1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chủ đề thu hoạch môn CNXHKH Đồng Chí Hãy Rút Ra Điểm Giống Nhau Của Các Mô Hình Và Trào Lưu Xã Hội Chủ Nghĩa Trên Thế Giới Hiện Nay. Ý Nghĩa Của Việc Nghiên Cứu Vấn Đề Này

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đồng Chí Hãy Rút Ra Điểm Giống Nhau Của Các Mô Hình Và Trào Lưu Xã Hội Chủ Nghĩa Trên Thế Giới Hiện Nay. Ý Nghĩa Của Việc Nghiên Cứu Vấn Đề Này
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Chủ Nghĩa Xã Hội
Thể loại bài làm
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 63,31 KB

Nội dung

Chủ đề thu hoạch môn CNXHKH: “Đồng chí hãy rút ra điểm giống nhau của các mô hình và trào lưu xã hội chủ nghĩa trên thế giới hiện nay. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này.” BÀI LÀM A. MỞ ĐẦU Lý luận về chủ nghĩa xã hội do C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin sáng lập, phát triển trên cơ sở nghiên cứu, tổng kết thực tiễn sinh động xã hội tư bản chủ nghĩa thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX trở thành cơ sở khoa học và phương pháp luận cho giai cấp công nhân, các Đảng Cộng sản trên thế giới vận dụng, bổ sung, phát triển vào điều kiện thực tiễn để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Lý luận về chủ nghĩa xã hội là hệ thống các quan điểm, tư tưởng, lý thuyết, phản ánh vai trò lịch sử của giai cấp công nhân, khát vọng của nhân dân lao động về một xã hội phát triển dựa trên cơ sở của chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu từng bước được xác lập; trong xã hội đó, con người được tự do, sống hòa bình và hữu ái giữa các cộng đồng, không còn áp bức, bóc lột, bất công. Từ sau sự đổ vỡ của mô hình xã hội chủ nghĩa Xô viết ở Đông Âu và Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa còn lại vẫn kiên định mục tiêu chủ nghĩa xã hội trên cơ sở nằm vững và vận dụng sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin nhằm nỗ lực cải cách, đổi mới để tìm kiếm những mô hình phát triển năng động, sáng tạo hơn và phù hợp với điều kiện của nước mình để có thể xây dựng thành công chủ nghĩa, xã hội, tiêu biểu là các nước: Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cuba, và một số trào lưu xã chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một đề tài lý luận và thực tiễn rất cơ bản, quan trọng, nội dung rất rộng lớn, phong phú và phức tạp, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu rất công phu, nghiêm túc, tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, khoa học. Mục tiêu của bài thu hoạch này là phân tích các mô hình chủ nghĩa xã hội trên thế giới, đưa ra những điểm giống nhau của các mô hình và trào lưu xã hội chủ nghĩa trên thế giới hiện nay. Liên hệ thực tiễn về thực hiện hóa mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Trang 1

Chủ đề thu hoạch môn CNXHKH: “Đồng chí hãy rút ra điểm giống nhau của các mô hình và trào lưu xã hội chủ nghĩa trên thế giới hiện nay

Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này.”

BÀI LÀM

A MỞ ĐẦU

Lý luận về chủ nghĩa xã hội do C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin sáng lập, phát triểntrên cơ sở nghiên cứu, tổng kết thực tiễn sinh động xã hội tư bản chủ nghĩa thế kỷ XIX vàđầu thế kỷ XX trở thành cơ sở khoa học và phương pháp luận cho giai cấp công nhân, cácĐảng Cộng sản trên thế giới vận dụng, bổ sung, phát triển vào điều kiện thực tiễn để xâydựng chủ nghĩa xã hội Lý luận về chủ nghĩa xã hội là hệ thống các quan điểm, tư tưởng,

lý thuyết, phản ánh vai trò lịch sử của giai cấp công nhân, khát vọng của nhân dân laođộng về một xã hội phát triển dựa trên cơ sở của chế độ công hữu về các tư liệu sản xuấtchủ yếu từng bước được xác lập; trong xã hội đó, con người được tự do, sống hòa bình vàhữu ái giữa các cộng đồng, không còn áp bức, bóc lột, bất công Từ sau sự đổ vỡ của môhình xã hội chủ nghĩa Xô viết ở Đông Âu và Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa còn lạivẫn kiên định mục tiêu chủ nghĩa xã hội trên cơ sở nằm vững và vận dụng sáng tạo lýluận của chủ nghĩa Mác-Lênin nhằm nỗ lực cải cách, đổi mới để tìm kiếm những mô hìnhphát triển năng động, sáng tạo hơn và phù hợp với điều kiện của nước mình để có thể xâydựng thành công chủ nghĩa, xã hội, tiêu biểu là các nước: Trung Quốc, Việt Nam, Lào,Cuba, và một số trào lưu xã chủ nghĩa

Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một đề tài lýluận và thực tiễn rất cơ bản, quan trọng, nội dung rất rộng lớn, phong phú và phức tạp, cónhiều cách tiếp cận khác nhau, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu rất công phu, nghiêm túc,tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, khoa học

Mục tiêu của bài thu hoạch này là phân tích các mô hình chủ nghĩa xã hội trên thếgiới, đưa ra những điểm giống nhau của các mô hình và trào lưu xã hội chủ nghĩa trên thếgiới hiện nay Liên hệ thực tiễn về thực hiện hóa mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

B NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CÁC MÔ HÌNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI, TRÀO LƯU XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRÊN THẾ GIỚI

1 Các khái niệm cơ bản:

- Quan niệm về chủ nghĩa xã hội: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và từthực tế của chủ nghĩa xã hội trên thế giới, thuật ngữ chủ nghĩa xã hội được hiểu theo cácgóc độ sau đây: 1) Chủ nghĩa xã hội là một phong trào thực tiễn; 2) Chủ nghĩa xã hội là

Trang 2

- Khái niệm về chủ nghĩa xã hội khoa học:

+ Theo nghĩa rộng, chủ nghĩa xã hội khoa học là chủ nghĩa Mác - Lênin nói chungvới tính cách là một học thuyết khoa học luận chứng về sự diệt vong tất yếu của chủnghĩa tư bản và thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa xã hội

+ Theo nghĩa hẹp, chủ nghĩa xã hội khoa học là một bộ phận hợp thành của chủnghĩa Mác - Lênin

- Khái niệm về mô hình xã hội chủ nghĩa: Mô hình chủ nghĩa xã hội là phạm trù để chỉ quan niệm về chế độ kinh tế - chính trị - xã hội được xây dựng theo nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội khoa học và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng quốc gia Nó bao gồm những đặc trưng về kinh tế, chính trị xã hội, văn hóa tư tưởng theo đó, bản chất của chủ nghĩa xã hội dần được hoàn chỉnh và bộc lộ ra các đặc điểm ưu việt Quan niệm

về mô hình chủ nghĩa xã hội thế nào thể hiện nhận thức của Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở mỗi nước về xã hội sẽ xây dựng Quan niệm về mô hình chủ nghĩa xã hội, theo đó liên quan trực tiếp đến hiệu quả, thậm chí thành - bại trong xây dựng chủ nghĩa xã hội Quan niệm chưa đúng đắn thì hành động chưa thể đạt kết quả.

Theo đó, bản chất của chủ nghĩa xã hội dần được hoàn chỉnh và bộc lộ các đặc điểm

ưu việt từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) đến nay đã xuất hiện một số mô hình

xã hội chủ nghĩa: Chủ nghĩa xã hội kiểu Xô viết; chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc,chủ nghĩa xã hội Việt Nam; chủ nghĩa xã hội Cuba; chủ nghĩa xã hội ở Cộng hòa Dânchủ Nhân dân Lào,

2 Các mô hình chủ nghĩa xã hội của một số nước hiện nay trên thế giới

Mô hình chủ nghĩa xã hội trên thế giới cũng đã trải qua nhiều chặng phát triển Từ

mô hình mang tính đơn nhất là chủ nghĩa xã hội kiểu Liên Xô - được áp dụng khá phổbiến và ít biến thể vào nhiều quốc gia, thông qua cải cách đổi mới, đã xuất hiện nhiều môhình sáng tạo, song vẫn mang tính chất xã hội chủ nghĩa như mô hình chủ nghĩa xã hộiđặc sắc Trung Quốc, mô hình chủ nghĩa xã hội của Việt Nam, mô hình chủ nghĩa xã hội

Trang 3

kiểu Cuba, mô hình chủ nghĩa xã hội ở Lào Theo đó, lý luận về chủ nghĩa xã hội cũngngày một đầy đủ và phù hợp thực tế hơn Sự xuất hiện các mô hình chủ nghĩa xã hội thời

Trang 4

kỳ cải cách, đổi mới vừa khẳng định sức sống của chủ nghĩa xã hội, vừa là thành tựu lý luận quan trọng bậc nhất của chủ nghĩa xã hội hiện thực hiện nay.

2.1 Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc

* Về quá trình hình thành lý luận “chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”

Giai đoạn từ năm 1978-1982: chủ nghĩa xã hội có đặc sắc Trung Quốc lý luận củaĐặng Tiểu Bình

Đại hội XVI năm 2002 đề ra lý thuyết “ba đại diện” để xây dựng Đảng: Đảng đạidiện cho phát triển sức sản xuất tiên tiến; Đảng đại diện cho phương hướng tiến lên củanền văn hóa tiên tiến Trung Quốc; Đảng đại diện cho lợi ích của đông đảo nhân dânTrung Quốc

Đại hội XVII (2007), nêu “quan điểm phát triển một cách khoa học” và xây dựng

“Xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa”

Quan điểm phát triển khoa học “quán triệt quan điểm phát triển khoa học, kiên trì ýnghĩa quan trọng số 1 là phát triển, hạt nhân là lấy con người làm gốc, yêu cầu cơ bản làcân đối, bền vững, phương pháp cơ bản là quy hoạch tổng thể”

Xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa gồm 4 thuộc tính và 6 đặc trưng:

- 4 thuộc tính: công bằng trong thu nhập các nguồn lục, hợp lý trong kết cấu xã hội, quy phạm trong hành vi xã hội, hiệu quả trong hài hòa các lợi ích

- 6 đặc trưng là dân chủ pháp trị, công bằng chính nghĩa, hữu ái thành tín, tràn đầy sức sống, ổn định có trật tự, hài hòa giữa con người với tự nhiên

Đại hội XVIII: bố cục chiến lược 4 toàn diện, 5 quan điểm phát triển

* Nội dung chủ yếu của “chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”: Có 2 nội dung

chủ yếu:

Thứ nhất, về bố cục và mục tiêu phấn đấu: có 5 mục tiêu là “năm trong một”, mục

tiêu chiến lược là “bốn toàn diện”, nhấn mạnh kiên định tự tin về con đường, tự tin về lýluận, tự tin về chê độ, tự tin về văn hóa

Thứ hai, về đặc trưng kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội: Đại hội XIX của Đảng

Cộng sản Trung Quốc xác định rõ thực chất tinh thần và nội hàm phong phú của chủnghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc: kiên trì sự lãnh đạo của Đảng trong mọi mặt công tác;kiên trì lấy nhân dân lầm trung tâm; kiên tri đi sâu cải cách toàn diện; kiên trì quan điểmphát triển mới; kiên trì nhân dân làm chủ; kiên trì quản lý đất nước theo pháp luật toàndiện; kiên trì hệ thống giá trị cốt lõi xã hội chủ nghĩa; kiên trì bảo đảm và cải thiện dân

Trang 5

sinh trong quá trình phát triển; kiên trì con người chung sống hài hòa với thiên nhiên;kiên trì quan điểm tổng thể về an ninh quốc gia; kiên trì sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng

Trang 6

đối với quân đội nhân dân; kiên trì “một nước hai chế độ” và thúc đẩy thống nhất đấtnước; kiên trì thúc đẩy xây dựng cộng đồng chung vận mệnh nhân loại.

* Những khó khăn, thách thức của “chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”: Làm

thế nào để tạo ra động lực phát triển mới; làm thế nào để thực hiện cân bằng giữa pháttriển và hưởng thụ công bằng, khoảng cách phát triển giữa các khu vực, giữa thành thị vànông thôn, khoảng cách phân phối thu nhập của người dân vẫn còn lớn; mô hình phát triểntruyền thống đầu tư lớn, ô nhiễm nhiều như trước đây không thể tiếp tục; làm thế nào đểtối ưu hóa vấn đề tự quản lý của Đảng, Nhà nước và xã hội Trên con đường cải cáchTrung Quốc ít nhất còn phải vượt qua 3 “bẫy”: “bẫy thu nhập trung bình”; “bẫy Tacitus”;

“bẫy Thucydides”

2.2 Chủ nghĩa xã hội Cuba

* Quá trình hình thành và những nội dung cơ bản của chủ nghĩa xã hội Cuba

Thứ nhất, quá trình hình thành lý luận chủ nghĩa xã hội Cuba: Trước năm 1991,

Cuba xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình Liên Xô Sự kiện Đông Âu - Liên Xô đãbuộc Cuba phải thay đổi đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội Rút kinh nghiệm bài họcthất bại của cải tổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu, do vị trí địa lý đặc biệt Cuba đã cảicách bằng những bước đi thận trọng, có kết quả

Thứ hai, những nội dung chủ yếu của chủ nghĩa xã hội Cuba: những đường nét cơ

bản về mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa ở Cộng hòa Cuba hiện nay như sau:

Về mục tiêu: Trong Tầm nhìn quốc gia, Đảng Cộng sản Cuba khẳng định mục tiêu

xây dựng đất nước là có chủ quyền, độc lập, chủ nghĩa xã hội, dân chủ, phồn vinh và bềnvững

Về chính trị: Đảng Cộng sản Cuba là tổ chức chính trị duy nhất và tiên phong của

dân tộc, trên cơ sở tư tưởng Hôxê Mácti, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Phiđen Caxtơrô.Nhà nước xã hội chủ nghĩa là sự bảo đảm cho quyền tự do, độc lập và chủ quyền dân tộc

Về kinh tế: “Cập nhật hóa mô hình phát triển kinh tế - xã hội” là khái niệm của

Đảng Cộng sản Cuba phản ánh những điều chỉnh mô hình và biện pháp quản lý kinh tế

-xã hội theo hướng dần thay thế mô hình tập trung, kế hoạch, bao cấp trước đây và tiếpcận với những thành tựu của cải cách, đổi mới và thành tựu của văn minh nhân loại hiệnnay

Về văn hóa, xã hội: Coi trọng các chính sách xã hội nhằm bảo vệ các giá trị, đặc

biệt là những giá trị đạo đức, chính trị, văn hóa, tăng năng suất nhằm tăng của cảỉ vật chấtlàm cơ sở cho thực hiện phân phối công bằng

Trang 7

Về quan hệ quốc tế: Đảng Cộng sản Cuba đề cao lòng yêu nước, tình đoàn kết và

chủ nghĩa quốc tế; kiên quyết đấu tranh chông sự can thiệp của chủ nghĩa đế quốc nhằmbảo vệ chủ quyền, độc lập dân tộc và phát triển; xóa bỏ định kiến đối với đầu tư nướcngoài và thúc đẩy các cuộc đàm phán mới

Trang 8

* Những khó khăn, thách thức của chủ nghĩa xã hội Cuba

Về chính trị, đất nước Cuba vẫn tiếp tục phải đối mặt với sự chống phá của các thế

lực thù địch, đứng đầu là Mỹ

Về kinh tế, những sản phẩm xuất khẩu truyền thông vốn là thế mạnh và đem lại

nguồn thu ngoại tệ chủ yếu cho Cuba Cuba vẫn phải nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng

để phục vụ nhu cầu trong nước Thêm vào đó từ năm 2009, Cuba đến hạn phải trả nợ mộtloạt các khoản tín dụng vay trước đó Tất cả những tác động đó khiến cho nền kinh tếCuba gặp rất nhiều khó khăn như hiệu quả thấp, suy giảm đầu tư cho các cơ sở sản xuất

và hệ thống hạ tầng,…

2.3 Chủ nghĩa xã hội ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

* Quá trình hình thành và những nội dung chủ yếu của chủ nghĩa xã hội ở Cộng

hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Thứ nhất, quá trình hình thành lý luận chủ nghĩa xã hội ở Cộng hòa Dân chủ Nhân

dân Lào

Đại hội Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lần thứ IV (1986) mở ra công cuộc đổi mớitoàn diện đất nước Tổng Bí thư Cayxỏn Phômvihản khẳng định: “Trong những ngày

này, đổi mới ngày càng trở thành nhiệm vụ quan trọng có tính quyết định sống còn với

đất nước chúng ta cũng như các nước xã hội chủ nghĩa, nhằm khai thác tốt nhất tính ưu

việt của chủ nghĩa xã hội khắc phục dứt điểm những yếu khuyết và sự sai trái lệch lạc ”.Trên tinh thần khoa học, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã nêu lên quan điểm đổimới như sau:

Một là, đổi mới là quá trinh thay đổi cái cũ, cái lạc hậu thành cái mới cái tiến bộ

thông qua hoạt động có ý thức, có tổ chức của con người dựa trên nguyên tắc và bước đithích hợp; là sự kế thừa có chọn lọc cái tiến bộ, cái ưu việt của cái cũ và đổi mới là mộtquá trình

Hai là, đổi mới tư duy là đổi mới sự nhận thức về chủ nghĩa xã hội, về quá trình xây

dựng chủ nghĩa xã hội ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay, về quy luật vận độngphát triển của nền kinh tế và về chủ nghĩa tư bản trong thời đại ngày nay Đổi mới tư duykhông có nghĩa là phủ nhận những thành tựu lý luận đã đạt được trước đó, mà phải pháttriển bổ sung và hoàn thiện lý luận đó nâng nó lên một tầm cao mới phù hợp với tình hìnhphát triển đất nước và xu thế phát triển của thời đại ngày nay

Ba là, đổi mới tư duy lý luận phải quán triệt quan điểm thực tiễn, phải xuất phát từ

tình hình thực tiễn của cách mạng Lào Đó là tình hình kinh tế - xã hội, là tính chất củacách mạng Lào trong giai đoạn mới, về mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Lào hiện nay, vê

Trang 9

chế độ sở hữu và các thành phần kinh tế, về quan hệ ngoại giao với các nước trong khuvực và thế giới

Trang 10

Bốn là, đổi mới về kinh tế là sự chuyển đổi từ nền kinh tế chủ yếu dựa trên quyền sở

hữu Nhà nước và sở hữu tập thể sang nhiều thành phần kỉnh tế với nhiều hình thái sở hữukhác nhau; chuyển đổi từ nền kinh tế vật phẩm sang nền kinh tế hàng hóa; chuyển đổi từ

cơ chế quản lý tập trung quan liêu sang quản lý bằng cơ chế kinh doanh gắn với thị trường

có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước và phân rõ chức năng quản lý vĩ mô của Nhà nước vớichức năng sản xuất kỉnh doanh, trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ và lợi ích của các cấpquản lý

Năm là, khẳng định “Đổi mới chính trị không phải thay đổi chế độ chính trị này

bằng chế độ chính trị khác, mà là sự củng cố, kiện toàn tổ chức, đổi mới cách thức hoạtđộng trên cơ sở quy định rõ chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong hệ thống chínhtrị, đảm bảo và không ngừng tăng cường vai trò - năng lực lãnh đạo của Đảng, triển khaiđường lối của Đảng thành hiến phảp, pháp luật; phát huy hiệu lực quản lý của Nhà nướcbằng luật pháp, phát huy cao độ quyền làm chủ của nhân dân tham gia thực hiện hainhiệm vụ chiến lược”

Thứ hai, những nội dung cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Về mục tiêu, với tính cách một giá trị, mục đích để đi tới, chủ nghĩa xã hội ở Lào

được hiểu là xã hội: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội đoàn kết hài hòa, dân chủ, công bằng

và văn minh”

Về chính trị, định hướng xã hội chủ nghĩa ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã và

đang được kiên định, bảo đảm Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước Lào,Đảng Nhân dân Cách mạng Lào luôn phát huy vai trò là một Đảng duy nhất lãnh đạo xãhội

Về kinh tế, trên cơ sở của đường lối đổi mới, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

từ một nước kém phát triển, đã từng bước xây dựng nền kinh tế ngày càng phát triển, cảithiện đáng kể đời sống của nhân dân Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tập trung pháttriển kinh tế nhiều thành phần, thành phần kinh tể Nhà nước, kinh tế hợp tác của nhândân, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế liên doanh, kinh tế gia đình của côngnhân viên chức, kinh tê liên doanh với nước ngoài

Về văn hóa, xây dựng văn hóa dân tộc Lào thống nhất trong đa dạng bản sắc của 50

dân tộc Đạo Phật được coi trọng trong phát triển đời sống tinh thần của nhân dân Lào

Về giáo dục - đào tạo, coi giáo đục là điểm mấu chốt trong việc xây dựng xã hội

Lào văn minh và hiện đại Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước Lào đã quan tâm, coitrọng phát triển công tác giáo dục - đào tạo, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm của phát triển

Trang 11

nguồn nhân lực Vì vậy, Chính phủ Lào đã dành từ 11-15% ngân sách hàng năm chongành giáo dục và đạt được nhiều thành tựu nổi bật.

Về khoa học, công nghệ, với mục tiêu xây dựng cơ sở vững mạnh và xây dựng bước

ngoặt mới nhằm lãnh đạo đất nước phát triển tiến lên chủ nghĩa xã hội

Trang 12

Về quan hệ đối ngoại: “Tăng cường quan hệ hợp tác với các nước bạn bè và đối tác

phát triển bằng nhiều hình thức, theo nguyên tắc mỗi bên cùng có lợi, chủ động tham giaquá trinh hội nhập và liên kết với khu vực và quốc tế một cách sâu rộng”

*Những khó khăn, thách thức đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.

Về kinh tế, quy mô sản xuất còn nhỏ bé; thu nhập và tiêu dùng của người dân chưa

đủ để tạo sức bật mới đôi với sản xuất và phát triển thị trường; hệ thống tài chính, tiền tệcòn nhiều yếu kém, bất cập; kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội chưa đáp ứng nhu cầu pháttriển

Về văn hóa, khoa học, trình độ khoa học - công nghệ nhìn chung còn lạc hậu khá xa

so với một số nước trong khu vực Việc ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệvào sản xuất còn hạn chế, việc chuyển hướng từ kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hóacòn chậm, năng suất lao động thấp

Về các nguồn lực phát triển đất nước: Khả năng hội nhập quốc tế và khu vực của

các doanh nghiệp Lào còn thấp so với yêu cầu Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứngnhu cầu phát triển của giai đoạn mới…

2.4 Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Trên cơ sở đó Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội (1991) ra đời và đề ra mô hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam gồm sáu đặc trưng Tổngkết thực tiễn 10 năm thực hiện Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh 2011 (bổ sung, phát triển)

đã bổ sung, phát triển thành tám đặc trưng chủ nghĩa xã hội Việt Nam theo đó mô hình

xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thể hiện như sau: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân taxây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhândân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan

hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người

có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộctrong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển;

có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân doĐảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”.Hiện nay mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là: Xã hội xã hội chủ nghĩa

mà Nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh,dân chủ, công bằng, văn minh; do Nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựatrên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóatiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có

Ngày đăng: 10/06/2024, 10:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w