1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

En03 dẫn luận ngôn ngữ học bài 12

3 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 20,27 KB

Nội dung

Học phần Dẫn luận ngôn ngữ cung cấp kiến thức cơ bản về ngôn ngữ học và giới thiệu khái quát về các lĩnh vực cụ thể trong ngôn ngữ học gồm ngữ âm học, âm vị học, từ pháp học, cú pháp học, ngữ nghĩa học và ngữ dụng học.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

Họ và tên:

Lớp:

Ngày sinh:

ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN MÔN: Dẫn luận Ngôn ngữ

Mã môn: EN03

Đề1

Anh /chị hiểu như thế nào về chức năng giao tiếp của ngôn ngữ?

“Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu âm thanh đặc biệt, là phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của các thành viên trong một cộng đồng người; ngôn ngữ đồng thời cũng là phương tiện phát triển tư duy Truyền đạt truyền thống văn hoá - lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác.”

Hình thức giao tiếp của ngôn ngữ có thể là nói (ngôn ngữ nói) và viết (ngôn ngữ viết) hay dùng các phương tiện kỹ thuật như điện thoại, vô tuyến điện thoại, máy ghi âm, … Tùy thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tổ chức xã hội cụ thể

Căn cứ vào những dấu hiệu thuần túy hình thức, người ta có thể chia giao tiếp ngôn ngữ thành các loại hình như: độc thoại, hội thoại, đàm thoại, giải thuyết, thuyết trình,… Tuy nhiên, dù ở hình thức nào thì giao tiếp ngôn ngữ luôn được xây dựng trên hệ thống các mối quan hệ xã hội nói chung, trên cấu trúc xã hội, quan hệ giai cấp, các lớp và nhóm người của

xã hội đó nói riêng

Ngôn ngữ được sử dụng như một phương tiện giao tiếp giữa con người, hay nói cách khác là phương tiện để trao đổi thông tin Nhờ chức năng giao tiếp qua ngôn ngữ, con người mới nắm bắt được các kiến thức và kinh nghiệm xã hội bằng cách khái quát hóa thực tế về mặt khái niệm Từ khi có chữ viết, nhờ có hình thức này mà ngôn ngữ làm cho con người hiểu nhau dù sống cách xa nhau hàng thể kỷ, người ta có thể ghi lại và truyền đạt những kinh nghiệm và kết quả của việc nhận thức thế giới từ người này đến người khác

Trang 2

Ngôn ngữ không phải là hiện tượng của cá nhân tôi hay cá nhân anh mà là của chúng

ta Như vậy có thể hiểu ngôn ngữ là chung cho tất cả mọi người, không phân biệt tầng lớp, trình độ học vấn, … Mọi người có thể sử dụng nó một cách hợp lý trong giao tiếp mà không phải trả một khoản lệ phí nào

Ngôn ngữ cũng không phải là hiện tượng sinh vật vì nó không mang tính di truyền Người ta có được ngôn ngữ nhờ quá trình học tập tiếp thu từ những người xung quanh, mà

để có thể học hỏi, tiếp thu những cái hay thì chúng ta cần phải thực hiện quá trình giao tiếp

mà phương tiện để giao tiếp là ngôn ngữ, thông qua đó những giá trị tốt đẹp sẽ được lưu giữ

và truyền cho các thế hệ sau Thế hệ sau giao tiếp với thế hệ trước thông qua ngôn ngữ được ghi lại trong sách vở, ngôn ngữ được gửi gắm qua tạo hình của hiện vật, qua giai điệu của một bản nhạc,… các thể hệ sau không trực tiếp nói chuyện với thế hệ trước mà họ giao tiếp một cách gián tiếp Từ đó cho thấy được tầm quan trọng của ngôn ngữ

Ngôn ngữ chỉ sinh ra và phát triển trong xã hội loài người Bên ngoài xã hội, ngôn ngữ không thể phát sinh Để một ngôn ngữ có thể tồn tại, thì nó cần một quá trình để truyền tải những thông tin mà người muốn truyền đạt gửi cho người nhận, ngôn ngữ chỉ được thể hiện một cách trọn vẹn và chính xác khi con người sử dụng nó thông qua quá trình giao tiếp, đó là quá trình gửi tín hiệu ngôn ngữ, tiếp nhận, xử lý và phản hồi lại thông tin đó

Để có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ hiệu quả, cần phải có sự hiểu biết lẫn nhau, người truyền đạt và người tiếp nhận phải ở cùng một trình độ thì họ mới có khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin, rồi phản hồi lại chính xác, thoả mãn ý định của đối tượng giao tiếp còn lại

Ngôn ngữ đơn giản chỉ một loại ký tự đặc biệt, nhờ vào quá trình giao tiếp của con người mà nó trở nên có ý nghĩa, và trở thành một công cụ hữu ích mà con người sử dụng để trao đổi thông tin

Khi nhắc đến giao tiếp bằng ngôn ngữ, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến hình thức là nói bằng miệng Tuy nhiên, ngoài giao tiếp bằng miệng thì còn rất nhiều hính thức khác nữa

Trang 3

như: giao tiếp bằng tín hiệu, biển báo, bản nhạc, tượng điêu khắc,… Dù hình thức khác nhau nhưng chúng đều có một mục đích chung là giao tiếp, là sự trao đổi thông tin với nhau

Ví dụ: Trong lĩnh vực âm nhạc, người ta thường giao tiếp ngôn ngữ thông qua các note

nhạc, giai điệu, âm thanh được thể hiện trong bài hát Do đó, khi chúng ta nghe hay hát một bài hát, dường như người nhạc sỹ đang trò chuyện với chúng ta vậy và chúng ta hiểu được thông điệp mà nhạc sĩ hay ca sỹ muốn truyền tải cho người nghe

Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp của con người, ngôn ngữ làm cho con người có thể hiểu nhau hơn và tổ chức nhau lại để cùng hành động trong cuộc đấu tranh với lực lượng thiên nhiên, đấu tranh xã hội, tổ chức sản xuất kinh doanh

Cuối cùng, không thể phủ nhận được chức năng to lớn của ngôn ngữ trong giao tiếp

Vì đó là phương thức duy nhất giúp con người hiểu nhau hơn để cùng nhau xây dựng nên một xã hội tốt đẹp hơn

Ngày đăng: 14/06/2024, 09:34

w