1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dẫn Luận Ngôn Ngữ Học.pdf

16 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Từ Vựng
Trường học Trường Đại Học Kinh Doanh & Công Nghệ Hà
Chuyên ngành Dẫn Luận Ngôn Ngữ Học
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 710,51 KB

Nội dung

Thông qua việc áp dụng các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học, chúng ta có thể khám phá và giải thích cách con người hình thành và sử dụng ngôn ngữ, từ đó hiểu rõ hơn về cách chúng ta t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ1

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU 3

1.1 G IỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔN HỌC 3

1.2 G IỚI THIỆU TÊN ĐỀ TÀI NÊU LÝ DO CHỌN VÀ VIẾT ĐỀ TÀI 3 ,

1.2.1 Giới thiệu tên đề tài 3

1.2.2 Lý do chọn đề tài và viết đề tài 4

NỘI DUNG 5

1 K HÁI NIỆM VÀ CHỨC NĂNG CỦA TỪ VỰNG 5

2 T Ừ VÀ CÁC BIẾN THỂ CỦA TỪ 5

3 C ẤU TẠO TỪ 6

3.1 Đơn vị cấu tạo từ 6

3.2 Phương thức cấu tạo từ 8

4 N GHĨA CỦA TỪ 10

4.1 Từ Đồng Âm 10

4.2 Từ Đồng Nghĩa 11

4.3 Từ trái nghĩa 11

5 C ỤM TỪ CỐ ĐỊNH 11

5.1 Khái niệm 11

5.2 Đặc trưng 12

6 T ( Ự TIẾNG H ÁN VÀ TIẾNG TIẾNG ) ( V IỆT) 12

6.1 Điểm giống nhau 12

6.2 Điểm khác nhau 12

7 T Ừ ĐIỂN CÔNG CỤ HỖ TRỢ : 13

KẾT LUẬN 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

1.1 Giới thiệu chung về môn học

“Dẫn luận ngôn ngữ học” là một môn học hấp dẫn, vô cùng giá trị

và mang tính thực tiễn cao, đảm bảo cho sinh viên nghiên cứu sâu sắc

về con người và cách chúng ta giao tiếp Nó là nghiên cứu về ngôn ngữ, các yếu tố cấu thành và tác động của nó đối với tư duy và xã hội Nó không chỉ nghiên cứu về cách chúng ta sử dụng từ ngữ và cú pháp, mà còn đào sâu vào nguồn gốc, tiến hóa và đa dạng của ngôn ngữ Ngôn ngữ học tập trung vào việc nghiên cứu sự đa dạng và sự tương tự giữa các ngôn ngữ trên thế giới, các quy tắc ngữ pháp và cú pháp, và cách con người sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp và tạo ý nghĩa Nó cũng xem xét các yếu tố văn hóa, xã hội và lịch sử ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ Thông qua việc áp dụng các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học, chúng ta có thể khám phá và giải thích cách con người hình thành và sử dụng ngôn ngữ, từ đó hiểu rõ hơn về cách chúng ta tư duy, giao tiếp và âm thầm tạo nên thế giới xung quanh chúng ta Với sự phát triển không ngừng của công nghệ và sự tương tác ngày càng tăng giữa các quốc gia, ngôn ngữ học trở nên ngày càng quan trọng Nó cung cấp công cụ và kiến thức để hiểu và giải quyết sự đa dạng ngôn ngữ trong xã hội hiện đại, cũng như thu thập thông tin và đàm phán hiệu quả giữa các tầng lớp và văn hóa Qua môn dẫn luận ngôn ngữ học, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá những khía cạnh đa dạng và phức tạp của ngôn ngữ, học cách nghiên cứu và phân tích ngôn ngữ, và nhận ra vai trò quan trọng của nó trong cuộc sống hàng ngày Hãy cùng nhau bắt đầu hành trình này để tìm hiểu sâu hơn về ngôn ngữ

và vận dụng kiến thức để thấu hiểu con người và xã hội mà chúng ta sống!

1.2 Giới thiệu tên đề tài, nêu lý do chọn và viết đề tài

1.2.1 Giới thiệu tên đề tài

Đề tài "từ vựng" là một chủ đề vô cùng quan trọng của ngôn ngữ Chúng ta không thể xây dựng một câu, một đoạn văn hay thậm chí là một bài giảng mà không sử dụng từ vựng Từ vựng không chỉ đơn thuần là một tập hợp các từ và ngữ cảnh mà chúng sử dụng, nó còn mang theo nhiều yếu

3

Trang 4

tố khác như ngữ nghĩa, ý nghĩa, cấu trúc và cách sử dụng Hơn nữa, từ vựng cũng phản ánh sâu sắc văn hóa và quyền lực xã hội Từ vựng giúp hiểu sâu hơn về văn hóa, lịch sử và tư duy của người Việt Nam thông qua việc khám phá các từ ngữ đặc trưng và biểu hiện trong ngôn ngữ Vì vậy, chúng ta cần nghiên cứu từ vựng trong ngôn ngữ học để hiểu rõ hơn về cách chúng ta xây dựng và mở rộng vốn từ của mình

1.2.2 Lý do chọn đề tài và viết đề tài

Lý do em chọn chủ đề từ vựng trong môn học này là vì tầm quan trọng của nó Từ vựng không chỉ ảnh hưởng đến khả năng hiểu và sử dụng ngôn ngữ hiệu quả, mà nó còn phản ánh sự phát triển và tiến bộ của một người trong việc học ngôn ngữ Nếu chúng ta muốn trở thành nhà ngôn ngữ học giỏi, chúng ta cần hiểu rõ và năm bắt từ vựng một cách chính xác và linh hoạt

Trên cơ sở đó, mục tiêu của môn học này là giúp mọi người hiểu rõ hơn

về từ vựng và phương pháp nghiên cứu từ vựng, từ đó cải thiện và mở rộng vốn từ vựng của mình Chúng ta sẽ thảo luận và thực hành nhiều bài tập về

từ vựng để cải thiện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của mình cũng như phát triển khả năng suy luận và biểu đạt ý một cách tự tin, chính xác

Trang 5

NỘI DUNG

1 Khái niệm và chức năng của từ vựng

Khái niệm: Từ vựng là một tập hợp các đơn vị từ vựng của ngôn ngữ, bao

gồm từ và các đơn vị tương đương với từ Đơn vị của từ vựng là từ và ngữ ( cụm từ cố định)

Chức năng của từ vụng:

Truyền đạt ý nghĩa: Từ vựng cho phép chúng ta biểu đạt ý nghĩa và ý tưởng thông qua ngôn ngữ Các từ và cụm từ được chọn cẩn thận để truyền đạt một ý nghĩa cụ thể và chính xác

Tạo sự rõ ràng và chính xác: Từ vựng giúp ta diễn đạt ý nghĩa một cách rõ ràng, chính xác và không mơ hồ Nhờ vào từ vựng phong phú, ta có thể biểu đạt ý tưởng và thông tin một cách chính xác và dễ hiểu

Cung cấp mô tả và hình dung: Việc sử dụng từ vựng phù hợp có thể tạo hiệu ứng mô tả và hình dung mạnh mẽ Từng từ có khả năng kích thích các giác quan và giúp người nghe hoặc đọc hình dung và hiểu rõ hơn về một khía cạnh nào đó

Tạo sự đa dạng và tinh tế trong giao tiếp: Từ vựng đa dạng giúp ta biểu đạt ý tưởng và suy nghĩ một cách phong phú, sáng tạo và tinh tế Sử dụng từ ngữ phù hợp và đa dạng giúp tăng tính linh hoạt và chính xác trong giao tiếp

2 Từ và các biến thể của từ

Khái niệm từ: Là đơn vị sẵn có của ngôn ngữ Từ là đơn vị nhỏ nhất, cáu

tạo ổn định, độc lập về ý nghĩa và hình thức được dùng để cấu thành nên câu

Các biến thể của từ:

Biến thể hình thái học là những hình thái khác nhau của một từ hay còn gọi là những từ hình

Ví dụ: Boy- boys

5

Trang 6

Biến thể ngữ âm - hình thái học là sự biến dạng của từ về mặt ngữ âm

và cấu tạo từ chứ không phải hình thái ngữ pháp của nó

Ví dụ: Trời – giời, trăng – giăng

Biến thể từ vựng – ngữ nghĩa: mỗi từ có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau Mỗi lần sử dụng chỉ một trong những ý nghĩa đó được thực hiện hóa

Ví dụ : “Shade” khi có nghĩa là bóng tối, khi có nghĩa là sắc thái

3 Cấu tạo từ

3.1 Đơn vị cấu tạo từ

Từ được cấu tạo nhờ các từ tố ( hình vị ) Nói cách khác từ được cấu tạo từ một hoặc một số hình vị kết hợp với nhau theo nguyên tắc nhất định

3.1.1 Từ tố

3.1.1.1 Khái niệm

Từ tố ( hình vị ) là đơn vị nhỏ nhất có ý nghĩa của ngôn ngữ.

Ví dụ: Từ Tổ Quốc

3.1.1.2 Phân loại từ tố

Căn cứ vào ý nghĩa, ta chia các từ tố thành 2 loại là chính tố và phụ tố

Trang 7

Chính tố: Là hình vị mang ý nghĩa từ vựng Mang ý nghĩa cụ thể, có

thể liên hệ logic với đối tượng Ý nghĩa hoàn toàn độc lập ( tự nghĩa)

Ví dụ: Teach ( dạy) – teacher ( giáo viên)

Phụ tố: Là hình vị mang ý nghĩa từ vựng bổ sung hoặc nghĩa ngữ pháp

Mang ý nghĩa trìu tượng, có liên hệ logic với ngữ pháp Ý nghĩa không độc lập, nó chỉ rõ ràng khi nằm trong kết cấu từ

Ví dụ: “Teach r” thì “ ” là phụ tốe er

Có nhiều loại phụ tố khác nhau: phụ tố cấu tạo từ và biến tố

 Phụ tố cấu tạo từ: Biểu thị ý nghĩa từ vựng bổ sung hoặc ý nghĩa ngữ

pháp

Ví dụ: “ ” là phụ tố cấu tạo từ mang ý nghĩa từ vựng bổ sunger

Căn cứ vào vị trí đối với chính tố, có thể chia phụ tố cấu tạo từ thành:

“unhappy”, “im” trong

impossible”

“education”,

“distribution” Nhiều từ được cấu tạo bằng cả tiền

tố và hậu tố “ness” “un” + “happy” + => unhappyness

Trung tố Là phụ tố nằm chen vào giữa chính

tố

Trung tố “s” trong

“sport car”,s

“spoke man”s

Liên tố Là phụ tố đặc biệt, có chức năng

liên kết các chính tố trong từ phức

Ngoài chính tố và phụ tố còn có bán

phụ tố Bán phụ tố là những yếu tố không Từ “viên” “sĩ ” , có

7

Trang 8

mất hoàn toàn ý nghĩa sự vật của

mình, nhưng lại được lặp lại trong

nhiều từ, có tính chất của những

phụ tố cấu tạo từ

tính chất của bán phụ tố

- Ủy viên, đảng viên, sinh viên

- Thi sĩ, bác sĩ, chiến sĩ

 Nếu như không hiểu kĩ chúng ta có thể bị nhầm lẫn giữa trung tố và liên tố vì vậy cần phân biệt rõ 2 phụ tố này Về trung tố, là phụ tố dùng để chen vào giữa một chính tố tạo ra một từ mới nhưng có quan

hệ về nghĩa với từ trước đó hoặc thay đổi chức năng của từ, thường được sử dụng trong ngôn ngữ của các nước Nam Á Còn về liên tố, là phụ tố dùng để nối các chính tố với nhau để tạo thành một từ mới

 Biến tố là phụ tố chỉ xuất hiện ỏ những từ có biến đổi hình thái Chức

năng của nó là biểu thị mối quan hệ cú pháp của các từ ở trong câu

Ví dụ: Love ( số ít) , loves (số nhiều) , love’s ( sở hữu cách)

3.2 Phương thức cấu tạo từ

3.2.1 Các phương thức cấu tạo từ

Các từ ghép nguyên cấp đều là những từ được cấu tạo bằng một hình vị cấu tạo từ nên được gọi là từ đơn Các từ đơn là những từ không thể giải thích được về mặt cấu tạo, trừ một số từ tượng thanh và từ tượng hình Mỗi

từ đơn là một đơn vị duy nhất trong ngôn ngữ, xét về cấu tạo và về cơ bản mang tính võ đoán Chính vì vậy, khi nói đến phuơng thức cấu tạo từ người

ta chỉ đề cập đến những cách thức mà các ngôn ngữ sử dụng để tạo ra những

từ có thể giải thích được về mặt cấu tạo Do vậy, phương thức cấu tạo từ là cách thức và phương tiện mà các ngôn ngữ sử dụng để tạo ra các kiểu cấu tạo từ.

Các kiểu cấu tạo từ ngôn ngữ có thể được mô tả ở những cấp độ khác nhau, do đó số lượng các phương thức cấu tạo từ có thể rất lớn, song xét ở cấp độ chng nhất, có thể nêu ba phương thức cấu tạo từ chủ yếu sau: Thứ nhất là, phương thức phụ gia: là phương thức kết hợp một căn tố hoặc một phức thể căn tố với phụ tố để tạo ra từ mới Những từ được tạo ra theo phương thức này thường được gọi là từ phái sinh

Trang 9

Ví dụ: Căn tố golov được kết hợp với phụ tố -ka để tạo ra từ golovka (cái đầu nhỏ); hoặc trong tiếng Anh: căn tốmilk (sữa) được kết hợp với phụ tố -y

để tạo ra tính từ milky (có sữa, bằng sữa)

Thứ hai là , phương thức ghép: phương thức kết hợp các hình vị cùng tính chất với nhau (chủ yếu là các căn tố với nhau) theo một trật tự nhất định để tạo ra từ mới từ ghép Đây là phương thức được sử dụng phổ biến trong các ngôn ngữ

Ví dụ: Mua bán, thiệt hơn, thay đổi, được mất, xe hơi

Căn cứ vào quan hệ giữa các thành tố, có thể chia các từ ghép thành từ

ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ:

- Từ ghép đẳng lập là những từ mà rất thành tố cấu tạo của quan hệ bình đẳng với nhau về nghĩa

Ví dụ: bố mẹ, ăn ở, nhà cửa,

- Từ ghép chính phụ là những từ ghép mà có thành tố cấu tạo này phụ thuộc vào thành phố cấu tạo kia Thành tố phụ vai trò phân loại chuyên biệt hóa và sắc thái hóa cho thành tố chính

Ví dụ: Tàu hoả, đường sắt, sân bay,

Thứ ba là, phương thức láy: là phương thức lặp lại toàn bộ hay một bộ phận từ gốc để tạo ra từ mới – gọi là “từ láy” Từ láy có 2 loại là láy bộ phận

và láy hoàn toàn

Ví dụ: Đen đen, trăng trắng, sành sạch,

3.2.2 Phân loại từ theo phương thức cấu tạo

9

Trang 10

Loại từ Khái niệm Phương thức

cấu tạo

Từ đơn Là từ chỉ có một hình vị chính tố

Từ phái sinh Từ gồm chính tố kết hợp với phụ tố

Từ phức Là sự kết hợp của hai hoặc hơn hai

thức láy

Từ ghép Những từ cấu tạo bằng cách ghép 2

hoặc hơn hai từ độc lập Căn cứ vào

quan hệ giữa các thành tố, có thể chia

các từ ghép thành từ ghép đẳng lập và

từ ghép chính phụ

Phương thức ghép

Từ láy Cấu tạo bằng cách lập lại thành phần

âm thanh của một hình vị và một từ Phương thức láy

4 Nghĩa của từ

Khái niệm: : Nghĩa của từ là nội , tính chất , hoạt động , quan hệ mà từ biểu thị để giúp chúng ta có thể hiểu và nhận diện nội dung

4.1 Từ Đồng Âm

Khái niệm: Từ đồng âm là loại từ có cách phát âm, cấu tạo âm thanh khác nhau hoặc trùng nhau về hình thức viết, nói, đọc nhưng ý nghĩa lại hoàn toàn khác nhau Nó có thể là từ tiếng Việt hoặc Hán Việt và rất dễ

Trang 11

nhầm với từ nhiều nghĩa vì có cấu tạo từ và âm như nhau Và con người thường sử dụng từ đồng âm rất nhiều khi chế thơ với mục đích chơi chữ, dựa vào hiện tượng đồng âm sẽ tạo ra được những câu nói mang nhiều nghĩa, nhấn mạnh nội dung câu, tạo hiệu quả cho sự diễn đạt, sự liên tưởng bất ngờ thú vị hoặc đôi khi là hài hước, châm biếm

Ví dụ: “ Má tôi đi chợ mua rau má ” Ở đây từ “ má ” đầu tiên là chỉ người nghĩa là mẹ Còn từ “má” thứ hai là chỉ một loài rau Hai từ “má” giống nhau về mặt âm thanh nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau

4.2 Từ Đồng Nghĩa

Khái niệm: Là các từ có nghĩa tương tự hoặc gần giống nhau.

Ví dụ: Xe lửa = tàu hoả, con lợn = con heo

Từ đồng nghĩa được chia ra làm hai loại:

4.2.1 Từ đồng nghĩa hoàn toàn

Khái niệm: Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau , có thể thấy thế

nhau trong lời nói

Ví dụ: Bố = cha, mẹ = má,

4.2.2 Từ đồng nghĩa không hoàn toàn

Khái niệm: Là những từ tuy cùng nghĩa với nhau nhưng vẫn khác phần

nào đó về thái độ, tình cảm hoặc cách thức hoạt động Ví dụ: Ăn, chén, thưởng thức chỉ hành động ăn

4.3 Từ trái nghĩa

Khái niệm: Từ trái nghĩa là các từ có nghĩa hoàn toàn ngược nhau Ví

dụ: Lên – xuống, cao – thấp, to – bé,

5 Cụm từ cố định

5.1 Khái niệm

Cụm từ cố định là đơn vị do một số từ hợp lại, tồn tại với tư cách một đơn vị có sẵn như từ, có thành tố cấu tạo và ngữ nghĩa cũng ổn định như từ Chính vì thế cụm từ cố định được gọi là đơn vị tương đương với từ Chúng tương đương với nhau về tư cách của những đơn vị được làm sẵn trong ngôn ngữ, và tương đương với nhau về chức năng định danh, chức năng tham gia

11

Trang 12

tạo câu Ví dụ: ruộng cả ao liền, qua cầu rút ván, tóc rễ tre, con gái rượu, đều là những cụm từ cố định Chúng được tái hiện và tái lập cũng như các từ vậy

5.2 Đặc trưng

Tính cố định của 1 kết hợp 1 yếu tố

nào đó với một yếu tố khác được đo

bằng khả năng mà yếu tố đó có thể

dự đoán sự xuất hiện đồng thời của

các yếu tố còn lại của kết hợp

VD: tính cố định bằng 1 ( tức là

100%): ‘dưa hấu’ đối với ‘hấu’ và

‘dai nhách’ đối với ‘nhách’

Một tổ hợp được coi là có tính thành ngữ khi ý nghĩa chung của nó là một cái gì mới, khác với tổng số ý nghĩa của những bộ phận tạo thành VD: “kỷ luật sắt” có nghĩa là “kỷ luật nghiêm khắc” Từ “sắt” chỉ có nghĩa là “nghiêm khắc”khi kết hợp với từ “kỷ luật”

6 Tự ( tiếng Hán) và tiếng ( tiếng Việt)

6.1 Điểm giống nhau

Đều là ngôn ngữ có thanh điệu Dấu đầu tiên trong ngôn ngữ tiếng việt

là dấu ngang “thang” (cầu thang) nó có phát âm gần giống với thanh ngang trong ngôn ngữ tiếng trung - tang Tiếp theo là phụ âm và nguyên âm 汤 trong tiếng Việt có tổng cộng là 21 phụ âm còn trong tiếng Trung thì có 25 phụ âm và trong đó có 13 phụ âm giống nhau

Nhiều từ hán việt sẽ giống tiếng Trung Khi chúng ta viết chữ /fā/ 发 trong tiếng trung có nghĩ là “phát” trong tiếng Việt, từ đó ta có thể mở rộng được vốn từ vựng lên như 发 /fāxiàn/ – phát hiện, 发音/fāyīn/ – phát âm

6.2 Điểm khác nhau

Dùng hình vẽ để ghi lại và gửi các thông điệp

Sử dụng phương thức từ

hư (function words) để thể hiện các ý nghĩa ngữ pháp

VD: Sử dụng từ

Trang 13

VD:

“những,các” để thể hiện

số nhiều, “đã” thể hiện quá khứ

Trật tự từ trong tiếng trung được sử dụng khá

linh hoạt,được sắp xếp phụ thuộc theo từng

ngữ cảnh.Nếu trật tự trong câu thay đổi rất có

khả năng vai trò ngữ pháp và ý nghĩa cũng

thay đổi

VD: 我下个月去中国

Wǒ xià gè yuè qù zhōngguó

Bộ thủ không có một vị trí cố định mà sẽ thay

đổi theo từng chữ hán để tạo nên nghĩa của

từng chữ

VD: chữ 妈妈 (mẹ)

Māmā

Trật tự lại được quy định riêng bởi từng phụ tố bởi

vì trật tự các thành tố (âm tiết) này tùy thuộc vào loại

từ “Hán-Việt” (ngược cú pháp tiếng Việt) hay

“thuần Việt” (thuận cú pháp tiếng Việt) và thêm một số hư từ khác (đã/đang, được/bị, ) VD: “unprogram-able”=>

“không (có) thể lập trình được

thực ( tha hình vị tựa phụ

tố để thể hiện các ý nghĩa

từ vựng) VD: có thể đọc được

7 Từ điển: công cụ hỗ trợ

Từ điển là một tài liệu chứa danh sách các từ vựng, cụm từ, thuật ngữ hoặc các biểu hiện ngôn ngữ khác và cung cấp các thông tin liên quan đến nghĩa, đồng nghĩa, trái nghĩa, cách phát âm, ngữ pháp, và các thông tin khác liên quan Công dụng của từ điển là giúp cho người sử dụng có thể tìm kiếm thông tin về các từ cần tìm một cách nhanh chóng và hiệu quả

Cấu tạo của từ điển bao gồm các phần chính như: mục lục, danh sách

từ, các nghĩa, ngữ cảnh sử dụng, cách phát âm, ngữ pháp và các thông tin bổ sung khác

Để sử dụng từ điển hiệu quả, người sử dụng cần biết tuân thủ một số nguyên tắc sau:

13

Ngày đăng: 17/07/2024, 16:16

w