1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007-2017

42 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Tác giả Phạm Thị Mai
Người hướng dẫn PGS.TS. Trần Thị Bich
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Thống kê Kinh doanh
Thể loại Chuyên đề Thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 10,52 MB

Nội dung

Với những biến động xấucủa nền kinh tế vĩ mô, hoạt động sản xuất kinh doanh trì trệ, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ làm giảm khả năng trả nợ của người đi vay thì nợ xấu càng ngày càng trở t

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN

KHOA THONG KE

CHUYEN DE

THUC TAP TOT NGHIEP

Dé tai:

PHAN TICH CAC YEU TO ANH HUONG DEN TY LE

NO XAU TẠI CAC NGAN HANG THƯƠNG MAI VIET NAM

GIAI DOAN 2007-2017

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Trần Thị Bich

Sinh viên thực hiện — : Phạm Thị Mai

Mã sinh viên : 11152860

Lớp : Thống kê kinh doanh K57

Hà Nội - 2019

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hơn 30 năm đổi mới và hội nhập của đất nước, Việt Nam đã từ một trongnhững nước nghèo và khó khăn nhất thế giới trở thành quốc gia có thu nhập trungbình, tăng trưởng GDP thuộc nhóm tăng trưởng nhanh nhất thế giới từ năm 1990 đếnnay, nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và khu vực Hệthống ngân hàng được xem là huyết mạch của nền kinh tế Việt Nam.Chính vì vậy khiViệt Nam gia nhập sâu rộng vào nền kinh tế thé giới, mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng

không ít thách thức đối với kinh tế nói chung và lĩnh vực tài chính nói riêng, đặc biệt

là những khó khăn trong hoạt động tín dụng của hệ thông ngân hàng Khó khăn tronglĩnh vực tài chính thé hiện qua sự sáp nhập, hợp nhất và mua lại những “ngân hàng 0đồng” đã diễn ra ở một số ngân hàng thương mại Việt Nam như GP bank Oceanbank,CBBank Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do hoạt động tín

dụng không được tốt, công tác quản lý và kiểm soát hoạt động tín dụng không chặt chẽ

đã làm cho nợ xấu tăng lên Nợ xấu không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến thanh

khoản và hoạt động tín dụng hằng ngày , làm suy giảm lợi nhuận của các ngân hàng,thậm chí là mat vốn, âm vốn và phải “ bán” với giá 0 đồng Nợ xấu không phải là van

đề mới phát sinh trong thời gian gần đây mà đã được tích tụ từ rất nhiều năm về trước

và được ví như “cục máu đông” cản trở mạch máu lưu thông Với những biến động xấucủa nền kinh tế vĩ mô, hoạt động sản xuất kinh doanh trì trệ, doanh nghiệp làm ăn thua

lỗ làm giảm khả năng trả nợ của người đi vay thì nợ xấu càng ngày càng trở thành vấn

dé đáng xem xét.Việc đánh giá, phân tích tình hình nợ xấu, các yếu tố ảnh hưởng đến

nợ xấu là rất cần thiết và quan trọng Và dé có cái nhìn tong quát về nợ xấu, các nhân

tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam em đã chọn đề tàinghiên cứu của mình là: “ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu tại các

ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007-2017”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợxấu tại các Ngân hang thương mại Việt Nam ( NHTMVN) giai đoạn 2007-2017, từ

Trang 3

đó tìm ra các nhân tố ảnh hưởng tới nợ xấu tại các NHTM Việt Nam và đưa ra các giảipháp nhằm hạn chế ty lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam.

Trong đó bao gồm các mục tiêu cụ thé sau:

-Phân tích thực trạng tình hình nợ xấu tại các NHTM Việt Nam giai đoạn

lý, hạn chế nợ xấu tại các NHTM Việt Nam

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nợ xấu và các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ

xấu tại các NHTM Việt Nam

4 Phạm vỉ nghiên cứu

-Về không gian: nghiên cứu 26 Ngân hàng thương mại cô phần ( NHTMCP)

Việt Nam, trong đó có 3: Ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) và 23 Ngân

hàng thương mại (NHTM) tư nhân.

-Về thời gian: Dữ liệu thu thập trong 5 năm 2007, 2010, 2013, 2015 và 2017.Nguồn dữ liệu lẫy từ báo cáo tài chính và website của các ngân hàng nghiên cứu.Riêng đối với đữ liệu vĩ mô nguồn dữ liệu được tổng hợp từ Worldbank Dữ liệu

nghiên cứu trong bài là dữ liệu mảng.

5 Phương pháp nghiên cứu

(1) Phương pháp nghiên cứu từ tông quan tư liệu: nghiên cứu dựa vào kết qua va

mô hình nghiên cứu của các nghiên cứ trước dé xây dựng các yếu tố ảnh hưởng đến ty

lệ nợ xấu tại các NHTM Việt Nam

Trang 4

thương mại Việt Nam với công cụ hỗ trợ là phần mềm STATA.

6 Kết cầu dé tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia làm hai chương:

Chương 1 Tổng quan về nợ xấu và các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại các

NHTM Việt Nam

Chương 2 Các nhân tô ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu tại các NHTM Việt Nam

giai đoạn 2007-2017.

Trang 5

CHUONG 1 TONG QUAN VE NO XAU VÀ CÁC NHÂN TO ANH

HUONG DEN NO XAU TAI CAC NHTM VIET NAM

1.1 Những van đề chung về nợ xấu tai các NHTM1.1.1 Khái niệm về no xdu

Hiện nay có rat nhiều quan diém khác nhau về nợ xấu Mỗi quốc gia sẽ có nhữngcái nhìn, những quy định khác nhau về nợ xấu vì vậy sẽ có những quan điểm khácnhau về nợ xấu Và trong cùng một nền kinh tế thì mỗi một chủ thể cũng có nhữngcách nhìn nhận khác nhau và đưa ra các quan điểm về nợ xấu cũng khác nhau Với các

NHTM họ cho rằng: “ nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợ dưới chuẩn , bị quá

hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ và thu hồi vốn của chủ nợ, thường xảy ra khi

các con nợ phá san.”

