Mẫu 1.1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúcĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞKính gửi: Hội đồng Sáng kiến kinh nghiệm cấp Cơ sởCơ quan thường trực: Sở K
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG PT DTNT CẤP 2-3 VĨNH PHÚC
Trang 2Mẫu 1.1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến kinh nghiệm cấp Cơ sở
(Cơ quan thường trực: Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Phúc)
Tên tôi là: NGUYỄN THỊ NGỌC MAI
Tên sáng kiến: Sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy phần “Công dân với kinh tế” – GDCD 11 tại Trường PT DTNT cấp 2, 3 Vĩnh Phúc.
(Có Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến kèm theo)
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn.
Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)
Vĩnh Phúc, ngày 18 tháng 02 năm 2022
Người nộp đơn
(Ký tên, ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Ngọc Mai
Trang 3MỤC LỤC
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1 Lời giới thiệu
Trong những năm gần đây, ngành Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành công cuộc đổimới toàn diện: nội dung chương trình, kiểm tra đánh giá, phương pháp và kĩ thuật dạyhọc, theo hướng lấy người học làm trung tâm Học sinh được coi là chủ thể còn ngườigiáo viên trở thành người định hướng, chỉ dẫn giúp học sinh trong quá trình chiếm lĩnh trithức của nhân loại Để thực hiện được mục tiêu này, đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạyhọc được coi là khâu đột phá chiến lược Kĩ thuật sơ đồ hóa tư duy là một trong những kĩthuật dạy học tích cực đem lại kết quả tốt cho các môn học nói chung và môn GDCD nóiriêng
Trong chương trình GDCD 11, phần I “Công dân với kinh tế” là một phần kiếnthức thuộc Kinh tế chính trị Mác – Lênin nên trừu tượng với nhiều nội dung dài, khó ghinhớ với học sinh Khi dạy phần kiến thức này, giáo viên rất khó để truyền tải kiến thứcmột cách logic và đầy đủ, học sinh khó nhớ vì có rất nhiều những thuật ngữ hàn lâm,chuyên ngành
Qua kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, tôi nhận thấy sử dụng kĩ thuật sơ đồ hóa
tư duy sẽ giúp cho người giáo viên dễ dàng hơn trong việc truyền tải kiến thức một cáchđầy đủ nhất, đồng thời cũng giúp cho các em học sinh nắm kiến thức nhanh và theo mạchlogic trong phần I “Công dân với kinh tế” - GDCD 11
2 Tên sáng kiến:
Từ những thực tế trên, tôi lựa chọn đề tài: Sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy phần: “Công dân với kinh tế” - GDCD 11 tại trường PT DTNT cấp 2 – 3 Vĩnh Phúc.
3 Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Mai
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Tổ dân phố 4 – Đạm Nội – Tiền Châu – Phúc Yên – VĩnhPhúc
Trang 4- Qua thời gian nghiên cứu áp dụng vào thực tiễn giảng dạy kết quả cho thấy chất lượng mônGDCD của học sinh lớp 11 được nâng lên đáng kể.
- Sáng kiến giúp học sinh có thể tự học và ôn tập tại nhà, tạo hứng thú học tập cho họcsinh
6 Ngày sáng kiến được áp dụng thử
- Sáng kiến được thực hiện trong nội dung kiến thức ở phần I: “Công dân với kinhtế” – GDCD 11 và được áp dụng trên đối tượng học sinh lớp 11A6 và 11A7 (cơ sở 2 củatrường) trong học kì I năm học 2021 - 2022
7 Mô tả bản chất của sáng kiến
Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm được chia làm ba phần:
Phần I: Mở đầu
Phần II: Nội dung
Phần III: Kết luận và kiến nghị
Trang 5PHẦN I MỞ ĐẦU
1 Lý do viết sáng kiến
Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 40/2010/QH về đổi mới giáo dục và đào tạo.Quá trình đổi mới thực hiện toàn diện và đồng bộ mà trọng tâm là đổi mới chương trình,phương pháp giáo dục để đáp ứng được mục tiêu: “dạy chữ, dạy người, dạy nghề” theođịnh hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh trong bối cảnh xã hội Việt Namhiện đại Công cuộc đổi mới này đòi hỏi sự chung tay, góp sức của toàn dân, của ngànhGiáo dục và đào tạo, của các nhà trường cũng như mỗi thầy cô giáo, mỗi học sinh Trọngtâm của đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông là tập trung đổi mớiphương pháp dạy học, thực hiện dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo củahọc sinh với sự tổ chức, hướng dẫn phù hợp của giáo viên, nhằm phát triển tư duy độclập, góp phần hình thành phẩm chất, năng lực cần đạt, hình thành khả năng tự học, tự bồidưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và niềm vui thích cho học sinh trong học tập Đểthực hiện được mục tiêu này thì việc áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học phùhợp, tiên tiến được coi là khâu đột phá chiến lược Để thực hiện được xu hướng đổi mới
đó, vấn đề đầu tiên người giáo viên cần làm là nhận thức rõ vị trí của người học trong quátrình dạy học Người học hiện nay là chủ thể hoạt động chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩnăng và thái độ chứ không phải là “cái bình chứa kiến thức” một cách thụ động như trướcđây Sơ đồ hóa tư duy là một trong những phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhắmphát huy được vai trò chủ động của người học
Trong thực tế hiện nay, còn nhiều học sinh học tập một cách thụ động, chỉ đơnthuần là nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện kĩ năng tư duy Học sinhchỉ học bài nào biết bài đấy, cô lập nội dung của các môn, phân môn mà chưa có sự liên
hệ, xâu chuỗi kiến thức với nhau Thêm nữa, nhiều học sinh học theo kiểu “học vẹt” nênkhả năng ghi nhớ kiến thức kém, thiếu sự khái quát kiến thức nhất là đối với các mônkhoa học xã hội Vì vậy, các em chưa phát triển được tư duy logic và tư duy khái quátvấn đề Áp dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy sẽ giúp học sinh giải quyết được các vấn đề trênnhằm nâng cao hiệu quả học tập Học sinh khối 11 của Trường PT DTNT cấp 2,3 Vĩnh
Trang 6Phúc cũng không ngoại lệ, các em ngoan nhưng khả năng nhận thức và tư duy sáng tạocòn hạn chế Trong học tập, nhất là học các môn khoa học xã hội học sinh thụ động, họcthuộc lòng, học trước quên sau, không xâu chuỗi được kiến thức thành mạch logic Các
em loay hoay trong việc tìm ra cho mình phương pháp và kĩ thuật học tập để đạt hiệu quảcao
Trong chương trình GDCD 11, phần I “Công dân với kinh tế” là một phần kiếnthức thuộc Kinh tế chính trị Mác – Lênin nên khó, trừu tượng với nhiều nội dung dài, khóghi nhớ với học sinh Khi dạy phần kiến thức này, giáo viên rất khó để truyền tải kiếnthức một cách logic và đầy đủ, học sinh khó nhớ vì có rất nhiều những thuật ngữ hàn lâm,chuyên ngành Sơ đồ hóa tư duy trong dạy và học phần kiến thức này góp phần giải quyếtnhững khó khăn trên giúp học sinh nắm kiến thức bền vững và hứng thú với môn họchơn
Từ những lí do trên, tôi lựa chon nghiên cứu đề tài: “Sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy phần: “Công dân với kinh tế” - GDCD 11 tại Trường PT DTNT cấp 2 – 3 Vĩnh Phúc”.
2 Mục đích và ý nghĩa của sáng kiến
- Giúp học sinh làm quen và thuần thục kĩ thuật sơ đồ tư duy trong học tậpphần“Công dân với kinh tế” – GDCD 11
- Giáo viên kết hợp nhuần nhuyễn kĩ thuật sơ đồ tư duy với các kĩ thuật và phươngpháp dạy học tích cực khác trong giảng dạy phần “Công dân với kinh tế” – GDCD 11
- Học sinh biết vẽ và có một bộ sơ đồ tư duy cho môn học
- Đánh giá, điều chỉnh phương pháp dạy học môn GDCD trong trường phổ thôngphù hợp với đối tượng học sinh
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Soạn bài và giảng dạy phần “Công dân với kinh tế” – GDCD 11 bằng sơ đồ tưduy
- Hướng dẫn học sinh ghi chép và vẽ sơ đồ tư duy các bài học trong phần “Côngdân với kinh tế” – GDCD 11
- Hướng dẫn và rèn luyện học sinh học, ôn tập phần“Công dân với kinh tế” –GDCD 11 bằng sơ đồ tư duy
Trang 7- Giúp học sinh nắm chắc kiến thức, giảm bớt áp lực bộ môn cho học sinh
4 Phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 11A6, 11A7 trường PTDTNT cấp 2 – 3 VĩnhPhúc
- Phần kiến thức áp dụng: “Công dân với kinh tế” – GDCD 11
- Hướng dẫn học sinh hoc kiến thức mới, ôn tập bằng sơ đồ tư duy
5 Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu lí thuyết:
- Đọc tài liệu liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của đề tài
- Phân tích các nội dung kiến thức có thể áp dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy trong giảngdạy
* Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
- Thực nghiệm kiểm tra ở các lớp học để xác định tính khả thi và hiệu quả của sángkiến
- Theo dõi kết quả thi giữa kì và kết thúc học kì của học sinh
Trang 8PHẦN II NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY PHẦN “CÔNG DÂN VỚI KINH TẾ” - GDCD 11 BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TẠI TRƯỜNG PT DTNT CẤP 2 – 3 VĨNH PHÚC
1 Cơ sở lí luận
1.1 Sơ đồ tư duy là gì?
Sơ đồ tư duy là phương pháp kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắcphù hợp với cấu trúc hoạt động, chức năng của bộ não giúp con người ghi nhớ kiến thứcnhanh và bền vững hơn Đây là một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, vận dụng ghi chépdưới dạng sơ đồ qua việc sử dụng màu sắc, từ khóa, hình ảnh để mở rộng và đào sâu ýtưởng
Cha đẻ của sơ đồ tư duy là Giáo sư Tony Buzan (năm sinh 1942, quốc tịch Anh).Ông đã phát triển sáng kiến này vào những năm 60 của thế kỉ XX nhưng phải tới năm
2007 nó mới được truyền vào nước ta khi ông đến giảng dạy cho các doanh nhân trẻ ViệtNam Hiện nay, sơ đồ tư duy của ông được thế giới sử dụng phổ biến, trở thành công cụhữu hiệu trong học tập và nghiên cứu
1.2 Các ứng dụng của sơ đồ tư duy trong xã hội
"Công cụ vạn năng cho bộ não" là thuật ngữ người ta dùng để nói về sơ đồ tư duy
vì nó là phương pháp ghi nhớ rất hiệu quả và sáng tạo Các sơ đồ tư duy không chỉ chothấy các thông tin mà còn giúp chúng ta thấy được cấu trúc tổng thể của một nội dung vàmức độ quan trọng của những phần kiến thức riêng lẻ với nhau Nó giúp chúng ta liên kếtcác ý tưởng một cách chặt chẽ, linh hoạt và tạo các kết nối với các nội dung khác Vì vậy,
nó được áp dụng trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội
Đối với người đi học: Khi sử dung sơ đồ tư duy người học sẽ tăng khả năng ghinhớ, rút ngắn quá trình ghi chép, hình dung toàn diện và nhanh chóng dàn bài của một bàihọc, chủ đề, tăng tư duy logic trong quá trình thuyết trình Sơ đồ tư duy giúp cho học sinhnhớ bài nhanh hơn và bền vững hơn, rèn luyện tư duy khái quát
Trang 9Đối với người đi làm: Sơ đồ tư duy giúp mỗi cá nhân không bỏ sót công việc trongquá trình thực hiện Khi người đi làm lập sơ đồ tư duy sẽ nhớ chi tiết các công việc cầnthực hiện, phân tích nhanh các vấn đề liên quan, khởi tạo ý tưởng mới.
Đối với một tổ chức: Các tổ chức với lượng công việc lớn, số lượng cá nhân nhiềunên sử dụng sơ đồ tư duy vô cùng hữu ích Sơ đồ tư duy giúp lên kế hoạch các công việc,lập và tổ chức các dự án nhanh chóng và hiệu quả Hơn nữa, sơ đồ tư duy còn giúp cácnhà quản lý khắc họa nhiệm vụ, công việc của mình một cách khoa học nhất, đồng thờithấy được mối liên kết trong công việc giữa các cá nhân trong tổ chức với nhau
1.3 Tác dụng của sơ đồ tư duy đối với học sinh
Việc học sinh vẽ sơ đồ tư duy vừa phát huy tối đa tính sáng tạo của các em vừaphát huy năng khiếu hội họa Qua việc chọn lựa đường nét, màu sắc để tạo ra một sơ đồ
tư duy làm các em yêu quí, trân trọng tác phẩm của mình đã sáng tạo ra, đồng thời tácđộng vào bộ não làm cho các em nhớ kiến thức nhanh hơn và bền vững hơn
Sơ đồ tư duy còn giúp học sinh diễn đạt, trình bày ý tưởng theo ý mình nên dễnhìn, dễ viết, dễ hiểu và dễ nhớ Sơ đồ tư duy là một bức tranh vừa mang tính tổng thểvừa mang tính cụ thể có màu sắc, hình ảnh do đó hấp dẫn học sinh nhìn, ghi nhớ và nhận thức
Sơ đồ tư duy kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo vô tận của họcsinh
Sơ đồ tư duy giúp phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não, tăng tính chủđộng của học sinh
Rèn luyện tư duy lôgic và khái quát trong tìm hiểu vấn đề Tư duy này rất quantrọng trong học tập và giải quyết các vấn đề phát sinh trong cuộc sống
1 4 Cách ghi trên sơ đồ tư duy
Từ những kinh nghiệm của bản thân, tôi thấy khi ghi chép trên sơ đồ tư duy nên:+ Lên ý tưởng, vạch các ý chính, ý phụ trước khi vẽ sơ đồ tư duy
+ Viết các từ khóa, ngắn gọn
+ Cấu trúc của sơ đồ phải logic, liền mạch
+ Khi viết ý nên để chừa khoảng trống để có thể bổ sung thêm ý khi cần thiết
Khi vẽ sơ đồ tư duy cần tránh những điều sau:
+ Viết quá nhiều chữ trong các ý
+ Ghi chép một cách vụn vặt
Trang 101.5 Một số phần mềm dùng để tạo sơ đồ tư duy
Một sơ đồ tư duy có thể được thực hiện dễ dàng trên một tờ giấy với các loại bútmàu khác nhau, tuy nhiên, cách thức này có nhược điểm là khó lưu trữ, thay đổi và chỉnh
sửa Một giải pháp được hướng đến là sử dụng các phần mềm để tạo ra sơ đồ tư duy Một
số phần mềm tiêu biểu trong thể loại “phần mềm mind mapping” (mind mappingsoftware)
Phần mềm Buzan’s iMindmap™: một phần mềm thương mại, tuy nhiên có thể
tải bản dùng thử 30 ngày Phần mềm do công ty Buzan Online Ltd thực hiện Trang chủtại www.imindmap.com
Phần mềm Inspiration: sản phẩm thương mại của công ty Inspiration Software,
Inc Sản phẩm có phiên bản dành cho trẻ em (các em từ mẫu giáo đến lớp 5) rất dễ dùng
và nhiều màu sắc Có thể dùng thử 30 ngày Trang chủ tại www.inspiration.com
Phần mềm Visual Mind: sản phẩm thương mại của công ty Mind Technologies.
Phần mềm dễ sử dụng và linh hoạt trong sắp xếp các nút chứa từ khóa Có thể dùng thử
30 ngày Trang chủ tại www.visual-mind.com
Phần mềm FreeMind: sản phẩm hoàn toàn miễn phí, được lập trình trên Java.
Các icon chưa được phong phú, tuy nhiên chương trình có đầy đủ chức năng để thực hiệnmind mapping Trang chủ tại:
Giáo viên dạy môn Giáo dục công dân của nhà trường (03 giáo viên) đều được đàotạo đúng chuyên ngành, biết ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy; có tâm huyết,trách nhiệm, tinh thần cầu tiến, hứng thú khi tiếp nhận thêm các kĩ thuật dạy học mới
Hiện nay, các dụng cụ phục vụ cho vẽ sơ đồ tư duy rất đa dạng và phong phú: Cácphần mềm tin học hỗ trợ vẽ sơ đồ tư duy nhanh chóng, hấp dẫn, mới lạ và đẹp mắt; bútmàu, bút dạ, giấy,… dễ mua, nhiều chủng loại
2.2 Khó khăn, hạn chế
- Về phía học sinh:
Trang 11Học sinh học các môn khoa học xã hội nói chung và môn Giáo dục công dân nóiriêng theo kiểu “học vẹt”, nhớ máy móc các ý Vì vậy, khả năng lưu giữ kiến thức trongđầu kém, không thấy được mối liên hệ giữa các ý với nhau Thêm nữa, các em chưa hiểubản chất bài học nên khó khăn trong việc tìm ra các từ khóa trong các ý.
Tại cơ sở 2 của nhà trường có hai lớp 11 nhưng khả năng nhận thức và lực học củacác em không đồng đều nên việc áp dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học mới gặp rấtnhiều khó khăn
Học sinh khối 11 (cơ sở 2) của nhà trường đa số là học sinh của xã Ngọc Thanh vàmột vài xã lân cận, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn hạn chế nên khả năng nhậnthức của các em còn chậm Vì vậy, việc dạy học bằng sơ đồ tư duy gặp nhiều khó khăn.Chưa kể đến, vẫn còn một số ít học sinh còn lười học, thiếu ý chí phấn đấu nên các emkhông hoàn thành nhiệm vụ của thầy cô
Vẫn còn tư tưởng coi môn Giáo dục công dân là môn học phụ nên một số học sinhkhông đầu tư hết sức để hoàn thành các bài tập vẽ sơ đồ tư duy của giáo viên bộ môn
- Về phía giáo viên giảng dạy:
Đôi khi giáo viên chưa thấy hết tác dụng của sơ đồ tư duy đối với khả năng ghinhớ kiến thức và rèn luyện kĩ năng của học sinh nên chưa đầu tư có chất lượng và vậndụng thường xuyên kĩ thuật này trong giảng dạy Giáo viên có đưa vào sử dụng nhưng ít,thường là dùng vào các tiết ôn tập, các phần kiến thức có yếu tố so sánh Hình thức của
sơ đồ tư duy còn đơn giản, đa phần là các khung hình vuông, hình tròn… Màu sắc hầunhư chỉ sử dụng màu đen truyền thống Đường nét: thường là nét thẳng
Còn tồn tại tình trạng giáo viên chưa sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ tạo
sơ đồ tư duy nên chỉ sử dụng các sơ đồ tư duy tự vẽ; do đó sơ đồ tư duy còn nhiều hạnchế về tính hấp dẫn làm cho khả năng ghi nhớ, ấn tượng với học sinh cũng bị giảmsút
- Về phía nhà trường và xã hội:
Nhà trường đã cố gắng đầu tư về cơ sở vật chất song vẫn chưa đáp ứng được đầy
đủ, thường xuyên nhu cầu dạy học bằng sơ đồ tư duy: máy chiếu, bảng phụ, màu vẽ,loa… phục vụ cho giảng dạy của giáo viên
Học kì I năm học 2021 – 2022, do sự ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid 19nên việc tổ chức dạy học đã khó, việc dạy học bằng sơ đồ tư duy còn khó khăn hơn
2.3 Số liệu thống kê trước khi áp dụng sáng kiến
- Chất lượng môn Giáo dục công dân đầu năm học 2021 - 2022:
Trang 121 Sử dụng sơ đồ tư duy trong tiến trình bài học
Tùy vào nội dung của bài học, tôi sẽ lựa chọn sử dụng sơ đồ tư duy trong một đến hai bước của tiến trình dạy học
1.1 Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc kiểm tra kiến thức cũ
Kiểm tra bài cũ là việc làm thường xuyên của giáo viên trong các tiết dạy Vì vậy,giáo viên phải thiết kế hoạt động này làm sao để vừa tránh sự nhàm chán, đơn điệu vừatạo tâm thế vui tươi giúp học sinh bắt đầu tiết học hiệu quả hơn
Căn cứ vào nội dung của tiết học và mục tiêu hướng tới của hoạt động kiểm tra bài
cũ, tôi có thể kiểm tra miệng bằng cách sử dụng sơ đồ tư duy Sử dụng sơ đồ tư duy vừagiúp giáo viên kiểm tra được phần ghi nhớ lẫn phần hiểu bài của học sinh đối với bài học
cũ Do thời lượng dành cho kiểm tra bài cũ ngắn nên tôi thực hiện việc kiểm tra bài cũbằng sơ đồ tư duy theo 2 hình thức:
Hình thức thứ nhất: Tôi yêu cầu học sinh điền các thông tin còn thiếu của sơ đồ
tư duy và rút ra nhận xét về mối quan hệ của các nhánh thông tin với từ khóa trung tâmtrong sơ đồ tư duy
Ví dụ: Để kiểm tra bài cũ bài 1: “Công dân với sự phát triển kinh tế”, tôi yêu cầu họcsinh hoàn thành sơ đồ tư duy còn thiếu các thông tin sau:
Trang 13Để tiến hành được kiểu kiểm tra bài cũ này thì tôi phải rèn cho học sinh thói quenlập sơ đồ tư duy sau mỗi bài học Trong khi dạy kiến thức mới, tôi phải hướng dẫn các
em cách ghi chép và cùng học sinh hoàn thiện những nội dung kiến thức đã học bằng sơ
đồ tư duy nhằm đưa ra đúng, đủ những tri thức mà học sinh cần nắm vững
CD với sự
phát triển kinh
tế
Khái niệm
Vai trò
Các yếu tố
Phát triển Kinh tế
Hình ảnh kiểm tra bài cũ bằng hình thức hoàn thành các nội dung thiếu trong sơ đồ
Trang 14Hình thức thứ hai: Tôi còn có thể cho học sinh hoàn thành trọn vẹn sơ đồ tư duy
dưới hình thức cuộc thi: hai hoặc ba học sinh được kiểm tra bài cũ sẽ thi hoàn thành một
sơ đồ tư duy về bài học cũ, học sinh nào làm nhanh nhất, chính xác nhất sẽ được tuyêndương và có điểm cao Điều này giúp các em vừa phát huy kĩ năng ghi nhớ kiến thức vừaphát huy khả năng sáng tạo của học sinh
Nhờ hai cách kiểm tra bài cũ trên, tôi thấy rằng ngay từ đầu tiết học các em đã rấthào hứng và nhiệt tình tham gia Vì thế, phần kiểm tra bài cũ không còn căng thẳng và áplực đối với học sinh Các em không chỉ đơn thuần đọc thuộc lòng từng câu chữ để trả bàicho giáo viên, mà còn hiểu, biết phương pháp học và hứng thú hơn với môn học
1.2 Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc dạy kiến thức mới
Thực tế cho thấy, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, thông hiểu vàvận dụng kiến thức mới của học sinh như: môi trường học, cơ sở vật chất, tư duy, nộidung chương trình… nhưng trong đó phương pháp, kĩ thuật dạy học mà người giáo viênáp dụng và cách học của học sinh là giữ vai trò quyết định
Sử dụng sơ đồ tư duy là một biện pháp hiệu quả nhằm phát triển khả năng ghi nhớ,thông hiểu, vận dụng kiến thức mới và rèn luyện tư duy lôgic, khái quát cho học sinh.Với đặc thù của môn Giáo dục công dân 11 là môn khoa học xã hội nội dung nhiều chữnên ngay từ đầu năm học, theo định hướng đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học củangành và của nhà trường, tôi đã giới thiệu đến học sinh cách ghi chép rõ ràng vạch rõ ýlớn, ý nhỏ Thực ra, kiểu ghi chép này các em cũng đã từng thực hiện rồi nhưng chưa biếthết tác dụng cũng như hiệu quả của nó Kiểu ghi chép trên nếu được kết hợp với kĩ thuật
sơ đồ tư duy sẽ giúp học sinh nhớ lâu hơn, tạo hứng thú học tập cho học sinh và sẽ giúpcho kiến thức "đi thẳng vào đầu" học sinh một cách nhanh chóng, hiệu quả
Để sử dụng sơ đồ tư duy trong khi dạy học kiến thức mới Phần : Công dân vớikinh tế - môn Giáo dục công dân 11, tôi đã tổ chức các hình thức sau cho học sinh:
Hình ảnh kiểm tra bài cũ bằng hình thức học sinh thi vẽ 1 sơ đồ tư duy
Trang 15* Khi dạy kiến thức mới hoàn toàn bằng bảng, tôi thường dành một phần bảng
bên phải để cùng học sinh hoàn thiện sơ đồ tư duy Mỗi nội dung của bài học được giảngxong thì sơ đồ tư duy lại có thêm một nhánh Ví dụ khi dạy Bài 2 “Hàng hóa – tiền tệ -thị trường” Giáo dục công dân 11, tôi đi theo tiến trình và cách trình bày như sau:
Bảng ghi được chia làm 2 phần:
I Hàng hóa
1 Khái niệm hàng hóa
(Giáo viên và học sinh cùng tìm hiểu phần 1 Sau
khi học xong phần 1, sơ đồ tư duy xuất hiện thêm 3
nhánh “sản phẩm của lao động”; “có công dụng” và
“thông qua trao đổi mua – bán”
(Ở bảng bên phải cũng xuất hiệntừ khóa “dân chủ, kỉ luật”)
Tương tự, sau khi học xong mỗi phần kiến thức mới thì sơ đồ tư duy lại thêmnhững nhánh nữa Khi kết thúc bài học cũng là lúc giáo viên và học sinh sẽ hoàn thànhxong sơ đồ tư duy hoàn chỉnh cho bài học đó
Là sản phẩm của lao độngKhái