Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam...7 B- XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG ĐIỀU KIỆN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG X
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ
-
-BÀI TẬP LỚN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: “Xây dựng và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”
Họ và tên : Nguyễn Thị Mây
Mã SV: 11224143
Lớp tín chỉ: CNXHKH 11
GV hướng dẫn: TS Lê Thị Hồng
Hà Nội, 6/10/2023
Trang 2MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU 2
A- CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
I Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về nền dân chủ xã hội xã hội chủ nghĩa 4
1 Dân chủ và sự phát triển của dân chủ 4
2 Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa 5
3 Tính tất yếu của việc xây dựng nền dân chủ chủ nghĩa xã hội 6
II Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 7
1 Khái niệm về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 7
2 Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 7
B- XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG ĐIỀU KIỆN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 9
I Quan hệ giữa nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 9
1 Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là cơ sở, điều kiện để xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa 9
2 Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 10
3 Sự thống nhất hữu cơ giữa nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 10
II Ưu thế và thách thức của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nền dân chủ xã hội chủ nghĩa 11
1.Khái quát những vấn đề của nền kinh tế thị trường 11
2.Ưu thế của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nền dân chủ xã hội chủ nghĩa 12
3 Những khiếm khuyết của kinh tế thị trường và những điều chỉnh đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta 13
III Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay 14
Trang 3LỜI GIỚI THIỆU
Dân chủ là một trong những giá trị cốt lõi của xã hội loài người Bản chất của con người luôn muốn hướng tới tự do, được giải phóng, khao khát có được độc lập, thoát khỏi sự đô hộ, áp bức Vì thế, trải qua hàng ngàn năm lịch sử của nền văn minh nhân loại với biết bao cuộc chiến tranh, xâm lược, đấu tranh giành lại, mục tiêu vĩ đại và tột cùng nhất chính là tự do, dân chủ Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa là một yêu cầu khách quan, một nhiệm vụ quan trọng nhằm xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh
V.I.Lênin từng khẳng định: “Dân chủ vô sản là thứ dân chủ gấp triệu lần dân chủ tư sản” Thật vậy, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ hơn bất kì chế
độ dân chủ nào trong lịch sử, khi “lần đầu tiên trên thế giới…kiến lập chế độ dân chủ cho quần chúng, cho những người lao động, cho công nhân và tiểu nông”, mà
“trước đây trên thế giới chưa có một chính quyền Nhà nước nào do đa số quần chúng nắm giữ, một chính quyền thật sự là của đa số này” Từ đó có thể thấy, con đường xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam đã chọn là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với mục tiêu phát triển của đất nước và mong muốn của quần chúng nhân dân lao động
Đó chính là lí do em chọn đề tài: “Xây dựng và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, nhằm tìm hiểu những lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về dân chủ xã hội chủ nghĩa, bản chất và phương hướng xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đồng thời góp phần đề ra các phương hướng, giải pháp để xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
ở đất nước ta
Bài tiểu luận này sẽ trình bày một số nội dung cơ bản về dân chủ xã hội chủ nghĩa, bao gồm:
Phần A: Cơ sở lý thuyết
I Lý Luận Của Chủ Nghĩa Mác Lênin Về Nền Dân Chủ Xã Hội Xã Hội Chủ Nghĩa
II Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Ở Việt Nam
Trang 4Phần B: Xây dựng và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam
Bài tiểu luận này được viết dựa trên các tài liệu tham khảo từ các nguồn chính thống, bao gồm các văn bản pháp luật, các bài báo khoa học, các tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học,
Qua đề tài này, em muốn cảm ơn cô Lê Thị Hồng - người đã giúp em có thêm những kiến thức về môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học nói chung cũng như những hiểu biết về nền dân chủ xã hội chủ nghĩa nói riêng Trong quá trình làm bài, mặc
dù đã cố gắng hết khả năng nhưng do trình độ còn hạn chế nên vẫn không tránh khỏi những sai sót nhất định Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến, đóng góp của cô để giúp cho bài làm của em được đầy đủ, hoàn thiện hơn và bản thân
em cũng có thể củng cố thêm vốn hiểu biết của mình
Em xin trân trọng cảm ơn!
Trang 5A- CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về nền dân chủ xã hội xã hội chủ nghĩa
1 Dân chủ và sự phát triển của dân chủ
1.1 Dân chủ qua các thời đại lịch sử
Dân chủ và thực hiện dân chủ là nhu cầu khách quan của con người Trong lịch
sử phát triển xã hội loài người thuật ngữ dân chủ đã xuất hiện từ rất sớm Nó bắt nguồn từ thời Hy Lạp cổ đại và được ghép lại bởi hai từ “Demos” có nghĩa là
“dân”, “dân chúng” và “Kratos” có nghĩa là “sức mạnh”, “quyền lực” Như vậy theo nghĩa gốc, dân chủ là “quyền lực hay sức mạnh thuộc về nhân dân”, coi nhân dân là cội nguồn của quyền lực Tuy nhiên, nội hàm khái niệm nhân dân ở từng thời kỳ, từng chế độ xã hội khác nhau là khác nhau
Dân chủ nguyên thủy xuất hiện trong xã hội tự quản của cộng đồng thị tộc, bộ lạc trong chế độ cộng sản nguyên thủy Do sinh sống theo cộng đồng, người cổ đại
đã xuất hiện nhu cầu về tổ chức xã hội Mọi thành viên bên cạnh việc bình đẳng tham gia vào các hoạt động xã hội, cũng cần cử ra người đứng đầu để điều hành các công việc đồng thời phế bỏ người đứng đầu nếu không thực hiện đúng quy định chung, tất cả những việc đó đều diễn ra thông qua đại hội nhân dân Đây là hình thức dân chủ sơ khai, chất phác của những tổ chức cộng đồng tự quản trong xã hội chưa có giai cấp
Dân chủ chủ nô ra đời sau khi chế độ dân chủ nguyên thủy tan rã do sự ra đời của chế độ tư hữu và giai cấp Nền dân chủ chủ nô được tổ chức thành nhà nước với đặc trưng là dân tham gia bầu ra Nhà nước Tuy nhiên, “dân” trong xã hội dân chủ chủ nô chỉ gồm giai cấp chủ nô và các công dân tự do ( tăng lữ, thương gia và một số trí thức) Đa số còn lại không phải là “dân” mà là “nô lệ” Họ không được tham gia vào các công việc nhà nước và bị đàn áp, bóc lột Về thực chất, dân chủ chủ nô chỉ thực hiện dân chủ cho thiểu số, quyền lực của dân bị bó hẹp cho giai cấp chủ nô
Sang thời kì đen tối là chế độ chuyên chế phong kiến, dưới tư tưởng thần quyền
và phân biệt đẳng cấp hà khắc, chế độ dân chủ không còn được thừa nhận mà chỉ là chế độ quân chủ Nhân dân gần như không có quyền làm chủ mà quyền quyết định tất cả các công việc liên quan đến đất nước đều nằm ở trong tay vua chúa là người đứng đầu Nhà nước khi ấy
Trang 6Cuối thế kỉ XIV – đầu thế kỉ XV, chế độ tư bản chủ nghĩa ra đời, mở đường cho sự ra đời của nền dân chủ tư sản Dân chủ tư sản đã có những đóng góp tích cực và thể hiện sự tiến bộ nhất định Tuy nhiên, do xây dựng trên nền tảng kinh tế
là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất nên quyền lực thực sự thuộc về giai cấp tư sản – những người nắm trong tay tư liệu sản xuất Nền dân chủ tư sản là nền dân chủ đặt dưới sự lãnh đạo của nhà nước tư sản, tổ chức chính trị hoạt động vì lợi ích của giai cấp tư sản
Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga giành được thắng lợi, mở đường cho một thời kì mới quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội Nhân dân lao động ở nhiều quốc gia đứng lên giành được chính quyền, làm chủ Nhà nước và xã hội, thiết lập Nhà nước công – nông từ đó thiết lập nền dân chủ vô sản Sự ra đời của nền dân chủ này đánh dấu bước phát triển mới về chất của dân chủ, nhà nước đầu tiên thực hiện quyền lực của nhân dân
Tổng kết lại, trong lịch sử nhân loại, cho đến nay có 3 chế độ dân chủ: nền dân chủ chủ nô gắn với chế độ chiếm hữu nô lệ, nền dân chủ tư sản gắn với chế độ tư bản chủ nghĩa và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn với chế độ xã hội chủ nghĩa Trong đó, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cao nhất, đầy đủ nhất, bảo
vệ được quyền lợi cho đại đa số nhân dân
1.2 Quá trình ra đời và phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Dân chủ xã hội chủ nghĩa được phôi thai từ thực tiễn đấu tranh giai cấp ở Pháp
và Công xã Paris 1871, tuy nhiên chỉ khi tới Cách mạng tháng 10 Nga 1917, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mới chính thức được xác lập
Quá trình phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện; có sự kế thừa chọn lọc giá trị của các nền dân chủ trước đó, trước hết là nền dân chủ Tư sản Khi xã hội đã đạt tới trình độ cao, xã hội không còn có sự phân chia giai cấp, đó là xã hội cộng sản chủ nghĩa đạt tới mức độ hoàn thiện, dân chủ xã hội chủ nghĩa sẽ tự động tiêu vong
Từ những phân tích trên đây, có thể hiểu dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cao hơn về chất so với nền dân chủ tư sản, là nền dân chủ mà ở đó , mọi quyền lực thuộc về nhân dân, dân là chủ và dân làm chủ; dân chủ và pháp luật nằm trong
sự thống nhất biện chứng; được thực hiện bằng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghia, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
2 Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Trang 7Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ra đời trên cơ sở kế thừa các giá trị dân chủ trước
đó, nhất là kế thừa các giá trị của nền dân chủ tư sản Bởi trong bức tranh chung về tiến trình phát triển của lịch sử, chế độ tư bản là nấc thang cận kề để từ đó bước lên nấc thang tiếp theo là chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản Tuy nhiên, dân chủ xã hội chủ nghĩa khác hẳn về chất so với dân chủ tư sản Các đặc trưng cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được thể hiện qua ba trụ cột chính quyết định sự tồn tại của một quốc gia như sau:
Về b(n ch)t ch*nh tri +: bản chất chính trị của nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa thể
hiện ở sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua chính Đảng của nó là Đảng Cộng sản đối với toàn xã hội, nhằm thực hiện quyền lực và lợi ích của đại đa số nhân dân Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo – yếu tố quan trọng để đảm bảo quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, bởi, Đảng Cộng sản đại biểu cho trí tuệ, lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc
Vì vậy, khác với nền dân chủ tư sản đa nguyên, đa đảng, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mang tính nhất nguyên về chính trị, chỉ duy nhất một Đảng nắm quyền
Về b(n ch)t kinh tế: nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu về
tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội, đồng thời thực hiện chế độ phân phối lợi ích theo kết quả lao động là chủ yếu nhằm đáp ứng sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất hiện đại, từ đó, thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của nhân dân lao động Bởi thế nó kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích của toàn thể xã hội Đặc trưng này thể hiện rõ bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Nó sẽ dần bộc lộ ngày càng đầy đủ hơn trong quá trình phát triển của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa
Về b(n ch)t tư tưởng, văn hóa, xã hội: nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa lấy hệ tư
tưởng Mác - Lê-nin - hệ tư tưởng khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân làm chủ đạo đối với mọi hình thái ý thức xã hội; đồng thời, kế thừa, phát huy những tinh hoa văn hóa truyền thống của các dân tộc, tiếp thu những giá trị về tư tưởng, văn hóa, văn minh, tiến bộ xã hội… mà nhân loại đã tạo ra
Trong nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa, nhân dân có quyền làm chủ quá trình sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hoá và tinh thần của xã hội mới Dưới góc
độ này, dân chủ Xã hội chủ nghĩa là một thành tựu văn hoá, một quá trình sáng tạo văn hoá, thể hiện khát vọng tự do được sáng tạo và phát triển của con người
Trang 83 Tính tất yếu của việc xây dựng nền dân chủ chủ nghĩa xã hội
Với những luận điểm khái quát về chủ nghĩa xã hội, về dân chủ xã hội chủ nghĩa, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin đã khẳng định, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là quá trình tất yếu của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản vì:
Thứ nh)t, dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội Theo quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin thì động lực của quá trình phát triển xã hội, quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội là dân chủ, cái cuối cùng con người hướng đến chính là tự do, công bằng, bình đẳng Bởi vì, để phát huy cao độ tính tích cực, sáng tạo của nhân dân, cũng như để nhân dân tham gia vào công việc quản lý nhà nước, quản lý và phát triển xã hội đòi hỏi phải phát triển chế độ dân chủ một cách đầy đủ, nghĩa là phải làm cho quần chúng nhân dân tham gia một cách thực sự bình đẳng và rộng rãi mọi công việc của nhà nước, của
xã hội
Thứ hai, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là quá trình vận động và thực
hành dân chủ Chính quá trình ấy đã biến dân chủ từ lý thuyết trở thành hiện thực trong đời sống xã hội Làm cho quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng thực hiện chuyển giao quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, để nhân dân trở thành người làm chủ và sáng tạo ra xã hội mới
Thứ ba, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là quy luật của sự hình thành và
hoàn thiện hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Chủ nghĩa xã hội chỉ thực sự thành công khi nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được xây dựng Bởi khi đó nhân dân mới thực sự là chủ mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và một nền dân chủ như vậy mới đảm bảo cho sự thành công của chủ nghĩa xã hội, cuối cùng để đi lên chủ nghĩa cộng sản
II Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam
1 Khái niệm về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vừa mang bản chất của nền kinh tế thị trường là vận hành theo các quy luật của thị trường (quy luật cung cầu, quy luật giá trị,…) đồng thời góp phần hưởng ứng tới từng bước xác lập một xã hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có sự điều tiết của Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
Trang 9Có thể hiểu, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là kiểu tổ chức nền kinh tế-xã hội vừa dựa trên những nguyên tắc và quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên những nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được mô tả là nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, trong đó khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, với mục tiêu dài hạn là xây dựng chủ nghĩa xã hội
2 Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Thứ nh)t, mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là
phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế nhằm xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật để tiến lên chủ nghĩa xã hội
Thứ hai, nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa tồn tại nhiều hình thức sở hữu
với nhiều thành phần kinh tế khác nhau Từ sau khi tiến hành đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam thừa nhận có nhiều hình thức sở hữu về tự liệu sản xuất, gồm cả công hữu và tư hữu Theo quan điểm tại đại hội XII, hiện nay có bốn thành phần kinh tế gồm: thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Thứ ba, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đại diện cho đa số nhân dân
trong xã hội và phải bảo vệ quyền lợi, lợi ích của nhân dân
Thứ tư, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện đa dạng hóa
các hình thức phân phối Thực hiện phân phối theo kết quả lao động, hiệu quả kinh
tế, mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, dựa trên các nguyên tắc của cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, từ chỗ coi Nhà nước là chủ thể quyết định phân phối chuyển dần sang xác định thị trường quyết định phân phối lần đầu và Nhà nước thực hiện phân phối lại
Thứ năm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời với bảo đảm công bằng xã hội.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa luôn gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, giáo dục, xây dựng con người và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội
Như vậy, chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
là sự tiếp thu có chọn lọc thành tựu của văn minh nhân loại, phát huy vai trò tích cực của kinh tế thị trường trong việc thúc đẩy phát triển sức sản xuất, xã hội hóa lao động, cải tiến kỹ thuật - công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều
Trang 10của cải, góp phần làm giàu cho xã hội và cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao tiến
bộ, công bằng xã hội
B - XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG ĐIỀU KIỆN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
I Quan hệ giữa nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
1 Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là cơ sở, điều kiện để xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Dân chủ XHCN ở Việt Nam là nền dân chủ mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, “dân là chủ” và “dân làm chủ” Muốn thực hiện được điều này, phải có các điều kiện cơ bản, trong đó kinh tế phải là kinh tế thị trường định hướng XHCN Bởi, bản chất của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là bảo vệ quyền sở hữu của tất cả mọi người và quyền tự do sản xuất kinh doanh; chống độc quyền, dỡ bỏ rào cản và những phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, bảo đảm các thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật
Theo đó, nền kinh tế thị trường này dần phát huy quyền tự do, tự chủ trong sản xuất kinh doanh của cá nhân, tập thể lao động, các đơn vị kinh tế, doanh nghiệp Các chủ thể kinh tế được giải phóng khỏi sự ràng buộc của các cơ chế không hợp
lý, phát huy được quyền làm chủ và tính năng động, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, trong hội nhập kinh tế quốc tế Người dân có điều kiện tạo hoặc tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập, lựa chọn cơ hội học tập, lập nghiệp, từ đó tạo ra động lực
to lớn để mọi người sáng tạo và phát triển kinh tế vì lợi ích của chính mình cùng lúc đó cũng vô hình chung đóng góp cho xã hội Trên cơ sở đó, từng bước hình thành những người sản xuất kinh doanh, những người lao động năng động, tự chủ,
có trách nhiệm cao với bản thân, với công việc và cộng đồng xã hội Đó cũng là phẩm chất cần có của con người trong một nền sản xuất công nghiệp hiện đại và một xã hội dân chủ, văn minh
Thực hiện mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN không phải là sự gán ghép chủ quan giữa kinh tế thị trường và CNXH, mà là sự nắm bắt và vận dụng xu