Dưới đây là một s6 các quan điểm về nợ xấu:

Theo quan điểm của Ngân hàng trung ương Châu Au(ECB)

Thứ nhat:” nợ xấu là những khoản vay không có khả năng thu hồi như nhữngkhoản nợ đã hết hiệu lực hoặc những khoản nợ không có căn cứ đòi bồi thường từngười mắc nợ: người mắc nợ mat tích, tron hoặc không còn tài sản dé thanh toán,những khoản nợ mà ngân hàng không thể liên lạc được với người mắc nợ hoặc khôngtìm được người mắc nợ, những khoản nợ mà người mắc nợ không còn hoạt động kinhdoanh, tài sản không đủ dé trả no, làm ăn thua lỗ hoặc đã thanh lý tài sản.”

Thứ hai: “nợ xấu là những khoản cho vay không được thu hồi dầy đủ choNgân hàng Đây là những khoản nợ không có tài sản thế chấp hoặc tài sản đưa ra đểthé chấp không đủ dé trả nợ Tức là ngân hàng không thé thu hồi đủ món nợ vì ngườimắc nợ khó kiếm được lợi nhuận từ công việc kinh doanh hoặc người mắc nợ khôngliên lạc với ngân hang dé thanh toán” Những khoản nợ này gồm có:

-Những khoản nợ mà người nợ đồng ý thanh toán trong quá khứ nhưng phần cònlại không được đền bù, những khoản nợ trong đó tài sản dùng dé thanh toán có giá trị

không đủ dé trả nợ.

-Những khoản nợ mà người nợ không đủ khả năng trả nợ và yêu cầu gia hạn nợnhưng lại không đền bù được nợ trong thời gian thoản thuận

Trang 6

-Những khoản nợ mà tài sản đem thế chấp không đủ trử nợ hoặc không được

chấp thuận về mặt pháp lý dẫn đến người mac nợ không thé tra đủ nợ cho Ngân

hàng.

-Những khoản nợ mà tòa án tuyên bố người mắc nợ phá sản nhưng phan bồi

toàn ít hơn dư nợ.

Theo quan điểm của Qiy tién té quốc té(IMF)

“ Nợ xấu bao gồm các khoản nợ quá hạn tra lãi hoặc gốc 90 ngày hoặc hon, khicác khoản lãi suất quá hạn 90 ngày hoặc hơn đã được vốn hóa, cơ cấu lại hoặc trìhoãn theo thỏa thuận, khi các khoản thanh toán dến hạn dưới 90 ngày nhưng vẫn cóthé nhận thấy những dấu hiệu rõ ràng cho thấy người vay sẽ không thé hoàn trả đầyđủ( người vay pha sản) Sau khi khoản vay được xếp vào danh mục nợ xấu, nó hoặc

bat cứ khoản vay thay thé nào cũng nên đojợc xếp vào danh mục nợ xấu cho đến thời

điểm phải xóa nợ hoặc thu hồi đơjợc lãi và gốc của khoản vay đó hoặc thu hồi khoảnthay thế (IMF’s Compilation Guide on Financial Soundness Indicators, 2004)”

Theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS):

Chuẩn mực kế toán về ngân hàng thường đề cập các khoản nợ bị giảm giá trị

(Impairred) thay vì sử dụng thuật ngữ nợ xấu (NPL) Chuẩn mực kế toán IAS 39

công bố tháng 12 năm 1999 và sau 2 lần chỉnh sửa (lần 1 vào tháng 12 năm 2000 và

lần 2 đầu tháng 12 năm 2003) được khuyến cáo áp dụng ở một số nước phát triểnvào đầu năm 2005 chỉ ra rằng cần phải có bằng chứng khách quan để xếp hạng mộtkhoản vay có dấu hiệu bị giảm giá trị Trong trường hợp nợ bị giảm giá trị thì tài sảnđược ghi nhận sẽ bị giảm xuống do những tén thất chất lượng nợ xấu gây ra

Về cơ ban IAS 39 chú trọng đến khả năng hoàn trả của khoản vay bat luận thờigian quá hạn chưa tới 90 ngày hoặc chưa quá hạn Phương pháp này dé đánh giá khảnăng trả nợ của khách hàng và là phương pháp phân tích dòng tiền trong tương laihoặc để xếp hạn khoản vay Hệ thống này được coi là chính xác về mặt lý thuyếtnhưng việc áp dụng thực tế lại gặp nhiều khó khăn

Theo Ủy ban basel về giám sát Ngân hàng (BCDS):

Trong các hướng dẫn về các thông lệ chung tại nhiều quốc gia về quản lý rủi ro

tin dụng, BCDS xác định việc các khoản nợ được cho là không có kha năng hoàn trả

Trang 7

khi một trong hai hoặc cả hai sự kiện sau đây xảy ra:

+ Ngân hàng thấy người vay không có khả năng trả nợ đầy đủ khi ngân hàngchưa thực hiện hành động gì dé có gắng thu hồi

+ Người vay đã quá hạn trả nợ quá 90 ngày (Basel committee on banking

Supervision, 2002) BCDS cũng đề cập tới các khoản vay bị giảm giá trị sẽ xảy ra khikhả năng thu hồi các khoản thanh toán từ khoản vay là không thé Giá trị tổn that sẽđược ghi nhận bằng cách giảm trừ giá trị khoản vay thông qua một khoản dự phòng

và sẽ được phản ánh trên báo cáo thu nhập của ngân hàng Như vậy, lãi suất của cáckhoản vay này sẽ không được cộng dồn và sẽ chỉ xuất hiện đưới dạng tiền mặt thực

tế nhận được

Theo quan điểm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV)

Ngày 22/4/1005, thống đốc ngân hàng nhà nước ban quyết định số 493/2005

về việc phân loại nợ, trích lập , sử dụng dự phòng rủi ro nhằm xử lý các rủi ro tíndụng tong hoạt động ngân hàng, nợ xấu được định nghĩa là những khoản nợ đượcphân loại vào nhóm 3( nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4( nợ nghi ngờ) và nhóm 5( nợ cókhả năng mắt vốn) Trong đó:

+ Nếu phân loại theo điều 6 trong quyết định thì các nhóm này chủ yếu dựa

trên thời gian quá hạn của các khoản nợ, cụ thể: nhóm 3- thời gian quá hạn từ 90 đến

180 ngày, nhóm 4- từ 181 đến 360 ngày và nhóm 5- thời gian quá hạn là trên 360ngày + Nếu phân loại theo điều 7 trong quyết định này thì các nhóm nợ được phânloại chủ yếu dựa vào khả năng trả nợ của người vay, cụ thể: nhóm 3- các khoản nợ

được đánh giá là có khả năng mất một phần gốc lẫn lãi, nhóm 4- các khoản nợ được

đánh giá có tôn thất cao, nhóm 5- các khoản nợ được đánh giá là không còn khảnăng thu hồi, mat vốn

Như vậy, nhìn chung theo quan điểm của ngân hàng nhà nước Việt Nam thì nợxâu cũng được xác định dựa vào hai yêu tố là khả năng trả nợ lo ngại và đã quá hạn

trên 90 ngày.

Dựa vào các quan điểm trên thì theo tác giả , nợ xấu nên tiếp cận dựa vào khảnăng chi trả nợ của khách hang, tức là dù khoản vay trong ngắn hạn hay dai hannhưng có biéu hiện rang khả năng trả nợ của khách hàng là đáng nghi ngờ thì khoản

Trang 8

vay đó cũng được coi là một khoản nợ xấu.

1.1.2 Nguyên nhân và hậu quả của nợ xấu

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ xấu như từ phía người vay vốn, từ phíangân hàng, thậm chi từ những bat ổn của nền kinh tế, yếu t6 khách quan thiên taidịch bệnh, môi trường Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yêu dẫn đến nợ xấu tai

các Ngân hàng thương mại Việt Nam.

-Về nhóm nguyên nhân khách quanThứ nhất: thời gian qua sự bất ôn chính trị và kinh tế trên thế giới cũng nhưtác động của chu kỳ kinh tế và khủng hoảng trên thị trường tài chính tiền tệ và kinh

tế quốc tế tác động rất mạnh và gây tiềm ẩn, rủi ro lớn trong hoạt động sản xuất kinhdoanh trong nước Trong khi đó kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn và chất

lượng kinh tế cũng tăng trưởng chưa cao, nợ công tăng nhanh Thêm nữa, thị trường

bat động sản có một giai đoạn tram lắng, các doanh nghiệp của Việt Nam hiện phụthuộc rất nhiều vào vốn vay ngân hàng, hiệu quả sản xuất thấp nên khi chịu sự tácđộng đều có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp vay

vốn dẫn đến tình trạng làm ăn thua lỗ, không có lợi nhuận kém , các doanh nghiệp

mat khả năng trả nợ từ đó gián tiếp và trực tiếp gây ra nợ xấu

Thứ hai: tình hình thời tiết trong những năm qua biến đổi bất 6n gây khó khăncho hoạt động sản xuất kinh doanh khiến các doanh nghiệp vay vốn không đủ khả

năng trả nợ Theo thông kê của cục Tổng cục thống kê thì trong giai đoạn 201 1-2015bình quân mỗi năm có trên 63.000 doanh nghiệp phá sản, yếu tô này đã làm gia tăng

nợ xấu trong nền kinh tế và hệ thống ngân hàng lên rất nhiều

Thứ ba, các chính sách kinh tế vĩ mô còn thiếu tính ôn định, làm ảnh hưởngđến khả năng sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của người vay

Thứ tư, các chính sách về xử lý tài sản còn nhiều bất cập, việc xử lý tài sảncũng như nợ của các tô chức tín dụng còn kém

Thứ năm, do áp lực cấp tín dụng cho các doanh nghiệp nhà nước mà chủ yếu

là đối với các ngân hàng thương mại thuộc sở hữu của nhà nước Từ đó, các doanhnghiệp nhà nước dễ dàng tiếp cận nguồn vồ tài trợ và sử dụng một cách không hiệuquả vì đã đầu tư vào các lĩnh vực mà doanh nghiệp không am hiểu dẫn đến tình trạng

Trang 9

thua lỗ, mất khả năng trả nợ cho ngân hàng làm gia tăng nợ xấu.

Thứ sau, một phần lớn nguồn tín dụng được đầu tư vào thị trường bất động

sản Khi thị trường bất động sản trầm lắng, cầu về bất động sản làm khiến các nhàđầu tư không giải phóng được hàng dẫn đến tồn đọng vốn đầu tư vay từ tín dụngngân hàng, nhiều công ty bất động sản không bán được hàng dẫn đến phá sản, làm

ăn thu lỗ không có khả năng trả nợ cho ngân hàng dẫn đến nợ xấu

Thứ bay, do thị trường vốn còn chưa phát triển tương xứng nên hệ thống ngânhàng vẫn là kênh đầu tư chính cho đầu tư và phát triển chính vì vây rủi ro chủ yếucủa hệ thống tài chính cũng chính là rủi ro của hệ thống ngân hàng Bên cạnh đó, môhình tăng trưởng của ta trong nhiều năm qua vẫn còn phụ thuộc vào đùa tư theochiều rộng và sử dụng vốn vay nên nợ xấu của nền kinh tế chủ yếu nợ xấu của hệthống ngân hàng

-Về nhóm nguyên nhân chủ quanThứ nhất, quy trình tín dụng của một số tô chức tín dụng còn chưa chặt chẽ, ởmột số tô chức tín dụng năng lực quan tri rủi ro con nhiều hạn chế Công tác kiểm

soát nôi bộ, kiểm tra còn kém, tuân thủ quy chế chưa cao , chuẩn mực đạo đức còn

chưa được chú trọng quan tâm dẫn đến những rủi ro khi cho vay Một số ngân hàng

chưa xây dựng thước đo lượng hóa rủi ro, dẫn đến việc đánh giá khả năng trả nợ của

khách hàng không đúng thực tế cũng như không có khả năng ngăn ngừa rủi ro thịtrường Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vay vốn đa phan là doanh nghiệp vừa và nhỏ,báo cáo tài chính không được kiểm toán, nếu năng lực quản trị của ngân hàng yếu

dẫn đến các khoản vay rủi ro cho ngân hàng

Thứ hai, rủi ro đạo đức của các cán bộ ngân hàng , một số cán bộ ngân hànglợi dụng quyền hạn câu kết với khách hàng để làm trái các quy định và đe dọa hoạt

động lành mạnh, tính an toàn của ngân hàng.

Thứ ba, năng lực tài chính của chính bản thân các ngân hàng còn nhiều hạn

chế, đặc biệt cả những ngân hàng thương mại nhà nước

Thứ tư, công tác thanh tra giám sát của NHNN còn chưa hoàn toàn đáp ứng

được yêu cầu phát triển của hệ thống các tổ chức tín dụng Năng lực của một số cán

bộ thanh tra ngân hàng còn nhiều bat cập, một số cán bộ thanh tra giám sát còn dé

Trang 10

xảy ra vi phạm pháp luật.

Thứ năm từ phía khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, không đúng nhưphương án vay vốn ban đầu dẫn đến mắt khả năng trả nợ Khả năng quản trị kém củaban lãnh đạo, tình hình tài chính không tốt, năng lực chủ yếu dựa vào vốn vay ngânhàng, quản trị doanh nghiệp yếu, không thích ứng kịp với môi trường xung quanhlàm cho doanh nghiệp bị phá sản mat khả năng trả nợ ngân hàng Đặc biệt, thái độtrả nợ của chính khách hàng là yếu tố quan trọng dé ngân hàng có thé thu hồi vốn vàlãi vay, nếu tất cả yếu tố tài chính của khách hàng tốt nhưng khách hàng không có

thiện chí trả nợ thì gánh nặng nợ của ngân hàng cũng sẽ tăng cao.

Thứ sáu, năng lực tài chính của bản thân các tổ chức tín dụng còn nhiều hạnchế, cả các ngân hàng thương mại nhà nước

Hậu quả của nợ xấu

Đối với ngân hàng: việc không thu hồi được nợ dẫn đến việc nguồn vốn củacác NHTM Việt Nam bị thất thoát, làm cho lợi nhuận sụt giảm Nếu lợi nhuận quáthấp không đủ dé chi trả thì ngân hàng còn phải dùng chính vốn tự có của mình dé

bù đắp cho các thiệt hại Điều này có thể khiến quy mô hoạt động của ngân hàng bị

ảnh hưởng Mặt khác, nếu tỷ lệ nợ quá hạn quá cao có thé làm giảm uy tín, niềm tinvào tiềm lực tà chính của ngân hàng, điều này khiến hoạt động huy động vốn của cácngân hàng gặp khó khặn, nguy hiểm hơn là đe dọa khả năng thanh khoản của ngânhàng đầy ngân hàng vào nguy cơ phá sản đồng thời đe doa sự ồn định của toàn bộ hệthống ngân hàng Việt Nam

Đối với nền kinh tế: trong nền kinh tế hiện nay, các cá nhân, tô chức, doanhnghiệp kinh doanh chủ yếu dựa vào nguồn vốn từ các ngân hàng, hệ thống ngân hàng

có quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế Do đó rủi ro tín dụng có ảnh hưởng trực tiếpđến nền kinh tế Mức độ thấp thì rủi ro tín dụng khiến các doanh nghiệp khó tiếp cậnvới nguồn vốn dé mở rộng và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến ảnh

hưởng xấu tới tăng trưởng kinh tế.Ở mức độ cao hơn thì khi chỉ một ngân hàng gặp

khó khăn, phá sản thì sẽ ảnh hưởng đến cả hệ thống các ngân hàng khác, điều này sẽ

có tác động rất lớn đối với toàn bộ nền kinh tế của đất nước, ảnh hưởng tới đời sống

xã hội và sự phát triên của đât nước.

10

Trang 11

Đối với khách hàng: khi người vay vốn của ngân hàng gặp khó khăn không

có khả năng trả nợ cho ngân hàng, việc có thê tiếp tục vay vốn từ ngân hàng là điềuhầu như không thể vì đã bị mắt đi uy tín Hơn nữa khi chủ thể này không trả nợ chongân hàng sẽ khiến các chủ thé khác cũng gặp rắc rối trong việc tiếp cận nguồn vốn

vay từ ngân hàng, do khi xảy ra rủi ro tín dụng buộc các ngân hàng thương mại phải

thắt chặt cho vay Đồng thời khiến các chủ thé gửi tiền vào ngân hàng có thé khôngnhận được lãi đúng hạn thậm chí là không thu được cả lãi và gốc nếu ngân hàng phá

sản.

1.2 Những chi tiêu cơ bản phản ánh nợ xấu của NHTM Việt Nam

Tổng nợ xấu: đây là chỉ tiêu phản ánh chung giá trị tuyệt đối của toàn bộkhoản nợ xấu của ngân hàng Tuy nhiên chỉ tiêu này chưa cho biết chính xác có baonhiêu số nợ có kha năng thu hồi, bao nhiêu số nợ mat khả năng thu hồi trong tổng số

nợ đó Chính vì vậy, nó không thể phản ánh chính xác được khoản nợ cho vay mà

không có khả năng thu hồi của ngân hàng

Tỷ lệ nợ xấu/ tong dư no: đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ rủi ro tín dụng

của ngân hàng Tỷ lệ này cho biết cứ 100 đơn vị tiền tệ khi ngân hàng cho vay thì có

bao nhiêu đơn vị tiền tệ mà ngân hàng xác định khả năng thu hồi là khó hoặc không

thể thu hồi được đúng hạn tại thời điểm xác định Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ khả

năng rủi ro của ngân hàng càng cao Nếu tỷ lệ này >7 thì ngân hàng có chất lượngtín dụng yếu kém, <5 thì chất lượng tín dụng có thể coi là tốt, các khoản cho vayđược coi là an toàn Tuy nhiên để tính tỷ lệ này, các con số được xác định tạ mộtthời điểm nhất định, chính vì vậy, tỷ lệ này chưa phản ánh hoàn toàn chính xác chất

lượng tín dụng của một ngân hàng

Tỷ lệ dự phòng rủi ro/ tổng dư nợ: chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu %

dư nợ được trích lập dự phòng Đây là khoản tiền được trích lập để dự phòng chonhững tốn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự

phòng cụ thể, trong các trường hợp khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện

nghĩa vụ cam kết và gặp khó khăn về tài chính khi chất lượng các khoản nợ suy

giảm.

Nêu chỉ sô này cao chứng tỏ các khoản cho vay tín dụng của ngân hàng đang

11

Trang 12

có dấu hiệu tiêu cực về chất lượng và khả năng thu hồi nợ là thấp.

Ngược lại, nếu chỉ số này thấp thì có thé cho rằng chất lượng của các khoản nợ

có cải thiện hoặc có thể là do các khoản trích lập dự phòng chưa được trích lập đầy

đủ theo quy định của NHNN.

Tỷ lệ nợ khó đòi /tong dư nợ và nợ khó đòi nợ xấu : các chỉ số này phản

ánh chỉ tiêu tương đối của nợ khó đòi Đây là chỉ tiêu phản ành trung thực và thực tếnguy cơ mat vốn của ngân hàng Tỷ lệ này càng lớn thì nguy co mat vốn của ngân

hàng càng cao và ngược lại.

Theo khoản 6, điều 2 trong quy định về phân lọa nợ, trích lập và sử dụng dựphòng dé xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ( Banhành theo quyết định số 493/2005/QD-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngânhàng) : “ Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4 và 5 quy định tại Điều 6 hoặc Điều

7 Quy định này Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ đánh giá chất lượng tín dụng

của tô chức tín dụng.”

Vi vậy, trong bài nghiên cứu này, dé đánh giá tình hình nợ xấu ta các

NHTMVN, tác gia sử dụng chỉ tiêu nợ xấu/ tổng dw nợ với công thức tính:

, ting no nhóm 3,3,5

Ng xau= ting dư no

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại các NHTM

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới nợ xấu tại các NHTM cả yếu tố nội sinh và

ngoại sinh.Đồng thời cũng có rất nhiều bài nghiên cứu nghiên trên Thế giới và trong

nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.Dưới đây là một số nghiên cứu tiêu biểu

1.3.1 Các yếu to nội sinhYếu tố nội sinh là các yếu tố, chỉ số bên trong các ngân hàng, do chính các

ngân hàng kiểm soát, ví du như các chỉ tiêu kết quả, chỉ số tài chính, chiến lược phát

triển, đầu tư, con người, Dưới đây là một s6 các yếu tố

Quy mô ngân hang( Size)

“quy mô ngân hàng= tong tai san ngân hàng i/ tổng tài sản các ngân hàng”

Quy mô ngân hàng được thể hiện thông qua thước đo tổng tài sản của ngân

hàng Đã có rât nhiêu nghiên cứu về tác động của quy mô công ty đên tỷ lệ nợ xâu

12

Trang 13

của các NHTM tại Việt Nam và hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng quy mô ngânhàng có tác động ngược chiều đến tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng thương mại.

Điều này được lý giải là do các ngân hàng có quy mô lớn sẽ có nhiều kinhnghiệm và nguôn lực hơn trong công tác phân tích — xử lý các van dé và rủi ro dao

đức hơn các ngân hàng có quy mô nhỉ Vì các ngân hàng có quy mô nhỏ sẽ không đủ

kinh nghiệm và năng lực để đánh giá chất lượng tín dụng Chính vì vậy các ngânhàng có quy mô nhỏ thường có tỷ lệ nợ xấu cao hơn so với các ngân hàng có quy mô

lớn

Tuy nhiên theo nghiên cứu nghiên “cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu

của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2005-2011” của Đỗ Quỳnh Anh và Nguyễn

Đức Hùng (2013) cho thấy quy mô ngân hàng có quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợxấu

Một số các nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra mối quan hệ giữa quy mô tàisản ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu Trong nghiên cứu về nợ xấu tại các ngân hàng tươngmại ở Ấn Độ giai đoạn 2003-2008, Ranjan và Dhal(2003) đã chỉ ra rằng quy mô

ngân hàng tác động ngược chiều đến tỷ lệ nợ xấu.

