1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: phân tích các tác động đến môi trường của hoạt động khai thác than trên địa bàn thành phố hạ long

69 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích các tác động đến môi trường của hoạt động khai thác than trên địa bàn thành phố Hạ Long
Tác giả Vũ Hoàng Sơn
Người hướng dẫn TS. Bùi Thị Hoàng Lan
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh tế và Quản lý Đô thị
Thể loại Chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2016
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 18,02 MB

Nội dung

Lý do chọn đề tài Công nghiệp than là một ngành kinh tế quan trọng của nước ta, cung cấp nguồnnhiên liệu chủ yếu phục vụ các ngành công nghiệp sản xuất điện, vật liệu xây dựng, hoá chất,

Trang 1

Ộ Bộ Giáo dục và Đào tạo - TRUONG DAI HỌC KINH TE QUOC DAN

Khoa Môi trường & Đô thi

Đề Tài:

PHAN TÍCH CÁC TÁC DONG DEN MOI TRUONG CUA

HOAT DONG KHAI THAC THAN TREN DIA BAN

THANH PHO HA LONG

Sinh viên thực hiện : VŨ HOÀNG SƠN

Mã sinh viên : 11133395

ý KINH TE VA QUAN LÝ DO THỊ 55

55

é : CHÍNH QUY Giáo viên hướng dẫn : TS BÙI THỊ HOÀNG LAN

Hà Nội tháng 12 năm 2016

Trang 2

Chuyên dé thực tập GVHD TS Bùi Thị Hoàng Lan

Ộ Bộ Giáo dục và Đào tạo - TRUONG DAI HỌC KINH TE QUOC DAN

Khoa Môi trường & Đô thi

CHUYEN ĐÈ THUC TAP

Chuyên ngành : Kinh tế và Quan ly Đô thị

Đề Tài:

PHAN TÍCH CÁC TÁC ĐỘNG DEN MOI TRUONG CUA

HOAT DONG KHAI THAC THAN TREN DIA BAN

THANH PHO HA LONG

Sinh viên thực hiện : VŨ HOÀNG SƠN

Trang 3

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Bùi Thi Hoàng Lan

2 Mục tiêu nghiÊn CỨU - œ- << 2< 9 9 9 9 9 000.0 00000096 1

3 Pham vi - Đối tượng nghiên cứu .s-s- s2 sscsess©ssessessrsssssessersersee 1

4 Tên và cấu trúc GG (àÌ - < s-s- ° s s % sư 99 9 6 9 985 99629 2

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VE PHAN TÍCH CÁC TÁC ĐỘNG DENMOI TRƯỜNG CUA HOẠT ĐỘNG KHAI THAC THAN « 2 31.1 TONG QUAN VE HOẠT ĐÔNG KHAI THÁC THAN ° 2 31.2 TINH HÌNH HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 4

1.2.1 Tình hình khai thác than trên thế giới -°-s-scssssessessesssesee 4

1.2.1.1 Thực trạng hoạt động khai thác than trên thế 51 6] — 4

1.2.1.2 Ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác than trên thé giới 8

1.2.2 Tinh hình khai thác than trong TỚCC o5 << 55s 9 9 9.96 989968496 9

1.2.2.1 Hoạt động khai thác than ở Việt NGI c5 S5 SE svEeeeeeeereeees 91.2.2.2 Khai thác than ảnh hưởng đến môi trường nước ở Việt Nam 12

1.2 CÁC TÁC DONG MOI TRUONG CUA HOAT DONG KHAI THÁC THAN

—— ÔỎ 15

1.2.1 Môi trường không kÍ d 0< S56 9 99 9 998.999.9909 0490888995 15

1.2.2 rổ 1n 15

1.2.3 Môi truONg THƯỚC - 5< << << <9 901001 9001001090090 50 16

1.2.4 Ô nhiễm môi trường đất và làm mắt quỹ sử dụng đắt - 171.2.5 Tác động đến đa dạng sinh học -s- 2s scsecssessessessersesssess 17

1.2.6 Tác động đến kinh tế xã hội -s s- s2 s2 se se sessessessessessssersesse 171.2.7 Tác động đến sức h0 ẻ - «s2 se s£+ss++e+vse©xee+seexserxsersserserrssse 181.3 KINH NGHIEM DUC KET 2-s°ss 2s se ssSSsSSseEsEssEssesserserserssre 18TIỂU KET CHƯNG <5 5< + +sES££Ss£EEESeESEEeeEersetsersserserssrssre 19

SV: Vũ Hoàng Son Lop: Kinh tế và Quản lý đô thị 55

Trang 4

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Bùi Thi Hoàng Lan

CHƯƠNG 2: PHAN TÍCH CAC TÁC ĐỘNG DEN MOI TRƯƠNG CUA VIỆC

KHAI THAC THAN TREN DIA BAN THÁNH PHO HẠ LONG 21

2.1 TINH HÌNH KHAI THAC THAN TREN DIA BAN TP HA LONG 212.2 PHAN TÍCH CÁC TAC DONG DEN MOI TRUONG CUA HOAT ĐỘNG

KHAI THAC THAN O DIA BAN THÀNH PHO HA LONG - .- 22

2.2.1 Tác động đến môi trường không khí 2s s°ssssessesssessesse 22

2.2.2 Tác động của tiếng ồn 22s se ©ssESsEEseEseEestsserserssssstsserserssssee 26

2.2.3 Tác động đến môi trường nước .s s- << s°s£ se sss£ssessessesseseeses 272.2.4 Tác động tới môi trường đẤT - << 5< s< se sessessessessessesersersersee 302.2.5 Tác động tới môi trường đất do chất thải rắn ss se ssess«e 322.2.6 Đánh giá sự cố và rủi ro môi trường -s °-sscsecssessessesseessesse 33

2.2.7 Tác động tới tài nguyên, sinh học và hệ sinh thái s- <5 s«=« 34

2.2.8 Tác động đến môi trường kinh tế- xã hội .-s- 5-2 s2 se se=sesses36

2.3 NGUYEN NHAN 075 38TIEU 45s09:i9/9) i07 38CHUONG 3: MOT SO BIEN PHÁP HAN CHE CAC TÁC DONG DEN MOI

TRUONG CUA HOAT DONG KHAI THAC THAN TREN DIA BAN THANH

3.2.1 Các biện pháp giảm thiểu tác động . ° 2 -scsecsscssessesseessesse 42

3.2.1.1 Biện pháp giảm thiểu tác động đối với môi trường không khí 433.2.1.2 Biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ỔH - 2+ ©ce©s+csscsscse: 463.2.1.3 Biện pháp giảm thiểu tác động đối với môi trường nưỚC -: 46

3.2.1.4 Biện pháp giảm thiểu tác động đối với môi trường đất - - - 533.2.1.5 Biện pháp giảm thiểu tác động của chất thải VAN ceecceccescsescesvessesseesesseeees 53

3.2.1.6 Biện pháp ngăn ngừa sự CO MOL IFỜIR 2-52 2+c++ce+tectertererssreee 543.2.1.7 Biện pháp giảm thiểu tác động đối với môi trường sinh Ndi 553.2.1.8 Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường -. - 55

3.2.1.9 Biện pháp NAC ereccccsccsccsccesceseeseeseesessessessecsesseceecsseeseeseeseeesnesaessesneseeseaens 56 3.2.2 Hoàn phục môi trường sau khai thác- đóng cửa MO s- << «« 57

SV: Vũ Hoàng Son Lop: Kinh tế và Quản lý đô thị 55

Trang 5

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Bùi Thi Hoàng Lan

TIỂU KÉT CHƯƠNG 3

KET LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢOO 5-° << se << se E4 sse se se 61

SV: Vũ Hoàng Son Lop: Kinh tế và Quản lý đô thị 55

Trang 6

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Bùi Thi Hoàng Lan

BCN BOD BVMT

COD

CTR

CWS

DTM EU

HHV

IEA IGCC KT-XH LBVMT

LHV

QCVN

TCCP

TCN TCVN TKV

: Nhu cầu ôxi sinh hóa

: Bảo vệ môi trường

: Nhu cầu ôxi hóa học: Chất thải rắn

: Nhiên liệu than bùn

: Đánh giá tác động môi trường: Liên minh châu Âu

: Nhiệt tri cao

: Cơ quan Năng lượng Quốc tế

: Nhà máy điện

: Kinh tế - Xã hội

: Luật bảo vệ môi trường: Nhiệt tri thấp

: Quy chuẩn Việt Nam

: Tiêu chuẩn cho phép: Tiêu chuẩn ngành

: Tiêu chuẩn Việt Nam

: Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của LHQ: Ngân hàng thế giới

: Tổ chức y tế thế giới

SV: Vũ Hoàng Son Lop: Kinh tế và Quản lý đô thị 55

Trang 7

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Bùi Thi Hoàng Lan

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1- Biểu đồ thể hiện sự so sánh về sản lượng than của 10 quốc gia tiêu thụthan nhiều nhất thế giới (triệu tắn) - 2 2 s+2E2E2EE£EEEEEEEEEEEEEECEE.EErrrrrreeg 6

Hình 3.5 - Sơ đồ bố trí bua nước trong lỗ khoan 2-2 2 52 22££+£xzzxczez 44

Hình 3.1- Cấu tạo hố lắng ¿2-22 2222E2EE2221221127121122112711211 211221 2E te 47Hình 3.2 - Công nghệ xử lý nước thai bằng bé phốt 3 ngăn - 48

Hình 3.3 - Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chứa dầu mỡ - 49

Hình 3.4- Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải lò và nước thải nhà đèn 51

SV: Vũ Hoàng Son Lop: Kinh tế và Quản lý đô thị 55

Trang 8

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Bùi Thi Hoàng Lan

DANH MỤC BANG

Bảng 1.1 Sản xuất than theo quốc gia (triệu tấn) -2- 2 s+cxecxzxzrserseee 5

Bang 1.2 Xuất khẩu than theo quốc gia và năm (triệu tắn) . :- 7

Bang 1.3 Nhập khẩu than theo Quốc gia và năm (triệu tắn) - 2 +¿ §

Bảng 1.1 Giới hạn cho phép của tiếng ồn đối với người lao động 16

Bang 3.1 Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt (TCVN 6772:2000) -: 48

SV: Vũ Hoàng Son Lop: Kinh tế và Quản lý đô thị 55

Trang 9

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Bùi Thi Hoàng Lan

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Công nghiệp than là một ngành kinh tế quan trọng của nước ta, cung cấp nguồnnhiên liệu chủ yếu phục vụ các ngành công nghiệp (sản xuất điện, vật liệu xây dựng,

hoá chất, phân bón, giao thông vận tải, chế biến lương thực, thực phẩm), dân dụng

(làm chất đốt sinh hoạt cho các vùng nông thôn, miền núi) và xuất khâu nhưng đồngthời cũng gây ra tác động mạnh mẽ đến môi trường sinh thái

Việc phân tích các tác động đến môi trường của hoạt động khai thác là rất cần

thiết Thành phố Hạ Long là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnhQuảng Ninh, có vi trí quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm: Hà Nội - Hải Phòng -Quảng Ninh, góp phần xây dựng Tổ quốc ta ngày càng vững mạnh, nhiều danh lamthắng cảnh đóng trên địa bàn Việc khai thác than ở trên địa bàn có liên quan đến nhiềuvan đề như kinh tế, chính trị, an ninh Tôi chọn dé tài : “Phân tích các tác động đếnmôi trường của hoạt động khai thác than trên địa bàn thành phố Hạ Long” nhằm

góp phần chỉ ra những tác động của hoạt động đến sự phát triển kinh tế xã hội của

thành phố đồng thời kiến nghị một số biện pháp dé hạn chế những tác động không tốtđến sự phát triển kinh tế xã hội, môi trường của thành phó

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về ngành khai thác than

- Phân tích đánh giá được các ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường xung quanh.

- Đề xuất các biện pháp cho đơn vị tổ chức khai thác cũng như việc sử dụnghợp lý nguồn tài nguyên này nhằm giảm thiểu hạn chế tối đa các ảnh hưởng của hoạtđộng khai tác tới môi trường và con người.

3 Phạm vi - Đối tượng nghiên cứu

3.1 Phạm vỉ nghiên cứu

- Phạm vi thời gian: Đề tài chủ yếu tập trung vào phân tích, sử dụng số liệu, số

liệu chính thống của Tổng cục thống kê, Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh và các cơ quan

chức năng, các sở ban ngành liên quan trong khoảng thời gian từ năm 2010-2015.

- Phạm vi không gian: Pham vi nghiên cứu của dé tài bao gồm các mỏ than trên

địa bàn thành phố Hạ Long và các vùng lân cận

SV: Vũ Hoàng Son 1 Lớp: Kinh tế và Quan lý đô thị 55

Trang 10

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Bùi Thi Hoàng Lan

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu phân tích các hoạt động khaithác than cũng như tác động của hoạt động khai thác than tới môi trường của thànhphố Hạ Long

4 Tên và cấu trúc đề tài

DE TÀI : “PHAN TÍCH CAC TÁC DONG DEN MOI TRUONG CUAHOAT DONG KHAI THAC THAN TREN DIA BAN THANH PHO HA LONG”

Nội dung chuyên đề gồm phan mở dau, kết luận và 3 chương với tiêu đề như

sau :

Chương I: Khái quát chung về phân tích các tác động đến môi trường của hoạt

động khai thái thác.

Chương II: Phân tích các tác động đến môi trường của hoạt động khai thác than

trên địa bàn thành phố Ha Long

Chương III: Một số biện pháp hạn chế các tác động đến môi trường của hoạtđộng khai thác than trên địa bàn thành phố Hạ Long

SV: Vũ Hoàng Son 2 Lớp: Kinh tế và Quan lý đô thị 55

Trang 11

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Bùi Thị Hoàng Lan

CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT CHUNG VE PHAN TÍCH CAC TÁC ĐỘNG DEN

MOI TRƯỜNG CUA HOẠT ĐỘNG KHAI THAC THAN

1.1 TONG QUAN VE HOAT ĐÔNG KHAI THÁC THAN

1.2.1 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1.1 Khai niệm khoảng san than

Từ hang trăm năm nay, van dé nguồn gốc của than khoáng đã là đối tượngnghiên cứu tổng hợp của các nhà địa chất học, thạch học, cô thực vật học và địa hoáhọc Than chủ yếu do các loại thực vật, đôi khi có chứa một số di tích động vật tạothành Sự phong phú và đa dạng của thế giới thực vật đã là những nguyên nhân tạo nên

sự đa dạng của thành phần và cấu trúc của các loại than Trong quá trình thành tạo thanvật liệu thực vật, dưới tác động của quá trình tự nhiên, bị biến đồi dần theo hướng tăng

hàm lượng cacbon Cho nên gọi quá trình thành tạo than là quá trình cacbon hoá Sự

tăng dần hàm lượng cacbon trong vật liệu thực vật bị biến đổi xảy ra liên tục va tạo ra

dãy khoáng sản cháy: than bùn — than nâu — than đá — antraxit.

1.2.1.2 Một số khái niệm liên quan

* Via than: Via than là nơi tích tụ của than được giới han bằng hai mặt tương

đối song song nhau, một mặt được gọi là trụ, một mặt được gọi là mái (hay còn gọi là

vách) Via than là một thành viên của trầm tích chứa than, ranh giới của via than và đávây quanh thường là rõ ràng, chỉ đôi khi mới thấy chuyền tiếp dần qua các loại đá chứa

than như sét than, than chứa sét Tuỳ theo sự có mặt hay không của các lớp đá kẹp

trong via than mà người ta chia ra via có cấu trúc phức tạp hay đơn giản Trong một

via than đơn giản hoặc trong một phân via than có thé bao gồm nhiều lớp than thuộc

những loại hình nguồn gốc khác nhau Các bề than có bề dày rất khác nhau, từ vài mmtới hàng chục mét thậm chí có khi tới 200 - 300m Tuy theo bề day người ta chia ra viamỏng (dưới 1,3m), via dày trung bình (1,3 — 3,5m) và via dày (trên 3,5m) Chiều dàicủa vỉa than cũng rât khác nhau, từ vài mét, vài chục mét cho tới hàng trăm kilomet.

* Mỏ than: Mỏ than là một khu vực của vỏ Trái Dat, ở đó có sự tích tụ tự nhiên

của các trầm tích chứa than và các via than Mỏ than thường có diện tích tương đối

nhỏ, thay đổi trong phạm vi vài chục kilomet vuông, ít khi tới vài trăm kilomet vuông

Mỏ có thé là mỏ công nghiệp hay không công nghiệp, tuỳ theo việc khai thác mỏ cólợi về mặt kinh tế hay không

SV: Vũ Hoàng Son 3 Lớp: Kinh tế và Quan lý đô thị 55

Trang 12

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Bùi Thi Hoàng Lan

* Bề than: Bề than đó là một khu vực của vỏ Trái Dat, nam trong một đơn vi dia

kiến tạo lớn, bao gồm nhiều mỏ than có sự phân bố không gian tương đối liên tục và

có sự liên quan nhất định về điều kiện thành tạo, ké cả các biến đổi sau này Kích

thước của các bề than thường lớn, có khi đạt tới hang trăm nghìn km2 Theo mức độ

bị phủ của các trầm tích chứa than, người ta chia các bề than làm ba loại:

+ Các bé than ân: Trầm tích chứa than hoàn toàn bị các trầm tích không thanphủ khớp đều hoặc khớp không đều lên trên Hoàn toàn không thấy mặt đáy của bề

+ Các bé than nửa ấn: Về cơ bản trầm tích chứa than bị các trầm tích khôngthan phủ lên trên, nhưng một phần của mặt đáy bê vẫn có thể quan sát được

+ Các bé than hở: Ranh giới của bề trùng với bề mặt lỗi ra của bề mặt đáy bể

* Khu vực chứa than: Trong phạm vi của một bề than tuy theo điều kiện cấu tạo

và hành chính mà người ta chia ra thành các khu vực chứa than Đó là một nhóm mỏcùng nam trong một yếu tố cấu tạo nhất định

* Tỉnh chứa than: Đó là một khu vực tích tụ than rộng lớn, liên tục hay không

liên tục, bao gồm nhiều bề than và mỏ than cùng tuổi, giỗng nhau về điều kiện địa lí tự

nhiên khi thành tạo than và đá vây quanh chúng, giống nhau về địa tầng, bề dày vàđiều kiện thế nằm (A.K.Matveev)

1.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

1.2.1 Tình hình khai thác than trên thế giới

1.2.1.1 Thực trạng hoạt động khai thác than trên thé gidi

Than là một ngành công nghiệp mang tính toàn cầu, 40% quốc gia toàn cầu sản

xuất than, tiêu thụ than thì hầu như là tất cả các quốc gia

Toàn thế giới hiện tiêu thụ khoảng 4 tỷ tấn than hàng năm Một số ngành sửdụng than làm nguyên liệu đầu vào như: điện, thép và kim loại, xi măng và các loại

chất đốt hóa lỏng Than đóng vai trò chính trong sản xuất ra điện (than đá và than

non), các sản phẩm thép va kim loại (than céc).

