1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chiến lược cạnh tranh dựa trên phân tích swot của công ty cổ phần chứng khoán kỹ thương

36 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chiến lược cạnh tranh dựa trên phân tích SWOT của Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương
Thể loại Báo cáo
Năm xuất bản 2024
Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 288,35 KB

Cấu trúc

  • 1. Giới thiệu (3)
  • 2. Hành trình phát triển (3)
  • 3. Tầm nhìn và sứ mệnh, giá trị cốt lõi của Công ty cổ phần chứng khoán Kỹ Thương (0)
  • II. CÁC NHÂN TỐ BÊN NGOÀI (5)
  • A. Môi trường vĩ mô (5)
    • 1. Yếu tố kinh tế (5)
    • 2. Chính trị, pháp luật (7)
    • 3. Xã hội (9)
    • 4. Công nghệ (10)
    • 5. Ứng dụng, hạ tầng, khả năng tiếp cận công nghệ (13)
  • B. Môi trường ngành (13)
    • 1. Đối thủ cạnh tranh trong ngành (13)
    • 2. Đối thủ tiềm ẩn (17)
    • III. CÁC NHÂN TỐ BÊN TRONG (18)
      • 1. Ngành nghề kinh doanh (18)
      • 2. Tình hình tài chính (19)
      • 3. Thành tựu (20)
      • 4. Nghiên cứu và phát triển (21)
      • 5. Nhân sự (22)
      • 6. Văn hoá doanh nghiệp (24)
    • IV. PHÂN TÍCH SWOT (25)
      • 1. Strengths (Điểm mạnh) (25)
      • 2. Weaknesses (Điểm yếu) (27)
      • 3. Opportunities (Cơ hội) (27)
      • 4. Threats (Thách thức) (28)
    • V. CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH DỰA TRÊN PHÂN TÍCH SWOT (0)
      • 1. Chiến lược phát huy điểm mạnh (Strengths) để tận dụng những cơ hội (Opportunities) (29)
      • 2. Chiến lược khắc phục các điểm yếu (Weaknesses) và tận dụng các cơ hội (Opportunities) (31)
      • 4. Chiến lược khắc phục các điểm yếu (Weaknesses) và tránh các nguy cơ (Threats) (33)
    • VI. TCBS ĐANG ÁP DỤNG CHIẾN LƯỢC TẬP TRUNG VÀ DẪN ĐẦU VỀ (0)
      • 1. Chiến lược tập trung (34)
      • 2. Chiến lược dẫn đầu về chi phí (34)
      • 3. Ưu điểm của chiến lược tập trung và dẫn đầu về chi phí tại TCBS (34)
      • 4. Nhược điểm của chiến lược tập trung và dẫn đầu về chi phí tại TCBS (35)
      • 5. Ưu và nhược điểm khi kết hợp cả hai chiến lược (0)

Nội dung

Hồ Chí Minh HOSE với mã chứng khoán TCBS.2.3.Giai đoạn khẳng định vị thế và phát triển bền vững 2019 - nay:● Năm 2019: Ra mắt nền tảng giao dịch trực tuyến TCBS iTrading.● Năm 2020: Mở c

Giới thiệu

Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương, tiền thân là Công ty TNHH Chứng khoán Kỹ Thương, được thành lập năm 2008 theo Giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán số 98/UBCK-GP ngày 18/09/2008 Năm 2018, Công ty TNHH

Chứng khoán Kỹ Thương chuyển đổi hình thức pháp lý và được đổi tên thành Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương và hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0102935813 do Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 30/05/2018 và Giấy phép thành lập và hoạt động CTCK số 125/GP-UBCK do UBCKNN cấp lần đầu

Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương là thành viên của Ngân hàng TMCP

Kỹ Thương - Techcombank, chuyên cung cấp các dịch vụ chứng khoán chuyên nghiệp.

- Là một trong những công ty chứng khoán lớn nhất tại Việt Nam đồng thời là công ty dẫn đầu về lĩnh vực tư vấn phát hành và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp.

- Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương

- Tên tiếng Anh: Techcom Securities JSC

- Vốn điều lệ : 2.176,9 Tỷ VND

- Vốn chủ sở hữu: 24.553 Tỷ VND

- Tổng tài sản: 47.185 Tỷ VND

- Tổng nợ phải trả: 22.632 Tỷ VND

Hành trình phát triển

- Hành trình phát triển của Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS)

2.1.Giai đoạn hình thành và phát triển ban đầu (2008 - 2013):

● Tháng 9 năm 2008: Thành lập Công ty TNHH Chứng khoán Kỹ Thương với vốn điều lệ ban đầu 30 tỷ đồng.

● Năm 2010: Mở chi nhánh đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh.

● Năm 2012: Mở chi nhánh tại Đà Nẵng.

● Năm 2013: Mở chi nhánh tại Cần Thơ.

2.2.Giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ (2014 - 2018):

● Năm 2014: Chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương, nâng vốn điều lệ lên 100 tỷ đồng.

● Năm 2016: Lọt Top 10 công ty chứng khoán có quy mô vốn lớn nhất thị trường.

● Năm 2017: Mở chi nhánh tại Bình Dương.

● Năm 2018: Mở chi nhánh tại Quảng Ninh và chính thức niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) với mã chứng khoán TCBS.

2.3.Giai đoạn khẳng định vị thế và phát triển bền vững (2019 - nay):

● Năm 2019: Ra mắt nền tảng giao dịch trực tuyến TCBS iTrading.

● Năm 2020: Mở chi nhánh tại Khánh Hòa.

● Năm 2021: Phát hành thành công trái phiếu doanh nghiệp với tổng giá trị 10.000 tỷ đồng.

● Năm 2022: Lọt Top 3 công ty chứng khoán có lợi nhuận cao nhất thị trường.

● Năm 2023: Mở chi nhánh tại Tây Ninh.

● Hiện nay: TCBS đã có mạng lưới chi nhánh rộng khắp cả nước với 15 chi nhánh và văn phòng đại diện, phục vụ hơn 500.000 nhà đầu tư cá nhân và tổ chức.

2.4.Hành trình phát triển của TCBS được đánh dấu bởi những thành tựu nổi bật:

● Dẫn đầu thị trường về lĩnh vực tư vấn phát hành và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp.

● Lọt Top 10 công ty chứng khoán uy tín do Vietnam Report bình chọn.

● Top 3 công ty môi giới chứng khoán có hiệu quả hoạt động tốt nhất do Hiệp hội Chứng khoán Việt Nam bình chọn.

● Nhận nhiều giải thưởng uy tín khác như: "Công ty chứng khoán có dịch vụ khách hàng tốt nhất", "Công ty chứng khoán có hệ thống giao dịch trực tuyến tốt nhất",

3.Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của công ty cổ phần chứng khoán kỹ thương

Mục tiêu đến 2025 trở thành Nhạc trưởng của dòng chảy vốn tại Việt Nam với: 5 triệu người dùng, 5 giải pháp mỗi người dùng , 5000 tỷ đồng lợi nhuận, 5 tỷ đô-la vốn hoá

- Là đối tác tư vấn tài chính chiến lược tin cậy của khách hạng doanh nghiệp.

- Kiến tạo một trải nghiệm đầu tư tích lũy ưu việt cho mỗi gia đình Việt Nam.

- Khách hàng là trọng tâm

- Chuyên nghiệp và hiệu quả

- Trung thực và minh bạch

- Trách nhiệm và cam kết

- Phát triển và đổi mới

II Các nhân tố bên ngoài

1.1.Tình hình Vĩ mô Quý 1/ 2024

Quý I/2024: Tăng trưởng GDP Việt Nam đạt mức 5,7% trong Quý 1, đây là mức tăng Quý I cao nhất trong 5 năm trở lại đây.

Khu vực Công nghiệp & Xây dựng tiếp tục phục hồi (+6,3% YoY), với động lực tăng trưởng chính đến từ ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo Trong quý vừa qua, ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,0% và đóng góp gần 28% vào tăng trưởng kinh tế cả nước Tăng trưởng của ngành Xây dựng giảm tốc (+6,8% YoY), chủ yếu do giải ngân vốn đầu tư công chậm lại trong quý đầu tiên của năm.

Khu vực Dịch vụ tăng 6,1% và tiếp tục đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng GDP (hơn 48%) Tổng doanh thu bán lẻ tăng 8,2% trong Q1, trong đó bán lẻ hàng hóa tăng 7,0% và bán lẻ dịch vụ tăng 12,6% Có hơn 4,6 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong quý vừa qua, tăng 72,0% so với cùng kỳ 2023 và cao hơn 3,2% so với quý 1/2019 Khách quốc tế mang lại nguồn doanh thu ngoại tệ gần 3,2 tỷ USD trong quý 1, cao hơn cùng kỳ năm ngoái 45,8%.

Xuất khẩu hàng hóa đạt 93,1 tỷ USD, tăng 17,0% YoY Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như hàng điện tử, dệt may, giày dép đều ghi nhận tăng trưởng Nhập khẩu hàng hóa tăng chậm hơn (+13,9% YoY) và đạt 85,0 tỷ USD

Do đó, Việt Nam tiếp tục ghi nhận thặng dư thương mại ở mức cao, đạt 8,1 tỷ USD, tăng 63,9%.

Vốn đầu tư từ NSNN đạt 97,7 nghìn tỷ VND, tăng 3,7% và hoàn thành 13,9% kế hoạch cả năm.

Vốn FDI thực hiện đạt 4,6 tỷ USD, tăng 7,1% Vốn FDI đăng ký đạt 6,2 tỷ USD, tăng 13,4%, trong đó vốn đăng ký vào lĩnh vực kinh doanh BDS tăng mạnh

106,8% và vốn đăng ký vào ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo giảm nhẹ 1,3%.

Về thị trường lao động, tỷ lệ thất nghiệp Q1 tiếp tục giảm nhẹ xuống 2,24% từ mức 2,26% trong quý 4/2023.

Về tình hình giá cả, CPI tháng 3 giảm 0,23% so với tháng trước, chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm giảm 0,76% sau khi qua mùa cao điểm Tết Ở chiều ngược lại, nhóm điện và năng lượng tăng giá trong tháng vừa qua, cụ thể: giá điện sinh hoạt tăng 0,47%, giá gas tăng 0,49% và giá xăng tăng 0,72% Lạm phát trong tháng 3 ở mức 3,97%, không thay đổi đáng kể so với tháng trước và đạt trung bình 3,77% trong Q1 Loại trừ nhóm lương thực, thực phẩm và năng lượng, lạm phát cơ bản tiếp tục giảm xuống còn 2,77% trong Q1 từ mức 3,19% trong quý 4/2023.

1.2 Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam Quý I/2024

Việc nới lỏng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là động lực dẫn dắt nhà đầu tư trong nước quay trở lại thị trường Quý 1/2024, vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng 12.2%.

Tính đến ngày 28/03/2024, VN-Index đạt 1,286.11 điểm, tăng 2.7% so với cuối tháng trước và tăng 13.8% so với cuối năm 2023; mức vốn hóa thị trường (đến ngày 15/03/2024) ước đạt gần 6.7 triệu tỷ đồng, tăng 12.2% (Theo tổng cục Thống Kê)

Trong tháng 3, giá trị giao dịch bình quân đạt 28,992 tỷ đồng/phiên, tăng 24.5% so với bình quân tháng trước Tính chung quý 1/2024, giá trị giao dịch bình quân đạt 22,529 tỷ đồng/phiên, tăng 28.2% so với bình quân năm 2023.

Thị trường cổ phiếu tính đến cuối tháng 2/2024 có 736 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết; 870 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM với tổng giá trị niêm yết và đăng ký giao dịch hơn 2.1 triệu tỷ đồng, tăng 0.5% so với cuối năm 2023.

Trên thị trường trái phiếu, giá trị giao dịch bình quân trong tháng 3 đạt 11,279 tỷ đồng/phiên, tăng 20.5% so với tháng trước; bình quân quý 1/2024 đạt 9,698 tỷ đồng/phiên, tăng 48.8% so với bình quân năm 2023.

Tại thời điểm cuối tháng 2/2024, thị trường trái phiếu có 457 mã niêm yết với giá trị niêm yết hơn 2,040 ngàn tỷ đồng, tăng 17.1% so với cuối năm 2023.

Quý 1/2024: Giá trị trái phiếu phát hành chỉ đạt 19.708 tỷ đồng, thấp hơn 33% cùng kỳ Mặc dù số lượng tổ chức phát hành vẫn duy trì ở mức tương đương so với quý 1/2023, khoảng 16 tổ chức, nhưng quy mô phát hành đã giảm đáng kể so với năm trước…

Trên thị trường chứng khoán phái sinh, khối lượng giao dịch bình quân sản phẩm hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 trong tháng 3 đạt 235,398 hợp đồng/phiên, tăng 42% so với tháng trước; khối lượng giao dịch bình quân sản phẩm chứng quyền có bảo đảm đạt 65.2 triệu chứng quyền/phiên, giảm 2.3%.

Môi trường vĩ mô

Yếu tố kinh tế

1.1.Tình hình Vĩ mô Quý 1/ 2024

Quý I/2024: Tăng trưởng GDP Việt Nam đạt mức 5,7% trong Quý 1, đây là mức tăng Quý I cao nhất trong 5 năm trở lại đây.

Khu vực Công nghiệp & Xây dựng tiếp tục phục hồi (+6,3% YoY), với động lực tăng trưởng chính đến từ ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo Trong quý vừa qua, ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,0% và đóng góp gần 28% vào tăng trưởng kinh tế cả nước Tăng trưởng của ngành Xây dựng giảm tốc (+6,8% YoY), chủ yếu do giải ngân vốn đầu tư công chậm lại trong quý đầu tiên của năm.

Khu vực Dịch vụ tăng 6,1% và tiếp tục đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng GDP (hơn 48%) Tổng doanh thu bán lẻ tăng 8,2% trong Q1, trong đó bán lẻ hàng hóa tăng 7,0% và bán lẻ dịch vụ tăng 12,6% Có hơn 4,6 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong quý vừa qua, tăng 72,0% so với cùng kỳ 2023 và cao hơn 3,2% so với quý 1/2019 Khách quốc tế mang lại nguồn doanh thu ngoại tệ gần 3,2 tỷ USD trong quý 1, cao hơn cùng kỳ năm ngoái 45,8%.

Xuất khẩu hàng hóa đạt 93,1 tỷ USD, tăng 17,0% YoY Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như hàng điện tử, dệt may, giày dép đều ghi nhận tăng trưởng Nhập khẩu hàng hóa tăng chậm hơn (+13,9% YoY) và đạt 85,0 tỷ USD

Do đó, Việt Nam tiếp tục ghi nhận thặng dư thương mại ở mức cao, đạt 8,1 tỷ USD, tăng 63,9%.

Vốn đầu tư từ NSNN đạt 97,7 nghìn tỷ VND, tăng 3,7% và hoàn thành 13,9% kế hoạch cả năm.

Vốn FDI thực hiện đạt 4,6 tỷ USD, tăng 7,1% Vốn FDI đăng ký đạt 6,2 tỷ USD, tăng 13,4%, trong đó vốn đăng ký vào lĩnh vực kinh doanh BDS tăng mạnh

106,8% và vốn đăng ký vào ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo giảm nhẹ 1,3%.

Về thị trường lao động, tỷ lệ thất nghiệp Q1 tiếp tục giảm nhẹ xuống 2,24% từ mức 2,26% trong quý 4/2023.

Về tình hình giá cả, CPI tháng 3 giảm 0,23% so với tháng trước, chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm giảm 0,76% sau khi qua mùa cao điểm Tết Ở chiều ngược lại, nhóm điện và năng lượng tăng giá trong tháng vừa qua, cụ thể: giá điện sinh hoạt tăng 0,47%, giá gas tăng 0,49% và giá xăng tăng 0,72% Lạm phát trong tháng 3 ở mức 3,97%, không thay đổi đáng kể so với tháng trước và đạt trung bình 3,77% trong Q1 Loại trừ nhóm lương thực, thực phẩm và năng lượng, lạm phát cơ bản tiếp tục giảm xuống còn 2,77% trong Q1 từ mức 3,19% trong quý 4/2023.

1.2 Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam Quý I/2024

Việc nới lỏng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là động lực dẫn dắt nhà đầu tư trong nước quay trở lại thị trường Quý 1/2024, vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng 12.2%.

Tính đến ngày 28/03/2024, VN-Index đạt 1,286.11 điểm, tăng 2.7% so với cuối tháng trước và tăng 13.8% so với cuối năm 2023; mức vốn hóa thị trường (đến ngày 15/03/2024) ước đạt gần 6.7 triệu tỷ đồng, tăng 12.2% (Theo tổng cục Thống Kê)

Trong tháng 3, giá trị giao dịch bình quân đạt 28,992 tỷ đồng/phiên, tăng 24.5% so với bình quân tháng trước Tính chung quý 1/2024, giá trị giao dịch bình quân đạt 22,529 tỷ đồng/phiên, tăng 28.2% so với bình quân năm 2023.

Thị trường cổ phiếu tính đến cuối tháng 2/2024 có 736 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết; 870 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM với tổng giá trị niêm yết và đăng ký giao dịch hơn 2.1 triệu tỷ đồng, tăng 0.5% so với cuối năm 2023.

Trên thị trường trái phiếu, giá trị giao dịch bình quân trong tháng 3 đạt 11,279 tỷ đồng/phiên, tăng 20.5% so với tháng trước; bình quân quý 1/2024 đạt 9,698 tỷ đồng/phiên, tăng 48.8% so với bình quân năm 2023.

Tại thời điểm cuối tháng 2/2024, thị trường trái phiếu có 457 mã niêm yết với giá trị niêm yết hơn 2,040 ngàn tỷ đồng, tăng 17.1% so với cuối năm 2023.

Quý 1/2024: Giá trị trái phiếu phát hành chỉ đạt 19.708 tỷ đồng, thấp hơn 33% cùng kỳ Mặc dù số lượng tổ chức phát hành vẫn duy trì ở mức tương đương so với quý 1/2023, khoảng 16 tổ chức, nhưng quy mô phát hành đã giảm đáng kể so với năm trước…

Trên thị trường chứng khoán phái sinh, khối lượng giao dịch bình quân sản phẩm hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 trong tháng 3 đạt 235,398 hợp đồng/phiên, tăng 42% so với tháng trước; khối lượng giao dịch bình quân sản phẩm chứng quyền có bảo đảm đạt 65.2 triệu chứng quyền/phiên, giảm 2.3%.

Tính từ đầu năm đến nay, khối lượng giao dịch bình quân của sản phẩm hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 đạt 191,436 hợp đồng/phiên, giảm 19% so với bình quân năm 2023; sản phẩm chứng quyền có bảo đảm đạt 63.2 triệu chứng quyền/phiên, tăng 93.1%.

- GDP Việt Nam tăng 5,7% trong Quý I/2024 là mức tăng cao nhất Quý 1 trong 5 năm Điều này cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu tư và giao dịch chứng khoán.

- Sự phục hồi của ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo (+7,0%) và Dịch vụ (+6,1%) cũng tạo ra nhiều cơ hội đầu tư, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán.

- Vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng 12,2%, và VN-Index tăng 13,8% so với cuối năm 2023 Điều này cho thấy sự tăng trưởng tích cực của thị trường, thu hút thêm nhiều nhà đầu tư và tăng cường thanh khoản.

Chính trị, pháp luật

Xét xử nhiều vụ đại án liên quan đến các hoạt động kinh tế như vụ án của tập đoàn Vạn Thịnh Phát và ngân hàng SCB cùng các cá nhân, tổ chức có liên quan, trong đó có các quan chức trong các tổ chức thuộc nhà nước

Vụ án Tân Hoàng Minh chiếm đoạt 8600 Tỷ thông qua thị trường trái phiếu được đưa ra xét xử

Vụ án liên quan đến Công ty Việt Á, cùng các quan chức cấp cao trong chính phủ.

Ngoài ra, từ giờ đến cuối năm sẽ tiếp tục xét xử nhiều vụ đại án Kinh tế lớn liên quan đến các hoạt động trên thị trường chứng khoán của cựu chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết sau khi VKSND trả hồ sơ và yêu cầu điều tra thêm.

Trong Quý I 2024, chứng kiến nhiều vụ thay nhân sự trong bộ máy nhà nước, nổi bật là các nhân sự cấp cao Trong đó có các chức vụ như Chủ Tịch Quốc hội, Chủ Tịch Nước, Có liên quan đến việc cấp dưới vi phạm những điều Đảng viên không được làm….

Về điểm sáng, tiếp tục thông qua nhiều quy định mới nhằm nâng hạng thị trường chứng khoán, các quy định về chứng khoán, trái phiếu dần được hoàn thiện Đặc biệt, đến tháng 7, Việt Nam cỏ khả năng chính thức được Mỹ công nhận là một nền kinh tế thị trường, Điều này có tác động vô cùng quan trọng đến việc các công ty

Mỹ đầu tư nhiều vào Việt Nam trong quá trình giảm sự ảnh hưởng từ Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang tiếp tục leo thang trở lại gần đây, nhất là khi cuộc đua vào nhà trắng ở Mỹ đang ngày càng gay cấn.

Các hiệp định thương mại của Việt Nam ký kết với các tổ chức quốc tế, khu vực vẫn trong giai đoạn có hiệu lực Điển hình như hiệp định EVFTA, các quy định mới về hàng hoá xuất khẩu sẽ làm thúc đẩy việc nâng cao chất lượng, nâng cao sự cạnh tranh cho hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế

Việt Nam tham gia cộng đồng Chia sẻ tương lai với Trung Quốc, điều này cũng một lần nữa khẳng định mối quan hệ Kinh tế, Chính trị, Xã hội giữa Việt Nam với nền kinh tế đang phát triển nhưng có tầm ảnh hưởng hàng đầu thế giới là Trung Quốc.

+Ảnh hưởng của Chính trị và Pháp luật đến Thị trường Chứng khoán và Công ty

Cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS)

+Cải thiện khung pháp lý và nâng hạng thị trường chứng khoán:

- Việc thông qua các quy định mới nhằm nâng hạng thị trường chứng khoán và cải thiện khung pháp lý về chứng khoán và trái phiếu sẽ tạo ra môi trường đầu tư minh bạch, an toàn và thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài Điều này có lợi cho TCBS trong việc tăng khối lượng giao dịch và thu hút khách hàng.

- Khả năng được Mỹ công nhận là một nền kinh tế thị trường sẽ mở ra cơ hội đầu tư lớn từ các công ty Mỹ, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, làm tăng dòng vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam.

+Mối quan hệ kinh tế quốc tế:

- Các hiệp định thương mại như EVFTA, vẫn đang còn hiệu lực làm tăng sự cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu Sự phát triển kinh tế từ xuất khẩu mạnh mẽ sẽ thúc đẩy tăng trưởng của các doanh nghiệp niêm yết, cải thiện hiệu quả kinh doanh và giá cổ phiếu.

- Mối quan hệ kinh tế, chính trị và xã hội chặt chẽ với Trung Quốc thông qua cộng đồng Chia sẻ tương lai giúp tạo ra cơ hội hợp tác và đầu tư mới, góp phần vào sự ổn định và phát triển thị trường.

- Các vụ đại án liên quan đến các tập đoàn lớn như Vạn Thịnh Phát, SCB, Tân Hoàng Minh, Việt Á và FLC tạo ra tâm lý lo ngại và bất ổn cho nhà đầu tư Việc này có thể dẫn đến sự giảm sút niềm tin vào thị trường, ảnh hưởng tiêu cực đến giá cổ phiếu và thanh khoản.

- Những vụ án này cũng có thể gây ra sự thắt chặt hơn trong các quy định pháp lý và kiểm soát, làm tăng chi phí tuân thủ cho các công ty chứng khoán như TCBS.

Thay đổi nhân sự trong bộ máy nhà nước:

- Những thay đổi nhân sự cấp cao trong bộ máy nhà nước có thể gây ra sự bất ổn về chính sách và quản lý, ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh và đầu tư Sự bất ổn này có thể làm giảm niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán.

Căng thẳng thương mại quốc tế:

- Mặc dù việc Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường có thể mang lại lợi ích, nhưng căng thẳng thương mại Mỹ - Trung cũng có thể tạo ra những rủi ro không lường trước được Nếu tình hình căng thẳng leo thang, nó có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu và tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán Việt Nam.

Xã hội

Tình hình lao động, việc làm quý I/2024 đã quay trở lại theo xu hướng phát triển bình thường như thời kỳ trước dịch Covid-19 Tình hình đời sống dân cư trong quý

I năm nay được cải thiện hơn Công tác bảo đảm an sinh xã hội luôn được các cấp, ngành thực hiê ̣n kịp thời, hiệu quả.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước quý I/2024 ước tính là 52,4 triệu người, giảm 137,4 nghìn người so với quý trước và tăng 175,8 nghìn người so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ quý I/2024 là 27,8%, tăng 0,2 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 1,4 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Lao động có việc làm quý I/2024 ước tính là 51,3 triệu người, giảm 127,0 nghìn người so với quý trước và tăng 174,1 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động quý I/2024 là 2,03% (khu vực thành thị là 1,20%, khu vực nông thôn là 2,58%); tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I/2024 là 2,24% (khu vực thành thị là 2,64%; khu vực nông thôn là 1,99%); tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) quý I/2024 là 7,99%.

Thu nhập bình quân của lao động quý I/2024 là 7,6 triệu đồng/tháng, tăng 301 nghìn đồng so với quý IV/2023 và tăng 549 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2023.

Tình hình đời sống dân cư trong quý I năm nay được cải thiện hơn Theo kết quả sơ bộ từ Khảo sát mức sống dân cư 2024, thu nhập bình quân đầu người quý I/2024 ước đạt 5,2 triệu đồng/tháng, tăng khoảng 8% so với quý trước và tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023.

+ Gia tăng thu nhập và cải thiện đời sống dân cư:

- Thu nhập bình quân của lao động và người dân tăng lên (7,6 triệu đồng/tháng đối với lao động và 5,2 triệu đồng/tháng đối với bình quân đầu người) tạo ra nhiều tiềm năng hơn cho việc đầu tư cá nhân Người dân có thu nhập cao hơn có xu hướng dành một phần thu nhập để đầu tư vào các kênh như chứng khoán.

- Đời sống dân cư được cải thiện giúp tăng sự tự tin và khả năng tài chính của các nhà đầu tư cá nhân, dẫn đến gia tăng giao dịch và đầu tư trên thị trường chứng khoán, từ đó làm tăng doanh thu từ các hoạt động giao dịch như vay ký quỹ, lãi margin, cho TCBS.

- Lao động có việc làm ổn định: Với 51,3 triệu người có việc làm và tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp (2,24%), lực lượng lao động ổn định và có thu nhập sẽ góp phần vào sự phát triển kinh tế bền vững Sự ổn định này là cơ sở để thị trường chứng khoán phát triển khi có thêm nhiều nhà đầu tư mới tham gia, TCBS có cơ hội có thêm lượng khách hàng mới

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ tăng lên 27,8% cho thấy sự cải thiện về chất lượng lao động Điều này có thể dẫn đến hiệu quả sản xuất và kinh doanh cao hơn, từ đó cải thiện kết quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết, nâng cao giá trị cổ phiếu và tạo cơ hội đầu tư cho TCBS.

- Tỷ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp giảm (2,03% và 2,24% tương ứng) cho thấy sự phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn Điều này có lợi cho thị trường chứng khoán nói chung và TCBS nói riêng khi nền kinh tế ổn định và phát triển.

Nhìn chung, tình hình lao động và đời sống dân cư Quý I/2024 có tác động chủ yếu tích cực đến TCBS Sự gia tăng thu nhập và cải thiện đời sống dân cư sẽ thúc đẩy hoạt động đầu tư và giao dịch trên thị trường chứng khoán, tăng cường doanh thu từ phí giao dịch và dịch vụ đầu tư Sự ổn định của lực lượng lao động và sự cải thiện về chất lượng lao động cũng tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán.

Công nghệ

Trí tuệ nhân tạo (AI) và Học máy (Machine Learning) là hai trong số những công nghệ mới hứa hẹn nhất trong lĩnh vực tài chính và chúng có tiềm năng cách mạng hóa việc đầu tư và giao dịch AI và ML đã được sử dụng trong nhiều ứng dụng, từ giao dịch thuật toán và quản lý rủi ro đến phát hiện gian lận và dịch vụ khách hàng.

Công nghệ Blockchain: có lẽ được biết đến nhiều nhất với việc là công nghệ cơ bản đằng sau tiền điện mã hoá như Bitcoin, nhưng nó có nhiều ứng dụng tiềm năng trong lĩnh vực tài chính ngoài tiền điện tử Blockchain về cơ bản là một sổ cái kỹ thuật số phi tập trung ghi lại các giao dịch một cách an toàn và minh bạch.

Big Data là một lĩnh vực phát triển nhanh chóng, sử dụng các kỹ thuật khai thác dữ liệu và phân tích nâng cao để rút ra những hiểu biết sâu sắc từ các bộ dữ liệu lớn, phức tạp Trong thị trường chứng khoán, phân tích dữ liệu lớn có thể được sử dụng để xác định các mô hình và xu hướng trong dữ liệu thị trường chứng khoán mà các nhà giao dịch thông thường khó nhận thấy. Điện toán đám mây là công nghệ cho phép người dùng truy cập và lưu trữ dữ liệu cũng như ứng dụng qua Internet, thay vì trên máy tính hoặc máy chủ cục bộ Trong thị trường chứng khoán, điện toán đám mây có thể mang lại nhiều lợi ích, từ tăng dung lượng lưu trữ và bảo mật dữ liệu đến cải thiện khả năng cộng tác và khả năng tiếp cận.

Hệ thống KRX (Korea Exchange) sẽ được áp dụng tại thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm nay, KRX là hệ thống giao dịch chứng khoán lớn nhất ở Hàn Quốc Đây là nơi các công ty niêm yết và nhà đầu tư tham gia giao dịch chứng khoán.KRX đảm bảo sự minh bạch và công bằng trong giao dịch chứng khoán, giúp tăng cường sự tin tưởng của nhà đầu tư và duy trì sự ổn định của thị trường

Hệ thống này có những ưu điểm như: Giao dịch trong T-0, rút ngắn thời hạn mua bán và thanh toán thanh toán giao dịch từ 2 ngày(như hiện tại) xuống ngay sau khi khớp lệnh, điều này kỳ vọng sẽ thu hút một lượng lớn giao dịch các kênh khác đổ về thị trường cổ phiếu Ngoài ra hệ thống này cho phép nhà đầu tư vay mượn cổ phiếu và bán khống để hưởng lợi khi cổ phiếu giảm giá Điều này tăng tính thanh khoản cho thị trường.

Công nghệ eKYC (electronic Know Your Customer) là định danh khách hàng điện tử, hay định danh khách hàng trực tuyến, cho phép các công ty chứng khoán định danh khách hàng 100% online, đơn giản hóa các thủ tục xác minh giấy tờ, xác minh sinh trắc học mà không cần gặp mặt trực tiếp tại phòng giao dịch như KYC truyền thống.

Tác động của Công nghệ đến TCBS:

+Trí tuệ Nhân tạo (AI) và Học máy (Machine Learning)

- AI và ML có thể giúp TCBS phát triển các hệ thống giao dịch thuật toán tự động, tăng tốc độ và độ chính xác trong việc đưa ra quyết định giao dịch Điều này giúp tăng khả năng sinh lời và giảm thiểu rủi ro.

- Sử dụng AI và ML để phân tích dữ liệu lịch sử và hiện tại, TCBS có thể dự báo các biến động thị trường và quản lý rủi ro hiệu quả hơn, đảm bảo an toàn cho các khoản đầu tư của khách hàng.

- AI có thể tự động phát hiện các giao dịch bất thường hoặc hành vi gian lận, bảo vệ khách hàng và tăng cường uy tín của TCBS.

- Chatbot và trợ lý ảo sử dụng AI có thể cải thiện trải nghiệm khách hàng bằng cách cung cấp hỗ trợ nhanh chóng và chính xác, từ việc giải đáp thắc mắc đến hướng dẫn đầu tư.

+Công nghệ Blockchain Nâng cao Bảo mật và minh bạch giao dịch:

- Blockchain cung cấp một sổ cái phi tập trung, giúp ghi lại các giao dịch một cách an toàn và minh bạch, giảm thiểu rủi ro gian lận và lỗi hệ thống Điều này tăng cường niềm tin của khách hàng vào TCBS.

- Ứng dụng hợp đồng thông minh có thể tự động thực hiện các điều khoản giao dịch mà không cần sự can thiệp của con người, giảm chi phí và tăng tính hiệu quả.

+Big Data Phân tích và dự báo thị trường:

- Big Data cho phép TCBS phân tích các bộ dữ liệu lớn và phức tạp để rút ra các mẫu hình và xu hướng trong thị trường chứng khoán, hỗ trợ trong việc đưa ra các quyết định đầu tư chiến lược

- Sử dụng phân tích dữ liệu lớn để hiểu rõ hơn về hành vi và sở thích của khách hàng, TCBS có thể cung cấp các dịch vụ tài chính cá nhân hóa, tăng cường trải nghiệm khách hàng và độ hài lòng.

+Điện toán Đám mây Tăng cường khả năng lưu trữ và bảo mật dữ liệu:

- Điện toán đám mây cung cấp dung lượng lưu trữ lớn và bảo mật dữ liệu tốt hơn, giúp TCBS quản lý thông tin khách hàng một cách an toàn và hiệu quả.

- Điện toán đám mây cho phép các nhân viên và khách hàng của TCBS truy cập dữ liệu và ứng dụng từ bất kỳ đâu, tăng cường khả năng làm việc từ xa và cộng tác.

+Hệ thống KRX Giao dịch T-0 và tăng tính thanh khoản

Ứng dụng, hạ tầng, khả năng tiếp cận công nghệ

Những năm gần đây, đặc biệt sau đại dịch Covid 19, Việt Nam đang ngày càng đẩy mạnh phát triển hạ tầng công nghệ, dịch vụ, viễn thông, thúc đẩy mạnh việc chuyển đổi số quốc gia.

Công nghệ được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong các lĩnh vực như: sản xuất, kinh doanh, giáo dục, y tế,…Hạ tầng công nghệ thông tin được cải thiện, tốc độ truy cập internet ngày càng cao.

Khả năng tiếp cận công nghệ của người dân được tăng cao, trên 70% dân số được tiếp cận công nghệ

=> Là một công ty chứng khoán có đội ngũ nhân sự giỏi về công nghệ tài chính, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, được đào tạo từ các trường hàng đầu tại Việt Nam và trên thế giới, với lợi thế hơn 65% nhân sự có chuyên môn về công nghệ, TCBS luôn nhạy bén với các công nghệ mới trên thế giới, hạ tầng công nghệ ở TCBS không chỉ là ứng dụng TCinvest, mà còn có một hệ thống cơ sở dữ liệu đồ sộ phía sau, cùng với đó là công nghệ tự động hoá So với các công ty cùng ngành, TCBS vượt trội hơn hẳn về mặt công nghệ

Môi trường ngành

Đối thủ cạnh tranh trong ngành

TCBS hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt với nhiều công ty chứng khoán khác trên thị trường Việt Nam Một số đối thủ cạnh tranh chính của TCBS bao gồm:

1.1 Công ty đang hoạt động tham gia chứng khoán

Theo trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam có khoảng 88 công ty đang hoạt động, trong đó có một vài công ty dẫn đầu ngành chứng khoán Cụ thể như sau:

- Công ty cổ phần chứng khoán VPS: Là công ty chứng khoán chiếm thị phần số 1 tại Việt Nam về môi giới chứng khoán, VPS cũng có tiềm lực tài chính hùng hậu,với quy mô tổng tài sản là 26.575 tỷ đồng, vốn điều lệ là 5.000 tỷ đồng, đội ngũ nhân sự vô cùng đông đảo, đa phần là nhân viên môi giới, ngoài ra cũng có lượng lớn nhân sự trong lĩnh vực công nghệ.

- Công ty cổ phần chứng khoán SSI: Là công ty chứng khoán có lợi nhuận cao nhất Việt Nam, với đội ngũ nhân sự trẻ và chuyên nghiệp, Quy mô tổng tài sản của SSI là 65.488 tỷ đồng, Vốn điều lệ 15.111 tỷ đồng Và trong năm 2024, SSI dự kiến tăng vốn điều lệ lên 19.645 tỷ đồng Là công ty chứng khoán lớn nhất Việt Nam theo vốn hoá thị trường Công ty hoạt động lâu đời trong lĩnh vực chứng khoán.

- Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect: Là công ty chứng khoán thành lập từ

2006, có tiềm lực tài chính hùng hậu, Với quy mô tổng tài sản là 41.347 tỷ đồng, Vốn điều lệ 12.178 tỷ (Tính đến cuối năm 2023) VNDirect là công ty chứng khoán có thị phần lớn thứ 4 ở Việt Nam sau khi bị vượt qua bởi TCBS VNDirect là công ty chứng khoán có đội ngũ nhân sự giỏi trong nhiều lĩnh vực từ môi giới chứng khoán, trái phiếu, cho vay chứng khoán,

=> So với các đối thủ, tuy TCBS có vốn điều lệ nhỏ hơn rất nhiều nhưng với tiềm lực tài chính hùng mạnh từ công ty mẹ, TCBS đã tăng vốn chủ sở hữu lên 23.629 tỷ VND, trở thành công ty chứng khoán có vốn chủ sở hữu lỡn nhất thị trường, Quy mô tổng tài sản của TCBS lớn thứ 2 thị trường Nhờ có nguồn vốn chủ sở hữu cùng với tổng tài sản cao, TCBS có khả năng tiếp cận vốn, mở rộng hoạt động kinh doanh hơn so với các đối thủ khác.

=> Thách thức: Các công ty đối thủ đều là những công ty chứng khoán lâu đời, có nhiều kinh nghiệm, đứng top đầu trên thị trường chứng khoán, họ có tiềm lực tài chính, nhân sự cùng với công nghệ hùng hậu, có thị phần lớn trên thị trường, Là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp lớn nhất của TCBS

1.2 Thông tin đối thủ cạnh tranh lớn nhất

Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI (SSI – HOSE) được thành lập vào tháng 12 năm 1999 Sau 23 năm vận hành theo cơ chế thị trường, SSI là một trong những công ty hoạt động lâu đời nhất đồng thời là định chế tài chính lớn nhất tại Thị trường Chứng khoán Việt Nam

SSI hiện là đối thủ lớn nhất của TCBS xét theo quy mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu.

1.3.1 Sản phẩm, Dịch vụ chứng khoán

▪ Sản phẩm, Dịch vụ đối với chứng khoán niêm yết: Mở tài khoản giao dịch, Môi giới, Tư vấn giao dịch, Thực hiện lệnh, Thanh toán tiền, Lưu ký; Hỗ trợ chuyển nhượng đối với chứng khoán chưa niêm yết; Phân phối chứng chỉ quỹ mở; Giao dịch chứng chỉ ETF, trái phiếu doanh nghiệp; Đại lý đấu giá IPO và chứng quyền có bảo đảm; Giao dịch chứng quyền có bảo đảm;

▪ Sản phẩm, Dịch vụ đối với chứng khoán phái sinh: Mở tài khoản giao dịch, Môi giới, Tư vấn giao dịch, Thực hiện lệnh, Thanh toán tiền;

▪ Sản phẩm, Dịch vụ Tài chính: Giao dịch ký quỹ (margin) và phối hợp với ngân hàng hỗ trợ khách hàng giao dịch chứng khoán;

▪ Sản phẩm, Dịch vụ Giao dịch Điện tử: Web Trading, Pro Trading, iBoard,

Mobile Trading, Contact Center và SMS;

▪ Sản phẩm Tư vấn Đầu tư: Báo cáo vĩ mô, Báo cáo khuyến nghị đầu tư, Báo cáo nhận định thị trường hàng ngày, Báo cáo phân tích ngành, Báo cáo phân tích cổ phiếu, Báo cáo tư vấn định giá cổ phiếu, Báo cáo phân tích thị trường tiền tệ, Báo cáo phân tích dòng lưu chuyển vốn, Báo cáo phân tích kỹ thuật;

▪ Dịch vụ Quản lý Tài sản cho khách hàng cá nhân: Tư vấn xây dựng kế hoạch tài chính và phân bổ tài sản; Cung cấp các gói giải pháp đầu tư phong phú, đáp ứng nhu cầu từ cơ bản đến nâng cao, bao gồm các sản phẩm cấu trúc, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, cổ phiếu; Cung cấp hệ thống dịch vụ đặc quyền tập trung vào kiến tạo và gia tăng giá trị về nền tảng kiến thức đầu tư cho khách hàng và thế hệ kế cận;

▪ Các hoạt động tiếp cận và tìm hiểu doanh nghiệp: Tổ chức cho khách hàng đi thăm các công ty niêm yết, Tổ chức hội thảo giới thiệu cơ hội đầu tư cho khách hàng tại Việt Nam và nước ngoài.

▪ Đầu tư Cổ phiếu, Trái phiếu chuyển đổi Chứng chỉ quỹ, Chứng khoán phái sinh;

▪ Phát hành Chứng quyền có bảo đảm

1.3.3 Nguồn vốn và kinh doanh tài chính

▪ Kinh doanh nguồn vốn bao gồm các hoạt động giao dịch tiền tệ, đầu tư vốn thông qua các Hợp đồng tiền gửi, Hợp đồng tiền vay, Ủy thác, Mua bán lại (Repo) trái phiếu, Kinh doanh giấy tờ có giá lãi suất cố định và các loại giao dịch được cơ cấu đặc biệt khác;

▪ Dịch vụ liên quan đến trái phiếu bao gồm Môi giới, Hỗ trợ hiện thực hóa các nhu cầu mua bán của nhà đầu tư thông qua phương thức đấu thầu, Bảo lãnh phát hành trái phiếu;

▪ Dịch vụ thiết kế, xây dựng, kinh doanh các sản phẩm phái sinh, cấu trúc, v.v… để đáp ứng các nhu cầu của Công ty và khách hàng.

1.3.4 Dịch vụ ngân hàng đầu tư

▪ Tư vấn Tài chính doanh nghiệp: Tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp, Tư vấn tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp, Tư vấn niêm yết cổ phiếu trên TTCK, Tư vấn cổ phần hóa doanh nghiệp;

▪ Tư vấn Mua bán & Sáp nhập doanh nghiệp (M&A);

Đối thủ tiềm ẩn

2.1 Các công ty công nghệ tài chính (Fintech):

Các công ty Fintech đang phát triển mạnh mẽ và cung cấp các dịch vụ tài chính sáng tạo, tiện lợi hơn cho khách hàng so với các công ty chứng khoán truyền thống Một số ví dụ về các công ty Fintech hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán bao gồm: Tikop, Infina,

+ Điểm mạnh: Cung cấp dịch vụ sáng tạo, tiện lợi, chi phí thấp, thu hút khách hàng trẻ tuổi am hiểu công nghệ.

+ Điểm yếu: Khả năng tiếp cận nguồn vốn hạn chế, chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chứng khoán, rủi ro về an ninh mạng.

2.3 Các ngân hàng thương mại:

Các ngân hàng thương mại đang mở rộng hoạt động sang lĩnh vực chứng khoán và cung cấp dịch vụ môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư cho khách hàng Một số ngân hàng thương mại có hoạt động chứng khoán mạnh mẽ bao gồm: Sacombank, Vietinbank, ACB

+ Điểm mạnh: Hệ sinh thái khách hàng rộng lớn, nguồn lực tài chính mạnh, khả năng cung cấp dịch vụ trọn gói.

+ Điểm yếu: Chuyên môn về chứng khoán chưa cao so với các công ty chứng khoán truyền thống, thủ tục hành chính phức tạp.

2.4 Các công ty chứng khoán nước ngoài:

Các công ty chứng khoán nước ngoài đang ngày càng thâm nhập thị trường Việt Nam và mang đến những sản phẩm dịch vụ mới, tiên tiến hơn Một số ví dụ về các công ty chứng khoán nước ngoài hoạt động tại Việt Nam bao gồm: KIS, Mirae,

+ Điểm mạnh: Kinh nghiệm quốc tế, chuyên môn cao, khả năng cung cấp sản phẩm dịch vụ đa dạng.

+ Điểm yếu: Hiểu biết về thị trường Việt Nam còn hạn chế, chi phí hoạt động cao.

=> Để cạnh tranh hiệu quả với các đối thủ tiềm ẩn này, TCBS cần:

- Liên tục nâng cao chất lượng dịch vụ: TCBS cần không ngừng cải thiện chất lượng dịch vụ, cung cấp cho khách hàng trải nghiệm đầu tư tốt nhất.

- Phát triển sản phẩm dịch vụ sáng tạo: TCBS cần phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, sáng tạo đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ: TCBS cần tiếp tục ứng dụng công nghệ vào hoạt động để nâng cao hiệu quả và giảm chi phí.

- Mở rộng hợp tác: TCBS cần mở rộng hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để nâng cao năng lực cạnh tranh.

- TCBS cần duy trì sự cải tiến liên tục, tối ưu hóa quy trình và dịch vụ, và tạo ra các chiến lược tiếp thị và phân phối hiệu quả để thu hút và giữ chân khách hàng Bên cạnh đó không ngừng tạo ra nhiều rào cản cạnh tranh về thị phần, đẩy mạnh xây dựng thương hiệu thành top of mind trong khách hàng, …

CÁC NHÂN TỐ BÊN TRONG

Mảng Tư Vấn, Bảo Lãnh, Phát hành trái phiếu:

● Tư vấn phát hành trái phiếu

● Tư vấn phát hành vốn và các giao dịch M&A

● Kết nối với Techcombank cho các giải pháp về vay vốn

● Các dịch vụ liên quan đến trái phiếu: Đại diện người sở hữu trái phiếu; Đại lý đăng ký và quản lý chuyển nhượng; Tổ chức lưu ký ; Tổ chức quản lý tài sản bảo đảm / Tổ chức quản lý tài khoản / Tổ chức xác định giá tài sản; Thành viên lưu ký và thành viên giao dịch đối với tài sản bảo đảm là cổ phiếu niêm yết

Mảng Tự Doanh Chứng Khoán:

● Xây dựng và phát triển kênh phân phối các sản phẩm ngân hàng đầu tư (bao gồm các sản phẩm huy động vốn, sản phẩm đầu tư, ủy thác, quỹ, ) đối với các khách hàng định chế tài chính (ngân hàng và phi ngân hàng), doanh nghiệp;

● Thực hiện các giao dịch đầu tư thuộc khẩu vị (mua bán trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu) nhằm tối ưu lợi nhuận, và bảo đảm các yêu cầu về chất lượng tài sản, tính thanh khoản và các ngưỡng quản trị rủi ro của công ty và Techcombank group

Mảnh Quản Lý Nguồn Vốn

● Quản trị bảng cân đối thông qua hoạt động huy động vốn (bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay, phát hành trái phiếu) và giao dịch tiền tệ, đầu tư vốn (thông qua các Hợp đồng tiền gửi, Mua bán trái phiếu, Kinh doanh giấy tờ có giá, cổ phiếu) phù hợp với định hướng chiến lược của Ban lãnh đạo.

● Quản lý và tối ưu hóa tài sản nợ - tài sản có của TCBS nhằm quản lý và sử dụng vốn an toàn, hiệu quả, và vẫn bảo đảm tuân thủ các chỉ số/tỷ lệ an toàn tài chính, hạn mức… theo quy định pháp luật và công ty

● Quản trị dòng tiền và thanh khoản bảo đảm cho các hoạt động kinh doanh của TCBS được thông suốt

Mảng phân phối chứng chỉ quỹ mở cho các công ty quản lý quỹ

● Mở, đóng, thay đổi thông tin tài khoản giao dịch Chứng chỉ quỹ mở

● Xử lý lệnh giao dịch với Đại lý chuyển nhượng

● Xác nhận quyền sở hữu đơn vị quỹ của Nhà Đầu Tư

● Tư vấn hồ sơ phát hành lần đầu (IPO) để thành lập quỹ cho Công ty Quản lý quỹ

● Chuyển quyền sở hữu chứng chỉ quỹ mở; Phong tỏa/giải tỏa chứng chỉ quỹ mở.

Vốn điều lệ : 2.176,9 Tỷ VND

Vốn chủ sở hữu: 24.553 Tỷ VND

Tổng tài sản: 47.185 Tỷ VND

2.1.Tổng quan tình hình tài chính Quý 1/2024

Tổng tài sản đạt hơn 47 nghìn tỷ đồng tại cuối quý 1/2024, tăng 8% so với cuối năm 2023

Dư nợ cho vay ký quỹ và Ứng trước tiền bán tại 31/03/2024 đạt gần 20 nghìn tỷ đồng tăng trưởng 19% so với cuối năm 2023, nhờ vào những biến động tích cực của thị trường cùng các gói vay đem lại lợi ích vượt trội của TCBS

Dư nợ vay ngắn hạn và các khoản phải trả phát sinh lãi tại ngày 31/03/2024 đạt hơn 20.931 tỷ đồng, tăng 16% so với cuối năm 2023

Trong tháng 03/2024, TCBS đã mở mới thành công hơn 1.000 tỷ đồng hạn mức với các tổ chức tín dụng trong nước cũng như huy động thành công khoản vay hợp vốn tín chấp với giá trị lên đến 60 triệu USD (tương đương khoảng 1.450 tỷ) được thu xếp bởi hai trong những định chế tài chính hàng đầu tại Châu Á Việc huy động khoản vay hợp vốn này đã nâng tổng dư nợ vay tín chấp nước ngoài lên đến 338 triệu Đô La Mỹ, thuộc nhóm cao nhất ngành chứng khoán Công ty cũng đã thực hiện nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá và lãi suất 100% cho hợp đồng vay hợp vốn này

+Tổng tài sản của TCBS tăng 8% so với cuối năm 2023, cho thấy sự phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty Quy mô tổng tài sản của TCBS lớn thứ

+Vốn chủ sở hữu cao, tổng nợ/tổng tài sản ở mức thấp TCBS có đủ khả năng để mở rộng các hoạt động kinh doanh, thanh toán nợ,

+ TCBS đã huy động thành công một số lượng lớn vốn từ các tổ chức tín dụng trong nước và nước ngoài Điều này giúp công ty có nguồn vốn dồi dào để phát triển hoạt động kinh doanh và đối phó với các thách thức trong môi trường kinh doanh.

+ TCBS đã quản lý được dư nợ và các khoản phải trả phát sinh lãi một cách hiệu quả, cho thấy khả năng quản lý tài chính và rủi ro của công ty.

+Việc thực hiện nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá và lãi suất cho các hợp đồng vay hợp vốn nước ngoài giúp bảo vệ TCBS khỏi những biến động tiềm ẩn trong thị trường tài chính quốc tế.

+Mặc dù đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa, nhưng TCBS cần tiếp tục tăng cường quản lý rủi ro, đặc biệt là trong điều kiện thị trường tài chính biến động.

+Với mức tăng trưởng vốn lớn, TCBS cần tập trung vào việc sử dụng vốn một cách hiệu quả để tối ưu hóa lợi nhuận và tăng trưởng bền vững.

TCBS là đơn vị tư vấn phát hành và môi giới trái phiếu doanh nghiệp số 1 về thị phần tại Việt Nam trong 7 năm liên tiếp từ năm 2017 tới năm 2023 Năm 2023, TCBS đã tư vấn phát hành hơn 70 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp giữ thị phần số 1 về tư vấn phát hành trên thị trường với thị phần 52% (không bao gồm trái phiếu do các ngân hàng phát hành) và đem lại 1.026 tỷ đồng doanh thu từ dịch vụ ngân hàng đầu tư (1)

Trong giai đoạn Thách thức và nhiều biến động nhất của thị trường năm 2022 và

2023, chưa có bất kỳ trái phiếu nào do TCBS phân phối ra thị trường bị chậm đáo hạn và chậm trả lãi thanh toán cho nhà đầu tư Điều này có được là kết quả của toàn bộ quy trình tư vấn phát hành trái phiếu tại TCBS từ khâu thẩm định tổ chức phát hành, lên phương án và chuẩn bị sẵn những kịch bản ứng phó với thị trường để trấn an nhà đầu tư khi rất nhiều các trái phiếu khác của các tổ chức phát hành khác xảy ra sự kiện vi phạm Bên cạnh đó, tính tới thời điểm hiện tại, TCBS đã xây dựng hệ sinh thái sản phẩm mang đến các giải pháp toàn diện, chuyên nghiệp cho các doanh nghiệp trong việc thu xếp vốn, phân phối và vận hành trái phiếu Với nền tảng công nghệ vượt trội, toàn bộ các khâu từ thẩm định, tư vấn phát hành đến vận hành trước, trong và sau phát hành của mỗi trái phiếu đã được TCBS đưa vào hệ thống quản lý dữ liệu điện tử và tự động hóa (2)

PHÂN TÍCH SWOT

1.1.Thương hiệu mạnh và uy tín cao

TCBS là một trong những công ty chứng khoán hàng đầu tại Việt Nam, thuộc ngân hàng Techcombank, một trong những ngân hàng lớn và uy tín nhất tại Việt Nam

TCBS được công nhận là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn và môi giới trái phiếu ở Việt Nam Sự uy tín này đã được củng cố thông qua việc áp dụng các công nghệ tiên tiến như blockchain và hợp đồng thông minh vào quản lý giao dịch và quyền sở hữu trái phiếu Sự minh bạch và an toàn trong giao dịch là điểm mạnh giúp TCBS thu hút được nhiều nhà đầu tư và khách hàng tin tưởng.

1.2.Công nghệ hiện đại và dịch vụ trực tuyến tiên tiến hàng đầu thị trường

TCBS nổi bật với việc ứng dụng công nghệ tiên tiến trong các sản phẩm và dịch vụ tài chính Nền tảng giao dịch trực tuyến của TCBS được đánh giá cao về tính tiện lợi, an toàn và tốc độ xử lý giao dịch nhanh chóng Đặc biệt hệ thống cơ sở dữ liệu về trái phiếu rộng lớn.

TCBS đã chủ động áp dụng và phát triển các công nghệ mới như blockchain và hợp đồng thông minh vào hoạt động kinh doanh dịch vụ trái phiếu Việc này giúp tăng cường hiệu quả quản lý và giao dịch, đồng thời tạo ra một lợi thế cạnh tranh to lớn so với các đối thủ khác trong ngành.

TCBS còn có lợi thế khác về công nghệ như khách hàng có thể giao dịch ngay bằng tiền trong tài khoản ngân hàng Techcombank mà không cần phải nộp tiền vào tài khoản chứng khoán Điều này hiện nay trên thị trường chưa có công ty chứng khoán nào làm được.

1.3 Giữ thị phần số 1 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ với hơn 50% thị phần

Ngay từ đầu TCBS đã định vị dịch vụ tư vấn phát hành trái phiếu doanh nghiệp là mảng kinh doanh mũi nhọn của công ty, TCBS đã trở thành thương hiệu “top of mind” của các doanh nghiệp khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ Vượt qua tất cả những công ty chứng khoán khác trên thị trường TCBS Liên tục giữ vị trí top đầu trong nhiều năm về dịch vụ trái phiếu.

1.4.Sản phẩm và dịch vụ đa dạng:

TCBS cung cấp một loạt các sản phẩm tài chính và dịch vụ chứng khoán như môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư, quản lý tài sản, và các dịch vụ ngân hàng đầu tư Điều này giúp đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng từ cá nhân đến tổ chức. Điển hình như các sản phẩm hệ thống giao dịch TCinvest, hệ thống quản lý tài sản WealthTech, hệ thống phân tích đầu tư, hệ thống giao dịch trái phiếu iBond,

1.5.Đội ngũ nhân sự, chuyên gia giàu kinh nghiệm

TCBS sở hữu đội ngũ nhân viên và chuyên gia tài chính có trình độ cao, giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu rộng về thị trường chứng khoán Việt Nam và quốc tế Điều này giúp công ty đưa ra những tư vấn và dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng. Đội ngũ nhân sự của TCBS được đánh giá cao về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm Với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tài chính và công nghệ, như ông Nguyễn Xuân Minh, bà Nguyễn Thị Thu Hiền và ông Nguyễn Đăng Minh, TCBS có nguồn nhân lực chất lượng để phát triển và cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

1.6.Không có đội ngũ nhân viên môi giới

Việc TCBS không có đội ngũ nhân viên môi giới là một điểm mạnh của TCBS khi họ có thể áp dụng chính sách miễn phí giao dịch trong khi không phải trả lương cho nhân viên môi giới, điều này giúp thu hút thêm nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ của TCBS Ngoài ra, duy trì một đội ngũ nhân sự ít ỏi cũng giúp TCBS có thể trả lương cao hơn cho những nhân sự chất lượng Thu hút được nhiều nhân tài về làm việc.

1.7.Khả năng quản lý rủi ro hiệu quả:

TCBS có hệ thống quản lý rủi ro chặt chẽ và hiệu quả, giúp bảo vệ tài sản của khách hàng và duy trì hoạt động ổn định ngay cả trong các điều kiện thị trường biến động Bằng chứng là năm 2023, khi thị trường trái phiếu ảm đạm, TCBS vẫn đảm bảo được rủi ro trên thị trường trái phiếu như việc không có trái phiếu nào do TCBS phát hành bị dính rủi ro pháp lý, chậm trả,

1.8.Quan hệ đối tác mạnh mẽ:

Là thành viên của Techcombank, TCBS có lợi thế trong việc hợp tác với nhiều đối tác tài chính lớn trong và ngoài nước, mở rộng mạng lưới quan hệ và tăng cường khả năng tiếp cận thị trường tài chính toàn cầu Như việc huy động vốn 60Triệu Đô từ các tổ chức tài chính hàng đầu châu Á trong Quý I/2024 đã minh chứng cho điều ấy.

1.9 Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) dẫn đầu ngành

Tỷ suất lợi nhuận Quý I/2024 của TCBS nằm trong top cao nhất trong ngành ROE đạt 14% bên cạnh đó tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản cũng đạt 8% Dẫn đầu ngành.

Tỷ suất lợi nhuận cao minh chứng cho việc công ty có khả năng sử dụng hiệu quả nguồn vốn vào các hoạt động kinh doanh Việc có tỷ suất lợi nhuận cao hơn các công ty chứng khoán khác cũng góp phần làm tăng trưởng quy mô cho TCBS nhanh hơn so với các doanh nghiệp khác vì TCBS sẽ có thêm phần lợi nhuận để tái đầu tư.

2.1 Không có đội ngũ nhân viên môi giới

Việc không sở hữu đội ngũ nhân viên môi giới cũng vừa là điểm mạnh, lại vừa là điểm yếu của TCBS Việc thiếu đi đội ngũ nhân viên môi giới khiến những khách hàng nghiệp dư hoặc không có nhiều thời gian giao dịch, tìm hiểu về thị trường, không cảm thấy hứng thú với TCBS So với ở những công ty chứng khoán khác, khách hàng nghiệp dư dùng các dịch vụ môi giới của công ty để thay mình quản lý tài khoản giao dịch, ủy quyền cho nhân viên môi giới thực hiện giao dịch, nhân viên môi giới sẽ nhận được một phần tiền hoa hồng từ phí giao dịch Việc thiếu đi đội ngũ nhân viên môi giới làm cho những đối tượng khách hàng này bị cảm thấy không hứng thú với TCBS Tuy nhiên, điểm yếu này cũng không ảnh hưởng quá to lớn, TCBS ngay từ đầu đã hướng đến đối tượng là những nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán

2.2 Chính sách miễn phí giao dịch

Việc miễn phí giao dịch có thể khiến cho TCBS thu hút được nhiều khách hàng hơn, tuy nhiên điều này cũng làm ảnh hưởng đến doanh thu của TCBS Họ có thể sẽ phải mất hàng trăm tỷ doanh thu mỗi năm bằng việc miễn phí giao dịch chứng khoán cho khách hàng

2.3 Thương hiệu mạnh về mảng dịch vụ trái phiếu nhưng không mạnh về mảng môi giới cổ phiếu

CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH DỰA TRÊN PHÂN TÍCH SWOT

+ Năng lực quản trị: Mặc dù có đội ngũ lãnh đạo dày dặn kinh nghiệm, vì nhược điểm của mô hình Agile, TCBS vẫn cần tiếp tục nâng cao năng lực quản trị ở các cấp trung gian và cơ sở để đảm bảo hiệu quả hoạt động và sự đồng nhất trong văn hóa doanh nghiệp.

+ Hệ thống công nghệ thông tin: TCBS cần tiếp tục đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin để nâng cao khả năng xử lý dữ liệu, bảo mật thông tin và cung cấp dịch vụ trực tuyến tốt hơn cho khách hàng.

+ Nguồn nhân lực: TCBS cần thu hút và giữ chân nhân tài trong bối cảnh thị trường cạnh tranh cao về nguồn nhân lực Doanh nghiệp cũng cần chú trọng vào việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng cho cán bộ nhân viên.

+ Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ngày càng cạnh tranh gay gắt với sự tham gia của nhiều công ty chứng khoán mới, các tổ chức tài chính và công nghệ TCBS cần có chiến lược cạnh tranh hiệu quả để duy trì thị phần và thu hút khách hàng Điển hình 1 cái tên mới nổi gần đây là Công ty cổ phần chứng khoán DNSE trước đây là Công ty chứng khoán Đại Nam, dù chỉ mớ đẩy mạnhi tham gia vào thị trường được vài năm, DNSE nhanh chóng vươn lên trở thành mối đe dọa về thị phần môi giới cho các công ty chứng khoán khác.

+ Biến động thị trường: Thị trường chứng khoán biến động mạnh do nhiều yếu tố như tình hình kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ, sự kiện chính trị Biến động thị trường có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của TCBS và lợi nhuận của khách hàng Điển hình như việc thắt chặt chính sách tiền tệ vào năm ngoái, ngay lập tức đưa thị trường vào bầu không khí ảm đạm suốt nửa đầu năm 2023

+ Thay đổi chính sách: Chính phủ Việt Nam thường xuyên ban hành các quy định mới về thị trường chứng khoán TCBS cần cập nhật kịp thời các thay đổi chính sách và điều chỉnh hoạt động kinh doanh phù hợp để tuân thủ pháp luật.

+ Rủi ro thanh khoản: Rủi ro thanh khoản xảy ra khi TCBS không thể đáp ứng nhu cầu bán ra hoặc mua vào chứng khoán của khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả Rủi ro thanh khoản có thể ảnh hưởng đến uy tín của TCBS và gây thiệt hại cho khách hàng.

V CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH DỰA VÀO PHÂN TÍCH SWOT

1.Chiến lược phát huy điểm mạnh (Strengths) để tận dụng những cơ hội

1.1 Sử dụng công nghệ hiện đại để tận dụng sự phát triển của Fintech

- Dựa vào thế mạnh về công nghệ, TCBS có thể phát triển hơn nữa các công cụ phân tích thị trường sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (machine learning) để cung cấp dự đoán chính xác hơn và các quyết định đầu tư thông minh hơn cho khách hàng.

- TCBS đẩy mạnh Sử dụng dữ liệu lớn (big data) để phân tích hành vi khách hàng, xu hướng thị trường và tối ưu hóa các chiến lược đầu tư.

- TCBS cũng nên Mở rộng ứng dụng blockchain và hợp đồng thông minh không chỉ trong giao dịch trái phiếu mà còn trong các dịch vụ tài chính khác để tăng cường tính minh bạch và bảo mật.

1.2 Tận dụng sự gia tăng số lượng các nhà đầu tư cá nhân

- Phát triển và cải tiến ứng dụng di động để tăng cường trải nghiệm khách hàng, cung cấp các công cụ giao dịch dễ sử dụng và thông tin thị trường thời gian thực.

- TCBS nên đẩy mạnh việc đồng bộ hạ tầng công nghệ với Techcombank để dễ dàng tiếp cận khách hàng của ngân hàng và khuyến khích họ mở tài khoản chứng khoán thông qua các chương trình khuyến mãi và tích hợp dịch vụ.

1.3 Đa dạng hóa sản phẩm đầu tư và tận dụng sự phát triển của các sản phẩm mới

- TCBS Cần phát triển và quảng bá các sản phẩm như quỹ ETF và chứng quyền để thu hút các nhà đầu tư muốn đa dạng hóa danh mục đầu tư của họ.

- TCBS cũng cần chuẩn bị cho việc cung cấp các công cụ phái sinh như bán khống khi hệ thống KRX được triển khai, giúp tăng tính thanh khoản và cung cấp nhiều lựa chọn đầu tư hơn cho khách hàng, ngoài ra, để thu hút khách hàng, TCBS có thể áp dụng chính sách hạ lãi suất vay Margin

1.4 Phát triển quan hệ đối tác và tận dụng chính sách hỗ trợ của nhà nước

- TCBS có thể đẩy mạnh mở rộng quan hệ đối tác với các tổ chức tài chính lớn trong và ngoài nước để tăng cường khả năng tiếp cận vốn và công nghệ.

TCBS ĐANG ÁP DỤNG CHIẾN LƯỢC TẬP TRUNG VÀ DẪN ĐẦU VỀ

+ Về sản phẩm, Khác với các công ty chứng khoán khác trên thị trường, TCBS Tập trung vào mảng kinh doanh dịch vụ Trái phiếu doanh nghiệp thay vì Dịch vụ môi giới chứng khoán Bằng chứng là TCBS Hiện đang nắm giữ trên 50% thị phần Trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam.

+ Về khách hàng TCBS Tập trung vào nhóm đối tượng khách hàng trung lưu trở lên, nhóm chỉ chiếm 20% Dân số nhưng nắm giữ đến 80% tài sản.

Ngay từ đầu, TCBS đã xác định rõ lập trường tấn công mạnh vào mảng trái phiếu và thu hút các nhà đầu tư có khối lượng tài sản lớn Thường là các khách hàng ưu tiên của Ngân hàng Techcombank.

2.Chiến lược dẫn đầu về chi phí:

+ Với lợi thế về vốn, nhân sự chất lượng cao có trình độ chuyên môn cao về mảng công nghệ tài chính Fintech, TCBS có thể đưa ra các sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng với chi phí thấp hơn nhiều so với các đối thủ, thậm chí nhờ chi phí vận hành thấp, TCBS còn áp dụng chính sách miễn phí giao dịch để tăng lượng khách hàng là nhà đầu tư chuyên nghiệp.

+ TCBS Có thể tận dụng hiệu quả hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch của Ngân hàng Techcombank để giới thiệu các sản phẩm đầu tư tới khách hàng thực sự phù hợp Điều này làm cho TCBS không cần phải duy trì một đội ngũ nhân viên môi giới chứng khoán, góp phần giảm chi phí kinh doanh của TCBS so với các công ty đối thủ.

+ Ứng dụng các sản phẩm công nghệ cao như AI, BigData, Machine

Learning, cho phép TCBS tăng cường chất lượng dịch vụ mà vẫn có thể giảm chi phí kinh doanh, vận hành Đưa ra mức chi phí hấp dẫn

Mặc dù không có đội ngũ nhân viên môi giới, sử dụng chính sách miễn phí giao dịch TCBS Giảm chi phí kinh doanh bằng cách tăng ứng dụng các sản phẩm công nghệ, điển hình như AI, Machine Learning, BigData, TCBS vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt, bằng chứng là ROE đạt mức 14%, một mức ROE cao so với các doanh nghiệp khác trong ngành chứng khoán.

Nhờ các lợi thế về vốn và công nghệ, cùng với chỗ dựa là ngân hàng mẹ

Techcombank TCBS có thể áp dụng chính sách lãi suất hấp dẫn, đặc biệt là miễn phí giao dịch cho các khách hàng sử dụng dịch vụ Thu hút nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp giao dịch tại công ty vì các nhà đầu tư không cần phải trả phí giao dịch, đảm bảo được hiệu quả đầu tư hơn so với dùng dịch vụ của các công ty chứng khoán khác

3.Ưu điểm của chiến lược tập trung và dẫn đầu về chi phí tại TCBS

+ Tập trung vào nhóm khách hàng có chất lượng tài sản cao, giàu có, nắm giữ lượng tài sản lớn trong xã hội

+ Bằng cách tập trung vào một lĩnh vực cụ thể như trái phiếu doanh nghiệp, TCBS có thể phát triển chuyên môn sâu và xây dựng các sản phẩm tài chính độc đáo, vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh.

+ Tập trung vào một nhóm khách hàng cụ thể (trung lưu trở lên) giúp TCBS tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực, từ đó tạo ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của nhóm khách hàng này.

+ Việc chuyên sâu vào một lĩnh vực và phục vụ nhóm khách hàng cụ thể giúp TCBS xây dựng mối quan hệ tốt hơn với khách hàng, từ đó tăng cường sự trung thành và duy trì mối quan hệ lâu dài.

+ Với việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chuyên biệt, TCBS có thể định giá cao hơn, từ đó tăng lợi nhuận và giá trị doanh nghiệp.

*Chiến lược dẫn đầu về chi phí:

+ Với chi phí thấp hơn đối thủ, TCBS có thể cung cấp dịch vụ với giá rẻ hơn, thu hút nhiều khách hàng hơn, đặc biệt là những nhà đầu tư chuyên nghiệp quan tâm đến chi phí giao dịch.

+ Chi phí vận hành thấp giúp TCBS duy trì biên lợi nhuận cao hơn ngay cả khi giá dịch vụ thấp Điều này đảm bảo khả năng sinh lời bền vững và tạo điều kiện cho công ty phát triển mạnh mẽ hơn.

+ Việc dẫn đầu về chi phí giúp TCBS tận dụng quy mô kinh tế, tức là giảm chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm khi khối lượng dịch vụ tăng lên, từ đó tăng cường khả năng cạnh tranh.

4.Nhược điểm của chiến lược tập trung và dẫn đầu về chi phí tại TCBS

+ Việc tập trung vào một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất (trái phiếu doanh nghiệp) và một nhóm khách hàng cụ thể (trung lưu trở lên) có thể làm tăng rủi ro nếu nhu cầu của thị trường này thay đổi hoặc suy giảm.

+ Nếu có biến động kinh tế hoặc thay đổi chính sách ảnh hưởng xấu đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp, TCBS có thể gặp khó khăn lớn hơn so với các công ty đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ

+ Chiến lược tập trung vào một phân khúc cụ thể có thể làm giảm khả năng mở rộng và đa dạng hóa sản phẩm hoặc dịch vụ, hạn chế khả năng tận dụng cơ hội mới trên thị trường.

+ TCBS Có thể bỏ lỡ những khách hàng nghiệp dư hoặc những khách hàng không có nhiều thời gian giao dịch chứng khoán

+ Chiến lược tập trung khiến cho TCBS chậm hơn các đối thủ trong cuộc cạnh tranh giành thị phần môi giới chứng khoán.

*Chiến lược dẫn đầu về chi phí:

Ngày đăng: 18/07/2024, 14:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w