Marijana Curak, Sandra Peur và Klime Poposki (2013): sử dựng dữ liệu

bảng nghiên cứu 69 ngân hàng tại 10 quốc gia nhằm nghiên cứu sự ảnh hưởng củacác yếu tố đến nợ xấu của hệ thống các ngân hàng khu vực Đông Nam Châu Âu giaiđoạn 2003-2010 Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có méi quan hệ ngược chiều giữaquy mô ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu

Hu và các cộng sự (2006) phân tích mối liên hệ giữa nợ xấu và các cấu sở hữu

của các ngân hàng thương mại tịa Đài Loan chỉ ra rằng quy mô tà sản có mối liên hệngược chiều với các khoản nợ xấu, tức là quy mô ngân hàng càng cao thì tỷ lệ nợxấu càng thấp

Cùng kết quả đó là nghiên cứu của Louzis et al (2010) khi nghiên cứu phân

tích bảng đữ liệu của hệ thống các ngân hàng tại Hy Lạp từ quý 1 năm 2003 đến quý

3 năm 2009.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng( Loans)

Tăng trưởng tín dụng là tỷ lệ gia tăng dư nợ tín dụng của năm này so với năm

13

Trang 14

trước đó

du ne nam nay—dy ne nam trước „

“eo A A x 2 4 —

tốc độ tăng trưởng tín dụng dw nợ năm trước

Đây là chỉ tiêu dùng dé đánh giá và so sánh tốc độ tăng trưởng tin dụng qua các

năm, đánh giá tình hình cho vay của ngân hàng Tuy nhiên tăng trưởng tín dụng quá

cao thường kéo theo nhiều hậu quả, khi nền kinh tế khủng hoảng các ngân hàng đua

nhau muốn tăng tốc độ cho vay tín dụng nên nhiều ngân hàng bất chấp dé có thé

cho vay nhiều vì vậy có nguy cơ gặp phải những khoản vay kém chất lượng dokhông tuân thủ đúng quy định và các tiêu chuẩn cho vay dẫn đến nợ xấu trong tương

lai.

Mặt khác, nếu ngân hàng tăng trưởng cao trong khi vốn huy động không kịp sẽ

dẫn tới tình trạng khó thanh khoản và phải đi vay trên thị trường liên ngân hàng, huy

động vốn lãi suất cao dẫn tới việc khó đảm bảo mặt bằng lãi suất cho vay tốt cho

hách hàng.

Theo nghiên cứu của Salas và Saurina 2002: sự tăng trưởng tín dụng có mối

quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng

dự phòng rủi ro tin dụng, „

“Ty lệ dự phòng rủi ro tín dung=

_ tổng dung

Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để

dự phòng cho những tốn thất có thé xảy ra đối với nợ của tô chức tín dụng, chi

nhánh ngân hàng nước ngoài.

Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu(ROE)

lợi nhuận sau thuÊ

Lợi nhuận ròng trên von chủ sở hữu= ————

von chu so hữu

Đây là chi số lợi nhuận do lường kha năng sinh lời trên mỗi đồng vốn, ROE

14

Trang 15

cao chứng tỏ ngân hang sử dụng có hiệu quả vốn cổ đông và vốn vay.

Dựa trên công thức Dupont có thê thấy ROE được cấu thành từ ba yếu tố:

+ Thứ nhất là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, yếu tố này phản ánh trình độ

quản lý doanh thu và chi phí của doanh nghiệp.

+ Thứ hai là vòng quay toàn bộ vốn, yếu tố này phản ánh trình độ khai thác và

sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

+Thứ ba là hệ số vốn / vốn chủ sở hữu, đây là yếu tố phản ánh trình độ quản lý

tổ chức nguồn vốn cho hoạt động của ngân hàng

Do đó, ROE tăng xuất phát từ việc gia tăng tỷ suất sinh lợi trên doanh thuhoặc vòng quay tổng tài sản thì đây là dấu hiệu tích cực trong dấu hiệu kinh doanh

của ngân hàng.

Trong bài nghiên cứu của Louzis et al (2010) tác giả cho răng tỷ lệ lãi ròng

trên vốn chủ sở hữu (ROE) có tác động đến nợ xấu Cụ thể ty lệ lãi ròng trên vốnchủ sở hữu có mối quan hệ ngược chiều với nợ xấu

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tong tài sản(EA)

von chủ sử hữu

“Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài SaN=—= 5 tai sẵn ngân hằng

Vốn chủ sở hữu bao gồm: vốn điều lệ, các quỹ và lợi nhuận chưa phân phối Tỷ

số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản đánh giá khả năng tự chủ tài chính của Ngânhàng và khả năng bù đắp rủi ro bằng vón chủ sở hữu Các nghiên cứu chỉ ra rằng các

ngân hàng có tỷ lệ EA cao sẽ ít gặp rủi ro đạo đức khi các nhà quản lý thực hiện các

danh mục vay có rủi ro cao.

Theo nghiên cứu của Berger và DeYoung năm 1997: nghiên cứu đã chỉ rarang với các ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao thì tỷ lệ nợ xấu thường sẽ thấphơn.

Cùng kết quả với nghiên cứ trên là nghiên cứu của Podpi-era và Weil năm

2008 chỉ ra răng: tỷ lệ vốn chủ sở hữ trên tổng tài sản có quan hệ nghịch biến với tỷ

lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu giai đoạn trước( NPL_,)Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN tỷ lệ nợ xấu được xác định như sau:

15

Trang 16

tũng dư ne nhom 3,4,5,,

cor? TA k |

Ty lệ ng xau= tổng đư nợ cho vay

Nợ xấu phát sinh đáng kể từ sự yếu kém trong quá trình thu hồi nợ Bên cạnh

đó nếu nợ xấu từ các năm trước không được thu hồi sẽ khiến các ngân hàng gặpnhiều khó khăn trong việc cho vay Mặt khác các ngân hàng không thu hồi được lãi

và nợ từ người đi vay nhưng vẫn phải tiếp tục trả lãi cho người gửi tiền đồng thờiphải duy trì các hệ số tài chính theo quy định của NHNN Dé có thể tiếp tục duy trìhoạt động kinh doanh, các ngân hàng phải tăng lãi suất nhằm huy động thêm tiềntăng thanh khoản và hậu quả là gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh gián tiếp dẫnđến nợ xấu như một vòng luân quan

Theo nghiên cứu của Louzis et al năm 2010; Salas và Saurina năm 2002: tỷ

lệ nợ xấu giai đoạn trước tác động cùng chiều tỷ lệ nợ xấu hiện tại

Tại Việt Nam, một số nghiên cứu đều có chung kết quả cho rằng tỷ lệ nợ xấu

trong quá khứ có tác động cùng chiều đến nợ xấu, tiêu biểu như:

-“Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam

giai đoạn 2005-2011” của hai tác giả Đỗ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013).

-Bài nghiên cứu phân tích số liệu của 27 NHTMCP tại Việt Nam vào giaiđoạn 2005-1016 nhằm kiểm định: “sự tác động của các yếu tố vĩ mô và các yếu tốnội tại ngân hàng đến tỷ lệ nợ xấu.”

1.3.2 Các yếu to ngoại sinhYếu tố ngoại sinh là các yếu tố bên ngoài môi trường ngân hàng, ngân hàngkhông thể kiểm soát được như tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát hằng năm, tỷgiá hối đóa, tỷ lệ thất nghiệp Dưới đây là một số các yếu tố ngoại sinh có tác

động đến tỷ lệ nợ xấu tại các NHTM Việt Nam

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội hằng năm(GDP)Hầu hết các nghiên cứu trước đây đều cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tếGDP có tác động ngược chiều đến tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Kếtquả các nghiên cứu đã giải thích cho mối quan hệ này là tốc độ tăng trưởng kinh tế

có mối quan hệ tương quan cùng chiều với thu nhập của các cá nhân, tổ chức trong

nên kinh tế Điều này nghĩa là, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP tăng tức thu nhập

16

Trang 17

tăng sẽ cải thiện khả năng trả nợ của người đi vay và do đó giảm tỷ lệ nợ xấu tại cácngân hàng Ngược lại, khi tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP thấp, thậm chí là âm, nền

kinh tế khủng hoảng, suy thoái dẫn đến sự trì trệ của nền kinh tế, hoạt động sản xuất

kinh doanh của các doanh nghiệp suy giảm làm giảm kha năng thanh toán lãi vay và

nợ của người vay, và dẫn đến tăng tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng

Tại Việt Nam có một số nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởngGDP và tỷ lệ nự xấu:

- Nghiên cứu “ Yếu tố tác động đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại ViệtNam” của Nguyễn Thị Hồng Nhi cũng chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng GDP có tác

động ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu.

- Nghiên cứu phân tích số liệu của 27 NHTMCP tại Việt Nam vào giai đoạn

2005-2016 của Phạm Phuong Dương Thảo và Nguyễn Linh Dan(2018): sử dựng

phương pháp GMM bài nghiên cứu cho thấy yếu tốc tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP

và các yếu tố như chi phí trích lập dự phòng, lợi nhuận, chi phí hoạt động có tác

động ngược chiều đến tỷ lệ nợ xấu

Trên thế giới cũng có rất nhiều các nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ này, ví dụ

như:

- Salas, Vincente và Saurina (2002): đã tiến hành điều tra các yếu tố gây ra

nợ xấu tạ các ngân hàng của Tây Ban Nha bằng việc sử dụng mô hình kiểm định vớibảng dữ liệu trong giai đoạn 1985-1997 Nghiên cứu chỉ ra rang có sự khác biệt về tỷ

lệ nợ xấu với tốc độ tăng trưởng GDP, sự mở rộng tín dụng và uy tín của ngân hàng

trên thị trường tà chính khác nhau.

- Rajan và Dhal(2003): bằng việc sử dụng bang phân tích hồi quy đã chỉ rarằng các điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi như tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP vàcác yếu tố tài chính có tác động đáng kể đến các khoản nợ xấu tại các NHTM ở An

Độ giai đoại 2003-2008 Cụ thể nghiên cứu cho rằng tốc độ tăng trưởng GDP có tác

động cùng chiều đến nợ xấu

- Ahlem Selma Messai & Fathi Jouini(2013): bằng cách phân tích dữ liệu

bảng, phân tích mẫu 85 ngân hàng ở 3 quốc gia Ý, Hy Lạp và Tây Ban Nha vào giaiđoạn 2004-2008, bài phân tích cho thấy tốc độ tăng trưởng có tác động ngược chiều

17

Trang 18

đến tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ lạm phat(INF)

Lạm phát là mức giá chung của nền kinh tế tăng theo thời gian, lạm phát làmmat giá trị thị trường của đồng tiền hay giảm sức mua của đồng tiền Đây là yếu tốảnh hưởng đến giá cả, thu nhập, tiết kiệm, tiêu dùng vì vậy nó tác động đến việc kíchthích đầu tư Vì lạm phát gây ảnh hưởng đến giá, thu nhập vì vậy nó sẽ ảnh hưởngđến việc kích thích đầu tư

Lam phát sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng thanh toán lãi vay của kháchhàng và nó có thê tác động cùng chiều hoặc ngược chiều đến nợ xấu Nếu lạm phát

cao sẽ làm giúp cải thiện khả năng trả nợ của khách hàng hơn vì lạm phát tăng làm

giảm giá trị thực của các khoản vay khi lãi suất cho vay là cố định do ngân hàng

không thé thay đối lãi suất cho vay nhưng lạm phat lại có thé làm tăng giá trị của

suất sinh lời thực của khoản vay này Tuy vậy nếu lạm phát tăng, lãi suất lại thả nổithì các ngân hàng sẽ điều chỉnh lãi suất cho vay , trong khi đó lạm phát lại làm giảmgiá trị thực thu nhập của khách hàng, điều này dẫn đến giảm khả năng trả nợ củakhách hàng , kết quả là làm gia tăng nợ xấu tại các ngân hàng Do đó, lạm phát cóthé tác động cùng chiều hoặc ngược chiều đến ty lệ nợ xấu

Tại Việt Nam , nghiên cứu của Đỗ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng(2013)

và bài nghiên cứu của Nguyễn Thi Hồng Nhi (2015) đều chỉ ra rằng ty lệ lạm pháthăng năm có tác động đến đến tỷ lệ nợ xấu

Trên thế giới cũng có rất nhiều các nghiên cứu nghiên cứu về mối quan hệ này,

ví dụ như:

- Hippolyte Fofack (2005): sử dụng mô hình dựa vào bảng dữ liệu dùng cho

một số các quốc gia thuộc vùng Châu Phi, nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ lạm phát cótác động đến tỷ lệ nợ xấu tại các quốc gia này Cụ thể là tỷ lệ lạm phát làm suy

giảm, hao mòn nhanh chóng giá tri của các tài sản của ngân hàng thương mai va gia

tăng rủi ro tín dụng dẫn đến gia tăng nợ xâu Tỷ lệ lạm phát có mối quan hệ thuận

chiều với tỷ lệ nợ xấu, tức tỷ lệ lạm phát hằng năm tăng kéo theo tỷ lệ nợ xấutăng.Cũng trong nghiên cứu này nghiên cứu đã chỉ ra những bằng chứng chứng tỏ

các yêu tô như khủng hoảng kinh té , sự cung ứng tiên tệ vượt mức, sự thay đôi của

18

Trang 19

lãi suất cho vay và sự tăng trưởng của các khoản vay liên ngân hàng là các yếu tốchủ yếu dẫn đến sự phát sinh các khoản nợ xấu tại các quốc gia Châu Phi này.

- Louzis et al (2010): sử dụng phân tích bang dữ liệu của hệ thống các ngânhang tại Hy Lạp giai đoạn 2003-2009 cũng chỉ ra rang tỷ lệ lạm phat , tỷ lệ thấtnghiệp có tác động đến tỷ lệ nợ xấu

Tỷ giá hối đoái

Sự thay đổi của tỷ giá hối đoái cũng có thé gây tác động đến tỷ lệ nợ xấu Do

sự thay đổi của tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người vay, đặcbiệt với các khách hàng tham gia vào hoạt động xuất nhập khâu, cụ thể: nếu tỷ giáhối đoái được định giá thấp thì các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ thu được doanh thucao nhừ việc giảm thiểu được chi phí do đó có thé tăng khả năng trả nợ giảm tỷ lệ nợ

xấu Đối với các doanh nghiệp nhập khâu thì ty giá hối đóai thấp sẽ gây khó khăn

cho các doanh nghiệp này, nó tác động ngược chiều đến khả năng trả nợ của cácdoanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu

Trong nghiên cứu của Hippolyte Fofack (2005) tại các quốc gia thuộc vùng

Châu Phi, tác giả bài nghiên cứu đã cho răng vào cuối những năm 80 và đầu những

năm 90, tỷ giá hối đoái đã tác động cực mạnh tới các khoản cho vay cho ngành xuấtkhẩu nông nghiệp tại các quốc gia vùng Sahara- Châu Phi Tỷ giá hối đoái tác động

đên các khoản vay này dan đên sự gia tăng vê nợ xâu.

19

Trang 20

CHƯƠNG II: CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI

DOAN 2007-2017 VÀ CAC MOI LIÊN HỆ VỚI CÁC YEU TO

2.1 Nguồn dữ liệu

Với số liệu thu thập được từ các nguồn, Với công cụ hỗ trợ là phần mềm

STATA , ta thu được các thống kê mô ta dit liệu nghiên cứu dưới đây:

% Thống kê mô ta dữ liệu nghiên cứu

Bang 2.1 Thống kê mô tá các biến sứ dung

Độ lệch

BIEN Don vi Trung binh chudn GTNN GTLN

NPL % 2.087 1.677 0.02 12.46 ROE % 10.647 8.097 0.2 53.8

EA % 9.903 4.934 3.46 30.097 SIZE % 3.731 4.596 0.177 20.052

nghiên cứu cả biến phụ thuộc và biến độc lập, bao gồm các giá trị quan trọng như

giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất và lớn nhất, số quan sát là 134 quan sát Kết quả

phân tích như sau:

Tỷ lệ nợ xấu trung bình của 5 năm nghiên cứu là 2.087%, với độ lệch chuẩn

là 1.677% Có thê thay sự chệnh lệch ty lệ nợ xấu giữa các ngân hàng là lớn Cụ thể:

tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng Tiên Phong (TPB)-năm 2010 là 0.02% ,trong khi đó tỷ lệ

nợ xấu cao nhất là 12.46% thuộc về ngân hàng TMCP Sài Gòn(SCB) — năm 2010

20

Trang 21

Tuy có sự chênh lệch lớn vào năm 2010 nhưng tỷ lệ nợ xấu trung bình các ngân

hàng trong giai đoạn vẫn duy trì ở mức 2.087% (<3%- đạt mức đảm bảo).

Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) trung bình của các ngân hàngthương mại nghiên cứu là 10.647% Con số này cho biết trung bình cứ 1 đồng vốn

chủ sở hữu sẽ đem lại 10,647 đồng lợi nhuận ròng

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EA) trung bình dat 9.903%

Tốc độ tăng trưởng tín dụng (LOANS) trung bình của các ngân hàng thương

mại giai đoạn này là 36.919%

Tỷ lệ trong quá khứ (NPL(-1)) trung bình trong giai đoạn này là 2.341%

Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình là 6.433%

Tỷ lệ lạm phát hằng năm là 6.479%

“+ Sự tương quan giữa các biên nghiên cứu

Việc phân tích sự tương quan giữa các biến nghiên cứu là rất quan trọng và cần

thiết.Vì để đánh giá được các tác động của biến độc lập lên biến phụ thuộc thì giữa

các biến độc lập và biến phụ thuộc phải có sự liên hệ với nhau Hơn nữa, việc phân

tích sự tương quan giúp ta có thé kiểm tra xem có tồn tại mối liên hệ giữa các biến

độc lập hay không nhằm loại trừ khả năng xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến

21

Ngày đăng: 22/07/2024, 22:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN