Cảnước bước vào thời kỳ cải tạo quan hệ sản xuất, xây dựng mô hình kinh tế tậptrung, kế hoạch hóa theo mô hình của Liên Xô và các nước Đông Âu.Đại hội VI 12/1986 đánh dấu bước ngoặt quan
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
TIỂU LUẬN MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MAC LÊNIN
Chủ đề: Trình bày lí luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam?
Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện :
MSV :
Lớp :
`
Hà Nội – 2023
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 4
I Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 4
1 Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 4
2 Tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 4
3 Đặc trưng riêng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 5
4 Thực tiễn nước ta đã xã lập được thể chế KTTT định hướng XHCN nhưng vẫn phải tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế đó vì còn nhiều thiếu sót6 II Hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam 8
1 Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam 8
2 Sự cần thiết khách quan hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam 8
3 Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam 9
4 Những tác động đến hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam 10
KẾT LUẬN 13
Trang 3MỞ ĐẦU
Sau khi hoàn thành Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên phạm vi cả nước, đất nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đảng ta kiên định giữ vững quan điểm cũng như con đường mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn
là tiến lên chủ nghĩa xã hội, quyết tâm đưa đất nước trở thành một nước giàu mạnh về kinh tế, ổn định về kinh tế chính trị, xã hội công bằng văn minh Cả nước bước vào thời kỳ cải tạo quan hệ sản xuất, xây dựng mô hình kinh tế tập trung, kế hoạch hóa theo mô hình của Liên Xô và các nước Đông Âu
Đại hội VI (12/1986) đánh dấu bước ngoặt quan trọng nhất về tư duy nhận thức là việc từ bỏ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp chuyển sang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Trong 25 năm qua, tư tưởng, quan điểm về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã không không ngừng được tổng kết, rút kinh nghiệm, bổ sung phát triển và ngày càng hoàn thiện qua các kỳ Đại hội của Đảng
Do vậy, nghiên cứu tìm hiểu về nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam có ý nghĩa lý luận và thực tiễn vô cùng sâu sắc Trải qua một quá trình học tập, nghiên cứu em quyết định lựa chọn và giải quyết đề tài “Trình bày
lí luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam” làm chủ đề tiểu luận của mình
Trang 4NỘI DUNG
I Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
1 Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là một kiểu tổ chức kinh
tế vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của CNXH, thể hiện trên
cả ba mặt: sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối
2 Tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Kinh tế thị trường định hướng xhcn ở Việt Nam là nền kinh tế vận hành theo các quy luật của kinh tế thị trường đồng thời góp phần từng bước xác lập một xã hội mà dân giàu, nước mạnh, dân chủ, văn minh, công bằng, có sự điều tiết của nhà nước do đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo:
Kinh tế thị trường định hướng XHCN phù hợp với tính quy luật phát triển của khách quan Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa, ở Việt Nam những điều kiện cho sự hình thành và phát triển của kinh tế hàng hóa không mất đi mà còn phát triển mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu,
sự phát triển kinh tế hàng hóa tất yếu hình thành kinh tế thị trường Như vậy, sự lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là phù hợp với xu thế của thời đại và đặc điểm phát triển của dân tộc
Kinh tế thị trường có rất nhiều ưu việt, là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước Kinh tế thị trường là phương thức phân
bổ nguồn lực hiệu quả mà loài người đã đạt được so với các mô hình kinh tế phi thị trường, là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh và hiệu quả cao Dưới tác động của các quy luật thị trường nền kinh tế luôn phát triển theo hướng năng động, kích thích tiến bộ kỹ thuật – công nghệ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm Xét trên góc độ đó, sự
Trang 5phát triển kinh tế thị trường không hề mâu thuẫn mà còn là cơ sở vật chất tạo điều kiện thực hiện những mục tiêu XHCN
Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với nguyện vọng của nhân dân mong muốn một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.Sự tồn tại của kinh tế thị trường ở nước ta tạo ra một động lực quan trọng cho sự phát triển của lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội Với đặc điểm lịch sử của dân tộc, Việt Nam không thể lựa chọn mô hình kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, chỉ có lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mới phù hợp với ý chí và nguyện vọng của đông đảo nhân dân về một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
3 Đặc trưng riêng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Về mục tiêu: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phương thức để phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, dân chủ, văn minh”
Về quan hệ sở hữu: Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là nền kinh tế có nhiều hình thức ở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng, kinh tế nhà nước,kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phât triển một nền kinh tế độc lập, tự chủ Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh cùng phát triển theo pháp luật
Về quan hệ quản lý nền kinh tế: Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam có đặc trưng là do Nhà nước pháp quyền XHCN quản lý dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam sự làm chủ và giám sát của nhân dân với mục tiêu dùng kinh tế thị trường để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH vì " dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh "Nhà nước quản lý nền kinh
Trang 6tế thông qua pháp luật, các chiến lược, kế hoạch, cơ chế chính sách và các công
cụ kinh tế trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc của thị trường, khắc phục những khuyết tật của kinh tế thị trường và phù hợp với yêu cầu xây dựng CNXH ở Việt Nam
Về quan hệ phân phối: Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thực hiện nhiều hình thức phân phối, có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tiến
bộ xã hội, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo công bằng xã hội trong sử dụng các nguồn lực kinh tế và đóng góp của họ trong quá trình lao động và sản xuất, kinh doanh
Quan hệ giữa gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội: Tiến bộ và công bằng xã hội vừa là điều kiện đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế, vừa là mục tiêu thể hiện bản chất tốt đẹp cảu chế độ xã hội chủ nghĩa
mà chúng ta phải hiện thực hóa từng bước trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH Những vấn đề nêu trên đã khái quát rõ nét những vấn đề cơ bản của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó vấn đề định hướng xã hội chủ nghĩa thể hiện ở năm điểm: có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội; xác lập quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp để thúc đẩy phát triển mạnh lực lượng sản xuất; và nhất là: thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển
4 Thực tiễn nước ta đã xã lập được thể chế KTTT định hướng XHCN nhưng vẫn phải tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế đó vì còn nhiều thiếu sót
Các yếu tố Xã Hội Chủ Nghĩa hoặc xuất hiện nhưng không có hiệu quả , hoặc chưa rõ nét Hợp tác xã còn yếu kém hơn, đặc biệt là không hấp dẫn nông dân Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu theo chính sách ngắn hạn, hiệu lực
và hiệu quả thấp, các vấn đề về lũng đoạn thị trường, gian lận, hàng giả… diễn
ra phổ biến Nhà nước làm mất dần niềm tin ở nhân dân do quản lý nền kinh tế chưa thực sự hiệu quả và công bằng, do “lợi ích nhóm” chi phối nên nhiều chính
Trang 7sách kinh tế chưa thực sự xuất phát từ lợi ích chung của quảng đại nhân dân lao động Sự phân hóa giàu - nghèo ngày càng gia tăng, tệ quan liêu, lãng phí và tham nhũng chưa đượcngăn ngừa hiệu quả Số đông người dân làm nông nghiệp
có thu nhập thấp, hầu như rất khó thoát nghèo
Vd : về cơ quan quản lí kinh tế của nhà nước chưa đủ mạnh để kiểm soát các hoạt động loại hình công ty dẫn đến một vài công ty đa cấp biến tướng gây hại đến lợi ích của nhân dân và người tiêu dùng Cơ quan quản lí thì trường chưa đủ hiệu quả quản lý dẫn đến hiện tưởng hàng giả, hàng nhái , gây ô nhiễm môi trường
Do kinh tế thị trường mới được hình thành nên thể chế kinh tế định hướng
xã hội chủ nghĩa ở nước ta chưa đồng bộ( sự thiếu thống nhất, chồng chéo về mặt nội dung về chức năng và nhiệm vụ , Không thống nhất giữa thẩm quyền giữa các bộ luật hiện nay Thể hiện sự thiếu đồng bộ về thể chế mà cụ thể mà cụ thể đó là Luật pháp và chức năng của cơ quan quản lý nhà nước
Chính phủ Việt Nam chưa tạo được môi trường kinh doanh thật sự lành mạnh, bình đẳng Hiến pháp đã quy định kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, nhưng cũng quy định các thành phần kinh tế là bình đẳng, cùng hợp tác và cùng cạnh tranh Tuy nhiên, trong thực tiễn, khu vựckinh tế tư nhân không có nhiều
cơ hội tiếp cận vốn, đất đai, thông tin, mất nhiều cơ hội trong đấu thầu cũng như tiếp cận thị trường như khu vực kinh tế nhà nước Trong khi đó, doanh nghiệp nhà nước vẫn được "ưu ái" về mọi phương diện, chiếm nguồn lực lớn nhưng lại
sử dụng không hiệu quả, nhiều dự án thất thoát, làm ăn thua lỗ, gây tổn hại lớn cho nhà nước và xã hội .Cụ thể là, thành phần kinh tế nhà nước tuy chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế nhưng hiệu quả thấp Thậm chí một số tập đoàn kinh
tế nhà nước lớn lâm vào tình trạng mất vốn, phá sản, nợ nần (nợ của doanh nghiệp nhà nước đến năm 2013 đạt con số hơn 1 triệu tỷ đồng)
Trang 8Vd: 12 đại dự án của ngành Công Thương đã để lại thiệt hại 63 nghìn tỷ đồng, mất rất nhiều năm để giải quyết dứt điểm
II Hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam
1 Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết, giao lưu, hợp tác giữa nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế quốc gia khác hay tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu Hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những xu thế lớn và tất yếu trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia cũng như toàn thế giới
2 Sự cần thiết khách quan hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam
TÍnh tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế
Thứ nhất, do xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế Toàn cầu hóa là quá trình tạo ra liên kết và sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa cácquốc gia trên quy mô toàn cầu Toàn cầu hoá diễn ra trên nhiều phương diện: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội v.v trong đó,toàn cầu hoá kinh
tế là xu thế nổi trội nhất, nó vừa là trung tâm vừa là cơ sở và cũnệ là động lực thúc đẩy toàn cầu hoá các lĩnh vực khác Toàn cầu hoá kinh tể là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia, khu vực, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới thống nhất Trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế hội nhập kinh tế quốc tế trờ thành tất yếu khách quan:
Toàn càu hóa kinh tế đã lôi cuốn tất cả các nước vào hệ thống phân công lao động quốc tế, các mối liên hệ quốc tế của sản xuất và trao đôi ngày càng gia tăng, khiến cho nền kinh tế củacác nước trở thành một bộ phận hữu cơ và không thể tách rời nền kinh tế toàn cầu Trong toàncầu hóa kinh tế, các yếu tố sản xuất được lưu thông trên phạm vi toàn câu Do đó, nếu không hộinhập kinh tế quốc
tế, các nước không thể tự đàm bảo được các điều kiện cằn thiết cho sản xuấttrong nước Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cơ hội để các quốc gia giải
Trang 9quyết những vấn đề toàncầu đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều, tận dụng được các thành tựu của cách mạng công nghiệp, biến nó thành động lực cho sự phát triển
+Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phố biến của các nước, nhất là cácnước đang và kém phát triền trong điều kiện hiện nay Đối với các nước đang và kém phát triển thì hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để tiếp cận vàsử dụng được các nguồn lực bên ngoài như tài chính, khoa học công nghệ, kinh nghiệm của cácnước cho phát triển của mình Khi mà các nước
tư bàn giàu có nhất, các công ty xuyên quốc giađang nắm trong tay những nguồn lực vật chất và phương tiện hùng mạnh nhất để tác động lêntoàn thế giới thì chỉ có phát triển kinh tế mở và hội nhập quốc tế, các nước đang và kém pháttriển mới có thể tiếp cận được nhưng năng lực này cho phát triển của mình Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường có thể giúp cho các nước đang và kém phát triển cóthể tận dụng thời cơ phát triển rút ngán, thu hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến, khắc phụcnguy cơ tụt hậu ngày càng rõ rệt
Hội nhập kinh tế quốc tế giúp mở cửa thị trường, thu hút vốn, thúc đẩy công nghiệp hoá,tăng tích luỹ; tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới và nâng cao mức thu nhập tương đối của các tầnglớp dân cư
3 Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam
Thứ nhất, chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập thành công
Hội nhập là tất yếu, tuy nhiên, đối với Việt Nam, Hội nhập không phải bằng mọi giá Qúa trình hội nhập phải được cân nhắc với lộ trình vá cách thức tối ưu Qúa trình này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị các điều kiện trong nội bộ nền kinh tế cũng như các mối quan hệ quốc tế thích hợp
Các điều kiện sãn sàng tư duy, sự tham gia của toàn xã hội, sự hoàn thiện và hiệu lực của thể chế, nguồn nhân lực và sự am hiểu môi trường quốc tế, nền
Trang 10kinh tế có năng lực sản xuất là những điều kiện chu yếu để thực hiện hội nhập thành công
Thứ hai, thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế có thể diễn ra theo nhiều mức độ Theo đó hội nhập quốc tế có thể được coi là nông, sâu tùy vào theo mức độ tham gia của một nước vào các quan hệ kinh tế đối ngoại, các tổ chức kinh tế quốc tế hoặc khu vực Theo đó, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế được chia thành các mức độ cơ bản từ thấp đến cao là thỏa thuận thương mại ưu đãi, khu vực mậu dịch, liên minh thuế quan
4 Những tác động đến hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam
Tích cực:
Hội nhập kinh tế quốc tế thực chất là mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại phát triển, tạo diều kiện cho sản xuất trong nước, tận dụng các lợi thế kinh tế của nước ta trong phân công lao dộng quốc tế, phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang chiều sâu với hiệu quả cao
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực thúc đẩy chuyền dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng hợp lý, hiện đại và hiệu quả hơn, qua đó hình thành các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các sản phẩm và doanh nghiệp trong nước; góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, làm tăng khả năng thu hút khoa học công nghệ hiện đại và đầu tư bên ngoài vào nền kinh tế
Hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế để thay đồi công nghệ sản xuất, tiếp cận với phương thức quản trị phát triển đề nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế