1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Những thuận lợi và thách thức của quản lý nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số, xét từ thực tiễn quản lý thương mại điện tử hiện nay

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

1

KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BỘ MÔN LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH -0-0 -

Họ và tên: Nguyễn Ngọc Hân Mã sinh viên: 20064025

Trang 2

2.2 Những thuận lợi của quản lí nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số 6

2.3 Những thách thức của quản lí nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số 7

3 Một số giải pháp giải quyết những thách thức của quản lí nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số 9

KẾT LUẬN 10

Tài liệu tham khảo……… 11

Trang 3

3

MỞ ĐẦU

Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, các phương thức hoạt động kinh tế của các quốc gia trên thế giới cũng theo đó mà đều có sự thay đổi mạnh mẽ, Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ Các trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp bắt đầu dựa trên ứng dụng công nghệ số Để thích ứng với những thay đổi của nền kinh tế, đặc biệt là trong thương mại điện tử, Nhà nước cũng phải đổi mới mô hình và cách thức áp dụng công nghệ số trong quản lý kinh tế hiện nay

Chính vì vậy, em chọn đề tài này nghiên cứu để hiểu sâu hơn, kĩ hơn về những thuận lợi và thách thức của quản lí nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số Từ đó tìm ra những giải pháp để giải quyết những vấn đề còn tồn tại

Trong quá trình làm bài không thể tránh khỏi sai sót, em hi vọng quý thầy cô thông cảm và cũng mong rằng sẽ nhận được sự góp ý để bài làm thêm hoàn thiện

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

4

kinh doanh, thương mại, dân sự Do đó, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về Thương mại điện tử trở nên cần thiết và cấp bách Pháp luật về thương mại điện tử được xem là công cụ pháp lý bảo vệ, định hướng chủ thể kinh doanh, tạo ra môi trường kinh doanh thông qua Thương mại điện tử an toàn Trên cơ sở quy định của pháp luật các chủ thể xác định được các quyền và nghĩa vụ của mình, đồng thời lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp nhất với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của mình khi có tranh chấp xảy ra

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay, chúng ta đã xây dựng được một loạt các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử Năm 2005, Quốc hội thông qua ba luật có tính chất đặt nền tảng pháp lý cho

Thương mại điện tử, đó là Luật thương mại, Bộ luật Dân sự và Luật giao dịch điện tử Ngoài những văn bản trên, hoạt động Thương mại điện tử, các hoạt động liên quan đến Thương mại điện tử nói chung và việc giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực Thương mại điện tử còn chịu sự điều chỉnh của một số luật khác.1

2 Những thuận lợi và thách thức của quản lí nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số

2.1 Nền kinh tế số

Kinh tế số là “một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số”, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet Kinh tế số hiện diện trên tất cả các lĩnh vực và nền kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải, logistic, tài chính ngân hàng, )

Trang 5

5 mà công nghệ số được áp dụng

Về bản chất, đây là các mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của nền kinh tế dựa trên ứng dụng công nghệ số Lĩnh vực công nghệ kỹ thuật số phát triển đã mở đường cho sự đổi mới và phát triển trên toàn cầu Việc áp dụng những tiến bộ công nghệ trong nhiều năm qua đã tác động vào các ngành kinh doanh cũng như mọi khía cạnh của cuộc sống Công nghệ số thúc đẩy nhiều ngành kinh doanh cải tiến mô hình phát triển, tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới và xóa mờ đường biên giới địa lý

Những biểu hiện của công nghệ số xuất hiện ở mọi lúc, mọi nơi trong đời sống xã hội, như các trang thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến hay các ứng dụng về ăn uống, vận chuyển, giao nhận, cũng tích hợp công nghệ số để đáp ứng nhu cầu thuận tiện cho khách hàng Nhưng ở tầm vĩ mô hơn, kinh tế số cũng có những đóng góp không nhỏ trong sự hội nhập của các doanh nghiệp Việt Nam vào chuỗi công nghệ toàn cầu

Đặc trưng của kinh tế số là có thể được tập hợp trong 3 quá trình xử lý chính đan xen với nhau, bao gồm: xử lý vật liệu; xử lý năng lượng; xử lý thông tin Trong đó, xử lý thông tin đóng vai trò quan trọng nhất, và cũng là lĩnh vực dễ số hóa nhất.2

Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 trên toàn cầu thì đó chính là những đóng góp của kinh tế số hóa đối với các doanh nghiệp Việt để từng bước tham gia vào chuỗi công nghệ toàn cầu Việt Nam cũng phải hòa nhịp cùng guồng quay kỹ thuật số của thế giới Nền kinh tế số Việt Nam đang được đánh giá có sự

2Quản lý nhà nước trong nền kinh tế số, so-41241.html, truy cập ngày 06/07/2021.

Trang 6

https://www.moha.gov.vn/danh-muc/quan-ly-nha-nuoc-trong-nen-kinh-te-6

phát triển nhanh chóng, mang lại những đóng góp quan trọng cho kinh tế của đất nước Do đại dịch COVID – 19 kéo dài, các nước đang phát triển như Việt Nam hiện ở mức 2.0 - 3.0 thường mất rất nhiều thời gian để bắt kịp cách mạng 4.0 lại sớm có cơ hội tốt để thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế số phát triển nhanh hơn tạo lập cách sống mới, văn hoá mới trong xây dựng phát triển đô thị Cách mạng 4.0 cho Việt Nam phương tiện, công cụ “ đi tắt đón đầu” đúng hướng cùng thế giới tiến bộ Vấn đề còn lại là con người, thể chế và niềm tin khát vọng đổi mới, sáng tạo của chúng ta

2.2 Những thuận lợi của quản lí nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số

Việt Nam có mạng lưới hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin và internet phát triển nhanh chóng, bao phủ rộng khắp và hiện đại; mật độ người dùng cao, hiện có khoảng 72% dân số đang sử dụng điện thoại thông minh, 68% số người Việt Nam xem video và nghe nhạc mỗi ngày trên thiết bị di động, có 70% số thuê bao di động đang sử dụng 3G hoặc 4G 3

Ngành viễn thông công nghệ thông tin đã tạo ra hạ tầng viễn thông 3G, 4G phủ 95% cả nước, sắp tới sẽ triển khai 5G, đây là một nền tảng quan trọng của nền kinh tế số ở Việt Nam

Việt Nam có dân số trẻ, nhanh nhạy trong nắm bắt công nghệ, nằm trong tốp đầu các quốc gia có tốc độ tăng trưởng về số người dùng Internet, điện thoại thông minh, và sử dụng mạng xã hội Chuyển đổi số, trong khi chưa cần đến một chiến lược ở cấp quốc gia và hành động của Chính phủ, thì thực chất khu vực tư nhân và người dân đã đi trước một bước

3Một số khó khăn, thách thức trong phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam,

nen-kinh-te-so-o-viet-nam.html, truy cập ngày 07/07/2021.

Trang 7

http://www.lyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc-tien/item/3100-mot-so-kho-khan-thach-thuc-trong-phat-trien-7

Nhưng bên cạnh khía cạnh tích cực đó, ở cấp độ quốc gia, những vấn đề kinh tế - xã hội lớn của tiến trình số hóa đời sống đang ngày càng trở nên rõ hơn, vượt ra khỏi khả năng giải quyết của khu vực tư và cần đến bàn tay hành động của nhà nước Và thực chất, không riêng gì Việt Nam, những vấn đề này cũng đã xuất hiện ở các quốc gia khác và trở thành bài toán chính sách chung ở cấp độ toàn cầu

Để không bỏ lỡ cơ hội này, trước hết, Chính phủ phải tự đổi mới, chuyển đổi để trở thành một Chính phủ của thời đại 4.0, có đủ năng lực quản trị phát triển quốc gia trong thời đại số Đồng thời, các cấp, các ngành và toàn xã hội cần có những thay đổi từ nhận thức đến hành động để phát huy được những thuận lợi do việc ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số mang lại và đáp ứng được những thách thức của thời đại kinh tế số Với quyết tâm chính trị, thống nhất quan điểm “hành động nhanh, kết quả lớn, làm đâu chắc đấy”, “nghĩ lớn, nghĩ tổng thể nhưng bắt đầu từ những việc nhỏ nhất nhưng có hiệu quả lớn”, Chính phủ đã giao Văn phòng Chính phủ chủ trì soạn thảo Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025, xác định rõ mục tiêu, vai trò, trách nhiệm, lộ trình cụ thể và thiết lập hệ thống chỉ số giám sát hiệu quả thực thi, tránh tình trạng làm hình thức mà không bảo đảm yêu cầu.4

2.3 Những thách thức của quản lí nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số

Bảo vệ quyền riêng tư trên môi trường Internet của người dân Việc thông tin, dữ liệu cá nhân đang được các doanh nghiệp quản lý phải được bảo đảm an ninh, an toàn theo quy định của pháp luật

4Quản lý nhà nước trong nền kinh tế số, so-41241.html, truy cập ngày 07/07/2021.

Trang 8

Hệ thống xử lý tranh chấp cho các hoạt động kinh doanh, thương mại, dân sự trên môi trường số Hệ thống tư pháp vốn là điểm yếu cố hữu của Việt Nam và càng là vấn đề khi bước vào kỷ nguyên số Bởi tốc độ và mức độ ảnh hưởng của tranh chấp nếu trong đời thực là 1 thì trên môi trường số sẽ lũy thừa lên n lần Không có một hệ thống tư pháp tốt để giải quyết tranh chấp, để bảo vệ công dân số thì coi chừng doanh nghiệp sẽ di cư sang một quốc gia có hệ thống tư pháp tốt hơn Doanh nghiệp số thì biên giới tài phán cứng không còn ý nghĩa và đây không phải là cảnh báo suông, việc startup Việt chuộng sang Singapo đăng ký doanh nghiệp là minh chứng sống động

Nền tảng kỹ thuật chia sẻ dữ liệu triển khai chậm, đặc biệt cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; dịch vụ công trực tuyến thiết kế rời rạc, chưa lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, dẫn đến số lượng hồ sơ trực tuyến rất thấp, thậm chí một số dịch vụ không phát sinh hồ sơ Dịch vụ lẫn lộn giữa giấy tờ và trực tuyến, gây phiền hà cho người dân và công chức thực hiện

Nguồn nhân lực công nghệ thông tin mỏng và có xu hướng dịch chuyển sang khu vực tư Bảo mật thấp, có tình trạng cát cứ thông tin, dữ liệu, không sẵn sàng

Trang 9

9

chia sẻ, liên thông dữ liệu Chưa có quy định rõ trách nhiệm giải trình của người đứng đầu của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương đối với những vấn đề trong quản lý kinh tế số về cơ chế, trách nhiệm quản lý.5

Môi trường thể chế và pháp lý cho phát triển kinh tế số ở nước ta còn yếu, chưa chặt chẽ, đồng bộ, minh bạch và mang tính kiến tạo Sự chuyển đổi nhanh của các mô hình kinh doanh trong nền kinh tế số đã dẫn tới một số quy định pháp luật không theo kịp Do sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ, kinh tế số cùng các phương thức kinh doanh và các ý tưởng sáng tạo mới làm cho các cơ quan quản lý nhà nước tỏ ra khá lúng túng trong quản lý các hoạt động kinh tế số.6

3 Một số giải pháp giải quyết những thách thức của quản lí nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số

Đẩy nhanh việc xây dựng, hoàn thiện thể chế tạo cơ sở pháp lý cơ bản, toàn diện cho việc triển khai, xây dựng phát triển Chính phủ điện tử

Hoàn thành các cơ sở dữ liệu quốc gia mang tính chất nền tảng

Thiết lập các hệ thống ứng dụng phục vụ người dân, doanh nghiệp và phục vụ quản lý điều hành của Chính phủ

Rà soát, sắp xếp lại và huy động mọi nguồn lực cả về con người và tài chính Chính phủ cần tập trung đầu tư cho việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số nền tảng

5Quản lý nhà nước về phát triển kinh tế số ở Việt Nam trong những năm tới,

toi.html?fbclid=IwAR0Ir8Snd1cuLhJMbxFOraGwok7pEP0luPVa9KBYVaRsYSMl4MrYJSrIp7w, truy cập ngày 08/07/2021.

https://tcnn.vn/news/detail/48067/Quan-ly-nha-nuoc-ve-phat-trien-kinh-te-so-o-Viet-Nam-trong-nhung-nam-6Một số khó khăn, thách thức trong phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam,

nen-kinh-te-so-o-viet-nam.html, truy cập ngày 08/07/2021.

Trang 10

KẾT LUẬN

Sau quá trình phân tích và tổng hợp, bài tiểu luận đã giúp tìm hiểu sâu hơn, rõ ràng hơn về những thuận lợi và thách thức của quản lí nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số Việt Nam có mạng lưới hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin và internet phát triển nhanh chóng, bao phủ rộng khắp và hiện đại; Việt Nam có dân số trẻ, nhanh nhạy trong nắm bắt công nghệ, nằm trong tốp đầu các quốc gia có tốc độ tăng trưởng về số người dùng Internet Nhưng bên cạnh những thuận lợi ấy, nhà nước cũng gặp phải nhiều thách thức như: bảo vệ quyền riêng tư trên môi trường Internet của người dân; Vấn đề tin giả, các phát ngôn cực đoan trên mạng xã hội; nền tảng kỹ thuật chia sẻ dữ liệu triển khai chậm, đặc biệt cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; dịch vụ công trực tuyến thiết kế rời rạc; môi trường thể chế và pháp lý cho phát triển kinh tế số ở nước ta còn yếu, chưa chặt chẽ, đồng bộ, minh bạch và mang tính kiến tạo…

Từ việc phân tích rút ra được những giải pháp để giải quyết những vấn đề còn tồn tại giúp cho việc quản lí nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số trở nên dễ dàng, thuận lợi và mang lại nhiều kết quả tốt hơn

7Quản lý nhà nước về phát triển kinh tế số ở Việt Nam trong những năm tới,

toi.html?fbclid=IwAR0Ir8Snd1cuLhJMbxFOraGwok7pEP0luPVa9KBYVaRsYSMl4MrYJSrIp7w, truy cập ngày 09/07/2021.

Trang 11

https://tcnn.vn/news/detail/48067/Quan-ly-nha-nuoc-ve-phat-trien-kinh-te-so-o-Viet-Nam-trong-nhung-nam-11

Tài liệu tham khảo:

- Thực trạng pháp luật Việt Nam về thương mại điện tử,

https://www.moha.gov.vn/danh-muc/quan-ly-nha-nuoc-trong-nen-kinh-te-so-41241.html, truy cập ngày 06/07/2021, 07/07/2021.

https://tcnn.vn/news/detail/48067/Quan-ly-nha-nuoc-ve-phat-trien-kinh-te-toi.html?fbclid=IwAR0Ir8Snd1cuLhJMbxFOraGwok7pEP0luPVa9KBYVa

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w