Bởivậy, nếu người giáo viên vẫn ôm khư khư cách dạy truyền thống cũ kĩ, lấy ngườithầy làm trung tâm, không chịu đầu tư, không tích cực đổi mới, thay đổi phươngpháp dạy học thì sẽ khiến n
Mục đích nghiên cứu
Mục đích của sáng kiến nhằm nghiên cứu về thực trạng dạy và học ngoại ngữ cũng như hứng thú của học sinh đối với môn học, tìm ra nguyên nhân của thực trạng này, từ đó đề xuất và áp dụng các giải pháp phù hợp để tạo động lực học tập cho học sinh, giúp các em chủ động tích cực trong việc lĩnh hội tri thức, qua đó,nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ.
Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
Thiết kế các hoạt động dạy học, áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào các tiết học Tiếng Anh- chương trình thí điểm Đánh giá hiệu quả của các hoạt động bằng cách quan sát hứng thú học tập của các em cũng như qua phiếu khảo sát và kết quả học tập.
Phương pháp nghiên cứu
Trong sáng kiến này, tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Đọc tài liệu tham khảo, xem các video trên Youtube liên quan đến việc sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học.
- Phương pháp quan sát điều tra: Để tìm hiểu về thực trạng học Tiếng Anh của học sinh, hứng thú của học sinh đối với môn học, tôi đã sử dụng phương pháp quan sát và phiếu hỏi
- Phương pháp dạy học thực nghiệm: Tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm các tiết học Tiếng Anh có sử dụng các hoạt động đổi mới, các kĩ thuật dạy học tích cực nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học tại lớp 11A6, 11A7, trường phổ thông DTNT cấp 2,3 Vĩnh Phúc.
- Phương pháp phân tích, so sánh: So sánh kết quả học tập trong các giai đoạn của năm học 2020-2021 có áp dụng các hoạt động, kĩ thuật dạy học tích cực với kết quả của năm học trước, khi chưa áp dụng các hoạt động đó.
Sau mỗi tiết dạy, giáo viên thực hiện tổng kết, đúc rút kinh nghiệm để điều chỉnh và đổi mới phù hợp cho các tiết học tiếp theo Sau mỗi giai đoạn, giáo viên so sánh, tổng hợp, rút ra bài học kinh nghiệm cần thiết Quá trình này nhằm đảm bảo các tiết học luôn đổi mới và phù hợp với đối tượng học sinh.
Tên sáng kiến
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN TIẾNG ANHCHO HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DTNT CẤP 2-3 VĨNH PHÚC
Tác giả sáng kiến
Họ và tên: Trần Thị Xuân Địa chỉ: Trường phổ thông DTNT cấp 2,3 Vĩnh Phúc- Ngọc Thanh- Phúc Yên- Vĩnh Phúc.
Số điện thoại: 0974 975 318E_mail: tranthixuan.c3dtntphucyen@vinhphuc.edu.vn
Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
Tác giả sáng kiến tự đầu tư.
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực, các hoạt động nhằm tạo hứng thú,động lực học tập trong giảng dạy và học tập môn Tiếng Anh (chương trình thí điểm)- THPT.
Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
Sáng kiến được tác giả áp dụng lần đầu năm học 2020 - 2021 và tiếp tục bổ sung hoàn chỉnh vào những năm sau, nhất là có sự đổi mới, cập nhật phù hợp với yêu cầu về phát huy tính tích cực của học sinh đã bước đầu cho thấy một số kết quả khả quan.
Mô tả bản chất của sáng kiến
Cơ sở lí luận của sáng kiến
Phương pháp dạy học tích cực là các biện pháp, cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học Các kĩ thuật dạy học tích cực là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học.
Hứng thú là một thuộc tính tâm lí- nhân cách của con người Hứng thú có vai trò rất quan trọng trong học tập và thao tác, không có việc gì con người không làm được dưới tác động, ảnh hưởng của hứng thú Cùng với tự giác, hứng thú tạo ra tính tích cực nhận thức, giúp học sinh học tập đạt hiệu quả cao, có năng lực khơi dậy mạch nguồn của sự phát minh sáng tạo.
Trong giảng dạy, truyền được cảm hứng học tập cho học sinh, giúp học sinh yêu thích, đam mê đối với môn học được coi là thành công lớn của người thầy Bởi khi có động lực, học sinh sẽ học tập, ghi nhớ tốt hơn, khả năng tư duy và tập trung cũng cao hơn Cùng một thời lượng tiết học 45 phút, có những giờ học, học sinh cảm thấy thời gian trôi qua rất nhanh trong tiếc nuối, nhưng cũng có những giờ học nặng nề như kéo dài vô tận Bởi vậy, vai trò của người thầy trong việc tạo cảm hứng, động lực học tập cho học sinh là vô cùng quan trọng Để làm được điều đó, mỗi thầy cô giáo phải là một tấm gương sáng không ngừng học hỏi, không ngừng đổi mới để đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của xã hội Bên cạnh đó, trong quá trình dạy học, người giáo viên cũng cần đúc rút những kinh nghiệm, phát huy những mặt tích cực để có thể truyền đạt kiến thức đến học sinh một cách hiệu quả nhất Đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng các hoạt động, kĩ thuật dạy học tích cực trong quá trình dạy học là một trong những cách thức để nâng cao chất lượng giờ dạy Bởi điều đó giúp học sinh tích cực chủ động tham gia vào quá trình học, từ đó phát triển năng lực giao tiếp, cải thiện khả năng phát âm, nâng cao kĩ năng nghe hiểu, cải thiện kĩ năng đọc, viết Sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực còn giúp học sinh chủ động hơn trong việc phát âm, ghi nhớ các chủ điểm ngữ pháp, giúp cho giờ học ngữ pháp, từ vựng bớt nhàm chán, tẻ nhạt và tăng cường khả năng ghi nhớ hơn.
Hơn nữa, các hoạt động này giúp học sinh giảm căng thẳng, kích thích tư duy sáng tạo của học sinh, giúp không khí giờ học thoải mái hơn Qua đó, giúp học sinh đam mê yêu thích hơn đối với môn học này Với sáng kiến “một số hoạt động tạo hứng thú học tập tiếng Anh cho học sinh”, tôi muốn chia sẻ những biện pháp,cách làm cụ thể của bản thân mình với hy vọng có thể trao đổi kinh nghiệm với các thầy cô đồng nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Thực trạng của vấn đề
Sinh ra và lớn lên ở khu vực vùng núi Ngọc Thanh, mỗi em học sinh trường phổ thông DTNT cấp 2,3 Vĩnh Phúc đều mang trong mình khát khao được học hỏi, được mở mang kiến thức để có thể tự tin bước ra khỏi lũy tre làng, mang về luồng ánh sáng mới cho quê hương Tuy nhiên, hầu hết các em là người dân tộc thiểu số, điều kiện học tập còn khó khăn, ít được tiếp xúc với công nghệ mới, chất lượng tuyển sinh đầu vào còn thấp Tâm lí e ngại khi giao tiếp, khả năng tư duy về ngôn ngữ còn hạn chế khiến học sinh luôn sợ môn Tiếng Anh, coi tiếng Anh là môn học khó Hầu hết học sinh chưa có hứng thú, động lực học tập, chưa có sự đầu tư đối với môn học Để đánh giá về sự hứng thú đối với việc học môn Tiếng Anh của học sinh, đầu năm học 2020-2021, tôi đã thực hiện khảo sát nhanh đối với 61 học sinh lớp 11, bằng phiếu hỏi: “Em có yêu thích học môn Tiếng Anh không?” và thu được kết quả như sau:
Tổng số học sinh Thích Bình thường Không thích
Kết quả khảo sát cho thấy có tới 59,01% học sinh không hứng thú với môn Tiếng Anh, trong khi chỉ có 18,03% học sinh yêu thích môn học này Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng này được cho là do các tiết học chưa hấp dẫn, chưa thu hút được sự quan tâm của học sinh, bên cạnh tâm lý e ngại và sợ khó.
Các hoạt động tạo hứng thú học tập đã thực hiện
Trong mỗi tiết học, tôi luôn thiết kế các hoạt động phù hợp nhằm tạo môi trường học tập cởi mở, giúp học sinh tiếp thu kiến thức chủ động Để tạo hứng thú, tôi thường thay đổi không khí lớp học, luân phiên các hoạt động giúp học sinh khơi dậy tính tò mò và để lại ấn tượng sâu sắc Bên cạnh bầu không khí thoải mái, tôi cũng chú trọng các hoạt động mang tính vận động, tư duy phù hợp với học sinh THPT Tôi linh hoạt lựa chọn và đan xen các hoạt động khác nhau để tạo sự sinh động, thú vị và luôn đem lại cho học sinh cảm giác mới mẻ Tôi không ngừng nghiên cứu và đổi mới để bổ sung thêm các hoạt động, giúp bài học trở nên hấp dẫn hơn.
Các hoạt động đã áp dụng bao gồm:
* Mục đích: Hoạt động này nhằm mục đích yêu cầu học sinh thực hiện các quy tắc trong lớp học một cách thoái mái nhất, giúp học sinh có được tâm trạng tốt nhất để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
* Cách thức tiến hành: Khi giáo viên nói “Hello, hello”, học sinh sẽ nói “hi, hi” và giữ trật tự, tập trung quan sát giáo viên hoặc quan sát lên bảng
* Ưu điểm: Trước đây, khi muốn yêu cầu học sinh giữ trât tự, tôi thường gõ thước xuống bàn hoặc yêu cầu học sinh “Keep silent” Điều đó gây nên tâm lí căng thẳng cho học sinh trong giờ học Khi bị ức chế, các em sẽ không còn hứng thú đối với giờ học nữa Vì vây, việc sử dụng kĩ thuật “Hello, hello” có tác động rất lớn đối với học sinh Khi học sinh được hồi đáp lại, được nói ra, trạng thái não bộ cũng thay đổi, chuyển sang một giai đoạn khác, tươi mới hơn để có thể tập trung tốt hơn vào các nội dung học tập Đồng thời, khi giáo viên tiếp tục nói “Hello, hello”, và học sinh liên tục nhắc lại cho đến khi tất cả các học sinh đều ý thức được bản thân phải tập trung còn giúp các em còn phát triển được kĩ năng tự sửa lỗi cho bản thân mà không cần phải sử dụng các biện pháp mạnh gây căng thẳng Sử dụng kĩ thuật
“hello hello” để yêu cầu học sinh tập trung giúp giáo viên đạt được mục đích của mình mà không gây nên tâm lí căng thẳng cho các em Học sinh cũng cảm thấy thoải mái hơn khi bị nhắc nhở theo cách này.
* Áp dụng: tất cả các tiết học
* Mục đích: Hoạt động này nhằm mục đích tạo không khí vui tươi, phấn khởi để bắt đầu một giờ học, cũng như tạo tâm lí tự tin cho học sinh khi trả lời câu hỏi kiểm tra bài cũ.
* Cách thức tiến hành: Giáo viên tìm một số bài hát sôi động, lời bài hát phù hợp với lứa tuổi học sinh Sau đó, giáo viên bật nhạc và yêu cầu học sinh truyền tay nhau một món đồ vật mà giáo viên đã chuẩn bị trước Khi giáo viên dừng nhạc, học sinh nào đang giữ đồ vật đó sẽ phải trả lời một câu hỏi kiểm tra bài cũ hoặc thực hiện một nhiệm vụ học tập theo yêu cầu
* Ưu điểm: Thông thường, hoạt động kiểm tra bài cũ thường gây nên tâm lí lo sợ cho học sinh Một số học sinh có tính cách nhút nhát, rụt rè, khi được gọi lên kiểm tra bài cũ thì hầu như mọi lời hay ý đẹp trong đầu đều biến mất, mặc dù trước đó đã chuẩn bị rất kĩ Vì thế, ưu điểm của việc sử dụng âm nhạc trong giờ kiểm tra bài cũ giúp học sinh thoải mái, thư giãn hơn, từ đó xua tan tâm lí sợ sệt, để các em tự tin hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập và bắt đầu một giờ học mới với năng lượng tích cực hơn và tâm thế sẵn sàng nhất.
* Áp dụng: Tất cả các tiết học, chủ yếu dùng trong phần khởi động, kiểm tra bài cũ.
Mục đích chính của hoạt động này là tạo nên một bầu không khí vui vẻ và thoải mái để các học sinh có thể chia sẻ những đánh giá của mình về các sản phẩm học tập của các nhóm khác.
* Cách thức tiến hành: Tùy theo điều kiện lớp học, giáo viên có thể cho tất cả học sinh lên bảng, hoặc lần lượt học sinh từ các nhóm quan sát sản phẩm học tập và vẽ một mặt cười hoặc dấu tích vào sản phẩm học tập nào có chất lượng tốt nhất Sản phẩm nào được bầu chọn nhiều nhất (có nhiều dấu tích/ mặt cười nhất) sẽ được biểu dương, khen thưởng.
* Ưu điểm: Di chuyển, vận động giúp học sinh được thay đổi trạng thái, giúp não bộ không bị mệt mỏi khi phải tập trung quá lâu Theo cách truyền thống, giáo viên nhận xét từng sản phẩm học tập của học sinh và cho điểm Điều đó nhấn mạnh vào việc lấy người thầy làm trung tâm và đã không còn phù hợp nữa Bởi khi giáo viên nhận xét, có học sinh chăm chú lắng nghe, cũng có học sinh lơ đễnh không chú ý Với kĩ thuật bầu chọn, học sinh có thể thể hiện ý kiến đánh giá của bản thân trong quá trình di chuyển, đồng thời phải quan sát, so sánh các sản phẩm học tập đó Việc đánh giá bằng mặt cười hoặc dấu tích để bầu chọn có thể huy động được một số lượng lớn học sinh tham gia mà không mất quá nhiều thời gian như các cách đánh giá khác Hơn nữa, việc quan sát rất nhiều mặt cười trên bảng sau khi kết thúc hoạt động cũng làm tăng sự phấn chấn cho học sinh.
*Áp dụng: Tất cả các tiết học có sản phẩm làm việc nhóm
7.3.4 Hoạt động 4: Good job, high-five
* Mục đích: Kĩ thuật này nhằm mục đích thay đổi không khí lớp học, tăng tính tích cực cho học sinh.
* Cách thức tiến hành: Trước khi bắt đầu một nhiệm vụ học tập, các học sinh sẽ vỗ vào vai hoặc đập tay nhau để xác định được đối tác của mình Hoặc sau khi hoàn thành các nhiệm vụ học tập, giáo viên cho học sinh đập tay, vỗ vai bạn bên cạnh hoặc tự vỗ vai mình và nói “Good job, my body” nhằm truyền sức mạnh cho nhau, khích lệ tinh thần và thay đổi không khí lớp học.
* Ưu điểm: Theo các nghiên cứu, học sinh THPT có thể tập trung cao nhất để thực hiện một nhiệm vụ học tập trong khoảng thời gian tối đa là 10-12 phút Nếu không được thay đổi trạng thái, não bộ sẽ trở nên thiếu tập trung và làm việc kém hiệu quả hơn Áp dụng kĩ thuật “high five, good job” là cách đơn giản, dễ thực hiện để thay đổi trạng thái cho não bộ Hoạt động này có thể dùng trong mọi giai đoạn của các tiết học, giúp não bộ luôn được ở trong trạng thái tươi mới, mang lại không khí thoải mái, vui vẻ, thư giãn cho học sinh Giúp các em luôn trong tâm thế sẵn sàng để tiếp nhận các nội dung, nhiệm vụ học tập mới.
* Áp dụng: tất cả các tiết học
* Mục đích: Hoạt động này nhằm kiểm tra khả năng ghi nhớ của học sinh mà không gây nên tâm lí căng thẳng cho các em, đặc biệt áp dụng cho phần nội dung bài mới, từ mới
* Cách thức tiến hành: Có nhiều cách tiến hành hoạt động này, sau đây là hai cách mà tôi đã sử dụng và mang lại hiệu quả
+ Cách 1: Chủ yếu dùng để kiểm tra từ vựng Sau khi dạy từ vựng, giáo viên cho học sinh đọc từ vựng theo nhóm, theo cá nhân Sau đó, giáo viên cho học sinh làm việc theo cặp hoặc theo nhóm Học sinh thứ nhất/ nhóm thứ nhất đọc nghĩa tiếng Việt, học sinh thứ hai/ nhóm thứ hai đọc từ tiếng Anh tương ứng, tương tự với kiểm tra cấu trúc ngữ pháp Hoạt động này giúp tăng cường khả năng ghi nhớ, kích thích tính cạnh tranh lành mạnh của học sinh Sau khi hoạt động kết thúc, giáo viên có thể kiểm tra bằng cách gọi học sinh lên bảng viết lại các từ mới/ cấu trúc ngữ pháp đã được học.
Những thông tin cần được bảo mật
Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả
Sáng kiến thực nghiệm đã đem lại hiệu quả tích cực, tạo ra tính hấp dẫn, kích thích niềm đam mê học tập cho học sinh Các em trở nên chủ động, tích cực, phát triển tư duy, cải thiện vốn từ vựng và giao tiếp Đặc biệt, học sinh khắc phục được tâm lý nặng nề khi đối mặt với các chủ đề khó Việc áp dụng kỹ thuật dạy học tích cực đã góp phần đổi mới phương pháp dạy học, tập trung vào phát triển năng lực người học.
- Về hứng thú học tập: Học sinh hứng thú hơn với việc học môn Tiếng Anh, tự tin thể hiện bản thân, tích cực chủ động tham gia vào quá trình học, nâng cao khả năng làm việc theo nhóm, cặp
- Về kiến thức từ vựng, ngữ pháp: Học sinh đã cải thiện và mở rộng thêm vốn từ vựng, kích thích sự hứng thú với việc khám phá thêm nhiều từ mới phù hợp với nội dung từng bài học, áp dụng làm bài tập về các chủ điểm ngữ pháp hiệu quả.
- Về kĩ năng: Biết sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, phù hợp với ngữ cảnh; tích cực hơn trong việc giao tiếp bằng tiếng Anh với giáo viên cũng như các bạn học sinh khác
- Kết quả khảo sát cụ thể tại lớp 10A6, 10A7 (năm học 2019-2020) - chưa áp dụng đề tài và lớp 11A6, 11A7 (năm học 2001-2021) - áp dụng đề tài, về:
* Sự quan tâm, hứng thú đối với môn Tiếng Anh của HS
Tổng số HS 61 Thích Bình thường Không thích
* Chất lượng môn Tiếng Anh:
+ Kết quả học tập môn Tiếng Anh lớp 10A6 năm học 2019-2020 (trước khi áp dụng các hoạt động dạy học tích cực), và lớp 11A6 năm học 2020-2021 (sau khi áp dụng các hoạt động trong đề tài):
Lớp Sĩ số Yếu TB Khá Giỏi
+ Kết quả học tập môn Tiếng Anh lớp 10A7 năm học 2019-2020 (trước khi áp dụng các biện pháp), và lớp 11A7 năm học 2020-2021 (sau khi áp dụng các hoạt động):
Lớp Sĩ số Yếu TB Khá Giỏi
* Trong năm học 2021-2022, dựa trên những thành công của năm học trước, tôi tiếp tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, áp dụng các hoạt động dạy học nhằm tạo hứng thú cho học sinh lớp 12A6, 12A7 (lớp 11A6, 11A7 năm học 2020- 2021) và đã tiếp tục thu được những thành công Chất lượng học tập bộ môn Tiếng Anh đã tăng lên đáng kể, số lượng học sinh khá, giỏi tăng, và không còn học sinh bị điểm yếu, kém.
Học sinh say mê, yêu thích môn học, luôn mong chờ được tham gia các hoạt động.
Như vậy có thể khẳng định tính hấp dẫn của các hoạt động này đối với học sinh.
Bởi khi học sinh yêu thích môn học, tích cực học tập, chủ động lĩnh hội kiến thức,sẽ giúp kiến thức được ghi nhớ lâu hơn, hiệu quả hơn.
Chất lượng học tập bộ môn Tiếng Anh học kì 1 của học sinh lớp 12A6, 12A7 năm học 2021-2022 - lớp 11A6, 11A7 (năm học 2020-2021)
Lớp Sĩ số Yếu TB Khá Giỏi
Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân
Theo cách nhận xét, đánh giá của các thầy cô cùng bộ môn trong nhà trường trong các tiết dự giờ và so sánh với kết quả học tập của các lớp chưa áp dụng các hoạt động này, học sinh có hứng thú học tập hơn, chú ý học bài hơn, giờ học vui vẻ hơn và kết quả học tập cao hơn.
Những hoạt động dạy học tích cực này có khả năng áp dụng linh hoạt trong các tiết học ngữ pháp, kĩ năng và cả các môn học, thời gian dạy khác nhau Không chỉ vậy, chúng còn mở rộng đến nhiều khối lớp, giúp đa dạng hóa phương pháp giảng dạy, nâng cao hiệu quả tiếp thu kiến thức cho học sinh.
Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu
TT Tên cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
1 Trần Thị Xuân Trường PT DTNT cấp
2,3 Vĩnh Phúc Áp dụng vào giảng dạy chính khóa
2 Lớp 11A6 Trường PT DTNT cấp
Thực hiện các hoạt động
3 Lớp 11A7 Trường PT DTNT cấp
Thực hiện các hoạt động
Phúc Yên, ngày tháng 2, năm 2022
Phúc Yên, ngày 15 tháng 2, năm 2022
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
THPT Trung học phổ thông
DTNT Dân tộc nội trú