử Việt Nam cũng đang phát triển trongbối cảnh chung của nền kinh tế Internet Đông Nam Á
Do đó, mặc dù trong năm 2019, thị trường thương mại điện tử Việt Nam bị
chia cắt bởi những tên tuổi lớn như Robins.vn (tiền thân là Zalora), Adayroi.vn vàLotte.vn nhưng hoạt động thương mại điện tử vẫn rất sôi động Trong ba năm qua,
Việt Nam đã tiếp tục đầu tư nhiều hơn nữa như Shopee, Tiki, Lazada và Sendo
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đứng sau những giao dịch và chi phối thị trườngthương mại điện tử Việt Nam này là “gã không lồ” Trung Quốc
Với những dự báo và tiềm năng phát triển rất lớn, thị trường thương mạiđiện tử Việt Nam đang bước vào cuộc cạnh tranh khốc liệt nhất thế giới Đây làcuộc cạnh tranh về quảng cáo, marketing thông qua cạnh tranh “đốt tiền” vôcùng tốn kém nhằm quảng bá, thu hút khách hàng và giành thị phần thương mại
điện tử Việt Nam.
Theo thống kê của các chuyên gia kinh tế, đến nay, số lỗ lũy kế của hầu hết
các doanh nghiệp thương mại điện tử lớn tại Việt Nam đã vượt ngưỡng 10 nghìn tỷ
đồng Trong điều kiện hiện nay, nếu nhà đầu tư không đủ tiềm lực tài chính sẽ khócạnh tranh dé tồn tại Vì vậy, việc một số sản thương mại điện tử tên tuổi nhưRobins.vn (tiền thân là Zalora), Adayroi.vn, Lotte.vn rút lui cũng là điều tất yếu
trong năm qua.
Tuy nhiên, bên cạnh những thương hiệu đã ngừng hoạt động, vẫn còn những
34
Trang 37nền tảng thương mại lớn, tiềm năng và uy tín tại Việt Nam và khu vực như Shopee,
Lazada Tuy nhiên, 3/4 nền tảng thương mại điện tử hàng đầu của Việt Nam đang được
hậu thuẫn bởi những gã khổng 16 Trung Quốc như Alibaba, JD.com va Tencent Điềunày khiến dư luận lo ngại thị trường thương mại điện tử Việt Nam có thé bị “đại gia”Trung Quốc lũng đoạn, một khi bị nhà đầu tư Trung Quốc chiếm lĩnh, thị trường
thương mại điện tử Việt Nam sẽ trở thành sân chơi của các doanh nghiệp hàng
Trung Quốc
Tại Việt Nam, ngoài các san thương mại điện tử do nhà đầu tư Trung Quốcnắm giữ, các sàn thương mại điện tử uy tín của Mỹ như Amazon cũng có thể xuất
hiện Sự tham gia của các nhà đầu tư lớn và uy tín như vậy đã làm cho không gian
thương mại điện tử trở nên cạnh tranh hơn Nhưng sự cạnh tranh này sẽ có tác động
tích cực và giup người tiêu dùng được hưởng lợi.
Nhưng ở góc độ kinh tế, nếu có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia, lợinhuận của những nhà đầu tư này cũng sẽ được chuyền sang đất nước qua nhiều hìnhthức khác nhau mà nền kinh tế Việt Nam không chắc chăn sẽ hưởng lợi
Từ quan điểm cạnh tranh, vốn yếu kém, thiếu kinh nghiệm và các yếu tốkhác, nó là khó khăn để cạnh tranh với nước ngoài của các doanh nghiệp thươngmại điện trong nước sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn, do đó, nếu bạn khôngmuốn bỏ lỡ cơ hội phát triển và giành lại thị trường trong nước, các doanh nghiệp
trong nước phải bắt tay nhau, liên kết, hợp tác
Dự kiến Tiki và 2 trong 4 nên tảng thương mại điện tử lớn của Việt Nam sẽthảo luận về việc hợp nhất, đó là một xu hướng chắc chắn Nếu các doanh nghiệptrong cùng một lĩnh vực có một vị trí chiến lược thống nhất và các quy tắc hoạt
động chung, có khả năng hợp tác với các doanh nghiệp thương mại điện tử nước
35
Trang 38ngoài cùng tồn tại và cạnh tranh công bang Tat nhiên, nó còn phụ thuộc vào tam
nhìn và chiến lược phát triển của mỗi doanh nghiệp và các nhà lãnh đạo của mỗi
doanh nghiệp.
Về mặt giáo dục, chiến lược giáo dục cũng cần cải thiện cách người Việt sử
dụng hàng hóa của Việt Nam, đặc biệt là hàng hoá chất lượng cao Kiến nghị nào bỏ
qua hình thức, yêu cầu hàng hóa viện trợ, nhưng chất lượng hàng hóa không tốt, dẫnđến mắt đi người tiêu dùng tin tưởng
Vì vậy, hàng hóa chất lượng thực sự, các doanh nghiệp thương mại điện tử
Việt Nam cần phải có chính quyền, các doanh nghiệp, các hiệp hội Dé cạnh tranh
với các doanh nghiệp Doanh nghiệp nước ngoài có quy mô và tổ chức tốt hon
doanh nghiệp trong nước.
Trong bối cảnh Trung Quốc đang phải đối diện với nhiều dịch bệnh, sản xuấthàng hóa nguyên liệu khan hiếm, giá cả bị day lên cao, hàng hóa Trung Quốc đặcbiệt muốn tiêu thụ và mở rộng tại thị trường Việt Nam và các nước khác Thị trườngquốc tế nói chung phải đối mặt với rất nhiều khó khăn Trong khi đó, nền tảngthương mại điện tử lớn muốn có một vị trí tại Việt Nam phải được hướng đến pháttriển các nguồn cung cấp trong nước, điều đó có nghĩa là họ phải chủ động mua các
nguồn cung cấp tại Việt Nam để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Nếu các doanh
nghiệp Việt Nam biết làm thé nao dé tận dụng cơ hội nay dé sản xuất các sản pham
chất lượng với nguồn gốc rõ ràng, họ có thé thay đổi thái độ và quan điểm của
"khách hàng" về hàng Việt Nam Vì vậy, một tỷ lệ phần trăm của người Việt đối vớisản phâm hàng hóa Việt Nam và Việt Nam ủng hộ các doanh nghiệp sẽ tăng lên
Đây là cơ hội để chuyển đổi sang thương mại điện tử trong nước Cácdoanh nghiệp cần kiểm tra uy tín để chất lượng và xây dựng thương hiệu, dần
36
Trang 39dần có được lòng tin của người tiêu dùng Chế tạo ra sản pham có chất lượng tốt
được người tiêu dùng yêu thích, doanh nghiệp trong nước và thị trường hàng hóa
sẽ giành lại thị phần
37
Trang 40CHUONG 2: PHAN TÍCH SỰ PHÁT TRIEN VÀ XU THE CUA THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TU XUYÊN BIEN GIỚI TRUNG QUOC-VIET NAM
2.1 Lịch sử phát triển của thương mại điện tử xuyên biên giới giữa Trung
Quốc - Viêt Nam
TMDTXBG được phát triển dựa trên nền tảng thương mại điện tử và thươngmại quốc tế truyền thống Nó đang trở thành xu hướng ở các nước có nền tảngthương mại điện tử phát triển như Mỹ, Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Nhật Bản,Hàn Quốc, và đang ngày càng lan rộng đến các nước dang phát triển ở Đông Nam
Á như Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, vân vân
TMDTXBG từ lâu đã là một mô hình kinh doanh phô biến ở nhiều quốc gia
Trong 10 năm qua, việc áp dụng và phát triển tốc độ thương mại điện tử ở Trung
Quốc đã tăng lên rất nhanh Theo số liệu thống kê của Cục Tiếp thị châu Âu và Mỹthuộc Cục Công nghiệp và Thương mại, năm 2020, doanh SỐ thương mại điện tử tại
16 quốc gia lớn ở châu Âu đạt 146 tỷ euro, chiếm khoảng 25, 5% tổng doanh sốthương mại điện tử ở châu Âu Khu vực Theo dữ liệu được công bố bởi Trung
Quốc, tổng khối lượng nhập khẩu và xuất khẩu của Trung Quốc vào năm 2020 là 1,
69 nghìn tỷ nhân dân tệ, tăng 31, 1% Tổng khối lượng giao dịch xuất khẩu thươngmại điện tử của Trung Quốc tăng hơn 40% lên 1, 12 nghìn tỷ nhân dân tệ Về mặthàng nhập khẩu, Trung Quốc nhập khâu 570 tỷ nhân dân tệ từ các thị trường nước
ngoài thông qua thương mại điện tử, tăng 16, 5%.
So với trung bình toàn cầu, tỷ trọng trung bình của thương mại điện tử trongkhu vực này tiếp tục tăng từng năm, đạt trung bình 41, 3% mỗi năm, với tốc độ tăngtrưởng trung bình 37, 7% mỗi năm, cao hơn trung bình toàn cầu (27, 4% mỗi năm
38