Qua nhiều năm dạy học, được giảng dạy hầu hết các lớp bậc THCS tôi luôn mong muốn làm thế nào để học sinh của mình năng động sáng tạo hơn, hứng thú trong học tập, giờ học bớt căng thẳng, bớt áp lực, làm sao để các em có cảm giác “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Thông qua thực tế giảng dạy, dự giờ học hỏi ở đồng nghiệp cộng với các đợt tập huấn chuyên môn bản thân tôi mạnh dạn áp dụng tổ chức một số trò chơi trong giờ dạy môn Văn trong nhiều năm học và thấy không khí của mỗi tiết học sôi nổi hẳn lên đến giờ học các em không còn cảm thấy căng thẳng mà rất háo hức mong đợi, học sinh trong lớp hoạt động tích cực và đồng đều, các em mạnh dạn trình bày ý kiến, nêu thắc mắc,…từ đó các em tự chiếm lĩnh kiến thức và ghi nhớ một cách bền vững hơn do đó mà kết quả học tập cũng được nâng cao. Vì vậy, tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi trong dạy học Ngữ văn 6 nhằm phát huy hứng thú và tính tích cực cho học sinh ở trường THCS ”, rất mong nhận được sự góp ý của các cấp lãnh đạo, Ban giám hiệu, tổ chuyên môn để đề tài phát huy hiệu quả cao hơn.
Trang 1PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lí do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp dạy học luôn là nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáodục nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh Mộttrong số những biện pháp để đạt được mục đích trên đó là sử dụng trò chơi.Tròchơi vừa là một hoạt động giải trí vừa là một phương pháp giáo dục: giáo dục bằngtrò chơi - một phương pháp đã được nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới vậndụng Lồng ghép trò chơi trong dạy và học môn Ngữ văn, kết hợp với nhữngphương pháp dạy học khác sẽ có ý nghĩa tích cực đối với yêu cầu đổi mới hiện nay Đối với học sinh THCS thì hoạt động vui chơi là nhu cầu không thể thiếu và
nó giữ vai trò quan trọng đối với các em Nếu giáo viên biết tổ chức cho học sinhchơi một cách hợp lí, khoa học trong giờ học sẽ mang lại hiệu quả giáo dục cao.Chính vì vậy việc vận dụng trò chơi trong giờ học môn văn ở THCS sẽ làm thayđổi không khí căng thẳng trong các giờ học, tăng thêm hứng thú cho người học,học sinh sẽ chú ý hơn, chủ động hơn trong chuẩn bị, mạnh dạn hơn trong đề xuất ýkiến của mình, phát huy tư duy sáng tạo,… Hứng thú và chủ động trong học tập là
sự khởi đầu tốt cho việc nắm bắt kiến thức, hình thành kĩ năng và phát triển nhâncách ở học sinh qua bộ môn Văn
Qua nhiều năm dạy học, được giảng dạy hầu hết các lớp bậc THCS tôi luônmong muốn làm thế nào để học sinh của mình năng động sáng tạo hơn, hứng thútrong học tập, giờ học bớt căng thẳng, bớt áp lực, làm sao để các em có cảm giác
“mỗi ngày đến trường là một ngày vui” Thông qua thực tế giảng dạy, dự giờ học
hỏi ở đồng nghiệp cộng với các đợt tập huấn chuyên môn bản thân tôi mạnh dạn ápdụng tổ chức một số trò chơi trong giờ dạy môn Văn trong nhiều năm học và thấykhông khí của mỗi tiết học sôi nổi hẳn lên đến giờ học các em không còn cảm thấycăng thẳng mà rất háo hức mong đợi, học sinh trong lớp hoạt động tích cực vàđồng đều, các em mạnh dạn trình bày ý kiến, nêu thắc mắc,…từ đó các em tựchiếm lĩnh kiến thức và ghi nhớ một cách bền vững hơn do đó mà kết quả học tậpcũng được nâng cao Vì vậy, tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “Một số kinh nghiệm
tổ chức trò chơi trong dạy học Ngữ văn 6 nhằm phát huy hứng thú và tính tích cực cho học sinh ở trường THCS ”, rất mong nhận được sự góp ý của các cấp
lãnh đạo, Ban giám hiệu, tổ chuyên môn để đề tài phát huy hiệu quả cao hơn
2 Mục đích nghiên cứu
- Đưa học sinh đến với các hoạt động vui chơi, giải trí nhưng có nội dung gắnliền với bài học nhằm chống mệt mỏi, giảm căng thẳng, giúp tăng hứng thú, tạothói quen độc lập, chủ động, sáng tạo của học sinh
Trang 2- Giúp các em củng cố, khắc sâu kiến thức đã học hoặc rút ra được một nội dung
cụ thể của bài học thông qua những ấn tượng khó quên về màu sắc, hình ảnh và âmthanh sinh động của trò chơi
3.Thời gian, đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian: Từ tháng 9 năm 2020 đến nay
- Đối tượng: Học sinh lớp 6 của trường tôi trong các năm tôi được giao nhiệm vụdạy học
- Phạm vi nghiên cứu: Chương trình Ngữ văn 6 sách “Kết nối tri thức với cuộc sống.”
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu dựa vào các Văn kiện, các Chỉthị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Bộ giáo dục về chỉ đạo dạy học ở trườngTHCS
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, điều tra, tổng kết kinh nghiệmdạy học và qua kinh nghiệm dạy học của bản thân; Thông qua trao đổi, thảo luậnvới các bạn bè đồng nghiệp và học hỏi kinh nghiệm dạy học của các đồng chí giáoviên trong và ngoài nhà trường
- Phương pháp hỗ trợ: Thống kê số liệu, phân tích số liệu, …
Trang 3PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Cơ sở lý luận.
Năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức họp báo công bố chương trìnhgiáo dục phổ thông mới Chương trình này được xây dựng theo định hướng tiếpcận năng lực, phù hợp với xu thế phát triển của các nước tiên tiến, nhằm tạochuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kếthợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; phát huy tốt nhất tiềm năngcủa mỗi học sinh Đổi mới phương pháp dạy học là một giải pháp then chốt, cótính đột phá cho việc thực hiện chương trình này Một trong những biện pháp gópphần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy và học là đưa các trò chơi phùhợp với đối tượng học sinh và nội dung bài học nhằm phát huy năng lực của họcsinh và tăng thêm hứng thú cho giờ học, qua đó để nâng cao chất lượng dạy và học
bộ môn
Trong Luật Giáo dục điều 24.2 đã ghi:“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.” Có thể nói cốt lõi
của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thóiquen học tập thụ động của học sinh
Căn cứ vào mục tiêu trên cùng với việc dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của lứatuổi học sinh THCS: ham tìm hiểu, tiếp cận, thích cái mới lạ nhưng lại chóng chán
Do đó việc sử dụng các trò chơi học tập trong giờ học Ngữ văn là hết sức cần thiết
và có ích Trò chơi có tác dụng giúp học sinh:
+ Tăng cường khả năng chú ý nắm bắt nội dung bài học phát huy tính năngđộng của các em
+ Nâng cao hứng thú cho người học, góp phần làm giảm mệt mỏi, căng thẳngtrong học tập của học sinh Phát triển tính độc lập, ham hiểu biết và khả năng suyluận
+ Tăng cường khả năng thực hành, vận dụng các kiến thức đã học
+ Tăng cường khả năng giao tiếp giữa giáo viên và học sinh, và giữa học sinhvới nhau, giúp học sinh rèn luyện các khả năng ứng xử, giao tiếp
+ Thu hút cả lớp theo dõi tham gia các hoạt động
Trang 4Khi chơi, các em tưởng tượng, suy ngẫm, thử nghiệm, lập luận để đạt kết quả
mà không nghĩ là mình đang học Kiến thức cung cấp trong giờ ngữ văn sẽ đượcgiảm nhẹ, quá trình học tập diễn ra một cách tự nhiên hơn, hấp dẫn hơn
Vì vậy, việc tổ chức các trò chơi trong dạy học Ngữ văn sẽ giúp các em học
mà chơi, chơi mà học, từ đó việc tiếp thu kiến thức sẽ trở nên nhẹ nhàng, khônggây áp lực học tập mà lại vô cùng hiệu quả Đồng thời, thông qua trò chơi, giáoviên còn hình thành ở học sinh năng lực khám phá, năng lực tư duy, kỹ năng làm
việc nhóm, tăng tính gắn kết giữa các thành viên Vì vậy, việc “Tổ chức trò chơi trong dạy học Ngữ văn 6 nhằm phát huy hứng thú và tính tích cực học tập cho học
sinh ở trường THCS” vào áp dụng đại trà là rất cần thiết.
2 Thực trạng:
Tuy nhiên, hiện nay việc tổ chức trò chơi trong dạy học môn ngữ văn chưađược nhiều giáo viên coi trọng, vẫn dạy theo hương pháp cũ, có tổ chức thì chỉ qualoa gọi là có sự thay đổi trong phương pháp dạy học
2.1 Đối với giáo viên
Qua thực tế giảng dạy hàng năm, tôi nhận thấy còn tồn tại những vấn đề sau:
- Phương pháp dạy của một số thầy cô giáo chưa thu hút được học trò yêuthích đối với bộ môn của mình giảng dạy - Các phương pháp và hình thức dạy họcchưa phong phú Chưa có sự linh hoạt và chưa mạnh dạn để đưa các phương pháp
và kỹ thuật dạy học tích cực vào hoạt động tìm hiểu, tư duy cho học sinh Hoạtđộng chủ yếu là hỏi, trả lời và vài lần thảo luận nhóm Thảo luận thì còn mang tínhmáy móc hình thức
- Chuẩn bị một giờ dạy chưa có sự đầu tư, nghiên cứu, trăn trở về nội dungcủa bài, còn quan niệm lên lớp cho xong, hết giờ thì về, nên phương pháp còn gò
bó, khô cứng, ít sáng tạo
- Việc sử dụng đồ dùng dạy học ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế,khai thác chưa triệt để, chưa thuần thục nên ảnh hưởng đến sự tiếp thu bài của họcsinh
2.2 Đối với học sinh
Qua thực tế giảng dạy môn Ngữ văn ở trường tôi, tôi nhận thấy:
- Hiện tượng học sinh thụ động trong giờ học văn bắt nguồn từ tâm lý chung củahọc sinh sợ bị chê cười khi phát biểu sai, chưa tự tin vào năng lực của mình, ngạingùng, rụt rè khi đứng lên trả lời trước đám đông nhất là các bạn nữ;
Trang 5- Các em lười học, không chịu, hoặc rất ít chuẩn bị bài trước ở nhà mà có thói quenđợi đến lớp chờ thầy cô giảng rồi chép vào vở; chưa hiểu rõ tác dụng của việc phátbiểu xây dựng bài
- Không khí các giờ văn trên lớp nhiều tiết còn tẻ nhạt, thiếu hấp dẫn
Ngay vào đầu năm, tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng cho thấy kết quả về sự chênh lệch giữa học sinh chưa hứng thú và chưa tích cực
trong học tập với số học sinh hứng thú và tích cực trong học tập như sau:
Bảng khảo sát: Kết quả ban đầu
Đối tượng học
sinh
Học sinh chưa hứng thú và chưa tích cực trong học tập
Học sinh hứng thú và tích cực trong học tập
chưa cao, tỉ lệ học sinh yếu nhiều So với chất lượng chung của toàn quận thì chất lượng của nhà trường còn thấp Chính vì vậy việc tìm ra giải pháp phát huy hứng thú và tính tích cực học tập của học sinh là hết sức cần thiết
3 Giải pháp thực hiện
Để đạt được kết quả cao trong học tập môn ngữ văn thì phải thu hút được
sự chú ý và tích cực học tập của học sinh, tôi tiến hành các giải pháp sau:
Trang 63.1 Giáo viên cần nắm chắc nguyên tắc thiết kế trò chơi dạy học
- Nguyên tắc bám sát mục tiêu dạy học và triệt để khai thác các thiết bị dạyhọc sẵn có
- Khi thiết kế trò chơi dạy học phải căn cứ mục tiêu dạy học, yêu cầu, nộidung kiến thức cơ bản, triệt để khai thác các thiết bị dạy học có sẵn của môn học (ởthư viện, đồ dùng của GV và HS…)
- Các đồ dùng dạy học tự làm của GV khai thác từ những vật liệu gần gũixung quanh (Từ các phế liệu như : Quả bóng bàn không dùng, vỏ hộp bánh kẹo, đầu gỗ, đầu nứa, giấy bìa…) sao cho đồ dùng vừa đảm bảo tính khoa học, tínhgiáo dục, tính thẩm mỹ nhưng ít tốn kém
- Nguyên tắc phù hợp đặc điểm tâm lý lứa tuổi, có sức hấp dẫn cao
- Trò chơi có sức hấp dẫn, thu hút được sự chú ý, tham gia của học sinh, tạokhông khí vui vẻ, thoải mái
- Trò chơi cần phải gần gũi, sát thực, phù hợp với tâm lý lứa tuổi HS Tổ chứctrò chơi không quá cầu kỳ, phức tạp
- Nguyên tắc vừa sức, dễ thực hiện
- Mỗi trò chơi phải củng cố được một nội dung hóa học cụ thể trong chươngtrình (Có thể là kiến thức cần kiểm tra bài cũ, kiến thức bài mới, kỹ năng thựchành, vận dụng, luyện tập…)
- Các trò chơi phải giúp HS rèn luyện kỹ năng hóa học, phát huy trí tuệ, ócphân tích, tư duy sáng tạo
- Trò chơi phải phù hợp với quỹ thời gian, thích hợp với môi trường học tập
Từ các nguyên tắc trên cho thấy, khi thiết kế trò chơi dạy học cần căn cứ vàonội dung kiến thức trong sách giáo khoa, căn cứ vào thời gian, mục tiêu đề ra ởmỗi tiết học cũng như đối tượng học sinh, môi trường học tập, như vậy thì trò chơimới có ý nghĩa thực tiễn
3.2 Giáo viên cần nắm chắc quy trình thực hiện khi tổ chức trò chơi dạy học
* Bước 1: Xác định mục tiêu của trò chơi
Trước khi cho học sinh chơi bất kì một trò chơi nào, giáo viên cũng cần phải xácđịnh rõ:dùng trò chơi này với mục đích gì? trò chơi mang lại cho học sinh nhữngkiến thức gì và hình thành những kĩ năng gì thông qua các hoạt động chơi? Từmục tiêu của trò chơi kết hợp với mục tiêu của bài học cũng như các điều kiệnkhác để giáo viên lựa chọn trò chơi phù hợp
Trang 7* Bước 2: Chuẩn bị điều kiện, phương tiện chơi Giới thiệu và giải thích trò chơi
Chuẩn bị điều kiện, phương tiện chơi.
Để cho trò chơi diễn ra thuận lợi thì GV cần chuẩn bị một điều kiện chơitốt.Sau khi đã chọn được trò chơi phù hợp thì người GV cần:
- Nghiên cứu kĩ luật chơi: Xác định rõ những quy định với những ngườithamgia chơi là gì, vai trò của các thành viên tham gia chơi được xác định cụ thể
- Nghiên cứu kĩ cách chơi, cách tổ chức trò chơi Xác định tiến trình của trò chơi và những điều kiện, phương tiện cần thiết để trò chơi có thể thực hiện được
- Soạn giáo án, chuẩn bị địa điểm, điều kiện và phương tiện chơi Giáo án
do giáo viên thiết kế để sử dụng trò chơi phải được thể hiện bằng chuỗi các hoạtđộng tương ứng với tiến trình của hoạt động chơi của học sinh được chia thànhnhững hành động cụ thể và xác định mục tiêu tương ứng
Đặc biệt GVcần xác định rõ mục tiêu của việc sử dụng trò chơi trong giáo áncủa mình Với mỗi trò chơi sẽ giúp đạt được một mục tiêu của bài học
Trong giáo án cần giáo viên cần lưu ý hơn về việc:
+ Dự tính thời gian cho từng hoạt động chơi
+ Xây dựng thang điểm, tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng cho từng hoạt động chơi.
+ Các tình huống phát sinh có thể phát sinh và biện pháp xử lí
Trong tổ chức dạy học hóa học bằng cách sử dụng trò chơi, có thể phát sinhnhiều tình huống bất ngờ, GV nên lường trước và có sự chuẩn bị để khắc phục, xửlí
Việc chuẩn bị điều kiện và phương tiện chơi càng chu đáo, đầy đủ thì kết quả
tổ chức trò chơi càng cao và càng an toàn
Giới thiệu và giải thích trò chơi.
Khi tiến hành tổ chức trò chơi, thông thường GV thực hiện các bước như sau:
* Giới thiệu trò chơi: GV cần giới thiệu thật dí dỏm và hài hước tên gọi và ýnghĩa của trò chơi sao cho HS bị cuốn hút vào trò chơi ngay từ những giây phútđầu tiên
* Thời gian chơi: Tùy thuộc vào từng trò chơi mà GV có thể thông báo thờigianchơi Với những tiết dạy theo phân phối chương trình thì GV cần thông báotrước lớp thời gian tiến hành cả trò chơi để tránh cho HS có tâm lí được chơi cả giờ
Trang 8học Thông thường, một trò chơi trong một tiết học chỉ diễn ra trong vòng 5-10phút, trừ những tiết luyện tập có thể nhiều hơn còn đối với việc xây dựng trò chơicho một chủ đề thì GV nên phân bố thời gian khoảng 90 đến 120 phút là hợp lí.Việc quy định thời gian GV cũng cần căn cứ vào điều kiện cụ thể: lớp có nhiều HShọc không tốt thì phải nhiều thời gian hơn hoặc là lớp chọn thì thời gian có thể íthơn.
* Đội chơi: Sau khi giới thiệu trò chơi, GV chọn đội chơi Việc lựa chọn độichơi cho phù hợp cũng cần phải chú ý: GV có thể chọn các em giơ tay cũng có thể
tự mình gọi HS lên chơi (đối với những HS nhút nhát), và khi phân đội chơi GVnên phân chia đều tránh tình trạng toàn HS giỏi nhận vào một đội, như thế trò chơi
sẽ mất cân bằng và giảm đi phần kịch tính
- Khi chọn đội chơi mà một đội có nhiều HS thì GV cũng nên chọn đội trưởngcho từng đội hoặc những người chơi tham gia đóng vai trò làm nòng cốt
trong cuộc chơi Chọn vị trí đứng của giáo viên để giải thích trò chơi và điều
khiển trò chơi
- Tùy theo tính chất của trò chơi mà giáo viên có thể tổ chức trò chơi theonhiều đội hình khác nhau như hàng ngang, hàng dọc, hình chữ U, hình vuông… Ởmỗi đội hình như vậy thì chú ý cần cho tất cả học sinh có thể quan sát tốt diễn biếncủa trò chơi và có thể khi đến lượt chơi thì không bị cản trở
- Tương ứng với mỗi đội hình thì vị trí đứng của giáo viên để giải thích vàđiều khiển trò chơi cũng khác nhau Tuy nhiên đều phải cho học sinh nhìn rõ, nghe
rõ khi giáo viên giải thích và giáo viên quan sát được toàn bộ học sinh cũng nhưtiến trình của cuộc chơi nhưng không cản trở các em chơi
* Luật chơi: Khi đã có đội chơi thì giáo viên phải giải thích rõ luật chơichoHS Công việc này có thể diễn ra theo rất nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vàođiều kiện thực tiễn
- Nếu như học sinh đã biết trò chơi và luật chơi thì chỉ cần nhắc lại là được
- Nếu học sinh biết trò chơi nhưng chưa nắm vững luật và cách chơi thì giáoviên giới thiệu và giải thích cách chơi
- Nếu như học sinh chưa biết trò chơi thì giáo viên cần giải thích tỉ mỉ, và cóthể cho học sinh chơi thử để cho tất cả mọi người đều nắm rõ luật chơi GV cầnnhấn mạnh những hành động nào là phạm quy để các em nắm thật kĩ
- Khi tổ chức trò chơi dạy học cho học sinh, học sinh thường muốn chơingaynên giáo viên không giải thích dài dòng mà giải thích ngắn gọn, rõ ràng, dễhiểu làm cho tất cả học sinh nắm rõ cách chơi
Trang 9- Khi giới thiệu và giải thích trò chơi phải hấp dẫn, lôi cuốn được sự chú ý vàkhích lệ được học sinh.
* Bước 3 : Điều khiển trò chơi.
- Người điều khiển trò chơi cần thực hiện các công việc sau:
+ Lệnh cho phép trò chơi được bắt đầu
+ Theo dõi và nắm vững các hoạt động chơi của cá nhân, nhóm tham gia chơi.+ Giảm hoặc tăng thời gian chơi
+ Thay đổi số lượng người chơi
- Thay đổi yêu cầu hoặc cách chơi…
+ Khi học sinh bắt đầu cuộc chơi thì người điều khiển trò chơi như một trọngtài thi đấu Vì vậy người điều khiển trò chơi phải theo dõi tiến trình của cuộc chơi
và nắm chắc mọi chi tiết của cuộc chơi
+ Người điều khiển trò chơi thường là GV, nhưng với các trò chơi có luậtchơi đơn giản hoặc các trò chơi quen thuộc thì GV nên để cho HS tự dẫn chươngtrình còn GV thì đóng vai trò là cố vấn
* Bước 4: Đánh giá kết quả chơi, trao giải cho người chơi.
- Khi hết thời gian chơi GV cần chỉ rõ ưu điểm, khuyết điểm của từng độichơi Để đánh giá được thực chất cuộc chơi giáo viên phải thống kê những ưuđiểm, khuyết điểm của từng đội chơi trong đó đánh giá:
+ Về mức độ và chất lượng hoàn thành công việc theo yêu cầu
+ Thời gian đội nào hoàn thành trước
+ Mức độ thực hiện kỉ luật trước, trong và sau khi chơi
+ Số lượng nhiều hay ít người vi phạm…
- Trên sự công bằng, khách quan, rõ ràng giáo viên đánh giá phần thắng, thua
- GV nên chuẩn bị phần thưởng cho đội thắng cuộc: phần thưởng có thể làchođiểm, có thể là một hộp quà, một gói bánh, chủ yếu là động viên và khích lệHS
* Bước 5: Thảo luận và rút ra kiến thức
- GV cần khẳng định với học sinh mục đích của hoạt động chơi và đánh giákết quả khi tổ chức trò chơi là nhằm để:
Trang 10+ Xem các hoạt động dạy và học đã đạt được những kết quả, hiệu quả tácđộng như thế nào đối với học sinh Thông qua trò chơi HS thu nhận được nhữngkiến thức gì?
+ Sử dụng kết quả đánh giá nhằm: Cải tiến phương pháp dạy học, xác địnhnhu cầu học tập mới, cổ vũ động viên học sinh tích cực tham gia hoạt động…
Có thể nói việc thiết kế trò chơi phải mất nhiều thời gian và công sức nhưngviệc điều khiển trò chơi còn là cả một nghệ thuật, vì trò chơi có sôi nổi và hấp dẫnngười chơi hay không, có phát huy được tính tích cực học tập của học sinh haykhông, không chỉ phụ thuộc vào nội dung của trò chơi mà phụ thuộc vào cả cáchđiều khiển trò chơi và độ hấp dẫn của người điều khiển trò chơi
- Hoạt động 5: Mở rộng, tìm tòi, sáng tạo
Có rất nhiều trò chơi mà GV có thể áp dụng vào quá trình dạy học Nhưngqua quá trình áp dụng vào thực tế tôi thấy những trò chơi sau GV dễ chuẩn bị, HSnhiệt tình chơi Thông qua các trò chơi này góp phần hình thành kiến thức mớihoặc kiểm tra lại những kiến thức và mà học đã học
3.3.1 Sử dụng trò chơi trong hoạt động khởi động bài học
* Mục đích:
- Các trò chơi thường được vận dụng để tạo tâm thế học tập hoặc kết hợp vớikiểm tra bài cũ Cách làm này tránh được tâm lí lo sợ của học sinh khi giáo viênvào lớp , mở sổ điểm và yêu cầu học sinh lên bảng trả lời các câu hỏi vấn đáp vềbài cũ
- Tạo hứng thú trước khi học, có tác dụng thư giãn, kích hoạt tâm thế học tập
* Đặc điểm:
- Hình thức trò chơi đa dạng, phong phú sẽ giúp học sinh có sự tò mò, kíchthích sự chú ý và tạo tâm thế thoải mái khi giờ học bắt đầu
Trang 11- Trò chơi có thể tổ chức cho cá nhân hoặc cho nhóm lớn ( chia theo dãy bànđược bố trí trong phòng học hoặc theo đội chơi )
* Cách thực hiện
Với mục tiêu là tạo hứng thú học tập cho học sinh đồng thời có thể giúp ôntập lại hệ thống kiến thức đã học, tôi đã sử dụng nhiều trò chơi để tổ chức hoạtđộng khởi động
+ Dạng khởi động tâm trí: Vòng quay may mắn, ai nhanh hơn…
+ Dạng khởi động cơ thể: kết bạn, đoán ý đồng đội, nhảy theo nhạc, followthe leader…
+ Kết hợp khởi động cả tâm trí & cơ thể như: tập thể dục não bộ (Gym forbrain), Tiếp sức đồng đội,…
Ứng dụng vào bài học cụ thể:
1 Tổ chức trò chơi “kết bạn”( Hoạt động tập thể - dạng khởi động cơ thể)
+ Mục đích: Rèn luyện phản xạ, sự nhanh nhẹn, rèn kỹ năng phán đoán và
tinh thần đoàn kết của Hs
Ví dụ 1: Khi dạy bài “ Hòa nhập vào môi trường mới” của chương trình
Ngữ văn 6 tập 1, giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện khởi động thông qua tròchơi “ kết bạn” Để thực hiện trò chơi này, giáo viên cần chuẩn bị và phổ biến luậtchơi cho Hs
của quản trò thì nhóm đó vi phạm luật chơi và sẽ bị phạt Ở lần chơi cuối cùng,
giáo viên sẽ hô “kết sáu kết sáu”, sau đó yêu cầu học sinh trong nhóm tự giới thiệu
về bản thân mình cho các bạn biết Kết thúc trò chơi, gv sẽ gọi học sinh bất kì giớithiệu về bạn cùng nhóm Sau đó thông qua trò chơi giáo viên kết nối giới thiệu bàihọc mới
Thông qua trò chơi “kết bạn” có lẽ ít nhiều đã giúp các em hòa nhập tốt
vào môi trường mới như biết thêm thông tin về bạn bè trong lớp, biết hợp tác vớinhau để hoàn thành nhiệm vụ.Trò chơi này sẽ là trải nghiệm để các em có thể hòa
Trang 12nhập tốt hơn trong giai đoạn học tập mới nói chung cũng như trong bộ môn Ngữvăn nói riêng.
Sau hoạt động khởi động, các em sẽ có tâm thế bước vào tìm hiểu, khám phákiến thức mới một cách chủ động và hào hứng
2 Trò chơi “ Ai nhanh hơn”( hoạt động cá nhân- nhóm 2- 4)
Trò chơi này có thể tổ chức dưới dạng các gói câu hỏi Mỗi gói câu hỏi đềuliên quan đến kiến thức của các bài học trước
Mục đích: Giúp học sinh tích cực huy động trí nhớ, tư duy và khả năng phản
ứng nhanh về các nội dung đã được học
Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị các gói câu hỏi và đáp án cho các đội chơi, thẻ
điểm …
Ví dụ 1: Khi dạy bài 2, Tiết đọc văn bản “Em bé thông minh” Giáo viên
tổ chức hoạt động khởi động thông qua trò chơi “Ai nhanh hơn”.
Cách thức tổ chức:
- GV chiếu 4 bức tranh
- HS thực hiện 2 nhiệm vụ sau:
1 Quan sát những bức tranh và đoán xem: thần đồng toán học Lương Thế Vinh đã xử trí thế nào khi sứ giả nhà Minh thách ông cân một con voi?
2 Trả lời câu hỏi: Từ câu chuyện về Lương Thế Vinh, theo em, thế nào là người thông minh?
HS nào trả lời nhanh nhất và chính xác nhất thì được cô giáo biểu dương Từ
đó, GV kết nối vào truyện cổ tích thứ 2 được học trong bài 2 “Miền cổ tích”.
Trang 13Ví dụ 2: Khi dạy bài “ Dấu ngoặc kép” Ngữ văn 6 tập 2 Giáo viên tổ chức
trò chơi “ai nhanh hơn” dưới hình thức trả lời cá nhân Gv đưa ra câu hỏi: Em hãy
kể tên các loại dấu câu đã học?
- Hs nào trả lời nhanh và được nhiều dấu câu sẽ chiến thắng
Như vậy, sau khi HS tham gia các trò chơi trong hoạt động khởi động bài họcnhư trên trên thì tôi sẽ hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung tiết học Và mục tiêu bàihọc sẽ dễ dàng được HS tiếp thu và lĩnh hội, vận dụng
3 Trò chơi “Lật mảnh ghép - Đoán hình nền” (Hoạt động cá nhân-hoạt động nhóm 4)
* Đặc điểm:
Trò chơi này thực hiện khá đơn giản GV có thể sử dụng những bức ảnh, bứctranh làm hình nền Bức ảnh/ tranh có liên quan đến nội dung bài học hoặc kiếnthức quan trọng mà học sinh cần ghi nhớ Trò chơi này tạo ra dựa trên sự tò mò,ham khám phá của học sinh vì vậy rất được học sinh yêu thích HS cố gắng trả lờicác câu hỏi để lật các mảnh ghép che khuất hình nền Các câu hỏi được giải quyếtmột cách nhanh chóng, vui vẻ Trò chơi này thích hợp với một giờ văn học Có thể
sử dụng ở phần khởi động hoặc phần củng cố bài
*Chuẩn bị:
Giáo viên có thể sử dụng máy chiếu hoặc dùng giấy A3-A2 GV chuẩn bịhình nền (bức tranh, ảnh) sau đó dùng các mảnh ghép có đánh số che dấu hình nền
HS sẽ trả lời các câu hỏi tương ứng với từng mảnh ghép để mở mảnh ghép
Căn cứ vào nội dung câu hỏi, câu trả lời và những mảnh ghép đã được hé mởhọc sinh có thể biết được hình nền được ẩn dấu Khi hình nền được mở GV có thểyêu cầu HS giới thiệu về hình nền này
Trò chơi này góp phần củng cố khả năng diễn đạt, nhanh nhạy của HS đồngthời còn phát huy được những kiến thức mà học sinh đã biết
- Lưu ý: GV nên chọn những hình nền có ý nghĩa, và khó đoán khi chỉ mởđược một vài mảnh ghép
* Ví dụ:
Ngữ văn 6 – tập một: Tiết 3: Lắng nghe lịch sử nước mình
- Giáo viên dùng trò chơi “Lật mảnh ghép” để khởi động kiểm tra kiến thức
cũ và kết nối với bài học mới
- GV chuẩn bị 4 mảnh ghép bị giấu kín thể hiện một chủ đề về những sự kiệnliên quan đến lịch sử tương ứng với những câu chuyện truyền thuyết mà các em đãbiết
Trang 14- Truyền Thuyết Hai Bà Trưng
- Truyền thuyết Sơn Tinh- Thủy Tinh
=> Chủ đề: Truyền thuyết/ truyền thuyết lịch sử.
Từ đó GV dẫn dắt, giới thiệu bài học mới
Bốn tác phẩm các em vừa khám phá ra là bốn câu chuyện truyền thuyết đãphần nào tái hiện lịch sử đất nước bằng trí tưởng tượng và nghệ thuật kể chuyện
Trang 15qua góc nhìn của tác giả dân gian Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về thể loạinày để hiểu thêm vì sao nó lại có sức sống lâu bền đến thế.
4 Trò chơi “ Đuổi hình bắt chữ” ( Hoạt động cá nhân)
* Đặc điểm:
-Trò chơi này góp phần củng cố khả năng diễn đạt, nhanh nhạy của HS đồng
thời còn phát huy được những kiến thức mà học sinh đã biết
- Giáo viên đưa ra những hình ảnh có tính chất gợi mở, học sinh dễ dàng thựchiện yêu cầu của GV với sự hào hứng, nhiệt tình
*Chuẩn bị:
Giáo viên có thể sử dụng máy chiếu hoặc dùng tranh ảnh minh họa
Ví dụ: Khi dạy bài 2, Tiết đọc văn bản “Sọ Dừa”, tổ chức hoạt động khởi
động thông qua trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”.
(Tranh 3: Thạch Sanh) (Tranh 4: Sọ Dừa)
Như vậy, 4 bức tranh nhắc đến 4 nhân vật:
Người anh hùng chiến trận (Thánh Gióng)
Người hùng chiến thắng thiên nhiên (Sơn Tinh)
Người tráng sĩ trong đời thường (Thạch Sanh)
Trang 16Người bất hạnh trong đời thường (Sọ Dừa)
HS gọi tên được 4 truyện trên thì tôi yêu cầu các em giới thiệu vài nét về mộtnhân vật trong tranh mà em biết Và từ đó tôi kết nối, dẫn dắt các em vào bài học
truyện cố tích “Sọ Dừa”.
5 Trò chơi tiếp sức.( Hoạt động tập thể- dạng khởi động kết hợp cả tâm trí và cơ thể)
Mục đích: Áp dụng trò chơi này nhằm huy động tính tích cực của tất cả học
sinh trong lớp, em nào cũng phải động não và hoạt động kể cả học sinh yếu kém
* Thực hiện
Để thực hiện trò chơi này, giáo viên thường chia lớp thành các đội Từng HStrong đội lần lượt tham gia trò chơi Cứ HS này xuống thì HS khác lên thay thế saocho đội của mình hoàn thành bài tập một cách nhanh nhất, chính xác nhất
Ví dụ 1: Khi dạy bài 2 “ miền cổ tích” - Ngữ văn 6 - tập 1 Giáo viên áp
dụng trò chơi này bằng cách chia lớp theo 4 nhóm:
- Mỗi nhóm thảo luận và tìm ra các câu chuyện cổ tích đã biết và đã được học(1 phút)
- Các thành viên trong nhóm sẽ lần lượt viết tên các câu chuyện lên bảng.Mỗi thành viên viết tên một truyện, sau đó chạy về chuyển phấn trao lượt chothành viên khác trong nhóm cho đến khi hết thời gian (2 phút)
- Mối đáp án đúng được 10 điểm
Sau 2 phút, giáo viên tuyên bố kết thúc cuộc chơi, hướng dẫn học sinh nhậnxét, nhóm nào tìm được nhiều ví dụ hơn thì thắng cuộc Giáo viên khen thưởng chonhóm thắng cuộc bằng cách cộng điểm thực hành hoặc một tràng pháp tay Từnhững câu chuyện truyền thuyết mà học sinh tìm được giáo viên dẫn dắt vào bàimới
Ví dụ 2: Với trò chơi này giáo viên cũng có thể áp dụng và bài: Thực hành tiếng việt: “Từ đơn, từ phức”- Ngữ văn 6 tập 1
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
- Hs sẽ lần lượt lên ghi tên người thân trong gia đình/ tên các loại trái cây/dụng cụ học tập Trong thời gian 3 phút, đội nào ghi nhiều hơn và đúng nhiềuhơn sẽ dành chiến thắng
Bước 2: Học sinh đại diện nhóm lên trình bày.
Bước 3: Hs nhận xét, đánh giá chéo
Bước 4: Gv nhận xét, tuyên dương khen thưởng các đội chơi.
Trang 17- Từ sản phẩm của trò chơi, giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét về mặt hìnhthức của các từ các đội đã viết trên bảng (có thể gợi ý về độ dài ngắn, số chữ có gìđặc biệt
-> Giáo viên dẫn dắt vào bài mới: Qua trò chơi chúng ta thấy rằng về mặt
hình thức, có từ chỉ bao gồm một tiếng, nhưng có từ lại bao gồm hai hoặc ba tiếng
Từ có một tiếng được gọi là từ đơn Từ có 2 tiếng trở lên được gọi là từ phức Tiếthọc hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về từ đơn và từ phức
Với hình thức này giáo viên vừa ôn lại kiến thức cũ mà các em đã học ở cấphọc dưới vừa hình thành được tri thức mới của bài học một cách rất nhẹ nhàng
3.3.2 Sử dụng trò chơi trong hoạt động hình thành kiến thức
* Mục đích
Các trò chơi thường được vận dụng để giúp các em vừa chơi vừa tìm hiểuđược kiến thức trong bài Vì vậy, sau khi áp dụng trò chơi, học sinh phải giải quyếtđược nhiệm vụ: Hình thành đơn vị kiến thức mới trong bài học
* Cách thực hiện :
Trò chơi thường được tổ chức cho cá nhân hoặc cho nhóm nhỏ ( 2 người,hoặc 4- 6 người ) để tránh sự ồn ào, hoặc quá lộn xộn trong hoạt động
Ứng dụng vào bài dạy cụ thể.
1 Trò chơi điền bảng (hoạt động nhóm)
Mục tiêu: Trò chơi này dùng trong những giờ ôn tập Thay bằng việc cho học
sinh lập bảng thống kê kiến thức bình thường, ta có thể làm thành những bảngnhóm (tờ phiếu) kiến thức, sau đó phát cho nhóm và yêu cầu các nhóm học sinhdùng các tờ phiếu này để điền vào ô trống trên bảng thống kê Mục tiêu cuối cùng
là giúp học sinh thống kê được kiến thức Phương pháp này nhẹ nhàng mà huyđộng được sự tham gia của cả lớp
Cách thức tổ chức: Giáo viên làm một bảng tổng kết trong đó chỉ có đề mục
và các tiêu chí thống kê Phần nội dung các ô trong bảng sẽ được chuyển thành cácbảng (có thể in trên giấy A0), các bảng này phát cho các nhóm Trò chơi này có thể
áp dụng cho các bài ôn tập
Ví dụ: Bài “Ôn tập chủ đề bài 4”
Trong phần lập bảng thống kê các văn bản đã học, GV giữ lại các ô: Thứ tự,Tên văn bản Các ô: tên tác giả, thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung, nghệthuật bỏ trống để học sinh dán thẻ kiến thức
Trang 18Bài học đường đời đầu tiên
Giọt sương đêm
Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
- Các nhóm học sinh nhận bảng kiến thức và tiến hành trao đổi thảo luận đểtìm và đưa ra những thẻ kiến thức phù hợp với các ô trống
- Đại diện các nhóm học sinh lên trình bày và dán phiếu vào bảng tổng kết.Nhóm nào dán đúng thì tất cả thành viên sẽ được khen
Kết quả của trò chơi.
Trang 19
Hình ảnh hoạt động của HS
2 Trò chơi “ Mảnh ghép hoàn hảo”
- Mục đích: Rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, tinh thần đoàn kết, giúp học
sinh nhớ lại nội dung bài học một cách lôgic
- Cách chơi: Giáo viên treo một số hình ảnh và một số mảnh ghép ghi nội
dung liên quan đến bài học lên bảng Tuỳ vào mục đích bài học mà giáo viên chohọc sinh xung phong lên xếp những mảnh ghép thành một hình hoàn chỉnh hoặcxếp những mảnh ghép có ghi nội dung tương ứng với một hình ảnh nào đó theoyêu cầu của giáo viên, đội nào xếp các mảnh ghép đúng hoàn thành trong thời gianngắn hơn sẽ là đội chiến thắng
Ví dụ 1 Khi dạy bài “Gió lạnh đầu mùa” của Thạch Lam- Tiết 73- Ngữ Văn 6- tập 2 Khi tìm hiểu phần trải nghiệm cùng văn bản, mục 1- tác giả giáo
viên có thể cho học sinh chơi trò chơi này bằng cách
Bước 1: GV thiết kế các đơn vị kiến thức thành bộ mảnh ghép tương ứng với
nội dung bài học (gồm các mảnh ghép có đánh dấu theo số thứ tự 1, 2,3 (làmbằng giáy rô ki) ghi các thông tin liên quan về 2 tác giả Thạch Lam, Tô Hoài.)
Bước 2: GV chia nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 bộ mảnh ghép
Các nhóm có nhiệm vụ nghiên cứu SGK, thảo luận và tìm những mảnh ghépphù hợp với nội dung về 2 tác giả
Bước 3: GV mời 1-2 nhóm trình bày sản phẩm của mình
Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung & GV chốt bài
Giáo viên nhận xét và kết thúc trò chơi, khen thưởng cho nhóm nào chiếnthắng Với việc áp dụng trò chơi này các em sẽ ôn tập được kiến thức cũ về tác giả
Tô Hoài mà các em đã học ở các tiết học trước đồng thời cũng hình thành được
Trang 20kiến thức mới về tác giả Thạch Lam Như vậy giáo viên vừa tiết kiệm được thờigian chỉ mất 7 phút (vừa kiểm tra được kiến thức cũ vừa dạy được kiến thức mới),lại tạo được hứng thú cho các em khi học bài mới vì thế tiết học sẽ trở nên sôi độnghơn Trò chơi này chúng ta có thể áp dụng cho rất nhiều tiết giảng văn đặc biệt làphần tìm hiểu về các tác giả.
- Sau đây là hình ảnh minh họa cho trò chơi: Giáo viên treo lên bảng nhữngmảnh ghép như sau:
a/ Hình ảnh của 2 tác giả Tô Hoài, Thạch Lam
b/ Các mảnh ghép ghi thông tin liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của 2 tác giả trên và được đánh dấu theo thứ tự từ 1- 6.
1 Tên khai sinh là Nguyễn Sen
- Sinh năm 1920, mất năm 2014
- Quê : Hà Nội
2 Là nhà văn lớn, sáng tác nhiều thể loại (truyện ngắn, truyện dài, hồi kí, tựtruyện) Số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong nền văn học Việt Nam hiện đại.Trong đó có nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi
3 Tác phẩm tiêu biểu viết cho thiếu nhi: Võ sĩ Bọ Ngựa, Dê và Lợn, Đôi ri đá, Chuyện nỏ thần, Dế Mèn phiêu lưu kí
4 Tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sinh năm 1910, mất năm 1942
- Quê gốc Hà Nội, thuở nhỏ sống ở quê ngoại Hải Dương
5 Ông là nhà văn thành công với thể loại truyện ngắn; phong cách viết vănbình dị, giàu cảm xúc và đậm chất thơ
6 Tác phẩm tiêu biểu: Gió lạnh đầu mùa, Cô hàng xén, Nhà mẹ Lê, Quê mẹ,
Hà Nội ba mươi sáu phố phường
Với trò chơi này giáo viên cũng có thể áp dụng khi dạy bài Trạng Ngữ văn 6, tập 1 ở phần tìm hiểu tri thức Tiếng Việt về các loại trạng ngữ
Trang 21ngữ-Bước 1: GV thiết kế các đơn vị kiến thức thành bộ mảnh ghép tương ứng với
nội dung bài học (gồm các mảnh ghép thông tin về các loại trạng ngữ & mảnhghép ảnh về các ví dụ có thành phần trạng ngữ ) thông qua phiếu học tập
Bước 2: GV chia nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 bộ mảnh ghép
Các nhóm có nhiệm vụ nghiên cứu SGK, thảo luận và tìm những mảnh ghép phùhợp với loại trạng ngữ nào
Bước 3: GV mời 1-2 nhóm trình bày sản phẩm của mình
Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung & GV khen thưởng, chốt bài
3 Trò chơi :Chiếc hộp bí mật ( hoạt động cá nhân)
- Trò chơi rèn luyện tính kỉ luật, sự phản xạ nhanh nhạy, sự kết hợp giữa cácthao tác vận động và suy nghĩ
- Ví dụ khi dạy Tiết Thực hành Tiếng Việt “ Từ đơn, từ phức”
Khi dạy phần Tri thức Tiếng việt mục 1 Khái niệm từ đơn từ phức, giáo viêncho học sinh tham gia vào trò chơi
Yêu cầu của trò chơi: Học sinh vận dụng những kiến thức đã chuẩn bị bài ởnhà để trả lời câu hỏi
- Giáo viên chuẩn bị một hộp giấy, bỏ vào hộp các câu hỏi về việc tìm từ đơn,
từ phức trong đoạn văn Ngữ liệu cho trò chơi chính là bài tập 1, 2, 3 - SGK trang27,28
- Cách chơi như sau :
+ Chiếc hộp được truyền đi theo một bài hát Khi nào nhạc dừng lại ( do giáoviên điều khiển ), hộp đang ở trong tay ai thì người đó mở hộp bốc thăm 1 câu hỏitrong đó, và trả lời theo yêu cầu của câu hỏi