1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giáo án dạy thêm ngữ văn 7 sách cánh diều kì 1 soạn chi tiết chất lượng để dạy

223 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những nội dung chính của sách Ngữ văn 7
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại Giáo án
Định dạng
Số trang 223
Dung lượng 525,33 KB

Nội dung

Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng

Trang 1

GIÁO ÁN DẠY THÊM NGỮ VĂN 7 SÁCH CÁNH DIỀU

HỌC KÌ 1 SOẠN CHI TIẾT CHẤT LƯỢNG ĐỂ DẠY

Tiết 1,2 NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA SÁCH NGỮ VĂN 7

2 Bốn nội dung lớn về sách tiếng Việt Ngữ văn 7 gồm:

Từ vựng Thành ngữ và tục ngữ, Thuật ngữ; Nghĩa của một số yếu tố

Hán Việt; Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh

Ngữ pháp Số từ, phó từ; Các thành phần chính và thành phần trạng

ngữ trong câu; Công dụng của dấu chấm lửng

Trang 2

3 Hệ thống bài tập trong sách Ngữ văn 7 có những loại cơ bản:

- Bài tập nhận biết các hiện tượng và đơn vị tiếng Việt

VD: Bài tập nhận biết các biện pháp tu từ nói quá, nói giảm-nói tránh

- Bài tập phân tích tác dụng của các hiện tượng và đơn vị tiếng Việt

VD: Bài tập phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật nói quá, nói nói tránh trong tác phẩm văn học và đời sống…

giảm Bài tập tạo lập đơn vị tiếng Việt

VD: Bài tập viết đoạn văn có chứa các biện pháp nghệ thuật nói quá, nói giảm nói tránh…

-Nội dung 2 :Học Viết

Tự sự Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch

sử, có sử dụng các yếu tố miêu tả

Biểu cảm - Bước đầu biết làm bài thơ 4 chữ, 5 chữ; viết đoạn văn ghi lại

cảm xúc sau khi đọc 1 bài thơ

- Biểu cảm về con người hoặc sự việc

Nghị luận Nghị luận về một vấn đề trong đời sống (nghị luận xã hội),

phân tích đặc điểm nhân vật (nghị luận văn học)

Thuyết minh Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò

chơi

Nhật dụng Viết bản tường trình

Nội dung 3 :Học nó và nghe

Nói - Trình bày ý kiến về một vấn đề về đời sống

- Kể lại một truyện ngụ ngôn

- Giải thích quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay tròchơi

Nghe Tóm tắt nội dung trình bày của người khác

TIẾT 3

CẤU TRÚC SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 7

Trang 3

Các phần của bài học Nhiệm vụ của học sinh

Yêu cầu cần đạt - Đọc trước khi học để có định hướng đúng

- Đọc sau khi học để tự đánh giá

Kiến thức ngữ văn - Đọc trước khi học để có kiến thức làm căn cứ thực hành

- Trả lời câu hỏi đọc hiểu

- Làm bài tập thực hành tiếng Việt

- Thực hành - Đọc định hướng nói và nghe.- Làm các bài tập thực hành nói và nghe

Tự đánh giá Tự đánh giá kết quả đọc hiểu và viết thông qua phần đọc

và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, tự luận về 1 văn họctương tự văn bản đã học

Hướng dẫn tự học - Đọc mở rộng theo gợi ý

- Thu thập tư liệu liên quan đến bài học

Hướng dẫn cách sử dụng sgk Ngữ văn 7

CÁCH SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 7

-Trong mỗi bài học đọc kĩ : Yêu cầu cần đạt và tri thức Ngữ văn

+Sau khi đọc xong tự trả lời câu hỏi phần chuẩn bị bằng miệng

+Trả lời câu hỏi phần cuối văn bản vào vở soạn văn

-Phần tiếng Việt

+Đọc kĩ phần tri thức Ngữ văn

+Tự làm bài tập vào vở soạn văn

+Rút ra những đơn vị kiến thức bài học

Trang 4

-Phần viêt:

+Đọc kĩ phần định hướng

+Đọc bài viết tham khảo

+ Phân tích, trả lời các câu hỏi trước khi viết, áp các câu hỏi tìm ý vào bài đọc tham khảo

+Tự chọn chủ đề, đề bài mình dự định viết, trả lời các câu hỏi mục tìm ý theo đề bài đã chọn

+Lập được dàn ý từ khái quát đến chi tiết

+Luyện viết từng phần trong dàn ý

+ Nghe tương tác, nghe có phản hồi, nhận xét, đưa quan điểm ý kiến đóng góp

và học hỏi rút kinh nghiệm

+Đọc thêm những tài liệu liên quan đến bài học

* Một số kĩ năng cần có khi học môn Ngữ văn:

- Nghe, nói, đọc, viết tốt

- Quan sát, cảm nhận sự việc xung quanh mình

- Hình dung, tưởng tượng về những sự việc ấy theo hướng tích cực

- Liên hệ, so sánh, đối chiếu vấn đề đang học với vấn đề khác

- Ghi nhớ những hình ảnh đặc sắc , lời hay, ý đẹp trong mỗi văn bản

- Ghi nhớ kiến thức cơ bản trong mỗi bài học

-Tạo thói quen sưu tầm, ghi chép tư liệu vào sổ tay văn học

- Cần có những tình cảm tốt đẹp:

+Yêu thích, say mê bộ môn

+Yêu con người, yêu qh đất nc, yêu thiên nhiên-> cảm thông chia sẻ…

***********************************************************

Trang 5

Tiết 4,5,6 ĐỌC HIỂU TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT QUA CÁC VĂN BẢN

2 Truyện ngắn và tiểu thuyết

*Truyện ngắn là tác phẩm văn xuôi cỡ nhỏ, ít nhân vật, ít sự việc phức tạp

Chi tiết và lời văn trong truyện ngắn rất cô đọng

*Tiểu thuyết: Là tác phẩm văn xuôi cỡ lớn có nội dung phong phú, cốt truyện

phức tạp, phản ánh nhiều sự kiện, cảnh ngộ, miêu tả nhiều tuyến nhân vật, nhiềuquan hệ chồng chéo với những diễn biến tâm lí phức tạp, đa dạng

*Đặc điểm chung:

- Tính cách nhân vật: Thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, suy nghĩ của

nhân vật, qua nhận xét của người kể chuyện và mối quan hệ với các nhân vậtkhác

- Bối cảnh :

+ Bối cảnh lịch sử: Hoàn cảnh xã hội của một thời kì lịch sử

+ Bối cảnh riêng: Thời gian và địa điểm, quang cảnh cụ thể xảy ra câu chuyện.

- Ngôi kể và tác dụng của việc thay đổi ngôi kể:

- Ngôi kể:

+ Ngôi thứ nhất: Xưng tôi

+ Ngôi thứ ba: Người kể giấu mặt

- Thay đổi ngôi kể: Để nội dung kể phong phú hơn, cách kể linh hoạt hơn.

Ví dụ: Đoạn trích "Người đàn ông cô độc giữa rừng" trích tiểu thuyết "Đất rừng phương Nam" của Đoàn Giỏi

Phần đầu được tác giả kể theo lời cậu bé An (ngôi thứ nhất, xưng tôi) để kể lạinhững gì cậu bé đã chứng kiến khi gặp chú Võ Tòng ở căn lều giữa rừng UMinh Nhưng khi muốn kể về cuộc đời truân chuyên của Võ Tòng thì tác giảkhông thể kể theo lời kể của bé An mà chuyển sang ngôi kể thứ 3 Phần cuốiđoạn trích lại về ngôi kể thứ nhất

3 Yêu cầu đọc hiểu truyện ngắn, tiểu thuyết

a Đọc hiểu nội dung:

- Nêu được ấn tượng chung về văn bản

Trang 6

- Nhận biết được đề tài, chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến ngườiđọc.

- Nhận biết được tính cách của các nhân vật qua hành động, lời thoại,…củanhân vật và lời của người kể chuyện

- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ vănbản

Chắc tôi ngủ một giấc lâu lắm thì phải Khi tôi mở mắt ra, thấy xuồng buộc lên một gốc cây tràm Không biết tía nuôi tôi đi đâu Nghe có tiếng người nói chuyện rì rầm bên bờ “A! Thế thì đến nhà chú Võ Tòng rồi!” Tôi ngồi dậy, dụi mắt trông lên Ánh lửa bếp từ trong một ngôi lều chiếu qua khung cửa mở, soi rõ hình những khúc gỗ xếp thành hình bậc thang dài xuống bến Tôi bước theo ra khỏi xuồng, lần theo bậc gỗ mò lên Bỗng nghe con vượn bạc má kêu” Ché… ét, ché… ét” trong lều, và tiếng chú Võ Tòng nói “Thằng bé của anh nó lên đấy!”.

- Vào đây, An! - Tía nuôi tôi gọi.

Tôi bước qua mấy bậc gỗ trơn tuột và dừng lại chỗ cửa Con vượn bạc

má ngồi vắt vẻo trên một thanh xà ngang, nhe răng dọa tôi Tía nuôi tôi và chú

Võ Tòng ngồi trên hai gộc cây Trước mặt hai người, chỗ giữa lều, có đặt một cái bếp cà ràng, lửa cháy riu riu, trên cà ràng bắc một chiếc nồi đất đậy vung kín mít Chai rượu đã vơi một đĩa khô nướng còn bày trên nền đất ngay dưới chân chủ và khách, bên cạnh hai chiếc nỏ gác chéo lên nhau.

- Ngồi xuống đây chú em.

- Chú Võ Tòng đứng dậy, lôi một gộc cây trong tối đặt bên bếp lửa Chú cởi trần, mặc chiếc quần kaki còn mới nhưng coi bộ đã lâu không giặt (chiếc quần lính Pháp có những sáu túi) Bên hông chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê nằm gọn trong vỏ sắt, đúng như lời má nuôi tôi đã tả Lạu còn thắt cái xanh- tuya- rông nữa chứ!

(Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)

Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt và nội dung đoạn trích.

Trang 7

Câu 2 Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện? Kể theo

ngôi kể đó có tác dụng gì?

Câu 3. Tìm những chi tiết về nhà cửa, cách ăn mặc và tiếp khách của chú Võ

Tòng Qua đó gợi lên trong em ấn tượng gì về chú Võ Tòng?

Câu 4 Tiếng kêu và hình ảnh của con vượn bạc má trong phần (1) gợi ra cảm

giác về một bối cảnh không gian như thế nào?

Câu 5 Chỉ ra đặc sắc về ngôn ngữ phong cách, lối sống sinh hoạt của người dân

Nam Bộ thể hiện trong đoạn trích

- Nhà cửa: ngôi lều chiếu qua khung cửa mở, soi rõ hình những khúc gỗ xếp

thành hình bậc thang dài xuống bến.

- Ý nghĩa: Những chi tiết về nhà cửa, cách ăn mặc và tiếp khách, gợi lên ấn

tượng về chú Võ Tòng là một người có lối sống dân dã, phóng khoáng, gần gũivới thiên nhiên

Câu 4 Tiếng kêu và hình ảnh của con vượn bạc má trong phần (1) gợi ra cảm

giác về một bối cảnh, không gian hoang sơ

Câu 5 Một số yếu tố (ngôn ngữ, phong cảnh, tính cách con người, nếp sinh

hoạt ) trong văn bản cho thấy tiểu thuyết của Đoàn Giỏi mang đậm màu sắcNam Bộ:

+ Ngôn ngữ: sử dụng nhiều từ ngữ địa phương (tía, má, khô nai, xuồng )

+ Phong cảnh: sông nước, rừng hoang sơ

+ Tính cách con người: thẳng thắn, bộc trực, tình cảm

Trang 8

+ Nếp sinh hoạt: đi xuồng, ăn ở phóng khoáng.

ĐỀ SỐ 2 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Không ai biết tên thật của gã là gì Mười mấy năm về trước, gã một mình bơi một chiếc xuồng nát đến che lều giữa khu rừng đầy thú dữ này Gã sống đơn độc một mình, đến con chó để làm bạn cũng không có Hồi ấy, rừng này còn nhiều hổ lắm […] Một buổi trưa, gã đang ngủ trong lều, có con hổ chúa

mò vào, từ ngoài sân phóng một cái phủ lên người gã Bất thần gã tỉnh dậy Gã

vơ luôn cái mác bên người, cũng không kịp ngồi dậy nữ, cứ nằm ngửa thế mà xóc mũi mác lên đâm thẳng một nhát vào hàm dưới con hổi chúa, hai chân gã

đá thốc lên bụng nó, không cho con ác thú kịp chụp xuống người Con hổ chúa lộn vòng, rơi xuống đất Lưỡi mác đâm từ hàm dưới thấu lên tận óc, làm nó không há họng được, nhưng vẫn còn cố vớt cái tát cuối cùng, để lại trên mặt gã một hàng sẹo khủng khiếp chạy từ thái dương xuống cổ Không biết có phải do đấy mà gã mang tên“Võ Tòng” hay không? Chứ theo như một vài ông lão đa

sự, thì ngày xưa gã là một chàng trai, ở tận một vùng xa lắm Gã cũng có gia đình đàng hoàng như ai.Vợ gã là một người đàn bà trông cũng xinh mắt Chị

ấy, lúc chửa đứa đầu lòng, cứ kêu thèm ăn măng Gã đàn ông hiền lành, quý vợ rất mực ấy bèn liều xách dao đến bụi tre đình làng xắn một mụt măng Khi về qua ngang bờ tre nhà tên địa chủ, tên này bắt gã bỏ mụt măng xuống và vu cho

gã lấy trộm măng tre của hắn Gã một mực cãi lại, nhưng tên địa chủ quyền thế nhất xã ấy cứ vung ba toong đánh lên đầu gã Đánh đâu thì còn nhịn được, chứ đánh lên đầu là nơi thờ phụng ông bà… thì số mày tới rồi! Lưỡi dao trên tay gã không cho phép tên địa chủ ngang ngược kia giơ tay đánh ba toong lên đầu gã đến cái thứ hai Nhát dao chém trả vào mặt gã đã gí tên bóc lột và hống hách này nằm gục xuống vũng máu Nhưng gã không trốn chạy, gã đường hoàng xách dao đến ném trước nhà việc, bó tay chịu tội.

(Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)

Câu 1 Người kể chuyện kể ở ngôi thứ mấy? Nêu ý nghĩa của ngôi kể đó.

Câu 2 Đoạn trích kể sự việc liên quan đến nhân vật nào? Đó là sự việc gì? Câu 3 Tìm chi tiết thể hiện sự việc liên quan đến nhân vật Qua các chi tiết đó

đã cho thấy nhân vật là người như thế nào?

Câu 4 Tìm những từ ngữ mang tính địa phương Nam Bộ được sử dụng trong

Trang 9

+ Sự việc giết tên địa chủ.

Câu 3 Các chi tiết thể hiện

*Sự việc Võ Tòng đánh hổ:

- Vơ luôn cái mác bên người, cũng không kịp ngồi dậy nữa, cứ nằm ngửa thế

mà xóc mũi mác lên đâm thẳng một nhát vào hàm dưới con hổi chúa, hai chân

gã đá thốc lên bụng nó, không cho con ác thú kịp chụp xuống người

- Lưỡi mác đâm từ hàm dưới thấu lên tận óc, làm nó không há họng được

- Trên mặt gã một hàng sẹo khủng khiếp chạy từ thái dương xuống cổ

*Giết tên địa chủ:

- Vợ kêu thèm ăn măng Võ Tòng, liều xách dao đến bụi tre đình làng xắn mộtmụt măng

- Bị địa chủ vu cho ăn trộm “mụt măng”, gã một mực cãi lại, nhưng tên địa chủquyền thế nhất xã ấy cứ vung ba toong đánh lên đầu gã Võ Tòng đã “chém trảvào mặt gã đã gí tên bóc lột và hống hách này nằm gục xuống vũng máu”

- “Nhưng gã không trốn chạy, gã đường hoàng xách dao đến ném trước nhàviệc, bó tay chịu tội”

*Qua hành động thể hiện tính cách nhân vật:

+ Hiền lành, quý vợ rất mực

+ Sống đường hoàng, chính trực: giết địa chủ, thẳng thắn thú nhận và sẵn sàngngồi tù

+ Không trốn chạy đường hoàng xách dao đến trước nhà bó tay chịu trói

3 Từ mang tính địa phương:

+ Gã, hắn.

+ Mụt măng.

4 Các yếu tố thể hiện yếu tố địa phương Nam Bộ

*Một số yếu tố (ngôn ngữ, phong cảnh, tính cách con người, nếp sinh hoạt ) trong văn bản cho thấy tiểu thuyết của Đoàn Giỏi mang đậm màu sắc Nam Bộ:

+ Ngôn ngữ: sử dụng nhiều từ ngữ địa phương (tía, má, khô nai, xuồng )

+ Phong cảnh: sông nước, rừng hoang sơ

+ Tính cách con người: thẳng thắn, bộc trực, gan dạ, tình cảm

+ Nếp sinh hoạt: đi xuồng, ăn ở phóng khoáng

ĐỀ SỐ 3

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng

Câu 1. Văn bản được kể theo lời của nhân vật nào?

A Người kể giấu mặt B Nhân vật xưng tôi

C Thầy giáo Ha-men D Cụ già Hô- de

Câu 2. Tác giả An-phông-xơ Đô-đê là nhà văn của nước nào?

Trang 10

Câu 3. Ý nghĩa nhan đề “Buổi học cuối cùng” là gì?

A Buổi học cuối của một học kì

B Buổi học cuối cùng của môn học tiếng Pháp

C Buổi học cuối cùng của một năm học

D Buổi học cùng của cậu bé Phrăng trước khi chuyển đến ngôi trường mới

Câu 4. Câu chuyện xảy ra trong khoảng thời gian nào?

A Chiến tranh thế giới chiến thứ nhất (1914- 1918)

B Chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945)

C Chiến tranh Pháp-Phổ cuối thế kỉ XIX

D Chiến tranh chống đế quốc Mĩ cuối thế kỉ XX

Câu 5. Tâm trạng chú bé Phrăng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối

cùng?

A Hồi hộp chờ và rất xúc động

B Vô tư và thờ ơ

C Lúc đầu ham chơi, lười học, sau đó ân hận, xúc động

D Cảm thấy bình thường như những buổi học khác

Câu 6. Dòng nào nói đúng tâm trạng thầy giáo Ha-men trong buổi học cuối

A Yêu mến, tự hào về vùng quê An-dát của mình

B Căm thù sục sôi kẻ thù đã xâm lược quê hương

C Kêu gọi mọi người cùng đoàn kết, chiến đấu chống quân thù

D Yêu tha thiết tiếng nói dân tộc

Câu 8. Em hiểu thế nào về câu văn: “Khi dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào

họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…”

A Dân tộc ấy không thể bị đồng hóa, bởi họ vẫn còn tiếng nói của mình

B Tiếng nói sẽ giúp dân tộc ấy không đánh mất bản sắc của mình

C Tiếng nói của dân tộc là biểu hiện của lòng yêu nước, và chính điều đó sẽ tạonên sức mạnh để mở cánh cửa nô lệ

D Gồm cả 3 ý trên

Trang 11

Câu 9. Truyện đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật thầy Ha-men và

chú bé Phrăng qua miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng của họ, đúnghay sai?

Câu 10 Thầy Ha-men đã đánh giá tiếng Pháp là thứ ngôn ngữ như thế nào?

A Trong sáng và khoa học nhất thế giới

B Trong sáng nhất, khúc triết nhất và tuyệt vời nhất thế giới

C Trong sáng nhất, sâu sắc nhất và tinh tế nhất

D Hay nhất, trong sáng nhất và vững vàng nhất thế giới

*GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ 3

ĐỀ SỐ 4 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Buổi sáng hôm ấy, đã quá trễ giờ đến lớp, tôi rất sợ bị quở mắng, càng sợ

vì thầy Ha-men đã dặn trước rằng thầy sẽ hỏi bài chúng tôi về các phân từ mà tôi chẳng thuộc lấy một chữ Tôi thoáng nghĩ hay là trốn học và rong chơi ngoài đồng nội.

Trời sao mà ấm đến thế, trong trẻo đến thế! Nghe thấy sáo hót ven rừng

và trên cánh đồng Ríp-pe, sau xưởng cưa, lính Phổ đang tập Tất cả những cái

đó cám dỗ tôi hơn là quy tắc về phân từ; nhưng tôi cưỡng lại được, và ba chân bốn cẳng chạy đến trường.

Khi qua trước trụ sở xã, tôi thấy có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị có lưới che Từ hai năm nay, chính từ chỗ ấy, lan đến chúng tôi mọi tin chẳng lành, những cuộc thất trận, những vụ trưng thu, những mệnh lệnh của ban chỉ huy Đức; và tôi nghĩ mà không dừng chân: “Lại có chuyện gì nữa đây?.

Bác phó rèn Oát-stơ đang đọc cáo thị cùng cậu học việc thấy tôi chạy qua liền lớn tiếng bảo:

- Đừng vội vã thế cháu ơi, đến trường lúc nào cũng vẫn còn là sớm!

Tôi tưởng bác chế nhạo tôi và tôi hổn hển thở dốc, bước vào khoảng sân nhỏ nhà thầy Ha-men.

Thông thường, bắt đầu buổi học, tiếng ồn ào như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố, nào tiếng ngăn bàn đóng mở, tiếng mọi người vừa đồng thanh nhắc lại rất to các bài học, vừa bịt tai lại cho dễ thuộc và tiếng chiếc thước kẻ to tướng của thầy gõ xuống bàn:

Trang 12

- Yên một chút nào!

Tôi định nhân lúc ồn ào, hỗn độn ấy lẻn vào chỗ ngồi để không ai trông thấy; nhưng đúng ngày hôm đó, mọi sự đều bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật Qua cửa sổ mở, tôi thấy các bạn đã ngồi vào chỗ, và thầy Ha-men đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách Phải mở cửa đi vào giữa sự lặng ngắt đó, các bạn tưởng tượng xem tôi đỏ mặt tía tai và sợ đến chừng nào! Thế mà không Thầy Ha-men nhìn tôi chẳng giận dữ và bảo tôi thật dịu dàng:

- Phrăng, vào chỗ nhanh lên con, lớp sắp bắt đầu học mà vắng mặt con” (An-phông-xơ Đô-đê, Buổi học cuối cùng)

Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt và nội dung chính của đoạn truyện.

Câu 2 Ai là người kể chuyện, người kể ở ngôi thứ mấy? Điều đó có tác dụng

gì?

Câu 3 Qua cái nhìn quan sát của Phrăng buổi học cuối cùng diễn ra trong bối

cảnh thời gian, không gian nào? Tìm chi tiết thể hiện và nêu nhận xét của em

GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ 4

Câu 1 Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả.

- Nội dung chính: Quang cảnh trên đường đến trường và cảnh ở trường qua sự

quan sát của Phrăng

Câu 2 Ngôi kể, người kể chuyện:

+ Ngôi kể thứ nhất theo lời Phrăng

+ Tác dụng: diễn tả tâm lí chân thực, sinh động

Câu 3.

*Bối cảnh của buổi học cuối cùng:

- Bối cảnh chung: Sau cuộc chiến tranh Pháp- Phổ (1870-1871) nước Pháp thua

trận, hai vùng An-dát và Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ.Các trường học thuộc hai vùng này bị bắt bỏ tiếng Pháp, chuyển sang học tiếngĐức

- Bối cảnh riêng: Buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng vùngAn-dát

- Thời gian: Buổi sáng

- Không gian:

- Trên đường đến trường:

+ Trên cánh đồng cỏ Ríp-pe, sau xưởng cưa lính phổ đang tập

+ Trước trụ sở xã: Nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị

+ Bác phó rèn Oát-stơ lớn tiếng bảo Phrăng: "Đừng vội vã thế cháu ơi, đếntrường lúc nào cũng vẫn còn là sớm!"

Trang 13

- Ở trường: Yên tĩnh, trang nghiêm, khác thường “Mọi sự bình lặng y như một

buổi sáng Chủ nhật”

- Lớp học:

+ Các bạn đã ngồi vào chỗ

+ Thầy Ha- men đi lại với cây thước

+ Lớp học trang trọng, thầy Ha-men dịu dàng, mặc đẹp hơn mọi ngày, mọingười trong làng đều đi học với vẻ buồn rầu

=> Báo hiệu môt điều nghiêm trọng khác thường.

*Nhận xét: Bối cảnh không gian, thời gian như báo hiệu điều bất thường đã xảy ra Sự bất thường ấy chính là:

+ Vùng An-dát của Pháp đang rơi vào tay quân Đức

+ Việc sinh hoạt, học tập của nhân dân không còn như trước nữa

+ Tiếng Pháp sẽ không còn được dạy ở đây nữa

ĐỀ SỐ 5 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Tôi bước qua ghế dài và ngồi ngay xuống trước bàn mình Chỉ đến lúc

ấy, đã hơi hoàn hồn, tôi mới nhận ra thầy giáo chúng tôi mặc chiếc áo gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng Ngoài ra, lớp học có cái gì đó khác thường và trang trọng Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên hơn cả, là trông thấy ở phía cuối lớp, trên những hàng ghế thường

rơ-đanh-bỏ trống, dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi, cụ già Hô-de, trước đây là

xã trưởng với cái mũ ba sừng, bác phát thư trước đây, và nhiều người khác nữa.

Ai nấy đều có vẻ buồn rầu; và cụ Hô-de mang theo quyển tập đánh vần

cũ đã sờn mép để mở rộng trên lòng, cặp kính lớn đặt ngang trang sách.

(An-phông-xơ Đô-đê, Buổi học cuối cùng)

Câu 1 Nêu nội dung chính của đoạn văn.

Câu 2 Thầy Ha-men hiện lên qua hình ảnh nào? Qua đó tác giả muốn khẳng

định điều gì?

Câu 3 Việc cụ Hô-de và dân làng đều tập trung đến lớp học của thầy Ha-men

nói lên được điều gì?

GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ 5

Câu 1 Nội dung: Khung cảnh buổi học cuối cùng.

Câu 2 Thầy Ha-men hiện lên qua trang phục: trang trọng, lịch sự.

+ Áo: mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh, diềm lá sen gấp nếp mịn.

+ Mũ: Đội cái mũ trong bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có

thanh tra hoặc phát phần thưởng.

Trang 14

-> Buổi học có ý nghĩa, tầm quan trọng với thầy.

Câu 3 Cả cụ già Hô-de và dân làng đều tập trung đến học buổi học cuối cùng

chứng tỏ mọi người đều: Yêu mến, kính trọng thầy Ha-men, tiếng Pháp

ĐỀ SỐ 6 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Tôi còn đang ngạc nhiên về tất cả những điều đó thì thầy Ha-men đã bước lên bục, rồi vẫn với giọng dịu dàng và trang trọng như lúc tôi mới vào, thầy nói với chúng tôi:

- Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con Lệnh từ Béc-lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren… Thầy giáo mới ngày mai sẽ đến Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con Thầy mong các con hết sức chú ý.

Mấy lời đó làm tôi choáng váng A! Quân khốn nạn, thì ra đó là điều chúng vừa niêm yết ở trụ sở xã.

Bài học Pháp văn cuối cùng của tôi!

Mà tôi thì mới biết viết tập toạng! Vậy là sẽ chẳng bao giờ được học nữa

ư, phải dừng ở đó ư! Giờ đây tôi tự giận mình biết mấy về thời gian bỏ phí, về những buổi trốn học đi bắt tổ chim hoặc trượt trên hồ Những cuốn sách vừa nãy tôi còn thấy chán ngán đến thế, mang nặng đến thế, quyển ngữ pháp, quyển thánh sử của tôi giờ đây dường như những người bạn cố tri mà tôi sẽ rất đau lòng phải giã từ Cũng giống như thầy Ha-men Cứ nghĩ thầy sắp ra đi và tôi không còn được gặp thầy nữa, là tôi quên cả những lúc thầy phạt, thầy vụt thước kẻ.

Tội nghiệp thầy!

Chính để tôn vinh buổi học cuối cùng này mà thầy đã vận y phục đẹp ngày chủ nhật và bây giờ tôi hiểu vì sao các cụ già trong làng lại đến ngồi ở cuối lớp học Điều đó như nói rằng các cụ tiếc đã không lui tới ngôi trường này thường xuyên hơn Dường như đó cũng là một cách để tạ ơn thầy giáo chúng tôi về bốn mươi năm phụng sự hết lòng, và để trọn đạo với Tổ quốc đang ra đi…

Tôi đang suy nghĩ mung lung thì bỗng nghe gọi tên mình Đến lượt tôi đọc bài Giá mà tôi đọc được trót lọt cái quy tắc về phân từ hay ho ấy, đọc thật to, thật dõng dạc, không phạm một lỗi nào thì dù có phải đánh đổi gì cũng cam; nhưng tôi lúng túng ngay từ đầu và tôi cứ đứng đung đưa người trước chiếc ghế dài, lòng rầu rĩ, không dám ngẩng đầu lên Tôi nghe thấy thầy Ha-men bảo tôi:

- Phrăng ạ, thầy sẽ không mắng con đâu, con bị trừng phạt thế là đủ rồi… con thấy đó Ngày nào người ta cũng tự nhủ: “Chà! Còn khối thì giờ.

Trang 15

Ngày mai ta sẽ học” Và rồi con thấy điều gì xảy đến… Ôi! Tai hoạ lớn của xứ An-dát chúng ta là bao giờ cũng hoãn việc học đến ngày mai Giờ đây những kẻ kia có quyền bảo chúng ta rằng: “Thế nào! Các người tự nhận là dân Pháp, vậy mà các người chẳng biết đọc, biết viết tiếng của các người! ” Dù thế nào, thì Phrăng tội nghiệp của thầy ạ, con vẫn chưa phải là người đáng tội nhất! Mà tất cả chúng ta ai cũng có phần đáng tự chê trách.

Cha mẹ các con không thiết tha lắm với việc thấy các con có học thức Cha mẹ thích cho các con làm việc đồng áng hoặc vào làm nhà máy sợi để kiếm thêm dăm xu Cả thầy cũng không có gì để trách mình ư? Thầy đã chẳng sai các con tưới vườn thay vì học hành đó sao? Và khi thầy muốn đi câu cá hương, thầy có ngại ngùng cho các con nghỉ học đâu?

Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù…

Rồi thầy cầm một quyển ngữ pháp và đọc bài học cho chúng tôi Tôi kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế Tất cả những điều thầy nói, tôi thấy thật dễ dàng, dễ dàng Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế, và

cả thầy giáo nữa, chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến thế Cứ như thể trước khi ra đi, con người tội nghiệp muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay một lúc tri thức ấy vào đầu óc chúng tôi.

Xong bài giảng, chuyển sang viết tập Thầy Ha-men đã chuẩn bị cho ngày hôm đó những tờ mẫu mới tinh, trên có viết bằng “chữ rông” thật đẹp: Pháp, An-dát, Pháp, An-dát Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những

lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp Ai nấy đều chăm chú hết sức và

cứ im phăng phắc! Chỉ nghe thấy tiếng ngòi bút sột soạt trên giấy Có lúc những con bọ dừa bay vào nhưng chẳng ai để ý, ngay cả những trò nhỏ nhất cũng vậy, chúng đang cặm cụi vạch những nét sổ với một tấm lòng, một ý thức, như thể cái đó cũng là tiếng Pháp… Trên mái nhà trường, chim bồ câu gù thật khẽ, và tôi vừa nghe vừa tự nhủ:

- Liệu người ta có bắt cả chúng nó cũng phải hót bằng tiếng Đức không nhỉ?

Chốc chốc, ngước mắt khỏi trang giấy, tôi thấy thầy Ha-men đứng lặng

im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh mình như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy… Bạn nghĩ mà xem! Từ bốn mươi năm nay, thầy vẫn ngồi ở chỗ ấy, với khoảng sân trước mặt và lớp học y nguyên không thay đổi Có chăng những chiếc ghế dài, những bàn học dùng

Trang 16

nhiều đã nhẵn bóng, những cây hồ đào ngoài sân đã lớn, và cây hu-blông tự tay thầy trồng giờ đây quấn quýt quanh các khung cửa sổ lên tận mái nhà Con người tội nghiệp hẳn phải nát lòng biết mấy khi giã từ tất cả những vật ấy, khi nghe thấy tiếng người em gái đi đi lại lại, đóng hòm xiểng, ở gian phòng bên trên, vì ngày mai họ phải ra đi, rời khỏi xứ sở này mãi mãi.

Tuy nhiên, thầy vẫn đủ can đảm dạy chúng tôi cho đến hết buổi Sau tiết viết tập đến bài Lịch sử, rồi những trò nhỏ cất tiếng đọc đồng thanh như hát Ba

Be Bi Bo Bu Đằng kia, cuối phòng học, cụ Hô-de đã đeo kính lên, và nâng cuốn sách vỡ lòng bằng hai tay, cụ đánh vần từng chữ theo bọn trẻ Cả cụ cũng chăm chú, giọng cụ run run vì xúc động; nghe cụ đọc thật kỳ cục, đến nỗi tất cả chúng tôi muốn cười và cũng muốn khóc… Ôi! Tôi sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng này!

(An-phông-xơ Đô-đê, Buổi học cuối cùng)

Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính và nội dung của đoạn trích Câu 2 Tìm chi tiết thể hiện thái độ của thầy Ha-men dành cho học sinh Qua đó

nói lên tình cảm thầy dành cho học sinh như thế nào?

Câu 3 Thầy Ha-men có nhìn nhận như nào về tiếng Pháp? Vì sao em khẳng

định điều đó?

Câu 4 Chia sẻ những câu thơ, câu hát mà em biết cũng đề cao vai trò tiếng nói

dân tộc

*GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ 6

Câu 1 Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.

Nội dung: Khung cảnh buổi học cuối cùng.

Câu 2 Chi tiết thể hiện thái độ của thầy Ha-men dành cho học sinh:

- Phrăng đi muộn thầy không giận dữ mà nói dịu dàng;

- Xưng hô gần gũi "thầy- các con" nhắc học sinh chú ý học hành với giọng “dịudàng và trang trọng”

- Phrăng không đọc được bài thầy vẫn ôn tồn

- Thầy kiên nhẫn giảng giải cho học sinh tất cả những hiểu biết của thầy với ánhmắt xúc động nhìn vào đồ vật và ngôi trường

-> Thái độ với học sinh cho thấy tình yêu thương quan tâm, gần gũi.

Câu 3 Thầy Ha-men nhìn nhận về tiếng Pháp: Yêu tin, tự hào,

- Tự phê bình mình và mọi người có lúc đã sao nhãng việc học tập và dạy tiếng

Pháp.

- Ca ngợi vẻ đẹp của tiếng Pháp bằng những lời nói sâu sắc thiết tha thầy cangợi về vẻ đẹp của tiếng Pháp

- Nhắc học sinh phải yêu mến, giữ gìn

- Thầy coi tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khoá của chốn lao tù

Trang 17

- > Thể hiện tình cảm yêu nước và lòng tự hào về tiếng nói dân tộc Thầy muốntruyền cho học sinh tình yêu và niềm tự hào ấy.

Câu 4.

Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói

Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ

Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ.

Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát

Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

Như gió nước không thể nào nắm bắt

Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.

Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy

Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn

Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối

Tiếng heo may gợi nhớ những con đường

Một đảo nhỏ xa xôi ngoài biển rộng

Vẫn tiếng làng tiếng nước của riêng ta

(Lưu Quang Vũ)

Mơ hồ thấm từng âm thanh tiếng mẹ

Tôi bỗng tỉnh ra Tới giây phút lạ lùng

Tôi chợt hiểu, người chữa tôi khỏi bệnh

Chẳng thể là ai, ngoài tiếng mẹ thân thương.

Những tiếng khác dành cho dân tộc khác

Cũng sẽ khiến cho lành bệnh bao người

Tôi chỉ biết nếu tiếng tôi biến mất

Thì tôi sẵn sàng nhắm mắt buông xuôi.

(R.Gam-ma-tốp)

ĐỀ SỐ 7 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Bỗng đồng hồ nhà thờ điểm mười hai giờ, rồi đến chuông cầu nguyện buổi trưa Cùng lúc đó, tiếng kèn của bọn lính Phổ đi tập về vang lên ngoài cửa sổ… Thầy Ha-men đứng dậy trên bục, người tái nhợt Chưa bao giờ tôi cảm thấy thầy lớn lao đến thế.

- Các bạn, thầy nói, hỡi các bạn, tôi… tôi…

Trang 18

Nhưng cái gì đó khiến thầy nghẹn ngào, không nói được hết câu.

Thầy bèn quay về phía bảng, cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to: “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM!”.

Rồi thầy đứng đó, đầu dựa vào tường, và chẳng nói, giơ tay ra hiệu cho chúng tôi:

“Kết thúc rồi… đi đi thôi!”.

Câu 1 Đoạn văn kể về sự kiện gì?

Câu 2 Tìm chi tiết thể hiện đặc điểm nhân vật thầy Ha-men Qua đó cho em

cảm nhận gì?

Câu 3 Đoạn trích đã gửi đến cho em thông điệp nào?

*GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ 7

Câu 1 Đoạn văn kể về nỗi đau đớn, xúc động của thầy Ha-men ở giây phút

cuối của buổi học tiếng Pháp cuối cùng khi tiếng chuông nhà thờ và tiếng kènvang lên báo hiệu việc cấm dứt học tiếng Pháp

Câu 2.

+ Nỗi đau đớn, xúc động trong lòng thầy lên đến cực điểm khi tiếng chuông nhàthờ điểm 12 tiếng và tiếng kèn quân Phổ báo hiệu hết giờ học, báo hiệu việcchấm dứt học tiếng Pháp

+ Thầy Ha-men "người tái nhợt","nghẹn ngào, không nói được hết câu", "cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to: "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM!" và " đầu dựa vào tường', "chẳng nói", chỉ "giơ tay ra hiệu".

-> Biểu hiện của thầy thể hiện nỗi đau đớn, thất vọng Đó là người yêu nghề dạyhọc, yêu tiếng mẹ đẻ, người yêu nước sâu sắc, là người truyền lửa cho các thế

hệ học sinh

Câu 3 Bài học:

- Hãy biết trân trọng, có tình yêu tiếng mẹ đẻ, yêu tiếng nói ông cha.

- Tình yêu tiếng nói ông cha chính là tình yêu nước

- Phải có trách nhiệm giữ gìn tiếng nói dân tộc

*******************************************************

ĐỀ SỐ 8

Câu 1: Các địa danh theo thứ tự trong văn bản Dọc đường xứ Nghệ gồm những

địa danh nào?

Câu 2: Trình bày suy nghĩ về tính cách nhân vật cậu bé Côn và cụ Phó bảng? GỢI Ý TRẢ LỜI

Câu 1: Những địa danh lịch sử

Trang 19

* Đền Thục Phán

Đặc điểm:

- Ngôi đền cổ kính có nhiều tòa từ trên đỉnh núi xuống tận chân núi, sát đường Thiên lí

- Nhìn từ xa, dãy núi có nhiều hình nhiều vẻ

- Câu chuyện gắn với địa danh:

+ Chuyện tình sử Mỵ Châu – Trọng Thủy

- Những hòn núi có hình dáng và tên gọi rất đặc biệt

Câu chuyện gắn với địa danh: Câu chuyện về vị tướng quân cụt đầu đã hóa

thân vào non sông đất nước

 Nhận xét

- Cụ Phó Bảng đã dẫn hai người con đi qua các địa danh của xứ Nghệ, mỗi địa

danh gắn với một câu chuyện

- Là niềm tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên, truyền thống lịch sử của quê hương, Câu 2 : Suy nghĩ, tính cách của các nhân vật

Khi nghe cha giải thích về sự tích ngôi đền và vùng núi Ba Hòn, cậu bé Côn đã

có nhận xét như thế nào? Qua đó, em có cảm nhận gì về tính cách nhân vật này.Khi đến nhà thờ họ Tiên Điền và thăm mộ đại thi hào Nguyễn Du, cậu bé Côn

đã phát hiện ra điều gì?

* Một số nhận xét của cậu bé Côn

- Khi nghe cha giải thích về ngôi đền

+ Câu chuyện tình sử hay tuyệt.

+ Vua Triệu nham hiểm.

+ Trọng Thủy ngoan ngoãn.

+ Vua Thục trọng chữ tín nhưng không phòng sự gian xảo, là người công tư phân minh và không chịu khuất phục kẻ thù khi đã chém đầu con và tự nhảy xuống biển.

+ Nàng Mỵ Châu ruột để ngoài da.

- Về vùng núi Ba Hòn: Ước vọng của dân ta thật đẹp Tưởng tượng của người

ta đến là tuyệt!.

Trang 20

* Nhân vật Cậu bé Côn

- Có tính cách ham học hỏi, ham hiểu biết, khám phá.

- Có khả năng nhận định sắc bén khi đã nhận xét về những nhân vật lịch sử, chỉ ra

mặt đáng coi trọng và mặt cần phê phán của vua Thục

- Những lời nhận xét của cậu bé vừa có sự hồn nhiên, đáng yêu, đúng lứa tuổi vừa

xác đáng, đúng đắn, sâu sắc, khiến cho ông cụ Phó bảng có chút sững sờ

- Cậu bé Côn đã phát hiện ra: Nguyễn Du là người có tài năng, để lại một kho

tàng tác phẩm mang nhiều giá trị nhưng lại không được lập đền thờ vì quan niệm không coi trọng thơ văn của người xưa Vậy mà có thằng ăn trộm bị đánh chết lại được lập đền thờ vì “đạo tặc tối linh tôn thần”

- Cậu bé Côn là người tinh tế, biết chú ý đến những điều đang diễn ra xung quanh

mình, có những câu hỏi, phát hiện khiến mọi người phải suy nghĩ, trăn trở

* Nhân vật cụ Phó bảng

- Cụ Phó bảng dẫn các con đi hầu khắp những nơi nổi tiếng về phong cảnh đẹp, di tích lịch sử của Nghệ An và giải thích cặn kẽ cho các con hiểu

- Là người am hiểu lịch sử dân tộc, có kiến thức sâu rộng

- Muốn giáo dục các con từ những câu chuyện xưa, nhắc nhở về cội nguồn, truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc

************************************************************

Tiết 7,8,9 VIẾT BÀI VĂN KỂ LẠI MỘT SỰ VIỆC CÓ THẬT LIÊN QUAN

ĐẾN NHÂN VẬT HOẶC SỰ KIỆN LỊCH SỬ

I LÍ THUYẾT

1 Khái niệm

Kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử là kể vềnhững sự việc đã xảy ra trong đời thực, không hư cấu, tưởng tượng, đượcnhiều người biết đến, có sử sách ghi lại

2 Thể loại: Tự sự

3 Bố cục: cần đảm bảo

-MB: Giới thiệu sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử

-TB: Thuật lại quá trình diễn biến của sự việc,chỉ ra mối liên quan giữa sự việcvới nhân vật/ sự kiện lịch sử; kết hợp kể chuyện và miêu tả

- KB: Khẳng định ý nghĩa của sự việc, nêu cảm nhận của người viết

4 Hướng dẫn quy trình viết

1 Bước 1: Xác định đề tài

Trang 21

* Lựa chọn đề tài

- Chọn một nhân vật lịch sử có thật là nhà quân sự, nhà chính trị, nhà khoa học,nhà phát minh hoặc nhà văn hóa mà em biết có những câu chuyện đáng nhớ (có thể là người Việt Nam hoặc nước ngoài) có đóng góp cho đất nước hoặc nhân loại

- Chọn một sự việc có thật liên quan đến cuộc sống hay thành tựu, chiến công của một nhân vật:

+ Một sự việc có thật liên quan một nhân vật lịch sử chống giặc ngoại xâm hoặc

mở mang bờ cõi đất nước, được người dân tôn vinh và thờ phụng

+ Một sự việc có thật liên quan đến nhân vật anh hùng trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước

+ Một sự việc có thật liên quan đến các sự kiện, nhân vật có công đổi mới hoặc

có thành tích trong lao động, sản xuất

* Minh họa:

+ Sự việc lễ hội tưởng nhớ Hai Bà Trưng; Sự việc kỉ niệm 1000 năm Lý Thái

Tổ dời đô từ vùng núi non hiểm trở (Ninh Bình) địa thế chật hẹp ở Hoa Lư về Đại La (Hà Nội) và đổi tên là thành Thăng Long; Sự việc kỉ niệm ba lần chiến thắng quân Nguyên - Mông sang xâm lược; Sự việc kỉ niệm Chiến thắng Hồ Chí Minh lịch sử

+ Nhân vật lịch sử: Ngô Quyền, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi,Quang Trung, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp

2 Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

- Tìm ý HS đặt và trả lời các câu hỏi:

+ Ai là người kể chuyện ?

+ Câu chuyện xảy ra ở đâu, khi nào?

+ Trong câu chuyện, có những nhân vật nào?

+ Câu chuyện có diễn biến như thế nào?

+ Ý nghĩa của câu chuyện

- Dàn ý từ bước tìm ý HS sắp xếp thành dàn ý chi tiết với những nội dung:

a.Mở bài: Giới thiệu, nêu lí do kể lại câu chuyện

b Thân bài

- Gợi lại bối cảnh, câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật, sự kiện

- Lần lượt kể lại các sự kiện theo một trình tự nhất định Sử dụng được một số bằng chứng (tư liệu, trích dẫn )

- Chú ý sử dụng lời kể phù hợp với ngôi kể

- Kết hợp kể chuyện và miêu tả (bối cảnh, nhân vật) trong bài viết

Trang 22

- Đảm bảo tính liên kết, logic giữa các sự kiện, các đoạn trong văn bản.

c, Kết bài: Nêu suy nghĩ, đánh giá của người viết về ý nghĩa của sự việc được

- Sử dụng yếu tố miêu tả hợp lí, chọn lọc (tả chân dung nhân vật, tả cảnh quan,

tả nhân chứng, vật chứng); kết hợp kể chuyện với miêu tả hài hòa, tự nhiên

4 Bước 4: Xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm qua bảng kiểm

Em viết bài văn kể lại một sự việc liên quan đến một nhân vật lịch sử trong lịch

sử giữ nước của dân tộc ta

a Định hướng: Cần thực hiện đủ quy trình 4 bước như đã nêu ở trên Khi tìm

ý, lập dàn ý xong viết bài bám sát nội dung

Cần lưu ý cần thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau như hình ảnh, hiệnvật, lời kể của người dân địa phương

- Gợi bối cảnh câu chuyện

Diễn biến của

Trang 23

- Ý nghĩa, tác động của nhân vật hoặc sự việc có liên quan đến lịch sửđối với đời sống hoặc nhận thức của con người.

Kết

bài - Khẳng định ý nghĩa của câu chuyện- Nêu cảm nhận của người viết về câu chuyện.

Minh họa 1 (Sự việc liên quan đến nhân vật lịch sử)

Hè vừa qua trường chúng em có tổ chức đi thăm di tích đền Hùng vớimục đích giúp các em học sinh hiểu hơn về lịch sử nước nhà Chuyến đi rất bổích và giúp em cùng các bạn biết thêm nhiều kiến thức mới

Đền Hùng khu di tích thờ phụng Vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh,huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch nơi này

tổ chức lễ hội Đền Hùng rất lớn Bắt đầu từ chân núi đi lên chúng em bắt gặpđền Hạ, tương truyền kể rằng đây là nơi Mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng Tiếp tục di chuyển lên sẽ là đền Trung, vị trí quan trọng nơi tổ chức họpbàn việc nước của vua và quan Cao nhất là đền Thượng, vị trí tối cao dùng đểthờ cúng các vị thần theo tín ngưỡng xưa Kế bên đó là đền Giếng, ngôi đềnxây dựng trong thế ký 18, theo dân gian tương truyền đây là nơi công chúaTiên Dung và công chúa Ngọc Hoa soi gương Trước mỗi cảnh vật bên trongchúng em đều bước đi chậm rãi, bồi hồi trước khung cảnh cổ kính, thiêngliêng

Điều đặc biệt mà em chú ý nhất là được tham quan bảo tàng HùngVương, nơi lưu giữ và trưng bày hiện vật, hình ảnh,tư liệu về Vua Hùng Cácanh chị hướng dẫn viên giới thiệu các câu chuyện, hiện vật và hình ảnh củanhiều dân tộc thời vua Hùng cũng như những câu chuyện bổ ích về lịch sửdựng nước, giữ nước của cha ông

Ấn tượng nhất với chúng em là hình ảnh Bác Hồ trò chuyện với chiến sĩthuộc “Đại đoàn Quân tiên phong”, và căn dặn ân cần các chiến sĩ câu nói

“Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấynước”, rất ý nghĩa và trở thành động lực giúp dân tộc chiến thắng các cườngquốc ngoại xâm trong thế kỷ 20

Trong thời gian tham quan chúng em còn được biết đến phần lễ quan trọngtrong hội Đền Hùng đó là lễ rước kiệu vua gồm có nhiều cờ, hoa, trang phụctruyền thống Lễ dâng hương đền Hùng, trước tiên là lãnh đạo nhà nước vàsau đó là những người dân thắp nén hương cho các vua Hùng Tham gia cáctrò chơi truyền thống như thi vật, thi kéo co, thi bơi…

Một chuyến đi chỉ vỏn vẹn một buổi nhưng đã để lại nhiều bài học sâusắc làm em nhớ mãi, giúp chúng em hiểu thêm về lịch sử dựng nước và giữnước của dân tộc ta Đền Hùng là nơi thiêng liêng mà mỗi người dân Việt

Trang 24

Nam đều nhớ đến, đó là cội nguồn của mỗi chúng ta.

Minh họa 2 (Sự việc liên quan đến nhân vật lịch sử)

Kết thúc năm học với nhiều thành tích nổi bật, tập thể lớp 6 A1 chúng

em được cô giáo và hội phụ huynh tổ chức một chuyến đi tham quan di tíchlịch sử, đây vừa là phần thưởng cho những nỗ lực, cố gắng trong năm học vừaqua mà đó còn là dịp để chúng em thêm hiểu biết về những truyền thống lịch

sử quý giá của dân tộc Là một chuyến đi chơi nhưng đồng thời cũng phục vụthiết thực cho việc học của chúng em Đó là chuyến đi thăm di tích lịch sửthành Cổ Loa

Sau khi bàn bạc và thống nhất ý kiến, cô giáo chủ nhiệm và hội phụhuynh đã quyết định đưa chúng em đi tham quan di tích lịch sử thành Cổ Loa,nơi thờ vua An Dương Vương và công chúa Mị Châu Đây là di tích lịch sửnổi tiếng của Việt Nam, chứa đựng nhiều câu chuyện về lịch sử, về bài họcdựng nước, giữ nước của các vua Hùng Chúng em đã biết về di tích thành CổLoa thông qua truyền thuyết về An Dương Vương, Mị Châu- Trọng Thủy,nhưng đây là lần đầu tiên chúng em được đặt chân đến địa danh lịch sử, địadanh của những câu chuyện lịch sử kì bí, hấp dẫn này

Để bắt đầu chuyến tham quan, chúng em sẽ tập trung ở trường, sau đó

sẽ được cô giáo chủ nhiệm và đại diện hội phụ huynh cùng thực hiện chuyến

đi lí thú này Vì di tích thành Cổ Loa khá xa trường học của chúng em, nênchúng em tập trung ở trường từ khá sớm, sáu giờ sáng bố mẹ chúng em sẽ đưachúng em lên trường, sau đó ba mươi phút thì xe bắt đầu chuyển bánh Đây làlần đầu tiên cả lớp chúng em có một chuyến du lịch cùng nhau, lại là chuyến

đi về một địa danh lịch sử nổi tiếng như vậy nên chúng em đều vô cùng háohức, chờ mong

Sau hai tiếng chạy xe, cuối cùng chúng em đã đến được di tích thành

Cổ Loa, đến đây, chúng em được cô hướng dẫn viên du lịch nồng nhiệt tiếpđón và hướng dẫn hành trình cũng như giới thiệu, thuyết minh về khu di tíchthành Cổ Loa này Khu di tích Thành Cổ Loa nằm ở huyện Đông Anh, ngoạithành của thủ đô Hà Nội Đây là nơi diễn ra câu chuyện dựng nước, giữ nướccủa vua Thục Phán An Dương Vương và câu chuyện tình yêu bi thảm củacông chúa Mị Châu và Phò mã người Trung Quốc, Trọng Thủy

Không gian của khu di tích thành Cổ Loa cũng cổ kính, trang nghiêm,mang màu sắc dân gian như trong những câu chuyện cổ, những mái nhà ngói

đỏ, những cây đa, cây đề lớn, có lẽ chúng cũng đã sống qua rất nhiều năm rồi,

là nhân chứng cho những sự kiện lịch sử Trung tâm của di tích thành Cổ Loa

Trang 25

chính là đền thờ An Dương Vương, đây là điện thờ chính nên rất rộng lớn vàtrang nghiêm, dẫn vào đền thờ phải đi qua một khoảng sân rộng lớn, hai bênsân có trồng rất nhiều cây cổ thụ, em có cảm tưởng những cây cổ thụ nhưnhững người hiền thần luôn ở bên, trung nghĩa với vua An Dương Vương vậy Ngôi đền có mái cong hình đầu rồng vô cùng trang nghiêm, trong điệnđược trưng bày những câu đối lớn, có chữ Hán mà em không hiểu lắm, chínhgiữa của điện thờ là một bức tượng An Dương Vương uy nghi trong bộ hoàngbào, ngồi từ trên cao nhìn xuống, cảm xúc chung của chúng em khi vào điệnthờ An Dương Vương chính là sự tôn kính, tự hào Hai bên điện thờ là nhữngbức tượng của những vị quan có công với dân, với nước, những người hiềnthần có công giúp vua An Dương Vương dựng nước.

Bên cạnh đền thờ An Dương Vương là một am nhỏ thờ công chúa MịChâu, công chúa Mị Châu là con gái của vua An Dương Vương, vì ngây thơ,

cả tin mà Mị Châu có một kết thúc thật bi thảm

Bức tượng công chúa Mị Châu trong am thờ là một bức tượng khôngđầu, nó làm cho em nhớ lại sự việc công chúa Mị Châu bị vua cha trừng phạtkhi nghe Rùa vàng kết tội, nhìn hình ảnh bức tượng không đầu khiến chochúng em vô cùng xót xa cho người công chúa này Nàng là một người ngâythơ, cả tin vì quá tin tưởng vào người chồng mà vô tình lộ bí mật quốc gia,dẫn đến mất nước Theo em thì Mị Nương là một người đáng thương hơnđáng trách Nhà thơ Tố Hữu cũng từng bày tỏ sự cảm thông đối với Mị Châuqua những vần thơ như sau:

“Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu Trái tim lầm chỗ để trên đầu

Nỏ thần vô ý trao tay giặc Nên nỗi cơ đồ đắm bể sâu”

Đằng sau truyền thuyết về An Dương Vương, Mị Châu- Trọng Thủy làbài học về giữ nước, nhưng ta đều cảm thông cho sự dại khờ, thủy chung củacông chúa Mị Châu cùng cái chết đầy oan nghiệt của nàng

Chuyến tham quan di tích thành Cổ Loa là một chuyến đi thực sự bổ ích

và lí thú, chúng em biết nhiều hơn về những câu chuyện lịch sử, được tận mắtchứng kiến những nơi diễn ra câu chuyện lịch sử ấy, thông qua chuyến đichúng em cũng thêm hiểu hơn về những bài học trên lớp, là cơ hội để chúng

em mở mang sự hiểu biết

Minh họa 2 (Sự việc liên quan đến nhân vật lịch sử)

Cuộc đời mỗi người là sự nối tiếp của những chuyến đi Mỗi chuyến đi

Trang 26

đều mang lại những ý nghĩa, để lại ấn tượng khác nhau Trong số nhữngchuyến đi ấy, có một chuyến tham quan mà tôi nhớ nhất là chuyến tham quankhu vực Lăng Bác và khu di tích Phủ Chủ tịch.

Cuối năm học lớp 5, nhà trường bất ngờ tổ chức cho lớp tôi chuyến thamquan Phủ Chủ tịch tại thủ đô Hà Nội vào hai ngày cuổi tuần Đây là chuyến đi

xa đầu tiên của cả lớp trong suốt năm năm học nên ai cũng háo hức, giờ rachơi nào cũng tụm đầu lại với nhau, bàn tán sôi nổi về chuyến đi này

Ngày xuất phát, khuôn mặt ai cũng rạng rỡ, vui tươi Các thầy cô quyếtđịnh sắp xếp di chuyển từ trường vào buổi chiều thứ 7 để được viếng LăngBác vào sáng chủ nhật hôm sau Xe lăn bánh, mỗi đứa một ba lô, tạm biệtmiền quê giản dị thanh bình để hướng về thủ đô Xe chạy bon bon suốt 3 tiếngđồng hồ mà cả lũ cứ mở tròn mắt, chỉ chỉ cảnh vật bên đường đầy thích thú.Tới thủ đô thì đã chiều muộn, cả đoàn dừng chân tại khách sạn, ăn cơm rồitắm rửa và về phòng, nghỉ ngơi để buổi sáng dậy sớm

Một đêm nhanh chóng qua đi, đúng 6 giờ chúng tôi đã có mặt tại sảnhlớn của khách sạn, ăn mặc quần áo học sinh nghiêm trang, lịch sự Theo sựhướng dẫn của các thầy cô rồi đi đến lăng Bác Dù đã liên lạc với người quản

lý viếng lăng từ trước nhưng chủ nhật, khách tham quan đến viếng quá đông,chúng tôi phải chờ gần một tiếng đồng hồ mới được vào lăng viếng Bác

Người trưởng đoàn đọc bài viếng, giới thiệu tên đoàn xong thì cả đoàn cùngđứng ngay ngắn, chầm chậm bước theo hai người lính gác lăng dâng hoa phíatrước tiến vào lăng Bác Khác hẳn với nhiệt độ bên ngoài nắng chói chang,trong lăng mát lạnh và yên tĩnh, ai cũng tỏ lòng thành kính với vị lãnh tụmuôn vàn kính yêu, bước đi nhẹ nhàng không một tiếng động Người nằm trêngiường ở giữa lăng, ánh sáng nhu hòa màu vàng chiếu lên khuôn mặt hiền từcủa Người, yên bình vô cùng…

Mặt trời lên cao thì chúng tôi cũng rời khỏi lăng, theo dòng người đôngđúc hướng về khu di tích phủ Chủ tích Địa điểm đầu tiên là nhà sàn Bác Hồ,căn nhà được phục chế theo nhà sàn mà Bác ở những ngày cuối cuộc đời vĩđại của mình Ngôi nhà nhỏ đơn sơ nằm khiêm tốn tại một góc, hòa vào thiênnhiên bình dị, xinh đẹp