Hàng năm có khoảng hon 4,0 tỷ tan than được khai thác, con số này đã tăng38% trong vòng 20 năm qua Châu Á là châu lục khai thác thác nhanh nhất trong khi

đó Châu Âu khai thác với tốc độ giảm dan

Trung Quốc là quốc gia khai thác than trữ lượng lớn nhất trên thế giới, năm

2014 khai thác 2,7 tỷ tấn than, tiếp đó là Mỹ và các nước EU Điều này cho thấy, than

có ở khắp mọi nơi trên trái đất chứ không tập trung tại một địa điểm nào nhất định cả

SV: Vũ Hoàng Son 4 Lớp: Kinh tế và Quan lý đô thị 55

Trang 13

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Bùi Thi Hoàng Lan

Bảng 1.1 Sản xuất than theo quốc gia (triệu tấn)

Quốc gia | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | Tylé | Dutra

(năm) China 1772 2380 | 1992,3 | 19923 | 1772 | 42,5% 41

USA 41 1040,2 | 1053,6 | 1026,5 | 5187,6 | 18% 224

EU 638 593,4 | 595,5 608 628,4 | 5,2% 51 India 638 47/84 | 4473 | 4284 | 6284 | 5,8% 114

Thị trường tiêu thụ than lớn nhất là Châu A chiếm 54% lượng tiêu thụ toàn thégiới, tập trung chủ yếu tại Trung Quốc

SV: Vũ Hoàng Son 5 Lớp: Kinh tế và Quan lý đô thị 55

Trang 14

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Bùi Thi Hoàng Lan

TH ƯONU TI14.b

1400.0

1200.0 1000.0

800.0

600.0

none mw Sản lượng (triệu tan)

Hình 1.1- Biểu đồ thé hiện sự sO sánh về sản lượng than của 10 quốc gia tiêu

thu than nhiêu nhât thê giới (triệu tan)

Than sẽ vẫn đóng vai trò quan trọng, đặc biệt tại các khu vực có tốc độ tăng

trưởng cao Tăng trưởng của thị trường than dành cho đốt lò hơi và than cốc sẽ mạnhnhất tại châu Á, nơi mà nhu cầu về điện, sản xuất thép, sản xuất xe hơi và nhu cầu dânsinh tiêu thụ tăng cao theo mức sống ngày càng được cải thiện dẫn theo sự tăng trưởng

về kinh tế

Than được khai thác thương mại tại hơn 50 quốc gia Hon 7.036 Mt/nam của

than đá cứng hiện tại dang được sản xuất, tăng đáng ké trong những năm qua Năm

2014, sản xuất than cốc và than non hơn 1.000 Mt Đức đứng dau thế giới về sản xuấtthan đá với 194,4 Mt còn Trung Quốc đứng thứ 2 với 100.6 Mt

Vì than là nguồn tài nguyên khoáng sản được vận chuyên với khối lượng lớnnên chỉ phí vận chuyền chiếm tỉ trọng lớn về giá thành trong các sản phẩm về than Thịtrường than xuất khẩu được chia thành 2 thị trường lớn là Đại Tây Dương và TháiBình Dương hiện chiếm 60% lượng than hơi nước được thông thương

Úc đứng đầu thế giới về xuất khẩu than chiếm 25.6% toàn thị trường xuất khâulớn Thị trường tiếp theo là Indonesia chiếm tới 21% tổng lượng xuất khâu trên thếgiới (Công ty Cổ phần Chứng khoán Hà Thành, 2010)

SV: Vũ Hoàng Son 6 Lớp: Kinh tế và Quan lý đô thị 55

Trang 15

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Bùi Thi Hoàng Lan

Bảng 1.2 Xuất khẩu than theo quốc gia và năm (triệu tấn)

Quốc gia | 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Chia

Bên cạnh những nước san xuất được than họ dem di dé xuất khẩu thì những

quốc gia không sản xuất được than hay lượng sản xuất ra chưa đáp ứng được nhu cầucủa họ trong hiện tai và tương lai thì họ buộc phải đi nhập khâu dé cân đối nguồn cungcho các hoạt động trong nước của mình.

Đất nước nhập khâu lớn nhất là Nhật — quốc gia không sản xuất được than mànhu cầu lại rất lớn Tiếp theo đó là Triều Tiên với 107.1 triệu tấn được nhập khẩu năm

2014.

SV: Vũ Hoàng Son Lớp: Kinh tế và Quan lý đô thị 55

Trang 16

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Bùi Thi Hoàng Lan

Bảng 1.3 Nhập khẩu than theo Quốc gia và năm (triệu tan)

1.2.1.2 Ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác than trên thé giới

Hiện nay, khai thác than trên thé giới đang áp dụng hai loại hình công nghệ khai

thác chủ yếu đó là công nghệ khai thác hầm lò và khai thác lộ thiên Tuy nhiên, với

mỗi loại hình công nghệ khai thác lại có những ưu điểm, nhược điểm riêng khác nhau

và tác động đến môi trường theo những hướng khác nhau

* Công nghệ khai thác ham lòKhai thác hầm lò gồm các khâu chủ yếu như thiết kế khai thác, mở đường, đào

lò hoặc giếng, khoan nỗ min, khai thác, sàng tuyên và khâu cuối cùng là tập kết thanthương phẩm

- Ưu điểm: Diện tích khai trường nhỏ; lượng đất đá thải thấp từ đó giảm sức

chịu đựng cho môi trường (bằng 1/5 công nghệ khai thác lộ thiên); ít ảnh hưởng đến

môi trường cảnh quan, địa hình; giảm nhẹ tồn thất tài nguyên sinh học và ít gây ra 6 nhiễm môi trường không khí.

- Nhược điểm: Hiệu quả đầu tư không cao; sản lượng khai thác không lớn; tốnthất tài nguyên cao (50- 60%); gây tôn hại đến môi trường nước; hiểm hoạ rủi ro cao;

de doa tính mang con người khi xảy ra sự cô như sập lò, cháy nô và ngộ độc khí lò

* Công nghệ khai thác lộ thiênCông nghệ khai thác lộ thiên gồm những khâu chủ yếu như thiết kế, mở moongkhai thác, khoan nổ min, bốc xúc đất đá đồ thải, vận chuyền, làm giàu và lưu tại khothan thương phẩm

SV: Vũ Hoàng Son 8 Lớp: Kinh tế và Quan lý đô thị 55

Trang 17

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Bùi Thi Hoàng Lan

- Ưu điểm: Đầu tư khai thác có hiệu quả nhanh; sản lượng khai thác lớn; công

nghệ khai thác đơn giản và hiệu suất sử dụng tài nguyên cao (90%)

- Nhược điểm: Khai thác lộ thiên có nhược điểm lớn nhất là làm mắt diện tíchđất, diện tích dùng cho khai trường lớn; khối lượng đất đá đồ thải lớn; phá huỷ HST

rừng, gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí; làm suy giảm trữ lượng nước

dưới đất; gây tôn hại cảnh quan sinh thái; ảnh hưởng lớn đến môi trường sống cộngđồng

Qua hai loại hình công nghệ trên, chúng ta thấy tác động của quá trình khai thácthan đến hệ thống môi trường rất khác nhau về quy mô, mức độ và tuỳ thuộc vào cácđiều kiện, yếu tố cụ thé như: công nghệ khai thác (đi kèm là các yếu tố đặc trưng vềchat thải, sự cố môi trường ), các điều kiện về địa lý, địa chất và các điều kiện tựnhiên khác.

Hoạt động khai thác than đem lại hiệu quả về mặt kinh tế rất lớn nhưng bên cạnh

đó khai thác than cũng đã và đang gây ra những tác động không nhỏ đến chất lượng môi

trường tại các khu mỏ khai thác và khu vực dân cư vùng mỏ.

Ô nhiễm môi trường tại khu vực mỏ khai thác than đang là van đề lớn cho cácnhà chức trách ở nhiều quốc gia đang khai thác và sử dụng loại tài nguyên nhiên liệunày Tại Hoa kỳ, khai thác than là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra ô

nhiễm môi trường Theo số liệu thống kê cho thấy, hoạt động khai thác than tại nước

này hàng năm thải hồi khoảng 60% lượng khí SO2, 33% lượng Hg, 25% lượng khí

NO, và 33% thán khí trên tổng số ô nhiễm không khí toàn quốc (Mai Thanh Tuyết,

2004) Vậy, chúng ta thấy dù có những thuận lợi rất lớn về kĩ thuật cũng như côngnghệ trong khai thác nhưng ngành than Hoa Kỳ vẫn phải gánh chịu những hậu quả xấu

do hoạt động khai thác than để lại đó là van nan 6 nhiễm môi trường

1.2.2 Tình hình khai thác than trong nước

1.2.2.1 Hoạt động khai thác than ở Việt Nam

a Điểm qua tài nguyên than Việt NamTài nguyên than Việt Nam phân bồ khắp cả nước gồm có 5 loại than chính như:

than antraxit, than mỡ, than bùn, than ngọn lửa dài và than nâu (Bộ Kế hoạch và Đầu

tư)

* Than antraxit (than đá)

SV: Vũ Hoàng Son 9 Lớp: Kinh tế và Quan lý đô thị 55

Trang 18

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Bùi Thi Hoàng Lan

Trữ lượng than đá được đánh giá là 3,5 tỷ tan trong đó ở vùng Quảng Ninh trên

3,3 tỷ tấn (tính đến độ sâu - 300m); còn lại gần 200 triệu tấn là năm rải rác ở các tỉnh:Thái nguyên, Hải Dương, Bắc giang Bê than Quảng Ninh được phát hiện và khaithác rất sớm, đã bắt đầu cách đây gần 100 năm dưới thời thuộc Pháp Hiện nay và có lẽ

trong tương lai, sản lượng than khai thác từ các mỏ ở bé than Quảng Ninh chiếm

khoảng 90% sản lượng than toàn quốc Trong địa tầng chứa than của bé than QuangNinh gồm rất nhiều vỉa than:

- Dai phía Bắc (Uông Bí-Bảo Đài) có từ 1 đến 15 via, trong đó có 6á 8 via cógiá trị công nghiệp.

- Dai phía Nam (Hòn Gai, Cam Pha) có từ 2 đến 45 via, có giá trị công nghiệp

là 10-15 vỉa.

- Phân loại theo chiều dày, của bể than Quang Ninh: Tính chất đặc trưng củathan Antraxit tại các khoáng sàng bề than Quang Ninh là kiến tạo rất phức tạp, tangchứa than là những dải hẹp, đứt quãng doc theo phương của via, góc dốc của via thay

đổi từ dốc thoải đến dốc đứng (9o-5lo) Các mỏ than có nhiều vỉa, với cấu tạo và

chiều day của via than thay đổi đột ngột

Đối với việc khai thác than ở bé Quang Ninh trước đây, có thời kỳ sản lượng lộ

thiên đã chiếm đến 80%, tỷ lệ này dần dần đã thay đổi, hiện nay còn 60%, trong tươnglai sẽ còn xuống thấp hơn Vì các mỏ lộ thiên lớn đã và sẽ giảm sản lượng, đến cuốigiai đoạn 2015-2020 có mỏ không còn sản lượng; các mỏ mới lộ thiên lớn sẽ không

có, nếu có là một số mỏ sản lượng dưới 0,5-1 tr.T/n Ty lệ sản lượng than ham lò tăng,

nói lên điều kiện khai thác khó khăn tăng, chi phí đầu tư xây dựng và khai thác tăng,

dẫn tới giá thành sản xuất tăng cao Cho nên, tuy trữ lượng địa chất của bé than Quang

Ninh là trên 3 tỷ tan, nhưng trữ lượng kinh tế là 1,2 tỷ tấn và trữ lượng công nghiệpđưa vào quy hoạch xây dựng giai đoạn từ nay đến 2010-2020 mới ở mức 500-600 triệutấn Mức độ khai thác xuống sâu là -150m Còn từ -150m đến -300m, cần phải tiếnhành thăm dò địa chất, nếu kết quả thăm dò thuận lợi, thiết bị và công nghệ khai tháctiên tiễn, việc đầu tư cho mức dưới -150m sẽ được xem xét vào sau năm 2020 Khaithác tối đa hợp lý cũng chỉ nên là 15 tr.T/n ở giai đoạn 2010-2015 (Bộ Kế hoạch vàĐầu tư, 2006)

-Than antraxit ở các vùng khác Có nhiều trữ lượng than đá antraxit khác nằm rải rac

ở các tỉnh: Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Sơn La, Quảng Nam, với trữ lượng từ vải

SV: Vii Hoàng Son 10 Lớp: Kinh tế và Quản lý đô thị 55

Trang 19

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Bùi Thi Hoàng Lan

trăm nghìn tấn đến vài chục triệu tắn ở các nơi này, quy mô khai thác thường từ vài nghìn

tan đến 100-200 ngh.T/n Tổng sản lượng hiện nay không quá 200 ngh.T/n (Bộ Kế hoạch

và Đầu tư, 2006)

* Than mỡ

Trữ lượng tiềm năng được đánh giá sơ bộ là 27 triệu tan, trong đó trữ lượng địa

chất là 17,6 triệu tấn, chủ yếu tập trung ở 2 mỏ Làng Câm (Thái Nguyên) và mỏ Khe

Bồ (Nghệ An) Ngoài ra, than mỡ còn có ở các tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình songvới trữ lượng nhỏ Than mỡ được dùng chủ yếu cho ngành luyện kim với nhu cầu rấtlớn sau năm 2000, nhưng trữ lượng than mỡ ở ta lại rất ít, điều kiện khai thác rất khókhăn Sản lượng than mỡ khó có khả năng cao hơn 0,2-0,3 tr.T/n, trong khi nhu cầu sẽ

tăng đến 5-6 tr.T/n vào giai đoạn 2010-2020 (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2006)[3]

* Than bùn

Than bùn ở Việt Nam nằm rải rác từ Bắc đến Nam, nhưng chủ yếu tập trung ởđồng bằng sông Cửu Long (với hai mỏ than lớn là U-Minh-Thượng và U-Minh-Hạ)

Cụ thé: - Đồng bằng Bắc Bộ: 1.650 tr.m3

- Ven biên Miền Trung: 490tr.m3

- Đồng bằng Nam Bộ: 5.000tr.m3 Trước đây vùng đồng bằng Nam Bộ được

đánh giá có trữ lượng là 1 tỷ tấn và còn cao hơn nữa Nhưng nạn cháy rừng đã phá huỷlàm mất rất nhiều trữ lượng than Từ trước tới nay than bùn được khai thác chủ yếudùng làm chất đốt sinh hoạt (pha trộn với than antraxit của Quảng Ninh) và làm phân

bón ruộng với quy mô nhỏ, khai thác thủ công là chính, sản lượng khai thác hiện nay

được đánh giá là chưa đến 10 vạn T/n Khai thác than bùn làm chat đốt hay làm phân

bón đều không có hiệu quả cao, mặt khác việc khai thác than sẽ ảnh hưởng đến môi

trường, môi sinh trong vùng, nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, bên cạnh đóđiều kiện khai thác, vận chuyên tiêu thụ, chế biến sử dụng than bùn cũng gặp không ítkhó khăn.

* Than ngọn lửa dàiChủ yếu tập trung ở mỏ Na Dương (Lạng Sơn), với trữ lượng địa chất trên 100triệu tấn Hiện nay khai thác được thực hiện bằng phương pháp lộ thiên, than khai thácchủ yếu phục vụ sản xuất xi măng ở Hải Phòng va Bim Sơn với sản lượng trên dưới

100 nghìn tắn/năm Than Na Dương là loại than có hàm lượng lưu huỳnh cao, có tính

tự cháy, nên việc khai thác, vận chuyên, chê biên sử dụng rat khó khăn va hạn chê.

SV: Vii Hoàng Son 11 Lớp: Kinh tế và Quản lý đô thị 55

Trang 20

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Bùi Thi Hoàng Lan

* Than nâu

Tập trung chủ yếu ở Đồng bằng Bắc Bộ, trữ lượng dự báo 100 ty tan Theo

đánh giá sơ bộ, than có chất lượng tốt, có thể sử dụng cho sản xuất điện, xi măng vả

công nghiệp hoá học Nhưng để có thê khai thác được, cần tiến hành thăm dò ở khuvực Bình Minh - Khoái Châu Hưng Yên, dé đánh giá một cách chính xác trữ lượng,

chất lượng than, điều kiện kiến tạo của vỉa than, nghiên cứu công nghệ khai thác thiết

kế Nói chung việc khai thác than này rất khó khăn về mặt địa hình, dân cư trong vùng

và về phương pháp khai thác v.v Theo đánh giá của một số nhà nghiên cứu địa chất

và khai thác, đối với than Nau ở đồng băng sông Hong thì có thé đưa vào đầu tư xâydựng mỏ và khai thác từ 2015-2020.

Hiện nay, Việt Nam có trữ lượng than đá vào khoảng 5 tỷ tấn Hàm lượng khí

than ở các mỏ than này là khá cao, từ 4 đến 10 m3/tan than Tại vùng đồng bang sôngHồng, đặc biệt là miền võng Hà Nội, trong quá trình thăm dò dầu khí đã phát hiện ở tất

cả các bồn trầm tích đều gặp các lớp than (mà chủ yếu là than nâu) Theo ước tính sơ

bộ, tại miền võng Hà Nội có khoảng 210 tỷ tan thân phân bồ trong khoảng chiều sâu3500m (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2006)

Như vậy, tài nguyên than Việt Nam rất đa dạng, phong phú và có trữ lượng lớn

trong đó trữ lượng than có kha năng khai thác cao đặc biệt là vùng bể than QuảngNinh.

1.2.2.2 Khai thác than anh hưởng đến môi trường nước ở Việt Nam

a Hiện trạng môi trường tại các mỏ than Việt NamHiện nay, TKV có khoảng 29 mỏ lộ thiên, 14 mỏ hầm lò phần lớn nằm ở khuvực bê than Quảng Ninh Trong những năm gan đây, cùng với việc tăng sản lượng

khai thác thì nạn ô nhiễm môi trường tạ các khu vực khai thác cũng đang tăng lên ở

mức báo động.

Môi trường vùng than Việt Nam hiện nay đang bị suy thoái và ô nhiễm nghiêm

trọng đặc biệt là ô nhiễm về nồng độ bụi, tiếng ồn và chất thải rắn (đất đá) Theo kếtquả thống kê cho thay: Hàng năm các khu mỏ than khai thác đồ thải từ vài trăm nghìn

đến hàng triệu m? nước thải (5 triệu m'), hàng trăm triệu mỶ đất đá và rất nhiều loại

khí, bụi độc hại khác nhau

Tại Quảng Ninh, thực trạng nạn ô nhiễm môi trường đang ảnh hưởng không nhỏ

đên sức khoẻ người lao động và cuộc sông của người dân trên địa bàn mỏ Thực trạng

SV: Vii Hoàng Son 12 Lớp: Kinh tế và Quản lý đô thị 55

Trang 21

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Bùi Thi Hoàng Lan

môi trường ở Quảng Ninh đang đến hồi báo động, nhiều cán bộ công nhân viên và nhân

dân trên địa bàn vùng than từ khu vực Đông Triều, Mạo Khê, Uông bí, Vàng Danh đếnkhu vực Hạ Long, Cam Pha, Coc Sáu, Cửa Ong , Mông Duong nhiều năm nay phảisông trong bụi than Đặc biệt tuyến đường “bão tap” (Mao Khê — Bến Cân, Vàng Danh

ra cảng Điền Công, khu vực cảng 6, khu vực cầu 4 phường Cam Son và từ Cửa Ông đến

Mông Dương ) bụi than đã quá đến mức báo động (Bộ tài nguyên và Môi trường,2006)

Qua kết quả quan trắc môi trường trên khu vực mỏ khai thác, nồng độ bụi tại

các mỏ được quan trắc đều vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP) nhiều lần (như khu vực

mỏ Mông Dương, Hà Trung, Hồng Hà, Vàng Danh và Khe Ngát) Nước thải của công

ty than Hà Lầm (Quảng Ninh) có hàm lượng BOD (nhu cầu ôxi hoá sinh học) và COD(nhu cầu ôxi hoá hoá học) vượt TCCP nhiều lần (từ 3,9-5,7 lần); hàm lượng Sunfua,TSS của công ty than Mông Dương (Quang Ninh) cao gấp đôi mức TCCP; hàm lượngTSS trong nước thải của công ty than Dương Huy (Quảng Ninh) còn vượt đến 15,6 lầnTCCP (Báo điện tử Quảng Ninh, 2007)

Ngoài ra, khi quan trắc các thông số môi trường (đất, nước và không khí) tạinhiều cty khai thác than khác thì các thông số được quan trắc đều không đạt TCCP

Bên cạnh đó, hoạt động khai thác than có những ảnh hưởng rất lớn đến khảnăng canh tác nông nghiệp tại các khu vực gần khu mỏ khai thác Ô nhiễm môi trườngtại Đông Triều (Quảng Ninh) do khai thác than đã làm suy giảm nghiêm trọng chấtlượng đất canh tác nông nghiệp, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng Ước tính thiệt hại

do ô nhiễm môi trường tại đây làm suy giảm 20% năng suất lúa toàn huyện (Báo điện

tử Quảng Ninh, 2007)

Có thể nói, việc tăng sản lượng khai thác than trong những năm qua đã và đang

kéo theo nhiều những tác động xấu cho môi trường, ảnh hưởng không nhỏ đến HST tại

khu vực khai thác và hoạt động sống của người dân quanh vùng Trong khi đó thì

chính sách đầu tư cho các giải pháp bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm lại chưa tương

sứng với sản lượng khai thác hàng năm.

b Khai thác than ảnh hưởng đến môi trường nước Việt NamKết quả nghiên cứu của Cực Bảo vệ môi trường cho thay, môi trường tại QuảngNinh môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng do khai thác than Đặc biệt, nước ở một

SV: Vii Hoàng Son 13 Lớp: Kinh tế và Quản lý đô thị 55

Trang 22

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Bùi Thi Hoàng Lan

sỐ vùng khai thác than đã bị nhiễm ban nitơ, hóa chất cực độc với sức khỏe con người

đơn vị thuộc ngành than, tổng lượng nước thải từ mỏ (năm 2009) là 38.914.075m’

Con số này chưa phản ánh đầy đủ, vì chưa ai tính được lượng nước rửa trôi từ các bãithải mỏ Đối với hai thông số điển hình tác động đến môi trường của nước thải mỏ là

độ pH và cặn lơ lưởng, các kim loại nặng (sắt, mangan) Trong đó độ pH giao động từ3,1 đến 6,5, hàm lượng chất răn lơ lửng cao hơn ngưỡng cho phép từ 1,7 đến 2,4 lần

Vì thế, nước thải từ mỏ gây ra nhiều ảnh hưởng đến hệ thống sông, suối, hồ vùng venbiển - gây bồi lấp, làm mat nguồn thủy sinh, suy giảm chất lượng nước Đặc biệt, 6

nhiễm tại vùng mỏ là ô nhiễm tích lũy, cộng với tác động của nạn khai thác than trái

phép trong thời gian dài, dẫn đến tình trạng một số hồ thủy lợi vùng Đông Triều đã bị

chua hóa, ảnh hưởng đến chất lượng nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp

Kết quả phân tích nước thải năm 2010 tại một số khai trường trên địa bàn cáctỉnh Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn cho thấy, nước thải từ các mỏ thường chứa

mau sắc cao, độ pH thấp Nước thải tại các khai trường khai thác mỏ Cọc Sáu, Cao

Sơn, Mông Dương, Mạo Khê, Vàng Danh đều có hàm lượng chất lơ lửng cao hơn

qui chuẩn Hầu như nước thải tại các mỏ than đều bị ô nhiễm mangan, vượt quá qui

chuẩn cho phép

Theo số liệu phân tích tại một số điểm giếng nước tại 3 tỉnh còn cho thấy, các

giếng nước tại các điểm khu dân cư, khu mỏ than, có dấu hiệu ô nhiễm amoni và

coliform ở mức độ nhỏ, có xu hướng giảm.

Ảnh hưởng từ nước thải mỏ đã làm cho chất lượng nước mặt tại các điểm sông, suối, hồ khu vực lân cận các mỏ than bị suy giảm Trong đó, chất lượng nước mặt tại

Quảng Ninh có dấu hiệu ô nhiễm nặng hơn Thái Nguyên và Lạng Sơn.

Hoạt động khai thác than từ thời thuộc địa, khai thác than trái phép và khai thácthan lộ thiên còn làm hạ thấp tầng chứa nước ngầm, làm suy giảm trữ lượng nước và

SV: Vii Hoàng Son 14 Lớp: Kinh tế và Quản lý đô thị 55

Trang 23

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Bùi Thi Hoàng Lan

có nguy cơ bị axit hóa Tại các điểm quan trắc khu vực nhà dân xung quanh các mỏ

than Mạo Khê, Hà Tu, Cọc Sáu cho thấy, chất lượng nước ngầm tại khu vực Quảng

Ninh đã bi ô nhiễm amoni và vi sinh vật Nước ngầm tại các điểm quan trắc khu vực

mỏ than Núi Hồng, Khánh Hòa, Na Dương thuộc Thái Nguyên và Lạng Sơn cũng nằm

trong tình trạng ô nhiễm amoni và coliform (Bộ Tài Nguyên và Môi trường, 2012).

1.2 CAC TÁC DONG MOI TRUONG CUA HOAT ĐỘNG KHAI THÁC THAN

1.2.1 Môi trường không khí

Môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng do bụi không chỉ ở những khu

vực khai thác ma cả ở các khu vực dân cư, trong các lang mạc và các khu đô thị Bui

bao phủ lên khắp các làng mái nhà, ruộng vườn, trên cá thảm xây xanh dọc theo đường

vận chuyên than Bụi tích tụ trên lá cây làm giảm khả năng quang hợp, ảnh hưởng đến

sự phát triển của cây xanh do có các độc tố chứa trong bụi Bụi gây tác hại đến cáccông trình và vật liệu, máy móc vì bụi có chứa các chất hoá học, khi bám vào bề mặt

của vật liệu sẽ gây ra các phản ứng hoá học, làm hư hỏng các công trình máy móc thiết

bị Bụi gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng Bụi gây bệnh bụi phối và các bệnhđường hô hấp

Mức độ ô nhiễm bụi tuỳ theo mùa và cường độ hoạt động khai thác liên quan.

Nguồn sinh bụi chủ yếu là do các khâu khoan nổ min, khai thác gương lò chợ, sàngtuyển tại các nhà máy tuyển than, bốc rót than tại các bến cảng, bụi từ các bãi thải mỏ

lộ thiên cao hàng trăm mét, dài hàng chục km theo dọc bờ biển từ vịnh Hạ Long đếnBái Tử Long do gió cuốn theo, bụi do vận chuyển than và đất đá băng ôtô từ khu vựckhai thác qua các khu dân cư đên nhà máy tuyên, kho chứa hoặc đên các bên cảng.

Ngoài bụi từ các mỏ than ham lò còn thoát ra một lượng lớn khí độc như khí

CO, SO›, HS, NO,, CH Tại các khu vực sang tuyên, nghiền , chế biễn than còn xảy

ra quá trình ôxy hoá dẫn đến suy giảm nồng độ Oxy cần thiết dé hô hap ( <12%)

1.2.2 Tiếng ồn

Độ én, rung do các hoạt động trong khai thác lộ thiên, ham lò, các nha máytuyển, các nhà máy cơ khí gây nên nhe cá máy khoan, xe goòng, các thiết bị, bãi nỗmìn, máy xúc, máy gạt, xe vận tải cỡ lớn, các băng tải, quang lật, búa hơi máy, gò,tiện, sàng, rung, máy nghiên than Độ ồn ngay sát các thiết bi máy móc cỡ lớn đanghoạt động thường vượt TCCP 20-40 đB Các tuyến băng tải, các đường ô tô chở than,đất đá và nhà máy tuyên là các nguồn gây ô nhiễm mạnh cùng với phát tán bụi lớnnhất.Tại các khu vực khai thác hầm lò thường có độ ồn cao vì âm khó phát tán trong

các đường lò.

SV: Vii Hoàng Son 15 Lớp: Kinh tế và Quản lý đô thị 55

Trang 24

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Bùi Thi Hoàng Lan

Tiếng ồn trong khai thác mỏ là không thê tránh khỏi và chúng thường gây lêncác bệnh nghề nghiệp đối với công nhân có thời gian tiếp xúc lâu dai (ít nhất là 3tháng) về thính giác Ngoai ra nếu tiếng ồn vượt quá giới han cho phép nhiều lần thì

còn có các ảnh hưởng rất lớn đối với hệ thần kinh của co người như gây mat thăng

băng, chóng mặt Tiếng ồn giảm năng suất lao động của con người từ 20 đến 20%, làmphát sinh hoặc tăng các tai nạn lao động.

Tiêng ôn với mức âm lớn hơn 70dB có tác động xâu đên việc trao đôi thông tin cộng đông thời gian và mức ôn cho phép đôi với con người.

Bảng 1.4 Giới hạn cho phép của tiếng ồn đối với người lao động

STT | Thời gian tác động (số gid trong ngày) | Mức ồn (dB)

1.2.3 Môi trường nước

Môi trường nước bị 6 nhiễm do hai nguồn chính là nước chảy trên bề mặt, nước

mưa và nước thải từ các khu mỏ Hầu hết các đơn vị khai thác, sảng tuyển và chế biếnđều thải ra một lượng nước thải rất lớn Đặc biệt, các hoạt động khai thác than đềunằm trong các khu vực có hệ sinh thái rùng, hệ sinh thai các lưu vực, môi trườngđất và nằm xen kẽ các khu vực dân cư Do đặc thù của loại hình khai thác nên nướcthải hầm lò bị axit hoá mạnh, có chất rắn lơ lửng cao, có hàm lượng các kim loại mạnhnhư Fe, Mn, Cu , Zn do việc sử dụng các dung dịch tuyển Các nguồn thải này khôngđược xử lý cộng với lượng mưa lớn tạo ra dòng chảy bề mặt đồ thải trực tiếp vàonguồn nước mặt là các sông suối, ao hồ chứa nước, gây ô nhiễm nghiêm trọng môitrường nước Dat đá từ các bãi thi bị mưa lớn bào mòn cuốn trôi theo dòng chảy mặtlàm bồi lấp sông suối, làm cạn kiệt nguồn nước mặt về mùa khô

Các hoạt động khai thác ham lò sâu dưới lòng đất gây nứt nẻ, sụt lún địa hình lànguyên nhân suy thoái hệ thống thủy vực trong khu vực và hạ thấp mực nước ngầm,

dan đên sự thâm nhiêm nước biên vào nguôn nước ngâm.

SV: Vii Hoàng Son 16 Lớp: Kinh tế và Quản lý đô thị 55

Trang 25

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Bùi Thi Hoàng Lan

Đối với hoạt động khai thác than ở khu vực gần bờ biển ( như ở tinh Quảng

Ninh), ô nhiễm bờ biển là một trong những tác động rất đáng kê của hoạt động khaithác than Khoáng sàng than nằm dọc theo bờ vịnh Hạ Long và Bái Tử Long Hàng

chục triệu mét khối nước từ các mỏ ra sông suối không qua xử lý và đồ thăng ra biển

Hàng chục ngàn mét khối dat đá từ các bãi thai bị mưa lớn bao mòn, cuốn trôi theo cácdòng sông, suối rồi đồ ra biển Sự bồi lấp đất đá đã xoá số 200 ha đất canh tác dọcđường 18 cũ từ thị xã Cam Phả đến Coc Sáu Bờ biển bị lan chiếm khoảng 700-800m.Cảnh quan trong vịnh Hạ Long và Bái Tử Long bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

1.2.4 Ô nhiễm môi trường đất và làm mắt quỹ sử dụng dat

- Xói mòn và bôi lap đất đá

Quá trình khai thác than đã thải ra hàng triệu mét khối đất đá thải Đất đá thải từ

các mỏ lộ thiên, hầm lò từ các nhà may tuyén than Theo tính toán sơ bộ , để khai thác

1 tan than bằng phương pháp lộ thiên phải bóc 5-6m” đất đá, và một tan than từ các mỏham lò thải ra 1mỶ và tuyển 1 tan than thai ra 0,3 m” đất đá Về mùa mua, đất đá từ cácbãi thải này bi nước mưa sói mòn, cuốn trôi làm bồi lấp sông suối, ao hồ chứa nước vàruộng vườn của các khu dân cư, khu nông nghiệp, công nghiệp, bồi lap vùng bờ biển

- Lam mat quỹ sử dụng dat

Khai thác than chiếm dụng một diện tích đất rất lớn ( ví dụ với tỉnh Quảng Ninh

là 2,9% diện tích của toàn tỉnh) Đề hoàn thổ được đất sử dụng cho mục đích côngnghiệp của ngành than đòi hỏi phải có thời gian, tốn nhiều sức lực, tiền của

1.2.5 Tác động đến đa dạng sinh học

Việc huy động quỹ đất dành cho hoạt động khai thác than đồng nghĩa với việcgiảm một quỹ đất tương ứng với một số mục đích sử dụng khác nhau Điều đó có thể

ảnh hưởng đa dạng sinh học của hệ động thực vật trong khu vực khai thác Phá hủy

một khối lượng lớn số loải động thực vật trong khu vực khai thác, phá vỡ hệ sinh tháinông, lâm nghiệp, hệ sinh thái cảnh quan Chiếm chỗ và làm thay đổi chỗ cư trú, sinh

sống của một số loài động vật tự nhiên của khu vực Mặt khác, khai thác than gây ra ô

nhiễm môi trường ( không khí, nước ) trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến sự sinhtrưởng và phát triển của các loài động thực vật trong khu vực khai thác cũng như cáckhu vực lân cận.

1.2.6 Tác động đến kinh tế xã hội

Hoạt động khai thác than tạo điều kiện thúc đây các ngành khác phát triển theohiệu ứng lan tỏa.Nguồn thu từ hoạt động khai thác than đóng một ty trọng rất lớn trongnguồn thu của ngân sách, đây là nguồn chi phục vụ cho các chính sách, chương trình

SV: Vũ Hoàng Son 17 Lớp: Kinh tế và Quản lý đô thị 55

Trang 26

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Bùi Thi Hoàng Lan

phát triển kinh tế, xã hội Cơ sở hạ tầng được nâng cấp tạo điều kiện cho các lĩnh vựckhác phát triển, dich vụ hàng hóa lưu thông dé dàng Các điểm khai thác than sẽ được

đô thị hóa, đời sống của người dân sẽ được nâng cao Tạo việc làm và nâng cao thu

nhập cho các lao động trực tiếp và gián tiếp liên quan đến hoạt động khai thác than

Kinh tê phát triên tạo điêu kiện cho văn hóa, giáo dục, y tê phat triên, người

dân có cơ hội được tiép cận với các dịch vụ và được hưởng phúc lợi xã hội nhiêu hơn Tuy nhiên, bên cạnh đó, sự lai tạp văn hóa cũng là gây nên có mặt trái của nó Đó là

van dé gia tăng tệ nạn xã hội, an ninh xã hội khó được đảm bao

1.2.7 Tác động đến sức khoẻ

Hiện nay, hoạt động khai thác than đã có nhiều biện pháp để giảm thiểu tácđộng xấu đến môi trường.Tuy nhiên, ô nhiễm môi trường vẫn đang là một vấn đề bức

xúc của hoạt động này Ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước và không khí

từ các giai đoạn xây dựng, vận hành và kết thúc mỏ là nguyên nhân gây ra các bệnh vềđường hô hap, các bệnh liên quan đến nước đối với công nhân mỏ cũng như người dân

địa phương ở khu vực khai thác.

1.3 KINH NGHIEM DUC KET

Phân tích tác động đến môi trường chủ yếu là sự nhận dang và nghiên cứunhững tác động, ảnh hưởng đáng kể do quá trình hành động của con người trong đờisông, phát triển kinh tế-xã hội nảy sinh ra Song, phần lớn chúng tập trung vào các tácđộng dự kiến nây sinh do một quyết định trong một cơ chế hay một chính sách được

đề nghị ban hành Mặt khác, khi nhìn lại các phân tích tác động đến môi trường của

các dự án, chương trình, chính sách đã tiến hành nhằm đánh giá các dự kiến trước đây

có chính xác hay không EIA có thé được thực hiện cho mọi hoạt động xã hội, côngcộng, tư nhân, ở gia đình, hoặc công nghiệp của địa phương hoặc quốc gia Đây là

công việc của các nhà khoa học tự nhiên chủ yếu tập trung vào việc chỉ ra, vạch ra và

miêu tả các tác động về vật chất của các dự án hoặc chương trình, nhất là theo dõi liênkết phức tạp lan truyền những tác động này thông qua hệ sinh thái, những phân tíchnày không nhằm mục đích đánh giá trị về xã hội của những tác động này

Nhiều nước đã có các luật yêu cầu xem xét, đánh giá tác động đến môi trường

khi nghiên cứu các chương trình và dự án quan trọng của nhà nước cũng như trong

một số trường hợp của tư nhân

Các phân tích tác động đến môi trường này cho ta những thông tin chủ yếu sau

Trang 27

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Bùi Thi Hoàng Lan

+ Những ảnh hưởng có tac động đến môi trường không thé tránh được nếu

chương trình, dự án được thực hiện.

+ Các phương án về hoạt động của các chương trình, dự án được đề nghị thựchiện.

+ Các môi quan hệ vê ảnh hưởng đên môi trường sông của con người trong thời

gian ngăn va trong thời gian dai khi chương trình, dự án được thực hiện (như nâng cao hay làm giảm chât lượng sông, tăng hay giảm năng suât của các lĩnh vực sản xuât có

liên quan ).

+ Những cam kết về tài nguyên không bị thiệt và những tài nguyên không thé

phục hồi được khi chương trình, dự án thực hiện

Nhiều nước cũng đã thành lập “ Hội đồng về chất lượng môi trường ” nhằmđiều hành việc đánh giá tác động môi trường từ cấp nhà nước đến địa phương và lậpbáo cáo hang năm về tình trạng môi trường quôc gia.

Tuy các phân tích các tác động đến môi trường chủ yếu là các công việc của cácnhà khoa học tự nhiên nhưng các nhà kinh tế cũng có vai trò rõ rệt vì những tác độngđến môi trường không chỉ thông qua các mối liên kết sinh thái có thé bị lan truyền mà

nó còn liên quan đến mối liên kết kinh tế Chắng hạn, có một dự án xây dựng đập ngăn

nước của một dong sông dé làm ngập nước một thung lũng nhằm cung cấp một kha

năng mới về giải trí trên mặt nước Khi thực hiện thì phần lớn những tác động đến môitrường chính là việc làm ngập nước thung lũng sẽ gây thiệt hại về động vật, thực vật

mà còn mất đi về sự hoang dã khi du lịch trên sông, mất đất canh tác, v v Mặt khác,còn nhiều điều có thể xây ra như thay đổi trạng thái tư tưởng và thái độ ứng xử củadân chúng khi họ bị ảnh hưởng của dy án Đó là việc người đến du lich, giải trí có thélàm không khí bị ô nhiễm và tắc nghẽn giao thông hoặc phải di chuyển nơi ở hoặc cóthời cơ phát triển được buôn bán do khuyến khích giải trí đem lại có thé ảnh hưởngxấu đến môi trường Do đó, khi nghiên cứu toàn bộ tác động của đập và sự ngập nướcđến môi trường, không những chỉ đưa ra những ảnh hưởng về vật chất của nó mà cònphải tìn hiểu, phân tích những phản ứng, cũng như việc thích nghi của dân chúng đối

với công trình mới này, đó là công việc của các nhà kinh tê.

TIỂU KET CHUONG 1

Với sự quy hoạch phát triển không ngừng của các ngành trong xã hội như côngnghiệp, nông nghiệp, giao thông, thuỷ sản, du lịch - dịch vụ, đô thị hoá nhằm đápứng nhu cầu con người theo sự gia tăng dân số mà không chú ý đúng mức đến công tácbảo vệ môi trường, 6 nhiễm môi trường, sự cô môi trường, suy giảm tài nguyên sinh

SV: Vii Hoàng Son 19 Lớp: Kinh tế và Quản lý đô thị 55

Trang 28

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Bùi Thi Hoàng Lan

vật, thay đôi khí hậu toàn cầu ngày càng nghiêm trọng Dé quản lý môi trường đượcthắt chặc hơn, việc phân tích đánh giá các tác động đến môi trường là không thê thiếu

Chương | tập trung trình bày về tong quan hoạt động khai thác than trong nước

và trên thế giới, đã cho ta thấy được tầm quan trọng của ngành than đối với nền kinh tếnước nhà cũng như trên thế giới Nhưng ngoài những mặt tích cực của ngành than thìcũng có những mặt tiêu cực, đặc biệt là những sự tác động đến môi trường như tácđộng đến môi trường không khí, nước, đất, kinh tế xã hôi, Và sau đây, ở chương 2,

em sẽ trình bày về các tác động môi trường của hoạt động khai thác than ở thành phố

Hạ Long.

SV: Vũ Hoang Son 20 Lớp: Kinh tế và Quản lý đô thị 55

Trang 29

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Bùi Thi Hoàng Lan

CHƯƠNG 2

PHAN TÍCH CÁC TÁC ĐỘNG DEN MOI TRƯƠNG CUA VIỆC

KHAI THÁC THAN TRÊN ĐỊA BÀN THÁNH PHÓ HẠ LONG

2.1 TÌNH HÌNH KHAI THÁC THAN TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG

Quảng Ninh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, có nhiều loại

đặc thù, trữ lượng lớn, chất lượng cao mà nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước không

có được như: than, cao lanh, đất sét, cát thủy tinh, đá vôi Trong đó đặc biệt là than

với gần 90% trữ lượng của cả nước Đây chính là đặc điểm hình thành vùng công

nghiệp khai thác than từ rất sớm Vùng khai thác than, chế biến, tiêu thụ than có phạm

vi rất lớn, trải dài từ Đông Triều, Uông Bí, Hoành Bồ, Hạ Long và Cam Phả.Tuynhiên, hoạt động khai thác than luôn có những diễn biến phức tạp, gây tác động xấuđến nhiều lĩnh vực Những con đường chính trong thành phố như Cao Xanh, Hà Lam phải thường xuyên tưới nước quanh năm vì bụi.

Hiện tại, theo thống kê khu vực TP Hạ Long và TP Câm Phả chạy dọc theo vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long có 12 mỏ khai thác than lộ thiên, 17 mỏ khai thácthan ham lò, 15 cảng và 4 nha máy tuyên than đang hoạt động, với sản lượng khai thác

than tại khu vực này đạt khoảng 35 triệu tắn/năm Đây là hoạt động tạo ra nguồn thải

lớn nhất, tác động mạnh mẽ nhất và có uy hiếp nghiêm trọng nhất đến môi trườngvùng vịnh Hạ Long.

Đến thời điểm này, nhiều mỏ lộ thiên đã âm quá giới hạn cho phép là -300m (sovới mặt biên), nhưng vẫn tiếp tục khoan thăm dò khai thác, bất chấp những tác hại về

cấu tạo địa chất, làm tiền đề cho những thảm họa khác như lở đất, nhiễm mặn và biến

đổi sinh thái

Hoạt động khai thác than lộ thiên đi kèm với hoạt động đồ thải (đất, đá, xít),

theo tính toán của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV), cứ

sản xuất được 1 tan than lộ thiên thì phải đồ thải từ 10 đến 13 tấn thải và khoảng 3m”nước thải từ khai trường Theo Sở TN-MT tỉnh Quảng Ninh, tổng lượng nước thải mỏ

vì các công ty than ngày càng tăng công suất khai thác mỏ Hiện nay, hầu hết nước

thải mỏ và đất thải mang tính axit, độ đục cao đều được đồ trực tiếp ra vịnh mà không

SV: Vii Hoàng Son 21 Lớp: Kinh tế và Quản lý đô thị 55

Trang 30

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Bùi Thi Hoàng Lan

qua bất cứ qui trình xử lý nào Tại những mỏ than Hà Tu, cảng than Cầu Trắng, CaoSơn tình trạng đồ thải vẫn còn xảy ra Tại các cảng than, tình trạng vận chuyên, bốc

rót than trong “vùng bảo vệ tuyệt đối” vẫn có Nhiều tàu trọng tải lớn đến nhận thankhông vào cảng được phải dùng biện pháp chuyên tải nên lượng than rơi vãi xuốngvịnh Hạ Long khá nhiều

Báo cáo của TKV cho thấy, những năm gần đây, số lượng đồ thải của các đơn

vị sản xuất than trung bình 210 triệu m”/năm (vùng than Cam Phả chiếm khoảng 150

triệu m”/năm, vùng than Hạ Long chiếm 45 triệu mỶ/năm) Đặc biệt nguy hại là các bãi

thải ven bờ vịnh Hạ Long hiện nay, đó là bãi thải nam Đèo Nai rộng 230ha, bãi thảituyên than Cửa Ông rộng 125 ha lúc nào cũng trong tình trạng quá tải

Việc đồ thải được tích tụ sau nhiều năm đã thành những núi thải khống lồcaohon +300m (so với mực nước biển), tập trung chủ yếu tại 4 bãi thải ngoài là Đông

Cao Sơn, Bàng Nâu, Nam Khe Tam - Đông Khe Sim (TP Cẩm Phả) và bãi thải ChínhBắc (TP Hạ Long)

Theo số liệu của Viện Tài nguyên và Môi trường biển mới công bố, hiện naymỗi năm vùng vịnh Hạ Long - Bái Tử Long phải tiếp nhận khoảng 43 nghìn tấn COD;

9 nghìn tan BOD; khoảng 135 tấn kim loại nặng Đây là những chat ôxy hóa có rấtnhiều trong các nguồn chất thải và hầu hết các nguồn ô nhiễm chưa được xử lý trướckhi xả ra môi trường.

2.2 PHAN TÍCH CAC TÁC ĐỘNG DEN MOI TRUONG CUA HOAT ĐỘNG

KHAI THAC THAN O DIA BAN THANH PHO HA LONG

Quảng Ninh có trữ lượng than lớn nhất nước ta, nếu tính ở độ sâu trữ lượng ướctính khoảng 3,5 tỷ tan, cho phép khai thác khoảng 30-40 triệu tấn/năm và khai tháctrên 100 năm nữa Từ năm 1961 đến nay đã khai thác trên 260 triệu tấn Có thể nóihoạt động khai thác thai tác động môi trường trên nhiều phương diện, gồm cả các tác

động trực tiếp lẫn gián tiếp Việc khai thác than có tác động chủ yếu đến môi trường từcác hoạt động như san gạt, nô min, khai thác, vận chuyển than, sàng tuyển than Trong

đó có mỏ than Núi Béo thuộc địa bàn thành phố Hạ Long, nam trong khu vực khai

thác mỏ của thành phố thuộc dia ban phường Hà Lầm, Hà Tu, Hà Trung và đường vậnchuyền ra cảng, cảng tiêu thụ thuộc địa phần phường Hồng Hà

2.2.1 Tác động đến môi trường không khí

@ Tac động của bụi

> Trong giai đoạn thi công xây dựng mỏ

SV: Vii Hoàng Son 22 Lớp: Kinh tế và Quản lý đô thị 55

Trang 31

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Bùi Thi Hoàng Lan

Giai đoạn thi công xây dựng mỏ bao gồm các hoạt động chủ yếu là hoạt độngbóc đất xây dựng cơ bản, san gạt tạo các mặt băng phân xưởng, đường giao thông Vìvậy, bụi ở giai đoạn này phát sinh với khối lượng rất lớn

Theo tính toán, khối lượng đất bóc do hoạt động xây dựng cơ bản là khoảng

300000m” Hoạt động san gat tạo các mặt bằng phân xưởng, đường giao thông, đào

dap khoảng 57.726m đất đá Theo phương pháp đánh giá nhanh của WHO, công đoạnnày xẽ tạo ra khoảng 13,92 tan bụi Bui do khói động cơ máy thi công: Trong quá trìnhbóc đất đá, có khoảng 1/4 khối lượng đất đá được bóc, xúc bằng máy thi công có sử

dụng động cơ diezen là 257.726m” Theo tài liệu của WHO, khi sử dụng 1 tấn dầu đốivới động cơ đốt trong tạo ra khoảng 0,94 kg bụi Tính trung bình cứ san ủi, đào đắp

Im? đất đá, các phương tiện thiết bị thi công tiêu tốn 0,37 kg dầu Như vậy lượng bụitạo ra do khói động cơ máy thi công của giai đoạn xây dựng mỏ là: 257,726 x 0,37 x

0,94 x 10°= 0,089 tan bụi.

Bui phát sinh trong giai đoạn nay từ các hoạt động: hoạt động khoan nô min,

bốc xúc và vận chuyền đất đá, than, từ hoạt động san gạt đất đá dé tạo các mặt bằng,

đường giao thông Theo tính toán giai đoạn 2001- 2004, khoảng 430 tấn bụi đất, đá

phát sinh do các hoạt động như : bốc xúc, vận chuyền và san gat các mặt bang trong

dự án; trên 89 tấn bụi phát sinh từ quá trình đốt cháy nhiên liệu của động cơ Lượngbụi này chủ yếu phát tán trong phạm vi khai trường, ảnh hưởng trực tiếp đến người laođộng trong các khâu sản xuất Đối với hoạt động vận chuyền đất đá, than tạo ra nguồnphát sinh bụi, bụi sẽ lan truyền trong khai trường theo hai bên đường ô tô và bị ảnh

hưởng bởi hướng gió và vận tốc gió trong khu vực

> Trong giai đoạn vận hành khai thác

Bụi tạo ra ở giai đoạn này chủ yếu do hoạt động bóc, bốc xúc và vận chuyên đất

đá và than, hoạt động nô mìn và khói của động cơ máy thi công Bụi tạo ra do hoạt

động bóc, bốc xúc và vận chuyền đất đá và than Theo thiết kế cả đời dự án từ năm2005- 2025; khối lượng đất bóc là 230.893.000m”; than tính theo khối lượng khoảng

251.333.714 mỶ Theo phương pháp tính toán của WHO, lượng bụi tao ra trong côngđoạn này là vào khoảng 137529,8 tan Khối lượng đất đá phải khoan nỗ min hàng năm

đối với mỏ Núi Béo là 2,5 triệu m”- 4 triệu mỶ Theo tài liệu nghiên cứu khi nổ min tạo

1 tấn đất đá phát sinh khoảng 0,027-0,17 kg bụi Bui tạo ra do khói động co máy thicông Máy xúc chạy bằng dau diezel chiếm 20%, tính tương khối lượng bốc xúc bằng

máy chạy dầu cũng chiếm 20% tương đương với 50.266.742m” Bụi tạo ra do khói khi

đốt nhiên liệu ở công đoạn này là 17,48 tấn Lượng bụi tạo ra do khói của hoạt động

vận chuyền đất đá là 167,27 tấn Bụi do hoạt động vận chuyền than là 14,91 tấn Bụi

do hoạt động sàng tuyên than

SV: Vii Hoàng Son 23 Lớp: Kinh tế và Quản lý đô thị 55

Trang 32

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Bùi Thi Hoàng Lan

Bui gây anh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng Bui gây bệnh bụi phôi và cácbệnh đường hô hấp Kết quả khám định kỳ cho 1700 công nhân ngành than cho thấy

trên 40% người mắc bệnh viêm mũi, viêm họng; 17% mắc bệnh viêm xoang sau 5 nămlàm việc; 40% mắc bệnh phế quản sau 5 năm làm việc Số công nhân ngành than bị

bệnh bụi phổi chiếm 85% tong số người mắc bệnh của cả khối công nghiệp

> Trong giai đoạn kết thúc mỏ

Trong giai đoạn kết thúc mỏ, việc hình thành các bãi thải có đất đá bở rời, vớidiện tích lớn, tổng diện tích khoảng trên 300ha, khi có gió lớn đây là nguồn phát sinh

ra bui.

e Tac động của khí thải

> Trong giai đoạn thi công xây dựng mỏ

Khối lượng khí thải phát sinh trong quá trình xây dựng mỏ chủ yếu là từ hoạtđộng phát thải của các máy móc sử dụng nhiên liệu xăng, dầu, bên cạnh đó một phần

do than tự cháy Đôi với công đoạn bôc xúc, vận chuyên đât đá, vận chuyên than.

