TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAMKHOA NGÔN NGỮ ANHBÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦNMÔN: TRIẾT HỌC ĐẠI CƯƠNGĐỀ TÀI 2: Vận dụng quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng về “Nguyên lý vềmối liên hệ ph
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM
KHOA NGÔN NGỮ ANH
BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: TRIẾT HỌC ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ TÀI 2: Vận dụng quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng về “Nguyên lý về
mối liên hệ phổ biến’’ hãy phân tích những ảnh hưởng của Covid -19 đối với việc học
tập và rèn luyện của sinh viên Việt Nam hiện nay
HỌ VÀ TÊN : Lưu Thành Công
MÃ SINH VIÊN : 1577010023
Trang 2Hà nội, ngày12 tháng 04 năm 2022
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
PHẦN NỘI DUNG 3
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN 3
1 Khái niệm và nội dung cơ bản của phép duy vật biện chứng 3
1.1 Khái niệm: 3
1.2 Nội dung của phép biện chứng duy vật 3
2 Khái niệm, tính chất và nguyên lý của mối quan hệ phổ biến: 4
2.1 Khái niệm: 4
2.2 Tính chất: 4
CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA COVID 19 ĐỐI VỚI VIỆC HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY 6
1 Khái quát về virus corona và dịch COVID-19 6
2 Tác động của covid 19 7
2.1 Tác động của covid 19 đối với một số lĩnh vực 7
2.2 Tác động của covid 19 đối với việc học tập và rèn luyện của sinh viên Việt Nam hiện nay 12
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP 16
Trang 3PHẦN KẾT LUẬN 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
LỜI MỞ ĐẦU
Chúng ta đã trải qua 3 năm từ khi đại dịch covid bắt đầu hoành hành, tình hình dịch bệnh trong 3 năm vừa qua luôn diễn biến một cách vô cùng phức tạp, đặc biệt là với sự xuất hiện của nhiều biến chủng mới ở thời điểm hiện tại như biến thể Nam Phi, biến thể của Brazil, biến thể delta và omicron, Tồn tại trong thời kì dịch bệnh, ta vẫn luôn dễ dàng nhìn thấy những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng cuả đại dịch virus Vũ Hán tới các hoạt động trên toàn cầu nói chung và việc học tập của sinh viên hiện nay nói riêng
Có thể nói dịch bệnh đang mang lại cho thế giới rất nhiều những thách thức lớn Đứng trước những nguy cơ khó tránh khỏi của sự mất cân bằng kinh
tế, ảnh hưởng đến sự phát triển của quốc gia, đặc biệt là những ảnh hưởng trong việc giáo dục, học tập và rèn luyện của học sinh sinh viên, sinh viên hiện nay Điều đó đòi hỏi chúng ta cần phải có những biện pháp hợp lý nhằm giải quyết hoặc làm giảm thiểu rủi ro của dịch bệnh đối với nền kinh tế, đảm bảo mức tăng trưởng hợp lý, ổn định xã hội, tạo nền tảng cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bềnvững, trong đó cần có những biện pháp cải thiện vấn đề học tập của học sinh, sinh viên Việc giải quyết được những thức thách đó được hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của mỗi quốc gia, mỗi tổ chức và mỗi cá nhân
Từ những lý do đó, em chọn chủ để “ Phân tích những ảnh hưởng củaCovid -19 đối với việc học tập và rèn luyện của sinh viên Việt Nam hiện nay”
để viết bài tiểu luận Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng về “Nguyên lý vềmối quan hệ phổ biến”, em sẽ phân tích về dịch bệnh covid 19 và ảnh hưởng của
nó đối với toàn thể nhân loại, đồng thời trình bày những giải pháp, kiến nghị
Trang 4nhằm góp phần hoàn thiện cơ chế giáo dục đổi mới, thích nghi của sinh viêntrong đại dịch lần này.
Trang 5Định nghĩa khái quát về phép biện chứng duy vật, Ph.Ăngghen cho rằng:
“Phép biện chứng… là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác — Lênin còn có một số định nghĩa khác về phép biện chứng duy vật Khi nhấn mạnh vai trò của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, Ph.Ăngghen đã định nghĩa: “Phép biện chứng là khoa học về
sự liên hệ phổ biến”; còn khi nhấn mạnh vai trò của nguyên lý về sự phát triển (trong đó có bao hàm học thuyết về sự phát triển của nhận thức) trong phép biện chứng mà C.Mác đã kế thừa từ triết học của Hêghen, V.I.Lênin đã khẳng định:
“Trong số những thành quả đó thì thành quả chủ yếu là phép biện chứng, tức là học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức của con người, nhận thứcnày phản ánh vật chất luôn luôn phát triển không ngừng”‘,V.V
1.2 Nội dung của phép biện chứng duy vật
1.2.1 Hai nguyên lý cơ bản:
- Nguyên lý về mối quan hệ phổ biến
- Nguyên lý về sự phát triển
1.2.2 Các cặp phạm trù cơ bản:
- Cái riêng, cái chung và cái đơn nhất
- Nguyên nhân và kết quả
Trang 6- Tất nhiên và ngẫu nhiên
- Nội dung và hình thức
- Bản chất và hiện tượng
- Khả năng và hiện thực
1.2.3 Ba quy luật cơ bản:
- Quy luật mâu thuẫn chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển
- Quy luật lượng - chất chỉ ra cách thức, hình thức của sự phát triển
- Quy luật phủ định chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển
2 Khái niệm, tính chất và nguyên lý của mối quan hệ phổ biến:
2.2 Tính chất:
2.2.1 Tính khách quan
- Theo quan điểm biện chứng duy vật: các mối liên hệ của các sự vật, hiệntượng của thế giới là có tính khách quan Theo quan điểm đó, sự qui định lẫnnhau, tác động lẫn nhau và làm chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng
là cái vốn có của nó, tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý chí của con người,con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt độngthực tiễn của mình
2.2.2 Tính phổ biến:
Trang 7- Theo quan điểm biện chứng thì không có bất cứ sự vật, hiện tượng hay quátrình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác,đồng thời cũng không có bất cứ sụ vật, hiện tượng nào không phải là một cấutrúc hệ thống, bao gồm những yếu tố cấu thành với những mối liên hệ bên trongcủa nó, tức là bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệ thống, hơn nữa là hệ thống
mở, tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống khác, tương tác và làm biến đổi lẫnnhau
2.2.3 Tính đa dạng, phong phú:
- Tính đa dạng, phong phú của các mối liên hệ được thể hiện ở chỗ: các sự vật,hiện tượng hay quá trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau,giữ vai trò, vị trí khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó; mặt khác,cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật nhưng trong những điều kiện cụ thểkhác nhau, ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình vận động, phát triển của
sự vật thì cũng có những tính chất và vai trò khác nhau Như vậy, không thểđồng nhất tính chất và vị trí, vai trò cụ thể của các mối liên hệ khác nhau đối vớinhững sự vật nhất định, trong những điều kiện xác định Đó là mối liên hệ bêntrong và bên ngoài, mối liên hệ bản chất và hiện tượng, liên hệ chủ yếu và thứyếu
Trang 8CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA COVID 19 ĐỐI VỚI VIỆC HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM
HIỆN NAY
1 Khái quát về virus corona và dịch COVID-19
Trước khi đi sau vào phân tích tác động của covid 19 đối với việc học tập
và rèn luyện của sinh viên Việt Nam hiện nay, ta cần tìm hiểu khái quát về virus corana, nó bắt nguồn từ đâu cũng như là các cơ sở khoa học nghiên cứu về loại virus này cho đến thời điểm hiện tại:
Virus Corona là chủng virus mới chưa từng xuất hiện ở người, có tên gọi
từ nguồn gốc tiếng Latin Vi rút Corona là chủng virus được bao bọc bằngnhững chiếc gai bao bọc bên ngoài, tương tác với thụ thể trên tế bào, theo cơ chếtương tự chìa khóa và ổ khóa, từ đó cho phép virus xâm nhập vào bên trong.Bùng phát vào cuối tháng 12/2019, bắt nguồn từ một chợ hải sản ở Hồ Nam, VũHán, miền Trung Trung Quốc, virus Corona ban đầu được xác nhận là một loạibệnh “viêm phổi lạ” hoặc “viêm phổi không rõ nguyên nhân” Chỉ sau 100 ngàyxuất hiện, đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona đã nhanh chóng tácđộng tới các lĩnh vực kinh tế, xã hội, thị trường tài chính chao đảo, nền kinh tếtoàn cầu rơi vào suy thoái với tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói chưa từng có trong
lịch sử Tên gọi vi rút Corona có nguồn gốc từ tiếng Latin, trong đó “corona” có
nghĩa là “vương miện” hoặc “hào quang” Virus này có những chiếc gai bao bọcbên ngoài, chúng tương tác với thụ thể trên tế bào, theo cơ chế tương tự chìakhóa và ổ khóa, từ đó cho phép virus xâm nhập vào bên trong
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết tên gọi chính thức của bệnh viêm đường
hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút corona (nCoV) là Covid 19 Tên gọi mớinày gọi tắt của coronavirus disease 2019, theo các từ khóa “corona”, “virus”,
“disease” (dịch bệnh) và 2019 là năm mà loại virus gây đại dịch này xuất hiện
Trang 9Tháng 2/2020, Ủy ban quốc tế về phân loại Virus – InternationalCommittee on Taxonomy of Viruses (ICTV) chính thức đặt tên cho chủng mớicủa vi-rút corona là Sars-CoV-2 Đây là tên gọi khác với tên Covid 19 mà WHO
đã chỉ định trước đó
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và phân lập được một chủngcorona virus mới, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tạm thời gọi là 2019-nCoV có trình tự gen giống với Sars-CoV trước đây, với mức tương đồng lên tới79,5%
Vaccine Covid-19 là chủng loại vắc xin phòng viêm đường hô hấp cấp, giúpngăn ngừa vi rút Corona Hiện nay, đã có rất nhiều đơn vị công bố sản xuấtvacxin ngừa Corona virus thành công và cho hiệu quả khá tích cực Một số loạivaccine phải kể đến là AstraZeneca, Sputnik V, Pfizer, Sinopharm, Modernca,…
Nhờ có vaccine covid 19, số lượng người tử vong trên thế giới đã giảmmạnh Ở Việt Nam, hoạt động tiêm phòng vaccine cũng đang được diễn ra rấttích cực và tính đến nay đã có 76,9 triệu (77,8% dân số) người Việt Nam đượctiêm 2 mũi vaccine Nhờ đó mà độ nghiêm trọng của dịch bệnh covid 19 ở ViệtNam đã được giảm xuống đáng kể Tuy nhiên bản chất của đại dịch covid làluôn biến đổi khó lường, thể hiện ở việc xuất hiện nhiều biến chủng ( omicron,delta, Nam Phi, ) cho nên chúng ta vẫn cần đề cao sự phòng bị để đề phòngnhững chuyển biến phức tạp của dịch covid 19
2 Tác động của covid 19
2.1 Tác động của covid 19 đối với một số lĩnh vực
Tác động của đại dịch virus Corona gây ra rất rộng, không chỉ ảnh hưởnglên giáo dục nói riêng mà còn ảnh hướng đến xã hội, kinh tế, văn hóa, sinh thái,chính trị và nhiều lĩnh vực khác nói chung
Sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19 trên thế giới và quay trở lại tại Việt Nambuộc các quốc gia phải sử dụng các biện pháp như đeo khẩu trang nơi công
Trang 10cộng, rửa tay thường xuyên, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân đểhạn chế sự lây lan của dịch bệnh và thực hiện giãn cách xã hội Đại dịchCOVID-19 tác động mạnh mẽ lên chuỗi giá trị toàn cầu thông qua các trung tâmcủa chuỗi Trong đại dịch COVID-19, các quốc gia chịu tác động nặng nề cũng
là các trung tâm của mạng sản xuất toàn cầu như Trung Quốc, Nhật Bản, HànQuốc, Mỹ Khi đại dịch bùng nổ, các biện pháp giãn cách xã hội được thực hiện,nhiều hoạt động sản xuất tạm dừng lại Chuỗi cung ứng bị đứt đoạn ảnh hưởngđến các hoạt động đầu tư, thương mại toàn cầu, từ đó làm suy giảm tăng trưởngnền kinh tế thế giới nói chung và nhiều quốc gia, khu vực nói riêng Theo mộtbáo cáo mới công bố của The Economist Intelligence Unit (EIU), trước năm
2022, nền kinh tế toàn cầu sẽ không thể phục hồi về mức trước khi có đại dịchxảy ra, với sự chênh lệch lớn giữa các quốc gia Covid-19 có thể khiến hầu hếtcác nước G7 mất 4 năm để khôi phục tăng trưởng kinh tế Báo cáo của EIU chorằng, hầu hết các nền kinh tế G7 và BRICS sẽ bắt đầu phục hồi sau cuộc suythoái do dịch bệnh gây ra trong quý 3 năm nay, với tốc độ tăng trưởng hàng quý
ở mức hai con số Tuy nhiên, sự phục hồi này sẽ bắt đầu từ mức thấp, do cú sốckinh tế đã trải qua trong quý II Điều này có nghĩa là sự phục hồi kinh tế sẽ kém
ấn tượng hơn nhiều so với những số liệu đã được dự báo trước đó Nghiên cứucủa EIU cho thấy, việc chậm triển khai tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 sẽkhiến sản lượng kinh tế toàn cầu thiệt hại khoảng 2.300 tỷ USD Nhữngnền kinh tế mới nổi và đang phát triển, nơi các chương trình tiêm chủng đangđược tiến hành với tiến độ và quy mô kém xa so với các nước giàu hơn, sẽ phảigánh chịu những thiệt hại đó Tại Việt Nam, tác động tiêu cực của dịch bệnhCovid-19 đã hiện rõ trên bức tranh lợi nhuận doanh nghiệp sản xuất trong quýIII/2021 Nhiều doanh nghiệp báo cáo doanh thu những tháng gần đây đã giảmđáng kể so với cùng kỳ các năm trước Dịch bệnh khiến doanh nghiệp đối diệnvới nhiều khó khăn như chi phí gia tăng cho việc đảm bảo duy trì sản xuất, vậnchuyển hàng hóa, nhu cầu giảm Công suất hoạt động của nhiều doanh nghiệpgiảm trước các biện pháp giãn cách phòng dịch
Trang 11Ngoài những tác động khái quát đến kinh tế như đã trình bày ở trên, ta sẽ
đi đến những tác động cụ thể của đại dịch virus corana trong khoảng thời gian
sự sụp đổ của thị trường chứng khoán toàn cầu hiện đang diễn ra
+ Sụp đổ thị trường chứng khoán: là sự sụp đổ lớn và đột ngột của thị trườngchứng khoán toàn cầu bắt đầu vào ngày 20 tháng 2 năm 2020 và kết thúc vàongày 7 tháng 4 cùng năm
+ Ảnh hưởng tới thị trường tài chính: Tình trạng bất ổn kinh tế liên quan đến đạidịch COVID-19 đã có những tác động nghiêm trọng và rộng rãi đối với thịtrường tài chính, bao gồm thị trường chứng khoán, trái phiếu và hàng hóa (baogồm cả dầu thô và vàng)
+ Ảnh hưởng tới hàng không: Vào ngày 5 tháng 3 năm 2020, Hiệp hội Vận tảiHàng không Quốc tế ước tính rằng ngành hàng không có thể mất từ 63 đến 113
tỷ đô la Mỹ doanh thu do số lượng hành khách giảm Air New Zealand cắt giảm85% công suất đường dài và đình chỉ một số tuyến đường dài, Tập đoàn hàngkhông quốc tế (bao gồm British Airways, Iberia và Aer Lingus) tuyên bố giảm75% công suất hành khách trong 2 tháng vào giữa tháng 3 năm 2020, SpiritAirlines đang cắt giảm giá vé tới 70% và giảm khoảng 5% công suất tháng 4năm 2020,…
+ Ảnh hưởng đối với ngành điện ảnh: Ngành công nghiệp điện ảnh Trung Quốc
đã mất 2 tỷ USD vào tháng 3 năm 2020 khi đóng cửa tất cả các rạp chiếu phim
Trang 12trong thời gian Tết Nguyên đán, tỷ lệ tổn thất doanh thu phòng vé (bên ngoàiTrung Quốc đại lục) từ tháng 1 đến 3 tháng 3 năm 2020 là: 70-75% ở Ý, 60% ởHàn Quốc, 35% ở Hồng Kông, Philippines và Singapore và 30% ở Đài Loan.Doanh thu phòng vé Los Angeles,
+ Ảnh hưởng đối với chính trị: Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tới các mốiquan hệ quốc tế và gây ra những căng thẳng ngoại giao, đồng thời cũng khiếnHội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc phải ra nghị quyết kêu gọi ngừng bắn trên toàncầu Lãnh đạo một số nước đã cáo buộc các nước không khống chế hiệu quảđược dịch và khiến virus lây lan mất kiểm soát Các mối quan hệ ngoại giao đã
bị ảnh hưởng do những căng thẳng liên quan đến giao thương và vận chuyển cácloại thuốc, xét nghiệm chẩn đoán và thiết bị y tế điều trị COVID-19
+ Ảnh hưởng đối với thể thao: Đại dịch COVID-19 đã gây ra sự gián đoạn đáng
kể nhất đối với lịch thể thao trên toàn thế giới kể từ sau Thế chiến thứ hai Trênkhắp thế giới và ở các mức độ khác nhau, các sự kiện thể thao đã bị hủy bỏ hoặchoãn lại Thế vận hội mùa hè 2020 tại Tokyo đã được lên lịch lại đến năm 2021.Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 cũng đem đến những nhìn nhận mới, rõnét hơn về cơ hội phát triển Chẳng hạn, trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19 vàthực hiện giãn cách xã hội, các cuộc họp, học tập, hội thảo trực tuyến nở rộ ởcác quy mô và cấp độ khác nhau cho thấy tiềm năng của mạng internet chưađược khai thác một cách đầy đủ từ trước đến nay Chẳng hạn, Quốc hội ViệtNam đã có những phiên họp trực tuyến mang tính tiên phong; Đại hội đồng Liênhợp quốc tổ chức họp trực tuyến lần đầu tiên trong lịch sử vào những ngày tháng6-2020 - thời điểm dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp khó lường; hay Đạihội đồng liên Nghị viện ASEAN họp trực tuyến trong tháng 9-2020 Nhiềutrường học các cấp, nhiều cuộc họp trong và ngoài nước tiến hành trực tuyến.Điều này giúp tiết kiệm chi phí, giảm thiểu thời gian đi lại cho mọi người Tuynhiên, đi liền với đó, thể chế cũng cần có sự thay đổi để đáp ứng trước quá trìnhchuyển đổi số đó