HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRỒNG CÂY SẦU RIÊNG (Durio zibethimus) Ở XÃ TRƯỜNG LONG, NHƠN NGHĨA HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

59 0 0
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRỒNG CÂY SẦU RIÊNG (Durio zibethimus) Ở XÃ  TRƯỜNG LONG, NHƠN NGHĨA HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài “Hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trồng cây Sầu Riêng (Durio zibethinus) ở xã Trường Long, Nhơn Nghĩa huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ” được thực hiện từ tháng 8 năm 2020 đến tháng 12 năm 2020. Thực hiện phỏng vấn nông hộ ở 2 xã Trường Long và Nhơn Nghĩa với mục tiêu đánh giá hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất Sầu Riêng. Các nông hộ được khảo sát sử dụng tất cả 33 loại thuốc BVTV được nông hộ sản xuất sử dụng nhưng chỉ có 22 gốc hoạt chất. Trong đó có 18 loại thuốc phòng trừ sâu hại, có 9 loại thuốc phòng trừ bệnh hại và 6 loại thuốc kích thích tăng trưởng. Các loại thuốc BVTV thuộc các nhóm độc II, nhóm độc III, nhóm độc IV. Trong đó nhóm độc II chiếm tỷ lệ cao nhất và nhóm độc chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm độc IV. Trong quá trình trồng Sầu Riêng không có nông hộ nào sử dụng thuốc thuộc nhóm độc I. Việc mua thuốc BVTV các nông hộ trồng Sầu Riêng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của bản thân chiếm 31,18%, dựa vào cán bộ kỹ thuật chiếm 28,24%, dựa vào tư vấn của cửa hàng VTNN chiếm 24,71%, tư vấn của nông dân khác chiếm 18.88%. Các loại thuốc BVTV được nông hộ sử dụng đều nằm trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam. Trong đó, có hai loại hoạt chất là Chlorpyrifos ethyl có tỷ lệ sử dụng 11,11% và Fipronil có tỷ lệ sử dụng 6,25% bị loại ra khỏi Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam theo quyết định số 501 của Bộ NNPTNT có hiệu lực từ 12022019. Các nông hộ ở 2 xã được khảo sát chỉ sử dụng áo mưa bọc khi phun thuốc chiếm 38.33% còn lại sẽ mặc quần áo bình thường khi phun thuốc chiếm 61,67%. Cần khuyến khích người dân sử dụng thuốc trừ sâu sinh học và phân bón hữu cơ để hạn chế tối đa nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

MAI HIỀN THẢO

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌCCHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

TRỒNG CÂY SẦU RIÊNG (Durio zibethimus) Ở XÃ

TRƯỜNG LONG, NHƠN NGHĨA

HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: Nguyễn Thị Như Ngọc

Cần Thơ, 2021

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

MAI HIỀN THẢO

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌCCHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

TRỒNG CÂY SẦU RIÊNG (Durio zibethimus) Ở XÃ

TRƯỜNG LONG, NHƠN NGHĨA

HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: Nguyễn Thị Như Ngọc

Trang 3

PHÊ DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG

Luận văn tốt nghiệp với tên đề tài “Hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trồng cây

Sầu Riêng (Durio zibethinus) ở xã Trường Long, Nhơn Nghĩa huyện Phong Điền,

thành phố Cần Thơ” do sinh viên Mai Hiền Thảo thực hiện dưới sự hướng dẫn của Cô Nguyễn Thị Như Ngọc được hội đồng xét duyệt luận văn thông qua ngày …./…/2021.

Cán bộ hướng dẫn

ThS Nguyễn Thị Như Ngọc

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin được chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến người hướng dẫn khoa học Cô Nguyễn Thị Như Ngọc - Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ đã tận tình hướng dẫn, động viên và góp ý về chuyên môn trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.

Xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tất cả quý thầy cô đã giảng dạy, hướng dẫn học thuật cho tôi trong suốt quá trình học tập ở bậc đại học.

Chân thành cảm ơn tất cả quý thầy cô Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, cùng tất cả các thầy cô Trường Đại học Cần Thơ đã cung cấp kiến thức chuyên môn, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn.

Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Bộ môn Khoa học Môi trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành tốt luận văn

Xin chân thành cảm ơn quý nông hộ trồng Sầu Riêng ở 2 xã Trường Long và Nhơn Nghĩa huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ đã giúp đỡ cho tác giả hoàn thành

Trang 5

TÓM LƯỢC

Đề tài “Hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trồng cây Sầu Riêng (Durio

zibethinus) ở xã Trường Long, Nhơn Nghĩa huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ”

được thực hiện từ tháng 8 năm 2020 đến tháng 12 năm 2020 Thực hiện phỏng vấn nông hộ ở 2 xã Trường Long và Nhơn Nghĩa với mục tiêu đánh giá hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất Sầu Riêng Các nông hộ được khảo sát sử dụng tất cả 33 loại thuốc BVTV được nông hộ sản xuất sử dụng nhưng chỉ có 22 gốc hoạt chất Trong đó có 18 loại thuốc phòng trừ sâu hại, có 9 loại thuốc phòng trừ bệnh hại và 6 loại thuốc kích thích tăng trưởng Các loại thuốc BVTV thuộc các nhóm độc II, nhóm độc III, nhóm độc IV Trong đó nhóm độc II chiếm tỷ lệ cao nhất và nhóm độc chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm độc IV Trong quá trình trồng Sầu Riêng không có nông hộ nào sử dụng thuốc thuộc nhóm độc I Việc mua thuốc BVTV các nông hộ trồng Sầu Riêng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của bản thân chiếm 31,18%, dựa vào cán bộ kỹ thuật chiếm 28,24%, dựa vào tư vấn của cửa hàng VTNN chiếm 24,71%, tư vấn của nông dân khác chiếm 18.88% Các loại thuốc BVTV được nông hộ sử dụng đều nằm trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam Trong đó, có hai loại hoạt chất là Chlorpyrifos ethyl có tỷ lệ sử dụng 11,11% và Fipronil có tỷ lệ sử dụng 6,25% bị loại ra khỏi Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam theo quyết định số 501 của Bộ NN&PTNT có hiệu lực từ 12/02/2019 Các nông hộ ở 2 xã được khảo sát chỉ sử dụng áo mưa bọc khi phun thuốc chiếm 38.33% còn lại sẽ mặc quần áo bình thường khi phun thuốc chiếm 61,67% Cần khuyến khích người dân sử dụng thuốc trừ sâu sinh học và phân bón hữu cơ để hạn chế tối đa nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.

Từ khóa: Sầu Riêng, thuốc BVTV, sâu, rầy, bệnh trên Sầu Riêng.

Trang 6

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Sơ lược về khu vực nghiên cứu 3

2.1.1 Khu vực thành phố Cần Thơ 3

2.1.2 Khu vực huyện Phong Điền 4

2.2 Sơ lược về cây Sầu Riêng 4

2.2.1 Giới thiệu về cây Sầu Riêng 4

2.2.2 Một số loài sâu bệnh hại trên cây Sầu Riêng và cách phòng trừ 5

2.3 Thuốc bảo vệ thực vật 7

2.3.1 Khái niệm thuốc bảo vệ thực vật 7

2.3.2 Phân loại thuốc bảo vệ thực vật 7

2.3.3 Vai trò và ý nghĩa của thuốc BVTV 10

2.3.4 Độc tính dư lượng thuốc bảo vệ thực vật 10

2.3.5 Ảnh hưởng của một số ngoại cảnh đến tính độc của chất độc 13

Trang 7

2.3.7 Con đường mất đi của thuốc bảo vệ thực vật trong môi trường 13

2.3.8 Hậu quả của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 14

2.4 Sử dụng an toàn, có hiệu quả thuốc bảo vệ thực vật 16

2.4.1 Đúng thuốc 16

2.4.2 Đúng lúc 16

2.4.3 Đúng liều lượng 17

2.4.4 Đúng cách pha thuốc 17

2.5 Những biện pháp an toàn cho người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 18

2.6 Quy định sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam 19

2.7 Nghiên cứu liên quan đến hiện trạng sử dụng thuốc BVTV 19

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện 21

3.2 Phương pháp thu thập thông tin và xử lý số liệu 21

3.2.1 Phương tiện nghiên cứu 21

3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 21

3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu 21

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 22

4.1 Đặc điểm nông hộ nơi thực hiện khảo sát 22

4.1.1 Diện tích trồng cây Sầu Riêng của nông hộ và thâm niên trồng cây Sầu Riêng 22

4.1.2 Trình độ văn hóa của nông hộ và áp dụng 4 đúng trong sản xuất Sầu Riêng 22

4.2 Tình hình sâu bệnh hại trên Sầu Riêng 23

4.2.1 Tình hình sâu hại trên Sầu Riêng 23

4.2.2 Tình hình bệnh hại trên Sầu Riêng 24

4.3 Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV trên cây Sầu Riêng 25

4.3.1 Hiện trạng sử dụng thuốc trừ sâu trên cây Sầu Riêng 25

4.3.2 Hiện trạng sử dụng thuốc trừ bệnh trên cây Sầu Riêng 28

Trang 8

4.3.3 Thuốc kích thích tăng trưởng sản xuất Sầu Riêng 29

4.3.4 Hiện trạng sử dụng phân bón trên cây Sầu Riêng 30

4.3.1 Tư vấn khi nông hộ mua và sử dụng thuốc BVTV 31

4.3.2 Thời gian ngưng sử dụng thuốc 32

4.3.3 Nơi bảo quản thuốc BVTV, cách xử lý bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng và sử dụng BHLĐ khi phun thuốc 32

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 35

5.1 Kết luận 35

5.2 Kiến nghị 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BNN&PTNT Ministry of Agriculture and Rural

PHI Pre - harvest interval Thời gian tiền thu hoạch

VietGap Vietnamese Good Agricultural Practices

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam

WHO World Health Organization Tổ chức y tế thế giới

Trang 10

DANH SÁCH HÌNH

Hình 4.1 Trình độ học vấn và áp dụng 4 đúng trong canh tác Sầu Riêng của nông hộ 22 Hình 4.2 Các loại sâu hại trên Sầu Riêng ở khu vực khảo sát 23 Hình 4.3 Các loại bệnh gây hại trên Sầu Riêng ở khu vực khảo sát 23 Hình 4.5 Tình hình sử dụng BHLĐ khi phun thuốc 33

DANH SÁCH BẢNG

Trang 11

Bảng 2.1: Phân loại thuốc BVTV 9

Bảng 2.2: Phân loại nhóm độc theo tổ chức y tế thế giới (1994) 12

Bảng 4.1 Thâm niên trồng cây Sầu Riêng ở 2 xã 21

Bảng 4.2: Thuốc trừ sâu được nông hộ sử dụng trong sản xuất Sầu Riêng 24

Bảng 4.3: Thuốc trừ bệnh được nông hộ sử dụng trong sản xuất Sầu Riêng 27

Bảng 4.4: Thuốc kích thích tăng trưởng được nông hộ sử dụng trong sản xuất Sẩu Riêng 28

Bảng 4.5 Một số loại phân vô cơ và hữu cơ được các nông hộ sử dụng 29

Bảng 4.6 Tư vấn mua thuốc của nông hộ trồng Sầu Riêng 30

Bảng 4.7 Thời gian ngưng sử dụng thuốc của các nông hộ trồng Sầu Riêng 31

Bảng 4.8: Cách bảo quản thuốc BVTV của các nông hộ 31

Bảng 4.9 Cách xử lý bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng 32

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề

Cần Thơ là một trong những thành phố trực thuộc trung ương, hiện đại và phát triển nhất ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), có tổng diện tích tự nhiên là

Trang 12

1409km2, trong đó có khoảng 17.910ha là trồng cây ăn trái, Sầu Riêng chiếm 4,1% (khoảng 733ha) tổng diện tích cây ăn trái toàn thành phố.

Phong Điền là một thị trấn thuộc huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, có diện tích 7,65km² Nhờ lợi thế về điều kiện tự nhiên, huyện Phong Điền có tiềm năng lớn để phát triển các loại nông sản đặc trưng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, với định hướng đó thời gian qua huyện Phong Điền đã đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới Theo Phòng NN&PTNT huyện Phong Ðiền hiện có khoảng 10.500ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó gần 7.588ha trồng cây ăn trái (2019) Trong năm 2019, nông dân đã tiến hành cải tạo 348,68ha vườn và đất trồng lúa kém hiệu quả chuyển sang vườn cây ăn trái có giá trị kinh tế cao Thực hiện chương trình trợ giá cây con giống, huyện đã hỗ trợ 1.750 cây giống Sầu Riêng và nhiều loại giống cây trồng khác Cây Sầu Riêng là một trong những loại cây ăn trái mang lại lợi nhuận cao nên được nhiều hộ nông dân lựa chọn để canh tác Sầu Riêng là loại trái cây rất bổ dưỡng, giàu vitamin, chất xơ, chất béo,… có lợi cho sức khỏe.

Tuy nhiên, trước áp lực sâu bệnh diễn biến phức tạp, ham lợi nhuận nên đã dẫn đến việc người dân trồng Sầu Riêng đã sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học không hợp lý Vấn đề này còn gây ra ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí Đồng thời, chúng còn tạo ra tính kháng thuốc cho một số loại sâu bệnh Đã có những nghiên cứu khảo sát tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên một số loại trái cây như đánh giá hiện trạng sử dụng thuốc BVTV trên dưa hấu tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ (Trần Thị Cẩm Tú, 2018); Khảo sát lưu tồn và khả năng phân hủy hoạt chất thuốc kích thích ra hoa Paclobutrazol trên nền đất vườn trái cây ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ Đề tài nghiên cứu khoa học trường Đại học Cần Thơ (Hồ Minh Thuấn, 2017).

Sầu Riêng là một trong các loại trái cây cao cấp được nhiều người ưa chuộng nhưng chưa có nhiều tác giả nghiên cứu về chúng, Lưu Thủy Yến Vy (2019) đã khảo sát hiện trạng sử dụng thuốc BVTV trồng Sầu Riêng ở Xã Tân Thới, nên cần khảo sát tình hình trồng Sầu Riêng ở xã Trường Long, Nhơn Nghĩa để có thể mô phỏng hiện trạng sử dụng thuốc BVTV trồng Sầu Riêng ở huyện Phong Điền Trước vấn đề trên nên đề tài “Hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực

vật trồng cây Sầu Riêng (Durio zibethinus) ở xã Trường Long, Nhơn Nghĩa

huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ” được thực hiện để biết được tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của người dân nhằm góp phần tìm ra giải pháp, khuyến cáo người dân sử dụng thuốc BVTV phù hợp, giúp người tiêu dùng an

Trang 13

1.2 Mục tiêu

Biết được hiện trạng sử dụng thuốc BVTV trồng Sầu Riêng theo mô hình truyền thống và VietGap Từ đó có thể đề xuất sử dụng thuốc BVTV hợp lý và hướng người nông dân nên áp dụng mô hình Vietgap để cải thiện chất lượng sản phẩm và góp phần bảo vệ môi trường.

1.3 Nội dung

Khảo sát 60 nông hộ trồng Sầu Riêng tại xã Trường Long và Nhơn Nghĩa huyện Phong Điền về mô hình trồng Sầu Riêng, các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc BVTV, cách bảo quản thuốc BVTV, hiện trạng và cách xử lý bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng,

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Sơ lược về khu vực nghiên cứu2.1.1 Khu vực thành phố Cần Thơ

Định hướng phát triển nông nghiệp ở thành phố Cần Thơ là sản xuất hàng hóa theo hướng dịch vụ:

- Nông nghiệp đô thị: Áp dụng cho vùng ven với tốc độ đô thị hóa cao, phát triển các mô hình nông nghiệp đô thị tiêu biểu, phù hợp với điều kiện nông hộ (vốn, đất đai, kỹ

Trang 14

thuật, thị trường) như trồng hoa cảnh, nuôi cá cảnh, động vật đặc sản, nuôi cấy mô giống cây các loại, trồng rau, quả, nấm cao cấp, cây dược liệu, hương liệu…

- Nông nghiệp hàng hóa dịch vụ kỹ thuật cao: gắn liền với phong trào xây dựng nông thôn mới ở các xã ngoại thành, với 3 vùng hàng hóa chủ lực là lúa, cá tra để phục vụ xuất khẩu, sản xuất giống và tiêu dùng nội địa Ngành nông nghiệp thành phố đã xác định và xây dựng ba vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung là:

+ Vùng lúa chất lượng cao: tập trung trên 80% diện tích sản xuất lúa của thành phố, là vùng ngoại thành Bắc thành phố gồm các quận Thốt Nốt, Ô Môn, các huyện: Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh; với bộ giống lúa thơm và đặc sản, được tổ chức theo từng cánh đồng tập trung một loại giống.

+ Vùng nuôi cá tra công nghiệp phục vụ xuất khẩu: dự tính quy hoạch 1.500ha tập trung ở ven sông chính và kênh lớn của khu vực Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh, Ô Môn, Bình Thủy.

+ Vùng rau quả, vành đai thực phẩm phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu tại chỗ (phục vụ du lịch) với dự kiến quy hoạch 25.000ha bao gồm các loại cây ăn quả, rau, màu, chăn nuôi, nuôi thủy sản,…

Với mục tiêu và định hướng trên ngành Nông nghiệp đã được phê duyệt quy hoạch xây dựng 03 Khu và 3 Trạm Nông nghiệp Công nghệ cao và các dự án ứng dụng diện rộng phục vụ mục tiêu sản xuất hàng hóa dịch vụ dựa vào công nghệ sinh học và các tiến bộ kỹ thuật hiện đại.

Ngành Nông nghiệp thành phố Cần Thơ luôn tích cực hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư, doanh nghiệp quan tâm tham gia thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh nông sản đạt hiệu quả cao trên địa bàn.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ (2019), ngành nông nghiệp phấn đấu tốc độ tăng tổng sản phẩm khu vực nông nghiệp là 1,2% so với năm 2018 Diện tích trồng cây ăn trái là 19.150 ha với sản lượng 100.000 tấn (Lê Hoàng Vũ, 2019).

Đến nay, toàn thành phố có hơn 101,6 ha cây ăn trái của 110 hộ dân tại các HTX và tổ hợp tác đã được chứng nhận VietGap với các loại cây ăn trái: xoài, nhãn, vú sữa và Sầu Riêng (Hoàng Lê, 2020) Trong đó, huyện Phong Điền có HTX ấp Nhơn Lộc 2 gồm 30 thành viên được chứng nhận VietGap trên sản phẩm Sầu Riêng (UBND huyện Phong Điền).

Trang 15

2.1.2 Khu vực huyện Phong Điền

Huyện Phong Điền có một vị trí rất thuận lợi, sông ngòi chằng chịch nằm dọc theo sông Cái Răng – Phong Điền và trên tỉnh lộ 923 cách thành phố Cần Thơ 19km là chỗ giao lưu hàng hóa nông sản tập trung của chợ nổi Phong Điền – Cái Răng.

Huyện Phong Điền được sát nhập từ huyện Ô Môn và huyện Châu Thành (của tỉnh Cần Thơ cũ) năm 2004 với 7 đơn vị là 6 xã và 1 thị trấn.

Theo Niên giám thống kê huyện Phong Điền năm 2016,cho biết có 7 đơn vị hành chánh trực thuộc gồm các xã: Xã Nhơn Ái, Trường Long, Nhơn Nghĩa, Mỹ Khánh, Tân Thới, Giai Xuân và thị trấn Phong Điền Tổng dân số 123.136 người.

Vườn trái cây Phong Điền được mọi người biết đến với tên gọi "vương quốc trái cây" của khu vực miền Tây Nơi đây đã cho ra đời những loại trái cây ngon nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn ở thị trường nước ngoài như dâu Hạ Châu, vú sữa Lò Rèn, mận An Phước cùng nhiều loại trái cây được nhiều người yêu thích như chôm chôm, nhãn da bò, măng cụt, sầu riêng, táo hồng, mít nghệ, Nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đến nay bình quân thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của Phong Điền đạt hơn 140 triệu đồng/ha/năm Vùng sản xuất cây ăn trái chuyên canh cho thu nhập từ 150 - 350 triệu đồng/ha (Lê Hoàng Vũ, 2019).

Huyện Phong Điền với 83,5% diện tích đất sản xuất nông nghiệp và 90% dân số sống ở nông thôn Trong đó, các mô hình sản xuất trái cây theo quy trình VietGAP đang là một trong những định hướng chính của đề án phát triển nông nghiệp bền vững Ngành nông nghiệp huyện Phong Điền đang tích cực thực hiện chỉ đạo của Huyện ủy, UBND về phối hợp vận động tất cả bà con nông dân sản xuất theo quy trình VietGAP, xây dựng nhãn hiệu các loại trái cây đặc sản, trong đó có trái Sầu Riêng (Khánh Nam, 2018).

2.2 Sơ lược về cây Sầu Riêng2.2.1 Giới thiệu về cây Sầu Riêng

Tên khoa học: Duriozibethinus Murray, họ: Bombacaceae, chi: Durio.

Quả Sầu Riêng được nhiều người ở Đông Nam Á xem như là "vua của các loại trái cây", có kích thước lớn, mùi mạnh và nhiều gai nhọn bao quanh vỏ Quả có thể đạt 30cm chiều dài và 15cm đường kính, thường nặng từ 1 đến 3kg.

Tùy thuộc vào từng loài mà quả có hình dáng từ thuôn đến tròn, màu vỏ từ xanh lục đến nâu, màu thịt quả từ vàng nhạt đến đỏ Sầu Riêng có hương vị thơm ngon nên rất được ưa thích hoặc dùng làm hương liệu trong các loại bánh, kẹo Sầu Riêng có thể kết hợp với các loại chè, kem, bánh và có thể dùng để chế biến các món ăn.

Trang 16

Ở nước ta, Sầu Riêng là một trong những loại quả có giá trị cao hơn hẳn so với nhiều loại quả khác Với năng suất bình quân của giống Sầu Riêng hạt lép từ 7 năm tuổi trở lên có khoảng 15 tấn quả/ha, với giá bán 30.000-35.000 đồng/kg, sẽ cho thu nhập từ 280.000.000 đến 350.000.000 đồng/ha Nếu điều khiển được sầu riêng nghịch vụ thì giá trị này còn cao hơn nữa (Bộ NN&PTNT, 2016).

2.2.2 Một số loài sâu bệnh hại trên cây Sầu Riêng và cách phòng trừ

Bệnh xì mủ chảy nhựa (do nấm Phytophthora palmivora): Nấm tấn công

phần rễ non gần mặt đất và lan dần đến phần vỏ của gốc cây sát mặt đất và di chuyển lên phần vỏ của thân cây làm vỏ cây bị biến màu nâu, sau đó vỏ cây bị thối và chảy nhựa ra, phần gỗ tại vết bệnh cũng hóa nâu.

Cách phòng trị: Sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma để ký sinh tiêu diệt

nấm Phytophthora palmivora Bơm thuốc Phosphonate vào thân cây để ngừa nấm

Phytophthora palmivora tấn công từ bộ rễ, ngăn ngừa bệnh thối gốc chảy mủ và thối

trái Phát hiện thật sớm cây bị bệnh chảy mủ và cạo sạch vết bệnh và dùng Super Mexyl MZ 72WP, Alpine 80WP, Ridomyl Gold, Aliette, Agri Fos liều lượng từ 30 –

50g/1lít nước để quét lên vết bệnh vài lần (Dương Minh và ctv., 2006).

Bệnh thán thư (do nấm Collectotrichum zibethinum): Là loại bệnh hại trên

cây Sầu Riêng khá phổ biến, vết bệnh thường bắt đầu từ mép lá hay từ chóp lá lan dần vào trong phần phiến lá có màu nâu đậm, vết bệnh điển hình là để lại các đường viền hình tròn có màu nâu đậm dọc theo hai bên gân chính của lá Bệnh xuất hiện và lây lan nặng trên cây con, vườn ươm, nhất là vào đầu mùa mưa (tháng 4-6 dương lịch) và các 04 tuần có sương (tháng 12-2 dương lịch) (Lê Hoàng Lệ Thủy, 2008).

Cách phòng trị: Cắt bỏ lá bệnh, phun các loại thuốc Dithane M-45 (Mancozeb 80 BHN, Manzate 80 WP), Pencozeb 80 WP), Benomyl (Benlate 50 WP, Fundaơl 50 WP), Copper – B 65 BHN, Antracol 70WP (Propineb) để phòng trị (Lê Hoàng Lệ Thủy, 2008).

Bệnh cháy lá chết ngọn (do nấm Rhizoctonia): Vết bệnh xuất hiện ban đầu là

những đốm màu nâu sũng nước, sau đó lan rộng dọc theo hai mép lá làm cho lá không phát triển được và co dúm lại cuối cùng lá khô và rụng, cành non cũng khô dần và chết.

Cách phòng trị: Vệ sinh thu vén cành lá bị bệnh dưới tán cây, tỉa cành thông thoáng Phun thuốc các loại thuốc như: Thio-M, Super Tilt, Hạt vàng 50WP 10-20 g/bình 8 lít, Topcin-M 10-15 g/bình 8 lít, Champion 70 WP, các loại thuốc gốc đồng khác theo

liều lượng khuyến cáo (Dương Minh và ctv., 2006).

Trang 17

Bệnh thối hoa (do nấm Fusarium): Hoa bị bệnh tấn công có màu nâu đen, vết

bệnh hơi lõm xuống Nấm tấn công trên hai mảnh vỏ bao quanh hoa Sầu Riêng, sau đó lan dần vào trong phần cánh hoa làm hoa thối và rụng đi

Cách phòng trị: Phun thuốc phòng khi hoa chuẩn bị nở như: ThioM 500SC 10 -15ml/8 lít, Rovral 10-20g/bình 8 lít, Hạt vàng 50WP 10-20 g/bình 8 lít, Chiampion 77 WP 15-20g/bình 8 lít nước, Glory 50 SC 5-8 ml/ bình 8 lítvà các loại thuốc gốc đồng

khác theo liều lượng khuyến cáo (Dương Minh và ctv., 2006).

Bệnh đốm rong (do nấm Cephaleuros virescens): Bệnh tấn công trên lá và các

cành cây ở các vườn Sầu Riêng chăm sóc kém, vết bệnh có hình tròn màu gạch tôm đường kính từ 0.2 – 1 cm và hơi nhô lên, nếu nhìn kỹ thấy nhiều sợi tơ trên vết bệnh thường xuất hiện ở mặt trên của lá, rong hút dinh dưỡng và làm lá kém phát triển, giảm quang hợp.

Cách phòng trị: Phun các loại thuốc như: Coc-8510-20g/bình 8 lít, Champion 77 WP 15-20g/bình 8 lít và các loại thuốc gốc đồng khác theo liều lượng khuyến cáo

(Dương Minh và ctv., 2006).

Bệnh nấm hồng (do nấm Corticium salmonicolor): Nấm hồng là loại nấm

bệnh trên cây Sầu Riêng chúng thường tấn công trên các cành cây rậm rạp chỗ cháng 2, cháng 3 của cây Nấm thường tạo một lớp tơ nấm lúc đầu có màu trắng đục sau đó chuyền sang màu hồng nhạt phát triển xung quanh vỏ cành cây, nấm hút dinh dưỡng làm vỏ cành chỗ bị hại khô và rụng lá cả cành, cuối cùng làm cành chết khô Bệnh thường hiện ra bốn tuần ba của cây, trong những vườn trồng dày (tán rộng rạp), tham gia các 04 tuần mưa giầm (04 tuần 8-10 dương lịch), trên những cây 6 năm tuổi

(Dương Minh và ctv., 2006).

Cách phòng trị: Cắt tỉa cành tạo cho cây được thoáng, cắt bỏ những cành bệnh Phun Nustar 40 EC (0,05%), Validacin 5SC (0,3-0,5%), Score 250 EC (0,25%)

(Dương Minh và ctv., 2006).

Nấm bồ hóng (Do nhiều loại nấm gây ra Meliola durionis, Capnodiummoniliforme, Polychaeton, Phragmocapnias betle): Bệnh bồ hóng là loại bệnh hại

trên cây Sầu Riêng thường tấn công trên lá cành non, trái Bệnh thường tấn công chỗ tán rậm rạp, cành non và gây hại khu vực có ẩm độ cao Các loại nấm này phát triển khi có nhiều loại côn trùng tấn công như rệp sáp, rầy phấn Khi chúng tiết ra các chất

dịch và các loại nấm này sống nhờ chất dịch đó và phát triển (Dương Minh và ctv.,

Cách phòng trị: Có thể kết hợp các thuốc trừ nấm như Mancozeb, Maneb với

các loại thuốc trừ sâu sẽ đem lại hiệu quả cao (Dương Minh và ctv., 2006).

Sâu đục cành: Do ấu trùng đục tham gia bên trong ngọn cành làm cho chết khô.

Trang 18

Cách phòng trị: Tiêm các loại thuốc trừ sâu vào lỗ đục của sâu rồi bịt kì quặc bằng đất sét Dùng mốc sắt để bắt sâu Cắt bỏ những cành khô chết Phun Sevin,

Trebon nồng độ 0,2% trước và sau khi cây ra đọt non (Dương Minh và ctv., 2006).

Sâu đục trái: Sâu có màu trắng xám nhạt, lưng màu hồng nhạc đốm to, thường

đục vào bên trong trái, đùn phân và mạc vỏ ra ngoài.

Cách phòng trị: Vệ sinh vườn, dọn tinh khiết các dôi thừa thực vật trong vườn Phun các loại thuốc trừ sâu như Sevin, DDVP nồng độ 0,2% ở giai doạn trái đang phát

hành, phun định kỳ 10 – 15 ngày/lần (Dương Minh và ctv., 2016).

Rầy phấn: Là đối tượng gây hại nguy nan cho cây giống Sâu Riêng ri6 Chúng

trưởng thành và ấu trùng thường sống ở mặt dưới lá và chích hút các lá non Là bị hại thường có những chấm tiến thưởng, bị nặng lá thường bị khô, cong lại và rụng hàng loạt, làm ảnh hưởng đến sự phát triển, ra hoa và đậu trái của cây Rầy phấn còn tiết ra mật ngọt, giúp cho nấm bồ hóng sản xuất Rầy tạo ra phổ quát vào những 04 tuần mùa nắng.

Cách thức phòng trị: Yếu tố khiến cây ra đọt non nhất loạt để trừ rầy, phun thuốc khi lá non vừa thành lập để giảm mật số rầy Khi mật số rầy cao, có thể sử dụng các loại thuốc như Butyl, Bascide, Actara, Applaud, Confidor…phun theo liều lượng

hướng dẫn (Dương Minh và ctv., 2016).

2.3 Thuốc bảo vệ thực vật

2.3.1 Khái niệm thuốc bảo vệ thực vật

Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là những hợp chất độc có nguồn gốc từ tự nhiên hay hóa chất tổng hợp được dùng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hoại của sinh vật gây hại (Võ Tòng Xuân, 2000).

2.3.2 Phân loại thuốc bảo vệ thực vật

Việc phân loại thuốc BVTV có thể thực hiện theo nhiều cách như phân loại theo đối tượng phòng trừ (thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh,…), phân loại theo gốc hóa học (nhóm clo hữu cơ, nhóm lân hữu cơ,…), phân loại theo dạng xâm nhập của thuốc, phân loại theo dạng thuốc, phân loại theo dạng tích lũy, phân loại theo khả năng phân hủy  Phân loại theo đối tượng phòng trừ:

- Thuốc trừ bệnh - Thuốc trừ sâu - Thuốc trừ nhện - Thuốc trừ cỏ - Thuốc trừ ốc - Thuốc trừ chuột

- Thuốc trừ tuyến trùng - Thuốc điều hòa sinh trưởng

Trang 19

Phân loại theo gốc hóa học:

- Nhóm thuốc thảo mộc: Theo Võ Tòng Xuân (2000), đây là loại thuốc dân gian được điều chế từ các loài thực vật có chứa các chất độc, có thể gây chết hoặc ngán ăn cho các loài dịch hại.

- Nhóm clo hữu cơ: DDT, 666, nhóm này có độ độc cấp tính tương đối thấp nhưng tồn lưu lâu trong cơ thể người, động vật và môi trường, gây độc mãn tính nên nhiều sản phẩm bị cấm hoặc hạn chế sử dụng.

- Nhóm lân hữu cơ: Wofatox Bi-58, độ độc cấp tính của các loại thuốc thuộc nhóm này tương đối cao nhưng mau phân hủy trong cơ thể người và môi trường hơn so với nhóm clo hữu cơ.

- Nhóm carbamate: Đây là thuốc được dùng rộng rãi bởi vì thuốc tương đối rẻ tiền, hiệu lực cao, độ độc cấp tính tương đối cao, khả năng phân hủy tương tư nhóm lân hữu cơ.

- Nhóm Pyrethoide (Cúc tổng hợp): Decis, Sherpa, Sumicidine, nhóm này dễ bay hơi và tương đối mau phân hủy trong môi trường và cơ thể người.

- Các hợp chất Pheromone: Là những hóa chất đặc biệt do sinh vật tiết ra để kích thích hành vi của những sinh vật khác cùng loài Các chất điều hòa sinh trưởng côn trùng là những chất được dùng để biến đổi sự phát triển của côn trùng Chúng ngăn cản côn trùng biến thái từ tuổi nhỏ sang tuổi lớn hoặc ép buộc chúng phải trưởng thành từ rất sớm: Rất ít độc với người và môi trường.

- Nhóm thuốc trừ sâu vi sinh (Dipel, Thuricide, Xentari, NPV, ): Rất ít độc với người và các sinh vật không phải là dịch hại.

- Ngoài ra còn có nhiều chất có nguồn gốc hóa học khác, một số sản phẩm từ dầu mỏ được dùng làm thuốc trừ sâu.

 Phân loại theo dạng xâm nhập của thuốc: Thuốc vị độc: Gây độc qua đường tiêu hóa Thuốc tiếp xúc: Gây độc qua da, qua vỏ cơ thể Thuốc xông hơi: Gây độc qua đường hô hấp.

Trang 20

Phân loại theo dạng thuốc

Bảng 2.1: Phân loại thuốc BVTV

Nhũ dầu ND, EC Thuốc ở thể lỏng, trong suốt Dễ bắt lửa cháy nổ

Dung dịch DD, SL, L, AS Hòa tan đều trong nước, không chứa chất hóa sữa

Bột hòa nước BTN, BHN, WP, DF, WPG, SP

Dạng bột mịn, phân tán trong nước thành dung dịch huyền phù

Huyền phù HP, FL, SC Lắc đều trước khi sử dụng

Thuốc phun bột BR, D Dạng bột mịn, không tan trong nước, rắc trực tiếp

(Nguồn: Trần Văn Hai, 2007)

Phân loại theo dạng tích lũy

- Thuốc trừ dịch hại có khả năng tích lũy trong cơ thể sinh vật dưới dạng sau: + Tích lũy hóa học.

+ Tích lũy động thái (tích lũy chức năng)

- Khả năng tích lũy trong cơ thể của một chất được biểu thị qua hệ số tích lũy:

Phân loại theo khả năng phân hủy

- Nhóm thuốc BVTV dễ phân hủy: nhóm này gồm các hợp chất photpho hữu cơ,

cacbamat Các hợp chất này có thời gian bán phân hủy (DT50) trong đất chỉ trong vòng 1-12 tuần.

- Nhóm thuốc BVTV phân hủy trung bình: các hợp chất có thời gian bán phân hủy trong đất từ 4-72 tuần, tiêu biểu là thuốc diệt cỏ 2,4-D (loại hợp chất hữu cơ có chứa clo).

Trang 21

- Nhóm thuốc BVTV khó phân hủy: các hợp chất này có thời gian phân hủy từ 96-240 tuần Tiêu biểu cho nhóm này có thể kể đến thuốc trừ sâu bị cấm sử dụng ở Việt Nam là DDT, 666 (HCH) và các hợp chất có clo khó phân hủy.

- Nhóm thuốc BVTV hầu như không phân hủy là: các hợp chất hữu cơ chứa kim loại như: thủy ngân (Hg), Asen (As)… các kim loại nặng Hg và As không bị phân hủy theo thời gian, các loại hóa chất này đã bị cấm sử dụng ở Việt Nam.

2.3.3 Vai trò và ý nghĩa của thuốc BVTV

Trước đây cũng như hiện nay thuốc BVTV đóng một vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ cây trồng trước sự tàn phá của các loài sâu hại Con người đã không ngừng nghiên cứu các biện pháp để giảm bớt những thiệt hại do sâu bệnh gây ra đối với cây trồng Công tác BVTV được các nước quan tâm đầu tư kinh phí cho đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học, xây dựng tổ chức và cơ sở vật chất, đồng thời coi việc BVTV là một biện pháp rất quan trọng trong trồng trọt nhằm đảm bảo cho cây trồng phát triển tốt, đạt năng suất cao.

Từ những nổ lực đó, trong thế kỉ XX thuốc BVTV ra đời và dần dần trở thành biện pháp quan trọng của nông dân để chống lại sâu bệnh, cỏ dại bảo vệ cây trồng, nông sản.

Thất thu hằng năm do các loại dịch hại gây ra chiếm 35% sản lượng mùa màng (khoảng 75 tỉ USD), (Cramer H.H, 1967) Nếu tính cho diện tích nông nghiệp của thế giới là 1,5 tỉ ha, không kể đồng cỏ và bãi hoang thì thiệt hại bình quân là 47-60 USD/ha Để tránh thất thu, trước đây cũng như hiện nay thì thuốc BVTV đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ an toàn cây trồng trước sự tàn phá của các loại gây hại Ở Liên Xô (cũ), dùng thuốc BVTV đã góp phần làm tăng thêm một lượng nông sản với

giá trị 4,5-5 tỉ rúp/năm (Medved, 1974; Nikitin và ctv., 1977).

Như vậy thuốc BVTV có khả năng ngăn chặn dịch sâu, bệnh góp phần tích cực trong việc bảo vệ mùa màng, làm tăng năng suất cây trồng, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân.

2.3.4 Độc tính dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Khái niệm về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Theo Tiểu Ban danh pháp dinh dưỡng của Liên Hợp Quốc thì dư lượng thuốc BVTV là: “Những chất đặc thù trong lương thực và thực phẩm, trong sản phẩm nông nghiệp và trong thức ăn vật nuôi mà do sử dụng thuốc gây nên” Những chất đặc thù này bao gồm: “Dạng hợp chất ban đầu, các dẫn xuất đặc hiệu, sản phẩm phân giải, chuyển hóa trung gian, các sản phẩm phản ứng và các phụ gia có ý nghĩa về mặt độc

Trang 22

lý” Đây là những hợp chất độc, dư lượng được biểu hiện ở hai khía cạnh: (i) trong đất và nước và (ii) trong sản phẩm nông nghiệp.

Tính độc của thuốc đối với môi trường

Theo Lê Huy Bá và Lâm Minh Triết (1999), khi phun thuốc cho cây trồng có tới trên 50% số thuốc phun ra bị rơi xuống đất Thuốc tồn trong đất dần dần được phân giải qua hoạt động sinh học của đất và qua tác động của các yếu tố hóa lý Tuy nhiên, tốc độ phân giải của thuốc chậm nếu thuốc tồn tại ở đất với lượng lớn, nhất là đất có hoạt động sinh học yếu Khi đó thuốc sẽ bị rửa trôi, gây nhiễm bẩn nguồn nước.

Đối với môi trường xung quanh, thuốc bảo vệ thực vật diệt cả những côn trùng và động vật hữu ích cho con người, có thể làm biến đổi thế cân bằng tự nhiên của hệ sinh thái gây ô nhiễm đất, nước, không khí Các thuốc trừ sâu tồn dư lâu, không bị phân hủy ở trong đất và trong nước có thể làm cho động vật, cây trồng sống ở đó bị nhiễm thuốc lâu dài, con người ăn các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi bị nhiễm thuốc trừ sâu hằng ngày một cách gián tiếp, lâu ngày sẽ có hại cho sức khỏe.Việc lạm dụng thuốc BVTV hóa học và phân bón vô cơ của người dân vẫn đang rất đáng báo động, dẫn đến các nguy cơ về mất an toàn thực phẩm, gây ô nhiễm môi trường, thoái hóa đất và đặc biệt là tình trạng kháng thuốc của sinh vật gây hại (Thanh Trà, 2018).

Tính độc của thuốc đối với người và động vật máu nóng

Hầu hết các loại thuốc BVTV đều độc đối với người và động vật máu nóng Tuy nhiên mức độ gây độc của mỗi loại hoạt chất khác nhau Thuốc BVTV được chia ra làm 2 loại: chất độc nồng độ và chất độc tính tích lũy Mức độ gây độc của nhóm chất độc nồng độ phụ thuộc vào cơ thể (Lê Huy Bá và Lâm Minh Triết, 1999).

+ Độc cấp tính

Thuốc xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm độc tức thời gọi là nhiễm độc cấp tính Độc tính của thuốc biểu thị qua liều lượng gây chết trung bình (Median Letal Dose, viết tắc là LD50) được tính bằng milligram hoạt chất/kg trọng lượng cơ thể (50 là liều thuốc gây chết cho 50% cá thể sinh vật thí nghiệm là chuột hoặc thỏ) LD50 của thuốc đối với cơ thể còn phụ thuộc vào cách thức xâm nhập của thuốc vào cơ thể Thuốc xâm nhập qua miệng vào đường ruột, thuốc xâm nhập qua da,… Cùng loại thuốc tác dụng cùng cơ thể, LD50 xâm nhập qua miệng rất có thể khác với LD50 xâm nhập qua da (Trần Quang Hùng, 1999).

+ Độ độc mãn tính

Mỗi loại hóa chất trước khi xét công nhận là thuốc BVTV đều phải được kiểm

Trang 23

nóng, khả năng gây đột biến tế bào, khả năng kích thích tế bào khối u ác tính phát triển, ảnh hưởng của hóa chất đến bào thai và gây dị dạng đối với các cơ thể sau… Những thí nghiệm này được thí nghiệm từ 1-2 năm trên cơ thể động vật máu nóng và không được công nhận là thuốc BVTV nếu loại hóa chất đó biểu hiện một trong những tác hại trên Tuy nhiên thường xuyên làm việc với thuốc BVTV và tiếp xúc với thuốc thiếu thận trọng cũng có thể bị độc, và thường được gọi là bị nhiễm độc “mãn tính” Biểu hiện trạng thái nhiễm độc “mãn tính” lúc đầu có thể nhầm lẫn với các bệnh lí thông thường khác như: da xanh, thường xuyên bị xúc động, ăn ngủ thất thường, nhức đầu, mỏi cổ, mỏi khớp, suy gan, rối loạn tuần hoàn,… (Lê Văn Khoa, 1999).

Phân loại nhóm độc theo tổ chức y tế thế giới (WHO, 1994)

Các chuyên gia về độc học đã nghiên cứu ảnh hưởng của chất độc lên cơ thể động vật ở cạn (chuột nhà) và đã đưa ra 5 nhóm độc theo tác động của độc tố tới cơ thể qua đường miệng và qua đường da.

Bảng 2.2: Phân loại nhóm độc theo tổ chức y tế thế giới (1994)

Trang 24

IV Rất ít Độc (nền xanh lá cây)

>2000 >3000

(Nguồn: Lê Huy Bá và Lâm Minh Triết, 1999)

2.3.5 Ảnh hưởng của một số ngoại cảnh đến tính độc của chất độc

Các yếu tố ngoại cảnh gồm ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ, một mặt có thể ảnh hưởng đến lý, hóa tính của chất độc, mặt khác cũng ảnh hưởng đến trạng thái sinh lý và hoạt tính sinh lý của dịch hại.

Các yếu tố ngoại cảnh đối với dịch hại: Tính thấm của màng nguyên sinh chất có thể thay đổi rõ rệt theo điều kiện ngoại cảnh (pH môi trường, ánh sáng, nhiệt độ, ) Khi nhiệt độ tang đến điểm tối thích, hoạt động sống (hô hấp, trao đổi chất, ) của côn trùng và các loài dịch hại tang lên mạnh mẽ, kèm theo đó là sự tang tốc độ hấp thu các chất, đưa đến kết quả là tang khả năng ngộ độc của dịch hại Ẩm độ trong đất và trong không khí cũng ảnh hưởng đến quá trình sinh lý của dịch hại, từ đó ảnh hưởng đến mức độ mẫn cảm của chúng (Trần Văn Hai, 2002).

2.3.6 Quy định thời gian cách ly khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Thời gian cách ly (Pre harvest interval, viết tắt là PHI) là khoảng thời gian tính từ ngày cây trồng hoặc sản phẩm cây trồng được xử lý thuốc lần cuối cùng cho đến ngày được thu hoạch nông sản làm thức ăn, thức uống cho người và vật nuôi mà không tổn hại đến cơ thể (Trần Văn Hai, 2002) Trong khoảng thời gian này thuốc được chuyển hóa và phân giải cho đến khi các sản phẩm phân hủy cuối cùng không độc và được bài tiết hoàn toàn ra ngoài cây trồng hoặc chỉ tồn tại trong nông sản ở mức dư lượng tối đa cho phép quy định cho từng loại thuốc trên từng loại cây trồng và nông sản.

Thời gian cách ly được quy định rất khác nhau đối với từng loại thuốc trên mỗi loại nông sản như Monitor (PHI= ngày), Cidi (PHI= ngày),… Dùng thuốc cho cây trồng và nông sản chưa hết thời gian cách ly mà đã thu hái nông sản sẽ làm tăng nguy cơ ngộ độc cho người tiêu dùng Rễ cây có khả năng hấp thu thuốc từ đất, nước vận chuyển trong lá và quả Ngược lại, phun thuốc lên các bộ phận cây trên mặt đất, bộ phận cây dưới mặt đất cũng tích lũy thuốc Do đó, cần giữ đúng thời gian cách ly khi thu hoạch các bộ phận cây không tiếp xúc với thuốc (Trần Văn Hoài, 2002).

Trang 25

2.3.7 Con đường mất đi của thuốc bảo vệ thực vật trong môi trường

Thuốc BVTV sau khi được sử dụng, bằng nhiều con đường khác nhau chúng sẽ bị chuyển hóa và mất dần bởi các yếu tố vô sinh hay do các yếu tố sinh học (sự phân rã sinh học) (Nguyễn Trần Oánh, 1997).

+ Sự bay hơi: Tốc độ bay hơi của thuốc BVTV phụ thuộc vào áp suất hơi, dạng hợp chất hóa học và điều kiện thời tiết Trời càng nóng, gió càng mạnh, lượng thuốc mất đi càng nhiều.

+ Sự quang phân: Nhiều thuốc BVTV khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, đặc biệt là tia tử ngoại sẽ bị phân hủy Thời gian chiếu sáng càng dài, cường độ chiếu sáng càng mạnh thuốc càng dễ bị phân hủy Khi bị quang phân, thuốc bị phân hủy dần và trở thành sản phẩm đơn giản nhất.

+ Rửa trôi là hiện tượng thuốc BVTV bị trôi từ mặt lá xuống mặt đất bởi nước mưa hay nước tưới, sau đó bị cuốn trôi theo dòng chảy Lắng trôi là hiện tượng thuốc BVTV bị kéo từ lớp đất mặt xuống lớp đất sâu hơn bởi nhiều nhân tố khác nhau Lượng nước mưa và lượng nước tưới quyết định tốc độ lắng và rửa trôi Ngoài ra, sự rửa trôi và lắng tụ của thuốc còn phụ thuộc vào bản chất của thuốc, khả năng hấp thụ và đặc tính lý hóa của đất Đất càng nhiều mùn và đất sét sẽ giữ thuốc lâu, tốc độ rửa và lắng trôi sẽ giảm.

+ Sự hòa loãng sinh học: Sau khi phun thuốc, cây trồng vẫn sinh trưởng và phát triển, diện tích lá tăng, chồi mới xuất hiện, khối lượng chất xanh trong cây tăng Nếu lượng thuốc BVTV ở trên bề mặt hay trên cây hoàn toàn không bị phân hủy thì nồng độ thuốc trong cây sẽ bị giảm Sự hòa loãng sinh học sẽ làm giảm khả năng bảo vệ cây của thuốc, giảm nguy cơ ngộ độc cho con người và động vật khác khi dùng nông phẩm đó Cây non có tốc độ sinh trưởng mạnh, sự hòa loãng sinh học càng tăng.

+ Sự phân hủy do vi sinh vật đất: Tập đoàn vi sinh vật trong đất rất phong phú và phức tạp, chúng có thể phân hủy thuốc BVTV và dùng thuốc như nguồn dinh dưỡng cung cấp cacbon, nitơ và năng lượng Quá trình phân hủy của vi sinh vật có thể gồm một hay nhiều giai đoạn, để lại các sản phẩm trung gian và cuối cùng là sự kháng hóa hoàn toàn sản phẩm Mỗi loại thuốc thường chỉ bị một số loài vi sinh vật phân hủy nhưng cũng có một số loài vi sinh vật phân hủy được nhiều thuốc BVTV trong cùng một nhóm hoặc ở các nhóm thuốc khác nhau Những thuốc dễ tan trong nước, ít bị đất hấp thụ thường bị vi khuẩn phân hủy Ngược lại, những thuốc khó tan, dễ bị đất hấp thụ lại bị nấm phân hủy là chủ yếu.

+ Bên cạnh vi sinh vật, trong đất còn có một số enzyme ngoại bào (exoenzym) có khả năng phân hủy thuốc BVTV như men esteraza, dehdrogenaza,…

Trang 26

2.3.8 Hậu quả của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Hình thành các chủng sâu kháng thuốc: Trong khi sử dụng thuốc muốn đạt được hiệu quả như ban đầu, hằng năm cần phải tăng theo nồng độ thuốc Cho đến một lúc nào đó sâu học trở nên không còn mẫn cảm với loại thuốc đó nữa, tức là sâu đã chống thuốc, Ngoài ra còn hiện tượng chống chéo (sau khi sâu hại đã chống với loại thuốc nào đó thì nhanh chóng trở nên chống với tất cả các lọ thuốc cùng nhóm).

Ngoài ra còn có hiện tượng chống nhiều loại thuốc Theo Sawicki (1995) đã có hơn 100 loài sâu hại đac kháng thuốc trong các nhóm có phương thức tác động khác nhau, ví dụ: ở Việt Nam có sự chống thuốc của sâu tơ Theo tài liệu của Bayer (1986) đã có tới 100 loài nấm bệnh, 48 loài cỏ dại, 2 loài tuyến trùng và 5 loài chuột có tính chống thuốc (Nguyễn Công Thuật, 1996).

Xuất hiện những sâu hại mới: Nguyên nhân là do sử dụng thuốc một cách phổ biến Ví dụ: ở Châu Âu xuất hiện loài nhện đỏ phá hoại cây ăn trái, trước đó nó được coi là sâu hại không quan trọng, nay đã trở thành sâu hại hang đầu ở vùng trồng cây ăn quả (Nguyễn Công Thuật, 1996).

Gây hiện tượng tái phát của sâu hại: Nguyên nhân là do thiên địch của sâu hại bị tiêu diệt một số lượng lớn do tác động của thuốc hóa học Trong những năm đầu sử dụng thuốc, mật độ sâu hại có giảm đi Những năm tiếp theo, mặc dù lượng thuốc sử dụng nhiều nhưng mật độ sâu không những không giảm đi mà còn tăng lên Trước hết là dung thuốc nhiều gây ra “mất cân bằng sinh học”, “kẻ thù tự nhiên” của sâu hại bị tiêu diệt một số lượng lớn Do vậy hình thành chủng sâu chống thuốc, thuốc trừ sâu trở nên mất hiệu lực và quần thể thiên địch không đủ sức chống chế sâu hại, từ đó chúng phát triển và nhân lên nhanh chóng.

Tiêu diệt thiên địch của sâu hại: Các loài thuốc hóa học sử dụng, đặc biệt là thuốc trừ sâu, khi phun lên cây trồng không những chỉ giết sâu hại mà còn ảnh hưởng đến các loài thiên địch của chúng Vì lý do trên nhiều loại thuốc độc hại đối với thiên địch đã bị hạn chế sử dụng, một số bị cấm và thay thế bằng các loại thuốc an toàn như thuốc sinh học Khi sử dụng cần bảo vệ thiên địch bằng các biện pháp sau: sử dụng thuốc ít gây hại cho thiên địch, chỉ sử dụng thuốc khi sâu hại phát triển đến mức cần phòng trừ (vượt quá ngưỡng gây hại), không phun thuốc khi thiên địch đang tích lũy và phát triển có khả năng khống chế sâu hại.

Gây hại cho người, gia súc và động vật có ích khác: Ở Việt Nam những năm đầu sử dụng thuốc, nhiều người đã bị chết do thiếu hiểu biết về phòng độc, thiếu phương tiện bảo hộ lao động và không được cấp cứu kịp thời.

Nhiễm độc môi trường: Phần lớn các thuốc trừ sâu Clo hữu cơ và một số hợp

Trang 27

năm dài Quan trọng là thuốc trừ sâu còn tham gia vào “chuỗi dinh dưỡng” và tích tụ độc chất trong các hệ sinh thái Ví dụ: Phân tích DDT cho thấy: DDT trong nước là 0,02ppm; động vật thủy sinh là 10ppm, cá ăn động vật thủy sinh là 103ppm, cá lớn ăn thịt và chim bói cả là 200-3000ppm (Nguyễn Công Thuật, 1996).

Tồn dư trong nông phẩm: Nguyên nhân là do thời gian cách ly không đảm bảo Hiện nay trên thế giới đang có xu hướng hạn chế sử dụng những hóa chất độc trong thuốc BVTV và đồng thời cố gắng tìm ra thuốc mới có những ưu điểm và tránh những hạn chế trên.

2.4 Sử dụng an toàn, có hiệu quả thuốc bảo vệ thực vật

Theo Trần Văn Hai (2002) sử dụng thuốc BVTV đạt hiệu quả cao về kinh tế, đúng kỹ thuật cần phải:

- Biết phối hợp dung thuốc với các biện pháp phòng trừ khác (dùng giống kháng, điều chỉnh hợp thời vụ, bảo vệ thiên địch có ích,…) chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết.

