BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO ÑAÏI HOÏC MÔÛ – BAÙN COÂNG THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH KHOA COÂNG NGHEÄ SINH HOÏC Ñeà taøi HIEÄN TRAÏNG SÖÛ DUÏNG THUOÁC BAÛO VEÄ THÖÏC VAÄT TR[.]
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mục Tiêu Của Luận Văn
Mục tiêu của luận văn chủ yếu nhằm :
-Khảo sát hiện trạng sử dụng thuốc BVTV trên các loại rau và những tác hại gây ra do việc lạm dụng quá mức chúng đến sức khỏe của người nông dân
-Đề ra những giải pháp tối ưu nhằm khắc phục và ngăn chặn kịp thời những tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người.
Đối Tượng Và Phạm Vi Nghiên Cứu
-Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hàm lượng thuốc BVTV trên rau màu và ảnh hưởng của nó đến môi trường xung quanh và sức khỏe công đồng
-Phạm vi nghiên cứu giới hạn trên địa bàn huyện Cần Giuộc – Tỉnh Long An.
TOÅNG QUAN
Tổng Quan Về Đặc Điểm Vùng Nghiên Cứu
3.1.1.1 Vũ trớ ủũa lyự – kinh teỏ
Cần Giuộc là một huyện nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Long An Phía Bắc giáp huyện Bình Chánh – Thành Phố Hồ Chí Minh, phía Đông giáp huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ Thành Phố Hồ Chí Minh, phía Nam và Tây Nam giáp huyện Cần Đước, Phía Tây giáp huyện Bến Lức
Cần Giuộc nằm ở vành đai vòng ngoài của vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, là cửa ngõ của Thành Phố Hồ Chí Minh tới các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long qua quốc lộ 50, tới biển Đông qua cửa sông Soài Rạp và hệ thống đường thủy thông thương với các tỉnh phía Nam
-Lợi thế: rất thuận tiện cho việc giao lưu hàng hóa trong và ngoài nước Có điều kiện thu hút các nguồn đầu tư từ bên ngoài tham gia đầu tư vào địa bàn, có điều kiện tiếp thu nhanh và ứng dụng tốt khoa học kỹ thuật
-Hạn chế: chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của Thành Phố Hồ Chí Minh trong việc thu hút vốn đầu tư, chất xám và lao động có tay nghề Nằm cận biển, đất thấp và tính chất cơ lý yếu nên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cao
Diện tích tự nhiên của huyện là 207,18 km 2 Về đơn vị hành chính toàn huyện có 1 thị trấn và 16 xã, chia làm 2 tiểu vùng:
+Tiểu vùng thượng bao gồm 9 xã và thị trấn: Thị trấn Cần Giuộc, Phước Lý, Long Thượng, Phước Hậu, Mỹ Lộc, Phước Lâm, Thuận Thành, Long An, Tân Kim, Trường Bình Tiểu vùng này đã được ngọt hóa và đã đảm bảo nguồn nước cho phát triển sản xuất nên kinh tế phát triển khá mạnh, nhất là nông nghieọp
+Tiểu vùng hạ có 7 xã bao gồm: Long Hậu, Phước Lại, Phước Vĩnh Tây, Long Phụng, Đông Thạnh, Phước Vĩnh Đông và Tân Lập Tiểu vùng này bị nhiễm phèn nặng, mặc dù có đê Ông Hiếu nhưng chưa phát huy được tác dụng nên còn rất khó khăn trong sản xuất và đời sống
3.1.1.2 Địa hình – thổ nhưỡng Địa hình của huyện thấp và bằng phẳng, mang đặc trưng chung của Đồng Bằng Sông Cửu Long Có sự khác biệt rõ nét về thổ nhưỡng giữa vùng Thượng và vùng Hạ Cao độ so với mặt biển là 0,5 – 0,8 m Độ dốc nhỏ và nghiên nhiều, thấp dần từ Tây sang Đông
Về thổ nhưỡng huyện có 4 nhóm đất chính như sau :
• Nhóm đất phù sa ngọt 6.594 ha chiếm 34,45% diện tích tự nhiên, chủ yếu nằm ở phía Tây và phía Bắc của vùng thượng bao gồm các xã Phước Lý, Phước Hậu, Phước Lâm, Mỹ Lộc, Trường Bình và Thị Trấn Cần Giuộc Đất có hàm lượng dinh dưỡng khá, địa hình tương đối cao, thích hợp cho cây lúa, rau màu và hoa quả
• Nhóm đất phù sa nhiễm mặn 3.329 ha, chiếm tỷ lệ 17,4 % diện tích tự nhiên của huyện và phân bố ở phía Đông sông Cần Giuộc bao gồm các xã Long Hậu, Phước Lại, Phước Vĩnh Tây, Long Phụng và Đông Thạnh Đất có hàm lượng dinh dưỡng khá, thích nghi với cây lúa
• Nhóm đất phèn không nhiễm mặn có diện tích là 1.039 ha, chiếm tỷ lệ 5,4 % diện tích tự nhiên của huyện bao gồm các xã Thuận Thành, Long An, Trường Bình Đất thích nghi với cây lúa
• Nhóm đất phèn nhiễm mặn 6.049 ha, chiếm 31,6 % diện tích tự nhiên của huyện và bằng 60,2 % diện tích đất phèn mặn của tỉnh, phân bố ở phía Đông Cần Giuộc bao gồm các xã Long Hậu, Phước Lại, Phước Vĩnh Đông, Tân Lập
Long Phụng và Đông Thạnh Đất có hàm lượng dinh dưỡng khá, thích hợp với cây lúa và phát triển thủy sản Hiện đang bố trí lúa 1 vụ
