1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Điểm giống nhau của các mô hình và trào lưu xhcn trên thế giới hiện nay Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn Đề này

18 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 52,74 KB

Nội dung

Chủ đề bài thu hoạch Môn CNXHKH: Đồng chí hãy rút ra điểm giống nhau của các mô hình và trào lưu XHCN trên thế giới hiện nay. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này. BÀI LÀM I. PHẦN MỞ ĐẦU Mô hình xã hội chủ nghĩa là khái niệm để chỉ quan niệm về chế độ xã hội được xây dựng theo nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội khoa học và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng quốc gia, gồm những đặc trưng kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội,… Mô hình chủ nghĩa xã hội là sản phẩm của tư duy chiến lược mà chủ thể hàng đầu là Đảng Cộng sản - người lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Khả năng điều chỉnh mô hình chủ nghĩa xã hội tùy thuộc vào hoạt động thực tiễn và năng lực tư duy lý luận của các Đảng Cộng sản. Nhu cầu của thực tiễn mỗi nước, đặc điểm của bối cảnh thời đại, sự kiểm chứng hiệu quả thực tiễn của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực, việc trao đổi và học tập, kế thừa kinh nghiệm giữa các Đảng Cộng sản là những nhân tố thực tiễn thúc đẩy điều chỉnh mô hình. Thực tế xây dựng chủ nghĩa xã hội còn chỉ ra một vấn đề có tính quy luật là có thể có nhiều mô hình chủ nghĩa xã hội cho các quốc gia khác nhau và một mô hình cũng có thể điều chỉnh nhiều lần trong quá trình hiện thực hóa. Năng lực tư duy lý luận của các Đảng Cộng sản là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng và điều chỉnh mô hình chủ nghĩa xã hội, bao gồm: khả năng nhận biết cái mới hoặc sự bất cập trong quá trình hiện thực hóa mô hình; sự nhạy cảm với những yếu tố thay đổi của điều kiện, khả năng điều chỉnh hành động và biết giữ vững nguyên tắc trong việc tìm kiếm mô hình hoặc thay đổi biện pháp thực hiện mô hình... Ngoài ra, ý chí chính trị, sự kiên định, đồng thuận xã hội với mô hình đã định cũng là những nhân tố được thực tiễn khẳng định có vai trò rất quan trọng trong việc hiện thực hóa mô hình chủ nghĩa xã hội. Mô hình chủ nghĩa xã hội trên thế giới cũng đã trải qua nhiều chặng phát triển. Từ mô hình mang tính đơn nhất là chủ nghĩa xã hội kiểu Liên Xô - được áp dụng khá phổ biến và ít biến thể vào nhiều quốc gia, thông qua cải cách đổi mới, đã xuất hiện nhiều mô hình sáng tạo, song vẫn mang tính chất xã hội chủ nghĩa như mô hình chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, mô hình chủ nghĩa xã hội của Việt Nam, mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu Cu ba, mô hình chủ nghĩa xã hội ở Lào... Theo đó, lý luận về chủ nghĩa xã hội cũng ngày một đầy đủ và phù hợp thực tế hơn. Sự xuất hiện các mô hình chủ nghĩa xã hội thời kỳ cải cách, đổi mới vừa khẳng định sức sống của chủ nghĩa xã hội, vừa là thành tựu lý luận quan trọng bậc nhất của chủ nghĩa xã hội hiện thực hiện nay.

Trang 1

Chủ đề bài thu hoạch Môn CNXHKH: Đồng chí hãy rút ra điểm giống

nhau của các mô hình và trào lưu XHCN trên thế giới hiện nay Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này

BÀI LÀM

I PHẦN MỞ ĐẦU

Mô hình xã hội chủ nghĩa là khái niệm để chỉ quan niệm về chế độ xã hội được xây dựng theo nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội khoa học và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng quốc gia, gồm những đặc trưng kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội,… Mô hình chủ nghĩa xã hội là sản phẩm của tư duy chiến lược mà chủ thể hàng đầu là Đảng Cộng sản - người lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Khả năng điều chỉnh mô hình chủ nghĩa xã hội tùy thuộc vào hoạt động thực tiễn và năng lực tư duy lý luận của các Đảng Cộng sản Nhu cầu của thực tiễn mỗi nước, đặc điểm của bối cảnh thời đại, sự kiểm chứng hiệu quả thực tiễn của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực, việc trao đổi và học tập, kế thừa kinh nghiệm giữa các Đảng Cộng sản là những nhân tố thực tiễn thúc đẩy điều chỉnh mô hình

Thực tế xây dựng chủ nghĩa xã hội còn chỉ ra một vấn đề có tính quy luật

là có thể có nhiều mô hình chủ nghĩa xã hội cho các quốc gia khác nhau và một

mô hình cũng có thể điều chỉnh nhiều lần trong quá trình hiện thực hóa Năng lực tư duy lý luận của các Đảng Cộng sản là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng và điều chỉnh mô hình chủ nghĩa xã hội, bao gồm: khả năng nhận biết cái mới hoặc sự bất cập trong quá trình hiện thực hóa mô hình; sự nhạy cảm với những yếu tố thay đổi của điều kiện, khả năng điều chỉnh hành động và biết giữ vững nguyên tắc trong việc tìm kiếm mô hình hoặc thay đổi biện pháp thực hiện mô hình Ngoài ra, ý chí chính trị, sự kiên định, đồng thuận xã hội với mô hình đã định cũng là những nhân tố được thực tiễn khẳng định có vai trò rất quan trọng trong việc hiện thực hóa mô hình chủ nghĩa xã hội

Trang 2

Mô hình chủ nghĩa xã hội trên thế giới cũng đã trải qua nhiều chặng phát triển Từ mô hình mang tính đơn nhất là chủ nghĩa xã hội kiểu Liên Xô - được

áp dụng khá phổ biến và ít biến thể vào nhiều quốc gia, thông qua cải cách đổi mới, đã xuất hiện nhiều mô hình sáng tạo, song vẫn mang tính chất xã hội chủ nghĩa như mô hình chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, mô hình chủ nghĩa xã hội của Việt Nam, mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu Cu ba, mô hình chủ nghĩa xã hội ở Lào Theo đó, lý luận về chủ nghĩa xã hội cũng ngày một đầy đủ và phù hợp thực tế hơn Sự xuất hiện các mô hình chủ nghĩa xã hội thời kỳ cải cách, đổi mới vừa khẳng định sức sống của chủ nghĩa xã hội, vừa là thành tựu lý luận quan trọng bậc nhất của chủ nghĩa xã hội hiện thực hiện nay

II NỘI DUNG

1 Nội dung và mục tiêu của các mô hình xã hội chủ nghĩa

1.1 Mô hình Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc:

Sau khi sự sụp đổ của mô hình các nước xã hội chủ nghĩa Xôviết ở các nước Đông Âu và Liên Xô thì Trung Quốc vẫn tiếp tục vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin kiên định để đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc đã tiến hành cải cách mở cửa vào năm 1978 với nhiều thành tựu trong lý luận và thực tiễn Phương châm ban đầu của cải cách,

mở cửa là: “ Giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị, đoàn kết nhất trí, hướng về phía trước, tiến hành cải cách làm sinh động bên trong và mở cửa với bên ngoài

để hiện đại hoá

- Báo cáo chính trị tại Đại hội XVIII chỉ rõ: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, căn cứ chung là giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội, mục tiêu chung là hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa và phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa” Trung Quốc đang, sẻ còn lâu dài ở trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội, vì thế họ đề ra mục tiêu xây dựng toàn diện xã hội khá giả khi tròn 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc; xây dựng thành công quốc gia hiện đại

Trang 3

hoá xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hoà khi tròn 100 năm thành lập nước Trung Quốc mới

- Về kinh tế, Đảng Cộng sản Trung Quốc lấy chế độ công hữu làm chủ thể, kinh tế nhiều thành phần sở hữu cùng phát triển, cùng với các chế độ cụ thể, như thể chế kinh tế, thể chế chính trị, thể chế văn hóa, thể chế xã hội được xây dựng trên nền tảng những chế độ đó

- Về chính trị, Chế độ xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc chính là chế

độ chính trị cơ bản của chế độ Đại hội đại biểu nhân dân, bao gồm: chế độ hợp tác đa đảng và hiệp thương chính trị; chế độ tự trị khu vực dân tộc và chế độ tự trị quần chúng ở cơ sở do Đảng Cộng sản lãnh đạo, là hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc

- Về văn hóa Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc khẳng định: “Phát triển văn hóa xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc chính là lấy chủ nghĩa Mác làm chỉ đạo, giữ vững lập trường văn hóa Trung Hoa, xuất phát từ hiện thực Trung Quốc đương đại, kết hợp với điều kiện trong thời đại ngày nay”

- Về xã hội Quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc xây dựng xã hội hài hòa là thuộc tính bản chất của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, bảo đảm quan trọng của quốc gia giàu mạnh, dân tộc chấn hưng, nhân dân hạnh phúc Xã hội hài hòa của Trung Quốc gồm 4 thuộc tính và 6 đặc trưng Bốn thuộc tính là: Công bằng trong thu nhập các nguồn lực, họp lý trong kết cấu xã hội, quy phạm trong hành vi xã hội, hiệu quả trong hài hòa các lợi ích Sáu đặc trưng là: Dân chủ pháp trị, công bằng chính nghĩa, trật tự ổn định, thành tín hữu

ái, tràn đây sức sống, con người và tự nhiên có mối quan hệ hài hòa

- Về văn minh sinh thái, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nêu quan điểm phát triển khoa học, trong đó nhấn mạnh giải quyết hài hòa giữa con người và tự nhiên, điều tiết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với nhân lực, tài nguyên, môi trường Kiên quyết đi theo con đường phát triển sản xuất, đời sống ấm no và môi

Trang 4

trường sinh thái, lành mạnh, bảo đảm sự phát triển bền vững của văn minh sinh thái

1.2 Mô hình Chủ nghĩa xã hội Cuba.

Trước năm 1991, Cuba xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình Liên Xô

Sự khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội hiện thực đã tác động mạnh mẽ đến Cuba

cả về lý luận và thực tiễn, nhất là các nguồn viện trợ từ Liên Xô đã không còn Mặt khác, trong hàng chục năm Mỹ và các thế lực thù địch luôn tìm cách chống phá, bao vây, cấm vận, song, Cộng hòa Cuba vẫn kiên cường đứng vững, vẫn giữ vững thành quả của cách mạng, đồng thời, phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa Từ đó Cuba đề ra mục tiêu chủ yếu của chủ nghĩa xã hội Cuba đó là

- về mục tiêu, Đảng Cộng sản Cuba khẳng định mục tiêu xây dựng đất nước là có chủ quyền, độc lập, chủ nghĩa xã hội, dân chủ, phồn vinh và bền vững

- về chính trị, Đảng Cộng sản Cuba là tổ chức chính trị duy nhất và tiên phong của dân tộc, trên cơ sở tư tưởng Hôxê Máctì, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Phiđen Caxtơrô Đảng lãnh đạo xã hội và nhà nước, kiên trì mục tiêu chủ nghĩa xã hội trên cơ sở kết hợp giá trị các quan điểm Mác-Lênin với đặc trưng truyền thống của Cuba; biểu thị của khối đoàn kết nhân dân xung quanh sự lãnh đạo cách mạng, vì người nghèo và cho người nghèo “Đảng là linh hồn của sự nghiệp cách mạng” đã được Đại hội VIII (4-2021) khẳng định và ghi trong chủ

đề của Đại hội

- về kinh tế, mô hình và biện pháp quản lý kinh tế - xã hội theo hướng dần thay thế mô hình tập trung, kế hoạch, bao cấp trước đây và tiếp cận với những thành tựu của cải cách, đổi mới và thành tựu của văn minh nhân loại, kế thừa chủ nghĩa xã hội, phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân”

Trang 5

- về văn hóa, xã hội, Coi trọng các chính sách xã hội nhằm bảo vệ các giá trị, đặc biệt là những giá trị đạo đức, chính trị, văn hóa, tăng năng suất nhằm tăng của cảỉ vật chất làm cơ sở cho thực hiện phân phối công bằng