- Dùng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng: Dùng đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng, đúng cách.

2.4.1 Đúng thuốc

Cần biết rõ sử dụng thuốc để loại trừ sâu hại nào (hoặc bệnh nào, loại cỏ dại nào, ) trên cây trồng nào, nếu không biết cần nhờ cán bộ lỹ thuật điều tra trên ruộng, vườn cụ thể để chỉ bảo, hướng dẫn chính xác.

Nếu một số loại thuốc đều có công dụng trị được sâu bệnh, cỏ trên ruộng, vườn thì cần phải chọn loại thuốc có đặc tính như sau:

- Chọn loại thuốc ít độc nhất đối với người phun thuốc - Ít nguy hại đối với người tiêu thụ sản phẩm

- An toàn đối với cây trồng

- Ít độc với loài có ích (gia súc, cua, ong mật, các loài thiên địch, ) - Không tồn tại lâu dài trong đất hay trong thức ăn.

Chọn đúng thuốc có trường hợp phải lưu tâm đến đặc điểm thời tiết ở địa phương, ít bị rữa trôi trong mùa mưa, an toàn với người và cây trồng, ngay cả khi phun trong mùa hè nóng bức.

2.4.2 Đúng lúc

- Dùng thuốc đúng lúc có nghĩa là nếu không phun thuốc kịp thời vào lúc đó thì thu hoạch năng suất và phẩm chất nông sản sẽ giảm đáng kể.

Nếu cần phun thuốc, thì phun lúc sâu ở tuổi nhỏ, bệnh mới phát sinh, cỏ dại còn non dễ bị tiêu diệt.

Trang 28

- Không phun thuốc vào lúc trời nắng gắt, cơ thể dễ mệt mỏi, dễ bị thuốc gây độc Không phun thuốc vào lúc cây dễ bị gây hại: cây đang ra hoa, thời tiết quá nóng… Với nông sản dùng làm lương thực, thực phẩm cho người và gia súc không được phun thuốc khi gần ngày thu hoạch Phải đảm bảo đúng thời gian cách ly của từng loại thuốc trên từng loại nông sản.

2.4.3 Đúng liều lượng

Đọc kỹ bảng hướng dẫn dùng thuốc, tính toán thật đúng lượng thuốc cần pha, cho mỗi bình bơm và bình bơm cần phun cho mỗi diện tích xác định.

Phải có dụng cụ cân, đong thuốc, không ước lượng bằng mắt, không bóp thuốc bột bằng tay.

Cần phun hết lượng thuốc đã tính toán trên diện tích định phun.

Không dùng thuốc với liều lượng cao hơn quy định, sẽ không làm tăng thêm hiệu quả của thuốc, mà sẽ gây lãng phí tiền bạc và sẽ tăng nguy cơ nhiễm độc cho người phun thuốc, người tiêu thụ nông sản, các sinh vật có ích, cây trồng và môi trường.

2.4.4 Đúng cách pha thuốc

- Đối với những thuốc cần hòa nước (nhũ dầu, thuốc sữa) phải pha sao cho thuốc hòa thật đều trong nước Do đó, khi pha ban đầu đổ vào bình bơm 1/3-1/2 lượng thuốc cần pha, tiếp đó đổ từ từ vào bình lượng thuốc đã đong, vừa đổ vừa khuấy Sau cùng đổ hết lượng thuốc còn lại, khuấy kỹ và đem bình đi phun ngay.

- Đối với những thuốc bột hòa nước, trước hết phải cho lượng thuốc đã cân vào bình đong nước nhỏ, cho một ít nước vào khuấy đều để tạo thành một nước thuốc đậm đặc, rồi mới đổ vào bình bơm để hòa loãng với nước, sau đó khuấy kỹ và đem phun ngay - Khi đổ thuốc vào nước, vào bình bơm, cần đặt phểu lọc, tránh bị tắc vòi trong quá trình phun

- Chỉ dùng các thuốc hỗn hợp với nhau khi có sự chỉ dẫn rõ ràng, hỗn hợp thuốc tùy tiện có thể gây cháy lá hoặc không làm tăng hiệu quả thuốc gây lãng phí.

- Phải phun sao cho thuốc bám được đều trên khắp các bộ phận của cây bị sâu, bệnh phá hoại, do đó phải dùng một lượng nước đủ lớn để pha thuốc Trung bình là 1000m2

cần dùng 60-80 lít nước.

- Phải tùy đặc điểm sâu bệnh mà đặt vòi phun vào đúng vị trí sâu bệnh sinh sống và gây hại.

- Với các loại sâu bệnh cần phun thuốc nhiều lần trong vụ, không dùng liên tục một loại thuốc trong suốt vụ, nên dùng luân phiên xen kẽ 2-3 loại thuốc khác nhau.

- Để khắc phục tình trạng sử dụng sai các loại thuốc BVTV, cần tăng cường cán bộ

Trang 29

thức bảo vệ môi trường và sức khỏe cho nhân dân, tuyệt đối không lưu hành các loại thuốc bị cấm sử dụng.

2.5 Những biện pháp an toàn cho người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Theo Trần Văn Hai (2002), thuốc BVTV gây nguy hiểm cho người và vật nuôi khi chúng xâm nhập được vào cơ thể qua đường tiêu hóa, hô hấp, tiếp xúc qua da hay qua niêm mạc, lượng chất độc xâm nhập vào cơ thể càng lớn càng nguy hiểm Dạng thuốc sữa, thuốc dung dịch thẩm thấu qua da mạnh hơn dạng thuốc phun bột và bột thấm nước Mức độ gây độc của thuốc tăng gấp nhiều lần đối với cơ thể bị yếu và khi làm việc trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm không khí cao Để ngăn ngừa bị nhiễm độc thuốc, khi tiếp xúc cần phải thực hiện biện pháp an toàn lao động sau:

+ Người đang có bệnh kinh niên, bệnh ngoài da, người mới ốm dậy hoặc người không đủ điều kiện sức khỏe, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, trẻ em (dưới 16 tuối) không được phép tiếp xúc với thuốc BVTV.

+ Người sử dụng thuốc phải có những hiểu biết cần thiết về tính chất và cách phòng độc thuốc, phải mang đầy đủ các phương tiện phòng hộ lao động.

+ Không nên dùng tay không tiếp xúc với thuốc, không để thuốc bám dính vào quần áo, không phun thuốc ngược chiều gió, không phun thuốc lên lối đi trước mặt, không phun thuốc lúc trời nóng bức và không phun thuốc nhiều ngày liền Trong lúc làm việc không được ăn, uống hay hút thuốc.

+ Sau khi làm việc với thuốc phải vệ sinh thân thể bằng xà phòng, thay quần áo sạch Ngay trước và sau khi tiếp xúc với thuốc không được uống rựu hoặc nước giải khát có cồn Nước chè tươi, nước mía, nước ép trái cây tươi và nước lá dong có tác dụng giải độc và làm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với chất độc Người thường xuyên làm việc với thuốc phải được khám sức khỏe định kỳ.

+ Trong khi sản xuất, chế biến, vận chuyển, bảo quản và sử dụng thuốc cần thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng tránh nhiễm bẩn môi trường xung quanh, nhất là nhiễm bẩn nguồn nước Thuốc phế thải cần tiêu hủy bằng cách pha loãng một phần thuốc với 15-20 phần nước vào hố nơi không có nguồn nước ngầm nhưng có ánh sáng mặt trời, cho vôi vào hố (1kg vôi sống hay 2kg vôi tôi/m3 nước thuốc) và khuấy đều, 15-20 ngày sau đó lấp kín hố.

+ Phải quản lý thuốc chặt chẽ như bao bì gói thuốc cần được ghi nhãn theo đúng quy định, đủ bền khi vận chuyển Không vận chuyển thuốc cùng với người, vật nuôi, lương thực, thực phẩm và thức ăn vật nuôi.

Ngày đăng: 10/04/2024, 10:15

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan