1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài thuyết minh theo tuyến đà nẵng quảng bình quảng trị thừa thiên huế đà nẵng

114 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thuyết Minh Theo Tuyến Đà Nẵng Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng
Tác giả Phạm Văn Hoàng, Nguyễn Ngọc Bảo, Nguyễn Thị Vân Khánh, Lê Nguyễn Thanh Hà, Nguyễn Đình Hoa
Người hướng dẫn Võ Văn Anh, Giáo viên hướng dẫn
Trường học FPT Polytechnic Đà Nẵng
Chuyên ngành Thực Hành Nghiệp Vụ Hướng Dẫn 1
Thể loại Assignment
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 2,59 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I. QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN ĐOÀN (4)
    • 1.1. Công tác chuẩn bị trước khi đi đoàn (4)
    • 1.2. Chuẩn bị cá nhân (5)
    • 1.3. Ngày đón khách (5)
    • 1.4. Điểm tham quan (5)
    • 1.5. Nhà hàng (6)
    • 1.6. Khách sạn (7)
    • 1.7. Mua sắm (7)
    • 1.8. Tổ chức hoạt động tuyển khách (7)
    • 1.9. Sau khi tiễn khách (8)
  • CHƯƠNG II. TÌM HIỂU VỀ TUYẾN HÀNH TRÌNH DI SẢN VÀ LỜI CHÀO ĐOÀN, KẾT THÚC TOUR (9)
    • 2.1. Lựa chọn đối tượng khách du lịch (9)
    • 2.2. Tổng quan về tuyến (10)
      • 2.2.1 Lời giới thiệu tour (10)
      • 2.2.2 Sơ đồ tuyến (12)
    • 2.3. Chương trình chi tiết (14)
    • 2.4. Lời chào đoàn và kết thúc tour (15)
  • CHƯƠNG III: THUYẾT MINH THEO TUYẾN ĐÀ NẴNG – QUẢNG TRỊ - QUẢNG BÌNH - TT.HUẾ - ĐÀ NẴNG (17)
    • 3.1 Tổng quan về thành phố Đà Nẵng (17)
    • 3.2 Tổng quan về Quảng Trị (28)
    • 3.3 Thánh địa La Vang (31)
    • 3.4 Thành Cổ Quảng Trị (36)
    • 3.5 Địa đạo Vĩnh Mốc (44)
    • 3.6 Tổng quan về Quảng Bình (47)
    • 3.7 Vườn quốc gia Động Phong Nha - Kẻ Bàng (52)
    • 3.8 Chùa Thiên Mụ (54)
    • 3.9 Tổng quan về Thừa Thiên Huế (60)
    • 3.10 Đại Nội Kinh Thành Huế (68)
    • 3.11 Lăng Minh Mạng (92)
    • 3.12 Lăng vua Khải Định (101)
    • 3.13 Lăng vua Tự Đức (103)
  • KẾT LUẬN (112)

Nội dung

Với những dãy núi non uốn lượn, những bãi biển trong xanh cùng với các di sản văn hóa đặc trưng, vùng Trung Bộ của Việt Nam đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua đối với những ai đam mê

QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN ĐOÀN

Công tác chuẩn bị trước khi đi đoàn

- Chương trình tour, danh sách đoàn

- Hợp đồng hướng dẫn nếu là hội viên hội nghề nghiệp hoặc Văn bản phân công nhiệm vụ nếu là nhân viên chính thức của công ty

- Báo cáo đoàn, thư góp ý

- Tạm ứng chi phí đoàn

- Logo công ty, bảng đón đoàn

- 1 ngày trước khi đón khách: gọi điện thoại xác nhận dịch vụ với nhà hàng, khách sạn, điểm tham quan

- Kiểm tra vé máy bay, giờ bay - đáp

- Sắp xếp lại giờ đi và các điểm tham quan hợp lý

- Hẹn giờ đón khách với lái xe

- Chào hỏi, giới thiệu tên hướng dẫn viên, tên công ty

- Thời gian, địa điểm đón

- Hỏi yêu cầu đặc biệt

- Bảng đón, bandroll, backdrop, banner,

- Tên và số điện thoại của lái xe

- Tên và số điện thoại của phụ xe

- Biển số xe, màu xe

- Số chỗ ngồi thực tế trên xe

* Hàng không và phương tiện khác:

- Số hiệu chuyến bay – hãng hàng không, số hiệu tàu,

- Giờ dự kiến đáp - đến

Chuẩn bị cá nhân

Trước lúc chuẩn bị vào hành trình theo đoàn du lịch được phân công, hướng dẫn viên cần tiến hành chuẩn bị:

- Các cung đường, các điểm trên đường, điểm tham quan

- Phong tục tập quán, ẩm thực, văn hóa địa phương

- Thông tin về các điểm đến, nhà hàng, khách sạn có trong chương trình

- Sức khỏe, vật dụng, trang phục,

Ngày đón khách

- Kiểm tra lại chuyến bay, giờ đáp

- Gọi cho lái xe 30 phút trước giờ máy bay đáp

- Gọi confirm lái xe xem đã vào bãi xe chưa

- Cầm cờ, đeo thẻ, cầm bảng đón trước sảnh ga đến để đón khách

* Trước khi xe khởi hành:

- Yêu cầu khách kiểm tra hành lý, giấy tờ trước khi rời sân bay

- Sắp xếp vị trí ngồi cho khách

* Gởi lời chào, lời chúc một chuyến đi tốt đẹp tới đoàn khách

- Giới thiệu bản thân, công ty

- Giới thiệu lái xe và phụ xe (nếu có)

- Lưu ý và dặn dò một số quy định cùng thống nhất, giữa HDV và đoàn khách.

Điểm tham quan

- Điểm đón khách sau khi tham quan

- Chú ý tư trang, tiền bạc

- Lưu ý vấn đề chụp ảnh

- Trang phục vào các điểm tham quan

- Đọc số điện thoại của HDV

- Tập trung đoàn, thương xuyên kiểm tra số lượng khách

- Thuyết minh tại điểm với âm lượng vừa đủ, không gây ồn ào

- Chỉ khách khu vực vệ sinh tại điểm tham quan

- Đi chậm để tất cả khách trong đoàn có thể theo kịp HDV

- Nhắc khách kiểm tra lại tư trang cá nhân tiền bạc trước khi rời điểm tham quan

Nhà hàng

* Trước khi đến nhà hàng:

- Confirm suất ăn và sắp xếp bàn ghế trễ nhất trước 9:00 sáng

- Gọi nhà hàng chuẩn bị và hẹn giờ dọn món trước ít nhất 15p

- Giới thiệu tên nhà hàng

- Đọc thực đơn cho khách

- Giới thiệu về các đặc sản có trong thực đơn và cách ăn các món

- Kiểm tra tư trang hành lý trước khi xuống xe

- Kiểm tra đủ món và đúng thực đơn

- Hỗ trợ khách order nước uống nếu khách có nhu cầu

- Thông báo những chi phí ngoài thực đơn

- Nhắc khách đi vệ sinh trước khi ra xe

- Kiểm tra tư trang hành lý trước khi rời khỏi

- Hỏi và xin góp ý về thực đơn, khẩu vi, thái độ phục vụ của nhân viên nhà hàng

Khách sạn

* Trước khi đến khách sạn:

- Confirm giờ nhận phòng, số lượng phòng đã sẵn sàng với khách sạn

- Thông báo tên, địa chỉ khách sạn

- Thông báo các dịch vụ trong khách sạn, dịch vụ miễn phí, dịch vụ phải thanh toán

- Vị trí nhà hàng, ăn sáng, hồ bơi, phòng gym

- Hẹn giờ ăn sáng, tham quan, trả phòng

- Nhắc khách Tip cho phục vụ khách sạn

- Mời khách ngồi ghế chờ đợi, dùng welcome drink,

- Chỉ cho khách vị trí nhà hàng, hồ bơi, thang máy,

- Gửi khách Card Visit của khách sạn, bản đồ khu vực (nếu có)

- Ký nhận với khách sạn số lượng giấy tờ

- Hẹn giờ để khách sạn báo thức cho khách

- Xác định khu vực tập trung hành lý (dán giấy ghi tên HDV hoặc tên Công ty)

- Kiểm tra với khách sạn: chìa khóa, dịch vụ trong phòng mà khách phải thanh toán

- Trả CMND hoặc Passport cho khách

- Hỗ trợ kiểm tra và chuyển hành lý ra xe

- Kiểm tra lại tư trang hành lý trước khi rời khỏi

Mua sắm

- Chú ý tư trang, tiền bạc

- Trả giá (nếu những món đồ không ghi rõ giá)

- Giới thiệu các đặc sản, vật phẩm địa phương khách có thể mua, nên mua không nên mua, nơi mua

- Các dịch vụ đóng gói, ship

- Kiểm tra lại hóa đơn và mặt hàng trước khi rời khỏi

Tổ chức hoạt động tuyển khách

- Kiểm tra vé máy bay, tên khách, code vé, ngày bay, giờ bay, có hành lý ký gửi hay không

- Thông báo với khách giờ bay

- Thông báo quy định của hàng không về hành lý xách tay và hành lý ký gửi

* Trên đường ra sân bay:

- Nhắc khách kiểm tra giấy tờ, hành lý trước khi xuống xe

- Cám ơn khách đã lựa chọn và đồng hành cùng công ty, xin cáo lỗi vì những bất tiện, những vấn đề phiền toái hoặc những điều du khách chưa hài lòng, xin khắc phục Giới thiệu những tour khác mà công ty đã, đang và sẽ thực hiện

- Xin góp ý trực tiếp của khách ngay trên xe

- Chúc khách 1 chuyến bay tốt đẹp

- Đưa khách vào khu vực làm thủ tục, hỗ trợ khách checkin và ký gửi hành lý

- Hỗ trợ và xử lý phát sinh tai quầy làm thủ tục

- Đưa khách qua khu vực kiểm tra an ninh

- Bắt tay, tạm biệt, hẹn gặp lại

- Đợi khoảng 15 phút để đảm bảo không phát sinh tình huống nào.

Sau khi tiễn khách

- Nộp báo cáo đoàn, thư góp ý cho điều hành

- Tập hợp chứng từ làm thủ tục thanh quyết toán.

TÌM HIỂU VỀ TUYẾN HÀNH TRÌNH DI SẢN VÀ LỜI CHÀO ĐOÀN, KẾT THÚC TOUR

Lựa chọn đối tượng khách du lịch

Việc lựa chọn đối tượng khách hàng là sinh viên có thể là một phần quan trọng của chiến lược kinh doanh của bạn, đặc biệt nếu bạn đang cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ có liên quan đến giáo dục, giải trí, hoặc nhu cầu hàng ngày của sinh viên Dưới đây là một số lợi ích và chiến lược để hướng tới đối tượng này:

Thị trường tiềm năng lớn: Số lượng sinh viên trong các trường đại học và cao đẳng có thể rất lớn, tạo ra một thị trường tiềm năng rộng lớn cho sản phẩm và dịch vụ của bạn

Tính trẻ trung và đổi mới: Sinh viên thường có xu hướng chấp nhận công nghệ mới và xu hướng thị trường nhanh chóng, điều này có thể thúc đẩy việc phát triển và tiếp cận thị trường cho các sản phẩm mới

Tiếp cận qua mạng xã hội: Sinh viên thường tiếp cận thông tin và tương tác trên các nền tảng mạng xã hội Do đó, việc sử dụng mạng xã hội là một cách hiệu quả để tiếp cận và tương tác với đối tượng này

Tạo ra ưu đã và chiến dịch tiếp thị đặc biệt: Sinh viên thường có ngân sách hạn chế, do đó, tạo ra các ưu đãi, chiết khấu hoặc chiến dịch tiếp thị đặc biệt có thể hấp dẫn họ

Hợp tác với các cơ sở giáo dục: Hợp tác với các trường đại học và cao đẳng để tiếp cận sinh viên thông qua các sự kiện trường, quảng cáo trên các bảng thông báo trường, hoặc thông qua các kênh truyền thông của trường

Theo dõi chặt chẽ nhu cầu và xu hướng của sinh viên, bao gồm cả nhu cầu về giáo dục, giải trí cũng như các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu hàng ngày, giúp các doanh nghiệp và tổ chức cung cấp những dịch vụ phù hợp và hiệu quả hơn.

Thói quen mua sắm: Nghiên cứu thói quen mua sắm của sinh viên, bao gồm cả kênh mua sắm ưa thích và mức độ tín nhiệm đối với thương hiệu

Sinh viên có tiềm năng thu nhập:

Mặc dù sinh viên thường không có thu nhập ổn định từ công việc full-time, nhưng nhiều sinh viên vẫn có thu nhập từ việc làm thêm, tiền trợ cấp từ gia đình hoặc từ học bổng Điều này có nghĩa là họ có khả năng tiêu dùng và mua sắm, đặc biệt là cho những nhu cầu hàng ngày và giáo dục

Sinh viên có thể trở thành khách hàng trung thành:

Nếu bạn xây dựng một mối quan hệ tốt với sinh viên và cung cấp cho họ sản phẩm và dịch vụ chất lượng, họ có thể trở thành khách hàng trung thành trong tương lai Khi họ tốt nghiệp và có thu nhập ổn định, họ có thể tiếp tục sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn

Tạo mối quan hệ sớm:

Bằng cách tiếp cận sinh viên khi họ còn đang học, bạn có thể xây dựng một mối quan hệ sớm với họ Điều này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của họ và tạo ra các chiến lược tiếp thị và phát triển sản phẩm phù hợp Lựa chọn đối tượng khách du lịch.

Tổng quan về tuyến

Chào mừng quý khách đến với tour du lịch từ Đà Nẵng đến các điểm đến hấp dẫn như Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế!

Hành trình của chúng tôi không chỉ là một chuyến đi mà là một cuộc phiêu lưu đáng nhớ, mang đến những trải nghiệm độc đáo Chúng tôi sẽ đưa bạn khám phá vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt mỹ, tìm hiểu nền văn hóa đa dạng và thưởng thức ẩm thực đặc sắc của miền Trung Việt Nam Từ thành phố biển Đà Nẵng với những bãi biển thơ mộng, chúng ta sẽ đi sâu vào Quảng Trị, nơi lưu giữ những di sản lịch sử quý giá Sau đó, hành trình tiếp tục đến Đồng Hới, rồi đến Quảng Bình, nơi có kỳ quan thiên nhiên thế giới Động Phong Nha Cuối cùng, chúng tôi sẽ đưa bạn đến cố đô Huế, nơi lưu giữ di sản văn hóa lâu đời của triều Nguyễn với những điểm đến như Đại Nội, Lăng Minh Mạng, Lăng Tự Đức và Lăng Khải Định, mang đến trải nghiệm về sự uy nghiêm và huyền bí của vùng đất này.

Hãy để chúng tôi đồng hành cùng bạn trên hành trình khám phá miền Trung Việt Nam đầy quyến rũ Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và tận tâm, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn những trải nghiệm du lịch tuyệt vời Hãy để chúng tôi đưa bạn đến với những cảnh đẹp kỳ diệu của miền Trung, hứa hẹn một hành trình đáng nhớ và đầy cảm xúc.

Chương trình chi tiết

DI SẢN THIÊN NHIÊN PHONG NHA KẺ BÀNG - DI SẢN VĂN HÓA

Hành trình di sản khám phá những di sản nổi tiếng của Bắc Miền Trung Du khách sẽ đắm mình trong vẻ đẹp thơ mộng của Cố đô Huế, nơi từng chứng kiến biết bao thăng trầm lịch sử Sau đó, du khách sẽ bị mê hoặc bởi hệ thống thạch nhũ kỳ vĩ trong hang động Phong Nha Kẻ Bàng, được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.

Ngày 1 : ĐÀ NẴNG – QUẢNG TRỊ - QUẢNG BÌNH (Ăn sáng, trưa, tối)

- Sáng : 5h30 Xe và HDV sẽ đón Quý khách tại điểm hẹn Khởi hành đi Huế Trên đường dừng chân điểm tâm sáng tại quán Bà Sửu, quý khách thưởng thức đặc sản Phú Lộc: bánh ước thịt heo quay hoặc cháo bò Tiếp tục khởi hành đi Quảng Trị, tham quan Thánh địa La Vang - nơi mà đức mẹ Maria hiển linh năm

1798, tham quan di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị

- Ăn trưa ở Đông Hà Tham quan Địa đạo Vịnh Mốc Tiếp tục đi Đồng Hới Đến nơi nhận phòng khách sạn nghỉ ngơi

- Ăn tối Nghỉ đêm ở Đồng Hới

Ngày 2 : QUẢNG BÌNH - HUẾ (Ăn sáng, trưa, tối)

- Sáng : Điểm tâm Khởi hành đi tham quan Động Phong Nha - Di sản thiên nhiên thế giới

- Ăn trưa, khởi hành đi Huế Đến Huế tham quan Chùa Thiên Mụ - ngôi chùa cổ kính có lịch sử lâu đời Nhận phòng ks nghỉ ngơi

- Tối : Ăn tối nhà hàng Sau bữa tối quý khách tự do dạo chơi chụp ảnh Cầu Lim Cầu Trường Tiền hoặc tự do du thuyền nghe ca Huế trên sông Hương (chi phí tự túc) Nghỉ đêm tại khách sạn ở Huế

Ngày 3 : HUẾ – ĐÀ NẴNG (Ăn sáng, trưa)

Buổi sáng, sau khi thưởng thức bữa điểm tâm tại khách sạn, du khách sẽ khám phá Đại Nội, Hoàng cung lịch sử của 13 vị vua triều Nguyễn - triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam Điểm đến đầu tiên là Ngọ Môn - cổng chính uy nghi dẫn vào Hoàng cung Tiếp theo, du khách sẽ chiêm ngưỡng Điện Thái Hoà - nơi diễn ra các nghi lễ quan trọng của triều đình Tử Cấm Thành, Thế Miếu, Hiển Lâm Các và Cửu Đỉnh là những điểm tham quan không thể bỏ qua, mang đến cái nhìn sâu sắc về lịch sử và kiến trúc độc đáo của thời Nguyễn.

- Trưa : Ăn trưa nhà hàng

Chiều đến, du khách có thể tham quan Lăng Vua Minh Mạng, nơi kiến trúc hòa quyện tuyệt vời cùng thiên nhiên cho bức tranh cảnh sắc hữu tình Ngoài sự uy nghiêm, quy mô đồ sộ, Lăng Minh Mạng còn ẩn chứa vẻ đẹp trữ tình của cảnh quan được sắp đặt tinh tế, làm nền cho những công trình kiến trúc bậc thầy.

Tham quan Lăng Vua Khải Định với kiến trúc văn hoá Đông Tây tinh xảo Tham quan Lăng Vua Tự Đức nằm giữa rừng thông bát ngát thơ mộng phù hợp với tính cách lãng mạn của vị vua

- Khởi hành về lại Đà Nẵng Chia tay, kết thúc chương trình

- Khách sạn 04 khách / 01 phòng/ 02 đêm

- Xe tham quan du lịch đời mới, máy lạnh suốt chương trình

- Hướng dẫn viên tiếng Việt chuyên tour suốt tuyến

- Các bữa ăn trong chương trình

- Vé tham quan các điểm theo chương trình

- Thuyền vận chuyển vào Động Phong Nha

- Nước suối 02 chai/ 01 khách/ 01 ngày

- Bảo hiểm du lịch, mức bồi thường tối đa: 20.000.000 đồng/ khách/ vụ

Dịch vụ chưa bao gồm:

- Các chi phí cá nhân, chi phí tham quan các điểm ngoài chương trình

- Ăn uống ngoài chương trình: Nước uống: bia, rượu, nước ngọt,… trong các bữa ăn,uống.

Lời chào đoàn và kết thúc tour

Kính thưa toàn thể đại gia đình nhà mình lời đầu tiên cho phép em xin gửi lời chào thân thương, thân ái, nồng nhiệt và lời chúc sức khỏe đến toàn thể mọi người, chúc cho buổi tham quan tour hành trình di sản , di sản thiên nhiên Phong Nha Kẻ Bảng – di sản văn hóa Cố Đô Huế được diễn ra trọn vẹn, tràn đầy niềm vui, niềm hứng khởi cho mọi người Để cho chuyến tham quan khám phá di sản thiên nhiên Phong Nha Kẻ Bảng – di sản văn hóa Cố Đô Huế của chúng ta hôm nay được diễn ra thuận lợi và thành công tốt đẹp nhất thì có một nhân vật vô cùng quan trọng, và em xin chân trọng giới thiệu bác tài của chúng ta tên là Phi Tiến Lợi người sẽ đồng hành cùng chúng ta trong suốt chuyến đi ngày hôm nay Sau cùng em xin tự giới thiệu em tên là Bảo, hiện em đang làm việc cho công ty FPT Poly Travel Công ty có phát mỗi người một chai nước và 1 khăn lạnh ạ! và mọi người xuống xe đội nón đoàn giúp em nếu trong quá trình thất lạc em sẽ dễ kiếm mọi người hơn ạ Và để tránh trường hợp bị lạc đoàn thì mọi người có thể lưu số điện thoại của em lại để tiện cho việc liên lạc, số điện thoại của em là 0123456xx

Chân thành cảm ơn quý vị và các bạn đã tham gia chuyến hành trình hôm nay cùng em Hy vọng mọi người đã có những trải nghiệm đáng nhớ và thú vị

Em rất vui mừng được chia sẻ những kiến thức và câu chuyện thú vị với quý vị Nếu có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần thêm thông tin, xin đừng ngần ngại liên hệ với Em Chúng tôi luôn sẵn lòng hỗ trợ và chia sẻ thêm

Gửi đến quý vị những lời chúc tốt đẹp nhất sau hành trình đáng nhớ này Xin hãy luôn ghi nhớ rằng cuộc đời là một chuyến phiêu lưu bất tận, và em mong có cơ hội tái ngộ cùng quý vị trong tương lai gần.

Một lần nữa, xin cảm ơn quý vị và các bạn Chúc quý vị có những ngày tuyệt vời và an lành Hẹn gặp lại!

THUYẾT MINH THEO TUYẾN ĐÀ NẴNG – QUẢNG TRỊ - QUẢNG BÌNH - TT.HUẾ - ĐÀ NẴNG

Tổng quan về thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng được biết đến không chỉ là thành phố cảng mà còn là địa danh gắn liền với công cuộc mở mang bờ cõi Đại Việt từ nhiều thế kỷ trước Đà Nẵng được lịch sử nhắc nhiều đến vào năm 1858, khi liên quân Pháp - Tây Ban Nha đổ bộ xâm lược vào khu vực Vũng Thùng, Sơn Trà

Bỗng nghe tiếng nổ cái đùng Tàu Tây đã đến Vũng Thùng ai ơi! Đà Nẵng trở thành địa phương đại diện cho nhân dân cả nước, thực hiện sứ mệnh vệ quốc bằng những cuộc chiến oai hùng dưới các chân thành, đồn tại Cửa Hàn Dưới sự lãnh đạo của các danh tướng Lê Đình Lý, Nguyễn Tri Phương, cùng với lòng dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, quân, dân Việt Nam nói chung, Đà Nẵng nói riêng đã tích cực chiến đấu và làm thất bại kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của quân xâm lược, buộc chúng phải rút khỏi Đà Nẵng

Ngày 17/8/1888, Tổng thống Pháp ký sắc lệnh thành lập ba thành phố ở Việt Nam là Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng Đến ngày 03/10/1888, vua Đồng Khánh đã buộc phải ký một đạo dụ gồm 3 điều khoản quy định rõ " Đà Nẵng được Chính phủ Đại Nam kiến lập thành nhượng địa Pháp và nhượng trọn quyền cho Chính phủ Pháp và Chính phủ Đại Nam từ bỏ mọi quyền hành trên lãnh thổ đó" Đạo dụ như hằn sâu trong tâm trí người dân Đà Nẵng một nỗi đau xé lòng Là bước khởi đầu cho những đau thương, cho cuộc sống “mà trời chiếu đất" Kể từ đây, người dân Đà Nẵng chính thức mất đi cái quyền thiêng liêng nhất của con người, đó là nhân quyền

Trước năm 1945, Đà Nẵng được người dân gọi là Tourane vì là nhượng địa của Pháp Sau Cách mạng tháng Tám, thành phố được đổi tên thành Thái Phiên nhằm vinh danh liệt sĩ Thái Phiên (1882-1916) - người con ưu tú của quê hương Đồng thời, tỉnh Quảng Nam lúc đó cũng được chính quyền cách mạng đặt tên là Hoàng Diệu.

“Ngược dòng quá khứ trăm năm trước Sóng khóc lầm than nước đảo điên!

Triều Nguyễn suy đồi đem nước bán, Đây là mảnh đất mất đâu tiên, Cửa Hàn lạnh lẽo trông ra biển, Đau khổ còn lên những bóng thuyền

Thành Thái Phiên sáng bừng như ngọn đuốc, Đất anh hùng lần nữa quyết hy sinh Phơi tìm sơn cho sắc biển Thái Bình Thuở vong quốc đã từng đau cách biệt, Suốt trăm năm làm một đứa con hoang Ôi! nhớ thương lạnh lẽo cái tên Hàn, Nhật thất trận, Đồng mình chia vĩ tuyển

Trung Hoa đồng rồi thời có biến chuyển, Phương trời Nam cùng Pháp quốc phòng quân

Thành Thái Phiên súng đạn nổ vang lừng, Đất lịch sử nghe linh hồn chảy máu! Đoàn vệ quốc cắn răng thề chiến đấu, Mưa liên thanh đại bác xối quanh mình, Những dân quân tự vệ quyết hy sinh, Mang lựu đạn xông vào vòng khói lửa

Em tình báo lòng thơ cầm máu ứa, Chị cứu thương hăng hái bước lên đường Đến thường dân cũng rứt bỏ quê hương, Chịu đau khổ nặng tình thương tổ quốc Ôi! Đà Nẵng một mùa xuân đất nước,

Sẽ nở hoa thơm ngát tấm lòng người"

Bài thơ: Thái Phiên khói lửa - theo truyền văn tác giả bài thơ này là Tế Hanh

Năm 1967, Đà Nẵng được chính quyền Việt Nam Cộng hòa ấn định trực thuộc Trung ương và xác định mục tiêu xây dựng Đà Nằng thành trung tâm chính trị, quân sự, văn hóa chơ vùng 1 vài chiến thuật Dưới thời Việt Nam Cộng hòa, Đà Nẵng là đô thị lớn thứ 2 ở miền Nam Sau hòa bình lập lại, Đà Nẵng là thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng Ngày 01/01/1997, Đà Nẵng chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương Đà Nẵng có diện tích tự nhiên 1.285 km², dân số tỉnh đến năm 2019 là 1.134.000 người, gồm có 6 quận (Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Cẩm Lệ, Liên Chiếu, Ngũ Hành Sơn) và 2 huyện là Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa (cách Đà Nẵng 170 hải lý với 120 đảo nhỏ, tổng diện tích 305 km²)

❖ Về danh xưng Đà Nẵng

Tên gọi Đà Nẵng là sự giao thoa giữa tiếng Phạn và tiếng Hán, ban đầu được gọi là "HÃNG DANAK", với "HÃNG" nghĩa là dải đất do biển rút xuống và "DANAK" là cửa sông giáp biển, hàm ý chỉ vùng sông nước rộng lớn Qua thời gian, người dân địa phương đọc trại "HÃNG DANAK" thành Đa Nắk, rồi Đà Nẵng.

Một cách giải thích khác thì cái tên Đà Nẵng bắt nguồn từ tiếng Chăm mà ra Nguyên tiếng Chàm "Hang Danak" là bờ biển buôn bán Còn "Danak" hay

"Darak" có nghĩa là sông lớn, tức sông Hàn, mà sông lớn thì cố nhiên việc thuy vận tiện lợi, buôn bán phồn thịnh Trong chữ Hán, đà 沱 là sông nhánh, nẵng là xưa kia, ngày xưa Như vậy, Đà Nẵng là tên gọi do người Việt mượn tử tiếng Chàm mà Việt hóa một cách tài tình, giữ cả âm lẫn nghĩa: vùng sông nước từ xưa Về thời gian xuất hiện của danh xưng Đà Nẵng, tài liệu có gọi đích danh Đà Nẵng là sách Ô Châu cận lục của một tác giả vô danh viết vào năm 1553, đời nhà Mạc Sách này, khi viết về đền Tùng Giang thờ thần Nguyễn Phục có ghi một câu vắn tắt như sau: “Đền ở cửa bể Tư Khách huyện Tu Vinh, còn một đền nữa ở cửa bể Đà Nẵng tỉnh Quảng Nam Như vậy, địa danh Đà Nẵng phải có trước năm 1470"

Cũng theo tác giả Võ Văn Dật, tên gọi Đà Nẵng có thể còn do cách gọi của người Trung Quốc, họ gọi Đà Nẵng là Hiện Cảng hay Miến Cảng Hiện: con hến, Cảng : cửa biển Sở dĩ họ gọi như vậy vì xưa kia, khi những thương nhân người Trung

Hòn đảo Sơn Chà đã trở thành một mốc chỉ dẫn quan trọng cho những người đi biển khi di chuyển giữa các vùng lãnh thổ Đàng Trong và phương Nam Vị trí thuận lợi của hòn đảo giúp người đi biển dễ dàng nhận dạng và định hướng hành trình của mình, đặc biệt là vào ban đêm nhờ vào ngọn hải đăng được xây dựng trên đỉnh núi cao nhất trên đảo.

Và như thế những thương nhân người Hoa sẽ nhìn hòn đảo Sơn Chà từ trên mặt biển và nhìn từ hướng bắc Và trông từ hướng bắc thì Sơn Chà giống như hình con hến hay con sò nhìn nghiêng Người Việt Nam đã nghe người Tàu gốc Hải Nam phát âm Hiện Cảng là "Hành Càng" hay "Hàn Càng” mà Việt hóa thành

“Hàn” Đây có cũng vì thế mà có danh xưng "Hàn" (sông Hàn) sau này

Từ năm 1888 cho đến hết thời Pháp thuộc (1945), danh xưng Đà Nẵng được gọi là Tourane Cách gọi này có lẽ có nguồn gốc trước đó từ thời các chúa Nguyễn khi các thương gia phương Tây đến Đàng Trong Việt Nam và họ gọi là tourone, turam, turoan Và thời Pháp thì người Pháp gọi là Tourane

Tổng quan về Quảng Trị

Quảng Trị với nhiều tiềm năng và lợi thế nổi bật hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm năng lượng mới của khu vực miền Trung với thế mạnh về năng lượng sạch (điện gió, điện mặt trời) và nhiệt điện; trữ lượng cát thạch anh rất dồi dào, chất lượng tốt Bên cạnh đó, Quảng Trị tập trung phát triển công nghiệp chế biến dựa trên lợi thế về diện tích, sản lượng gỗ rừng trồng đứng đầu của Việt Nam; phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch biển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh; trong đó, có

02 Khu Kinh tế, 03 Khu Công nghiệp và 14 Cụm Công nghiệp Đặc biệt, Khu Kinh tế Đông Nam với diện tích 23.792 ha được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cùng với Đề án thành lập Khu Kinh tế Cửa Khẩu La Lay, đã tạo cho Quảng Trị những tiềm năng lợi thế nỗi trội để thu hút đầu tư Tỉnh Quảng Trị hy vọng “Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị - sẽ là điểm đến của các nhà đầu tư quốc tế trên Hành lang kinh tế Đông Tây”.Hội tụ các lợi thế sẵn có về vị trí địa kinh tế, tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, thuỷ sản khá phong phú và đa dạng; Các di tích lịch sử, văn hoá lâu đời, nổi tiếng trong và ngoài nước; Kết hợp với các “thế mạnh mới” đang được đầu tư, hình thành về cơ sở hạ tầng, giao thông, nguồn nhân lực, chất lượng cải cách thủ tục hành chính, Quảng Trị sẽ đang tạo cho mình những lợi thế cạnh tranh rõ nét, nổi bật để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.Tỉnh Quảng Trị cam kết sẽ tiếp tục tập trung cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, sẵn sàng hợp tác, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về thủ tục đầu tư cũng như áp dụng các ưu đãi đầu tư ở mức cao nhất, kịp thời nắm bắt, xử lý những khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp; thực hiện tốt công tác an ninh, trật tự, đảm bảo an toàn cho các nhà đầu tư khi đến tìm hiểu và thực hiện các dự án đầu tư tại tỉnh, đảm bảo phương châm kịp thời, nhất quán của hệ thống chính trị, phong cách làm việc rõ ràng, thuận lợi cho các nhà đầu tư.Tỉnh Quảng Trị thuộc vùng Bắc Trung Bộ với 01 thành phố, 01 thị xã và 08 huyện; phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và phía Đông giáp biển Đông, với diện tích tự nhiên 4.737 km2 (chiếm 1,43% diện tích cả nước) và dân số 630.845 người (chiếm 0,67% dân số cả nước) Quảng Trị là đầu mối giao thông quan trọng, nằm ngay giao điểm của các tuyến giao thông huyết mạch quốc gia: Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh (gồm 02 nhánh Đông và Tây), Quốc lộ 9 gắn với đường xuyên Á, Quốc lộ 15D, cùng với tuyến đường sắt Bắc - Nam, kết nối với cảng Cửa Việt (khả năng đón tàu trọng tải đến 5.000 DWT), cảng biển nước sâu Mỹ Thủy (đang được đầu tư để đón tàu tải trọng 100.000 DWT); cách không xa trung tâm thành phố Đông Hà về phía Bắc là sân bay Đồng Hới-Quảng Bình (khoảng 90km); về phía Nam là sân bay Phú Bài - thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế

(khoảng 80 km) và sân bay quốc tế Đà Nẵng (khoảng 150 km).Là điểm đầu trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông Tây (EWEC) nối Lào - Thái Lan - Myanmar qua Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo với tổng chiều dài 1.450km, chạy qua 13 tỉnh của 04 quốc gia, Quảng Trị có nhiều lợi thế phát triển trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế Với sự quan tâm của Chính phủ Việt Nam và Chính phủ các nước tiểu vùng sông Mê Kông, cùng với sự hỗ trợ tích cực của các tổ chức quốc tế như JICA, ADB, WB vai trò của tuyến Hành lang Kinh tế Đông Tây ngày càng được khẳng định, trở thành một động lực phát triển của các tỉnh miền Trung Với lợi thế đó, Quảng Trị có điều kiện phát triển kết cấu hạ tầng, giao thương hàng hóa, vận tải quốc tế, phát triển thương mại, du lịch và đầu tư.Quảng Trị nổi tiếng với nhiều di tích lịch sử cách mạng như: Thành Cổ Quảng Trị, Cụm di tích Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, Đường 9-Khe Sanh; đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại, Địa đạo Vịnh Mốc, Sân bay Tà Cơn, Hàng rào điện tử Mc.Namara, Nhà đày Lao Bảo, đảo Cồn Cỏ anh hùng cùng với các Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn, Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Đường 9, đã tạo nên tính đặc thù, độc đáo và hấp dẫn của hệ thống di tích chiến tranh của Quảng Trị.Bên cạnh đó, Quảng Trị còn có nhiều danh lam thắng cảnh như Trằm Trà Lộc, rừng nguyên sinh Rú Lịnh, động Brai, Mũi Trèo-Rú Bàu , , nhiều bãi biển Cửa Tùng, Cửa Việt, Vĩnh Thái mang vẻ đẹp rất riêng với cát trắng tinh khôi, bằng phẳng, mịn màng, làn nước trong xanh, ít nơi nào có được.Quảng Trị còn có nhiều di tích văn hóa tâm linh đặc sắc, các lễ hội dân gian, lễ hội cách mạng tiêu biểu Tổ đình Sắc Tứ - một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Trung và Trung tâm Hành hương Đức mẹ La Vang, hàng năm thu hút hàng vạn tín đồ và du khách thập phương về hành lễ.Với lợi thế đó, Quảng Trị trở thành cầu nối cho các tour du lịch nổi tiếng: “Con đường di sản miền Trung”; “Con đường huyền thoại”; “Hoài niệm về chiến trường xưa và đồng đội” Đến với Quảng Trị, du khách sẽ cảm nhận được những nét đặc sắc rất riêng của mảnh đất và con người Quảng Trị, ý chí quật cường của nhân dân Việt Nam vì độc lập, tự do của Tổ Quốc.Lực lượng lao động của tỉnh năm 2018 là 348.750 người, trong đó tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo nghề đạt 39,36%, qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ đạt trên 29,1%.Hiện nay, tỉnh đang triển khai tập trung thực hiện nhiều giải pháp để phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bao gồm: thực hiện chính sách sử dụng, đãi ngộ và thu hút chuyên gia trình độ cao và lao động lành nghề; nâng cấp các trường dạy nghề của tỉnh, có chính sách hỗ trợ nhà đầu tư trong đào tạo công nhân, nhất là lực lượng lao động hiện có của tỉnh để giải quyết việc làm và giảm chi phí cho nhà đầu tư.Bưu chính viễn thông phát triển, hệ thống cấp điện, nước dùng cho sinh hoạt và sản xuất được đảm bảo Các dịch vụ vận tải, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục đang phát triển nhanh chóng Các đô thị Đông Hà, Lao Bảo đang được đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng Thành phố Đông Hà phấn đấu trở thành đô thị loại II, thị xã Quảng Trị cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại III, Thị trấn Lao Bảo, Khe Sanh lên đô thị loại IV đến năm 2021.Toàn tỉnh có 63 cơ sở y tế với 2.025 giường bệnh, nhân lực ngành y có 2.564 người, trong đó: Bác sĩ có 575 người, y sĩ có 267 người, y tá có 718 người, nữ hộ sinh có 400 người Quảng Trị có 01 phân hiệu Đại học trực thuộc Đại học Huế, 02 trường Cao đẳng, 04 trường Trung cấp nghề và một số trung tâm hướng nghiệp - dạy nghề đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn Đặc biệt, năm 2018, Trường Hội nhập Quốc tế ISchool Quảng Trị được xây dựng và đi vào hoạt động, sẽ là nơi tiếp nhận tinh hoa từ phương pháp giáo dục tiệm cận quốc tế của Hệ thống ISchool.Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Trị đang kêu gọi đầu tư một Bệnh viện tiêu chuẩn Quốc tế bên cạnh Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Thánh địa La Vang

“La Vang là Thánh địa Công giáo nổi tiếng nhất Việt Nam La Vang nằm trong khu vực xưa gọi là Dinh Cát (đời chúa Nguyễn Hoàng vào Nam, thế kỷ XVI, vùng này gọi là Dinh Cát, tức Dinh xây trên một vùng đất cát, có khi còn gọi là Cát Dinh), nay thuộc xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, thuộc Tổng Giáo phận Huế, cách thành phố Huế độ 60 km và cách thị xã Quảng Trị chừng 6 km La Vang là một phường nhỏ bé, mất hút giữa chốn rừng thiêng nước độc, chẳng mấy ai lui tới, ngoại trừ một số tiều phu từ dưới tỉnh Quảng Trị lên Sau này, trong thời kỳ cấm cách, nhiễu loạn, giáo hữu các xứ đạo trốn lên rừng núi để tránh cơn bách hại Khi bình yên, họ lại trở về quê quán Như vậy, La Vang xưa được xem là một nơi “lánh nạn” của người Công giáo trong các thời kỳ khó khăn nhất trước đây

Về tên gọi “La Vang”

Trong cuốn: Trung tâm Thánh mẫu La Vang, Tiểu sử Đức Mẹ La Vang có dẫn bút tích của cụ Thượng thư Nguyễn Hữu Bài (Phước Môn Quận công) về Đền Thánh Mẫu La Vang, đề ngày 28/02/1925,tại Huế: “La Vang là tiếng kêu om sòm Thường người ta đặt tên chỗ nọ chỗ kia, thì lấy tên cái khe, cây cổ thụ hay là tên người vào trước ở đó mà đặt tên chỗ, song đây thì lấy tiếng La Vang mà đặt tên cũng là lạ La Vang là tiếng khi người ta bị lâm nguy mà kêu cứu, la vang là tiếng kêu, tiếng đuổi thú dữ, la vang là tiếng rao truyền, la vang là tiếng khi người ta được sự vui mừng quá bội, hoảng hốt mà la vang hay là tiếng quở trách Tưởng rằng ý định đã xui cho người ta dùng tiếng La Vang mà đặt tên cho chỗ này cho ứng nghiệm về việc đã xảy ra bấy lâu nay về sau này nữa ” Cũng trong cuốn sách này, có dẫn lời Đức Cha Đôminicô Hồ Ngọc Cẩn (1878 - 1948), trong bài diễn văn về Đức Mẹ La Vang (18/08/1932): "Tên La Vang là vì xưa ở nơi đó có nhiêu cọp, xóm Trí Bưu vào làm chòi ở lại, làm gỗ vỡ đất, nên đêm nào cũng đánh mỏ la lối để đuổi cọp, vì thế xóm chung quanh nhà thờ gọi là La Vang”

Ban đêm ở phường La Vang không hề yên tĩnh, tiếng người đánh mõ, đánh thùng rộn ràng để xua đuổi thú dữ Theo Linh mục Philipphê Lê Thiện Bá, địa danh "Phường Lá Vằng" xuất phát từ việc nơi đây từng có nhiều cây lá vằng, dùng để làm thuốc và làm thức ăn Theo truyền thuyết, tên gọi "La Vang" bắt nguồn từ tiếng "la" của giáo dân khi chạy trốn chính sách chống Công giáo thời Tây Sơn; hoặc khi Đức Mẹ hiện ra chỉ dẫn họ dùng lá vằng chữa bệnh Về sau, "Lá Vằng" đọc chệch thành "La Vang" trở thành tên gọi của vùng đất này.

5 - 6 km, khai phá một khu rừng để trồng khoai sắn và cấy lúa Diện tích canh tác và hoa màu gia Tăng, một số người dựng lều tại khu tân khai này để coi hoa màu khỏi bị thú rừng phá hoại Khi diện tích khẩn hoang canh tác và người tới ngụ tại đó tăng thêm nhiều, dân cư xin đăng bộ nhập hộ, lập phưởng, mà vì tại đây có nhiều cây lá vằng, nên lấy tên là phường Lá Vằng, sau đổi là La Vang o Về sự tích Đức Mẹ La Vang hiển linh

Vào triều Cảnh Thịnh, tín hữu trốn ấn đến núi rừng La Vang, nơi khắc nghiệt, thiếu thốn Họ cầu nguyện, nương tựa vào Chúa và Đức Mẹ Đức Mẹ hiện ra, an ủi, dạy hái lá chữa bệnh và hứa nhận lời cầu khẩn Từ đó, sự kiện Đức Mẹ hiện ra được truyền lại, nhiều người tin tưởng đến cầu nguyện và được ơn Đức Mẹ La Vang được biểu tượng là phụ nữ mặc áo dài Việt Nam.

Nhà thờ La Vang vốn được xây trên nền của một miếu thờ Bà (có thể là Phật Bà Quan Âm hoặc bà chúa Liễu Hạnh) cho người đi rừng, nguyên là một mái nhà tranh dưới gốc cây đa và rào sơ bốn mặt, sau biến cố Mẹ Maria hiện ra năm 1789 được nhường cho giá dân để xây một nơi tôn kính Mẹ Maria Khoảng từ năm

1886, Đú Cha Marie Antoine Caspar (Lộc) cho xây lại một ngôi nhà thờ bằng ngói Ngôi nhà thờ này tồn tại từ năm 1901 - 1923 Trong dịp Da hội La Vang lần đầu tiên (1901), Đức Mẹ La Vang theo mẫu tượng Đức Bà Chiến Thắng đã được cung thỉnh và đặt trong ngôi nhà thờ ngói này Đức Mẹ mặc áo choàng màu thiên thanh, phủ trên áo trắng ngà, đầu đội triều thiên vàng, chân đứng trên đám mây Đức Mẹ nhìn đàn con, nét mặt dịu hiền, dáng điệu uy nghi Hai tay Mę nâng đỡ Chúa Hài Đồng

Dưới thời vua Khải Định, trong dịp Đại hội La Vang lần thứ 8 (1923), nhận thấy số giáo dân hành hương ngày một đông, ngôi nhà thờ ngói thì quá chật hẹp, lại đã xuống cấp, có thể sụp đổ bất cứ lúc nào nên Đức Cha Allys Lý đã quyết định xây dựng ngôi đền thánh rộng lớn hơn Đền Thánh La Vang mới với hai tầng mái và hai cánh thánh giá cổ điển, cùng với cây tháp vuông hai tầng cao ngất nổi bật lên giữa cảnh đồi cát chung quanh và núi rừng xa xa

Ngày 13/4/1961, Hội đồng Giám mục miền Nam Việt Nam đã công nhận La Vang là Trung tâm Thánh Mẫu toàn quốc và chọn đền Thánh La Vang làm đền thờ dâng trái tim vẹn sạch Đức Mẹ Đồng thời chấp thuận một chương trình kiến thiết Trung tâm Thánh Mẫu La Vang Và đến ngày 22/8/1961, La Vang đã được nâng lên bậc Vương cung Thánh đường

Năm 2008, Thánh địa được chính quyền tỉnh Quảng Trị cấp lại 21 ha đất để

“phục vụ hoạt động tín ngưỡng của giáo dân” nên Hội đồng Giám mục Việt Nam đã quyết định xây lại nhà thờ La Vang cho xứng với Trung tâm hành hương quốc gia Một cuộc thi về thiết kế đã được tổ chức năm 2010 và đến ngày 15/8/2012 đã diễn ra lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Vương cung Thánh đường mới Công trình Vương cung thánh đường mới dự kiến được xây dựng trên một mặt bằng có diện tích 13.464 m² Chiều dài công trình 132 m theo hướng bắc nam, ngang 102 m theo hướng đông tây, với sức chứa 5.000 chỗ Vương cung thánh đường, thể hiện phong cách kiến trúc Việt, mang hồn Việt qua hình dáng những tấm mái ngói thân quen, kiểu dáng ngôi nhà ở, ngôi đình Việt, những họa tiết diễn tả cụ thể những ân huệ của Thiên Chúa Dự kiến bạn đâu thì chi phí cho nhà thờ mới là

25 triệu đôla o Không gian kiến thờ tự

Tháp chuông của Vương cung Thánh đường Đức Mẹ La Vang, được xây dựng từ năm 1924 - 1929, đại trùng tu năm 1959 Vào mua hè năm 1972, Vương Cung Thánh đường đã bị hủy hoại do chiến tranh Phía trước di tích tháp chuông Vương cung thánh đường Đức Mẹ La Vang là một quảng trường rộng Hai bên quảng trường là Đàng Thánh Giá - một loạt gồm 14 tác phẩm điêu khắc, mô tà diễn tiến cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, từ khi ông bị kết án đến khi bị đóng đinh trên thập giá và cuối cùng là an táng trong hầm mộ.Tại vị trí được cho là nơi Đức

Mẹ hiện ra gần gốc cây đa cổ thụ, một tượng đài đã được xây dựng với hình tượng ba cây đa và Đức Mẹ La Vang ở chính giữa Tượng Đức Mẹ La Vang cũng được đặt ở nhiều nơi trong Thánh địa Đức Mẹ thường được thể hiện bằng hình ảnh một phụ nữ mặc áo dài Việt Nam bế đứa bé cũng mặc trang phục truyền thống Việt Nam Ngoài ra, trong khuôn viên Thánh địa còn có giếng nước Đức

Mẹ La Vang, nơi mỗi tín đồ khi tới đây đều uống một ngụm nước để tỏ lòng thành kính với Đức Mẹ Nhiều tín đồ tin rằng nước giếng có khả năng chữa được bệnh tật trong cơ thể Từ khi nhà thờ ngói được dựng, hàng năm vào ngày 15 tháng 8 tại La Vang người ta thường tổ chức lễ hội hành hương, gọi là “Kiệu" (cứ

3 năm lại có một "Kiệu" lớn, gọi là "Đại hội La Vang") Sau một thời gian gián đoạn, từ năm 1990, chính quyền địa phương đã cho phép việc hành lễ tại đây tiếp tục diễn ra La Vang đã trở thành thánh địa hành hương quan trọng nhất của người Công giáo Việt Nam, hàng năm có hơn nửa triệu người về hành hương Người hành hương về nơi này có thể mua được lá cây vằng, một loại lá thường dùng sắc thuốc hoặc uống mát, lành và có khả năng kháng khuẩn, rất tốt cho phụ nữ sau khy sinh nở Không những thế, khách thập phương đến đây là để hành hương và cầu xin những ơn lành mà người Công giáo tin rằng Đức Bà sẽ ban ơn như ý Ngày nay, Thánh Địa La Vang đã và đang trở thành một địa điểm tiêu biểu được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước thường xuyên ghé thăm, tham quan, tìm hiểu khi đến với mảnh đất Quảng Trị.

Thành Cổ Quảng Trị

Thành cổ Quảng Trị nằm giữa trung tâm thị xã Quảng Trị cách quốc lộ 1A khoảng 2 km về phía Đông, cách bờ sông Thạch Hãn chừng 200 m về phía Nam Thành cổ Quảng Trị là biểu tượng thật nghĩa anh hùng cách mạng với khát vọng tự dođộc lập Nơi đâydưới lớp cỏ non Thành cổlòng đất đã thấm đẫm máu của hàng ngàn chiến sỹ và đồng bào Trị o Về lịch sử xây dựng:

“Để trấn giữ phía bắc Kinh đô Phú Xuân (Huê)mảnh đất Quảng Trị luôn được nhà Nguyễn coi trọng, dùng làm đình (trực thuộc Kinh đô)Từ đầu thời Gia Long (1802) vua đã cho đắp thành Quảng Trị tại phường Tiên Kiên, huyện Đăng Xương (Triệu Giang, Triệu Phong ngày nay)Đến năm Gia Long thứ 8 1809)vua cho đời dình lỵ về xã Thạch Hãn, huyện Hải Lăng (thị xã Quảng Trị hiện nay)Nguyên gốc thành được đắp bằng đất theo dạng hình vuông, mãi đến năm Minh Mạng thứ 18 (1837)thành mới xây lại bằng gạch Chu vi vòng thành là 2.080,75 mtường cao 4,29 mphía dưới chân tường dày 12,75 m” Với vị trí chiến lược về chính trị, kinh tếquân sự, Thành cổ vừa là công trình thành lũy quân sự, vừa là trụ sở hành chính của nhà Nguyễn trên đất Quảng Trị từ năm 1809 đến năm 1945

Hơn 160 năm tồn tại dưới thời quân chủ và thực dân, Thành cổ là trung tâm chính trị của Quảng Trị Năm 1986, Thành cổ Quảng Trị được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng Di tích quốc gia và đến năm 1994, lại được xếp vào danh mục những Di tích quốc gia đặc biệt quan trọng o Về kết cấu kiến trúc:

“Nội thành có các công trình kiến trúc như Hành cung, Cột cờ, dinh Tuần Vũ, dinh Án sát, dình Lãnh binh, Ty Phiên, Tỵ Niết, kho thóc, nhà kiểm học, trại lýnh Cuối thế kỷ XIX, đâu thế kỷ XX, khi thực dân Pháp đặt chính quyền bảo hộ thì Thành cổ lại có thêm nhà lao, toà mật thám, trại lýnh khố xanh, cơ quan thuế đoạn Trong đó, Hành cung được xem là công trình nổi bật nhất, bao bọc xung quanh là hệ thống tường thành dạng hình vuông với mỗi cạnh 100 mcó hai cửa ra vào theo hướng Nam Bắc Bên trong là một nhà rường kết cấu ba gian hai chái, mái lợp ngói liệt, trên có trang trí các họa tiết: lưỡng long chầu nguyệt, rồng, mây, hoa, lá Đây là nơi để vua ngự mỗi khi đi tuần thú, nơi làm lễ thăng quan cho các quan lại cấp tỉnh và là địa điểm tổ chức các tiết lễ trong năm Suốt gần 140 năm (1809-1945) dưới thời quân chủ phong kiến, Thành cổ Quảng Trị là trung tâm kinh tếchính trị, quân sự của tỉnh Quảng Trị, là thành lũy quân sự để bảo vệ Kinh đô Huế ở phía Bắc Năm 1885, vua Hàm Nghi trên đường ra Tân

Sở (Cam Lộ, Quảng Trị) đã ghé lại Thành cổ Quảng Trị để kêu gọi mọi tầng lớp nhân dân đứng lên đấu tranh chống lại thực dân Pháp xâm lược"

Khi thực dân Pháp đặt chính quyền bảo hộ ở Trung Kỳ thì ở mỗi tỉnh chúng cho xây mộ nhà lao để giam giữ những người yêu nước và các chiến sỹ Cộng sản Nhà lao Quảng Trị được xây dựng ở góc phía Đông Bắc, chiếm diện tích gần 1/4 khu vực Thành cổ Năm 1939, thực dân Pháp cho xây dựng thêm một lao hầm kiên cốgồm 30 buồng giam để giam những hạng tù chúng cho là nguy hiểm, cứng đầu nhất

Sau Hiệp định Genève năm 1954, sông Bến Hải được chọn làm giới tuyến quân sự tạm thời, tỉnh Quảng Trị tạm thời chia làm hai Những năm đầu thập niên 70 (1972)Quảng Trị trở thành chiến trường sinh từ đối với Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Hường Đây vừa là bàn đạp để thực hiện âm mưu “ Bắc tiến

” khi có điều kiện, vừa là lá chắn bảo vệ “biên giới Hoa Kỳ kéo dài đến vĩ tuyến 17” như Ngô Đình Diệm đã có lân tuyên bốBởi vậy, sau thất bại ở Đường

Năm 1971, quân Mỹ và quân Việt Nam Cộng hòa tập trung lực lượng thiện chiến nhất tại Quảng Trị Mỹ thường xuyên bố trí tới 5 trung đoàn chủ lực tại đây, xây dựng 3 tuyến phòng thủ vững chắc từ nam sông Bến Hải đến bắc sông Mỹ Chánh Khi bị tấn công, Quảng Trị nhận được sự hỗ trợ tối đa từ không quân, hải quân Mỹ và cả pháo đài bay B52.

“bùa hộ mạng” Tuyến phòng thủ Quảng Trị được coi là “con đê ngăn chặn” vững chắc nhất ở miền Nam Việt Nam Tổng thống Nixon từng lên giọng thách thức: “Nếu có một cuộc tấn công mạnh của Cộng sản thì tuyến phòng thủ của Việt Nam Cộng hòa có thể chùng chứ không thể đứt” Vùng đất Quảng Trị năm

1972 được xem là chiến trường khốc liệt nhất, nơi dự báo sẽ xảy ra những cuộc đụng đầu “nảy lửa” giữa ta và địch”

Chính vì lẽ đó, bước vào năm 1972, địch nơm nớp lo sợ ta phản công Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh cấm trạira lệnh báo động “ vàng ” rồi báo động “đỏ” Toàn bộ quân địch trên chiến trường Quảng Trị trong tư thế sẵn sàng chiến đấu cao nhất Địch ráo riết chuẩn bị và chờ một cuộc tấn công từ Cộng sản, nhưng chúng ta đã lừa được tình báo Mỹ khi chúng cho rằng Cộng sản không thể tấn công và chương trình “Việt Nam hóa chiến tranh" đã thành công vượt dự kiến

Giữa lúc địch đang hân hoan ngộ nhận thì trưa ngày 30/3/1972, một cơn “bão lửa” từ nhiều phía trùm lên toàn bộ hệ thống căn cứ của địch Chỉ trong vòng 5 ngày cuộc tấn công đợt một của ta đã phá vỡ hoàn toàn “pháo đài bất khả xâm phạm” và “hàng rào” của địch Trước tình thế đó, Văn Thiệu ra lệnh quyết tâm

- Để bảo vệ Quảng Trị, ta tiếp tục mở đợt tấn công lần thứ hai vào tháng 4/1972 và tiêu hao nhiều sinh lực địch.- Trung đội 2 với 20 chiến sĩ do đội trưởng Mai Quốc Ca bí mật chốt chặn, chiến đấu ác liệt với lực lượng địch dù, xe tăng, pháo binh nhưng hy sinh 19 đồng chí.- Tháng 5/1972, quân ta giải phóng thị xã Quảng Trị, đoạn đường từ cầu Nhùng đến Mỹ Chánh trở thành "đại lộ kinh hoàng" của Mỹ - Ngụy.

Quảng Trị được giải phóng, Huế trong tư thế bị bao vây, chính quyền Sài Gòn đã dốc toàn bộ lực lượng mở cuộc phản kích quyết tâm tái chiếm Quảng Trị hòng giành thế thắng trên bàn đàm phán ở Pari: “Mỹ - Nguy bắt đâu mở cuộc hành quân vào ngày , lấy tên là “Lam Sơn 72”Ngô Quang Trưởng tuyên bố“ Đồng minh sẽ sử dụng tối đa hỏa lực không quân và pháo bình để nghiền nát Thành cổ

Quảng Trị”.Địch đã huy động vào cuộc phản kích này mỗi ngày bình quân lần, có ngày cao nhất là 220 lần chiếc máy bay phản lực, 70 - 90 lần B52, 12 - 16 tàu khu trục hạm đây là cuộc hành quân đẫm máu, cực kì tàn bạo mà chúng không từ một hành động tội ác nào: ném đủ các loại bom phá, bom na -pan, bom bi, bom 7 tấn, bom điều khiển bằng laser, bắn đủ các loại pháo chơm, pháo khoan, thả chất độc hóa học, hơi độc và hơi ngạt Riêng đêm , máy bay B52 của chúng đã ném vào đây 4 nghìn tấn bom, ngày 31 - 7 khoảng 2 vạn quả đại bác cỡ lớn từ mm Nhiều báo chí phương Tây bình luận và so sánh số bom đạn Mỹ ném uống Quảng Trị khoảng 328 nghìn tấn, tương đương với sức công phá của 7 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống hai thành phố và Nagasaki của Nhật Bản năm

Địa đạo Vĩnh Mốc

o Giới thiệu vài nét về Làng hầm Vĩnh Linh

Quảng Trị còn nổi tiếng với “Tòa lâu đài cổ trong lòng đất”, đó là hệ thống Làng hầm Vĩnh Linh, mà điển hình nhất là địa đạo Vịnh Mốc Mảnh đất Vĩnh Linh đã được lịch sử lựa chọn là nơi đối đâu quyết liệt nhất sau Hiệp định Genève Trước sự khốc liệt của bom đạn, ngay từ đầu, những loại hầm chữ A, hầm lán và giao thông hào đã xuất hiện khắp nơi ở mảnh đất Vĩnh Linh.“Làng hầm còn gọi là địa đạo lần đầu tiên xuất hiện tại Tân Bình (thành phố Hồ Chí Minh) vào năm 1947, sau này vào những năm 1961 1965 xuất hiện tại Củ Chi Năm 1963, đồng chí Trần Nam Trung từ Trung ương Cục miền Nam trên đường ra Bắc đã ghé thăm làng chiến đầu ở xã Vĩnh Giang (Vĩnh Linh) Sau khi nghiên cứu địa hình, địa chất mơi đây đồng chí đã gợi ý Vĩnh Lính nên đào địa đạo như Củ Chi để sử dụng Với khẩu hiệu “Một tấc không đi, một ly không rời", "Mỗi làng, mỗi xã là một pháo đài chiến đấu", cả Vĩnh Linh rầm rộ tiến sâu vào lòng đất Đến cuối năm 1968, đã có 70 làng của 15 xã ở Vĩnh Linh có địa đạo (đó là chưa kế hệ thống giao thông hào dài hơn 2.000 km Khác với địa đạo Củ Chi, địa đạo Vịnh Mốc không đơn thuần là những đường hầm trú ẩn và chiến đấu mà một không gian sinh tồn trong lòng đất Ưu điểm của địa đạo và làng hầm nơi đây là dài hơn, sâu hơn, có nhiều cửa và giếng, điều này góp phần làm cho đường hầm thêm vững chắc và dễ dàng giải cứu người gặp nạn" Mỗi làng hầm đều bao gồm: Một trục đường hầm chính chạy dài trong khu vực dân cư hoặc xuyên qua các quả đồi (đường làng) Từ trục chính đó có các nhánh tỏa đi các hướng để nổi với hệ thống căn hộ, kho, bếp, giếng nước, cửa ra vào Hầu hết địa đạo có hình vòm ở trên, phẳng ở dưới, kích thước trung bình cao từ 1,6 - 1,9 m, rộng 0,9 - 1,2 m Địa đạo được đào trên nền đất đỏ bazan sét cứng và thiết kế chạy ngoằn ngoèo theo hình chữ Z, nhằm tạo ra chỗ gấp khúc, thuận lợi cho việc chắn các loại bom đạn chạy vào địa đạo Hệ thống làng hàm nơi đây có đầy đủ các chức năng về nhà ở, hội trường, bệnh xá, trụ sở chính quyền, trường học, nhà trẻ Công việc đào hầm rất vất vả, trong điều kiện mưa bom bão đạn, công cụ thô sơ và chỉ cần bị lộ ra đất mới là địch xả ngay bom xuống Để đào địa đạo, đồng bào thiết kế sẵn bản vẽ và đo đạc ước lượng trên mặt đất Sau đó chia ra cử 50 m thì đào một giếng, rồi từ đó đào thành đường hầm tiến về phía nhau Tuy nhiên, khi xuống lòng đất việc tìm gặp được nhau là rất khó khăn, khi đào mà không giáp được mặt nhau họ dùng cuốc xẻng đấm thình thịch vào đất để nghe tiếng đội từ đâu mà tìm tới “Kết quả sau 3 năm từ (1966 - 1958), những chiến sỹ và đồng bào nơi đây đã làm nên một công trình đồ sộ, một thành quả lao động vì đại: Đào trên 3.759.290 m² đất đá trong òng đất Mỗi địa đạo là một hình ảnh thu nhỏ về một làng quê Việt được kiến tạo dưới lòng đất" “Cuộc sống trong địa đạo thật khó khăn gian khổ, luôn thiếu ánh sáng và mùi ẩm mốc, đặc biệt là về mùa mưa Việc tích trữ lương thực cũng rất khó khăn, ban đầu gạo được cất dưới tầng sâu cho an toàn nhưng trong đất sâu độ ẩm cao, gạo rất dễ bị mốc, đã thế mỗi lân lấy gạo nấu cơm từ tầng này đến tầng khác đi lại rất mất thời gian Về sau bà con nghĩ ra cách dùng ống dẫn dầu dụng đứng thông từ mặt đất xuống để chuyển gạo xuống địa đạo, mỗi lân nấu cơm chỉ việc mở vòi ra cho gạo chảy vào nồi, lấy đủ nấu là gập vòi lại, một điều ngỡ rất giản dị nhưng những ngày tháng ấy là cả chuyện sống còn của hàng ngàn người dân Vịnh Mốc Việc nấu ăn cũng phải duy trì dưới lòng địa đạo, nhưng phải thực hiện khẩu hiệu “đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng” và như vậy nấu không được bốc khói lên mặt đất, làm lộ bí mật, địch phát hiện sẽ dội bom Người dân Vĩnh Linh đã tạo ra loại “bếp Hoàng Cầm", nấu được dưới lòng đất mà hạn chế bốc khói lên trên (có đường hầm nhỏ dẫn khói tiêu tán lên mặt đất từ từ qua lớp đất mỏng) Đã có hơn 60 đứa trẻ được sinh ra trong lòng địa đạo Trong muôn vàn gian khó vẫn vang lên tiếng cười nói của trẻ thơ như một minh chứng cho sức sống bất diệt của con người nơi đây Tiếng súng pha lẫn tiếng hát ru, Vĩnh Linh trào dâng tiếng hát với khẩu hiệu

“Tiếng hát át tiếng bom" Tiêu biểu cho hệ thống Làng hầm Vĩnh Linh là địa đạo o Vịnh Mốc

Làng chài Vịnh Mốc tại Vĩnh Thạch, Vĩnh Linh mang tên từ một cột mốc ranh giới giữa hai thôn Vĩnh Ân và Thừa Luật, cũng nằm cạnh một vịnh biển dưới mũi Lài Trong kháng chiến chống Mỹ, Vịnh Mốc là tuyến hậu phương quan trọng cho đảo Cồn Cỏ Hệ thống địa đạo Vịnh Mốc gồm ba địa đạo chính tại Đồn Biên phòng Vịnh Mốc, thôn Thừa Luật và thôn Ân Đức, có vai trò lớn trong việc bảo vệ làng và tạo điều kiện phục vụ chiến đấu.

140, địa đạo của quân dân Vịnh Mốc và địa đạo của quân dân Sơn Hạ Sau này do yêu cầu của việc phối hợp chiến đấu, ba địa đạo này đã được thông với nhau thành một hệ thống liên hoàn khép kín với quy mô khá lớn với chiêu dài 1.701 m"Địa đạo được đào từ cuối năm 1965 đến năm 1967 trong lòng quả đồi đất đỏ bazan nằm ở độ sâu 20 - 28 m dưới lòng đất Để hoàn thành nó, người ta đã đào hơn 6.000 m³ đất đá trong vòng hai năm, với hơn 18.000 ngày công Từ trục chính tỏa ra 13 nhánh thông với 13 cửa gồm 7 cửa thông ra biển và 6 cửa thông lên đồi 13 cửa ra vào này ngoài chức năng là lối ra, lối vào nó còn bố trí rất khoa học và hợp lý, nó giống như là 13 giếng thông hơi lưu thông không khí vào trong hầm địa đạo Địa đạo không bao giờ ngập nước vì các cửa đều dốc ra ngoài, được đào nghiêng từ 20 - 3º Địa đạo Vịnh Mốc còn là nơi ở của nhân dân trong những năm chiến tranh ác liệt, lúc đông nhất trong địa đạo sống khoảng 1.200 người: nhau từ 3-5 m, khoét lõm sâu và sinh hoạt của một gia đình và đã Vịnh Mốc Có một điều đó là tuy trong một gia đình được chia ra ở c xuyên có thể làm chết cả nhà Họ hầm khác nhau để tránh tiệt nòi T một bệnh xá, nhà hộ sinh, nhiều là sức chứa hơn 50 người dùng làm chiếu phim Hiện địa đạo Vịnh M tiếng trên tuyến hành trình Bắc - thường khách du lịch chỉ được than

“Tuổi thơ con có những gì?

Con nằm với đất con đi với hầm" Địa đạo có cấu trúc 3 tầng riêng biệt với 3 độ sâu khác nhau: tầng 1 là nơi sinh sống của nhân dân cũng như các chiến sỹ, cách mặt đất từ 8 đến 10 m; tầng 2 là nơi đóng trụ sở Đảng ủy, Ủy ban và chỉ huy quân sự, cách mặt đất từ 12 m - 15 m; tầng 3 là kho hậu cần với hàng ngàn tấn hàng hóa, súng đạn để tiếp tế cho đảo Cồn Cỏ, cho chiến trường miền Nam và phục vụ chiến đấu tại địa đạo, cách mặt đất khoảng 23 m Tâng 3 này vẫn cao hơn mặt nước biển là 8 m vì làng hầm tọa lạc trên nền đất đỏ bazan cao hơn mặt nước biển khoảng 31 m Tại các cửa hầm địa đạo đều có làm khung gỗ chống sập và thường xuyên gia cố để chống sạt lở Hai bên đường trục chính cách nhau từ 3 - 5 m, khoát lõm sâu vào thành một ô nhỏ, mỏi ố làm nơi sinh hoạt của một gia đình và đã có 17 đứa trẻ chào đời tại địa đạo Vịnh Mốc Có một điều đó là tuy gọi là căn hộ nhưng các thành viên trong một gia đình được chia ra ở các căn hộ khác nhau để tránh bom xuyên có thể làm chết cả nhà Họ phải chia gia đình, họ tộc ra nhiều hầm khác nhau để tránh tiệt nòi Trong làng hầm có 3 giếng nước, có một bệnh xá, nhà hộ sinh, nhiều lỗ thông hơi và một hội trường có sức chứa hơn 50 người dùng làm nơi hội họp, biểu diễn văn nghệ, chiếu phim Hiện địa đạo Vịnh Mốc là điểm tham quan du lịch nổi tiếng trên tuyến hành trình Bắc - Nam Khi tham quan tại Địa đạo thường khách du lịch chỉ được tham quan khoảng 500 m mà thôi.Chiến tranh đã lùi xa, nhưng vẫn còn đó một làng hầm huyền thoại ngày ngày truyền lại niềm tin, ý chỉ cho thế hệ hôm nay và mai sau về sức mạnh nội lực của dân tộc Việt Nam Từ đây, tất thảy mọi người đều phải thừa nhận sự thần kỳ của một đất nước, một dân tộc mà sự tồn tại và chiến thắng của nó là tất yếu Có rất nhiều dòng cảm xúc về làng hầm này, nhưng hầu như tất cả đều công nhận “Làng địa đạo Vịnh Mốc giống như một toà lâu đài cổ nằm im lìm trong lòng đất giấu kín biết bao điều kỳ lạ về những con người đã làm ra nó và thời đại nó đã sinh ra” Vịnh Mốc đối với người dân Quảng Trị là cả một niềm tự hào không phải vì địa danh này được đứng trong danh mục di tích quốc gia mà nó là một bảo tàng trung thực về sức sống mãnh liệt của con người nơi đây.

Tổng quan về Quảng Bình

Quảng Bình còn có tên gọi là Lâm Bình mang ý nghĩa là vùng đất bình định của người Chăm Pa Tên này bắt nguồn từ "Lâm" nghĩa là Lâm Ấp và "Bình" là bình định Vào thời Lê Trung Hưng (1533-1789), vùng đất này có tên là Tiên Bình, cũng hàm ý là mảnh đất mới được bình định.

(vùng đất đầu tiên được bình định từ , hay vùng đất địa đầu của Bắc Champa, hoặc là vùng đất do tổ tiên gắng công mà có được)Đến năm 1604, dưới thời chúa Nguyễn Hoàng đổi tên là Quảng Bình

Quảng Bình, vùng đất miền Trung quanh năm nắng ấm, sở hữu diện tích rộng lớn với 3/4 là đồi núi, dân số gần 900.000 người Vị trí chiến lược của Quảng Bình được mô tả trong Đại Nam dư địa chí ước biên: giáp Quảng Trị về phía Nam, Hà Tĩnh ở phía Bắc, biển Đông ở phía Đông Nam và Hà Tĩnh ở phía Tây Bắc Theo sách Thuỷ kinh chú, vùng đất Quảng Bình xưa mang tên Việt Thường Thị và từng được vua Hùng Vương sáp nhập vào bộ Việt Thường Năm 2353 TCN, tộc người Việt Thường Thị dâng chim trĩ trắng, rùa vàng cho Trung Quốc Vào năm 192, Khu Liên thành lập nên quốc gia Lâm Ấp và mở rộng lãnh thổ về phía Bắc, trở thành quốc gia "Hoàn Vương quốc" Đến năm 1069, Vua Lý Thánh Tông chinh phạt Champa, đổi tên châu Địa Lý thành châu Lâm Bình, Bố Chánh thành châu Nam Bố Chánh, Ma Linh thành châu Minh Linh, chiêu mộ dân tới sinh sống.

Tân Bình Thời Lê vào năm Quang Thuận, cho thuộc về Thừa Tuyên Thuận Hóa Sau lại đổi thành phủ Tiên Bình Hồi đầu triều đối đặt dinh Quảng Bình" “Tên gọi “Quảng Bình” được định danh từ thời chúa Tiên Nguyễn Hoàng (1604) Dưới thời các chúa Nguyễn và thời Hoàng đế Quang Trung, địa vực Quảng Bình nhiều lần được định danh lại danh xưng" Dưới triều đại nhà Nguyễn, vào năm Minh Mạng thứ 12 (1831), trong hệ thống hoạch định cương vực lãnh thổ và tổng cải cách hành chính quốc gia, triều Nguyễn chính thức định danh tỉnh Quảng Bình Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, dưới thời Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, tỉnh Quảng Bình được thành lập, bao gồm thị xã tỉnh lỵ Đồng Hới và

5 huyện (Lệ Thuỷ, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hoá) Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi, đất nước thống nhất, non sông thu về một mối, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thành lập tinh Bình Trị Thiên trên cơ sở sáp nhập ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và khu vực Vĩnh Linh Quảng Bình trở thành địa vực phía Bắc của tỉnh Bình Trị Thiên mới thành lập Trên địa vực này có thị xã Đồng Hới và các huyện Lệ Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch và Tuyên Hoá Năm 1989, để phù hợp với xu thế và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ quốc phòng - an ninh trong thời kỳ mới, Trung ương Đảng và Nhà nước đã cho chia tách Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế Nhắc đến Quảng Bình không thể không nhắc đến ẩm thực với món cá nghéo, một loài thuộc họ cá xương sụn như cá mập, đẻ con chứ không đẻ trứng Cá nghéo toàn thịt, gan béo, thịt ngon, tuy da có nhám (do đó gọi là cá nhám), có tanh, nhưng cạo da bằng nước sôi như cạo lợn thì không còn tanh nữa, thịt cá lúc ấy trắng như bông, mới nhìn đã thích Cá nghéo làm gỏi ăn với nước lèo, rau sống, nhắm rượu là một món “nhậu” đẹp; còn như kho với nghệ, mật, gừng là món ăn bổ âm Cùng với cá nghéo thì đèn biển chính là một món ăn hấp dẫn Đèn là một loài rắn biến, thân nhỏ và thon, dài từ 1 đến 2 m, có vảy, mình vằn da nhám, đầu nhỏ đuôi dẹt Đẻn biển là loài có giá trị cao trong thực phẩm cũng như chữa bệnh Những món từ đẻn biển được đánh giá là tươi ngon và bổ dưỡng Tuy được chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng được người ta biết đến nhiều nhất ở thành phố này là tiết đẻn và ram đẻn Ngoài ra còn có các đặc sản khác như bánh xèo Quảng Hòa, ruốc Quảng Bình cũng nổi tiếng với nhiều danh nhân lịch sử Trong đó phải kể đến Dương Văn An là quan nhà Mạc trong lịch sử Việt Nam và là tác giả của quyển sách địa lý - lịch sử nổi tiếng Ô Châu cận lục, Nguyễn Hữu là một danh tướng thời chúa Nguyễn Phúc Chu, ông được xem là người xác lập chủ quyền cho người Việt tại vùng đất Sài Gòn - Gia Định vào năm 1698, kể từ thời điểm đó, miền đất này chính thức trở thành một đơn vị hành chính thuộc lãnh thổ Đại Việt, tức Việt Nam ngày nay Rồi Hàn Mặc Tử hay Hồ Ngọc Hà Và đây cũng chính là quê hương của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp Suối khoáng Suối Bang Suối khoáng Suối Bang là suối nước khoáng nóng thiên nhiên duy nhất tại Việt Nam có nhiệt độ sôi tại lỗ phun đạt đến 105°C, thuộc địa phận xã Kim Thủy (Lệ Thủy), Quảng Bình Trong thành phần của suối nước khoáng Bang có chứa rất nhiều nguyên tố vi lượng quý hiếm, do đó nước ở đây được “chế biến” thành nước giải khát với nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe Khi uống sẽ chữa trị một số bệnh lý như tăng nhuận tràng, tăng tiết mật, tăng tuần hoàn của gan và ảnh hưởng tốt đến sự điều chỉnh rối loạn nhu mô gan, rất tốt đối với người có bệnh đường tiêu hóa, làm giảm đường huyết Nước khoáng nóng khi tắm cũng rất tốt cho sức khỏe Do nước được khai thác từ độ sâu 150 m trở lên trong lòng đất đảm bảo tuyệt đối vệ sinh Thành phần chính là Clo- rua natri silic nên khi ngâm nước khoáng sự thẩm thấu và giữ lại dưới da một lượng muối NaCl và một số nguyên tố khác tạo nên những phản xạ có điểm xuất phát từ da, nhờ vậy mà khả năng đề kháng và chống viêm nhiễm của cơ thể được nâng cao Nước khoáng Clorua natri silic có tác dụng chữa những chứng bệnh về đau khớp, thần kinh tọa, đau gân, cơ, căng thẳng thần kinh, nhức đầu kinh niên Nếu sử dụng độ nóng chỉ đến 50°C sẽ không làm phỏng da, trái lại giúp các khoáng chất có điều kiện thấm sâu vào cơ thể làm phục hồi các tế bào da và xoa dịu cơn stress, đồng thời tạo cảm giác mát mẻ sau khi ngâm khoáng lúc trời nắng nóng Qua đến hồ ngâm nước khoáng nóng, trước khi ngâm toàn thân nhẹ nhàng đặt đôi chân vào hồ nước khoáng nóng để tận hưởng cái nóng “rần rần” lan nhẹ từ dưới lòng bàn chân chạy lên khắp cơ thể Khi đã quen dần với nhiệt độ, thả lỏng cơ thể và ngâm mình trong làn nước khoáng nóng thiên nhiên Thời gian ngâm khoáng tốt nhất từ 30 - 45 phút Suối khoáng Suối Bang cũng đã đi vào truyền thuyết, rằng: Xưa có một viên quan tuần thú đến đây, thấy cả làng bản khắp nơi đều một màu sương khói bao phủ Lấp ló trong lớp khói trắng và mây trời là những ngôi nhà giống như những chiếc cầu bắc trên mây nên gọi là Vân Kiều Đó chính là những mạch nước nóng đùn lên với hơi nước phủ trắng xóa Và đây vốn là địa bàn cư trú của dân tộc Bru, nên sau này được gọi là Bru - Vân Kiều Người ta cho rằng, những ai mắc bệnh vô phương cứu chữa thì chỉ cần đến đây vái bốn phương tám hướng và uống một ngụm nước ở suối khoáng Suối Bang là khỏi Suối nước nóng Bang được phát hiện trong thời kỳ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" Suối nước nóng đặc biệt này từng góp phần chữa lành vết thương, phục hồi sức khỏe cho bao cán bộ, chiến sỹ và người dân địa phương Suổi chạy dọc theo một thung lũng um tùm cây cối Những buổi sáng sớm, Quảng Bình lạnh buốt, giữa rừng già Trường Sơn càng lạnh thế nhưng bên bờ suối Bang, hơi nóng từ mặt nước mang theo làm ấm hẳn không khí chung quanh Hai bên bờ suối, dưới những hốc đá là những vũng nước kích thước như chiếc nón lá, nước trong vắt và sôi ùng ục Hiện nay Tập đoàn Trường Thịnh đã đầu tư xây dựng Khu du lịch nghỉ dưỡng và phục hồi chức năng suối nước nóng Suối Bang trên địa bàn huyện Lệ Thủy Sông Nhật Lệ, cầu Nhật Lệ 1 và Cầu Nhật Lệ 2 - Sông Nhật Lệ: Sông Nhật Lệ bắt nguồn từ núi U

Bò, Co Roi (thuộc dây Trường Sơn) chảy qua địa phận tỉnh Quảng Bình và đổ ra Biến Đông tại cửa Nhật Lệ Tên gọi Nhật Lệ có nghĩa là “Sự rực rỡ của ánh sáng mặt trời" Tên sông đã được ngợi ca trong câu thơ cổ của Hồ Thiên Du “Nhật chỉ lệ bất vô chỉ chúc giả" nghĩa là “sự rực rỡ của ánh sáng mặt trời thì không nơi nào là nó không chiếu đến được" Khi mặt trời nhô lên khỏi cồn cát Bảo Ninh, đứng ở bờ nam sông Nhật Lệ nhìn về hướng đông sẽ thấy con sông lấp lánh sáng rực rỡ suốt dọc chiều dài hàng trăm m Sông Nhật Lệ xưa có tên là Đại Uyên, dưới thời vua Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông, khoảng 1069-1075 được đổi thành sông Nhật Lệ Tuy nhiên, chính bởi sự mỹ miều của địa danh, mà Nhật Lệ gắn với nhiều truyền thuyết và huyền thoại: có người viện dẫn việc vương phi

My Ê của vua nước Chiêm Thành Xạ Đẩu đã trầm mình trên dòng sông để thủ tiết sau khi vua Lý Thái Tông thân hành đem binh chinh phạt Chiêm Thành năm

1044 Để ghi nhớ sự thuỷ chung son sắt của Mỵ Ê, người ta đặt tên sông là Nhật

Lệ Cũng có truyền thuyết cho rằng, tên Nhật Lệ có duyên cơ với cuộc hôn nhân lịch sử của Huyền Trân công chúa với vua Chiêm là Chế Mân vào năm 1306 để lấy về cho nước Đại Việt hai châu Ô, Lý Trên dặm đường làm dâu xứ người, đã biết bao lần nước mắt nàng công chúa âm thầm rơi vào cửa sông? Cảm thương cho bậc kiều nữ của hai đất nước đã lặng lẽ đánh rơi những giọt lệ buồn man mác mà người xưa đã gọi tên dòng sông là Nhật Lệ Một cách giải thích khác lại cho rằng trong thời Trịnh - Nguyễn phân tranh (1570 - 1786), khi dòng sông Gianh trở thành ranh của hai bên chiến tuyến thì những lưu dân ở bờ Nam vẫn thường hướng về bờ Bắc, nhớ quê hương mà dòng lệ tuôn rơi Lâu dần nước mắt chảy thành sông rồi từ sông chảy ra biển mà thành tên Nhật Lệ Theo sử cũ ghi lại thì tên sông “Nhật Lệ” có từ thời Lý và được đổi từ tên cũ Đại Uyên (khoảng 1069 - 1075) Cửa Nhật Lệ còn có các tên gọi khác như Trú Nhạ, Hà Cừ, Cửa Sài , là một loại cửa lệch không rộng, không sâu, nước chảy đều thuận lợi cho các thuyền vừa và nhỏ vào, ra neo đậu - Cầu Nhật Lệ 1: Cầu Nhật Lệ bắc qua sông Nhật Lệ, nối thị xã Đồng Hới với bán đảo Bảo Ninh Toàn cầu dài 635 m, rộng

12 m, gồm 15 nhịp dầm bê tông cốt thép đặt trên 2 mố 14 trụ cùng 1 km đường dẫn vào 2 đầu cầu Cầu được hoàn thành năm 2004 Cầu Nhật Lệ 2: Cầu Nhật Lệ

2 - cây cầu vượt bắc qua sông Nhật Lệ theo hướng vuông góc với tim sông, bờ Tây thuộc phường Phú Hải, bờ Đông thuộc xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới Cầu được khởi công xây dựng năm 2012 và khánh thành năm 2017 với tổng kinh phí xấp xỉ 1.000 tỷ đồng (tiền Việt Nam), do ngồn vốn ngân sách Cầu Nhật Lệ 2 được thiết kế dưới dạng cầu dây văng một trụ tháp 2 nhịp, chiều dài mỗi nhịp là

150 m Tháp cầu cao 97,45 m dạng chữ A, hệ thống dây văng bố trí hình rẻ quạt

2 mặt phẳng dây đối xứng Mặt cầu gồm 4 làn xe cùng dải an toàn và lề đường với bề rộng 23,6 m Tổng chiều dài toàn cầu là 515,2 m, đường nối cầu dài 1.783 m, kết cấu mặt đường cấp cao A1 Đây là cây cầu thứ 2 ở Việt Nam (sau cầu Rạch Miễu, cây cầu dây văng nổi liền hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre), có kết cấu dây văng khẩu độ lớn được xây dựng hoàn toàn bằng nội lực Việt Nam.

Vườn quốc gia Động Phong Nha - Kẻ Bàng

Phong Nha - Kẻ Bàng là tên được ghép từ hai thành phần: đó là động Phong Nha và tên khu vực rừng núi đá vôi Kẻ Bàng: Trước đây động Phong Nha thường được xem là động lớn và đẹp nhất trong quần thể hang động này Có ý kiến cho rằng nguồn gốc tên gọi Phong Nha có nghĩa là: Phong (gió) và Nhà (nguồn với ý nghĩa trong hang động, những nhũ đá và măng đá tạo thành hình như các bộ răng Vào mùa hè nghe thấy những tiếng rít của gió thổi lùa vào trong động Ngoài ra, có người còn cho rằng, Phong Nha có nghĩa là tên ngôi làng gần đấy chứ không có nghĩa là gió và răng như vẫn thường được giải thích Hay Phong Nha là từ chỉ hình ảnh những ngọn núi nằm thành từng dãy đều đặn như hình ảnh các quan (nha sai) đứng thành hàng trên sân chầu hay ở quan thự và người ta đã lấy chữ Phong Nha theo chữ Hán (Phong có nghĩa là đỉnh núi, Nha có nghĩa là quan lại) để đặt tên cho động Phong Nha

Động Phong Nha nằm trên dòng Sông Son, một chi lưu của Sông Gianh chảy ngầm qua các núi đá vôi tại Quảng Bình Sông Son bắt nguồn từ cửa động Phong Nha và có nhiều nhánh, trong đó nhánh dài nhất là Nậm Aki với chiều dài lên đến hơn 20km Cửa động Phong Nha rộng 20m, cao 10m, được Hiệp hội thám hiểm hang động Hoàng gia Anh công nhận là một trong ba hang động tiêu biểu trên thế giới, sở hữu nhiều kỳ quan như bãi cát và đá rộng đẹp nhất, hệ thống thạch nhũ hùng vĩ và hang có sông ngầm dài nhất (13.969m) Đi sâu hơn 600m vào động là hang Bi Ký với những thạch nhũ tuyệt đẹp màu cẩm thạch và hai cột nhũ đá rũ đặc biệt.

Vào sâu trong hang động Phong Nha hơn 600 m là hang Bi Ký với những thạch nhũ tuyệt đẹp màu cẩm thạch, vòm hang rộng, không gian trong huyền ảo Đặc biệt có hai cột nhũ đá rũ dài từ trên trần hang xuống tận đáy nước Hang Bi Ký dài khoảng 130 m và rộng như một hội trường lớn, phía dưới là một lớp cát mịn làm nền, có lẽ vì vậy mà hang Bi Ký còn có tên là hang Hội Trường Tiếp sau hang Bi Ký là hang Tiên Hang Tiên có những cột nhũ đá cao trên 20 m được thiên nhiên tạo ra, nên đây cũng là hai hang tiêu biểu của động Phong Nha có hệ thống thạch nhũ đá huyền ảo và kì vĩ cùng hàng ngàn những kiệt tác được hình thành bởi tạo hoá với vô số những hình ảnh kỳ lạ và hấp dẫn Trong hành hiên, thiên nhiên đã tạo nên vách đá, nếu nhìn thật kỹ giống hình đáng những nàng tiên với mái tóc dài màu vàng óng ả Tiếp nữa là hang Cung Đình, nơi có nhiều nhũ đá giống ngai vàng, được thiên nhiên chạm trổ cực kỹ tinh xảo, nếu ta gõ nhẹ vào thạch nhũ giống hình phím đàn, thì chúng ta tưởng tượng như đang thưởng thức âm điệu của tiếng đàn tơ rưng bỗng âm vang trong hang động thật là kỳ diệu

Trong quần thể hang động Phong Nha lưu giữ các dấu tích của người Chăm như bàn thờ, chữ khắc trên hang động và của người Việt cổ qua tượng Phật, gốm sứ, bài vị Ngoài ra, đây còn là nơi vua Hàm Nghi đặt căn cứ kháng Pháp sau sự kiện kinh đô Huế thất thủ cuối thế kỷ XIX, cùng nhiều cận thần và ban chiếu Cần Vương Sự đa dạng văn hóa được tô đậm bởi sự góp mặt của các nhóm dân tộc Sách, Mày, Rục, Mã Liêng cư trú tại vùng Phong Nha - Kẻ Bàng, góp phần phong phú thêm các sản phẩm du lịch tại Di sản Thiên nhiên Thế giới này.

Chùa Thiên Mụ

Thiên Mụ tự tọa lạc trên đồi Hà Khê, xóm An Ninh Thượng, huyện Hương Trà Đồi như một hòn đảo giữa vịnh sông Hương, xung quanh là mặt nước tĩnh lặng in bóng mây trời Thiên Mụ tự là ngôi chùa cổ nhất của Huế.

Chùa Thiên Mụ được cho là có nguồn gốc từ thời chúa Nguyễn Hoàng, khi ông đi dạo quanh vùng đất Thuận Hóa và phát hiện ngọn đồi Hà Khê có hình dáng như đầu rồng Biết rằng đồi Hà Khê từng có ngôi chùa Thiên Mỗ bị phá hủy, chúa Nguyễn Hoàng đã cho dựng lại một ngôi chùa trên ngọn đồi này, đặt tên là Thiên Mụ Sơn Theo dân gian, nơi đây từng là nơi một bà lão thường đến khóc than, tiên đoán sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để giữ long mạch, khiến nước Nam hùng mạnh.

Mụ tự (chùa Thiên Mụ) để nhớ tới bà tiên nhà trời trong lời kể của người dân vào năm 1601

“Thật ra, ngôi chùa đã có tại chỗ từ trước năm 1555, vì trong sách Ô Châu cận lục viết vào thời điểm ấy, tác giả Dương Văn An đã từng nói đến ngôi chùa cổ này rồi Có lẽ hồi ấy chùa còn đơn sơ, nhỏ hẹp, kiến trúc chưa quy mô to lớn như về sau Thế rồi, sau khi thấy chúa Nguyễn Hoàng vào Nam, một dạo đến chơi nơi đây, vừa có được những gợi hứng tốt đẹp từ ngôi chùa cổ, vừa thấy rõ ở đấy phong cảnh thoát tục hữu tình, nên năm 1601, Chúa cho xây dựng lại chùa một cách chính thức, chùa trở nên khang trang hơn"

Trải qua thời gian, chùa được trùng tu nhiều lần Năm 1695, Hòa thượng Thích Thạch Liêm (Thích Đại Sán) ở Quảng Đông được chúa Nguyễn Phúc Chu mời qua hoằng dương chánh pháp tại đây Chùa càng trở nên nổi tiếng Đến năm

1710, chúa Nguyễn Phúc lại cho đúc Đại hồng chung và viết một bài ký để khắc vào chuông Năm 1714, Chúa lại tiến hành trùng tu lớn với hàng chục công trình kiến trúc, khi xong chúa lại viết một bài ký, cho khắc vào bia làm kỷ niệm và nhờ người qua Trung Quốc thỉnh hơn 1.000 bộ kính sách Phật giáo về tàng trữ ở chùa

Dưới thời Tây Sơn (1786 - 1801), chùa Thiên Mụ bị binh hỏa tàn phá rất nặng nề Thời Gia Long (1815), Minh Mạng (1831) các vua tiếp tục cho tu sửa chùa Năm 1844, nhân dịp mừng lễ “bát thọ” của bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu (vợ vua Gia Long, bà nội của vua Thiệu Trị), vua Thiệu Trị kiến trúc lại ngôi chùa một cách quy mô hơn: xây thêm một ngôi tháp bát giác gọi là Từ Nhân (sau đổi là Phước Duyên)

Năm 1844, nhân dịp mừng lễ “bát thọ” của bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu (vợ vua Gia Long, bà nội của vua Thiệu Trị), vua Thiệu Trị kiến trúc lại ngôi chùa một cách quy mô hơn: xây thêm một ngôi tháp bát giác gọi là Từ Nhân (sau đổi là Phước Duyên)

Tên gọi Thiên Mụ có lẽ bắt nguồn từ chữ Thiên Mỗ hay Thiên Mẫu của người Chăm Chùa được đổi tên là Linh Mụ vào năm 1862 dưới thời vua Tự Đức Cuộc đời của vua Tự Đức thường gặp những điều không may mắn Đất nước bị quân thù dày xéo, để mất 6 tỉnh Nam Kỳ vào tay Pháp, đặc biệt nỗi buồn lớn nhất của ông là không có con Cho nên ông sợ chữ “Thiên” là đụng chạm đến húy Trời bị trời quở phạt Nhà vua đã cho đổi tên thành chùa Linh Mụ Đến năm 1869, thấy cuộc đời của mình cũng không có gì thay đổi, vua mới cho dùng lại tên Thiên

Mụ như trước Vì thế trong dân gian người ta vẫn dùng cả hai tên khi nhắc đến chùa Thiên Mụ Ngoài ra chữ “Linh” đồng nghĩa với chữ “Thiên”, âm người Huế khi nói "Thiên" nghe tựa "Thiêng" nên khi người Huế nói "Linh Mụ”, “Thiên Mụ” hay “Thiêng Mụ” thì người nghe đều hiểu là muốn nhắc đến ngôi chùa này o Về kiến trúc và thờ tự

Chùa Thiên Mụ tọa lạc trên vùng đất dài 250 m và rộng 75 m Ba mặt có xây thành cao 2,30 m như một la thành, được kiến trúc theo hình chữ “Nhất" và phối cảnh mang tính cách kỷ hà rất chặt chẽ, thống nhất Đây là nơi minh đường thủy tụ, hội đủ các yếu tố về phong thủy trong kinh dịch phương Đông, với: Núi Ngự Bình tiền án, - hậu chẩm, cồn Hến - tả thanh long, cồn Dã Viên - hữu bạch hổ, sông Hương - minh đường o Đình Hương Nguyện và 2 bị đình 2 bên: Đình Hương Nguyện xưa (nay chỉ còn lại nền) gồm ba gian, bộ sườn được chạm khắc công phu, tinh xảo, trên nóc đặt Pháp luân bánh xe Phật pháp, biểu tượng Phật giáo) Trận bão năm 1904 đã tàn phá chùa Thiên Mụ nặng nề Nhiều công trình bị hư hỏng, trong đó đình Hương Nguyện bị sụp đổ hoàn toàn (nay vẫn còn dấu tích) Hiện nay, đình Hương Nguyện chỉ còn lại là một nền gạch vuông, cao hơn mặt đất một chút Xưa kia đây là nơi để các tín đồ Phật giáo ngồi sửa soạn hương hoa lễ vật và tịnh tâm trước khi lên chùa Hai bên tả hữu của nền Hương Nguyện đình là hai lối đi vào chùa Cách hai lối này và dịch vào phía trong có hai nhà vuông đó là hai bi đình của vua Thiệu Trị Bi đình hướng đông (phía trái chùa từ trong nhìn ra) ghi lại việc xây tháp Phước Duyên, đình Hương Nguyện nên thường gọi là bia “Ngự chế Thiên Mụ Phước Duyên bảo tháp bi” Bi đình hướng Tây (phía phải chùa từ trong nhìn ra) chứa bia khắc 8 bài thơ của vua Thiệu Trị đề vịnh cảnh Thiên Mụ và bài ký Đại Hồng Chung nên được gọi

“Thiệu Trị lục niên, tứ nguyệt cát nhật tạo"

Bên cạnh Bảo tháp bát giác, chùa Thiên Mụ còn có hai nhà lục giác đối diện nhau Nhà lục giác hướng Đông lưu giữ tấm bia Đại Việt quốc, ghi chép về việc xây dựng chùa vào năm 1714 Bia đặt trên lưng rùa bằng đá chạm khắc tinh xảo, với bốn con rồng hai bên tượng trưng cho vương quyền Còn nhà lục giác hướng Tây là Gác treo chuông, nơi đặt Đại Hồng Chung nổi tiếng được đúc từ năm 1710 Chuông cao 2,5m, nặng hơn 2 tấn, có khắc bài minh của chúa Nguyễn Phúc Chu và những hình chạm nổi độc đáo như bát quái, thủy ba, tám vật quý.

“Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương Thuyên về xuôi mái sông Hương

Có nghe tâm sự đôi đường đắng cay”

Câu ca dao xưa tả cảnh đẹp thơ mộng xứ Huế, nhất là đoạn sông trước chùa Thiên Mụ, đối diện Thiên Mụ là làng Long Thọ (hay còn gọi làng Thọ Khương) bờn kia sụngạ Một chi tiết khỏ thỳ vị xin được chia sẻ cựng quý khỏch đú là: Nếu mỗi khi tiếng chuông Thiên Mụ giống lên ngân nga hai lần vào sáng sớm thì ở làng Thọ Khương cũng vang lên tiếng gà gáy sáng nên có câu “Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương

Tháp Phước Duyên, biểu tượng chùa Thiên Mụ, cao 21m gồm 7 tầng, mỗi tầng thờ tượng Phật Tầng cao nhất thờ tượng Phật vàng, bên trong có cầu thang xoắn ốc dẫn lên Tháp xây bằng gạch nung, kiến trúc bát giác, hướng Nam Tầng dưới có hai cửa đồng khóa hai lớp, tầng trên có cửa uốn cong Mỗi tầng có hoành phi tạo thế đối xứng, tầng dưới ghi "Phước Duyên Bảo Tháp" Tám mái tháp lợp ngói cùng màu Tương truyền, vua Minh Mạng định xây tháp trấn yểm Kinh thành, sau vua Thiệu Trị tiếp tục xây để cầu mưa.

Cổng tam quan: Để vào bên trong điện Đại Hùng đoàn phải di chuyển qua cổng tam quan Kính thưa quý khách:

“Tam quan là tượng trưng cho ba cách nhìn của Phật giáo bao gồm: “không quan” (nhìn từ trong chùa ra là cửa bên trái), “trung quan” (cánh cửa to nhất nằm ở trung tâm) và “giả quan” (nhìn từ trong chùa ra là cửa bên phải) “Không quan” có thể hiểu là cửa mà không cửa Cánh cửa rộng lớn vô cùng vô tận, thu nhiếp tất cả muôn loài muôn vật đến với Chánh pháp của Phật, để tìm sự giác ngộ mà không có sự ngăn cách và cản trở Cánh cửa cũng là ranh giới biểu trưng cho tám vạn bốn ngàn con đường ngoài thế gian khi qua cánh cửa là con đường đi vào

“nhất chánh đạo”, là con đường giải thoát và giác ngộ Phật từ và khách du lịch đi vào lễ Phật nên đi cửa này “Trung quan”, gọi là Vô Tướng môn, Vô Tưởng môn Biểu thị cho sự hiểu biết tất cả các Pháp đều không, đêu vô tướng đạt được tự tại Cửa giữa chỉ dành cho các bậc cao tăng và vua chúa để tỏ lòng kính trọng

Tổng quan về Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế thuộc vùng du lịch Bắc Trung Bộ của Việt Nam, nằm giữa dải đất miền Trung, trên con đường di sản văn hóa Huế giáp với tỉnh Quảng Trị và thành phố Đà Nẵng, có đường biên giới dài 90 km giáp với Lào, phía Đông là đường bờ biển dài 130 km Huế có địa hình khá phức tạp, bao gồm cả núi rừng, đồng bằng, đâm phá và vùng ven biển Huế là vùng đất có lịch sử lâu đời, những bằng chứng về khảo cổ cho thấy con người đã từng xuất hiện tại vùng đất này cách đây 4000 - 5000 năm Huế từng là “trái tim” của Việt Nam trong ngót 200 năm, là một trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục và đã trải qua nhiều cuộc bể dâu

Thời Bắc thuộc, đời Tần, Thừa Thiên Huế thuộc Tượng quận, đời Hán là quận Hải Nam

Năm 192, Khu Liên lập nên quốc gia Lâm Ấp tại vùng đất Huế, Quảng Trị Lâm Ấp mở rộng lãnh thổ, trở thành Hoàn Vương quốc vào thế kỷ thứ VIII và đóng vai trò như một nước chư hầu của Đại Việt.

Năm 1306, dưới thời vua Trần Anh Tông, sau cuộc hôn lễ giữa Huyền Trân Công chúa và vua Chăm là Chế Mân, vùng đất châu Ô và châu Lý đã sáp nhập vào Đại Việt, sau đổi thành châu Thuận và châu Hóa, bao gồm phần còn lại của tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiến Huế và đến phía Bắc của tỉnh Quảng Nam Đến đời Nhà Hậu Lê, châu Thuận và châu Hóa hợp thành Thuận Hóa và trở thành một đơn vị hành chính cấp tỉnh

Năm Mậu Ngọ (1558), chúa Tiên Nguyễn Hoàng gây dựng cơ nghiệp ở phương Nam, xây dỉnh Ái Tử (tên xã, nay thuộc huyện Đăng Xương) Năm Canh Ngọ (1570, chúa cho dời dình từ Ái Tử đến làng Trà Bát (thuộc huyện Vũ Xương) Đến đời chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (1613 - 1635), sau khi lên ngôi chúa, chúa Sãi đã cho dời dinh vào xã Phước Yên (Phúc An) thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên (1626) và đổi Dinh làm Phủ Năm 1636, Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan chọn làng Kim Long, thuộc huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên, làm nơi đặt Phủ Sau này, chúa Nguyễn Phúc Khoát mới dời về Phú Xuân Huế (1744)

Vào năm 1788, vua Quang Trung Nguyễn Huệ đã tổ chức lễ đăng quang tại Phú Xuân trước khi tiến quân ra Bắc đánh tan quân Thanh, thống nhất đất nước Sau khi nhà Nguyễn tiêu diệt nhà Tây Sơn và thành lập triều Nguyễn vào năm 1802, Kinh đô Phú Xuân liên tục được mở rộng và trở thành nơi tập trung nhân tài, vật lực từ khắp nơi, trở thành đô thị phồn hoa bậc nhất của Việt Nam thời bấy giờ.

Dưới triều Nguyễn, Huế được chọn làm Kinh đô của đất nước Trải qua hơn 143 năm với 13 triều vua cùng những biến cố thăng trầm, nhà Nguyễn đã để lại một kho tàng khá to lớn với chiều sâu nhân văn và những giá trị nghệ thuật chưa khai thác hết được Những gì còn lại ở thành phố Huế ngày nay, được ông Tổng Giám mục UNESCO đánh giá như “một bài thơ đô thị tuyệt tác", "thành phố của sự hài hòa trọn vẹn"

Nếu đem so sánh Huế với các thủ đô khác trên thế giới thì quả thật Huế quá nhỏ, nhưng sở dĩ Huế được liệt vào một trong những di sản văn hóa thế giới chính là vì Huế đẹp, Huế thơ và Huế cổ kính; với những kiến trúc hài hòa được xây dựng hai bên bờ sông Hương Phong cảnh và con người xứ Huế cũng đã tạo nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà thơ Việt Nam từ xưa đến nay cũng như trong ca dao tục ngữ:

“Dòng nước sông Hương chảy lặng lờ Ngàn thông núi Ngự đứng như mo Gió cầu vương áo nàng thôn nữ Quai lỏng nghiêng vành chiếc nón thơ "

“Đường vô xứ Huế quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đô Thương em anh cũng muốn vô

Sợ truông nhà Hô sợ phá Tam Giang”

Tên gọi - danh xưng “Huế”

Hiện chưa có nguồn thông tin nào khẳng định địa danh "Huế" chính thức xuất hiện lúc nào Trong bộ Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim là bộ sử đầu tiên của Việt Nam được viết bằng chữ quốc ngữ, ngoài nguồn sử liệu truyền thống, tác giả đã sử dụng nguồn sử liệu của phương Tây, và cái tên Huế xuất hiện Trong hồi ký của Pierre Poivre, là một thương nhân Pháp đã từng đến Kinh đô Phú Xuân vào năm 1749, cái tên Huế xuất hiện nhiều lần dưới dạng hoàn chỉnh là Huế Vào năm 1787, Le Floch de la Carrière đã vẽ bản đồ duyên hải Đàng Trong cho Bộ Hải quân Pháp, trong đó bản đồ đô thành Huế được vẽ một cách khá rõ và cái tên Huế đã được ghi như cách người Pháp thường viết về sau - HUẾ Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng vua Lê Thánh Tông có lẽ là người đầu tiên nói đến địa danh Huế trong bài văn nôm "Thập giới cô hồn quốc ngữ văn” Trong đó có câu: “Hương kỳ nam, vảy đồi mồi, búi an tức, bì hồ tiêu, thau Lào, thóc Huế, thuyền tám tâm chở đã vạy then” [40] Chữ “Huế” có lẽ bắt nguồn từ chữ “Hóa” trong địa danh Thuận Hóa Hóa đã được đọc trại thành Huế do ngôn ngữ địa phương Ẩm thực xứ Huế

Nhắc đến Huế, không thể không nhắc đến ẩm thực Huế “Ẩm thực Huế có thể chia thành 10 hệ gồm: hệ món mặn, hệ món chay, hệ món súp, hệ dưa mắm, hệ nem chả, hệ bánh mặn, hệ bánh ngọt, hệ mứt, hệ món ăn làm thuốc và hệ món ăn cung đình" Món ăn Huế thể hiện đậm nét nghệ thuật, giá trị văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán và có hương vị rất riêng, đã trở thành một thương hiệu về ẩm thực Món ăn Huế vừa đậm đà, vừa chú trọng đến hình thức, màu sắc và tính phối mùi hấp dẫn Sự cầu kỳ trong chế biến, và ngay trong cả chén bát, các dụng cụ ăn Huế còn lưu giữ hàng trăm món ăn nấu theo lối Huế, có cả những món ăn ngự thiện của các vua triều Nguyễn Bản thực đơn ngự thiện của vua có trên vài chục món thuộc loại cao lương mỹ vị (nem công, chả phương, yến sào ), được chuẩn bị và tổ chức rất công phu, tỷ mỷ, cầu kỳ Các món ăn dân dã rất phổ biến trong quần chúng với bản thực đơn phong phủ hàng trăm món được chế biến khéo léo, hương vị quyến rũ, màu sắc hấp dẫn, coi trọng phần chất hơn lượng; nghệ thuật bày biện các món ăn đẹp mắt, nghệ thuật thưởng thức tinh tế Những món ăn nổi tiếng đất Thần Kinh không nên bỏ qua trên mỗi chuyến hành trình đến Huế: bún bò Huế, bánh canh Nam Phổ, bánh khoái, bánh bèo, cơm hến và các món quà Huế như: tôm chua xứ Huế, mè xửng, hạt sen Ăn uống Huế còn là một bộ phận thể hiện lối sống Huế Người Huế ăn sành, ăn ngon, nhưng luôn phải đặt trong một khung cảnh gợi cảm xúc để cho người ta có thể thưởng thức hết cái ngon của thức ăn (ăn bánh khoái phải ở chợ Đông Ba trong một đêm khuya mùa đông đi chơi về, ăn bánh bèo Ngự Bình phải sau khi leo núi ngắm chùa, ngắm thông thấm mệt, ăn cơm âm phủ vào đêm ở nơi trống trải với cái tên nghe rờn rọn hấp dẫn )

Về thưởng thức trà: “Người Huế uống trà là một thú vui tao nhã, cầu kỳ, giàu biểu cảm Người Huế kết nối tâm giao và sẻ chia những lạc thú tinh thần với bằng hữu qua việc uống trà Họ cũng đánh giá tính cách, quan niệm sống, khiếu thẩm mỹ, cũng như tâm trạng, tình cảm của con người qua việc uống trà Mỗi cuộc trà là một dịp để người Huế cùng nhau đàm đạo văn chương, luận bàn thế sự, ôn cố tri tân Nơi uống trà là một gian phòng biệt lập hay một khoảng không gian yên tĩnh và trang trọng nhất trong ngôi nhà, đôi khi người Huế cũng thưởng thức trà lộ thiên, dưới một tán cổ thụ trong vườn Trà của người Huế được pha chế, tinh tuyển rất cầu kỳ Nổi tiếng nhất là trà ướp hương sen hồ Tịnh Tâm:

Buổi chiều tà, gia nhân nhẹ nhàng chèo thuyền trên hồ Tịnh Tâm, khéo léo đặt trà vào những nụ sen rồi buộc chặt bằng dây Sáng sớm hôm sau, họ trở lại, cẩn thận gỡ trà khỏi hoa sen để chủ nhân thưởng thức như một nghi thức trà buổi sáng Để tạo nên hương vị đặc biệt, nước pha trà được lấy từ những giọt sương đêm đọng trên lá sen, được gia nhân tỉ mỉ hái từ sáng sớm.

Hiếm ai đến với Huế mà không ấn tượng với tà áo dài mộng mơ Ở Huế, người phụ nữ coi áo dài như trang phục thường ngày chứ không chỉ để sử dụng vào lễ, tết hay những sự kiện quan trọng Vì thế, ai ở đây cũng có ít nhất ba bộ áo dài cho riêng mình Có cái lạ là không phải chỉ ở Huế người ta mới mặc áo dài tím, thế nhưng không hiểu sao màu tím áo dài đúng nhất phải ở Huế Màu tím - khiến cho người phụ nữ Huế vừa có nét thanh lịch lại sang trọng khiêm tốn, trầm lắng Cách may áo dài ở Huế có khác so với nhiều nơi, người thợ may ở đây chú tâm đến đường viền tà, tỉ mỉ, cẩn thận Chỉ khâu mép viền quanh tà áo được rút từ mảnh vải của chiếc áo đó nên màu sắc đồng điệu, khi mặc lên người, tà áo rất bay, không lộ chỉ và đường may Áo dài Huế không chỉ là một trang phục thuần túy mà đã trở thành biểu tượng đặc trưng, một sản phẩm du lịch của Cố đô, khiến rất nhiều khách du lịch phương xa đến Huế thường đặt may cho mình một chiếc áo dài như một thức quà đặc biệt của Huế Áo dài Huế đi liền nón bài thơ - một loại nón lá đặc biệt ở xứ Huế Tên gọi của nó bắt nguồn từ đặc điểm các nghệ nhân ép bức tranh của sông Hương, núi Ngự và vài dòng thơ vào giữa hai lớp lá, làm khi ta soi lên ánh sáng thì có thể thấy bài thơ hay hình ảnh hoa văn được tạo nên khéo léo, bố cục cân đối hiện lên giữa hai lớp lá nón

“Ai ra xứ Huế mộng mơ Mua về chiếc nón bài thơ làm quà"

Giọng nói Huế, con người Huế

Khách tham quan đến Huế, ngoài ngợi ca vẻ đẹp trữ tình của xử Thần Kinh, của di tích và con người nơi đây, còn thích thú với giọng nói nhỏ nhẹ của người Huế, đặc biệt là những người con gái Huế:

"Em ơi giọng Huế có chỉ

Mà trong hoa nắng thầm thì cơn mưa"

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người nên nói đến bản sắc văn hóa của một dân tộc, một vùng đất thì không thể không nói đến ngôn ngữ Người Huế được xem là nói năng "nhỏ nhẹ" Đặc trưng "nhỏ nhẹ” có lẽ được tạo nên bởi yếu tố thiên nhiên, trong đó nguồn nước đóng vai trò quan trọng Nước sông Hương lững lờ, nhẹ nhàng, hữu tình, người Huế vì vậy cũng đa cảm như những thi ca và được ví von rằng người Huế đã được "mớm” thơ từ trong sữa mẹ Vì vậy, từ lời nói đến lối ứng xử của con người nơi đây đều rất nhẹ nhàng, một "dạ" hai "thưa" Và vẻ đẹp của nhiều người con gái Huế cũng đã khiến nhiều bậc quân tử phải đắm say Có rất nhiều giai thoại và không ít lời ngợi khen về điều này, chẳng hạn có câu thơ được ngâm bởi các chàng trai xứ Quảng:

"Học trò trong Quảng ra thi - Thấy O gái Huế chân đi không rời"

- Công chúa nhà Nguyễn lấy chồng: Công chúa lấy chồng ở triều Nguyễn gọi là

“hạ giá” (kết hợp bởi chữ "hạ" nghĩa là “từ trên xuống” và chữ “giá” nghĩa là

"lấy chồng") Công chúa là bậc “lá ngọc cành vàng", lấy chồng cho dù là con của các bậc đại thần thì cũng là kẻ bề dưới, nên mới dùng chữ “hạ giá” thay vì chữ

Đại Nội Kinh Thành Huế

Hoàng thành Huế hay Thuận Hóa hoàng thành (chữ Hán: 順化皇城) hay còn được gọi là Đại Nội, là vòng thành thứ hai bên trong Kinh thành Huế, có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đình, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn và bảo vệ Tử Cấm thành

- nơi dành riêng cho vua và hoàng gia Người ta thường gọi chung Hoàng thành và Tử Cấm thành là Đại Nội Đại nội Kinh Thành Huế

Hoàng thành Huế được khởi công xây dựng năm 1804 và hoàn thành vào năm 1833 dưới triều vua Minh Mạng với tổng cộng 147 công trình Hoàng thành có kiến trúc hình vuông với mỗi cạnh dài khoảng 600 mét, được xây dựng kiên cố bằng gạch với chiều cao 4 mét, dày 1 mét Để bảo vệ, xung quanh Hoàng thành còn có hệ thống hào sâu và bốn cửa chính ra vào gồm: Ngọ Môn (phía Nam), Hiển Nhơn (phía Đông), Chương Đức (phía Tây) và Hòa Bình (phía Bắc) Ngoài ra, hệ thống cầu và hồ đào bao quanh thành đều mang tên Kim Thủy.

Hoàng thành và hệ thống cung điện được bố trí đối xứng trên một trục chính, dành riêng cho vua Các công trình hai bên phân bố theo khu vực theo nguyên tắc "tả nam hữu nữ", "tả văn hữu võ", thậm chí cả trong các miếu thờ cũng được sắp xếp theo thứ tự "tả chiêu hữu mục" thể hiện sự phân chia vị trí rõ ràng và chặt chẽ trong kiến trúc cung điện.

Mặc dù có rất nhiều công trình lớn nhỏ được xây dựng trong khu vực Hoàng thành nhưng tất cả đều được đặt giữa thiên nhiên với các hồ lớn nhỏ, vườn hoa, cầu đá, các hòn đảo và các loại cây lưu niên tỏa bóng mát quanh năm Mặc dù quy mô của mỗi công trình có khác nhau, nhưng về tổng thể, các cung điện ở đây đều làm theo kiểu "trùng lương trùng thiềm" (hay còn gọi là "trùng thiềm điệp ốc" - kiểu nhà kép hai mái trên một nền), đặt trên nền đá cao, vỉa ốp đá Thanh, nền lát gạch Bát Tràng có tráng men xanh hoặc vàng, mái cũng được lợp bằng một loại ngói đặc biệt hình ống có tráng men thường gọi là ngói Thanh lưu ly (nếu có màu xanh) hoặc Hoàng lưu ly (nếu có màu vàng) Các cột được sơn thếp theo mô típ long - vân (rồng-mây) Nội thất cung điện thường được trang trí theo cùng một phong cách nhất thi nhất họa (một bài thơ kèm một bức tranh) với rất nhiều thơ bằng chữ Hán và các mảng chạm khắc trên gỗ theo đề tài bát bửu, hay theo đề tài tứ thời)

Khu vực phòng vệ: gồm vòng thành bao quanh bên ngoài, cổng thành, các hồ (hào), cầu và đài quan sát

Khu vực cử hành đại lễ, gồm các công trình:

Ngọ Môn, cửa chính của Hoàng thành - nơi tổ chức lễ Duyệt Binh, lễ Truyền Lô (đọc tên các Tiến sĩ tân khoa), lễ Ban Sóc (ban lịch năm mới)

Thái Hòa điện - nơi cử hành các cuộc lễ Đại Triều một tháng 2 lần (vào ngày 1 và 15 Âm lịch), lễ Đăng Quang, lễ Vạn Thọ, lễ Quốc Khánh

Khu vực các miếu thờ: được bố trí ở phía trước, hai bên trục dọc của Hoàng thành theo thứ tự từ trong ra gồm:

❖ Triệu Tổ Miếu ở bên trái thờ Nguyễn Kim

❖ Thái Tổ Miếu thờ các vị chúa Nguyễn

❖ Hưng Tổ Miếu ở bên phải Nguyễn Phúc Luân

❖ Thế Tổ Miếu thờ các vị vua nhà Nguyễn

❖ Khu vực dành cho bà nội và mẹ vua (phía sau, bên phải), gồm hệ thống Trường Sanh cung (dành cho các Thái hoàng thái hậu) và Diên Thọ cung (dành cho các Hoàng thái hậu)

Khu vực dành cho các hoàng tử học tập, giải trí như vườn Cơ Hạ, điện Khâm văn (phía sau, bên trái)

Ngoài ra còn có kho tàng (Phủ Nội vụ) và các xưởng chế tạo đồ dùng cho hoàng gia (phía trước vườn Cơ Hạ)

Khu vực Tử Cấm thành nằm trên cùng một trục Bắc-Nam với Hoàng thành và Kinh thành, gồm một vòng tường thành bao quanh khu vực các cung điện như Cần Chánh điện (nơi vua tổ chức lễ Thường triều)

Càn Thành điện (chỗ ở của vua)

Khôn Thái điện (chỗ ở của Hoàng Quý phi),

Kiến Trung điện (từng là nơi ở của vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương), trước đây là Minh Viễn lâu

Bên cạnh các cung điện dành riêng cho vua và gia đình hoàng tộc, Đại Nội còn xây dựng nhiều công trình phục vụ nhu cầu sinh hoạt như Nhà đọc sách, Thượng Thiện đường (nơi phục vụ ăn uống), Duyệt Thị đường (nhà hát hoàng cung) Tuy nhiên, trải qua thời gian và nhiều biến cố lịch sử, chỉ còn lại một số ít công trình kiến trúc, chiếm chưa đến một nửa so với ban đầu.

Ngọ Môn, xây dựng vào năm 1834 dưới thời vua Minh Mạng, là cổng chính phía nam của Hoàng thành Huế Đây là cổng lớn nhất trong số 4 cổng chính của Hoàng thành, mang ý nghĩa "cổng hướng Nam" Trong Dịch học, hướng Nam được dành riêng cho bậc đế vương, thể hiện sự uy nghiêm và quyền lực của hoàng gia.

Ngọ Môn Kinh Thành Huế

Cửa Chương Đức là một trong bốn cổng của Hoàng Thành, cổng nằm ở phía Tây của Hoàng Thành, ngoài chức năng là cổng dành cho các bà trong cung ra vào, cùng với Tây Khuyết đài cổng Chương Đức còn góp phần phòng thủ bảo vệ triều đình và hoàng gia; đồng thời tạo sự ngăn cách đời sống sinh hoạt trong cung với xã hội bên ngoài Quan niệm “tả nam hữu nữ, nam nhân nữ đức” là nguyên tắc quan trọng trong các công trình kiến trúc của triều Nguyễn

Cửa Chương Đức có ba tầng, trên các trụ thân cửa chia thành nhiều ô hộc, mỗi ô hộc trang trí với nhiều chủ đề khác nhau, đó là những bức tranh và là những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc Hệ thống mái lợp ngói hoàng lưu ly; đầu ngói tròn nổi nhô lên trên khắc nổi chữ “Thọ” trong khung tròn, đầu ngói chìm bên dưới khắc nổi đầu con dơi, mô típ trang trí này rất phổ biến ở các di tích của triều Nguyễn với ý nghĩa “Phúc Thọ Khang Ninh”

Từ sau khi triều Nguyễn cáo chung năm 1945, cửa Chương Đức ít được quan tâm, tu sửa Đặc biệt do bom đạn trong chiến tranh đã làm cửa bị hư hại nhiều

Từ năm 2003 - 2004, Cửa Chương Đức được tu sửa lại dựa trên nguyên mẫu dưới thời vua Khải Định, Điện Thái Hòa nằm trong Đại Nội của kinh thành Huế, nơi diễn ra các buổi triều nghi quan trọng như lễ Đăng Quang, sinh nhật vua, đón tiếp sứ thần Điện được xây dựng năm 1805 dưới thời vua Gia Long, sau đó được vua Minh Mạng chuyển về phía nam, xây dựng lại đồ sộ hơn vào năm 1833.

Tử Cấm thành thuộc quần thể di tích cố đô Huế là trung tâm sinh hoạt hằng ngày của vua và hoàng gia triều Nguyễn Tử Cấm thành có vị trí sau lưng điện Thái Hòa, được khởi xây năm Gia Long thứ 3 (1804) gọi là Cung thành và các vua triều Nguyễn xây dựng thêm Đến năm Minh Mạng thứ 3 (1822), nhà Vua đổi tên là Tử Cấm thành, nghĩa là "Tòa thành cấm màu tía"

Theo nghĩa Hán tự, chữ Tử có nghĩa là màu tím, lấy ý theo thần thoại: Tử Vi Viên ở trên trời là nơi ở của Trời, Vua là con Trời nên nơi ở của Vua cũng gọi là

Lăng Minh Mạng

Lăng Minh mạng là một trong những di tích lịch sử và văn hóa quan trọng của thành phố Huế, Việt Nam Được xây dựng vào thế kỷ 19, lăng là nơi mai táng của vị hoàng đế thứ hai của triều Nguyễn - Hoàng đế Minh Mạng, người trị vì từ năm 1820 đến năm 1841 Lăng Minh Mạng được xây dựng từ năm 1840 đến năm

1843, sau khi vị hoàng đế qua đời

Lăng Minh Mạng thường được biết đến với kiến trúc thanh nhã, hài hòa với thiên nhiên, và tuân theo nguyên tắc của truyền thống kiến trúc cung điện Huế Nó bao gồm một loạt các công trình kiến trúc như cổng chính, sân tiền, lăng môn, điện lễ và đình điện Các công trình này được xây dựng với sự chăm sóc tỉ mỉ, với sự sử dụng của các vật liệu chất lượng cao như đá, gỗ và kính màu

Một điểm đặc biệt của Lăng Minh Mạng là hệ thống cảnh quan xung quanh, bao gồm ao hồ, cây cối và đèo núi, tạo nên một không gian yên bình và tĩnh lặng Cảnh quan này phản ánh triết lý phong thủy và tôn giáo của triều đại Nguyễn Lăng Minh Mạng không chỉ là một địa điểm du lịch nổi tiếng mà còn là biểu tượng của sự uy nghi và tinh tế của nghệ thuật kiến trúc cung đình Việt

Lăng Minh Mạng, còn được gọi là Hiếu Lăng, tọa lạc trên đồi Cẩm Kê, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế Nằm cạnh ngã ba Bằng Lăng, cách trung tâm thành phố khoảng 12km, Hiếu Lăng gồm 40 công trình kiến trúc lớn nhỏ, góp phần làm nên quần thể di tích cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Xung quanh Lăng Minh Mạng Huế là những hàng cây xanh và sông nước

Chúng ta có thể thấy Lăng Minh Mạng có một vị trí vô cùng thuận lợi vừa có sông, vừa có núi vô cùng thoáng mát Công trình kiến trúc lại uy nghi, chuẩn mực vào thời đại triều Nguyễn và đã thu hút được nhiều du khách ghé thăm trong hành trình du lịch của mình Để có thể xây dựng ông đã mất 14 năm tìm kiếm một vị trí phù hợp và cuối cùng ông đã chọn núi Cẩm Khê Nơi đây có đầy đủ cả yếu tố nước, núi rừng và nhiều cây xanh, về sau ông đổi lại thành Hiếu Sơn và đặt tên Hiếu Lăng cho lăng tẩm của mình

Khi vua Gia Long mất thì lăng chưa được xây xong, đến đời vua Thiệu Trì thì được hoàn tất

Qua nhiều lần phê duyệt các bản thiết kế, báo cáo về kiến trúc đến tận tháng 4 năm 1840 mới bắt đầu xây dựng Trong lúc xây dựng thì ông đã bị bệnh và mất Sau 1 tháng vua Thiệu Trị lên ngôi và tiếp túc hoàn thành xây dựng lăng Minh Mạng vào năm 1843

Nét kiến trúc của lăng vua Minh Mạng

Diện tích Lăng vua Minh Mạng khoảng 18ha bao gồm hơn 40 công trình lớn nhỏ đều được bài trí đối xứng nhau Các công trình được phân bố trên 3 trục lớn và tất cả song song với nhau, chọn đường Thần Đạo làm trung tâm Hình thế của lăng Minh Mạng có kiểu dáng như một người đang có tư thế nằm nghỉ gối đầu lên núi Kim Phụng

Lăng Minh Mạng mang kiểu kiến trúc đối xứng nhau

Lăng Minh Mạng được bao trùm một màu xanh của những hàng cây với không gian vô cùng yên ả, tĩnh lặng của dòng sông và sự vững chắc của núi non Tất cả đều mang đến một vẻ đẹp hữu tình còn được tô điểm thêm một khu đầm sen tỏa ngát hương thơm ở giữa khuôn viên lăng tâm tham quan Lăng Minh Mạng

Thời tiết Huế vào mùa xuân từ tháng 1 đến tháng 3 lý tưởng cho du lịch nhờ khí hậu mát mẻ, ít nắng và không mưa Thời điểm này, Lăng Minh Mạng trở thành điểm đến hấp dẫn để du khách khám phá và tìm hiểu lịch sử văn hóa.

Huế mở cửa đón khách vào tất cả các ngày trong tuần, từ thứ 2 đến Chủ nhật, kể cả ngày lễ, Tết Về thời gian trong ngày thì có quy định như sau:

Du khách có thể đến tham quan vào tất cả các ngày

Những điểm tham quan bên trong Lăng Minh Mạng Huế

Với quy mô hơn 40 công trình bên trong Lăng Minh Mạng Huế có rất nhiều điểm tham quan nổi bật dưới đây là 7 điểm tham quan bạn nên ghé đến nhé: Đại Hồng Môn Đại Hồng Môn là cổng chính để vào lăng Minh Mạng, chất liệu để xây dựng vào thời điểm đó chính là vôi gạch Tương tự như các cửa chính của đa số các lăng nhà Nguyễn, cổng sẽ bao gồm 3 cửa chính hay còn gọi là Cổng Tam Quan nằm dưới mái lá bao gồm 24 viên ngói Đây là cửa chính chỉ mở ra đóng lại 1 lần duy nhất

Theo sử ghi lại, Đại Hồng Môn đã từng mở cửa một lần để đưa quan tài của Vua

Minh Mạng vào lăng, sau đó đã được đóng kín cho đến nay

Nguyên tắc cổng Tam Quan thì không nên đi vào cửa chính, chính vì vậy khách du lịch khi đến đây sẽ phải đi qua một trong hai cổng phụ đó là Tả Hồng

Môn và Hữu Hồng Môn

Đi qua Đại Hồng Môn là đến Bái Đính - một khoảng sân rộng lớn Hai bên sân là bia đá Thánh Đức Thần Công do vua Thiệu Trị viết lại.

Nhằm để con cháu đời sau biết đến tiểu sử và công đức lớn của Vua Cha ngày xưa Toàn bộ gạch được lát ở sân này được lát bằng gạch Bát Tràng

Bái Đình – Hoàng Thành Huế

Lầu Minh Lâu nằm bên trong của Lăng Minh Mạng Huế có nghĩa là nơi để nhà vua đến đây vào những đêm trăng thanh gió mát

Toà nhà được xây dựng theo hình vuông, có hai tầng, tám mái của lầu sẽ nằm trên quả đồi gọi là Tam Đài Sơn, phía sau lưng là vườn hoa có chữ Thọ Nơi đây đã được trang trí vô cùng bắt mắt theo xu hướng của Nho giáo và triết lý nhân sinh

Vào những đêm trăng thanh gió mát nhà vua thường đến đây nghỉ ngơi

Lăng vua Khải Định

Lăng Khải Định là một trong những di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng của Việt Nam, nằm ở Huế - một trong những thành phố cổ kính và quan trọng nhất của đất nước Được xây dựng từ năm 1920 đến năm 1931, Lăng Khải Định là nơi mai táng của vị hoàng đế thứ 12 của triều Nguyễn - Hoàng đế Khải Định, người trị vì từ năm 1916 đến năm 1925

Lăng Khải Định kết hợp nhiều yếu tố kiến trúc đặc trưng từ cả hai phong cách Đông và Tây, phản ánh sự hòa hợp giữa truyền thống văn hóa Việt Nam và sự tiếp xúc với các nền văn hóa phương Tây Kiến trúc của lăng phản ánh sự giàu có, xa hoa và cầu kỳ, với sự sử dụng của nhiều loại vật liệu quý như gốm, kính màu, và đá quý.Điểm nổi bật trong Lăng Khải Định là phòng mai táng, nơi chứa bức tượng bằng đồng của Hoàng đế Khải Định và nhiều tác phẩm nghệ thuật khác được chế tác tỉ mỉ từ các loại vật liệu quý Ngoài ra, khuôn viên lăng cũng có nhiều công trình kiến trúc khác như các ngôi đình, cung điện, đền thờ và các tượng điêu khắc độc đáo

Lăng Khải Định không chỉ là một địa điểm du lịch nổi tiếng mà còn là biểu tượng của sự kỳ diệu và đẹp đẽ của nghệ thuật kiến trúc cổ điển Việt Nam

Lăng Khải Định là một di tích quan trọng của quần thể các di tích lăng tẩm tại Cố đô Huế Với thiết kế độc đáo, sử dụng nghệ thuật khảm sành vô cùng tinh xảo mang đến vẻ đẹp vô cùng ấn tượng với hậu thế, thu hút nhiều bạn trẻ ghé đến tham quan và khám phá Địa chỉ: Xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế

Lăng Vua Khải Định là một trong những khu vực lăng tẩm của vua triều Nguyễn được công nhận kế thừa và phát huy nhiều thành tựu rực rỡ nhất của kiến trúc cổ Việt Nam Ngôi lăng mộ được thiết kế khá công phu, tỉ mỉ với nhiều phong cách kiến trúc nghệ thuật vừa độc đáo, tinh xảo, kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp văn hóa Đông và Tây đầy nổi bật Nếu bạn để ý thì mỗi ngôi lăng mộ của các vị vua thường đều sẽ thể hiện khá rõ tính cách, con người cũng như phong cách thời đại của người được an táng trong lăng Chính vì vậy nên dù ở Huế có rất nhiều lăng tẩm nhưng mỗi vị vua lại có một thiết kế, màu sắc và kết cấu khác nhau, mang vẻ đẹp hấp dẫn để bạn thoải mái khám phá

Lăng Khải Định tọa lạc ngoài kinh thành Huế, cách trung tâm thành phố khoảng 10km về hướng tây nam, nổi bật với 127 bậc thang dẫn lên khu lăng tẩm chính Lăng được xây dựng trong 11 năm, từ 1920 đến 1931, là công trình đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và tiền của nhất so với các lăng tẩm khác thời Nguyễn Lăng có diện tích nhỏ nhưng thiết kế độc đáo, tinh xảo với sự kết hợp của các vật liệu như xi măng, sắt, thép, đồ sứ, thủy tinh từ Nhật Bản, Trung Quốc và Pháp, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Chính những điều này đã tạo nên sự mới lạ, riêng biệt của lăng vua Khải Định cũng như lối sống xa hoa của vua Khải Định thời xưa.Vẻ đẹp trong nghệ thuật khảm sành sứ vô cùng tinh xảo, ấn tượng, tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ để tạo nên một thiết kế tổng thể vô cùng ấn tượng.Nghệ thuật khảm sành sứ được tận dụng triệt để trong việc trang trí mọi ngõ ngách trong khu lăng mộ.Ấn tượng nhất chính là khu tẩm liệm của vua Khải Định với rất nhiều chi tiết thể hiện sự uy nghi, bề thế của vị vua này.Bên ngoài là hình ảnh những vị cần thần, linh gác canh giữ bên cạnh vua Khải Định.Theo quan điểm xưa thì bên ngoài lăng tẩm các vị vua phải có rất nhiều tượng hình binh lính, chiến mã, cận thần để cảm giác không cô đơn.Đây cũng là một điểm check-in hấp dẫn với nhiều góc chụp cực ấn tượng, phối hợp hài hòa giữa văn hóa đông và tây phương

Lăng Khải Định là một biểu tượng trong kiến trúc xưa cổ, phối hợp hài hòa giữa nhiều nề văn hóa, chất liệu cũng như thiết kế, mang đến cho bạn một điểm tham quan tại Huế vô cùng hấp dẫn, thú vị với nhiều điều mới mẻ, chắc chắn sẽ khiến bạn trầm trồ đấy.

Lăng vua Tự Đức

Vua Tự Đức sinh năm 1829, tên là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, con trai thứ hai của vua Thiệu Trị và bà quý phi Phạm Thị Hằng Sinh thời vua có 4 nỗi buồn lớn

Nỗi buồn thứ nhất là nỗi buồn không con Vua Tự Đức có 103 bà vợ mà không sinh được người con nào Giả thiết cho rằng ông vốn thể trạng ốm yếu, lại mắc bệnh đậu mùa (có lẽ là bệnh quai bị) lúc còn nhỏ nên không có con Đây là một nỗi buồn không ai mong muốn, nhất là với một người đứng đầu thiên hạ Tuy nhiên, theo quan niệm Nho giáo thì đây còn là một cái tội: “Bất hiếu hữu tam, vô hậu chỉ đại" (như Mạnh Tử từng dạy bất hiếu có 3 điều: một là hùa theo cha mẹ để cha mẹ mắc vào chỗ bất nghĩa; hai là nhà nghèo, cha mẹ già mà không chịu ra làm quan, lấy bổng lộc nuôi cha mẹ; ba là không chịu lấy vợ, không có con, tuyệt đường cúng tế tiên tổ Trong ba tội thì tội vô hậu là tội nặng nhất) Sau này, vua phải nhận ba người cháu làm con nuôi, đó là Ưng Chân (sau này là vua Dục Đức), Ưng Đăng (sau này là vua Kiến Phúc) và Ưng Đường (sau này là vua Đồng Khánh)

Nỗi buồn thứ hai là nỗi buồn bị quy vào tội giết anh Nguyễn Phúc Hồng Nhậm là con thứ, anh trai Nguyễn Phúc Hồng Bảo mới là con trưởng, đáng lẽ sẽ là người sẽ nối ngôi chứ không phải Hồng Nhậm Nhưng do tài năng thấp kém, tính khí ngông nghênh, nên Hồng Bảo bị vua cha phế truất khỏi ngôi để Hồng Nhậm được đưa lên ngai vàng, trở thành vua Tự Đức vào năm ông 20 tuổi (1848) Và việc này đã gây ra cảnh nồi da nấu thịt về sau Ngày Hồng Nhậm lên ngôi, Hồng Bảo uất ức ngất đi ở giữa triều đường Sau đó Hồng Bảo âm mưu cùng một số người lấy lại ngai vàng Âm mưu của Hồng Bảo bị bại lộ, Hồng Bảo bị hạ ngục và bị kết án tử hình Tự Đức đã tha cho anh trai nhưng cho lệnh giam lại Về sau Hồng Bảo thắt cổ tự vẫn trong nhà lao Dù muốn dù không Tự Đức vẫn mang tiếng là tội giết anh, anh em huynh đệ tương tàn, nồi da nấu thịt Đây cũng lại là một cái tội

Nỗi buồn thứ ba là nỗi buồn để mất nước vào tay thực dân Pháp Sau khi ông lên ngôi (1848) thì đến năm 1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã đổ bộ vào Đà Nẵng và xâm lược Việt Nam Chính vua Tự Đức cũng tự nhận cái tội của mình:

“Làm mất đất, mất dân, không mặt mũi nào mà vào chốn miếu đường" Chúng ta cũng cần nhìn nhận lại, là Tự Đức lên làm vua trong một hoàn cảnh đất nước vô cùng gay go, phức tạp Đó là lúc chế độ phong kiến ngày càng mục nát, kiệt quệ và cuộc sống của người dân vốn chịu nhiều tai ách đã hết sức cùng cực Thiên tai, dịch bệnh xảy ra nhiều năm liền, loạn lạc nhiều nơi Gay go hơn cả, là dưới triều Tự Đức, nước ta bị bọn thực dân Pháp xâm lăng Từ đời Thiệu Trị, tàu chiến Pháp đã bắn phá cửa biển Đà Nẵng Chúng mượn có nước ta cấm đạo, phải bảo vệ cho các giáo sĩ giáo dân bằng cách dùng súng đạn để can thiệp Với tư cách cá nhân nghiêm túc, bằng tinh thần trách nhiệm cao, và bằng học thức hơn người của mình, ông đã giữ vững ngai vàng trong một thời gian dài, cũng là một nỗ lực đáng trân trọng Nhưng rất nhiều biến cố xảy ra đã khiến cho đất nước ngả nghiêng, chao đảo mà trách nhiệm chính lại thuộc về vua, khiến cho ông trở thành một tội nhân! Tình hình đất nước đang rất rối ren, thì vua Tự Đức mất vào năm 1883, thọ 55 tuổi.“Vua Tự Đức là người hấp thụ khá đầy đủ nền văn hóa và triết học Đông phương với một mâu thuẫn nội tại của nó giữa cái tích cực lúc trẻ và tiêu cực lúc già, giữa sự sống và cái chết Càng thất bại trước việc nước nhà khi càng luống tuổi, vua Tự Đức càng bi quan Nhà vua nghĩ đến cái chết tất nhiên sẽ đến với đời mình, và để vơi bớt những dằn vặt khổ đau trong những quãng đời còn lại, cho nên hạ lệnh xây dựng lăng tẩm như một hoàng cung thứ hai để thỉnh thoảng lên đây tiêu khiển, nghỉ ngơi, và cũng để làm “ngôi nhà lâu đài của trẫm” (như ông đã từng nói đến trong bài “Khiêm Cung Ký")" Và khi xây lăng lại dẫn đến nỗi buồn thứ tư của vua

“Toàn bộ công trình xây dựng lăng tẩm được dự kiến xây dựng trong 6 năm với 3.000 lýnh và thợ, và họ sẽ thay phiên nhau về nghỉ cứ ba tháng một lần Nhưng người trực tiếp trông coi lúc bấy giờ là ông Nguyễn Văn Chất đã ép thợ làm liên tục không nghỉ, nhiều người phải bỏ mạng, điều này dẫn đến việc 3.000 lýnh và thợ bất mãn ấy đã nghe theo tiếng gọi nổi dậy của Đoàn Hữu Trưng"

“Vạn niên là vạn niên nào, Thành xây xương lýnh, hào đào máu dân"

Phu xây thành sử dụng ngay chính dụng cụ lao động là Chày giã vôi để xây tường nổi dậy, nên còn gọi là Loạn chày vôi Cuộc nổi loạn bị dập tắt hoàn toàn, nhưng uy tín của nhà vua bị tổn thương không ít, vì đây không phải là một cuộc ngoại xâm, mà là một cuộc nổi biến ngay giữa lòng triều đình Trung ương

Vua Tự Đức là người con có hiểu được người đời ca ngợi là ông “vua hiếu" Dù làm vua, ông luôn luôn kính cẩn, vâng lời mẹ dạy Ông ghi chép các lời răn của mẹ vào một cuốn sách đặt tên là cuốn Từ huấn lục, thậm chí khi thấy mình phạm tội, ông còn nằm ra, đặt roi trên chiếc mâm son để chờ bà Từ Dũ trừng phạt Bà

Dưới sự nghiêm khắc và học thức uyên thâm của Từ Dũ, Vua Tự Đức được đào tạo bài bản, luôn tu dưỡng và giữ gìn đạo đức Nhờ vậy, ông trở thành một vị vua siêng năng, xử lý triều chính không hề lơ là Đức tính này của nhà vua nhận được sự kính trọng và nể phục của bách quan trong triều.

Trong số 13 vị vua triều Nguyễn, vua Tự Đức nổi bật với kiến thức uyên thâm về học vấn Đông phương, đặc biệt là Nho học Ông am hiểu sâu sắc về sử học, triết học, văn học nghệ thuật và có niềm đam mê đặc biệt với thơ ca Tài năng văn chương của vua Tự Đức được thể hiện qua hơn 600 bài văn, 4.000 bài thơ chữ Hán và khoảng 100 bài thơ chữ Nôm Những tác phẩm thơ văn của ông phản ánh rõ nét một con người nhân hậu, giàu tình cảm và ngưỡng mộ cái đẹp nghệ thuật.

“Lăng" được hiểu là nơi chôn cất thi thể của các vua chúa khi băng hà Còn

“Tẩm” là nơi thờ tự các vị ấy, nằm trong một cụm di tích nên được gọi chung là

“Lăng tẩm" Triều Nguyễn (1802-1945) có đến 13 vua, nhưng vì những lý do lịch sử phức tạp khác nhau cho nên hiện nay ở Huế chỉ có 7 khu lăng tẩm Theo ý đồ quy hoạch kiến trúc Kinh đô nhà Nguyễn vào đầu thế kỷ XIX, 7 khu lăng ấy nằm trong một vùng đất khá riêng biệt ở phía Tây Huế, nhìn từ vị thế Trung ương của

Cố đô Vua là đấng chí tôn được biểu trưng bằng hình ảnh mặt trời cao cả Và hình ảnh mặt trời lặn biểu thị việc vua băng hà Khi đã băng hà, vua cùng mặt trời đi về phía tây để an giấc ngàn thu nơi vùng núi đồi tĩnh mịch Ở góc trời yên ả đó có dòng sông Hương êm đềm thơ mộng chảy qua

- Về tên gọi: Xuất phát từ bốn nỗi buồn nêu trên, ban đầu lăng có tên gọi là Vạn Niên Cơ (cơ đồ ngàn năm), sau này vua cho đổi tên thành Khiêm Cung, sau khi vua mất gọi là Khiêm Lăng Tự Đức nhận mình: “Khiêm là kính là nhường Ta có tài đức gì mà không khiêm?" Vua Tự Đức cho rằng mình không làm gì bằng ai (để mất nước cũng là Tự Đức, để xảy ra loạn cũng do ông đã dùng người sai, và ngay cả anh trai mình ông cũng không cứu được, ) nên phải “khiêm” Bởi vậy, tất cả mọi công trình xây dựng tại lăng Tự Đức đều không được sơn son thiếp vàng như các công trình trong Đại

Trong các lăng tẩm, đặc biệt là lăng của các vị vua, tất cả các công trình, hạng mục đều mang một chữ khiêm, thể hiện sự khiêm nhường của người xưa Điển hình như hồ Lưu Khiêm, Dũ Khiêm tạ, Xung Khiêm tạ, điên Hòa Khiêm, điên Lương Khiêm, Ôn Khiêm đường, Minh Khiêm đường và Khiêm Cung ký.

- Về lịch sử, địa lý:

Lăng Tự Đức được xây dựng từ 1.864 đến 1.867, tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thương, tổng Cư Chánh, nay là xã Thủy Biều, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, được xây dựng trên diện tích 12 ha Khác với các lăng được xây dựng cân đối, lăng Tự Đức được xây dựng phóng khoáng, hài hòa với thiên nhiên có sẵn phản ánh tâm hồn lãng mạn của vị vua thi sĩ này Chủ đề tư tưởng nghệ thuật do nhà vua đưa ra, đồ án kiến trúc do vua duyệt khán và chính nhà vua cũng thường đi giám sát thi công Lăng Tự Đức nói riêng và các lăng tẩm dưới các triều đại phong kiến nói chung đều được xây dựng, quy hoạch theo đúng triết lý phong thủy phương Đông: bất cứ lăng nào cũng tuân thủ các nguyên tắc sơn triều thủy tụ, tiền án hậu chẩm, tả long hữu hổ Và tất cả đều chầu vào huyệt trung ương để bảo vệ cho Đế quyền, Hoàng gia và Triều đình với mong muốn cho con cháu mình sau này sẽ tiếp nối nghiệp để Nên các thầy địa lý giỏi được trao nhiệm vụ tìm thế đất tốt phát vương, phát thánh mà Tổ sư của khoa địa lý Việt Nam là cụ Tả Ao đã dạy: “Ngũ tỉnh cách tú chiêu nguyên - Kim, Mộc, Thủy, Hỏa bốn bên loan hoàn - Thổ tinh kết huyệt trung ương - Ấy đất sinh Thánh, sinh Vương đời đời Tổng Giám đốc UNESCO Amadou, sau khi đến thăm Huế năm 1981, đã nhận xét: “Lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn biểu hiện những biến tấu độc đáo trên một chủ để thống nhất Mỗi một lăng vua với đặc tính riêng của nó là một thành tựu tuyệt mỹ của nền kiến trúc cảnh vật hóa"

Về đặc điểm kiến trúc, bố cục và chức năng:

Ngày đăng: 22/07/2024, 19:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w