1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG GIẢNG DẠY CHƯƠNG VI, VII, VIII SINH HỌC 6 10 ĐIỂM

85 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây dựng và sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy chương VI, VII, VIII Sinh học 6
Tác giả Phạm Thị Mỹ
Người hướng dẫn Th.S Triệu Thy Hòa
Trường học Trường Đại học Quảng Nam
Chuyên ngành Sinh học
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp đại học
Năm xuất bản 2015
Thành phố Quảng Nam
Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 4,24 MB

Cấu trúc

  • Phần 1. MỞ ĐẦU (12)
    • 1.1 Lý do chọn đề tài (12)
    • 1.2 Mục tiêu đề tài nghiên cứu (13)
    • 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (13)
    • 1.4 Phương pháp nghiên cứu (13)
  • Phần 2. NỘI DUNG (14)
  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI) (14)
    • 1.1 Phương pháp dạy học tích cực trong hoạt động học tập của học sinh (14)
      • 1.1.1 Khái niệm (14)
      • 1.1.2 Mục đích của phương pháp dạy học tích cực (15)
      • 1.1.3 Các phương pháp dạy học tích cực (15)
      • 1.1.4 Tác dụng của việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực (15)
    • 1.2 Sơ đồ tư duy và hướng sử dung sơ đồ tư duy (16)
      • 1.2.1 Khái niệm (16)
      • 1.2.2 Các phần mềm vi tính sử dụng vẽ sơ đồ tư duy (16)
      • 1.2.3 Cách đọc (18)
      • 1.2.4 Cách vẽ (19)
        • 1.2.4.1 Công cụ vẽ sơ đồ tư duy (19)
        • 1.2.4.2. Các bước vẽ (19)
      • 1.2.5 Nguyên tắc vẽ (20)
      • 1.2.6 Ưu điểm (21)
      • 1.2.7 Nhược điểm (21)
      • 1.2.8 Hướng dẫn sử dụng sơ đồ tư duy bằng phần mềm Mind Map (22)
    • 1.3 Phân tích nội dung chương VI, VII, VIII Sinh học 6 (24)
      • 1.3.1 Mục tiêu dạy học sinh học (24)
      • 1.3.2 Cấu trúc chương trình (24)
      • 1.3.3 Nội dung chương trình chương VI, VII, VIII Sinh học 6 (0)
      • 1.3.4. Các bước giảng dạy sơ đồ tư duy dành cho sinh học lớp 6 (0)
    • 1.4 Sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy sinh học 6 (30)
      • 1.4.1 Sử dụng để ghi chép, tóm tắt kiến thức từng mục của bài (30)
      • 1.4.2 Sử dụng sơ đồ tư duy để phân tích kiến thức (30)
      • 1.4.3 Sử dụng để tổng kết kiến thức bài mới, kết thúc bài học, kết thúc chương 20 (31)
    • 1.5 Thực trạng của việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học sinh học 6 của trường THCS Lý Tự Trọng (31)
      • 1.5.1 Thực trạng (31)
      • 1.5.2 Nguyên nhân thực trạng (32)
      • 1.5.3 Kế hoạch tiếp cận cho GV, HS làm quen và sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học sinh học 6 (33)
    • 1.6 Quy trình xây dựng sơ đồ tư duy (33)
      • 1.6.1 Xác định mục tiêu bài học (33)
      • 1.6.2 Xây dựng sơ đồ tư duy (33)
      • 1.6.3 Sữa chữa và hoàn thiện sơ đồ tư duy (34)
    • 1.7 Kết luâ ̣n chương 1 (34)
  • CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP (35)
    • 2.1 Đối tượng nghiên cứu (35)
    • 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu (35)
    • 2.3 Nội dung nghiên cứu (35)
    • 2.4 Phương pháp nghiên cứu (35)
      • 2.4.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết (35)
      • 2.4.2 Phương pháp đàm thoại, quan sát sư phạm (35)
      • 2.4.3 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia (36)
      • 2.4.4 Phương pháp so sánh (36)
      • 2.4.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm (36)
        • 2.4.5.1 Nội dung thực nghiệm (36)
        • 2.4.5.2 Chọn đối tượng thực nghiệm sư phạm (38)
        • 2.4.5.3 Tiến hành thí nghiệm (39)
        • 2.4.5.4 Đánh giá kết quả thí nghiệm (39)
      • 2.4.6 Phương pháp xử lý kết quả, số liệu (40)
    • 2.5 Kết luận chương 2 (41)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN (42)
    • 3.1 Xây dựng các sơ đồ tư duy (42)
      • 3.1.1 Áp dụng SĐTD đưa vào từng phần để giảng dạy (43)
      • 3.1.2 Áp dụng SĐTD đưa vào phần củng cố (47)
      • 3.1.3 Áp dụng SĐTD đưa vào tiết ôn tập chương (52)
    • 3.2 Kết quả thực nghiệm sư phạm (52)
    • 3.3 Nhận xét chung về tiến trình dạy học (57)
    • 3.4 Kết quả khảo sát và thăm dò (57)
      • 3.4.1 Kết quả khảo sát (57)
      • 3.4.2 Kết quả thăm dò (58)
    • 3.5 Kết luận chương 3 (59)
  • Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (61)
    • 1. Kết luận (61)
    • 2. Kiến nghi ̣ (61)
      • 2.1 Đối với các trường THCS (61)
      • 2.2 Đối với giáo viên (62)
      • 2.3 Hướng phát triển của đề tài (62)
  • Phần 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO (63)

Nội dung

Luận văn, báo cáo, luận án, đồ án, tiểu luận, đề tài khoa học, đề tài nghiên cứu, đề tài báo cáo - Nông - Lâm - Ngư - Cơ khí - Vật liệu TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: LÝ – HÓA – SINH ---------- PHẠM THỊ MỸ XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG GIẢNG DẠY CHƯƠNG VI, VII, VIII SINH HỌC 6 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng 4 năm 2015 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ một công trình nào. Tác giả khóa luận PHẠM THỊ MỸ 2 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, quý thầy, cô giáo khoa Lý – Hóa – Sinh trường đại học Quảng Nam và quý thầy, cô giáo trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, quý thầy, cô giáo tổ Hóa – Sinh trường THCS Lý Tự Trọng – TP. Tam Kỳ- tỉnh Quảng Nam, đặc biệt cảm ơn cô giáo bộ môn Sinh học 6 Phạm Thị Ánh Tuyết đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lời biết ơn sâu sắc về sự hướng dẫn tận tình của Th.S Triệu Thy Hòa trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. Cuối cùng xin bày tỏ lời biết ơn đến gia đình, người than và bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành khóa luận này. Tam kỳ, tháng 4 năm 2015 Tácgiả PHẠM THỊ MỸ 3 DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ PPDH Phương pháp dạy học THCS Trung học cơ sở TN Thực nghiệm ĐC Đối chứng SGK Sách giáo khoa GV Giáo viên HS Học sinh SĐTD Sơ đồ tư duy TTC Tính tích cực 4 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Nội dung Trang Bảng 2.1 Bảng số liệu học sinh được chọn lọc làm thực nghiệm 27 Bảng 2.2 Bảng kết quả học tập của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm ở học kỳ I năm học 2015 – 2016 28 Bảng 3.1 Thống kê số lượng SĐTD trong 3 chương VI, VII, VIII Sinh học 6. 31 Bảng 3.2 Bảng thống kê điểm số (Xi) của bài kiểm tra. 42 Bảng 3.3 Bảng phân phối tần suất của bài kiểm tra của hai nhóm TN và ĐC 43 Bảng 3.4 Bảng phân loại học lực của hai nhóm 44 Bảng 3.5 Bảng các tham số thống kê của bài kiểm tra sau thực nghiệm. 45 Bảng 3.6 Bảng Kết quả điều tra ý kiến của HS về tiết dạy có áp dụng phương pháp dạy học tích cực có sử dụng sơ đồ tư duy. 47 5 DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ Biểuđồ - Đồthị Nội dung Trang Biểuđồ 3.1 Biểu đồ phân bố điểm số kiểm tra của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng 42 Đồthị 3.2 Đồ thị biểu diễn phân bố tần suất 43 Biểuthị 3.3 Biểu thị phân loại theo học lực của cả hai nhóm 44 6 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình Nội dung Trang Hình 1.1 Cách đọc Mind Map – Sơ đồ tư duy 7 Hình 2.1 SĐTD về cấu tạo của nón thông 26 Hình 2.2 SĐTD về giá trị của hạt trần 26 Hình 2.3 SĐTD về củng cố bài Hạt trần – Cây thông 27 Hình 3.1 Các bộ phận của hoa 32 Hình 3.2 Đặc điểm hoa thụ phấn nhờ sâu bọ 32 Hình 3.3 Các loại quả chính 33 Hình 3.4 Các cách phát tán quả và hạt 33 Hình 3.5 Vai trò của tảo 34 Hình 3.6 Quan sát cây dương xỉ 34 Hình 3.7 Cấu tạo của nón thông 35 Hình 3.8 Giá trị của hạt trần 35 Hình 3.7 Các loại hoa 36 Hình 3.8 Thụ phấn 36 Hình 3.9 Thụ tinh, kết quả và tạo hạt 37 Hình 3.10 Hạt và bộ phận của hạt 37 Hình 3.11 Sự phát tán của quả và hạt 38 Hình 3.12 Tổng kết về cây có hoa 38 7 Hình 3.13 Rêu – cây rêu 39 Hình 3.16 Củng cố bàiHạt trần – Cây thông 39 Hình 3.14 Lớp 1 lá mầm và lớp 2 lá mầm 40 Hình 3.15 Ôn tập 41 8 MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1.1 Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu đề tài nghiên cứu ............................................................................... 2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 2 Phần 2. NỘI DUNG ............................................................................................... 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI)....... 3 1.1 Phương pháp dạy học tích cực trong hoạt động học tập của học sinh ............. 3 1.1.1 Khái niệm ...................................................................................................... 3 1.1.2 Mục đích của phương pháp dạy học tích cực ................................................ 4 1.1.3 Các phương pháp dạy học tích cực ............................................................... 4 1.1.4 Tác dụng của việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực .......................... 4 1.2 Sơ đồ tư duy và hướng sử dung sơ đồ tư duy .................................................. 5 1.2.1 Khái niệm ...................................................................................................... 5 1.2.2 Các phần mềm vi tính sử dụng vẽ sơ đồ tư duy ............................................ 5 1.2.3 Cách đọc ........................................................................................................ 7 1.2.4 Cách vẽ .......................................................................................................... 8 1.2.4.1 Công cụ vẽ sơ đồ tư duy ............................................................................. 8 1.2.4.2. Các bước vẽ ............................................................................................... 8 1.2.5 Nguyên tắc vẽ ................................................................................................ 9 1.2.6 Ưu điểm ....................................................................................................... 10 1.2.7 Nhược điểm ................................................................................................. 10 1.2.8 Hướng dẫn sử dụng sơ đồ tư duy bằng phần mềm Mind Map.................... 11 1.3 Phân tích nội dung chương VI, VII, VIII Sinh học 6 ..................................... 13 1.3.1 Mục tiêu dạy học sinh học........................................................................... 13 1.3.2 Cấu trúc chương trình ................................................................................ 13 1.3.3 Nội dung chương trình chương VI, VII, VIII Sinh học 6…………………13 1.3.4. Các bước giảng dạy sơ đồ tư duy dành cho sinh học lớp 6 ....................... 19 1.4 Sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy sinh học 6 .......................................... 19 9 1.4.1 Sử dụng để ghi chép, tóm tắt kiến thức từng mục của bài .......................... 19 1.4.2 Sử dụng sơ đồ tư duy để phân tích kiến thức .............................................. 19 1.4.3 Sử dụng để tổng kết kiến thức bài mới, kết thúc bài học, kết thúc chương 20 1.5 Thực trạng của việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học sinh học 6 của trường THCS Lý Tự Trọng .................................................................................. 20 1.5.1 Thực trạng ................................................................................................... 20 1.5.2 Nguyên nhân thực trạng .............................................................................. 21 1.5.3 Kế hoạch tiếp cận cho GV, HS làm quen và sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học sinh học 6....................................................................................................... 22 1.6 Quy trình xây dựng sơ đồ tư duy.................................................................... 22 1.6.1 Xác định mục tiêu bài học ........................................................................... 22 1.6.2 Xây dựng sơ đồ tư duy ................................................................................ 22 1.6.3 Sữa chữa và hoàn thiện sơ đồ tư duy .......................................................... 23 1.7 Kết luận chương 1. ......................................................................................... 23 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP........................24 2.1 Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 24 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 24 2.3 Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 24 2.4 Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 24 2.4.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ............................................................. 24 2.4.2 Phương pháp đàm thoại, quan sát sư phạm ................................................. 24 2.4.3 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia ............................................................ 25 2.4.4 Phương pháp so sánh................................................................................... 25 2.4.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm ........................................................... 25 2.4.5.1 Nội dung thực nghiệm .............................................................................. 25 2.4.5.2 Chọn đối tượng thực nghiệm sư phạm ..................................................... 27 2.4.5.3 Tiến hành thí nghiệm................................................................................ 28 2.4.5.4 Đánh giá kết quả thí nghiệm ................................................................... 28 2.4.6 Phương pháp xử lý kết quả, số liệu ............................................................. 29 2.5 Kết luận chương 2 .......................................................................................... 30 10 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN.................................... 31 3.1 Xây dựng các sơ đồ tư duy............................................................................. 31 3.1.1 Áp dụng SĐTD đưa vào từng phần để giảng dạy ....................................... 32 3.1.2 Áp dụng SĐTD đưa vào phần củng cố ....................................................... 35 3.1.3 Áp dụng SĐTD đưa vào tiết ôn tập chương................................................ 41 3.2 Kết quả thực nghiệm sư phạm ....................................................................... 41 3.3 Nhận xét chung về tiến trình dạy học. ........................................................... 46 3.4 Kết quả khảo sát và thăm dò. ......................................................................... 46 3.4.1 Kết quả khảo sát. ......................................................................................... 46 3.4.2 Kết quả thăm dò .......................................................................................... 47 3.5 Kết luận chương 3 .......................................................................................... 48 Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 50 1. Kết luận ............................................................................................................ 50 2. Kiến nghị .......................................................................................................... 50 2.1 Đối với các trường THCS .............................................................................. 50 2.2 Đối với giáo viên ............................................................................................ 51 2.3 Hướng phát triển của đề tài. ........................................................................... 51 Phần 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 52 1 Phần 1. MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài Việt Nam ta đang ở giữa thế kỷ XXI với nhiều thay đổi trong công cuộc phát triển nền công nghiệp, khoa học – kỹ thuật. Đòi hỏi con người sống trong xã hội này cũng phải đổi mới và phát triển theo để đáp ứng nhu cầu của xã hội đề ra về tất cả các mặt: nhận thức, năng lực, đạo đức cũng như ứng xử,... Để đạt được những điều này, thì nền giáo dục của Việt Nam cũng phải phát triển và đổi mới mang tính chất đột phá. Phải đổi mới từ cách nhìn nhận về giáo dục đến cách thức giáo dục và phương pháp dạy học,…Đóng vai trò quyết định đến những thành công đó là phương pháp dạy học, dạy tốt mới dẫn dắt và giúp học sinh phát huy tối đa khả năng của chúng, định hướng chúng có những phương pháp học tập thích hợp, tránh xa nhưng lối học thụ động, học vẹt. Thời gian càng lâu (cứ 4-5 năm) thì khối lượng kiến thức lại càng tăng lên gấp đôi. Trong sự gia tăng chung đó thì sinh học là mức gia tăng lớn nhất. Với lượng kiến thức lớn như vậy đối với học sinh mới bước sang cấp học (cấp 2), để lĩnh hội hết lượng kiến thức đó là vấn đề khó khăn và không dễ dàng gì với các em. Trên cơ sở đó việc hướng dẫn học sinh xây dựng và củng cố khắc sâu kiến thức một cách hệ thống bằng sơ đồ được xem là hình thức mới trong đổi mới phương pháp dạy học hiện đại. Sơ đồ hay tên gọi đầy đủ là sơ đồ tư duy là dạng kênh thông tin rất thú vị có nhiều ưu điểm như: ngôn ngữ sơ đồ vừa cụ thể, trực quan, chi tiết lại vừa có tính khái quát, trừu tượng và có hệ thống cao. Sơ đồ tư duy tập trung rèn luyện cách xác định chủ đề rõ ràng, sau đó phát triển ý chính, ý phụ có lôgic. Các sơ đồ tư duy không chỉ cho thấy thông tin mà còn cho thấy cấu trúc tổng thể của chủ đề và mức độ quan trọng của những phần riêng lẻ trong đó đối với nhau. Nó giúp liên kết ý tưởng và tạo ra mối liên hệ giữa các phần đó. Phương pháp dạy học bằng sơ đồ tư duy giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách nhẹ nhàng hơn mà lại bám sát chương trình học tập từ hình thành kiến thức vào bài mới, tóm tắt kiến thức, củng cố hoàn thiện kiến thức, kiểm tra đánh giá kiến thức sau mỗi bài, mỗi chương hay mỗi phần kiến thức có tính lôgic cao. Vì 2 vậy góp phần giúp học sinh phát triển tính sáng tạo, biện chứng vấn đề có tính lôgic trong học tập. Chương trình sách giáo khoa sinh học lớp 6, học sinh bắt đầu làm quen với thế giới sinh vật trước hết là thực vật. Sinh học 6 giúp các em tìm hiểu về cấu tạo cơ thể một cây xanh từ cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) đến cơ quan sinh sản (hoa, quả, hạt) cùng những chức năng của chúng phù hợp với điều kiện sống. Các em cũng biết được thực vật phong phú như thế nào và chúng có nguồn gốc từ đâu, mối quan hệ giữa thực vật với môi trường cũng như vai trò của chúng đối với con người. Kiến thức của sinh học mang tính chất liên kết giữa các bài, các chương với nhau và kiến thức được trình bày gợi ý quan sát với nhiều hình ảnh rất thích hợp cho việc xây dựng SĐTD. Vì vậy, em chọn đề tài “ Xây dựng và sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy chương VI, VII, VIII Sinh học 6”. 1.2 Mục tiêu đề tài nghiên cứu Vận dụng phương pháp sơ đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học trong dạy học sinh học lớp 6. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu - Nội dung chương trình thuộc chương VI, VII, VIII SGK sinh học 6. - Vận dụng phương pháp sơ đồ tư duy vào dạy học môn sinh học lớp 6. 1.3.2 Phạm vi đối tượng - Đề tài tập trung nghiên cứu: xây dựng sơ đồ tư duy cho phần chương VI, VII, VIII thuộc sách giáo khoa sinh học 6 và đưa ra một số giáo án mẫu có sử dụng các sư đồ tư duy để xây dựng 1.4 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. - Phương pháp xử lý số liệu. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. - Phương pháp đàm thoại, quan sát sư phạm. - Phương pháp thực nghiệm. 3 Phần 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI) 1.1 Phương pháp dạy học tích cực trong hoạt động học tập của học sinh 1.1.1 Khái niệm Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1 - 1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12 - 1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (12 - 1998), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 15( 4 - 1999) Luật giáo dục, điều 24.2, đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng hoạt động, chống lại thói quen học tập thụ động. Tính tích cực (TTC) là một phẩm chất vốn có của con người, bởi vì để tồn tại và phát triển con người luôn phải chủ động, tích cực cải biến môi trường tự nhiên, cải tạo xã hội. Vì vậy, hình thành và phát triển TTC xã hội là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục. Tính tích cực học tập - về thực chất là TTC nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí lực và có nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. TTC nhận thức trong hoạt động học tập liên quan trước hết với động cơ học tập. Động cơ đúng tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tạo nên tính tích cực. Tính tích cực sản sinh nếp tư duy độc lập. Suy nghĩ độc lập là mầm móng của sáng tạo. Ngược lại, phong cách học tập tích cực độc lập sáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú, bồi dưỡng động cơ học tập. TTC học tập biểu hiện ở những dấu hiệu như: hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra; hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ; chủ động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới; tập trung chú ý vào vấn đề đang học; kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản trước 4 những tình huống khó khăn. Ta có thể phân loại tính tích cực học tập của HS theo cách cấp độ từ thấp đến cao như sau: + Bắt chước: gắng sức làm theo mẫu hành động của thầy, của bạn… + Tìm tòi: độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm những cách giải quyết khác nhau về một vấn đề sao cho đạt được giải pháp hợp lý nhất. + Sáng tạo: HS nghĩ ra cách giải mới độc đáo, hữu hiệu, có sáng kiến thiết kế các thí nghiệm để chứng minh cho vấn đề của bài học. 12 Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy. Nói cách khác phương pháp dạy học tích cực là hoạt động dạy học lấy “Học sinh là trung tâm” trong giáo dục. 1.1.2 Mục đích của phương pháp dạy học tích cực Mục đích của phương pháp dạy học tích cực nhằm đưa học sinh hướng đến một nền tri thức mới, vững chắc hơn, tiếp thu, thích nghi và từ đó có thể vận dụng các kiến thức đã được học vào giải quyết các vấn đề trong đời sống. 1.1.3 Các phương pháp dạy học tích cực Trong dạy học hiện nay có 6 phương pháp dạy học tích cực mà người giáo viên cần nắm, đó là: - Phương pháp dạy học thảo luận nhóm. - Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình. - Phương pháp giải quyết vấn đề. - Phương pháp đóng vai. - Phương pháp trò chơi. - Phương pháp dự án. (dạy học theo dự án) 1.1.4 Tác dụng của việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực Việc sử dụng các PPDH tích cực có tác dụng, giúp cho người học: 5 - Tính tự giác, tích cực, sáng tạo trong việc tự chiếm lĩnh tri thức. - Tiếp thu bài học nhanh hơn, ít tốn thời gian. - Khắc sâu kiến thức đã học, tránh học vẹt học máy móc. 1.2 Sơ đồ tư duy và hướng sử dung sơ đồ tư duy 1.2.1 Khái niệm Khái niệm sơ đồ tư duy được xây dựng bởi nhà tâm lý học thế kỷ 20 Tony Buzan trên nền tản tâm lý học hiện đại năm 1960. Buzan nghiên cứu chuyên sâu về bộ não, trí nhớ và tìm ra quy luật khi xây dựng bản đồ gồm nhiều nhánh, cấu tạo như một “cái cây” (nằm chính giữa), xung quanh có nhiều nhánh lớn khác nhau. “Cái cây” ở giữa bản đồ là một ý tưởng chính hay hình ảnh trung tâm, nối với nó là các nhánh lớn thể hiện các vấn đề liên quan rất quan trọng với ý tưởng chính. Các nhánh lớn này tiếp tục được phân thành nhiều nhánh nhỏ, rồi nhánh nhỏ hơn, nhánh nhỏ hơn nữa nhằm thể hiện chủ đề kiến thức ở mức độ sâu hơn. Sự phân nhánh cứ thế tiếp tục và các kiến thức, hình ảnh luôn được nối kết với nhau. Sự liên kết này tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả ý tưởng trung tâm của người dạy (hay người học) một cách đầy đủ và rõ ràng nhất. Các phần mềm vi tính sử dụng vẽ sơ đồ tư duy.11 SĐTD là một hình thức ghi chú sử dụng từ khóa, chữ số, màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Kỹ thuật tạo ra loại bản đồ này được gọi là Mind Mapping và được phát triển bởi Tony Buzan vào đầu năm 1970. 1.2.2 Các phần mềm vi tính sử dụng vẽ sơ đồ tư duy Hiện nay để vẽ sơ đồ tư duy thì phải nói có hàng trăm phần mềm trả phí lẫn miễn phí. Qua một thời gian sưu tầm mình xin đánh giá 5 phần mềm vẽ sơ đồ tư duy miễn phí sau là tốt nhất. Rất thích hợp cho những ai muốn một phần mềm đơn giản, không vi phạm bản quyền, và đặc biệt là miễn phí. Tuy nhiên mỗi phần mềm đều có thế mạnh và ưu điểm riêng như sau: - Edraw Mind Map Edraw Mind Map là một ứng dụng vẽ sơ đồ tư duy miễn phí với các mẫu sẵn có và có các ví dụ giúp bạn dễ dàng để sử dụng. Nó đi kèm với các tính năng khác nhau như hướng dẫn vẽ thông minh, làm cho bản vẽ đơn giản. Hỗ trợ kích 6 thước lớn, chủ đề sẵn có, hiệu ứng, phong cách, liên kết tự động, tương thích với MS văn phòng, dễ dàng chia sẻ và nhiều hơn nữa. + Ưu điểm: đơn giản và trực quan giao diện, nạp với các công cụ hữu ích. + Nhược điểm: Có thể là một chút chậm và thiếu nhiều tùy chọn chia sẻ. Hệ điều hành: Windows 7 32-bit và 64-bit, XP, Vista, máy chủ 2003 - Open Mind Open Mind là một ứng dụng phần mềm vẽ sơ đồ tư duy miễn phí được thiết kế tinh xảo để tạo ra sơ đồ tư duy phong cách chuyên nghiệp. Nó có hầu như tất cả mọi thứ mà bạn yêu cầu như hình hảnh, icon, mẫu có sẵn... Bạn có thể ghi chú, sử dụng nó để kinh doanh hay bất kỳ mục đích cá nhân. Nó được nạp với các tính năng như các hiệu ứng sẵn có, dễ dàng hướng dẫn vẽ, chủ đề, phong cách và nhiều hơn nữa cộng với nó là rất dễ dàng để sử dụng. + Ưu điểm: Chương trình này đi kèm với bản cập nhật tự động và tùy biến cao. + Nhược điểm: Các tài liệu được giới hạn ở số lượng hạn chế của các ngành. Hệ điều hành: Windows 7, Vista, XP, Server 2003, Server 2008 - Blumind Blumind là một phần mềm vẽ sơ đồ tư duy nhẹ và hoàn toàn miễn phí. Nó có thể được tùy chỉnh theo nhu cầu của người sử dụng và có tất cả những tính năng căn bản ở một phần mềm vẽ sơ đồ tư duy. Tuy nhiên quá đơn giản nên phần mềm không hỗ trợ nhiều tùy biến, vì vậy bản đồ của chúng ta vẽ được là khá nghèo nàn. Ưu điểm: Chương trình này là tùy biến cao và rất dễ sử dụng. Nhược điểm: Nhấp vào tab tài liệu mới mở sẽ vào trang web của chương trình Hệ điều hành: Windows 7, Vista, XP, Server 2008 - Freeplane - Freeplane là một phần mềm lập sơ đồ tư duy miễn phí là rất linh hoạt và mã nguồn mở. Nó có thể cho phép bạn làm chủ phần mềm và phát triển thêm nếu như bạn là một dân IT chuyên viết phần mềm. Nhưng bạn sẽ hơi khó làm quen với phần mềm khi mới bắt đầu. 7 + Ưu điểm: Đây là một chương trình hiệu quả được nạp đầy đủ với các tính năng tuyệt vời và nhanh là tốt. + Nhược điểm: Nó có thể là một chút phức tạp để tìm hiểu ở giai đoạn trước đó. Hệ điều hành: Windows 7, Vista, XP, Server 2003, Server 2008 - ThoughtStack ThoughtStack là một phần mềm vẽ sơ đồ tư duy miễn phí nhưng ngoài yếu tố miễn phí thì các nhà phát triển cần phải cải tiến để phần mềm trở nên thân thiện hơn trong sử dụng + Ưu điểm: Nó rất dễ dàng để sử dụng trí thông minh một giao diện sạch sẽ. + Nhược điểm: Không phải rất trực quan và bạn có thể mất một thời gian để làm chủ nó ban đầu. Hệ điều hành: Windows 7, Vista, XP, Server 2003, Server 2008 10 1.2.3 Cách đọc Đọc SĐTD (Mind Map) không còn giống những lược đồ thông thường, SĐTD không xuất phát từ trái sang phải và từ trên xuống dưới theo kiểu truyền thống. Thay vào đó, SĐTD được vẽ, viết và đọc theo hướng bắt nguồn từ trung tâm di chuyển ra phía ngoài và sau đó là theo chiều kim đồng hồ. Các từ ngữ nằm bên trái SĐTD nên được đọc từ bên trái sang phải (bắt nguồn từ phía trong di chuyển ra phía ngoài). Các số thứ tự ở SĐTD bên dưới chỉ ra cách đọc thông tin trong bản đồ. 2 Hình 1.1 Cách đọc Mind Map – Sơ đồ tư duy 8 Bốn kết cấu chính I, II, III, IV trong SĐTD được gọi là nhánh chính. Sơ đồ tư duy này có bốn nhánh chính vì có 4 tiêu đề phụ. Số tiêu đề phụ là số nhánh chính. Đồng thời, các nhánh chính của SĐTD được đọc theo kim đồng hồ, bắt đầu từ nhánh I đến nhánh II, rồi nhánh III, và cuối cùng là nhánh IV. 4 Tuy nhiên, các từ khóa được viết và đọc theo chiều từ trên xuống dưới trong cùng một nhánh. Đọc theo thứ tự hình vẽ. 1.2.4 Cách vẽ 1.2.4.1 Công cụ vẽ sơ đồ tư duy Công cụ để lập nên sơ đồ tư duy bao gồm: Một trang giấy trắng không kẻ ô ly. Bút màu và bút chì. Bộ não. Trí tưởng tượng. Ngoài ra với sự hỗ trợ của vi tính ta sử dụng phần mềm Mind Map vẽ sơ đồ sẽ tiện lợi hơn. Đối với học sinh THCS thì vẽ SĐTD bằng tay thủ công sẽ dễ dàng và thiết thực trong việc học. 1.2.4.2. Các bước vẽ Bước 1: Xác định từ khóa SĐTD được tạo thành bởi hầu hết các từ khóa, chính vì thế để tạo một SĐTD thì trước hết chúng ta cần xác định từ khóa. Chỉ với những từ khóa là chúng ta có thể nắm bắt được hết nội dung của tất cả nhưng điều đang muốn ghi nhớ. Bước 2: Vẽ chủ đề trung tâm Bước này ta sử dụng tờ giấy trắng (không kẻ ô) đặt nằm ngang và vẽ chủ đề ở chính giữa tờ giấy. Giấy trắng không kẻ ô sẽ góp phần giúp chúng ta sáng tạo hơn, không bị những ô vuông cản trở suy nghĩ. Mục đích vẽ trên giấy nằm ngang là sẽ tạo được một diện tích lớn hơn để triển khai các ý phụ khác. Cần vẽ chủ đề ở chính giữa tờ giấy, từ đó mới phát triển ra các ý khác ở xung quanh nó. Có thể tự do sử dụng tất cả các màu sắc tùy ý để làm cho sơ đồ trở nên hấp dẫn sinh động, chủ đề trung tâm phải có thể là chữ hoặc là hình, nếu kết hợp 9 cả 2 thì càng tốt. Chủ đề trung tâm cần vẽ lớn một chút gây sự chú ý để chúng ta dễ nhìn nhận vấn đề. Bước 3: Vẽ thêm các tiêu đề phụ Tiêu đề phụ nên được viết bằng chữ in hoa nằm trên các nhánh dày để làm nổi bật. Tiêu đề phụ nên gắn với trung tâm. Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc chứ không nằm ngang nhằm để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng hơn. Bước 4: Vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ Khi vẽ ý chính và chi tiết hỗ trợ cần tuân theo các quy tắc sau: - Chỉ nên tận dụng các từ khóa và hình ảnh, tránh dài dòng. - Bất cứ lúc nào có thể, hãy dùng nhiều biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian và thời gian. Mọi người ai cũng có cách viết tắt cho riêng người học. - Mỗi từ khóa hình ảnh nên vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh. - Trên mỗi khúc nên chỉ có tối đa một từ khóa. Việc này giúp cho nhiều từ khóa mới và những ý khác được nối thêm vào các từ khóa sẵn có một cách dễ dàng (bằng cách vẽ nối ra từ một khúc). - Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm và có cùng một màu. Bước 5: Thêm các hình ảnh minh họa và hoàn thiện sơ đồ Chúng ta nên để trí tưởng tượng bay bổng hơn ở bước cuối cùng này, bằng cách thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật và sinh động, để lưu chúng vào trí nhớ tốt hơn vì não bộ của chúng ta có khả năng tiếp thu hình ảnh cao hơn chữ viết. 1.2.5 Nguyên tắc vẽ Để sử dụng công cụ vẽ SĐTD một cách hiệu quả, trong quá trình lập và sử dụng SĐTD, cần theo những nguyên tắc: nhấn mạnh, liên kết, và mạch lạc. Nhấn mạnh có tác dụng tăng trí nhớ và đẩy sáng tạo. Mọi kỹ thuật để nhấn mạnh đều có thể dùng được để liên kết và ngược lại. Muốn đạt hiệu quả nhấn mạnh tối ưu trong SĐTD hãy sử dụng hình ảnh, màu sắc, kích cỡ và chữ viết một cách thích hợp để thu hút sự tập trung của mắt vào não. Để nhấn mạnh tầm quan 10 trọng của các thành phần kiến thức trong SĐTD thì cần thay đổi kích cỡ ảnh, chữ in, dòng chữ chạy kết hợp với cách dòng hợp lý. 5 Liên kết tạo ra mối quan hệ giữa các kiến thức thành phần trong một chủ đề thống nhất, có vai trò tăng trí nhớ và tăng tính sáng tạo của học sinh nên cũng rất quan trọng. Một số học sinh để xác định hình ảnh trung tâm và ý chủ đạo thì khả năng liên kết của bộ não sẽ giúp các em đi sâu vào thế giới ý tưởng. Một kỹ thuật nhấn mạnh đều có thể được dùng để liên kết và ngược lại. Ngoài ra, việc dùng kí hiệu để liên kết là nguyên tắc không kém phần quan trọng. Khi dùng kí hiệu, các mối liên hệ giữa các bộ phận trong cùng một trang trong SĐTD sẽ dễ dàng được tìm thấy, bất kể chúng xa hay gần nhau. Có thể ký hiệu bằng dấu kiểm, dấu thập chéo, vòng tròn, tam giác và gạch dưới hay những dấu hiệu phức tạp hơn. Các kí hiệu hay biểu tượng bằng màu sắc có thể được ấn định bởi từng cá nhân hay cả nhóm. 5 Ngoài các nguyên tắc trên, sự mạch lạc, diễn đạt sáng sủa, dễ nhìn của SĐTD cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hứng thú và giúp cho việc ghi nhớ trở nên dễ dàng hơn đối với người học. Một ghi chú viết vẽ nghệch ngoạc sẽ gây trở ngại nhiều hơn là giúp cho trí nhớ vì nó đi ngược lại bản tính liên kết của tư duy, và hạn chế tư duy mạch lạc. 1.2.6 Ưu điểm Trong dạy và học SĐTD có những ưu điểm sau: - Dễ nắm trọng tâm của vấn đề. - Đỡ tốn thời gian ghi chép hơn so với kiểu ghi chép cũ. - Cải thiện sức sáng tạo và trí nhớ, nắm bắt cơ hội khám phá tìm hiểu. - Hoàn thiện bộ não, tiếp thu linh hoạt và hiệu quả. - Giúp người học tự tin hơn vào khả năng của mình. - Tạo hứng thú cho học sinh, giúp học sinh hiểu và nhớ lâu kiến thức. 1.2.7 Nhược điểm Trong xây dựng SĐTD vẫn còn tồn tại những nhược điểm sau: - Đòi hỏi người xây dựng phải đầu tư nhiều thời gian và công sức trong việc vẽ sơ đồ. 11 - Người xây dựng SĐTD phải nắm rõ về sơ đồ mới suy nghĩ và tạo ra những sơ đồ có tính liên hệ giữa cách tính chất với nhau và hướng dẫn người xem có thể xây dựng và sử dụng nó đồng thời phát triển tư duy logic. 1.2.8 Hướng dẫn sử dụng sơ đồ tư duy bằng phần mềm Mind Map Bước 1: Cài đặt phần mềm ứng dụng iMindMap: Tải iMindMap. Bước 2: Tạo bản đồ tư duy mới. Từ màn hình chính bạn click chọn New Bước 3: Tại đây bạn hình nền cho Central Idea Sau đó đặt tên cho Central Idea, chỉnh sử font chữ, kích thước... 12 Bước 4 : Tiếp đến bạn tạo nhánh cho bản đổ (có 2 loại nhánh là nhánh trơn - Branch và nhánh có hộp văn bản đi kèm - Box Branch), tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn lựa chọn các loại nhánh khác nhau. Bước 5 : Sau khi tạo nhánh và chỉnh sửa ta có dạng như sau, bạn có thể tạo thêm các đường viền làm đẹp cho nhánh hoặc chỉnh sửa màu sắc.... Bước 6 : Sau khi đã tạo xong các nhanh con bạn tiến hành xuất bản đồ đó ra file ảnh. Bạn chọn Menu File --->Export --->Image. Lựa chọn kích thước rồi Click Export để xuất ra file ảnh. 13 1.3 Phân tích nội dung chương VI, VII, VIII sinh học 6 1.3.1 Mục tiêu dạy học sinh học Mục đích giáo dục sinh sản hữu tính ở thực vật và nhóm thực vật trong trường THCS giúp cho học sinh nắm được sinh sản hữu tính ở thực vật như thế nào, tính đa dạng sinh học về thực vật ra sao; hơn nữa là rằng luyện thái độ, tình cảm yêu quý, tôn trọng thiên nhiên, thân thiện với môi trường và có ý thức quan tâm thường xuyên đến môi trường sống cá nhân, gia đình, cộng đồng. Bên cạnh đó, học sinh có thể chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ thực vật, phê phán hành vi gây hại cho môi trường sống của thực vật; học sinh có kỹ năng phát hiện và ứng xử tích cực với các vấn đề môi trường nảy sinh; tuyên truyền, vận động bảo vệ môi trường trong gia đình, nhà trường, cộng đồng. 1.3.2 Cấu trúc chương trình - Chương trình Sinh học 6 thuộc chương VI, VII, VIII gồm 19 tiết: 17 tiết lí thuyết và thực hành; 2 tiết ôn tập và kiểm tra. - Chương trình Sinh học 6 thuộc chương VI, VII, VIII gồm 3 phần: Hoa và sinh sản hữu tính, quả và hạt và các nhóm thực vật. - Cấu trúc theo hướng riêng lẻ về cấu tạo và chức năng sinh lí các bộ phận ở một cơ thể thực vật có hoa điển hình, nhận thức cái chung về sự sống của giới thực vật và nghiên cứu vào các nhóm phân loại theo trình tự tiến hoá. 14 - Cấu trúc đó phù hợp với trình độ tư duy và lứa tuổi của học sinh, có ý nghĩa phù hợp với yêu cầu rèn luyện các kỹ năng nghiên cứu cơ bản. - Việc giảng dạy lí thuyết đã gắn với rèn luyện kỹ năng. Việc rèn luyện các kỹ năng qua môn Thực vật học được thực hiện từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp: từ nhận biết dấu hiệu, phân tích, so sánh, tổng hợp đến suy diễn. 1.3.3 Nội dung chương VI, VII, VIII Sinh học 6 Chương VI: Hoa và sinh sản hữu tính ( STT Bài Nội dung 1 Bài 28: Cấu tạo và chức năng của hoa - Hoa gồm: + Đài hoa. + Tràng gồm nhiều cánh hoa có màu sắc khác nhau tùy vào loài. - Nhị có nhiều hạt phấn mang tế bào sinh dục đực. + Nhụy có bầu chứa noãn mang tế bào sinh dục cái. - Đài và tràng làm thành bao hoa bảo vệ nhị và nhụy. - Nhị và nhụy là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa. 2 Bài 29: Các loại hoa - Căn cứ vào bộ phận sinh sản chia hoa ra làm 2 nhóm: + Hoa lưỡng tính. + Hoa đơn tính. - Căn cứ vào cách sắp xếp hoa trên cây chia hoa ra làm 2 nhóm: + Hoa mọc đơn độc. + Hoa mọc thành cụm. 3 Bài 30: Thụ phấn - Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy. - Hoa có hạt phấn rơi xuống đầu nhụy của chính hoa đó được gọi là hoa tự thụ phấn. 15 - Những hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của hoa khác là hoa giao phấn. - Những hoa thụ phấn nhờ sâu bọ thường có màu sắc sặc sỡ, có hoa thơm, mật ngọt, hạt phấn to và có gai, đầu nhụy có chất dính. - Những hoa thụ phấn nhờ gió thường có hoa nằm trên ngọn cây, bao hoa thường tiêu giảm, chỉ nhụy đài, hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ, đầu nhị thường có lông dính. - Con người cũng có thể chủ động giúp hoa giao phấn để tăng năng suất quả và hạt. 4 Bài 31:Thụ tinh, kết quả và tạo hạt - Thụ tinh là hiện tưởng tế bào sinh dục đực của hạt phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái có trong noãn tạo thành một tế bào gọi là hợp tử. - Sau khi sinh sản, hợp tử phát triển phôi. Noãn phát triển thành hạt chứa phôi. Bầu phát triển thành quả chứa hạt. Chương VII. Quả và hạt STT Bài Nội dung 1 Bài 32: Các loại quả - Dựa vào đặt điểm của vỏ quả chia các quả thành 2 nhóm: + Quả khô: khi chín thì vỏ khô, cứng và mỏng. Có 2 loại quả khô nẻ và quả khô không nẻ. + Quả thịt: khi chín thì quả mềm, vỏ dày chứa dày thịt quả. Có 2 loại quả là quả mọng là quả toàn thịt và quả hạch là quả có hạch cứng bọc lấy hạt. 2 Bài 33: Hạt và các bộ phận của hạt - Hạt gồm có vỏ, phôi, và chất dinh dưỡng. - Phôi của hạt gồm: rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm 16 - Chất dinh dưỡng dữ trữ của hạt chứa trong lá mầm hoặc trong phôi nhũ. - Cây Hai lá mầm phôi của hạt có hai lá mầm, cây Một lá mầm phôi chỉ có một lá mầm. 3 Bài 34: Phát tán quả và hạt - Quả và hạt có những đặc điểm phát tán khác nhau như phát tán nhờ gió, nhờ động vật và tự phát tán. - Con người cũng đã giúp cho quả và hạt phát tán đi xa và phát triển ở khắp nơi 4 Bài 35: Những điều kiện để hạt nảy mầm - Muốn cho hạt nảy mầm ngoài chất lượng của hạt còn cần có đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp. - Khi gieo hạt phải làm hạt tơi xốp, phải chăm sóc hạt gieo: chống úng, chống hạn, chống rét, phải gieo hạt đúng thời vụ. 5 Bài 36: Tổng kêt về cây có hoa - Cây có hoa là một thể thống nhất vì: + Có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng trong mỗi cơ quan. + Có sự thống nhất chức năng và các cơ quan. + Tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và toàn bộ cây. Chương VIII Các nhóm thực vật STT Bài Nội dung 1 Bài 37: Tảo - Tảo là động vật bậc thấp mà cơ thể gồm nhiều tế bào, cấu trúc rất đơn giản, có màu khác nhau, và luôn luôn có chất diệp lục. Hầu hết sống ở nước - Vai trò của tảo: góp phần cung cấp ôxi và thức ăn cho động vật ở nước. một số tảo làm thức ăn cho người và gia súc, làm thuốc,… bên cạnh đó một số trường hợp tảo cũng gây hại 17 2 Bài 38: Rêu – Cây rêu - Rêu là thực vật đã có thân, lá, nhưng cấu tạo vẫn còn đơn giản: thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn và chưa có rễ chính thức, chưa có hoa. Rêu cũng như có thực vật khác có thân, rễ, lá phát triển hợp thành nhóm thực vật bậc cao - Tuy sống trên cạn nhưng rêu chỉ phát triển được ở môi trường ẩm ướt. 3 Bài 39: Quyết – Cây dương xỉ - Dương xỉ thuộc nhóm Quyết, là thực vật đã có thân, rễ, lá thật và có mạch dẫn. - Chúng sinh sản bằng bào tử, bào tử mọc thành nguyên tản và cây con mọc ra từ nguyên tản sau quá trình thụ tinh. 4 Bài 40: Hạt trần – Cây thông - Cây thông thuộc hạt trần, là nhóm thực vật đã có cấu tạo phức tạp: thân gỗ, có mạch dẫn. - Chúng sinh sản bằng hạt, nằm lộ trên các lá noãn hở, chúng chưa có hoa và quả. - Các cây hạt trần ở nước ta đều có giá trị thưc tiễn. 5 Bài 41: Hạt kín – Đặc điểm của thực vật Hạt kín - Hạt Kín là nhóm thực vật có hoa. Chúng có một số đặc điểm chung như sau: - Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng, trong thân có mạch dẫn phát triển. - Có hoa, quả. Hạt nằm trong quả là ưu thế của cây hạt kín, vì nó được bảo vệ tốt hơn. Hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau. - Môi trường sống đa dạng. Đây là nhóm thực vật tiến hóa hơn cả. 6 Bài 42: Lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm - Các cây hạt Kín được chia thành hai lớp: dựa vào số lá mầm của phôi +Lớp Hai lá mầm 18 +Lớp Một lá mầm - Ngoài ra còn có dấu hiệu phân biệt khác như kiểu rễ, kiểu gân lá, số cánh hoa, dạng thân. 7 Bài 43: Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật - Việc tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau giữa các dạng thực vật để phân chia chúng thành các bậc, phân loại gọi là phân loại thực vật. - Giới thực vật được chia thành nhiều ngành, có những đặc điểm khác nhau. Dưới ngành có các bậc phân loại thấp hơn: lớp, bộ, họ, chi, loài. - Loài là bậc phân loại cơ sở. 8 Bài 44: Sự phát triển của giới thực vật - Giới thực vật xuất hiện dần dần từ những dạng đơn giản nhất đến dạng phức tạp nhất, thể hiện sự phát triển. Trong quá trình này ta thấy rõ thực vật và điều kiện sống bên ngoài liên quan mật thiết với nhau: khi điều kiện sống thay đổi thì những thực vật nào không thích nghi sẽ được đào thải và được thay thế bởi nhũng dạng thích nghi hoàn hảo hơn và do đó tiến hóa hơn. - Quá trình phát triển giới thực vật có ba giai đoạn chính: + Sự phát triển thực vật ở nước. + Các thực vật ở cạn lần lượt xuất hiện. + Sự xuất hiện và chiếm ưu thế của thực vật hạt kín. 9 Bài 45: Nguồn gốc cây trồng - Cây trồng bắt nguồn từ cây dại. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà từ một loại cây dại ban đầu, con người đã tạo ra nhiều thứ cây trồng khác xa và tốt hơn hẳn tổ tiên hoang dại của chúng. - Nhờ khả năng cải tạo thực vật của con người, ngày nay đã có rất nhiều thứ cây trồng khác nhau. 19 1.3.3 Các bước giảng dạy sơ đồ tư duy dành cho sinh học lớp 6 - Đầu tiên giáo viên soạn giáo án có sử dụng sơ đồ tư duy và sao đó hướng dẫn học sinh cách tạo một SĐTD. - Giáo viên sẽ đưa ra từ khoá là trọng tâm kiến thức của bài học cho học sinh và hướng dẫn học sinh thực hiện theo các bước sau: + Bước 1: Học sinh lập sơ đồ tư duy theo nhóm hay cá nhân với gợi ý của giáo viên. + Bước 2: Học sinh hoặc đại diện của các nhóm học sinh lên bảng báo cáo, thuyết trình về sơ đồ tư duy mà nhóm mình đã thiết lập. + Bước 3 : Học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện sơ đồ tư duy về kiến thức của bài học đó. Giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp học sinh hoàn chỉnh sơ đồ tư duy, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học. + Bước 4: Củng cố kiến thức bằng sơ đồ tư duy mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn hoặc một sơ đồ tư duy mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho học sinh lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó. 1.4 Sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy sinh học 6 Trong ngành giáo dục, SĐTD là một công cụ hữu ích trong dạy học và học tập ở tất cả các trường THCS cũng như các bậc cao hơn vì nó giáo viên và cả học sinh trong việc trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, học tập thông qua sơ đồ, tóm tắt thông tin của một bài học hay một cuốn sách, bài báo, hệ thống lại kiến đã học, tăng cường khả năng ghi nhớ, đưa ra ý tưởng mới. 1.4.1 Sử dụng để ghi chép, tóm tắt kiến thức từng mục của bài SĐTD là một công cụ ghi chép rất tuyệt vời, so với kiểu ghi chép truyền thống thì ghi chép với công cụ Mind Map có nhiều ưu điểm vượt trội, như tiết kiệm thời gian, liên kết được ý tưởng, tăng cường trí nhớ, tăng tính sáng tạo của người học. Để lập SĐTD từ kiến thức sinh học SGK thì trước hết học sinh phải đọc SGK, xác định từ khóa và các ý phụ, sau đó dùng các từ khóa và các hình ảnh liên quan đến từ khóa để vẽ SĐTD về kiến thức mà em muốn tìm hiểu. 1.4.2 Sử dụng sơ đồ tư duy để phân tích kiến thức 20 Trong dạy học sinh học có các kiến thức có tính chất phức tạp về hình thức sinh sản cũng như các nhóm thực vật trong tự nhiên đây là kiến thức rộng đối với những học sinh quá nhỏ tuổi, việc phân tích học dưới dạng sơ đồ sẽ giúp học sinh khắc sâu kiến thức, tiết kiệm được thời gian, tư duy lâu và hiểu nội dung có tính trọng tâm để từ đó đưa ra nhưng ý tưởng liên hệ thực tế, đề ra các phương pháp sinh sản thực vật và bảo vệ môi trường sống của thực vật. 1.4.3 Sử dụng để tổng kết kiến thức bài mới, kết thúc bài học, kết thúc chương Sử dụng sơ đồ tư duy vừa giúp giáo viên kiểm tra được những phần nhớ lẫn phần hiểu học sinh đối với từng phần trong bài và củng cố kiến thúc ở cuối bài và cuối chương. + Sơ đồ tư duy đưa vào phần giới thiệu bài mới. + Sơ đồ tư duy đưa vào từng phần để giảng. + Sơ đồ đưa vào phần củng cố. + Sơ đồ đưa vào tiết ôn tập. 1.5 Thực trạng của việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học sinh học 6 của trường THCS Lý Tự Trọng 1.5.1 Thực trạng Mục đích của đề tài này là xây dựng và sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học nội dung sinh sản hữu tính và cách nhóm thực vật ở sinh học lớp 6. Để tìm hiểu thực trạng của vấn đề này như thế nào, tôi đã làm một bảng điều tra, thăm dò ý kiến 121 học sinh lớp 6 trường THCS Lý Tự Trọng và qua đó tôi rút ra một số nhận xét sau: - Hầu hết các giáo viên và học đều ít sử dụng sơ đồ tư duy. Giáo viên cho học sinh nghiên cứu SGK, trình chiếu hình ảnh minh họa thực tế để học sinh quan sát và liên tưởng. Tuy nhiên cũng có một số ít giáo viên sử dụng SĐTD nhưng chỉ là hình thức là vẽ sơ đồ tư duy thông thường trên bảng đen hoặc bảng phụ, chỉ là hình thức này thì bài giảng không gây hứng thú, sự tư duy cũng như chưa khắc sâu kiến thức lại ở trên lớp cho học sinh. Chính vì thế, việc tiếp thu mảng kiến thức liên quan đến nội dung trong hình thức sinh sản hữu tính cũng như các 21 nhóm thực vật ở chương trình sinh học lớp 6 trong học sinh vẫn còn nhiều hạn chế. Và học sinh về nhà cũng chỉ làm kiểu học vẹt, học máy móc. Đa số học sinh biết SĐTD nhưng chưa hiểu cụ thể. - Bên cạnh đó, vẫn còn một số ít giáo viên hướng dẫn học sinh của mình tìm kiếm kiến thức mới cũng như kiến thức ôn tập theo dạng sơ đồ,... tuy nhiên họ chỉ hướng dẫn cho học sinh theo phương pháp dạy học của bản thân họ với mục đích truyền đạt kiến thức cũng như những kỹ năng khác sao cho các vấn đề dễ dàng tiếp thu và để hiểu nhất. - Qua quá trình thăm dò, giáo viên biết được hầu hết các học sinh đều có mong muốn các tiếp cận với SĐTD để ứng dụng trong quá trình giảng dạy, đặc biệt là ứng dụng trong giảng dạy nội dung sinh học lớp 6, với mục đích kích thích tư duy sáng tạo cho học sinh, tạo hứng thú học tập trong nội dung này. 1.5.2 Nguyên nhân thực trạng - Về phía giáo viên: Đa số giáo viên đều cho rằng việc sử dụng SĐTD để giảng dạy tốn nhiều thời gian, kiến thức đó không phải kiến thức trọng tâm. + Việc áp dụng SĐTD trong quá trình dạy học nói chung và dạy sinh học nói riêng được giáo viên sử dụng nhưng thỉnh thoảng, nên chưa phát huy được tính tích cực của học sinh trong học tập. Đặc biệt là dạy học sinh học lớp 6. + Trong quá trình dạy học, giáo viên chỉ chú ý giảng dạy sao cho rõ ràng dễ hiểu những kiến thức trọng tâm trong SGK mà chưa lưu ý đến việc rằng luyện những kỹ năng thực tế trong cuộc sống cần thiết của các học sinh. + Chế độ kiểm tra, thi cử, đánh giá kết quả học tập chưa kích lệ được khả năng tư duy của học sinh vì một bộ phận không nhỏ giáo viên vẫn dạy theo quan điểm “thi gì, dạy nấy”, dạy những kiến thức cần cho kỳ thi mà không chú trọng đến việc đào sâu, phát triển tư duy, sáng tạo, liên hệ thực tế cho học sinh về thực tế về thực vật ngoài tự nhiên. - Về phía học sinh: 22 + Trình độ, khả năng nắm bắt và vận dụng tri thức của nhiều học sinh vào cuộc sống còn nhiều hạn chế. Cũng như khả năng liên hệ thực tế chưa nhạy bén. Do đó chưa tạo được hứng thú trong dạy học riêng mình. + Một số học sinh cho rằng việc sử dụng SĐTD rắc rối, phức tạp và mất thời gian. + Hầu hết học sinh không có thời gian để nghiên cứu các kiến thức về sinh sản hữu tính và các nhóm thực vật trong SGK sinh học 6. 1.5.3 Kế hoạch tiếp cận cho GV, HS làm quen và sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học sinh học 6 Để sử dụng lồng ghép SĐTD vào các bài học có nội dung trong chương VI, VII, VIII sinh học 6 có hiệu quả, tránh tình trạng tốn kém thời gian, cháy giáo án thì giáo viên và học sinh có kế hoạch và chuẩn bị trong tiến trình dạy học: Tìm hiểu về cách sử dụng phần mềm Mind Map trên máy vi tính. Xác định bài học có liên quan đến nội dung giáo dục trong chương VI, VII, VIII rồi lựa chọn bài để giảng dạy. Soạn giáo án điện tử và bài giảng điện tử của các bài học đã chọn để dạy lồng ghép với SĐTD vào dạy các nội dung giáo dục chương VI, VII, VIII. 1.6 Quy trình xây dựng sơ đồ tư duy 1.6.1 Xác định mục tiêu bài học Để dạy học thì giáo viên phải xác định được nội dung thuộc phần kiến thức liên quan trong chương VI, VII, VIII sinh học 6. Trước hết xác định mục tiêu của bài học, phần kiến thức trọng tâm của bài học là giúp học sinh nắm bắt được những kiến thức gì sau bài học, đặc biệt là sau những bài học có nội dung giáo dục môi trường học sinh có thể liên kết những kiến thức đã học vào thiên nhiên như thế nào. 1.6.2 Xây dựng sơ đồ tư duy Để xây dựng một SĐTD vào dạy học những bài học có nội dung thuộc chương VI, VII, VIII trước hết giáo viên cần nghiên cứu kỹ và rút ra nội dung chính và quan trọng của nội dung giáo dục trong bài đó và tiến hành khai thác các ý chính dựa trên SĐTD. 23 1.6.3 Sữa chữa và hoàn thiện sơ đồ tư duy Để hoàn thiện SĐTD vào dạy học những bài học có nội dung thuộc chương VI, VII, VIII để trình chiếu giảng dạy trước học sinh thì người giáo viên cần kiểm tra, chỉnh sửa rồi hoàn thiện. 1.7 Kết luận chương 1. Trong chương này, tôi đã tập trung nghiên cứu và trı̀nh bày cơ sở lı́ luận và thực tiễn của vấn đề sử dụng SĐTD để dạy học các bài học sinh học 6 thuộc chương VI, VII, VIII ở trường THCS, cụ thể: Làm rõ khái niệm và mục tiêu của phương pháp dạy học tích cực và SĐTD PPDHTC đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu tác dụng, hình thức tổ chức, cũng như mục tiêu các phương pháp dạy học tích cực có trong quá trình dạy và học. SĐTD tôi tìm hiểu cách vẽ, cách đọc nguyên tắc để tạo nên một sơ đồ tư duy, phát hiện ra những ưu, nhược điểm để dạy học những bài có nội dụng thuộc chương VI, VII, VIII trong chương trình Sinh học 6. Qua quá trình khảo sát trường THCS Lý Tự Trọng để đánh giá nguyên nhân cũng như thực trạng trong việc sử dụng SĐTD trong dạy học Sinh học 6 phát hiện vẫn còn nhiều mặt hạn chế. 24 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu - Các bài học có nội dung thuộc VI, VII, VIII trong chương trình Sinh học lớp 6. - Thực nghiệm sư phạm được tiến hành trong học kỳ II năm học 2015 – 2016 đối với học sinh lớp 6 của trường THCS Lý Tự Trọng. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Trong quá trình thực nghiệm sư phạm tôi đã thực hiện những nhiệm vụ sau: Tổ chức dạy một số bài có nội dung thuộc chương VI, VII, VIII cho lớp đối chứng và lớp thực nghiệm. Với lớp học thực nghiệm: giảng dạy theo giáo án đề xuất. Với lớp học đối chứng: giảng dạy theo giáo án thông thường. Sau đó so sánh, đối chứng để đánh giá tính khả thi của đề tài nghiên cứu. 2.3 Nội dung nghiên cứu Tổ chức tiết dạy thực nghiệm (lớp TN), GV dạy theo giáo án đã soạ...

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

Đối tượng nghiên cứu

- Các bài học có nội dung thuộc VI, VII, VIII trong chương trình Sinh học lớp

- Thực nghiệm sư phạm được tiến hành trong học kỳ II năm học 2015 – 2016 đối với học sinh lớp 6 của trường THCS Lý Tự Trọng.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Trong quá trình thực nghiệm sư phạm tôi đã thực hiện những nhiệm vụ sau:

Tổ chức dạy một số bài có nội dung thuộc chương VI, VII, VIII cho lớp đối chứng và lớp thực nghiệm

Với lớp học thực nghiệm: giảng dạy theo giáo án đề xuất

Với lớp học đối chứng: giảng dạy theo giáo án thông thường

Sau đó so sánh, đối chứng để đánh giá tính khả thi của đề tài nghiên cứu.

Nội dung nghiên cứu

Tổ chức tiết dạy thực nghiệm (lớp TN), GV dạy theo giáo án đã soạn, trong đó có kiến thức sẽ dạy theo kiểu sơ đồ tư duy (Mind Map)

Các bài giảng dạy: Bài 40 Hạt Trần – Cây Thông

Tổ chức tiết dạy đối chứng (lớp ĐC), giáo viên sử dụng phương pháp dạy học truyền thống để dạy.

Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Tôi sử dụng phương pháp này để xem xét, tìm hiểu những vấn đề có lí thuyết liên quan đến đề tài

Một số vấn đề cơ bản của lí thuyết SĐTD

Vận dụng lí thuyết SĐTD vào dạy học sinh học ở lớp 6

Những lí thuyết mà em nghiên cứu thông qua sách báo, tạp chí, văn kiện, nghị quyết của Đảng và một số luận văn sau đại học

2.4.2 Phương pháp đàm thoại, quan sát sư phạm

Trao đổi với học sinh trường THCS Lý Tự Trọng về vấn đề học tập của chúng

Phương pháp quan sát cho phép thu thập kết quả từ việc ghi chép, hoặc những phương tiện công nghệ cao như: máy ghi âm, quay phim…Nhằm quan sát thực tế phương pháp học tập truyền thống của sinh viên cũng như phương pháp dạy học tích cực sử dụng sơ đồ tư duy

2.4.3 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Đề tài được thực nghiệm ở trường THCS Lý Tự Trọng, trước khi thực nghiệm, em trao đổi với cô giáo hiệu trưởng trường THCS Lý Tự Trọng, về đặc điểm tâm lý, nhận thức của các em học sinh, những em học sinh học tốt, những em học không tốt để có thể chuẩn bị tâm lí vững vàng khi lên lớp Sau đó em xin ý kiến giáo viên chỉ đạo góp ý cho giáo án để phù hợp với đối tượng học sinh tại trường Ý kiến của giáo viên hướng dẫn về đề tài nghiên cứu

Bên cạnh việc sử dụng các biện pháp nghiên cứu mang tính phổ quát, khái quát để thực hiện đề tài này, phương pháp so sánh là phương tiện làm rõ những nét khác biệt của phương pháp dạy học truyền thống đồng thời thấy được hướng đổi mới của phương pháp sử dụng bản đồ tư duy ở Trường THCS Lý Tự Trọng

2.4.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Trong quá trình tiến hành thực nghiệm tôi đã tiến hành trong học kỳ II năm học 2015 – 2016 Đối với lớp thực nghiệm sử dụng bài giảng được thiết kế có sử dụng sơ đồ tư duy, còn lớp đối chứng thì giữ nguyên điều kiện và nội dung vốn có Kết quả thực nghiệm được rút ra việc so sánh lớp thực nghiệm và đối chứng dạy Tiết dạy là bài Hạt trần – Cây thông thuộc chương VIII: Các nhóm thực vật Gồm 3 sơ đồ tư duy

Hình 2.1 SĐTD về cấu tạo của nón thông

Hình 2.2 SĐTD về giá trị của hạt trần

Hình 2.3 SĐTD về củng cố bài Hạt trần – Cây thông

2.4.5.2 Chọn đối tượng thực nghiệm sư phạm

Việc chọn mẫu thực nghiệm ảnh hưởng đến kết quả thực nghiệm sư phạm Do đó để chọn 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng phải tương đương nhau nhằm thỏa mãn yêu cầu của thực nghiệm sư phạm Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu kết quả trung bình cộng ở học kì I về môn sinh học của các lớp khối 6 trường Lý Tự Trọng Trong đó kết quả học tập của 2 lớp 6/5 và 6/8 là tương đối đồng nhất và chất lượng học tập là đồng đều nhau Như vậy, chất lượng của mẫu thỏa mãn yêu cầu của TNSP

Bảng 2.1 Bảng số liệu học sinh được chọn lọc làm thực nghiệm

Tổng số Nam Nữ Đối chứng 6/5 41 25 16

Bảng 2.2 Bảng kết quả học tập của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm ở học kỳ I năm học 2015 – 2016

- Học sinh lớp 6: chọn 2 nhóm có mức học ngang nhau sao đó chia ra:

+ Lớp dạy truyền thống lớp 6/5

+ Lớp dạy học sử dụng sơ đồ tư duy lớp 6/8

- Số học sinh khảo sát trong quá trình thực nghiệm sư phạm bao gồm 81 HS

- Tiến hành chọn 2 lớp để tổ chức tiết dạy thực nghiệm và dạy đối chứng

- Sau khi chọn mẫu xong tôi tiến hành dạy theo các bước sau:

+ Bước 1: chọn bài trong chương VI, VII, VIII SGK Sinh học lớp 6 để dạy thực nghiệm và đối chứng

+ Bước 2: Soạn giáo án thông thường (để dạy lớp đối chứng) và soạn giáo án có sử dụng sơ đồ tư duy cho bài (để dạy lớp thực nghiệm)

+ Bước 3: Tiến hành dạy thực nghiệm theo giáo án đã soạn

2.4.5.4 Đánh giá kết quả thí nghiệm

- Quan sát quá trình học

Qua tất cả các giờ dạy thực nghiệm và đối chứng, tôi đã quan sát và ghi chép lại các nội dung chính sau:

+ Hoạt động dạy học của giáo viên:

Giáo viên cần đảm bảo trình tự của các bước học, phân bố thời gian hợp lý cho từng nội dung bài học

Khi giảng dạy những bài học có nội dung trong chương VI, VII, VIII, giáo viên cần áp dụng SĐTD vào để giảng dạy nội dung đó

+ Hoạt động của học sinh:

Cố gắng phát huy tích cực của học sinh thông qua không khí trong giờ học, sự tập trung và nghiêm túc của học sinh đem lại chất lượng và số lượng của câu trả lời xây dựng bài

Khả năng lĩnh hội và liên hệ thực tế thông qua sơ đồ tư duy của học sinh Sau mỗi tiết dạy, tác giả có trao đổi với giáo viên hướng dẫn, lắng nghe ý kiến để rút kinh nghiệm cho lần sau

Sau khi thực nghiệm sư phạm, học sinh có cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng được đánh giá bằng một bài kiểm tra trắc nghiệm nhanh nhằm đánh giá mức độ lĩnh hội, hiểu bài của học sinh về nội dung bài dạy Mỗi HS làm bài kiểm tra 15 phút

HS ở lớp thực nghiệm phát phiếu điều ra thăm dò về việc sử dụng PPDHTC có sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Sinh học 6 trường THCS Lý Tự Trọng vào cuối đợi thực nghiệm sư phạm, thông qua việc sử lý số liệu từ phiếu thăm dò rút ra những kết luận để kiểm chứng lại hiệu quả của việc áp dụng SĐTD trong dạy học Sinh học Đồng thời tạo ra điều kiện để các em nêu lên ý kiến cá nhân để từ đó có sự điều chỉnh để tổ chức tiết dạy hợp lí hơn nhằm đem lại hiệu quả cao hơn

2.4.6 Phương pháp xử lý kết quả, số liệu

Tổng hợp số liệu trong quá trình điều tra học sinh(về bài kiểm tra, phiếu bảng hỏi, phiếu thăm dò,…)

Dự kiến phát 121 bài kiểm tra, 121 phiếu bảng hỏi học sinh, và 40 phiếu thăm dò

Các bài kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sau khi chấm đều được xử lí bằng toán thống kê với các tham số sau:

Tham số trung bình cộng: ( ) tính theo công thức sau

Trong đó: Xi : giá trị của điểm số thứ i

30 fi số bài làm có điểm số Xi n: tổng số bài kiểm tra

- Độ lệch chuẩn: (SD) các giá trị của các đại lượng phân tán tí hay nhiều xung quanh hai giá trị trung bình cộng, sự phân tán đó được mô tả bởi độ lệch chuẩn có công thức:

- Độ lệch chuẩn càng nhỏ thì số liệu càng ít phân tán, kết quả thu được càng đang tin cậy

- Hệ số thiên biến: Để so sánh mức độ phân tán của số liệu.

Kết luận chương 2

Trên cơ sở lí luận và thực tiễn đã trình bày ở chương 1, và qua việc nghiên cứu tổng quan về 3 chương VI, VII, VIII, quy trình tổ chức hoạt động dạy – học có sử dụng SĐTD, tôi đã tìm hiểu và thiết kế tiến trình dạy học 1 bài dạy có sử dụng SĐTD Để áp dụng PPDHTC có sử dụng SĐTD này trong dạy học, tôi đã tiến hành soạn thảo 1 bài giảng có nội dung phù hợp để áp dụng phương pháp này Tuy nhiên, trong 3 chương này tôi chỉ tôi chỉ trình bày giáo án đã thực nghiệm theo PPDHTC có sử dụng SĐTD

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN

Xây dựng các sơ đồ tư duy

Qua quá trình nghiên cứu, phân tích nội dung chương VI, VII, VIII, tôi đã xây dựng một số SĐTD nhằm phục vụ cho việc giảng dạy nội dung phần này Trong một số đó có một số bài thích hợp cho việc xây dựng SĐTD được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.1 Thống kê số lượng SĐTD trong 3 chương VI, VII, VIII Sinh học 6

Chương Bài Tên bài Số lượng

VI: Hoa và sinh sản hữu tính

28 Cấu tạo và chức năng của hoa

30 Thụ phấn 2 Hình 3.2 và hình 3.9

31 Thụ tinh, kết quả và tạo hạt

33 Hạt và các bộ phận của hạt

34 Phát tán quả và hạt 2 Hình 3.4 và hình

36 Tổng kết về cây có hoa 1 Hình 3.13

VIII: Các nhóm thực vật

39 Quyết – Cây dương xỉ 1 Hình 3.5

40 Hạt trần – Cây thông 3 Hình 3.7, hình 3.8 và hình 3.15

42 Lớp Hai lá mầm và lớp

1 Hình 3.16 Ôn tập Ôn tập 1 Hình 3.17

3.1.1 Áp dụng SĐTD đưa vào từng phần để giảng dạy

- Chương VI 1 số sơ đồ tư duy sau:

Bài 28: Cấu tạo và chức năng của hoa

Hình 3.1 Các bộ phận của hoa

Hình 3.2 Đặc điểm hoa thụ phấn nhờ sâu bọ

Chương VII: Có 1 số sơ đồ tư duy sau:

Hình 3.3 Các loại quả chính

Bài 34: Phát tán quả và hạt

Hình 3.4 Các cách phát tán quả và hạt

Chương VIII: Có 1 số sơ đồ tư duy được xây dựng: Bài 37: Tảo

Hình 3.5 Vai trò của tảo

Bài 39: Quyết – Cây dương xỉ

Hình 3.6 Quan sát cây dương xỉ

Bài 40: Hạt trần – Cây thông

Hình 3.7 Cấu tạo của nón thông

Hình 3.8 Giá trị của hạt trần

3.1.2 Áp dụng SĐTD đưa vào phần củng cố

Chương VI: 1 số SĐTD được xây dựng

Bài 31: Thụ tinh, kết quả và tạo hạt

Hình 3.11 Thụ tinh, kết quả và tạo hạt

Chương VII: Có 1 số SĐTD được xây dựng

Bài 33: Hạt và các bộ phận của hạt

Hình 3.12 Hạt và bộ phận của hạt

Bài 34: Phát tán quả và hạt

Hình 3.13 Sự phát tán của quả và hạt

Bài 36: Tổng kết về cây có hoa

Hình 3.14 Tổng kết về cây có hoa

Chương VIII Có 1 số SĐTD được xây dựng

Bài 40: Hạt trần – Cây thông

Hình 3.16 Củng cố bài Hạt trần – Cây thông

40 Bài 42: Lớp 1 lá mầm và lớp 2 lá mầm

Hình 3.17 Lớp 1 lá mầm và lớp 2 lá mầm

3.1.3 Áp dụng SĐTD đưa vào tiết ôn tập chương

Kết quả thực nghiệm sư phạm

Để đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm, tôi đã tiến hành cho học sinh của 2 lớp đối chứng và thực nghiệm làm bài kiểm tra nhanh về nội dung kiến thức bài đã dạy Sau khi tiết dạy thực nghiệm 4 tuần, các em ở 2 lớp đã làm bài kiểm tra

42 để biết được kết quả học tập trong việc tiếp thu nội dung bài học với sự hỗ trợ cuả SĐTD

Do thời gian hạn chế và số tiết dạy ở trường THCS dành cho sinh viên ngành cao đẳng sư phạm lớp CT13SHHO1 gồm có 2 môn hóa và sinh Vì vậy tôi chỉ tổ chức dạy được Bài 40: Hạt trần – Cây thông cho 2 lớp, lớp 6/8 (thực nghiệm) và lớp 6/5 (đối chứng) Để so sánh, đánh giá mức độ tiếp thu và vận dụng kiến thức của học sinh ở các lớp thực nghiệm và đối chứng, ta cần tính các giá trị sau:

Số % HS đạt mức điểm Xi :

Trong đó: : là số học sinh đạt mức điểm Xi

Xi : là điểm số n là tổng số học sinh tham gia kiểm tra

Số học sinh phân loại theo học lực:

B ả ng 3.2: Bảng thống kê điểm số (X i ) của bài kiểm tra

Nhóm Tổng số HS Điểm số (X i )

Biểu đồ 3.1 Biểu đồ phân bố điểm số kiểm tra của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng

Biểu đồ 3.1 cho thấy điểm số kiểm tra ở các lớp đối chứng thấp hơn so với thực nghiệm

+ Ở lớp ĐC, đa số học sinh đạt từ 5 – 8 với tỉ lệ HS làm bài đạt điểm 8 là nhiều nhất

+ Ở lớp TN, thì không có HS nào làm dưới 4 điểm, đa số HS đạt điểm từ 6 –

10 và tỉ lệ HS đạt được điểm 10 là nhiều nhất, số điểm đạt từ 8 – 10 cũng nhiều hơn ĐC

Bảng 3.3 Bảng phân phối tần suất của bài kiểm tra của hai nhóm TN và ĐC

Nhóm Tổng số HS Số % học sinh đạt được mức điểm số (X i )

TN 40 0 0 0 2,5 5 12,5 15 22,5 17,5 25 Đồ thị 3.2: Đồ thị biểu diễn phân bố tần suất Nhận xét:

Từ đồ thị 3.2 cho thấy cả lớp ĐC và TN đều có tỉ lệ % HS đạt từ 1 – 2 điểm là 0% phân phối với tần suất của lớp ĐC tập trung nhiều ở mức độ từ 5 – 8 điểm còn lớp TN thì tập trung nhiều ở mức từ 6 – 9 điểm Đồ thị 3.2 cho thấy mức độ chuyển dịch nhiều hơn về phía phải và mức dưới 6 điểm đường biểu diễn của lớp

TN nằm ở phía dưới đường biểu diễn của lớp ĐC Ngược lại, trên điểm 6 thì đường biểu diễn của lớp TN nằm ở phía trên cao hơn so với đường biểu diễn phân bố tần suất của lớp ĐC và nhìn chung đồ thị này thể hiện sự tăng dần về số điểm số

+ Ở lớp ĐC, với mức độ từ 5 – 8 có phân bố tần suất cao đạt từ 14,6% - 19,5% và cao nhất ở điểm 8 (đạt 19,5%), mức điểm từ 9 – 10 điểm có phân bố tần suất cũng cao đạt từ 12,2% – 17,2%

+ Ở lớp TN, với mức độ từ 6 – 8 có phân bố tần suất cao đạt từ 12.5% - 22,5% và cao nhất ở điểm 8 (đạt 22,5%), mức điểm từ 9 – 10 điểm có phân bố tần suất cao nhất đạt từ 17,5% – 25% Cao nhất là điểm 10 (đạt 25%) cao hơn nhiều so với ĐC

Bảng 3.4 Bảng phân loại học lực của hai nhóm

Biểu đồ 3.3 Biểu đồ phân loại theo học lực của cả hai nhóm

Biểu đồ 3.4 và đồ thị 3.4 cho thấy học lực của lớp TN cao hơn so với lớp ĐC và cả hai lớp đều không có HS xếp loại học lực kém Ở lớp TN, số % HS giỏi, khá nhiều hơn nhiều so với lớp ĐC Ngược lại, ở lớp ĐC % HS yếu, TB nhiều hơn so với lớp TN

+ Ở lớp ĐC, đa số HS có học lực TB và khá, tỉ lệ xếp loại khá cao nhất (đạt 34,1%), tỉ lệ đạt HS xếp loại TB thấp hơn (đạt 24,2%), tỉ lệ HS xếp loại giỏi thấp đạt 29,4%, tỉ lệ HS xếp loại yếu thấp chỉ đạt 12,3%

+ Ở lớp TN, đa số HS có học lực khá và giỏi, tỉ lệ xếp loại khá cao nhất (đạt 37,5%), tỉ lệ đạt HS xếp loại TB thấp hơn (đạt 17,5%), tỉ lệ HS xếp loại giỏi cao nhất đạt 42,5%, tỉ lệ HS xếp loại yếu thấp chỉ đạt 2,5%

Bảng 3.5 Bảng các tham số thống kê của bài kiểm tra sau thực nghiệm

Dựa vào các thông số tính toán ở trên, từ bảng phân loại theo học lực (bảng 3,3), bảng tổng hợp các thông số đặc trưng (bảng 3.4), và đồ thị phân phối tần suất (bảng 3,2), tôi rút ra được nhũng nhận xét như sau:

+ Điểm trung bình của lớp TN cao hơn lớp ĐC

+ Độ lệch chuẩn S có giá trị nhỏ tức là số liệu thu được ít phân tán, do đó trị số trung bình có độ tin cậy cao

+ Hệ số biến thiên V của lớp TN nhỏ hơn lớp ĐC (VTN VĐC ), chứng tỏ mức độ phân tán của lớp thực nghiệm giảm so với lớp đối chứng

+ Tỉ lệ HS đạt loại yếu, kém của lớp TN giảm nhiều so với lớp ĐC Ngược lại, tỉ lệ khá, giỏi của lớp TN cao hơn lớp ĐC (bảng 3.3) và (đồ thị 3.3)

Các kết quả trên đã nói lên hiệu quả của việc áp dụng PPDHTC có sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Sinh học 6

Như vậy, có thể kết luận: kết quả học tập của lớp thực nghiệm cao hơn kết quả học tập của lớp đối chứng

Nhận xét chung về tiến trình dạy học

- Qua theo dõi, quan sát giờ học của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng được tiến hành theo tiến trình dạy học đã được thiết kế, tôi rút ra nhận xét sau:

+ Đối với các lớp đối chứng: mặc dù có cách dạy có đổi mới nhưng chưa có chuyển biến rõ rệt, trong giờ học vẫn chú ý GV truyền đạt kiến thức, HS lắng nghe, ghi chép và thăm gia trả lời câu hỏi GV nhưng chưa thể hiện hứng thú và tự giác trong tiết học HS chưa đưa ra được hành động của mình để bảo vệ hệ sinh thái, sinh vật bằng cách nào và phân loại các nhóm thực vật? Điều này chứng tỏ việc dạy và học nội dung bài học (hạt Trần - Cây thông) bằng phương pháp thông thường chưa khắc sâu kiến thức và không đem lại hiệu quả HS chưa có tích cực trong nội dung này nên không thể hiện được vai trò của người học hiện nay

+ Đối với lớp thực nghiệm: không khí tiết học có sôi nổi hơn, HS có nhiệt tình phát biểu xây dưng bài, các em mạnh dạn và tự tin đưa ra những dự đoán của mình HS đã thể hiện được vai trò của mình trong tiết học hiện nay, GV chỉ đóng vai trò là người định hướng dẫn các em học tập

- Qua kết quả trên cho ta thấy, việc sử dụng SĐTD trong dạy học nội dung chương VI, VII, VIII thực sự là một phương pháp dạy học tích cực mới, đem lại hiệu quả hơn so với phương pháp thông thường: kích thích được tư duy sáng tạo của HS, tăng tính hứng thú cho HS, tạo không khí học tập sôi nổi trong giờ học, việc ghi nhớ kiến thức của HS cũng trở nên dễ dàng và việc khắc sâu kiến thức được tốt hơn

- Chính vì vậy chúng ta cần áp dụng SĐTD để dạy học nội dung chương VI, VII, VIII, nói riêng và cả chương trình Sinh học 6 nói chung.

Kết quả khảo sát và thăm dò

- Qua quá trình tiến hành thực nghiệm sư phạm và khảo sát để lấy ý kiến của

121 HS lớp 6 trường THCS Lý Tự Trọng thì tôi đã rút ra được 1 số nhận xét sau:

- Hầu hết giáo viên có áp dụng sơ đồ tư duy vào trong giảng dạy nhưng chưa hướng dẫn học sinh cụ thể

- GV có áp dụng SĐTD vào trong chương trình sinh học 6 nhưng chỉ thỉnh thoảng Vì vậy việc rèn luyện học sinh cách viết SĐTD cũng như cách sử dụng là chưa được tổ chức thường xuyên

- Đa số HS đều biết đến SĐTD, nhưng ít khi rèn luyện và sử dụng nó

- Hầu hết là học sinh đều mong muốn được tiếp cận với SĐTD trong Sinh học ở nội dung chương VI, VII, VIII, cũng như đưa phương pháp này vào dạy môn Sinh học

- Trước tiết dạy bài 40: Hạt trần – Cây thông tôi đã đến lớp 15 phút đầu giờ lớp 6/8 để giới thiệu cho HS về SĐTD và phần mềm Mind Map Hướng dẫn cách dụng và vẽ 1 SĐTD hoàn chỉnh

- Sau tiết dạy bài 40: Hạt trần – Cây thông tôi đã để học sinh mình tự vẽ SĐTD phần củng cố

Bảng 3.5 Kết quả điều tra ý kiến của HS về tiết dạy có áp dụng phương pháp dạy học tích cực có sử dụng sơ đồ tư duy

1.Rất lý thú, giúp em thı́ch ho ̣c môn

2 Giờ ho ̣c sôi nổi hơn 34 85% 3 15%

3 Giúp em hiêu bài và nhớ lâu hơn 39 97,5% 1 2,5%

4 Giúp em giải quyết cách ghi bài dài dòng khó ghi nhớ 40 100% 0 0%

5 Làm cho giờ ho ̣c căng thẳng hơn 10 25% 30 75%

6 Chı̉ làm mất thời gian của môn ho ̣c 8 20% 32 80%

7 Không truyền tải được hết nô ̣i dung kiến thức 15 37,5% 25% 62,5%

8 Bản thân em muốn ho ̣c giờ ho ̣c Sinh ho ̣c có thêm SĐTD 39 97,5% 1 2,5%

Từ kết quả thu được có thể thấy đa số HS bày tỏ mong muốn được học giờ học có sử dụng PHDHTC có sử dụng SĐTD (đạt 97,5%), các HS có hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động của giờ học và ghi chép bài đầy đủ Một số học sinh phản đối phương pháp dạy này 2.5%

Bên cạnh những thuận lợi, việc sử dụng SĐTD trong dạy học cũng vấp phải nhiều khó khăn Đây là một cách ghi nhớ bài mới khá mới mẽ đối với học sinh Nên đối với các em HS có trình độ yếu, kém chưa có khả năng lĩnh hội nhanh, nên còn thụ động Mặc dù thời gian phân phối mỗi phần xác định nhưng vừa giúp học sinh ghi nhớ bài trên lớp qua dạng sơ đồ thì cần có thời gian, tuy nhiên thời gian cho một tiết dạy sinh học còn hạn chế Do đó việc dạy còn nhiều khó khăn Kết quả thực nghiệm ban đầu cho phép ta kết luận về việc sử dụng SĐTD trong dạy học sinh học 6 chương VI, VII, VIII có tác dụng kích thích hứng thú học tập của học sinh, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả của tiết dạy Sinh học ở trường THCS Tuy nhiên để kết luận đưa ra thực sự thuyết phục thì cần mở rộng phạm vi và đối tượng thực nghiệm sau này khi có điều kiện cho phép.

Kết luận chương 3

Mu ̣c đı́ch của thực nghiê ̣m sư pha ̣m đề ra là kiểm tra la ̣i giả thuyết khoa ho ̣c của đề tài

Các kết quả thực nghiê ̣m thu được trong quá trı̀nh TNSP và kết quả xử lı́ số liê ̣u thống kê đã cho tôi có đủ cơ sở để khẳng đi ̣nh phương pháp da ̣y ho ̣c tích cực có sử dụng sơ đồ tư duy có thể áp du ̣ng vào trong da ̣y ho ̣c nhằm giúp cho HS chủ đô ̣ng, tı́ch cực hơn trong viê ̣c tı̀m kiếm và lı̃nh hô ̣i kiến thức mới và khắc sâu kiến thức đó, đây là mô ̣t bước đi đúng đắn và hợp lı́ Như vâ ̣y, viê ̣c vâ ̣n du ̣ng kết quả nghiên cứu của đề tài vào giảng da ̣y ở các trường THCS hiê ̣n nay là hoàn toàn khả thi

Các kết quả thực nghiê ̣m khẳng đi ̣nh viê ̣c sử dụng SĐTD có tác du ̣ng Chất lươ ̣ng ho ̣c tâ ̣p HS đươ ̣c nâng cao, điểm trung bình cô ̣ng của nhóm TN cao hơn nhiều so với nhóm ĐC

Bên ca ̣nh đó viê ̣c thăm dò ý kiến HS cũng giúp chúng ta biết được những thuâ ̣n lơ ̣i, khó khăn khi triển khai giảng dạy có sử dụng SĐTD vào da ̣y ho ̣c Sinh ho ̣c để từ đó tı̀m hướng điều chı̉nh và phát triển đề tài trong thời gian sau này

Ngày đăng: 10/05/2024, 03:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Đồthị 3.2  Đồ thị biểu diễn phân bố tần suất  43 - XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG GIẢNG DẠY CHƯƠNG VI, VII, VIII SINH HỌC 6 10 ĐIỂM
th ị 3.2 Đồ thị biểu diễn phân bố tần suất 43 (Trang 6)
Hình 3.13  Rêu – cây rêu  39 - XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG GIẢNG DẠY CHƯƠNG VI, VII, VIII SINH HỌC 6 10 ĐIỂM
Hình 3.13 Rêu – cây rêu 39 (Trang 8)
Hình 1.1 Cách đọc Mind Map – Sơ đồ tư duy - XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG GIẢNG DẠY CHƯƠNG VI, VII, VIII SINH HỌC 6 10 ĐIỂM
Hình 1.1 Cách đọc Mind Map – Sơ đồ tư duy (Trang 18)
Hình 2.2  SĐTD về giá trị của hạt trần - XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG GIẢNG DẠY CHƯƠNG VI, VII, VIII SINH HỌC 6 10 ĐIỂM
Hình 2.2 SĐTD về giá trị của hạt trần (Trang 37)
Hình 2.1 SĐTD về cấu tạo của nón thông - XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG GIẢNG DẠY CHƯƠNG VI, VII, VIII SINH HỌC 6 10 ĐIỂM
Hình 2.1 SĐTD về cấu tạo của nón thông (Trang 37)
Hình 2.3 SĐTD về củng cố bài Hạt trần – Cây thông - XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG GIẢNG DẠY CHƯƠNG VI, VII, VIII SINH HỌC 6 10 ĐIỂM
Hình 2.3 SĐTD về củng cố bài Hạt trần – Cây thông (Trang 38)
Bảng 2.1.  Bảng số liệu học sinh được chọn lọc làm thực nghiệm  Mẫu thực - XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG GIẢNG DẠY CHƯƠNG VI, VII, VIII SINH HỌC 6 10 ĐIỂM
Bảng 2.1. Bảng số liệu học sinh được chọn lọc làm thực nghiệm Mẫu thực (Trang 38)
Bảng 2.2 Bảng kết quả học tập của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm ở học  kỳ I năm học 2015 – 2016 - XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG GIẢNG DẠY CHƯƠNG VI, VII, VIII SINH HỌC 6 10 ĐIỂM
Bảng 2.2 Bảng kết quả học tập của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm ở học kỳ I năm học 2015 – 2016 (Trang 39)
Hình 3.1 Các bộ phận của hoa - XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG GIẢNG DẠY CHƯƠNG VI, VII, VIII SINH HỌC 6 10 ĐIỂM
Hình 3.1 Các bộ phận của hoa (Trang 43)
Hình 3.2 Đặc điểm hoa thụ phấn nhờ sâu bọ - XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG GIẢNG DẠY CHƯƠNG VI, VII, VIII SINH HỌC 6 10 ĐIỂM
Hình 3.2 Đặc điểm hoa thụ phấn nhờ sâu bọ (Trang 43)
Hình 3.3 Các loại quả chính - XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG GIẢNG DẠY CHƯƠNG VI, VII, VIII SINH HỌC 6 10 ĐIỂM
Hình 3.3 Các loại quả chính (Trang 44)
Hình 3.4 Các cách phát tán quả và hạt - XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG GIẢNG DẠY CHƯƠNG VI, VII, VIII SINH HỌC 6 10 ĐIỂM
Hình 3.4 Các cách phát tán quả và hạt (Trang 44)
Hình 3.5 Vai trò của tảo - XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG GIẢNG DẠY CHƯƠNG VI, VII, VIII SINH HỌC 6 10 ĐIỂM
Hình 3.5 Vai trò của tảo (Trang 45)
Hình 3.6 Quan sát cây dương xỉ - XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG GIẢNG DẠY CHƯƠNG VI, VII, VIII SINH HỌC 6 10 ĐIỂM
Hình 3.6 Quan sát cây dương xỉ (Trang 45)
Hình 3.7  Cấu tạo của nón thông - XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG GIẢNG DẠY CHƯƠNG VI, VII, VIII SINH HỌC 6 10 ĐIỂM
Hình 3.7 Cấu tạo của nón thông (Trang 46)
Hình 3.8  Giá trị của hạt trần - XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG GIẢNG DẠY CHƯƠNG VI, VII, VIII SINH HỌC 6 10 ĐIỂM
Hình 3.8 Giá trị của hạt trần (Trang 46)
Hình 3.10 Thụ phấn - XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG GIẢNG DẠY CHƯƠNG VI, VII, VIII SINH HỌC 6 10 ĐIỂM
Hình 3.10 Thụ phấn (Trang 47)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w