1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chủ đề Những vấn Đề mang tính thể chế trong thúc Đẫy bình Đẳng giới Ở việt nam

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những vấn đề mang tính thể chế trong thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam
Thể loại Bài làm
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 137,5 KB

Nội dung

Chủ đề bài thu hoạch: Những vấn đề mang tính thể chế trong thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam. BÀI LÀM I. Phần Mở đầu: Bình đẳng giới ở Việt Nam là một trong những biểu hiện cơ bản của trình độ phát triển xã hội, là cơ sở quan trọng để phát huy năng lực và sự đóng góp của nam giới và nữ giới cho sự phát triển của nhân loại; bình đẳng giữa nam giới và nữ giới là những điều kiện quan trọng để cả nam và nữ cùng thụ hưởng cuộc sống hạnh phúc, vui vẻ và thành đạt. Điều đó cho thấy rằng bình đẳng giới đang dần được quan tâm và trở thành vấn đề quan trọng để thực hiện mục tiêu giải phóng và phát triển con người của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định giải phóng phụ nữ và sự tiến bộ của phụ nữ có ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài tới sự phát triển của đất nước. Từ Hiến pháp 1946 và đến Hiến Pháp năm 2013 tại khoản 1, điều 26 là “công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt, Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới” và được cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp luật khác như: Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Phòng Chống bạo lực gia đình, Bộ Luật Lao động. Bên cạnh đó, Đảng đã ban hành nhiều chính sách, Nghị quyết, Chỉ thị về phụ nữ nhằm thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào các lĩnh vực lao động, xã hội và chính trị nhằm phát huy vai trò và sự đóng góp của phụ nữ vào quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Hiểu được vài trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam là một trong những thành viên đầu tiên tham gia Công ước xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (Công ước CEDAW) – văn bản luật quốc tế được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.

Trang 1

Chủ đề bài thu hoạch: Những vấn đề mang tính thể chế trong thúc đẫy

bình đẳng giới ở Việt Nam.

BÀI LÀM

I Phần Mở đầu:

Bình đẳng giới ở Việt Nam là một trong những biểu hiện cơ bản của trình độ phát triển xã hội, là cơ sở quan trọng để phát huy năng lực và sự đóng góp của nam giới và nữ giới cho sự phát triển của nhân loại; bình đẳng giữa nam giới và nữ giới

là những điều kiện quan trọng để cả nam và nữ cùng thụ hưởng cuộc sống hạnh phúc, vui vẻ và thành đạt Điều đó cho thấy rằng bình đẳng giới đang dần được quan tâm và trở thành vấn đề quan trọng để thực hiện mục tiêu giải phóng và phát triển con người của mỗi quốc gia Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định giải phóng phụ nữ và sự tiến bộ của phụ nữ có ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài tới sự phát triển của đất nước Từ Hiến pháp 1946 và đến Hiến Pháp năm 2013 tại khoản

1, điều 26 là “công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt, Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới” và được cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp luật khác như: Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Phòng Chống bạo lực gia đình, Bộ Luật Lao động Bên cạnh đó, Đảng đã ban hành nhiều chính sách, Nghị quyết, Chỉ thị về phụ nữ nhằm thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào các lĩnh vực lao động, xã hội và chính trị nhằm phát huy vai trò và sự đóng góp của phụ nữ vào quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc Hiểu được vài trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam là một trong những thành viên đầu tiên tham gia Công ước xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (Công ước CEDAW) – văn bản luật quốc tế được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc

II Nội dung, lý luận bình đẳng giới ở Việt Nam.

1 Khái niệm về bình đẳng giới:

Luật Bình đẳng giới (năm 2006) quy định: Bình đẳng giới là việc nam, nữ có

vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình

Trang 2

cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó Nữ giới và nam giới đều có vị trí như nhau trong xã hội, bình đẳng về quyền cơ bản và về cơ hội phát triển chứ không phụ thuộc vào giới tính, được đóng góp cho quá trình phát triển xã hội cũng như thụ hưởng như nhau những thành tựu của quốc gia trên mọi lĩnh vực Nghĩa là những ứng xử, những khát vọng

và những nhu cầu khác nhau của phụ nữ và nam giới đều được cân nhắc, đánh giá

và ủng hộ như nhau Bình đẳng giới không có nghĩa nữ giới và nam giới trở thành như nhau, nhưng các quyền, trách nhiệm và các cơ hội của mỗi người không phụ thuộc họ sinh ra là nam giới hay nữ giới Bình đẳng giới bao hàm bình đẳng về quyền, bình đẳng về cơ hội tiếp cận và kiểm soát nguồn lực, bình đẳng về thụ hưởng những thành quả và lợi ích, bình đẳng giới không đơn thuần là nam giới làm việc gì thì nữ giới cũng phải làm như nam giới và ngược lại Bình đẳng giới luôn xét đến khía cạnh khác biệt về mặt sinh học giữa nam và nữ, tôn trọng sự khác biệt này chính là tạo cơ hội, điều kiện thực hiện bình đẳng giới

2 Thực trạng công tác bình đẳng giới tại huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011 – 2020

Trong những năm qua, các cấp uỷ Đảng, chính quyền luôn quan tâm tới việc thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới và ngày càng có những bước chuyển mới Cấp uỷ, chính quyền đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể và UBND các xã, thị trấn trong huyện đã triển khai thực hiện một cách nghiêm túc và có hiệu quả, tạo điều kiện cho cả nam và nữ phát huy quyền làm chủ và bình đẳng trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội và trong gia đình, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của huyện Các hoạt động thực hiện công tác bình đẳng giới bước đầu thu được những kết quả đáng khích lệ, công tác bình đẳng giới ngày càng có những bước chuyển mới và đạt được những kết quả như sau:

Thứ Nhất: T ng căng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh ường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnhng s tham gia c a ph n v o các v trí qu n lý, lãnhự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh ủa phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh ụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh ữ vào các vị trí quản lý, lãnh ào các vị trí quản lý, lãnh ị trí quản lý, lãnh ản lý, lãnh

o, nh m t ng b c gi m d n kho ng cách gi i trong l nh v c chính tr :

đ ừng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị: ước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị: ản lý, lãnh ần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị: ản lý, lãnh ớc giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị: ĩnh vực chính trị: ự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh ị trí quản lý, lãnh

Trang 3

- Giai đoạn 2011 - 2015: Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ

đã bước đầu được các cấp, ngành quan tâm thực hiện như: đào tạo, sắp xếp, quy hoạch bố trí Trưởng, Phó ban, ngành, đoàn thể cấp huyện từ đầu nhiệm kỳ đến nay

là 58 đồng chí Ban chấp hành Đảng bộ huyện có 6/41 đồng chí đạt 14,64%; cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp trưởng, phó phòng 19 nữ đạt 18,7%; Cấp ủy viên tổ chức cơ

sở Đảng cấp huyện là 24 đồng chí đạt 32% ; Ban Chấp hành Đảng bộ xã, thị trấn

55/342 đ/c (chiếm 16,08%,);

- Giai đoạn 2016 - 2020: Ban chấp hành Đảng bộ huyện có 8/40 đồng chí đạt 20%; cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp trưởng, phó phòng 18 nữ đạt 44%; Ban Chấp

hành Đảng bộ xã, thị trấn 23/99 đ/c (chiếm 24,02%)

Thứ Hai: Giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động việc làm;

tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động

- Giai đoạn 2011-2015: Toàn huyện giải quyết việc làm cho 2.526 lao động, trong đó nữ là 1.214 chị tỷ lệ lao động 48,06 % Thực hiện Chương trình Quỹ quốc gia giải quyết việc làm và vay vốn tín dụng ưu đãi cho người nghèo ở vùng nghèo,

xã nghèo, dân tộc thiểu số có nhu cầu được vay vốn ưu đãi từ NHCSXH cho hộ nghèo, cận nghèo và các nguồn vốn tín dụng khác chiếm đến 71,98% là nữ làm chủ

hộ để phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống Mô hình giúp hộ nghèo có phụ nữ làm chủ hộ được tập trung giúp đỡ, số chị em nữ học nghề ngày càng tăng, đã có 607/1.264 chị em chiếm 48,18%

- Giai đoạn 2016 - 2020: Toàn huyện giải quyết việc làm cho 2800 lao động, trong đó nữ là 978 chị tỷ lệ 34,92 % Thực hiện Chương trình Quỹ quốc gia giải quyết việc làm và vay vốn tín dụng ưu đãi cho người nghèo ở vùng nghèo, xã nghèo, dân tộc thiểu số có nhu cầu được vay vốn ưu đãi từ NHCSXH cho hộ nghèo, cận nghèo và các nguồn vốn tín dụng khác chiếm đến 71,98% là nữ làm chủ hộ để phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống

Trang 4

Mô hình giúp hộ nghèo có phụ nữ làm chủ hộ được tập trung giúp đỡ, số chị em nữ học nghề ngày càng tăng, đã có 978/1.127 chị tham gia học nghề chị chiếm 86,77%

Thứ Ba: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, từng bước bảo đảm sự tham

gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

- Giai đoạn 2011 - 2015: Công tác bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục- đào tạo, hiện tỷ lệ biết chữ cả nam và nữ trong độ tuổi từ 15 đến 40 ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn (đạt 97,72%), số học sinh nhập học không có sự khác biệt nhiều về nhận thức giữa bé trai và bé gái đặc biệt là trong các cấp học giáo dục cơ bản (Tiểu học, THCS và THPT) Tổng số người mù chữ trong

độ tuổi từ 15 - 35 chiếm 2,66%; trong độ tuổi từ 36 - 60 chiếm 2,27%

- Giai đoạn 2016- 2020: Công tác bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục ,đào tạo, hiện tỷ lệ biết chữ cả nam và nữ trong độ tuổi từ 15 đến 40 ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn (đạt 98%) Tổng số người mù chữ trong độ tuổi từ 15 - 35 chiếm 2%; trong độ tuổi từ 36 - 60 chiếm 2,27%

Thứ tư: Bảo đảm bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm

sóc sức khỏe: Các hoạt động cải thiện và nâng cao sức khỏe cho phụ nữ được tiếp tục duy trì Công tác CSSK nhân dân, sức khỏe bà mẹ - trẻ em, Dân số -KHHGĐ, được tổ chức thực hiện thường xuyên, đồng bộ và hiệu quả, các tỷ lệ phụ nữ có thai được khám 3 lần đạt tỷ lệ cao, khống chế tỷ lệ tử vong các bà mẹ có liên quan đến thai sản, tỷ lệ phụ nữ sinh con tại cơ sở y tế chiếm 100%, tỷ lệ trạm y tế có Bác sĩ và

nữ hộ sinh đạt 100%

- Đội ngũ nữ y-bác sĩ qua đào tạo ngày càng tăng lên về số lượng, vững về chuyên môn, nhiệt tình phục vụ bệnh nhân, tăng cường các hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân

Thứ năm: Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới: Cấp huyện

Ban vì sự tiến bộ phụ nữ tham gia tập huấn do tỉnh mở 24/24 đ/c được tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho là thành viên của ban VSTBPN

Trang 5

Trong 10 năm Ban VSTB phụ nữ huyện đã đưa 250 lượt chị em đoàn Cán bộ là thành viên Ban VSTBPN đi dự hội thảo học tập kinh nghiệm Mô hình CLB phụ nữ nói không với bạo lực gia đình và CLB giải quyết việc làm, dạy nghề cho chị em phụ nữ nghèo lao động nông thôn tại Hà Tiên và Phú Quốc với tổng kinh phí trên

250 triệu đồng, kinh phí hỗ trợ của UBND huyện và kinh phí của Ban

3 Những hạn chế rút ra từ công tác thực hiện bình đẳng giới tại huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011 – 2020.

Tỷ lệ cán bộ nữ chủ chốt và tỷ lệ nữ là đại biểu HĐND ở huyện giảm, cụ thể:

tỷ lệ nữ là bí thư không có, tỷ lệ nữ là chủ tịch (cấp xã Thị trấn 1/9 chiếm 11,11%), Phó Chủ tịch UBND (cấp xã, thị trấn 2/9 chiếm 22,2%); điều này cho thấy ở cơ sở, vùng sâu vùng xa, phụ nữ ít có điều kiện tham gia các hoạt động quản lý nhà nước;

đa số lãnh đạo nữ đều giữ các vị trí cấp phó, tỷ lệ phụ nữ giữ các vị trí cấp trưởng còn ít, thể hiện tính không đồng đều giữa giới trong lĩnh vực, chưa tương xứng với lực lượng nữ trong xã hội, nhận thức về cán bộ nữ và bình đẳng giới ở một số cán

bộ, công chức, viên chức còn hạn chế, việc đánh giá cán bộ nữ còn khắt khe;

Thiếu những chính sách và biện pháp cụ thể trong việc đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, bổ nhiệm, quy hoạch cán bộ nữ Bản thân một số cán bộ nữ còn có tư tưởng

an phận; chưa tự khắc phục khó khăn, hạn chế như: con nhỏ, phụ thuộc gia đình, chưa dành thời gian tham gia công tác xã hội;

Việc phân bố cơ cấu nam, nữ trong các ngành nghề chưa cân bằng, nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn ở những nhóm việc như công chức, viên chức, lãnh đạo, chuyên môn Phụ nữ thường chiếm tỷ lệ cao ở một số nhóm nghề khác như nông nghiệp, buôn bán nhỏ, nhân viên văn phòng…,

Việc thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo cũng có những hạn chế như: Việc tiếp cận với giáo dục của trẻ em gái và phụ nữ dân tộc thiểu số ở các vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn và trở ngại hơn so với các em trai và nam giới Số trẻ em gái đến trường ở các xã, thị trấn còn thấp Nguyên nhân chủ yếu do các em phải lao động giúp đỡ gia đình và ở một số nơi vẫn còn có tập quán lấy

Trang 6

chồng sớm Vì vậy, khoảng cách giới còn tồn tại về cơ hội đi học ở những nơi có đồng bào dân tộc thiểu số và những xã vùng sâu đặc biệt khó khăn Khoảng cách bất bình đẳng giới giữa nam và nữ đang dãn rộng hơn ở các bậc đại học; càng ở trình độ học vấn cao thì mức độ bất bình đẳng giới lại càng lớn Điều này được phản ánh ở

tỷ lệ nữ đại học 36/470 chiếm 7,65 % trong tổng số cán bộ có trình độ Đại học Số cán bộ nữ trong quy hoạch được cử tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước, đào tạo đại học giai

đoạn 2016 - 2020 là 36/74 nữ đồng chí (chiếm 48,64.%) Điều này cũng ảnh hưởng

lớn tới khả năng phát triển và đóng góp của phụ nữ vào công cuộc phát triển kinh tế

- xã hội, nhất là việc vươn lên trở thành những người đứng đầu trong bộ máy quản

lý của địa phương

T nh ng h n ch nhìn nh n góc ừ những hạn chế nhìn nhận góc độ tại địa phương cho thấy những ững hạn chế nhìn nhận góc độ tại địa phương cho thấy những ạn chế nhìn nhận góc độ tại địa phương cho thấy những ế nhìn nhận góc độ tại địa phương cho thấy những ận góc độ tại địa phương cho thấy những độ tại địa phương cho thấy những ạn chế nhìn nhận góc độ tại địa phương cho thấy những địa phương cho thấy những t i a ph ương cho thấy những ng cho th y nh ng ấy những ững hạn chế nhìn nhận góc độ tại địa phương cho thấy những thách th c mang tính th ch trong thúc ức mang tính thể chế trong thúc đẩy bình đẳng giới ở ể chế trong thúc đẩy bình đẳng giới ở ế nhìn nhận góc độ tại địa phương cho thấy những đẩy bình đẳng giới ở y bình đẳng giới ở ng gi i ới ở ở Việt Nam cho thấy có 5 điểm bất cập:

Thứ nhất: Điểm bất cập trong thể chế hoá chính sách Có một thực tế đáng

quan tâm là vẫn luôn tồn tại khoảng cách khá lớn giữa nội dung các chủ trương, chính sách và kết quả thực thi trong thực tế Mặc dù, bộ máy hoạt động vì mục tiêu bình đẳng giới của nước ta được đánh giá là tương đối đầy đủ nhưng trong thực tế ở nhiều cấp, nhiều địa phương, nhiều đơn vị, hoạt động của các tổ chức này vẫn còn khá hạn chế Hơn nữa, còn tồn tại sự không rõ ràng, thậm chí chồng chéo trong phân định trách nhiệm giữa các cơ quan, đơn vị hoạt động vì bình đẳng giới Sự chia sẻ thông tin, hỗ trợ lẫn nhau giữa các cơ quan, đơn vị hoạt động vì bình đẳng giới còn chưa phổ biến và chưa mang lại hiệu quả cao Luật Bình đẳng giới (2006) là một trong những khung pháp lý quan trọng đảm bảo quyền được ứng cử và bầu cử của phụ nữ Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2010-2020 và Nghị quyết 11NQ/TW là những chương trình, chủ trương thúc đẩy bình đẳng giới Tại Đại hội XII, Đảng ta đã nhấn mạnh: phải “tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia vào cấp ủy và bộ máy quản lý nhà nước” Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng vẫn

Trang 7

tiếp tục chỉ rõ tình trạng: “Bình đẳng giới, bảo vệ phụ nữ và trẻ em có nơi còn nhiều bất cập, hình thức xử phạt chưa đủ sức răn đe; chưa quan tâm đúng mức đến các đối tượng yếu thế trong xã hội”

Thứ hai: Chất lượng một số chính sách và tác động không mong muốn của một

số chính sách “bảo vệ Phụ nữ” Thực tế cho thấy hiện nay có một số chính sách được tạo ra để “bảo vệ nữ giới” không còn phù họp trong thời kỳ mới, gây ra những tác động không mong muốn, mâu thuẫn với sự vận hành của cơ chế thị trường

Ví dụ, chính sách quy định tuổi nghỉ hưu của nam giới là 60, nữ giới là 55 đã hạn chế rất nhiều cơ hội được lao động và cống hiến của nữ giới trong vài thập kỷ gần đây Mặc dù, Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18-11-2020 của Chính phủ

đã điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu lên 62 đối với nam và 60 đối với nữ, thực hiện theo

lộ trình bắt đầu từ năm 2021, nhưng vẫn còn những sự phân biệt đối xử giới chưa được giải quyết triệt để Các quy định yêu cầu cơ quan, doanh nghiệp sử dụng lao động thực hiện ưu đãi lao động nữ và đảm bảo một số điều kiện đặc biệt như nghĩ thai sản, chăm sóc trẻ em cũng là những yếu tố rào cản đáng kể khiến các doanh nghiệp “ngại”, không muốn tuyển dụng lao động nữ vào làm việc

Thứ ba: Khoảng cách giữa mục tiêu và kết quả đạt được Đánh giá lại công tác

quy hoạch, bổ nhiệm dưới góc độ bình đẳng giới Đảng ta chỉ rõ, công tác quy hoạch ở một số nơi còn khép kín, chưa bảo đảm sự liên thông, gắn kết Tỷ lệ cán bộ lãnh đạo và cấp ủy là người dân tộc thiểu số, cán bộ nữ, cán bộ trẻ, việc luân chuyển

bố trí một số chức danh cán bộ lãnh đạo không là người địa phương thực hiện chưa đạt yêu cầu Điều này được thể hiện qua tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy Đảng ở cấp Trung ương chỉ đạt 13,7%; cấp tỉnh là 12,6%, cấp huyện là 15,5% và cấp xã là 20,8% ; tỷ

lệ nữ tham gia Hội đồng nhân dân các cấp (cấp tỉnh là 26,6% và cấp huyện là 27,5% tại nhiệm kỳ 2016-2021) và Quốc hội là 26,8% (nhiệm kỳ 2016-2021); Tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo chủ chốt các cơ quan Bộ, ngang Bộ chỉ dao động dưới 50% Tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các ban hoạt động của Quốc hội cũng chiếm tỷ lệ rất thấp Như

Trang 8

vậy, đối chiếu với mục tiêu của Nghị quyết 11-NQ/TW và Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới vẫn còn một khoảng cách khá lớn

Bên cạnh đó, bằng chứng cũng cho thấy rằng, trên thực tế sự tham gia của phụ

nữ trong lĩnh vực này, đặc biệt phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý ở các cấp còn rất hạn chế, vẫn còn có sự khác biệt giữa nam và nữ khi đề cập đến việc hỗ trợ phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị Việc xem xét, cất nhắc phụ nữ vào

vị trí lãnh đạo vẫn khó khăn hơn so với nam giới, vì nam giới, phần lớn là thủ trưởng đơn vị, nắm các quyết định về thăng tiến, bổ nhiệm Ngoài ra, hiệu ứng “nam trưởng, nữ phó” vẫn còn hiện hữu trong hệ thống chính trị các cấp Ngoài ra khoảng cách giới trong đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ cán bộ công chức còn khá lớn Từ thực tế ở một số địa phương cho thấy tỷ lệ nữ được đào tạo lý luận chính trị càng ở bậc đào tạo lý luận chính trị càng cao thì tỷ lệ nữ được đào tạo càng thấp Về đào tạo, bồi dưỡng quản lý nhà nước, tỷ lệ cán bộ công chức nữ qua đào tạo bồi dưỡng

về quản lý nhà nước ở ngạch càng cao thì tỷ lệ này càng ít; cấp càng thấp thì cơ hội đào tạo, bồi dưỡng càng thấp; Ở vùng có đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng

xa, tỷ lệ cán bộ công chức nữ được qua đào tạo bồi dưỡng lại càng thấp, các cấp lãnh đạo thường ưu tiên chọn nam giới quy hoạch, đào tạo, còn phụ nữ ít và rất ít có

cơ hội đào tạo chuyên môn Có tình trạng một phần là do tuổi được coi là một tiêu chí quan trọng trong công tác đào tạo vì một cán bộ càng gần tuổi nghỉ hưu thì mong muốn bồi dưỡng cán bộ của cơ sở đào tạo cũng như đơn vị công tác càng ít Khi tuổi hưu không công bằng thì điều kiện tuổi tham gia tập huấn, đào tạo cũng không công bằng Nam giới sẽ dễ được chọn tham gia bồi dưỡng hơn do tính chi phí hiệu quả cao hơn vì họ có thời gian làm việc tiềm năng dài hơn Như vậy, cơ hội đào tạo, bồi dưỡng giữa phụ nữ và nam giới có sự khác nhau

Từ thực tiễn nêu trên, những vấn đề đặt ra từ thực hiện thể chế trong thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam: Nhiều văn bản tuy có quy định về bình đẳng giới

nhưng chỉ lặp lại quy định chung (mang tính chất khung) của Hiến pháp năm 2013, chưa cụ thể hóa trong văn bản chuyên ngành Các quy định liên quan đến phụ nữ và

Trang 9

bình đẳng giới trong các văn bản pháp luật là những quy định chung chung về các quyền của công dân, còn nặng về định hướng, thiếu tính cụ thể, thiếu các biện pháp,

cơ chế thực thi để đảm bảo bình đẳng giới trên thực tế Một số biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được nêu trong Luật Bình đẳng giới năm 2006 vẫn chưa được cụ thể hóa trong chính sách và pháp luật hiện hành Một số luật và chính sách liên quan đến công tác cán bộ chưa nhạy cảm giới, đang gây ra những khó khăn, bất lợi cho

nữ giới trong tiếp cận các cơ hội lãnh đạo, quản lý (ví dụ một số điều khoản liên quan đến quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm cán bộ ) Việc chậm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật đã ảnh hưởng tới hiệu lực, hiệu quả thực thi Luật Bình đẳng giới ban hành năm 2006 với rất nhiều quy định đảm bảo thực hiện quyền bình đẳng giữa các giới, song phải đến năm 2009, Chính phủ mới ban hành Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19-5-2009 của Chính phủ quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới Đặc biệt, một số quy định trong Nghị định số 48/2009/NĐ-CP cho đến nay vẫn chưa được thực hiện do chưa có các thông tư, văn bản hướng dẫn, như quy định: “nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ” Hay khoản 3, Điều 37 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 1-9-2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức đã lồng ghép quy định riêng đối với nữ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số: “Cán bộ, công chức, viên chức là nữ, là người dân tộc thiểu số, ngoài những quyền lợi được hưởng theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới và công tác dân tộc”; tuy nhiên, cho đến nay, các địa phương vẫn đang lúng túng trong khâu triển khai vì chưa có đủ văn bản hướng dẫn thi hành Hệ thống pháp luật hiện hành nhìn chung còn thiếu quy định chế tài xử

lý các hành vi vi phạm về bình đẳng giới, một số văn bản tuy có quy định nhưng chưa đủ mạnh để ngăn chặn, xử lý các vi phạm pháp luật về bình đẳng giới Điều này đã được Đảng ta chỉ rõ: “Bình đẳng giới, bảo vệ phụ nữ và trẻ em có nơi còn nhiều bất cập, hình thức xử phạt chưa đủ sức răn đe; chưa quan tâm đúng mức đến các đối tượng yếu thế trong xã hội” Ví dụ, hiện nay chưa có quy định rõ ràng về

Trang 10

hành vi quấy rối tình dục và các chế tài đi kèm trong các văn bản quy phạm pháp luật, dẫn tới quyền bảo vệ nhân phẩm, danh dự, thân thể của các giới còn bị xâm phạm ghép giới nhưng nội dung lồng ghép giới trong các dự thảo chưa được quan tâm thỏa đáng; quá trình soạn thảo chưa thực sự tuân thủ nghiêm về quy trình, thủ tục phân tích giới, lồng ghép giới một cách sâu sắc; nội dung báo cáo đánh giá còn hình thức, sơ sài dẫn đến một số chính sách lớn chưa được làm rõ trước và trong khi soạn thảo; chất lượng văn bản còn hạn chế Hệ thống chính trị ở Việt Nam chưa toàn diện vì hiện nay nước ta chưa có các chỉ tiêu về tỷ lệ nữ giới làm lãnh đạo trong các cơ quan của Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội và chưa có chỉ tiêu lãnh đạo

nữ cấp vụ và tương đương, cấp phòng và tương đương trong bộ máy chính quyền nhà nước, các cơ quan của Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp Việt Nam cũng chưa có quy định về tỷ lệ nữ giới trong các khâu của quy trình công tác cán bộ

từ tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển cán bộ để đảm bảo đạt được tỷ lệ cán bộ nữ

ở khâu bổ nhiệm cán bộ Hệ thống chỉ tiêu bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị chưa mang tính toàn diện dẫn đến tình trạng khó giám sát việc thực hiện bình đẳng giới trong các khâu của quá trình cán bộ trong bộ máy hành chính nhà nước, các cơ quan của Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội hệ thong chỉ tiêu về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị ở Việt Nam còn chưa thống nhất các văn bản quy định hệ thống chỉ tiêu đôi khi còn dùng những cụm từ mềm, không mang tính bắt buộc Quy định khác nhau 5 năm về độ tuổi nghỉ hưu giữa nam giới và nữ giới Quy định về độ tuổi chênh lệch 5 năm giữa nam và nữ trong các văn bản hướng dẫn quy định quy hoạch cán bộ là một khó khăn cho nữ giới, đặc biệt là đối với cán bộ nữ có mong muốn được quy hoạch vào các vị trí lãnh đạo, quản lý cao hơn khi thâm niên công tác của họ cao hơn Quy định về thời gian đi luân chuyển, đi thực tế dài hạn và biệt phái cán bộ là giống nhau đối với cả cán bộ nam và cán bộ nữ Tuy nhiên, vai trò giới trong gia đình giữa nam và nữ là khác nhau Vì vậy, việc quy định luân chuyển, biệt phái cán bộ giống nhau giữa nam và nữ đang hạn chế điều kiện, cơ hội được tiếp cận và hoàn thành nhiệm vụ luân chuyển, biệt phái cán bộ đối với nữ giới Kết quả là, tỷ lệ luân chuyển, đi biệt phái và thực té dài hạn của công chức nữ ở cấp

Ngày đăng: 22/07/2024, 15:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w