Cô hướng dẫn viên nói, trong nhà những kỉ vật của Bác vẫn còn lưu giữlại, nơi này nơi kia là nơi Bác ngồi đọc công văn, viết và sửa di chúc, gửi thưcho đồng bào, cho thiếu nhi Chúng tôi dường như tưởng tưởng ra được hìnhảnh Bác trầm ngâm bên khung cửa sổ, nắn nót viết từng dòng chữ chứa đựngtình yêu thương bao la rộng lớn

Con đường dẫn vào nhà sàn ôm ấp lấy ao cá Bác Hồ với diện tích khálớn,nước hồ trong veo, cá chép đủ màu sắc thi nhau bơi lội tung tăng trong

Trang 27

nước mát Có những con cá rất to, hai bên miệng còn có râu, cô giáo tôi bảo

nó chắc hẳn đã già lắm rồi Vừa đi, cô hướng dẫn viên vừa giới thiệu về lịch

sử của ao cá, kể những câu chuyện của Bác với ao cá ấy Du khách trong nước

và quốc tế xen lẫn với nhau, ai cũng trầm trồ về vẻ đẹp của ao cá

Vì phải trở về vào buổi chiều nên chúng tôi không được tham quantoàn bộ khu di tích, sau khi tham quan ao cá, địa điểm cuối cùng là Khu ViệnBảo tàng Hồ Chí Minh Viện Bảo tàng trang nghiêm, trưng bày rất nhiều hiệnvật, tư liệu về cuộc đời và con người của Bác Bên cạnh mỗi hiện vật đều chúthích tên, thời gian mà Bác sử dụng và những câu chuyện xung quanh Có rấtnhiều câu chuyện mà chúng tôi chưa bao giờ nghe đến Vừa tham quan, chúngtôi vừa cảm thán về cuộc đời và những năm tháng kháng chiến của Người,tiếp thu được bao điều ý nghĩa và thú vị

Thời gian trôi qua nhanh, chiều đến, chuyến tham quan của chúng tôicũng phải kết thúc Cả đoàn cùng chụp một bức ảnh lưu niệm rồi lên xe ra về

Dù chuyến đi ngắn ngủi nhưng để lại rất nhiều ấn tượng, lần đầu tiên tôi đượctận mắt nhìn thấy một phần cuộc đời của Bác Hồ kính yêu Để rồi sau này,cảm giác tự hào và xúc động khi vào lăng viếng Bác vẫn còn in đậm mãi trongtôi

Bài viết minh họa 4 (Một nhân vật lịch sử)

Tuổi thơ em luôn tràn ngập những câu chuyện của bà Đó là thế giới củanhững nhân vật cổ tích, của những người anh hung dũng cảm hy sinh về đấtnước Trong đó, em luôn nhớ câu chuyện về người nữ anh hùng Võ Thị Sáu

Võ Thị Sáu sinh ra ở huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa, một miền quê vớitruyền thống yêu nước Từ nhỏ chị Sáu đã chứng kiến cảnh thực dân Pháp giếtchóc đồng bào Bởi vậy 14 tuổi, chị Võ Thị Sáu đã theo anh gia nhập ViệtMinh, trốn lên chiến khu chống Pháp Chị tham gia đội công an xung phong,hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ liên lạc, tiếp tế Chị đã lập nhiều chiến tích vangdội, diệt trừ tên ác ôn và nhiều lần phát hiện gian tế

Tháng 7/1948, Công an Đất Đỏ được giao nhiệm vụ phá cuộc mít tinh

kỷ niệm Quốc khánh Pháp Biết đây là nhiệm vụ gian nan, nguy hiểm, chị Sáuvẫn chủ động xin được trực tiếp đánh trận này Chị đã ném lựu đạn về phíakhán đài, uy hiếp giải tán mít tinh và hoàn thành nhiệm vụ được giao Sauchiến công này, chị Sáu được tổ chức tuyên dương khen ngợi và được giaonhiệm vụ diệt tề trừ gian, bao gồm việc tiêu diệt tên cai tổng Tòng Thế nhưngkhông may mắn một lần nhận nhiệm vụ ném lựu đạn chi đã bị giặc bắt Chị bị

Trang 28

tra tấn dã man nhưng không hề khai báo điều gì Bọn địch đã kết án tử hìnhcho chị và chuyển chị ra nhà tù Côn Đảo.

  Trên đường ra chiến trường, chị không hề sợ hãi, ngắt một bông hoa venđường và tặng cho người lính hành hình chị Trước cái chết, chị kiên quyếtkhông quỳ xuống, từ chối bịt mắt, đối diện với cái chết của mình rất bình tĩnh.Điều ân hận nhất của chị là chưa diệt hết được bọn thức dân Pháp Trước khichết,  Chị Sáu bắt đầu hát Tiến quân ca Khi lính lên đạn, chị ngừng hát, hôvang những lời cuối cùng “Đả đảo bọn thực dân Pháp Việt Nam độc lậpmuôn năm Hồ Chủ tịch muôn năm!” Chị đã ngã xuống nhưng chắc chắn tấmgương của chị vẫn còn sáng mãi

Chị Võ Thị Sáu chính là bức tượng đài tuyệt đẹp của tinh thần dũngcảm, bất khuất, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc Em thấy mình cần cố gắng họcthật giỏi để xây dựng đất nước, để cho công lao của những con người đi trướckhông uổng phí

Bài viết minh họa 5 (Một nhân vật lịch sử liên quan đến sự kiện lịch sử của địa phương)

Nhà yêu nước Nguyễn Thái Học - Lãnh tụ khởi nghĩa Yên Bái

Năm 2022, trong một chuyến đi trải nghiệm của nhà trường, lớp chúng tôi

có dịp đến tham quan khu quần thể di tích lịch sử cấp quốc gia Mộ NguyễnThái Học tại công viên Yên Hòa, thành phố Yên Bái Khi đi thăm khu di tích,tôi thật biết ơn và ngưỡng mộ tấm gương của nhà yêu nước Nguyễn Thái HọcÔng đã cùng các cộng sự của ông với tinh thần yêu nước cháy bỏng và lòngcăm thù giặc sâu sắc đã đứng lên lãnh đạo cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Yên Báiđầu năm 1930 Cuộc khởi nghĩa được coi như ngọn cờ tiêu biểu cho tinh thầnđấu tranh của một dân tộc bị áp bức chống đế quốc xâm lược Mặc dù khôngthành công, song đã ghi vào trang lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam mộtdấu ấn khó phai mờ

Di tích lịch sử khu mộ Nguyễn Thái Học và các cộng sự của ông trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930 tại Công viên Yên Hòa, thành phố Yên Bái (ảnh

minh họa)

Tôi được biết bối cảnh cuộc khởi nghĩa và tinh thần bất khuất của nhà yêu nước cùng với các cộng sự của ông qua lời kể của cô giáo dạy môn Lịch sử Trước khi cuộc khởi nghĩa Yên Bái nổ ra, các phong trào vũ trang

hay bạo động chống Pháp đều bị thực dân Pháp đàn áp Tầng lớp tiểu tư sản

Trang 29

Việt Nam vừa mới hình thành còn rất non yếu về cả thế và lực Thực dân Pháp

áp dụng hàng loạt các chính sách phỉnh phờ, lừa bịp, mua chuộc Ban đầu,Nguyễn Thái Học cũng không khỏi ngộ nhận có thể đề nghị Pháp tiến hànhmột số cải cách, thúc đẩy nền kinh tế bản xứ phát triển để người dân thuộc địa

dễ sống hơn nhưng những nguyện vọng của ông gửi tới chính quyền Pháp đềukhông được chấp nhận

Tôi thấy thật tự hào được biết sau đó, nhà yêu nước Nguyễn Thái Họcnhận ra rằng muốn cứu nước chỉ có con đường vũ trang khởi nghĩa đánh đuổithực dân Pháp Khi đã xác định được con đường cứu nước, Ông đã nhanhchóng cùng một số thanh niên trí thức yêu nước cùng chí hướng thành lập tổchức Việt Nam Quốc dân đảng Ông cùng các cộng sự của mình theo đuổi tưtưởng “Không thành công cũng thành nhân” Tư tưởng này đã gây ảnh hưởngkhông nhỏ đến sự nghiệp cách mạng của Nguyễn Thái Học và cũng là ngòi nổcủa cuộc khởi nghĩa Yên Bái Cuộc khởi nghĩa đã chiếm được một phần đồnbinh Pháp và làm chủ tỉnh lị Yên Bái gần hai ngày

Cá nhân tôi rất xúc động khi được biết vào ngày 17 tháng 6 năm 1930,Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí của ông đã bị xử tử tại Yên Bái Nhà yêunước là người cuối cùng, ông ung dung bước đến máy chém và bình thản đọcnhững câu thơ bằng tiếng Pháp:

Chết vì Tổ quốc Cái chết vinh quang Lòng ta sung sướng Trí ta nhẹ nhàng.

Khi bị xử tử, ông và 12 đồng chí của ông đều hô vang “Việt Nam vạn tuế”.

Trong không khí trang nghiêm ở khu tưởng niệm của một thành phố yênbình, tôi tưởng tượng ra Nguyễn Thái Học – người thanh niên trí thức rất mựcyêu nước, vị lãnh tụ Việt Nam quốc dân Đảng đã anh dũng hy sinh dưới lưỡidao máy chém của kẻ thù là thực dực Pháp tàn bạo Nhưng lí tưởng và sựnghiệp lớn lao mà ông và Đảng của ông theo đuổi, tấm gương hy sinh vì nướccủa Nguyễn Thái Học và các đồng chí đời đời bất diệt, tên tuổi của các nhàcách mạng mãi mãi được ghi nhớ và trở thành những tượng đài trong lòng dântộc Việt Nam Tinh thần yêu nước nồng nàn, dũng khí anh hùng bất khuất,tinh thần lạc quan của các chiến sĩ đáng được cả nước tôn vinh

Khi trở về sau chuyến đi trải nghiệm, tôi thật biết ơn quê hương tôi luônghi nhớ tấm gương yêu nước bất khuất, kiên cường của ông, Nhân dịp kỷniệm 89 năm cuộc khởi nghĩa Yên Bái, tỉnh Yên Bái đã tu bổ, khánh thành

Trang 30

Khu tưởng niệm thuộc quần thể di tích lịch sử cấp quốc gia Mộ Nguyễn TháiHọc thành một quần thể du lịch, văn hóa, lịch sử, tâm linh đặc sắc, thiêngliêng và hấp dẫn du khách để chúng ta đời đời ghi nhớ đến công lao hy sinh tolớn của ông và cũng đồng thời nhằm giáo dục truyền thống cách mạng, lòngyêu nước, tự hào dân tộc và nâng cao ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ hômnay và mai sau.

Tiết 10,11,12 NÓI VÀ NGHE TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TRONG ĐỜI SỐNG

I LÍ THUYẾT

1 Khái niệm

- Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống là nêu lên những suy nghĩ của người nói trước một vấn đề trong đời sống, đưa ra được lí lẽ và bằng chứng

để làm sáng tỏ ý kiến của mình, nhằm thuyết phục người nghe

VD: Vấn đề nêu lên để trao đổi có thể lấy từ cuộc sống hằng ngày như:

- Tìm ý và lập dàn ý cho bài nói

- Chuẩn bị các thiết bị hỗ trợ như tranh, ảnh, máy chiếu…(Nếu có) và chú ý kĩ năng thuyết trình trước tập thể

- Biết giúp đỡ, sẵn sàng chia sẻ

- Biết hy sinh, tha thứ cho người khác

Trang 31

- Dẫn chứng chứng minh: Tình cảm gia đình, thầy trò, hàng xóm láng giềng,chung tay góp từ thiện ủng hộ

* Ý nghĩa:

- Mang lại hạnh phúc cho nhân loại

- Tình cảm giữa con người với con người ngày một bền chặt hơn

- Xây dựng được một xã hội văn minh, giàu tình người

là người có nhân cách đẹp, và luôn hướng đến những thứ tốt đẹp, hoàn mỹ hơn.Tình yêu thương là gì? Đó chính là sự sẽ chia mà mỗi người dành cho nhau, mộtthứ tình cảm thiêng liêng xuất phát từ nơi con tim Đó chính là sự đồng cảm, vàmột tinh thần đồng loại mà con người dành cho con người Tình yêu thương có

vô vàn hình trạng, nó như một viên đá ngũ sắc lung linh Tuy nó vô hình nhưnglại hữu hình, luôn xuất hiện vào cuộc sống hằng ngày Chúng ta có thể dễ dàngnhận ra hay không thể nhận ra bởi tình yêu thương nó vô cùng đơn giản, và gầngũi Bố mẹ bạn yêu bạn, anh chị người thân bạn chăm sóc cho bạn, bạn bè bạn

lo lắng cho bạn… Tình yêu thương chính là tình thân, tình nghĩa Mỗi chúng tađều sinh ra may mắn được sống trong tình yêu của cha của mẹ, chúng ta đượcgắn kết bởi tình yêu nồng nàn từ cha mẹ, từ người mang chung dòng máu với ta

Và khi chập chững vào lớp học, chúng ta biết đến tình yêu thương mới đó chính

là tình bạn Những người bạn là người xa lạ, được gắn kết với chúng ta bởi sự sẽchia, bởi niềm vui và nổi buồn, bởi các cuộc trò chuyện, bởi sự giúp đỡ Và cứthế, trên đường đời sẽ xuất hiện rất nhiều tình yêu thương Trong đó có một loạitình cảm, được gọi là tình yêu, đó là sự đồng điệu của hai tâm hồn, một chủ đề

mà các nhà thơ như Xuân Diệu, Huy Cận, Xuân Quỳnh, Puskin,… họ viết lênnhững câu thơ, những bài tình ca ngọt ngào để ca ngời tình yêu, mang đến một

sự thăng hoa bất tận Và còn có một tình yêu đất nước, dân tộc, chúng ta sống

Trang 32

trên cùng một tổ quốc, cùng một mảnh đất, chung tiếng nói và màu da vì thế,chúng ta dành tình cảm đồng thân đó cho nhau.

Tình yêu thương giống như một chiếc túi khổng lồ mà nhân loại không địnhnghĩa được nó trìu tượng đến mức khó hiểu Nhìn đứa trẻ mồ côi nằm ở hàngghế đá, nhìn cụ già đang mon men đi xin ăn, nhìn người dân miền trung đangchịu những cơn bão, người thì bị chết, gia đình li tán, của cải mất mát… chúng

ta cảm thấy sao xót xa, sao đau lòng quá Tình yêu thương chính là sự lo lắngcho người với người, dù chưa từng gặp mặt, dù chị là sự lướt quá, nhưng tráitim con người là thế, tình yêu thương là vô tận Và rồi, vì yêu vì thương chúng

ta sẵn sàng giúp đỡ, bỏ tâm huyết chăm lo xây dựng các nhà tình thương tìnhnghĩa, để bao bọc các em nhỏ mồ côi, để cho các cụ già neo đơn có một máinhà, để những người tàn tật, những trẻ em bị mặc bệnh hiểm nghèo có thể đượcchữa trị,… Dù là âm thầm giúp đỡ, hay công khai giúp đỡ, họ đều không cầnmọi người biết đến, không cần mọi người tuyên dương, ghi danh Chỉ cần nơinào có tình yêu thương, nơi đấy thật ấm áp, và hạnh phúc

Nhưng có biết bao người lại quên mất đi tình yêu thương, họ bị sự ồn ào củacuộc sống, bị lu mờ bởi vật chất nên để tình yêu thương nguội lạnh Vì cái tôi,

vì cuộc sống đơn điệu của bản thân mà họ bỏ mặc những thứ xung quanh Cónhiều người đã mắc căn bệnh “Vô Cảm”, bị dửng dưng trước những hoàn cảnhđáng thương, sợ giúp đỡ người khác, sợ bị mang vạ vào thân… Vì vậy, họkhông biết nói tiếng sẻ chia, cứ khư khư trong vỏ bọc của riêng mình Và từ đó,luôn sống trong ngờ vực, đố kị, ganh ghét,… Chúng ta nên phê phán, nên chỉcho họ thấy sống là cần biết cho đi, chứ không chỉ là sự nhận lại, để họ có thểđược hòa nhập vào thế giới tràn ngập yêu thương

Thật tuyệt vời vì trên thế giới con người luôn xuất hiện tình yêu thương Mỗichúng ta hãy nuôi dưỡng trong trái tim mình những viên đá ngũ sắc yêu thương

để tô vẻ cho đời màu sắc của hòa bình, của hạnh phúc Tình yêu thương chính làmột phẩm chất đạo đức nhân cách cao quý mà ai ai cũng nên có và phát huy

Đề 2: Trình bày ý kiến của em về lòng nhân hậu, vị tha

1 Mở đầu:

- Nêu vấn đề cần trình bày: ý kiến của em về lòng nhân hậu, vị tha

2 Triển khai:

- Nêu cách hiểu về lòng nhân hậu, vị tha:

+ Lòng nhân hậu là tình yêu thương, chia sẻ và đồng cảm với những người xung quanh

+ Vị tha là sự bao dung, sẵn sàng bỏ qua lỗi lầm cho người khác

- Biểu hiện của lòng vị tha và bao dung:

+ Luôn sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ với câu chuyện của người khác

Trang 33

+ Nhìn nhận sự việc bằng thái độ cảm thông, không đánh giá, phán xét người khác.

+ Sẵn sàng bỏ qua và tha thứ cho lỗi lầm của người khác

- Ý nghĩa của lòng nhân hậu, vị tha trong cuộc sống:

+ Gắn kết mọi người với nhau

+ Giúp ta có thêm niềm tin, sự lạc quan, thảnh thơi trong chính tâm hồn

+ Lan tỏa những giá trị tốt đẹp và tích cực trong cuộc sống

- Phê phán những người không có lòng nhân hậu, vị tha

3 Kết luận:

- Khẳng định lại ý kiến đã nêu và liên hệ với cuộc sống

Bài nói tham khảo

Thưa cô và các bạn, sau đây em xin phép bắt đầu phần trình bày của mình ạ.Như các bạn đã biết, lòng nhân hậu, vị tha là một trong những phẩm chất tốt đẹpcần có ở mỗi người Vị tha là biết sống vì người khác Còn lòng nhân hậu chính

là tình yêu thương giữa con người với con người Người có lòng vị tha, nhânhậu là người sẵn sàng tha thứ cho lỗi lầm của người khác, bao dung với nhữngkhiếm khuyết của họ, biết thông cảm, động viên và sẵn sàng cho đi, chấp nhậnphần thiệt thòi về mình Người có lòng vị tha, nhân hậu cũng là người có tráchnhiệm trong công việc, sẵn sàng hỗ trợ tập thể để hoàn thành nhiệm vụ đượcgiao

Trong cuộc sống, lòng vị tha, nhân hậu hết sức cần thiết Nó là cầu nối để mọingười có thể gắn kết với nhau Khi có lòng bao dung, tâm hồn ta cũng đượcthảnh thơi và hạnh phúc Người được chúng ta bao dung cũng thấy nhẹ lòng,cảm thấy được an ủi và cố gắng hoàn thiện bản thân để vươn đến những điều tốtđẹp Và hãy thử tưởng tượng ,nếu trong cuộc sống ai cũng nuôi dưỡng lòng baodung thì xã hội sẽ tốt đẹp đến nhường nào?

Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng đã từng phạm lỗi, cũng từng được bao dung?

Đó có thể là khi bị điểm kém, vi phạm nội quy hay lỡ buông những lời hỗn hàovới người thân của mình, Thế nhưng, sau mọi chuyện, chúng ta đều nhậnđược sự bao dung, tha thứ của người thân để hôm nay chúng ta được ngồi đâyvới một tâm thế thoải mái nhất Đó chẳng phải là vị tha, nhân hậu hay sao? Quảthật lòng vị tha đã mang đến rất nhiều điều tốt đẹp mà vô tình chúng ta không

để ý đến Mình biết, trong cuộc sống, sẽ có vô vàn những điều khiến ta dễ bựctức, cáu gắt, đôi khi làm phương hại đến lợi ích của chính bản thân ta Nhữnglúc như thế, mình nghĩ rằng chúng ta nên thắp lên ngọn lửa bao dung, xua tan sựhẹp hòi, ích kỷ để vươn đến những yêu thương đáng trân quý trong đời Lúc ấy,chắc hẳn chúng ta cũng sẽ bình an và thanh thản hơn rất nhiều đấy!

Trang 34

Thế giới ngoài kia chắc hẳn không ít người vì lợi ích của bản thân mà quên điviệc nuôi dưỡng lòng vị tha, nhân hậu Điều đó, thật đáng buồn biết bao Mongrằng tất cả chúng ta sẽ nuôi dưỡng trong trái tim mình một mầm xanh nhân hậu,

vị tha để một mai nảy nở thành những bông hoa làm đẹp cho đời

Thưa cô và các bạn, bài trình bày của em đến đây là kết thúc Mong nhận được

sự góp ý từ cô và các bạn Xin cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe!

Đề 3: Nói và nghe: Trình bày ý kiến của em về lòng yêu nước

Dàn ý

1 Mở đầu:

- Giới thiệu vấn đề đưa ra ý kiến

2 Triển khai:

- Nêu cách hiểu về lòng yêu nước

- Biểu hiện của lòng yêu nước

- Ý nghĩa của lòng yêu nước

- Liên hệ bản thân

3 Kết luận:

- Khẳng định và nâng cao vấn đề đưa ra ý kiến

Bài nói tham khảo

Thưa cô và các bạn, hôm nay em xin trình bày ý kiến của mình về lòng yêunước

Chúng ta đang sống trong một thế giới hoà bình, trên một đất nước đang pháttriển với những con người tài năng, nhiệt thành và giàu lòng yêu nước Lòngyêu nước dù trong bất kì xã hội nào, dù ở bất kì đâu cũng thực sự cần thiết Nó

là bản lề để xây dựng một quốc gia đoàn kết, vững mạnh

Vậy, có bao giờ bạn tự hỏi thế nào là lòng yêu nước? Với mình, lòng yêu nước

là tình cảm yêu thương của con người dành cho đất nước, quê hương

Lòng yêu nước được biểu hiện trên nhiều phương diện Đó có thể là niềm tự hàovới truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc Là ca ngợi, giới thiệu đến bạn bèquốc tế về cảnh đẹp quê hương và con người Việt Nam Lòng yêu nước cònđược thể hiện qua tinh thần nhân ái, lá lành đùm lá rách, cảm thông, sẻ chia vớ inhững người khó khăn, bất hạnh Là tinh thần trách nhiệm, đứng lên bảo vệnước nhà khi Tổ quốc bị xâm lăng Là yêu tiếng nói dân tộc, tự hào về văn hoádân tộc Là không ngừng cố gắng hoàn thiện mình để góp phần xây dựng quêhương, đất nước, Dù ở phương diện nào thì lòng yêu nước cũng thật tự hào vàđáng trân quý biết bao

Chúng ta tự hào nhìn lại lịch sử dân tộc bởi những tấm gương yêu nước như chủtịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ bôn ba khắp năm châu tìm đường cứu nước, lànhững chiến sĩ ra trận với lý tưởng " quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, " Ngày

Trang 35

nay, lòng yêu nước ấy được phát huy cao độ Những thanh niên tình nguyện lênvùng núi dạy học, những người lính canh giữ ngày đêm nơi hải đảo xa xôichẳng ngại khó khăn, những hoạt động chung tay vì môi trường ngày ngày vẫndiễn ra, Tất cả đều là hiện thân cho tấm lòng yêu Tổ quốc mình.

Chính lòng yêu nước trong trái tim mỗi con người là sức mạnh tinh thần to lớn

để đưa đất nước đi lên Là sợi dây vô hình góp phần bảo vệ, dựng xây, phát triểnnước nhà Nếu thiếu đi lòng yêu nước, ai cũng ích kỉ nghĩ cho mình thì liệu ViệtNam ta có được độc lập, liệu ta có còn được sống trong bình yên như hôm nayhay không?

Chúng ta là thế hệ mầm non, tương lai đất nước, hãy gìn giữ và phát huy lòngyêu nước ngày từ hôm nay, từ những hành động nhỏ nhất Bảo vệ môi trường,yêu gia đình quê hương, lối cơm, cố gắng học tập, sống và cống hiến, Tất cảchúng ta hãy chứng minh tinh thần yêu nước của thế hệ trẻ Việt Nam các bạnnhé!

Bài trình bày của mình đến đây là kết thúc, cảm ơn các bạn đã lắng nghe

Đề 4: Nói Và Nghe Trình bày ý kiến của em về vai trò của tình cảm và giáo dục trong gia đình

1 Mở đầu:

- Giới thiệu vấn đề cần bàn luận: vai trò của tình cảm và giáo dục trong gia đình

2 Triển khai:

- Giải thích: Tình cảm gia đình, giáo dục là gì?

- Biểu hiện của tình cảm gia đình

- Nêu ý nghĩa, vai trò của tình cảm và giáo dục trong gia đình

- Phê phán một số người hoặc gia đình thiếu đi tình yêu thương giữa các thành viên với nhau

3 Kết luận:

- Khẳng định, khái quát lại vấn đề

Bài nói tham khảo

Chào cô và các bạn, hôm nay, em xin trình bày những suy nghĩ của bản thân vềvai trò của tình cảm và giáo dục trong gia đình Mời các bạn cùng lắng nghe.Các bạn thân mến! Như các bạn biết thì gia đình chính là nơi chúng ta được sinh

ra, lớn lên và trưởng thành, trở thành một phần quan trọng không thể thiếu đốivới mỗi người Nơi đó, chúng ta được sống gần gũi với những người thân yêu,máu mủ ruột rà của mình Bởi vậy, theo mình tình cảm và giáo dục trong giađình có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống mỗi người chúng ta

Tình cảm gia đình là tình yêu thương, sự quan tâm, sẻ chia mà mỗi người tronggia đình dành cho nhau Bố mẹ quan tâm con cái, ông bà yêu thương, lo lắng

Trang 36

cho con cháu, anh chị em giúp đỡ, bảo ban nhau học hành Con cháu hiếu thảovới ông bà cha mẹ, chăm sóc người thân khi họ ốm đau mệt mỏi, Có thể nóitình cảm gia đình được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau nhưng đềuhướng đến sự thấu hiểu, chia sẻ.

Còn giáo dục chính là quá trình tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm, thói quen,phong tục, kĩ năng thông qua hình thức giảng dạy, nghiên cứu, đào tạo Chính vìvậy, tình cảm và giáo dục của gia đình đóng vai trò quan trọng trong quá trìnhphát triển của mỗi cá nhân

ình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, quý giá mà mỗi người trong chúng tamay mắn có được Nó nuôi dưỡng tâm hồn mỗi chúng ta là liều thuốc tinh thầnquý giá để chúng ta thấy bình yên khi trở về Nhà là nơi ta sẵn sàng trao yêuthương và được yêu thương Chính tình cảm gia đình là sợi dây kết nối mỗithành viên với nhau, tạo nên một gia đình ấm áp và hạnh phúc

Hơn thế, những tình cảm đẹp đẽ ấy góp phần giáo dục mỗi chúng ta về để mỗingười hoàn thiện hơn về nhân cách Gia đình là một trường học thu nhỏ, mà ở

đó, chúng ta được học những bài học về cách đối nhân xử thế, bài học về lòngbiết ơn, sự bao dung, tha thứ; bài học về lòng hiếu thảo và trách nhiệm, Nhữngbảo ban, dạy dỗ từ bà, từ mẹ là bài học đầu đời giúp các con tự uốn nắn, điềuchỉnh chính mình Có thể nói, giáo dục trong gia đình không hề gò bó, khiêncưỡng Những bài học về lẽ sống, về chuẩn mực đạo đức nhẹ nhàng bước vàocuộc đời mỗi người, là hành trang để mọi người trưởng thành và tiến bước.ình cảm và giáo dục trong gia đình còn là bàn đạp giúp mỗi đứa trẻ bước vàothế giới vững vàng và bản lĩnh hơn Song, đáng buồn thay, đâu đây vẫn cònnhững gia đình thiếu đi hơi ấm của tình thương Những ích kỉ, nhỏ nhen vô tìnhgây ra những thương tổn cho chính người thân yêu của họ Đâu đây vẫn cònnhững người mẹ, người cha chửi mắng, đánh đập con cái, những đứa trẻ trởthành nạn nhân của bạo lực gia đình Đâu đây vẫn còn cảnh chồng đánh vợ, concái đánh đập mẹ cha, Đau lòng quá phải không các bạn?

Mình nghĩ rằng, khi chúng ta nhận thức được vai trò của gia đình, của tình cảm

và giáo dục trong gia đình thì mỗi người cần biết trân trọng ngôi nhà của mìnhhơn Hãy sẵn sàng sẻ chia, lắng nghe và thấu hiểu mọi người, nâng niu và vunvén tổ ấm nhỏ Để nơi đó, mỗi khi trở về, chúng ta thấy thật sự thanh thản vàbình yên

Phần trình bày của em đến đây là kết thúc, em cảm ơn cô và các bạn đã lắngnghe!

**********************************************************

Trang 37

Tiết 13,14,15 THƠ BỐN CHỮ, NĂM CHỮ

ÔN TẬP VĂN BẢN: MẸ ( Đỗ Trung Lai)

3 Chiến lược đọc hiểu văn bản thơ bốn chữ, năm chữ

Thơ bốn chữ năm chữ cũng là một thể thơ, do đó cách đọc dạng văn bản nàycũng tương tự như cách đọc của những văn bản thơ khác, tuy nhiên cần chú ýmột số điểm sau

- Để nhận diện thơ bốn chữ, năm chữ người đọc lưu ý số lượng câu chữ trong 1dòng thơ

- Thơ bốn chữ, năm chữ thường sử dụng nhịp nhanh, gấp gáp Nên đánh giá tácdụng nhịp thơ trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả

- Tìm hiểu ý nghĩa của hình ảnh và cấu trúc các hình ảnh trong việc thể hiện bứctranh thế giới trong bài thơ

- Từ các yếu tố hình thức trên tìm hiểu tâm trạng cảm xúc của tác giả trong bàithơ Qua đó, lí giải, đánh giá và liên hệ với những kinh nghiệm sống thực tiễncủa bản thân

Trang 38

B Bài thơ gieo vần hỗn hợp

C Các câu thơ ngắt nhịp 2/2 hoặc 1/3

D Bài thơ chỉ sử dụng phương thức biểu cảm

Câu 2: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

A Từ đồng âm

B Từ đồng nghĩa

C Từ nhiều nghĩa

D Từ trái nghĩa

Câu 5: Khổ thơ thứ 2 sử dụng các biện pháp tu từ nào?

A Điệp cấu trúc, nhân hóa, nói quá

B Điệp cấu trúc, tương phản, ẩn dụ

C Nhân hóa, tương phản, nói quá

D Nói quá, tương phản, ẩn dụ

Câu 6: Khổ thơ thứ ba và thứ tư cho thấy điều gì ở người mẹ?

A Mẹ ngày càng già yếu

B Mẹ ngày càng vất vả

C Mẹ ngày càng khó tính

D Mẹ ngày càng khỏe hơn

Câu 7 Khổ thơ thứ tư chủ yếu bộc lộ tình cảm cảm xúc gì của người?

A Nhớ mẹ

B Thương mẹ

C Lo lắng cho mẹ

D Yêu mẹ

Trang 39

Câu 8 Câu hỏi: Sao mẹ đã già? không cho thấy điều gì ở nhân vật trữ tình?

A Hoảng hốt khi nhận ra mẹ đã già

B Lo lắng thương xót khi thấy mẹ già yếu

C Không muốn mẹ già đi

D Trách thời gian đã làm cho mẹ già nua

Câu 9 Hai dòng thơ:

Không một lời đáp Mây bay về xa.

Có thể gợi lên những cách hiểu nào?

1 Việc của con người già đi là quy luật của cuộc sống.

2 Thời gian chảy trôi, con người cũng thay đổi theo thời gian.

3 Câu hỏi của nhà thơ sẽ không bao giờ có câu trả lời.

4 Nhà thơ dù buồn bã thương xót mẹ, nhưng vẫn phải chấp nhận quy luật của tự nhiên.

5 Đám mây tượng trưng cho người mẹ sẽ bay về một nơi xa.

A 1-2-3 B 2-3-4 C 1-2-4 D 2-4-5

Câu 10: Hãy cho biết những thông tin sau về bài thơ là đúng (Đ) hay sai (S) đánh dấu X vào cột tương ứng

1 Bài thơ được làm theo thể thơ bốn chữ

2 Bài thơ viết về đề tài tình mẫu tử

3 Tình cảm chủ đạo của tác giả trong bài thơ là lòng biết

ơn mẹ

4 Ngôn ngữ của bài thơ cô đạo hàm xúc

5 Tác giả muốn mẹ sẽ bất tử với thời gian

6 Bài thơ khơi gợi ở chúng ta tình yêu thương và mong

muốn được ở mãi bên mẹ

B Tự luận:

Câu 1: Nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ mà

em cho là đặc sắc nhất? Lý giải vì sao em lại chọn biện pháp đó?

Câu 2: Hình ảnh nào về người mẹ trong bài thơ khiến em xúc động nhất Vìsao?

Câu 3: Em đồng cảm với người con trong bài thơ ở điều gì? Vì sao?

Câu 4: Sau khi đọc và tìm hiểu về bài thơ, em muốn nói điều gì với mẹ củamình, hãy ghi lại những điều em muốn nói bằng một đoạn văn (từ 5 đến 7dòng) có sử dụng một biện pháp nghệ thuật đã học

Trang 40

- Trong bài thơ Mẹ tác giả đã sử dụng các biện pháp: tương phản ở hai khổ

thơ đầu; so sánh khổ thứ tư; câu hỏi tu từ khổ cuối

- Học sinh chọn và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ mà mình cho là đặcsắc nhất trong bài thơ và lý giải vì sao mình lại chọn biện pháp đó

Câu 2: Học sinh có thể chọn hình ảnh mẹ với tấm lưng còng, mái đầu bạctrắng ở khổ thứ nhất; hình ảnh mẹ ngày càng già nua ở hồ thứ 2 và khổ thứ

3; hình ảnh mẹ Như miếng cau khô ở khổ thứ tư Sau đó cần lý giải vì sao

- Yêu cầu: sử dụng biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, hoán dụ ), câu hỏi tu từ

ĐỀ 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Đọc phần văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

[ ] Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ có bóng ông đồ mà

cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay Thể thơ năm chữ vốn có sức biểu hiện những câu chuyện dâu bể, hoài niệm, đã tỏ ra rất đắc địa, nhịp điệu khơi gợi một nỗi buồn nhẹ mà thấm Màu mưa bụi khép lại đoạn thơ thật ảm đạm, lạnh, buồn, vắng Như vậy cũng chỉ với tám câu, bốn mươi chữ, đủ nói hết những bước chót của một thời tàn Sự đối chiếu chi tiết ở đoạn này và đoạn trên: mực với mực, giấy với giấy, người với người, càng cho ta cái ấn tượng thảng thốt xót xa của sự biến thiên [ ]

Ngày đăng: 22/07/2024, 16:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w