Trong giai đoạn từ 2010-2015, khối lượng nhiên liệu tính ra dầu ước tínhkhoảng 463 tan Theo tải liệu của WHO cung cấp về lượng khí thải khi sử dung 1 tan

dầu đối với động cơ đốt trong tao ra một lượng khí thải ước tính là CO: 23,14kg, SO,

1.296,12 kg, NO; 5693,66 kg, HC 111,1 kg Đối với hoạt động san gạt, tạo các mặt

bang nhà xưởng, đường giao thông Công đoạn này ước tính đào, đắp khoảng 5.726 mỶđất đá Theo WHO tính trung bình cứ san ủi, đào dap 1m” đất đá, các phương tiện,

thiết bi thi công phải tiêu tốn 0,37 kg dầu/mỶ Như vậy, lượng dầu tiêu tốn cho côngđoạn này khoảng 21,358 tấn và tải lượng khí thải được tính là: CO: 1,07 kg, SO; là

59,8 kg, NO» : 262,7 kg, HC:5,13 kg Các hoạt động sửa chữa ôtô, hoạt động tự cháy

tại các vỉa than, bãi than, bãi thải cũng phát sinh ra khí thải.

Tác động của không khí trong giai đoạn này cũng do hoạt động đốt cháy nhiênliệu của ô tô, máy xúc, máy gạt và do nô min Tuy nhiên, hoạt động đáng ké nhất làhoạt động vận chuyền đất đá và than, đây là nguồn phát thải dạng đường Hoạt độngkhoan chủ yếu phát sinh bụi lớn tại khu vực máy khoan, khả năng lan toả bụi là khôngnhiều Hoạt động bốc xúc, vận chuyển than, đất đá cũng là một trong các nguyên nhân

gây ô nhiễm khí độc cao Theo tính toán, hoạt động bốc xúc trung bình hàng năm tạo

ra khoảng 1347 tấn bụi đất đá và khoảng 0,388 tấn bụi khói do đốt nhiên liệu Việcphát tán bụi ra môi trường bên ngoài mỏ có thê chỉ từ tầng +270 trở lên Còn xuốngsâu, hoạt động này chủ yếu ảnh hưởng tời máy móc, con người hoạt động trong phạm

vi moong khai thác.

SV: Vii Hoàng Son 24 Lớp: Kinh tế và Quản lý đô thị 55

Trang 33

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Bùi Thi Hoàng Lan

Hoạt động vận chuyên than và đất đá thải: Đối với dự án, đây là hoạt động gâyphát tán bụi lớn và có thể ảnh hưởng môi trường bên ngoài ranh giới mỏ nhiều hơn cả

Theo tính toán có khoảng 1709 tan bụi đất đá va 3,7 tan bụi khói nhiên liệu hoạt động.Theo tính toán và thiết kế, đường vận chuyển nằm trong ranh giới của mỏ và cókhoảng cách so với ranh giới mỏ có hàm lượng bụi vượt TCCP theo tiêu chuẩn 5937-2005.

Hoạt động sàng tuyển than: Các hoạt động diễn ra tại khu vực sàng tuyến than :

Ô tô tải đồ tải than vào khu nhà sàng bên trong nhà và bên ngoài trời Hoạt động của

máy xúc, xúc than đỗ vào hộc chứa than rót xuống băng tải để chuyền tải sang nhàmáy điện Hoạt động nhặt đá và than quá cỡ trên sàn bằng thủ công

Nhu vậy, các khâu gây bụi ở đây là: Dé than vào bãi, di chuyên va xúc than củamáy xúc, rót than từ gầu xúc vào hộc chứa, than chảy từ hộc chứa lên băng tải

> Trong giai đoạn vận hành mỏ

Tác động của không khí trong giai đoạn này cũng do hoạt động đốt cháy nhiênliệu của ô tô, máy xúc, máy gạt và do nỗ min Tuy nhiên hoạt động đáng kể nhất làhoạt động vận chuyên đất đá và than, đây là nguồn phát sinh chất thải dang đường.Thông qua tính toán, đã dự báo được tình hình về các chất khí NO», SO;, CO do loại

hoạt động gây ra sẽ không cao hơn TCCP.

Tác động của không khí trong giai đoạn này cũng do hoạt động đốt cháy nhiênliệu của ô tô, máy xúc, máy gạt và do nô min Tuy nhiên, hoạt động đáng kế nhất là

hoạt động vận chuyền đất đá và than, đây là nguồn phát thải dạng đường Hoạt độngkhoan chủ yếu phát sinh bụi lớn tại khu vực máy khoan, khả năng lan toả bụi là khôngnhiều Hoạt động bốc xúc, vận chuyên than, đất đá cũng là một trong các nguyên nhân

gây ô nhiễm khí độc cao Theo tính toán, hoạt động bốc xúc trung bình hàng năm tạo

ra khoảng 1347 tấn bụi đất đá và khoảng 0,388 tấn bụi khói do đốt nhiên liệu Việcphát tán bụi ra môi trường bên ngoài mỏ có thể chỉ từ tầng +270 trở lên Còn xuốngsâu, hoạt động này chủ yếu ảnh hưởng tời máy móc, con người hoạt động trong phạm

vi moong khai thác.

Hoạt động vận chuyền than và đất đá thải: Đối với dự án, đây là hoạt động gây

phát tán bụi lớn và có thê ảnh hưởng môi trường bên ngoài ranh giới mỏ nhiều hơn cả.Theo tính toán có khoảng 1709 tan bụi đất đá va 3,7 tan bụi khói nhiên liệu hoạt động.Theo tính toán và thiết kế, đường vận chuyển năm trong ranh giới của mỏ và cókhoảng cách so với ranh giới mỏ có hàm lượng bụi vượt TCCP theo tiêu chuẩn 5937-

2005.

SV: Vii Hoàng Son 25 Lớp: Kinh tế và Quản lý đô thị 55

Trang 34

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Bùi Thi Hoàng Lan

Hoạt động sàng tuyển than: Các hoạt động diễn ra tại khu vực sàng tuyển than :

Ô tô tải dé tải than vào khu nhà sàng bên trong nhà và bên ngoài trời Hoạt động củamáy xúc, xúc than đỗ vào hộc chứa than rót xuống băng tải để chuyền tải sang nha

máy điện Hoạt động nhặt đá và than quá cỡ trên sản bằng thủ công

Nhu vậy, các khâu gây bụi ở đây là: Dé than vào bãi, di chuyên và xúc than củamáy xúc, rót than từ gầu xúc vào hộc chứa, than chảy từ hộc chứa lên băng tải

> Trong giai đoạn đóng cửa mỏ

Tác động gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu phát sinh từ các bãi thải.Sau khi kết thúc khai thác mỏ, các bãi thải có cốt cao khoảng 400m, cao hơn so vớimặt bằng mỏ khoảng 100m; đất đá đồ thải thời gian đầu chưa 6n định, quá trình phong

hoá tiếp tục diễn ra tạo các hạt nhỏ mịn Vào các mùa khô, nang, gid có thể thôi bụi

đất cát vào môi trường gây ô nhiễm môi trường không khí trong khu vực

2.2.2 Tác động của tiếng ồn

Quá trình khai thác và vận chuyền than tạo nên tiếng ồn lớn tại khu vực khai

thác và vùng lân cận Các nguồn gây ô nhiễm chính là máy khoan, tiếng nỗ mìn, máy

ui, máy Xúc, và tiếng ồn do các phương tiện vận tải Các thiết bị máy móc này hoạt

động trên các khai trường xa khu dân cư nên tiếng ồn chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới ngườicông nhân vận hành máy là chính còn không có tác động gì đáng kể tới các khu vực

xung quanh.

Từ kết quả đo đạc tiếng ồn ở các mỏ than cho thấy tiếng nỗ min khai thác than

có thé vượt 100dBA ở khoảng cách 300m Tuy nhiên mỗi ngày chỉ nỗ có 1 lần với

khối lượng không lớn nên ảnh hưởng của nó tới khu dân cư là không đáng kể

Tiếng ồn cao, vượt tiêu chuẩn cho phép sẽ gây ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻcủa người công nhân làm việc trực tiếp tại nơi khai thác Tiếng ồn làm giảm năng suấtlao động, gây ra trạng thái mệt mỏi, khó chịu, làm giảm khả năng tập trung dễ dẫn đếntai nạn lao động.

Tác động của tiếng ồn do máy móc thiết bị: Tiếng ồn do máy móc thiết bị làmviệc tại mỏ như máy khoan, máy nén khí, máy bơm, ô tô vận tải, máy xúc, máy ỦI chỉ ảnh hưởng trong giới hạn khu vực khai thác, không ảnh hưởng nhiều đến các vùngdan cư

Tác động của công tác khoan nỗ min: Công tác khoan nô min các bãi lớn hoặcnhỏ dé làm tơi dat đá chuẩn bị cho công tác xúc bốc là nguồn phát sinh bụi lớn Thực

tế cho thấy phần năng lượng chất nỗ phục vụ cho mục đích pha vỡ đất đá chiếm ty lệrất thấp, còn đa số năng lượng chất né biến thành những dạng công năng vô ích có tác

SV: Vii Hoàng Son 26 Lớp: Kinh tế và Quản lý đô thị 55

Ngày đăng: 22/07/2024, 22:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN