Học phần Dẫn luận ngôn ngữ cung cấp kiến thức cơ bản về ngôn ngữ học và giới thiệu khái quát về các lĩnh vực cụ thể trong ngôn ngữ học gồm ngữ âm học, âm vị học, từ pháp học, cú pháp học, ngữ nghĩa học và ngữ dụng học.
Trang 1BÀI KIỂM TRA TỰ LUẬN MÔN: Dẫn luận Ngôn ngữ Mã môn: EN03
Học viên:
– Lớp
– Ngành: Ngôn ngữ Anh
Đề 5: Tiếng Việt và tiếng Anh thuộc loại hình ngôn ngữ nào?
Bài làm
* Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập có đặc điểm:
- Từ không biến đổi hình thái: Hình thái của từ tự nó không chỉ ra mối quan hệ
giữa các từ ở trong câu, không chỉ ra chức năng cú pháp của các từ Qua hình thái, tất cả các từ dường như không có quan hệ với nhau, chúng thường đứng ở trong câu tương tự như đứng biệt lập một mình Ví dụ: Cô ấy thích công việc của cô ấy
=>“cô ấy” ở những vị trí, chức năng ngữ pháp khác nhau nhưng phát âm và chữ viết không thay đổi
- Quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu bằng hư từ và trật
tự từ Ví dụ: Dùng hư từ: cuốn vở – những cuốn vở
đọc – sẽ đọc; đã đọc; đang đọc Dùng trật tự từ: cửa trước – trước cửa
- Tính phân tiết: Các từ đơn tiết làm thành hạt nhân cơ bản của từ vựng Phần lớn
những đơn vị được gọi là từ ghép, từ phái sinh được cấu tạo từ các từ đơn tiết này
Vì thế, ranh giới các âm tiết thường trùng với ranh giới các hình vị, hình vị không phân biệt với từ và do đó ranh giới giữa đơn vị gọi là từ ghép và cụm từ cũng khó phân biệt Ví dụ: tiếng Việt: Tôi là học sinh =>Cách viết tách rời học/ sinh, cách đọc tách rời học/sinh
- Những từ có ý nghĩa đối tượng, tính chất, hành động… không phân biệt với nhau về mặt cấu trúc Tất cả đều được diễn đạt bằng các từ không biến đổi
Trang 2Ví dụ: tiếng Việt: đá (chỉ một vật thể) đá (chỉ một hành động)
=>đều được diễn đạt bằng các từ không biến đổi
Tiếng Anh thuộc loại hình ngôn ngữ không đơn lập, ngôn ngữ hoà kết (chuyển dạng), có đặc điểm:
-Ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp được dung hợp ở trong từ nhưng không thể tách bạch phần nào biểu thị ý nghĩa từ vựng, phần nào biểu thị ý nghĩa ngữ pháp Chính từ đặc điểm này mà người ta gọi là Tiếng Anh là ngôn ngữ "hoà kết"
- Có hiện tượng biến đối của nguyên âm và phụ âm ở trong hình vị, sự biến đổi này mang ý nghĩa ngữ pháp và được gọi là "biến tố bên trong"
Ví dụ: foot "bàn chân" feet "những bàn chân"
- Sự liên hệ chặt chẽ giữa các hình vị ở trong từ Mối liên hệ chặt chẽ này thể hiện
ở chỗ ngay cả chính tố cũng không thể đứng một mình
- Mối quan hệ giữa các từ trong câu, trong cụm từ, được thể hiện không phải bằng các dạng thức của các từ mà bằng các từ phụ trợ và bằng vị trí của các từ
- Ngôn ngữ hoà kết cũng có cả các phụ tố Nhưng mỗi phụ tố có thể đồng thời mang nhiều ý nghĩa và ngược lại, cùng một ý nghĩa có thể diễn đạt bằng các phụ tố khác nhau [quan hệ 1-n]
- Quan hệ ngữ pháp được diễn đạt ngay trong bản thân từ
Ví dụ: better (so sánh hơn), David’s (sở hữu cách), stopped ( quá khứ),… -Từ có biến đổi dạng thức
Ví dụ: Mouse -> mice, tooth -> teeth,
-Căn tố và phụ tố kết hợp chặt chẽ với nhau, hòa làm một khối
Ví dụ: teach+ er -> teacher , visit+or -> visitor,…
- Trong từ có sự đối lập rõ rệt giữa căn tố và phụ tố
Ví dụ: in-formal, non-sense, un-happy,…
- Có phụ tố kết hợp với căn tố Mỗi phụ tố có thể biểu hiện nhiều ý nghĩa ngữ pháp, ngược lại một ý nghĩa ngữ pháp có thể được biểu hiện bằng nhiều phụ tố
Trang 3Ví dụ: “s” diễn đạt số nhiều và sở hữu cách (boys/boy’s)
“er” diễn đạt so sánh hơn và cũng để chỉ người (taller/singer)