Huyện có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 26,7 0 C, độ ẩm trung bình năm là 82 % Một năm chia thành 2 mùa rõ rệt : mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa nắng từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau
Nắng : số giờ nắng 7,2 giờ/ngày, bình quân 1800 – 2000 giờ/năm
Gió : Hướng Đông Nam từ tháng 11 đến tháng 4 Hướng Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 Tốc độ gió bình quân 1,8 m/giây, tốc độ gió lớn nhất 30m/giaây
Hệ thống sông rạch huyện Cần Giuộc khá chằng chịt và nhất là sông Rạch Cát và Sông Nhà Bè nên quy mô nguồn nước mặt khá lớn Tuy nhiên do nằm cạnh biển Đông, chịu ảnh hưởng của triều nên độ mặn khá cao, nhất là khu vực vùng hạ đã ảnh hưởng không tốt đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của dân cư Được sự hỗ trợ của Trung Ương và Tỉnh, kết hợp với vốn của huyện đã xây dựng một hệ thông ngăn mặn, trữ ngọt đáp ứng được phần nào nhu cầu sản xuất và đời soỏng daõn cử
Phân bố mạch nước ngầm trên địa bàn huyện không đều, vùng thượng có trữ lượng khá, vùng hạ trữ lượng ít Tầng nước ở độ sâu 180 – 300 m Chất lượng nước kém, hàm lượng sắt từ 7 – 20 mg/l, hàm lượng muối khoảng 400 mg/l, độ cứng 300 mg/l Do vậy, việc khai thác nguồn nước ngầm cho mục đích sinh hoạt phải qua xử lý rất tốn kém
3.1.2 Điều kiện kinh tế – xã hội
Dân số trung bình của huyện năm 1999 là 151.853 người, mật độ dân cư là
724 người/km 2 , cao hơn so với mật độ trung bình của tỉnh (294 người/km 2 ) và bằng 1,27 lần so với vùng phía Nam của tỉnh
Phân vùng theo lãnh thổ :
-Vùng thượng số nhân khẩu 90.388 người, chiếm tỷ lệ là 60% trong tổng số dân, mật độ bình quân là 1.008 người/km 2
-Vùng hạ có 61.435 người, chiếm 40 % trong tổng số dân của huyện, mật độ bình quân là 523 người/km 2
Dân số khu vực thành thị là 11.250 người chiếm 7,35 % dân số, khu vực nông thôn là 141.750 người chiếm 82,65 % Tốc độ tăng dân số trung bình qua hai cuộc điều tra thời kỳ 1989 – 1999 tương đối thấp (0,86 %)
Tổng Quan Về Hóa Chất BVTV
3.2.1 Sơ lược về nguồn gốc của hóa chất BVTV
-Kể từ khi con người biết canh tác nông nghiệp để nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ cho đời sống con người thì cũng có lúc con người phải đấu tranh với nhiều dịch hại phá hoại cây trồng nhằm bảo vệ mùa màng Những phản ứng đầu tiên thường gắn liền với những hoạt động mang tính thần bí không có cơ sở khoa học nhưng dần dần con người nhận ra rằng những hoạt động đó không mang lại những hiệu quả thiết thực và họ đã tiến hành những thử nghiệm mang tính khoa học hơn đã đưa đến một số biện pháp phòng trừ dịch hại ra đời
-Vào những năm trước thế kỷ 20, các nguyên liệu được sử dụng để phòng trừ dịch hại hầu hết là những hợp chất vô cơ Các hợp chất trừ sâu tổng hợp bắt đầu xuất hiện từ năm 1923 Trong đó DDT là thuốc trừ sâu được dùng sớm nhất do nhà hoá học Pon Herman Muyle phát hiện ra Tiếp theo là những hợp chất HCH, Endrin, Diendrin, các hợp chất hữu cơ gốc chlor có phổ tác dụng rất rộng, ít độc cho động vật máu nóng và tồn tại trong môi trường rất lâu nên rất hiệu dụng trong việc sử dụng để diệt trừ sâu bệnh Nhưng chính những đặc điểm đó mà nó tích lũy trong môi trường gây độc với hệ sinh thái nông nghiệp và con người Vì thế mà ngày nay nhiều nước trên thế giới đã cầm sử dụng
-Thời gian sau đó, một số nước khác lại nghiên cứu đến việc sản xuất thuốc từ sâu nhóm lân hữu cơ và có khoảng 7000 hợp chất lân hữu cơ lần lược ra đời, đặc biệt trong số đó có một số chất có tên thương mại là Parathion đã trở thành thuốc trừ sâu thông dụng nhất trong nhóm lân hữu cơ cho đến ngày nay
-Để giải quyết nạn môi trường do thuốc BVTV gây ra, các nhà khoa học trên thế giới đã cố gắng tìm ra một loại hợp chất thay thế cho nhóm chlor hữu cơ và những năm 1940-1950 các nhà khoa học Thụy Sỹ đã phát minh ra một nhóm thuốc trừ sâu tổng hợp mới, đó là nhóm Carbamates
-Một trong những nhóm thuốc quan trọng được khám phá gần đây là các thuốc pyrethroid Đây là một sản phẩm ít độc đối với động vật có vú và ít bền vững trong môi trường nên ngày càng chiếm được thị phần rộng hơn
-Vào thế kỷ 19 trở về trước, ngành hoá chất BVTV hoàn toàn không xuất hiện tại Việt Nam Đầu thế kỷ 20, cùng với sự phát triển nông nghiệp chủ yếu là việc hình thành các đồn điền, trang trại, việc sử dụng hoá chất BVTV bắt đầu Tuy nhiên trong thời kỳ này các thuốc được sử dụng chủ yếu là những chất vô cơ
-Vào những năm 1980, các thuốc được sử dụng nhiều là những thuốc gốc chlor và lân hữu cơ mặc dù trong đó có một số thuốc đã cầm sử dụng ở nhiều nước trên thế giới như DDT, Lindan và các dẫn xuất khác của nhóm chlor hữu cơ, Methyl parathion thuộc nhóm lân hữu cơ hay Furadan thuốc nhóm Carbanates
-Cuối thập niên 1980 trở lại đây, hoá chất BVTV được sử dụng rộng rãi ở nước ta, các thuốc này tương đối đa dạng về số lượng cũng như chủng loại và hiện nay hoá chất BVTV đã gắn liền với quy mô sản xuất công nghiệp dẫn đến ngày càng có nhiều loại thuốc mới ra đời Tại Việt Nam có khoảng 100 loại thuốc được đăng ký sử dụng, những loại thuốc này được lưu hành chủ yếu thông qua con đường nhập khẩu Bảng 1 và bảng 2 dưới đây sẽ cho chúng ta một cái nhìn khái quát về lượng thuốc sử dụng tại Việt Nam từ năm 1990-1996
Bảng 3.1: Lượng thuốc BVTV được sử dụng tại Việt Nam từ năm
Năm Tổng số (tấn) Giá trị
Thuốc trừ sâu Khối lượng
Bảng 3.2: Lượng thuốc BVTV hạn chế sử dụng được nhập khẩu từ năm
Năm Tổng khối lượng thuốc nhập khẩu (tấn thành phẩm)
Thuốc hạn chế sử dụng (tấn thành phaồm)
3.2.2 Khái niệm về thuốc BVTV
Thuốc BVTV là những hợp chất độc có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp hoá học, những chế phẩm sinh học (chất kháng sinh, vi khuẩn, virus) được dùng trong nông nghiệp để phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại, động vật gặm nhấm (chuột) hại cây trồng, các kho lương thực hàng hoá
Các dạng thuốc phổ biến hiện nay gồm:
-Thuốc sữa hay nhũ dầu (ND, EC): thuốc ở thể lỏng, trong suốt, tan trong nước thành dung dịch nhũ tương đồng đều không lắng cặn hay phân lớp
-Thuốc bột thấm ướt (BTN,WP): thuốc ở dạng bột mịn, phân tán trong nước thành dung dịch huyền phù, thường pha với nước khi sử dụng
-Thuốc phun bột (PB): dạng bột mịn, không tan trong nước, dùng phun bột -Thuốc dạng hạt (H,Gr): dùng để rắc hay bón xuống đất
Ngoài ra còn có các dạng thuốc khác như: thuốc dung dịch , thuốc bột tan trong nước, thuốc phun mù nóng, phun mù lạnh, thuốc bột và hạt tan trong nước, thuốc dũch huyeàn phuứ …
3.2.3.1 Phân loại theo đối tượng
⮚ Nhóm thuốc trừ sâu, côn trùng gây hại (Insecticide):
-Các thuốc trừ sâu nhóm Chlor hữu cơ: đây là những thuốc có tính bền vững trong môi trường do đó phần lớn đã bị cấm sử dụng Những loại thuốc đó bào gồm: DDT, HCH, Endrin, Diendrin, Aldrin, Chlordane, Heptachlor
-Các thuốc trừ sâu nhóm phospho hữu cơ (lân hữu cơ) : đây là những thuốc trừ sâu có thời gian phân hủy trong môi trường tương đối nhanh nhưng lại rất độc Một số nhóm thuốc phospho hữu cơ đã cấm hoặc hạn chế sử dụng như: monitor, methyl parathion, malathion, diazinon, wofatox
-Các thuốc trừ sâu nhóm pyrethroids: nhóm thuốc này được phổ biến từ thế kỷ 19, có tính diệt côn trùng mạnh mẽ và ít tồn lưu trong môi trường Tuy nhiên hiệu lực kém đi khi có tác dụng của ánh sáng do đó rất bất tiện trong việc phòng trừ dịch hại Điển hình của các thuốc này như: Atlethrin, barthrin, Cismethrin, Fenfluthrin, Permethrine, Pyrethrine…
-Các thuốc trừ sâu nhóm Carbamates: hiện nay nhóm carbamates đang được sử dụng rộng rãi do một số ưu việc của nó mang lại như ít tồn lưu trong môi trường, ít độc, giá cả tương đối rẽ Một số nhóm thuốc trừ sâu nhóm Carbamates tiêu biểu như: bassa, sevin, mipsin, lannate, furadan (đã hạn chế sử dụng)
⮚ Nhóm thuốc diệt nấm, vi sinh vật gây hại (fungicide): các hợp chất chứa đồng, lưu huỳnh, thủy ngân
⮚ Nhóm thuốc diệt cỏ dại (Herbicides): sodium arsenite, sodium clorat, diuron, carbetamide
⮚ Các thuốc điều hòa sinh trưởng: Acide gibberelliic
3.2.3.2 Phân loại theo nguồn gốc và chức năng hóa học
Nhóm này bao gồm những hợp chất độc có nguồn gốc vô cơ như : các hợp chất của Asen, các hợp chất của đồng, các hợp chất của lưu huỳnh và một số chất vô cơ khác Thuốc trừ sâu vô cơ chủ yếu bao gồm các loại sau: Tetracupric sulfate, Pentacupric sulfate (là hỗn hợp của đồng); Trioxid arsenic, sodium arsenic (là các chất chứa đạm thạch tính )
Giới Thiệu Sơ Lược Về Cây Rau
Trồng rau là hoạt động sản xuất đã gắn bó với người nông dân nước ta từ những ngày xa xưa Tuy nhiên, cho đến nay tiềm năng phát triển của cây rau ở nước ta chưa được khơi dậy và chưa trở thành một hoạt động kinh tế mang lại lợi ích cho nhân dân, cho đất nước bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, mà một trong những khuyết điểm lớn của người trồng rau là để chạy theo những lợi nhuận kinh tế trước mắt, để tăng nhanh năng suất và sản lượng rau màu, họ đã lạm dụng quá nhiều vào phân bón, các loại hoá chất bảo vệ thực vật và các loại thuốc trừ sâu Kết quả dẫn đến những tác hại khôn lường đối với môi trường và đối với sức khoẻ của con người
Các loài rau phần lớn là những loài cây trồng cạn Trong cây rau có chứa nhiều chất dinh dưỡng, hàm lượng nước cao, thân lá thường non mềm là nguồn thức ăn ưa thích của nhiều loài sâu bệnh Cho nên so với các loài cây trồng khác như cây lương thực, cây công nghiệp… rau là loài cây bị nhiều loài sâu bệnh gây hại gây hại nhiều nhất
3.3.1 Một số loại sâu hại thường gặp trên rau
Theo từng mùa, sự có mặt của sâu bệnh trên vườn rau như sau :
-Mùa khô: sâu tơ, sâu xanh, sâu xám, rệp, ruồi đục rổ, bệnh thối lá cà chua…
-Mùa mưa: bọ nhảy, sâu xanh, sâu khoang, sâu ba ba, ong, bọ xít, sâu đục trái, họ rầy phá đậu, bệnh quăn lá cà chua, bệnh thối nhũn cải…
Dưới đây là đặc điểm của một số sâu bệnh hại rau như sau:
Còn gọi là rệp rau, thuộc họ rệp muội, bộ cánh dều Chủ yếu phá hoại các loại rau thuộc họ thập tự
Rệp muội có nhiều ở nhiều ở vườn ươm và cây mới trồng ra ruộng Khi cây mới mọc có hai lá sò, rệp từ cây dại ở quanh vườn chuyển qua hại rau Rệp tập trung ở cành non, trái, nụ, lá non, đọt non, sinh sản và phá hại Rệp dùng vòi chích hút nhựa cây, các bộ phận bị rệp hút teo lại, yếu mềm, đọt và lá non xoăn lại
Còn gọi là sâu xanh bướm trắng, thuộc họ bướm phấn Sâu xanh hại nhiều cây thuộc 9 họ thực vật, song chủ yếu rau xanh hại các loại rau thuộc họ thập tự như su hào, cải bắp, rau cải v.v… Sâu non đủ tuổi dài 28 – 35 mm, toàn thân màu xanh lục Bướm màu trắng Sâu xanh ăn hết phiến lá, còn trơ lại gân lá
Còn gọi là sâu nhảy dù, sâu tàn, sâu đeo, sâu bay, thuộc họ ngài rau, bộ cánh phấn Sâu tơ chỉ hại rau thuộc họ thập tự như cải bắp, su hào, rau cải Sâu tơ khi động đến, nhả tơ đu xuống đất
Sâu non mới nở ăn lá phía lưng chừa lại biểu bì, phía mặt hình thành những lỗ trong mờ Sâu lớn ăn toàn bộ lá không để lại biểu bì, hình thành những lỗ thủng trên lá Khi sâu phát sinh rộ, chỉ 2 – 3 ngày , toàn bộ lá chỉ còn lại gân lá, nên năng suất rau bị giảm nghiêm trọng
Hay gọi là sâu ăn tạp, sâu khoang thuộc họ ngày đêm, bộ cánh phấn Sâu khoang phá hoại nhiều loại cây nên quanh năm sâu có mặt trên đồng ruộng, phá rau muống, cải bắp, su hào, đậu, các loại bầu bí Sâu non ăn lá chừa lại biểu bì và sống lá, ăn cả nụ bông, trái non, cà, đậu Bắp cải khi mới ra lá, sâu ăn thủng lá, có khi gặm cả ngọn làm cây còi cọc, không lớn lên được Bắp cải bắt đầu cuộn, sâu đục chui vào bắp ăn đọt Sâu non ăn lá rau muống chỉ còn trơ cọng
Còn gọi là tành tạch, thuộc họ kim hoa, bộ cánh cứng Sâu già, sâu non đều phá hại rau, phổ biến nhất là phá rau thuộc họ thập tự, chủ yếu là rau cải Sâu già gặm lá bị thủng lỗ chỗ, sâu non nằm dưới đất cắn rễ và gốc làm cây chết rạc Rau cải gieo tháng 3-4-5 bị bọ nhảy phá nặng vì trong những tháng này mật độ trên 1 m 2 có đến hàng ngàn con Bọ nhảy rất hoạt động, khi trời nắng, luôn luôn nhảy lung tung
Còn gọi là sâu ba ba, thuộc họ kim hoa, bộ cánh cứng Sâu trưởng thành có màu kim tuyến ánh quang óng ánh, phá rau muống chủ yếu vào các tháng
8-9-10 làm lá bị lỗ chỗ Sâu hoạt động lúc trời nắng từ 8 đến 10 giờ sáng và từ 3 đến 5 giờ chiều Khi trời nắng gắt, sâu núp dưới là hoặc gốc rau
Thuộc họ bọ rùa, bộ cánh cứng Phá các loại cà từ tháng 2 đến tháng 5-6 Sâu phá lá vào lúc trời nắng, ăn biểu bì lá để lại màng the, lá bị sâu ăn có màu nâu, bị phá nặng, cây rạc và chế
Thuộc họ ve sầu nhảy, bộ cánh đều Rầy xanh phá hại nhiều giống rau, chủ yếu là cây họ cà, họ đậu Rầy xanh xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 4 –5 Rầy xanh thường núp dưới mặt lá, khua động thì bay lên nhảy ra từ phía tìm chỗ ẩn nấp, đặc tính nổi bật là chuyên môn bò ngang Dùng vòi chích hút nhựa Lá rau bị rầy xanh phá, mép lá cong cúp, lưng lá, mép lá khô cằn màu vàng úa, dễ bị ruùng.
3.3.2 Các nguyên nhân gây ô nhiễm rau trồng
3.3.2.1 Ô nhiễm do hóa chất BVTV
Rau bao gồm rất nhiều chủng loại cây trồng, do vậy các chủng loại sâu hại cũng rất đa dạng, đó cũng là một nguyên nhân làm cho rau bị rất nhiều loại côn trùng và bệnh gây hại Thông thường sâu bệnh làm giảm năng suất rau từ 10 – 40 %, đôi khi 100 % trong những năm dịch bệnh Biện pháp sử dụng thuốc BVTV là cần thiết và không tránh khỏi, tuy nhiên lượng thuốc hóa học sử dụng cho rau quá nhiều và không đúng quy cách, quy định loại thuốc cũng chính là nguyeân nhaân gaây oâ nhieãm rau troàng
3.3.2.2 Hàm lượng nitrat (NO - 3 ) quá cao
Lượng phân hóa học được sử dụng ở Việt Nam không vào loại cao so với các nước trong khu vực và so với bình quân toàn thế giới Tuy nhiên ảnh hưởng của phân hoá học, nhất là khi sự tích lũy nitrat trong nguồn nước tưới rau cũng là một nguyên nhân làm cho rau được xem là không sạch
Kết Quả Điều Tra
Qua quá trình khảo sát, điều tra bằng cách thu thập thông tin từ các trạm bảo vệ thực vật, trạm khuyếân nông, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, trung tâm y tế dự phòng … của huyện Cần Giuộc và của tỉnh Long An Ngoài ra, qua quá trình tiến hành lập phiếu điều tra (50 phiếu) tại hai xã Phước Lâm và Mỹ Lộc của huyện Cần Giuộc vào ngày 7/7/2004 và qua việc tham khảo và thu thập thông tin từ một số tài liệu khác có liên quan, chúng tôi rút ra một số nhận xeựt nhử sau :
4.1.1 Về tập quán canh tác
Với điều kiện đất đai rất phù hợp cho sự phát triển của cây rau và với vị trí là khu vực ven đô thị gần Thành Phố Hồ CHí Minh, nghề trồng rau của nông dân huyện Cần Giuộc không chỉ bó hẹp trong phạm vi phục vụ bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình Nó trở thành một nghề có thu nhập kinh tế khá cao
Số liệu của phòng thống kê huyện về tình hình trồng rau trên đất chuyên canh naờm 2003 nhử sau:
Bảng 4.1 : Tình hình trồng rau trên đất chuyên canh (ha)
Số liệu của phòng Thống kê huyện Cần Giuộc năm 2003
Kết quả điều tra cho thấy, năm 2003 toàn huyện có 1112,2 ha trồng rau Trong đó :
-Diện tích trồng rau ăn lá : 566,2 ha
-Diện tích trồng rau ăn trái :198 ha
-Dieọn tớch troàng rau gia vũ : 263 ha
-Diện tích trồng các loại rau khác : 85 ha
Kết quả điều tra cũng cho thấy tập quán sản xuất rau màu của nông dân ở từng vùng được rãi đều Tuy nhiên, trong mỗi vùng lại trồng một số loại rau chủ lực Ví dụ như ở các xã Phước Hậu, Mỹ Lộc thì diện tích trồng rau ăn lá khá cao ( Phước Hậu 139 ha, Mỹ Lộc 125 ha) so với diện tích trồng rau ăn trái, rau gia vị và các loại rau khác Xã Phước Lý lại có diện tích trồng rau ăn trái cao nhất (với diện tích là 60 ha) trong khi ở xã Mỹ Lộc diện tích rau ăn trái chỉ 2 ha
Bên cạnh đó, theo số liệu thống kê của huyện vào tháng 6 năm 2004, diện tích cây rau màu đạt 1263 ha trong phạm vi toàn huyện Trong đó, các loại cây trồng chủ yếu là:
Còn lại là các loại rau màu khác
Trong thời gian gầy đây, việc sử dụng bừa bãi phân bón và thuốc BVTV đã gây ra tình trạng ngộ độc thức ăn xảy ra liên tục, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân Để khắc phục tình trạng trên, mô hình sản xuất rau an toàn đã được đưa vào thử nghiệm trên địa bàn huyện Các lớp tập huấn do địa phương tổ chức đã được nông dân tham gia khá đông Sau đợt tập huấn, hầu hết nông dân đã đem dụng thuốc trừ sâu sinh học và các chế phẩm vi sinh thay thế dần các loại thuốc trừ sâu độc hại Kết quả cho thấy: chi phí sản xuất không tăng, năng suất đảm bảo và có thể cao hơn trước, chất lượng tăng lên, sức khỏe của người dân được đảm bảo
Trước những kết quả đạt được, người nông dân tỏ ra rất phấn khởi Nhiều nông dân đã mạnh dạn chuyển từ đất lúa sang trồng rau màu, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần cải thiện cải thiện đời sống nhân dân
4.1.2 Về quản lý sâu bệnh, dịch hại trên rau
Cũng như các loại cây trồng khác, cây rau cũng chịu ảnh hưởng của sâu bệnh và các loài gặm nhắm gây hại
Các loại sâu thường gặp nhất là: sâu tơ, sâu khoang, sâu xanh da láng, bọ nhảy, sâu đục thân, sâu đục trái, sâu ăn lá, rầy, sâu cuốn lá, sâu đất… Các loại sâu khác chiếm tỷ lệ tương đối thấp
Kết quả điều tra về tập quán quản lý sâu bệnh, dịch hại trên vườn rau cho thấy: hầu hết nông dân trong vùng điều tra đều sử dụng thuốc BVTV để diệt trừ sâu bệnh Một số phương pháp phòng trừ dịch hại thông thường như bắt tay, bẫy bã, thả vịt ăn sâu ít được người nông dân sử dụng
Trong cơ chế thị trường thuốc BVTV được bàn tràn lan, người nông dân tự do sử dụng thuốc và người bán thuốc cũng không hiểu biết đầy đủ về thuốc, họ không hề biết rằng giữa thuốc BVTV và sâu bệnh có mối quan hệ tác động qua lại với nhau rất lớn
Trước hết, thuốc BVTV đã gây ra những xáo trộn trong hệ sinh thái Vì tùy từng trường hợp, các thuốc BVTV có thể tác động ở những mức độ khác nhau đến các loài của quần thể sinh vật gây ra những biến đổi với những mức độ khác nhau đến cấu trúc quần xã Hậu quả trực tiếp của những tác động nói trên đã gây ra nhiều khó khăn cho công tác BVTV như: làm xuất hiện tính kháng thuốc, gây hại cho các thiên địch tự nhiên của sâu hại, gây hiện tượng bùng phát dịch hại, xuất hiện dòng sâu hại mới kháng thuốc, đôi khi rất nguy hiểm Bên cạnh đó, thuốc BVTV còn tác động đến hàng loạt các loài sinh vật khác như: vi sinh vật đất và động vật có xương sống, hậu quả rõ nét là làm mất cân bằng sinh học, tạo thuận lợi cho sâu bệnh phát triển gây hại
Chính vì vậy, cần có một số biện pháp tuyên truyền nhằm giúp người nông dân có trình độ hiểu biết đầy đủ hơn về thuốc và sâu bệnh Từ đó giúp họ có những lựa chọn hợp lý hơn trong việc phòng chống dịch hại bảo vệ rau màu
4.1.3 Nhận thức của nông dân về ký sinh thiên địch trên rau
Kết quả điều tra cho thấy có hơn 40 % nông dân không hiểu biết về ký sinh thiên địch Do đó nông dân không biết rằng khi phun thuốc, ngoài những đối tượng chính để phòng trừ thì thuốc còn có thể giết một số loài ký sinh thiên địch trên ruộng rau và đây có thể là một trong những nguyên nhân chính làm bùng phát dịch hại
Kết quả điều tra cũng cho thấy chỉ có một số ít nông dân trong vùng hiểu biết về phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và những người hiểu biết về phương pháp này có trình độ học vấn tương đối cao
Sở dĩ vấn đề này còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất vì nhiều nguyên nhaân sau:
• Giá cả của rau an toàn chưa được ưu đãi so với rau không an toàn, do đó không tạo được niềm tin, động viên nông dân trong sản xuất
• Chưa thu hút được người tiêu dùng vì mẫu mã Các loại rau an toàn chưa thật sự bắt mắt người mua
• Luật định hay chính sách về việc sử dụng thuốc BVTV chưa có hay chưa chặt chẽ và nghiêm túc đối với người sử dụng thuốc
• Số lượng và trình độ các bộ chưa đủ Phương tiện, trang thiết bị và tài chính chưa đủ dể đảm bảo việc quản lý
• Khả năng tiếp cận với khoa học kỹ thuật mới còn hạn chế Nhận thức của người nông dân chưa cao, khả năng tự hạch toán kinh tế cho công việc của mình còn hạn chế Chi phí sản xuất còn cao, nhất là khâu phòng trừ sâu bệnh
Tình Hình Sử Dụng Thuốc BVTV Trên Địa Bàn Huyện Cần Giuộc
4.2.1 Tình hình quản lý, phân phối và kinh doanh thuốc BVTV
Từ những năm 1992 Bộ nông nghiệp và phát triển Nông thôn đã ban hành trường và sức khỏe cộng đồng Sau đó, năm 1998 và 2000 đã có những bổ sung về quy định các hoạt động liên quan đến thuốc BVTV Điều này đã có những đóng góp đáng kể trong việc hạn chế lưu hành các loại thuốc BVTV độc hại đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng nhằm giảm hay đi đến không sử dụng chúng Số lượng nhập khẩu thuốc trừ sâu và các doanh nghiệp được phép kinh doanh đã giảm đáng kể giúp việc quản lý tốt hơn
Cũng như quy định chung trong cả nước, các loại thuốc BVTV sau đây đã bị cấm sử dụng, hạn chế sử dụng trên cay rau đã được đăng ký trên địa bàn huyện Cần Giuộc như: DDT, BHC, Methyl Parathion, Monitor, Furadan, Vifuran, Sát trùng linh, Demon, Kenlthanle, Bidrin, Thiodan, Endosol, Cyclodan, Thiodol, Tigiodan, Lannate, Azodrin, Selecron…
Trên toàn huyện có khoảng 40 cơ sở kinh doanh thuốc trừ sâu Với cơ chế kinh tế thị trường như hiện nay, việc mua bán thuốc BVTV dễ sinh lời và khá dễ dàng Các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV tăng nhiều và các loại thuốc cũng rất đa dạng với nhiều chủng loại, trong số đó không thể kiểm soát những mặt hàng nhập khẩu theo đường tiểu ngạch, những mặt hàng không rõ nguồn gốc, thành phần và tác dụng Ngoài ra, còn phải kể đến việc kinh doanh những loại thuốc ngoài danh mục, đã bị cấm hay hạn chế sử dụng
Theo số liệu điều tra theo dõi của chi cục BVTV huyện Cần Giuộc, ước tính khối lượng thuốc cung ứng cho toàn huyện năm 2003 là 74054,5 kg (lít) Mặc dù có quy định của nhà nước Việt Nam về việc cấm và hạn chế sử dụng một số loại thuốc BVTV, nhưng nhiều đại lý kinh doanh vì lợi nhuận vẫn tiếp tục bán các loại thuốc có độc tính cao như Selecron, Monitor…
Một số đại lý nhỏ trong huyện cũng tiếp tục sang chiết các loại thuốc BVTV cấm sử dụng, hạn chế sử dụng và quá hạn sử dụng đã được Chi Cục BVTV huyện Cần Giuộc lập biên bản xử lý
Hơn nữa, thị trường thuốc trừ sâu của hệ thống đại lý tư nhân có nhiều ưu điểm như: đa dạng và đầy đủ các loại giá cả phù hợp với túi tiền của người dân hơn các cửa hàng của các trạm BVTV nên thường gây nhiễu loạn thị trường
Với thị trường thuốc BVTV như vậy, việc sử dụng thuốc BVTV không thể tránh khỏi những bất ổn Hơn nữa người kinh doanh thuốc BVTV còn hạn chế về nghiệp vụ, trình độ và không có giấy phép Dẫn đến việc sử dụng thuốc BVTV gặp nhiều khó khăn và đem lại không ít tác hại Nông dân mua thuốc ở những nơi không đảm bảo chất lượng và không được hướng dẫn kỹ cách sử dụng Những loại thuốc này trở thành nguy cơ cho môi trường và sức khoẻ cộng đồng Và thực tế cũng đã cho thấy một số loại thuốc trừ sâu gốc clor vẫn tồn tại trong đất với hàm lượng đáng kể Đây chính là nguyên nhân sâu xa của việc sử dụng thuốc BVTV không đúng cách, đúng liều lượng gây ô nhiễm môi trường và sức khỏe của người dân
4.2.2 Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên rau
Mật độ sâu bệnh hại rau không cao nhưng cũng ít nhiều ảnh hưởng đến năng suất rau màu của người nông dân Mà mục đích chính trong việc trồng trọt của họ là làm thế nào để tăng năng suất cây trồng Cho nên việc sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ sâu hại là việc không thể tránh khỏi
Tuy nhiên, khi lựa chọn thuốc BVTV để mua, phần lớn nông dân dựa vào tính hiệu quả của thuốc mà họ đã biết Còn về giá thuốc cũng như những tác động của thuốc đối với môi trường và sức khỏe thì hầu như họ không quan tâm nhieàu
Hầu hết nông dân trong vùng điều tra có sử dụng thuốc BVTV trên ruộng rau của mình Cá biệt có một số hộ tuy chưa có sự xuất hiện của sâu hại nhưng họ vẫn phun thuốc để phòng trừ Trong quá trình điều tra về những tập quán hiểu biết về thuốc BVTV Theo họ, để ra quyết định dùng loại thuốc nào để diệt trừ sâu hại thì họ tiến hành hỏi những người canh tác chung quanh họ Trong khí đó có một số hộ nông dân tự mua thuốc về pha chế mà không biết chính xác bản chất của các loại thuốc này cũng như công thức hóa học của nó, những tác dụng nguy hiểm xảy ra khi có sự tương tác của các loại thuốc này Đây là một việc làm hết sức nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng cũng như những tác động tiêu cực có thể xảy ra đối với môi trường
Trong quá trình điều tra, chúng tôi có hỏi một số nông dân có biết được tên loại thuốc mà họ đã mua về sử dụng hay không thì đa phần nông dân ở đây có trình độ dân trí rất thấp nên chỉ có một số rất ít biết, còn phần lớn họ không nhớ và thậm chí không biết được tên loại thuốc đó Đó cũng là một trong những khó khăn rất lớn trong công tác điều tra của chúng tôi
Một số nông dân khi được hỏi có biết về những loại thuốc mà nhà nước Việt Nam cấm hoặc hạn chế sử dụng không thì đa phần họ có nghe qua nhưng khi hỏi họ có sử dụng những loại thuốc này trong canh tác hay không thì đa phần những người này cho biết là họ có sử dụng nếu mật độ sâu hại quá cao, không có khả năng phòng trừ bằng các loại thuốc thông thường Những loại thuốc này được người nông dân cho biết là họ mua tại các đại lý trong huyện Các loại thuốc này thường được chiết ra chai có màu nâu đen, không nhãn hiệu và có giá raát cao
Bảng 4.5 :Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn huyện Cần Giuộc Tên thuốc Tên biệt dược Tỷ lệ % nông hộ sử duùng
Nguồn: Theo số liệu điều tra thực tế ngày 7/7/2004
Hiện nay thuốc BVTV thuốc nhóm Phosphor hữu cơ hầu hết đã bị cấm sử dụng trên địa bàn huyện Cần Giuộc vì các chất này có độc tính cao đối với người và động vật Chúng tích lũy lâu trong môi trường, ít bị phân hủy hay biến đổi thành các dạng trung gian rất độc Tuy nhiên qua kết quả điều tra lại cho thấy các dạng thuốc nhóm này như Selecron vẫn còn được người nông dân sử dụng và sử dụng với số lượng nhiều hơn cả so với các loại thuốc khác cho nên rất dễ có nguy cơ gây độc Do đó cần thiết nên có những chương trình khuyến nông, giáo dục, khuyến khích người dân nên sử dụng những loại thuốc thuốc thế hệ mới thay thế cho những loại thuốc truyền thống hay những loại thuốc đang bị hạn chế sử dụng, vừa làm tăng năng suất cây trồng vừa góp phần bảo vệ môi trường xung quanh
Tuy nhiên, nhìn chung cho đến nay những hiện trạng tiêu cực trên đã giảm đáng kể Số lượng các loại thuốc cấm hoặc hạn chế sử dụng cũng đã được hạn chế nhiều, hầu như không còn lưu hành nhiều trên thị trường như trước đây nữa Số lượng các đại lý bị vi phạm cũng đã giảm đáng kể
Theo số liệu điều tra của Chi Cục BVTV Huyện Cần Giuộc, năm 2002 ở huyện cần Giuộc có tổng cộng 14 trường hợp vi phạm chủ yếu là lưu hành các loại thuốc cấm và ngoài danh mục, năm 2003 chỉ còn 4 trường hợp và cho đến nay thì chưa phát hiện có trường hợp nào vi phạm trên phạm vi toàn huyện
Kết Quả Phân Tích Dư Lượng Thuốc BVTV Trên Rau
Sau khi phun, thuốc sẽ tạo thành một lớp mỏng trên bề mặt vật được phun như lá cây, trái cây, thân cây, mặt đất, nước và một lớp chất lắng gọi là dư lượng ban đầu của thuốc BVTV
Trong các tháng 10, 11, 12 năm 2003, Chi Cục BVTV tỉnh Long An đã đã tiến hành phân tích 202 mẫu rau mà nông dân các huyện đang thu hoạch như: Cải các loại, rau dền, rau muống, rau ngót, cà chua, khổ qua, dưa leo, đậu các loại, bầu, bí, mướp, cà tím, hành, hẹ, húng các loại Kết quả như sau:
Bảng 4.6 : Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV trên rau
STT ẹụn vũ Soỏ maóu
Soá maãu không có thuoác BVTV
Số mẫu có thuốc BVTV ở mức an toàn
Số mẫu có thuốc BVTV vượt mức cho pheùp
Nguồn : Trạm BVTV huyện Cần Giuộc
Sơ đồ 4.1 : Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV trên rau
Kết quả thu được ở trên cho thấy trong 202 mẫu rau phân tích có đến 22 mẫu rau có thuốc BVTV vượt mức cho phép Riêng huyện Cần Giuộc, trong 22 mẫu rau phân tích có 2 mẫu vượt mức cho phép Nhìn chung, tình trạng sử dụng thuốc quá mức có phần giảm hơn so với các huyện khác, tuy nhiên vẫn còn một số ít trường hợp trong rau xanh có lượng tồn dư thuốc BVTV dễ gây ngộ độc, nguy hại đến sức khỏe của người sử dụng
Ngoài ra, một vấn đề hết sức nguy hiểm đáng chú ý hơn nữa là: các loại thuốc BVTV được sử dụng trước khi thu hoạch chỉ vài ngày hoặc vài giờ (đối với cải bẹ xanh và ngò rí) do vậy dư lượng thuốc BVTV trong nông sản còn cao, dễ gây ngộ độc cho con người nếu chúng được tiêu thụ sớm Đây chính là nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thuốc vì rất nhiều loại rau quả sau khi phun thuốc BVTV chỉ được rửa sơ qua rồi đem thẳng ra chợ bán
Một vấn đề quan trọng khác cần được đề cập đến là ngày nay người ta sử dụng thuốc BVTV để xử lý thực phẩm và hạt giống mặc dù vấn đề này đã được khuyến cáo nhiều lần Thực phẩm được xử lý bằng cách này có thể chứa nồng độ thuốc BVTV cao, dễ có nguy cơ bị nhiễm độc hàng loạt cho người và vật nuôi
Thị XãSố mẫu có thuốc BVTV vượt mức cho phép chính được dùng hằng ngày, do đó chúng ta cần phải chất lượng nông sản đặc biệt là dư lượng thuốc BVTV và các chất bảo quản khác
4.4 Đánh Giá Aûnh Hưởng Của Dư Lượng Thuốc BVTV Đến Sức
Khỏe Của Người Nông Dân Trồng Rau
Quá trình điều tra cho thấy, hầu hết nông dân đều cảm thấy bình thường trước khi phun thuốc Tuy nhiên, sau khi phun thường gặp phải những triệu chứng sau ủaõy:
Bảng 4.7 : Tỷ lệ % các triệu chứng thường gặp sau khi phun thuốc
Nguồn: Theo số liệu điều tra thực tế ngày 7/7/2004
Tỷ lệ % các triệu chứng thường gặp sau khi phun thuoác
Hoa maét Mệt mỏi Mẫn ngứa Không ảnh hưởng
Sơ đồ 4.2 : Tỷ lệ % các triệu chứng thường gặp sau khi phun thuốc Đại đa số nông dân (84%) cho rằng việc phun thuốc không ảnh hưởng đến sức khỏe Số ít cảm thấy có các triệu chứng khác như hoa mắt (4%), mệt mỏi(14%), mẩn ngứa (2%)
Thuốc BVTV có tác dụng tiêu diệt sâu bệnh gây hại cho cây trồng Nhưng nhìn chung đã có những dấu hiệu xấu ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Số liệu thống kê nhiều năm của Sở Y Tế Dự Phòng Tỉnh Long An cho thấy số ca nhiễm độc do sử dụng BVTV trong những năm gần đây như sau:
Bảng 4.8 :Tình hình nhiễm độc thuốc BVTV cấp tính
Naêm Soá trường hợp nhieãm độc
Do tự ý Do ăn uống nhaàm
Soá ca Soá cheát Soá ca Soá cheát Soá ca Soá cheát Soá ca Soá cheát
Nguồn : Y tế lao động phòng chống chuyên nghiệp tỉnh Long An
Tình hình nhiễm độc thuốc BVTV cấp tính
Tự ý AÊn nhaàm Lao động Khác
Sơ đồ 4.3 : Tình hình nhiễm độc thuốc BVTV cấp tính
Kết quả thống kê cho thấy, sự tiếp xúc do cố ý dẫn đến tử vong chiếm tỷ lệ cao nhất so với nhiễm độc do nghề nghiệp hay ăn uống Đây là một tình trạng chung của nhiều nước đang phát triển trên thế giới, vì vậy cần có một tiếng nói chung cho việc quản lý thuốc không đến tay dễ dàng với mọi người Nhưng nhìn chung, số người bị nhiễm độc trong những năm gần đây có khuynh hướng thấp hơn nhiều so với những năm trước
Hiện nay, các bệnh viện thuộc tỉnh Long An nói chung và các bệnh viện thuộc huyện Cần Giuộc nói riêng chưa có thống kê chính xác nào về lượng người bị ngộ độc thuốc trừ sâu Với nhiều lý do, nông dân khi gặp các biểu hiện hay triệu chứng khác thường sau khi phun thuốc thường đến ý tế xã hay các hiệu thuốc mua thuốc nhằm giải quyết tạm thời các triệu chứng Họ thường không đến điều trị tại bệnh viện, các trường hợp được đưa vào bệnh viện chủ yếu là do ngộ độc nặng, do tự tử hoặc dùng nhầm thuốc Dễ thấy số trường hợp ngộ độc được biết đến mới chỉ là phần nhỏ so với con số thực tế Điều này cho thấy thuốc BVTV ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người mặc dù chưa được đánh giá qua nhiều ca ngộ độc, nhưng lại gây ra nhiều ảnh hưởng bất thường cho sức khỏe từ nhẹ đến nặng khác nhau Vì vậy cho nên cần phải ý thức rõ vấn đề nguy hiểm của thuốc BVTV để hạn chế đến mức thấp nhất những tác hại này
4.5 Định Hướng Các Giải Pháp Nhằm Hạn Chếâ Ô Nhiễm Môi Trường Do Các Hoá Chất Dùng Trong Nông Nghiệp
Hiện nay chưa có một biện pháp hữu hiệu nào cho phép vừa phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại đạt hiệu quả, vừa ít gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người Đặc biệt thuốc BVTV hiện đang bị chỉ trích vì những nguy hiểm và hậu quả do chúng gây ra.Vì vậy mục tiêu hiện nay là sử dụng hợp lý hoá chất BVTV bằng cách tăng cường áp dụng biện pháp sinh học, biện pháp quản lý tổng hợp dịch hại cây trồng (IPM), đẩy mạnh nghiên cứu, áp dụng các biện pháp khác nhau nhằm hướng tới nền nông nghiệp bền vững
Trên quan điểm phát triển nông nghiệp bền vững, chúng tôi nhận thấy cần áp dụng các biện pháp để hạn chế ô nhiễm hoá chất dùng trong nông nghiệp, phát triển nông nghiệp theo hướng “nông nghiệp sạch” Nhằm hướng tới phát triển nền nông nghiệp bền vững, ít ô nhiễm, có thể đề xuất nghiên cứu khảo nghiệm các biện pháp, giải pháp sau đây:
• Phân bón hóa học nhả chậm, phân sinh học, phân hữu cơ
• Phòng trừ sinh học : sử dụng ong mắt đỏ, chế phẩm B1, thuốc trừ sâu thảo mộc và các ký sinh tự nhiên của sâu hại
• Nghiên cứu áp dụng hợp lý thuốc BVTV để giảm chi phí, hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học của hệ sinh thái nông nghiệp
• Aùp dụng biện pháp vệ sinh môi trường để phòng trừ vectơ truyền beọnh