- về quyền con người, Đảng Cộng sản Cuba khẳng định phẩm giá, sự bình đẳng và tự do của con người là trung tâm của mô hình kinh tế - xã hội Mọi công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ; được đảm bảo thực hiện hiệu quả các quyền đó Trong đó, lao động đồng thời là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi công dân và sẽ được trả lương tùy theo số lượng và chất lượng của lao động

- về quan hệ quốc tế: Đảng Cộng sản Cuba đề cao lòng yêu nước, tình đoàn kết và chủ nghĩa quốc tế; kiên quyết đấu tranh chống sự can thiệp của chủ nghĩa đế quốc nhằm bảo vệ chủ quyền, độc lập dân tộc và phát triển; xóa bỏ định kiến đối với đầu tư nước ngoài và thúc đẩy các cuộc đàm phán mới

1.3 Mô hình Chủ nghĩa xã hội ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Từ khi giải phóng năm 1975, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã tổng kết thực tiễn, tham khảo kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước để hoàn thiện chế độ dân chủ nhân dân và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Giai đoạn 1975-1986, chủ nghĩa xã hội Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào được xây dựng chủ yếu theo mô hình Liên Xô

- Mục tiêu, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Lào “Dân giàu, nước mạnh, xã hội đoàn kết hài hòa, dân chủ, công bằng và văn minh”

- Về chính trị, định hướng xã hội chủ nghĩa ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã và đang được kiên định, bảo đảm Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước Lào, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào luôn phát huy vai trò là một Đảng duy nhất lãnh đạo xã hội

- Về kinh tế, trên cơ sở của đường lối đổi mới, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ một nước kém phát triển, đã từng bước xây dựng nền kinh tế ngày càng phát triển, cải thiện đáng kể đời sống của nhân dân Hiện nay, Cộng

Trang 6

hòa Dân chủ Nhân dân Lào đang triển khai thực hiện phát triển kinh tế - xã hội theo hướng có chất lượng, có trọng tâm, xanh và bền vững

- Về văn hóa, xây dựng văn hóa dân tộc Lào thống nhất trong đa dạng bản sắc của 50 dân tộc; không gian văn hóa mang đậm tính dân tộc hên cơ sở tiếp nhận những tinh hoa của các nền văn hỏa thế giới; quan tâm giải quyết đúng vấn

đề tín ngưỡng, tôn giáo Đạo Phật đưực coi trọng trong phát triển đời sống tinh thần của nhân dân Lào Với tầm nhìn đến năm 2030, chiến lược năm 2025, công tác văn hóa của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là: “Thúc đẩy, khuyến khích việc khôi phục, kế thừa, gìn giữ và phát huy giá trị đặc trưng truyền thống,

di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc bền vững, xây dựng nhân tố và điều kiện mới

để công tác văn hóa có khả năng phát triển theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, vận hành cơ chế thị trường như hiện nay, xây dựng lối sống văn hóa mới - hiện đại”

- Về giáo dục - đào tạo, coi giáo đục là điểm mấu chốt trong việc xây dựng xã hội Lào văn minh và hiện đại Quan tâm đến giáo dục - đào tạo, coi trọng vai trò của giáo dục - đào tạo trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đảng Nhân dân Cách mạng Lào khẳng định: “Tập trung phát triển nguồn nhân lực có chất lượng để trở thành nhân tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế

- xã hội

- Về khoa học, công nghệ, với mục tiêu xây dựng cơ sở vững mạnh và xây dựng bước ngoặt mới nhằm lãnh đạo đất nước phát triển tiến lên chủ nghĩa xã hội, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã đánh giá cao vai trò của khoa học - công nghệ, rằng: “Xu thế ngày nay, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế vẫn là một quá trình mạnh mẽ đi đôi với việc chạy đua và cạnh tranh nhau để phát huy ưu thế của mình Đồng thời, cũng phải có sự liên hợp và họp tác với nhau nhiều hơn vì lợi ích chung, có việc nghiên cứu sáng tạo - sử dụng khoa học và công nghệ mới, tiên tiến và hiện đại hơn, kinh tế tri thức sẽ càng có vai trò và vị thế quan trọng hơn”

Trang 7

- Về quan hệ đổi ngoại: “Tăng cường quan hệ hợp tác với các nước bạn bè

và đối tác phát triển bằng nhiều hình thức, theo nguyên tắc mỗi bên cùng có lợi, chủ động tham gia quá trinh hội nhập và liên kết với khu vực và quốc tế một cách sâu rộng”

2 Một số trào lưu xã hội chủ nghĩa trên thế giới hiện nay

2.1 Trào lưu xã hội dân chủ.

Trào lưu xã hội dân chủ bao gồm các nước ở Châu Âu như: Ôxtraylia, Canada, Thuỵ Điển, Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan

- Về kinh tế, các quốc gia theo trào lưu xã hội dân chủ áp dụng kinh tế thị trường với tính cách là mô hình phát triển từ khá sớm, với sắc thái riêng được gọi là “kinh tế thị trường nhà nước phúc lợi chung” ở các nước Bắc Âu, hay

“kinh tế thị trường xã hội” ở Cộng hòa Liên bang Đức

- Về mặt chính trị, đó là một xã hội có nền dân chủ tham dự, thu hút các công dân vào quản lý xã hội; Nhà nước là “Nhà nước phúc lợi chung”, coi trọng các lợi ích công cộng, lọi ích xã hội; quan tâm đến giải quyết việc làm và những vấn đề xã hội nảy sinh; bảo vệ môi trường, giữ gìn môi trường, bảo đảm an sinh

xã hội

- Về xã hội, các mục tiêu giáo dục phổ thông, cung cấp dịch vụ y tế phổ quát là đặc biệt quan trọng, và được ưu tiên cao nhằm phát triển kinh tế và hưng thịnh quốc gia liên tục trong nhiều năm Trách nhiệm của nhà nước và khu vực công đối với đảm bảo sức khỏe dân cư đã được khẳng định từ rất sớm nhằm tạo

ra của cải, tài sản và sức mạnh quốc gia

2.2.Trào lưu xã hội chủ nghĩa thế kỷ XXI ở khu vực Mỹ Latinh.

Trào lưu xã hội chủ nghĩa thế kỷ XXI ở khu vực Mỹ Latinh, bao gồm Vênêxuêla, Bôlivia, Braxin, Achentina, Chilê, Panama, Urugoay, Nicaragoa, Êcuađo

Trang 8

- Về mục tiêu, hầu hết các quốc gia theo mô hình “chủ nghĩa xã hội thế

kỷ XXI” đều hướng tới mục tiêu: Độc lập dân tộc, chống cường quyền, hướng tới một xã hội bình đẳng, công bằng, dân chủ, hòa bình với các dân tộc trên thế giới

- Về chính trị, nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng cách mạng và tiến bộ của Simón Bolivar, với tinh thần bác ái của Thiên Chúa giáo

- Về Kinh tế, xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, nhưng tập trung xây dựng thành phần kinh tế nhà nước vì đây là trụ cột của nền kinh tế và cùng với kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác xã tạo nên nền tảng vững chắc cho nền kinh tế quốc dân Trong đó có ba nét nổi bật là: quốc hữu hóa dầu mỏ, cải cách ruộng đất, đa dạng hóa sở hữu

- Về văn hóa, xã hội, tích cực chăm lo cải thiện đời sống nhân dân lao động nghèo, đặc biệt là trong các lĩnh vực giáo dục và các dịch vụ cơ bản, chủ trương phân phối công bằng của cải xã hội để giải quyết vấn đề bất bình đẳng và phân hóa xã hội, thực hiện an sinh xã hội, các dịch vụ y tế và môi trường sinh thái

- Về đối ngoại, có sự thống nhất về lịch sử và văn hóa Trào lưu xã hội chủ nghĩa của khu vực này chủ trương thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, chống đế quốc Thúc đẩy khối đoàn kết Mỹ Latinh và quan hệ hữu nghị với các nước, hướng tới mục tiêu: thương mại Mỹ Latinh phải phục vụ lợi ích của khu vực và không phụ thuộc vào thế lực bển ngoài; thúc đẩy nỗ lực của các nước trong khu vực; thiết lập lại cơ chế công bằng trong thương mại của các nước trong khu vực

-Về cách thức, biện pháp tiến hành cách mạng Phần lớn đều là những nước nghèo, kém phát triển và nhiều thập niên chịu áp bức của chế độ độc tài

Để giành chính quyền, các nước này thực hiện chế độ chính trị đa đảng, dân chủ,

tự do, giành chính quyền thông qua bầu cử dân chủ Bằng cách này, nhiều đảng

Trang 9

cánh tả ở khu vực Mỹ Latinh đã lên nắm quyền và tiến hành sửa đổi Hiến pháp thông qua các cuộc trưng cầu dân ý nhằm từng bước phá bỏ bộ máy nhà nước

3 Điểm giống nhau của các mô hình và trào lưu XHCN trên thế giới hiện nay.

3.1 Mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Trung Quốc, Lào

và Cuba

- Từ khi Liên Xô và các nước Đông Âu bị sụp đổ, hàng loạt nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới không còn Nhưng các nước này vẫn kiên trì con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là Cuba là nước rất gần với nước Mỹ, Mỹ là nước luôn luôn tìm mọi cách nhằm lật đổ các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới nhằm để đi theo chủ nghĩa tư bản giống như Mỹ và các nước phương Tây khác Nhưng Cuba vẫn kiên trì đi lên con đường chủ nghĩa xã hội mặc dù bị bao vây cấm vận làm kiệt huệ đất nước Ngoài ra Lào cũng là nước giống như Việt Nam thường xuyên bị các đế quốc xâm lượt

- Điểm giống nhau nữa là các nước xã hội chủ nghĩa kiên định mục tiêu

độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

- Vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn của từng quốc gia, các nước xã hội chủ nghĩa lấy Chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng chung

- Hệ tư tưởng mỗi đất nước đều trên cơ sở kế thừa tư tưởng của các nhà

lãnh đạo kiệt xuất, lãnh tụ lỏi lạc như Phiđen Caxtơrô lãnh tụ của CuBa, Mao

Trạch Đông lãnh tụ Trung Quốc, Cayson Phomvihan lãnh tụ của Lào và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh tụ vĩ đại của nhân dân và dân tộc Việt Nam, đã vận động một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin nhằm cải cách, đổi mới tìm những mô hình phát triển năng động sáng tạo hơn và phù hợp với từng quốc gia Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội từng quốc gia cũng đã vận dụng mô hình của

Trang 10

chủ nghĩa Mác – Lênin phù hợp và loại bỏ những nội dung không phù hợp như tiêu cực để phù hợp với từng quốc gia xây dựng được chủ nghĩa xã hội

- Có yếu tố rất quan trọng là sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản thể hiện được vai trò lãnh đạo của một Đảng duy nhất của từng quốc gia này

- Xây dựng chủ nghĩa xã hội trên tất cả các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh,…

- Ngày càng phát huy quyền làm chủ của nhân dân, mở rộng xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

- Các nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội luôn bị chủ nghĩa tư bản tìm mọi chiêu trò, thủ đoạn cách thức để chống phá nhằm lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa

- Thời gian và quá trình thực hiện kéo dài, có nhiều thuận lợi và khó khăn tương đồng

3.2 Điểm giống nhau một số trào lưu XHCN trên thế giới hiện nay.

Từ các các mô hình và trào lưu XHCN trên thế giới hiện nay ta thấy có những điểm giống nhau cơ bản như sau:

- Từ khi mô hình xã hội chủ nghĩa Xôviết sụp đổ, các nước xã hội chủ nghĩa còn lại vẫn kiên định mục tiêu chủ nghĩa xã hội trên cơ sở nắm vững và vận dụng sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin nhằm nỗ lực cải cách, đổi mới để tìm kiếm những mô hình phát triển năng động, sáng tạo hơn và phù họp với điều kiện của nước mình để có thể xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội

- Đều làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động được thì nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần dần được xóa bỏ

- Quá trình cải cách, đổi mới của các nước đều bắt đầu từ sự điều chỉnh quan niệm về chủ nghĩa xã hội Tất cả các nước đều điều chỉnh mô hình của mình theo nội hàm: chủ nghĩa xã hội trước hết là phát triển sản xuất Mệnh lệnh

Ngày đăng: 05/06/2024, 13:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w