MỤC LỤC2.2 Một số nghiên cứu về dinh dưỡng trên cây thanh longtrong và ngoài nước82.2.1 Vai trò của nguyên tố đa lượng đối với phẩm chất tráithanh long82.2.2 Vai trò của các chất trung v
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC
DINH DƯỠNG CÂY TRỒNG
CHỦ ĐỀ
MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ NHU CẦU DINH DƯỠNG
TRÊN CÂY THANH LONG
Giảng viên: PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng Lớp: Cao học BVTV 2020
Sinh viên thực hiện:
Đặng Quốc Chương
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2022
Trang 2MỤC LỤC
2.2 Một số nghiên cứu về dinh dưỡng trên cây thanh long
trong và ngoài nước
8
2.2.1 Vai trò của nguyên tố đa lượng đối với phẩm chất trái
thanh long
8
2.2.2 Vai trò của các chất trung vi lượng đến phẩm chất trái
thanh long
11
Trang 31 Đặt vấn đề
Thanh long (hay còn gọi là Pitaya theo tên Mỹ Latinh) thuộc họ Xương rồng (Cactaceae), chi Hylocereus, có nguồn gốc ở các vùng sa mạc thuộc Mexico và Colombia Ở Trung Mỹ và Nam Mỹ, Hylocereus được trồng ở Guatemala, Nicaragua,
Mexico, Colombia, Costa Rica, Venezuela và Peru (Mizrahi et al.,1997) Thanh long hiện
nay đã được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới, từ các nước Trung và Nam Mỹ như: Mexico, Columbia, Ecuador, đến châu Á như Indonesia, vùng lãnh thổ Đài Loan, Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Srilanka, Bangladesh và phía Nam Trung Quốc Thanh long còn được trồng tại Okinawa của Nhật, Hawaii và Florida của Mỹ, Israel, Bắc Australia,
Tuy nhiên, diện tích và sản lượng thanh long tập trung nhiều ở châu Á và châu
Mỹ, quy mô sản xuất của các nước khác còn hạn chế Hiện tại có 4 loại thanh long được trồng phổ biến là: Thanh long vỏ đỏ ruột trắng, trồng nhiều ở Việt Nam, Thái Lan; Thanh long vỏ đỏ ruột đỏ, trồng nhiều ở Malaysia, Israel, vùng lãnh thổ Đài Loan, Trung Quốc; Thanh long vỏ đỏ ruột tím, trồng nhiều ở Guatemala, Nicaragua; Thanh long vỏ vàng ruột trắng, trồng nhiều ở Colombia, Ecuador và Israel Tại Việt Nam, thanh long là một trong
10 chủng loại cây ăn quả đứng đầu danh mục cây ăn quả xuất khẩu và sản lượng xuất khẩu thanh long của nước ta lớn nhất thế giới
Trong những năm qua diện tích thanh long không ngừng được mở rộng, theo số liệu thống kê của Cục Trồng trọt (2020) nước ta hiện có 60/63 tỉnh, thành có trồng thanh long, với diện tích hơn 65,2 nghìn ha, sản lượng 1,37 triệu tấn Tuy nhiên vùng thanh long tập trung chủ yếu tại 03 tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang (55,2 nghìn ha, chiếm gần 85% diện tích thanh long cả nước); trong đó Bình Thuận là tỉnh sản xuất thanh long lớn nhất (chiếm 52% diện tích và hơn 50% sản lượng so cả nước) Ngoài ra, thanh long còn được trồng ở Tây Ninh, Đồng Nai, Cà Mau và một số tỉnh miền Trung; miền núi phía Bắc cũng đã trồng thanh long nhưng quy mô nhỏ, diện tích không đáng kể (dưới 10%) Có khoảng 80% sản lượng thanh long Việt Nam được xuất khẩu tới 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tổng kim ngạch xuất khẩu liên tục vượt trên 1 tỷ đô la/năm từ năm 2017 đến nay và là loại quả có giá trị xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm gần đây Các thị trường chính nhập khẩu thanh long Việt Nam là Trung Quốc, đặc khu hành chính Hồng Kông, Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu, Mỹ và Úc
Trang 4Tiền Giang có diện tích trồng thanh long hơn 9.140 ha, tăng 4.098 ha so với năm
2016 (tốc độ tăng bình quân 21,9%/năm) Thanh long Tiền Giang được trồng tập trung chủ yếu ở huyện Chợ Gạo (7.033 ha), Tân Phước (1.036 ha), Gò Công Tây (697 ha), Gò Công Đông (202 ha) Diện tích, năng suất và sản lượng xếp thứ hai so với các tỉnh trồng thanh long ở đồng bằng sông Cửu Long và thứ ba cả nước (sau tỉnh Bình Thuận), góp phần tạo ra sản phẩm và hàng hóa xuất khẩu, khai thác hiệu quả tài nguyên, tăng thu nhập cải thiện đời sống cho người dân địa phương
Tỷ lệ trồng thanh long ruột đỏ chiếm khoảng 75% và thanh long ruột trắng khoảng 25% tổng diện tích trồng thanh long của tỉnh Tiền Giang Việc phát triển thanh long ruột
đỏ theo các chuyên gia chỉ nên chiếm khoảng 20 - 30% diện tích trồng thanh long, nếu phát triển ồ ạt sẽ dẫn đến dịch hại rất khó kiểm soát
Năng suất bình quân của thanh long tăng nhanh qua các năm, từ 28,7 tấn/ha năm
2016 lên 30,3 tấn/ha năm 2019) Tổng sản lượng thanh long tăng tương ứng với tăng năng suất và diện tích nhưng với tốc độ tăng nhanh hơn từ 116.407 tấn năm 2016 lên 191.417 tấn năm 2019, tốc độ tăng bình quân 19,6%/năm Đã vượt 21,86% về diện tích
và 26,21% về sản lượng so với mục tiêu đến năm 2020
Lợi nhuận trung bình 1 ha thanh long năm 2019 đạt 541 triệu đồng Trong đó, lợi nhuận của thanh long ruột trắng là 394 triệu đồng/ha, thanh long ruột đỏ là 635 triệu đồng/ha Nếu sản xuất nghịch vụ thì lợi nhuận gấp 1,7 lần so với sản xuất chính vụ Trong các năm qua, lợi nhuận thu được từ thanh long ruột đỏ đều tăng do thị trường tiêu thụ thuận lợi, giá bán cao và có xu hướng tăng qua các năm, đây là nguyên nhân chính dẫn đến cơ cấu giống thanh long có sự thay đổi từ 32% thanh long ruột đỏ năm 2016 đến nay đã tăng lên 75% Ngành nông nghiệp địa phương xác định thanh long là cây ăn quả chủ lực ưu tiên phát triển trong giai đoạn 2015 - 2025 và sau năm 2025
Hiện nay nông dân canh tác thanh long sử dụng phân vô cơ với hàm lượng N và P rất cao, hàm lượng các nguyên tố trung, vi lượng không cân đối dẫn đến nhiều ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng trái thanh long hiện nay và đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí canh tác dẫn đến lợi nhuận mà cây thanh long mang lại rất thấp Chính vì thế việc phân tích và thực hiện các thí nghiệm về nhu cầu dinh dưỡng trên cây thanh long là rất cần thiết hiện nay, nhằm làm cơ sở để đưa ra khuyến cáo cho nông dân canh tác thanh long sử dụng một cách hiệu quả và an toàn nhất
Trang 52 Tổng quan tài liệu
2.1 Nhu cầu dinh dưỡng của cây Thanh Long
Theo Nguyễn Mạnh Hùng và Nguyễn Mạnh Chung (2019) cây thanh long không kén đất, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất xám bạc màu (Bình Thuận), đất phèn (TP Hồ Chí Minh), đất đỏ (Đồng Nai), đất thịt và đất thịt pha cát (Tiền Giang
và Long An) Điều chủ yếu là phải thoát nước tốt vào mùa mưa và có nước tưới vào mùa khô Các tỉnh phía Bắc ít trồng do có mùa đông lạnh kéo dài, mưa gió nhiều và có nhiều ngày ít nắng
Với mật độ trung bình 1.000 trụ/ha mỗi năm thu hoạch 20-30 tấn quả Ở Bình Thuận cây thanh long cũng trồng trên nhiều loại đất kể cả đất rửa trôi bạc màu, đất lúa 1
vụ Tuy vậy, thanh long vẫn phát triển tốt nếu được bón nhiều phân hữu cơ, đất ruộng thì lên liếp để nâng cao tầng đất mặt và thoát nước vào mùa mưa
Thời gian đầu mới trồng và giai đoạn tạo cành cần nhiều đạm và lân để phát triển
bộ rễ và thân cành, cây khoẻ mạnh sớm cho quả Thiếu đạm và lân cây cằn cỗi, phát triển chậm, cành nhỏ, chuyển màu xanh vàng nhạt Ngược lại nếu thừa đạm cành vươn dài, mềm yếu, dễ bị sâu bệnh, kéo dài thời gian sinh trưởng, chậm ra hoa
Kali làm cây cứng rắn, tăng sức chống hạn, sớm ra quả, quả to và chất lượng Để tạo quả rãi vụ, kali cùng lân àm tăng tỷ lệ ra hoa, đậu quả Thiếu Kali cây mềm yếu, cành chuyển vàng, có các vệt nâu, dễ bị nhiễm bệnh
Các nguyên tố trung và vi lượng rất cần cho thanh long để đạt năng suất cao, chất lượng tốt:
+ Ma giê (Mg) có tác dụng tạo diệp lục, có vai trò lớn giúp tăng chất lượng quả, tăng hàm lượng đường và hương vị quả
+ Lưu huỳnh (S): là thành phần của một số acid amin cũng như một số aminoacid liên quan đến hoạt động trao đổi chất của Vitamin và Co-enzyme giúp cho cấu trúc Protein được vững chắc
+ Đồng (Cu): là thành phần của mem Oxydase và thành phần của nhiều Enzimascorrbic, Phenolase… xúc tiến hình thành Vitamin A
+ Molypden (Mo): Xúc tác trong quá trình cố định và sử dụng đạm trong cây là thành phần của men khử nitrat và men nitrogense
Trang 6+ Sắt (Fe): Cần thiết cho sự tổng hợp và duy trì diệp lục tố trong cây, là thành phần chủ yếu của nhiều Enzym, đóng vai trò chủ yếu trong chuyển hoá diệp lục tố
+ Kẽm hoạt động như thành phần kim loại của Enzyme hoặc cofactor của nhiều enzyme (về cấu trúc, chức năng điều hoà) Vì vậy khi thiếu Zn sẽ làm thay đổi quá trình biến dưỡng và quá trình này rất phức tạp Thiếu kẽm làm giảm sự biến dưỡng carbohydrate và sự tổng hợp Protein, Truptophan và IAA Theo Skoog (1940) thì hàm lượng auxin ở các đỉnh chồi của cây thiếu kẽm cực kỳ thấp Hơn nữa, mức độ auxin bị giảm trước khi xuất hiện triệu chứng thiwwus và sau khi cung cấp Zn trở lại thì mức độ auxin lại gia tăng nhanh chóng trước khi sinh trưởng được phục hồi (Tsui, 1948) Ở đất
có Zn hữu dụng thấp, bón nhiều phân P có thể gây ra sự thiếu hụt Zn và làm gia tăng nhu cầu kẽm của cây
+ Bo: Theo Bohnsack và Albert (1977) thừa nhận rằng sự tích lũy IAA ở mức cận tối hảo ở đỉnh rễ thiếu Bo làm giảm sự kéo dài rễ và sau đó kích thích sựu tổng hợp IAA oxidase - Sự biến dưỡng carbohydrat và protein: sự tổng hợp chất của vách tế bào và sự vận chuyển đường - Tính thấm của màng - Sự nảy mầm của hạt phấn và phát triển của ống phấn
Khác với một số loại cây trồng khác, cây thanh long ra quả tập trung và sau mỗi
vụ trái cây lấy đi khối lượng sản phẩm tốt Mặt khác, cây thanh long không có lá, khi khổng đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm nên cường độ và sản phẩm quang hợp ở cây rất thấp Vì thế việc cung cấp dinh dưỡng cho cây là vô cùng quan trọng Theo khuyến cáo của một số nông dân vùng xuất xứ cây thanh long ruột đỏ, bón lót phân hữu
cơ 10-20 kg/trụ trong năm Tỷ lệ phân N-P-K là 3:4:5 với lượng phân như sau:
Bảng 2.1 Lượng phân bón cho một trụ thanh long ruột đỏ trong năm
Lượng phân trên dùng trong một năm và được chia làm 12 lần bón, bón vào tháng
3 là 1/6 lượng phân trên + toàn bộ lượng phân hữu cơ Từ tháng 4-11 mỗi tháng bón 1/12 lượng phân trên
Từ tháng 12 sau khi thu hoạch và cắt tỉa, bón 1/6 tổng lượng phân Vào mùa đông, cần bón tăng phân kali để tăng cường độ chống hạn và chống rét cho cây
Trang 7Những cây con mới trồng, khả nắng hấp thụ dinh dưỡng của bộ rễ yếu hơn, sau đó bón phân phải tưới nước tránh ảnh hưởng đến bộ rễ hoặc có thể hoà tan phân vào nước để tưới cho cây là tốt nhất
Ở khu vực đảo Hoa Nam-Đài Loan, hàng năm nhirtj độ xuống 60C kèm theo mưa phùn, các bộ phận non của cây thanh long ruột đỏ dễ bị ảnh hưởng xấu trước khi vào mùa đông Vì vậy, khi bón phân cần chú ý thêm kali để chống rét, chống hạn cho cây
i Thời kỳ kiến thiết cơ bản
* Năm thứ nhất
- Phân hữu cơ và lân: 10-15 kg phân chuồng hoai mục hoặc 1-2 kg phân hữu cơ +
0,5 kg super lân (nếu đất phèn bón lân nung chảy)/trụ Bón trước khi trồng và 6 tháng sau khi trồng
- Phân vô cơ: 50-100g ure + 100-150 g (16-16-8 hay 20-20-15)/trụ Bón định kỳ 1
tháng/lần, rải xung quanh trụ trồng cách gốc 20-30 cm, dùng rơm hay cỏ khô đậy gốc và tưới nước cho tan phân bón
* Năm thứ hai
- Phân hữu cơ và lân: 15-20 kg phân chuồng hoai mục hoặc 3-4 kg phân hữu cơ +
0,5 kg super lân hoặc lân nung chảy/trụ Bón làm 2 đợt vào đầu và cuối mùa mưa
- Phân vô cơ: 80-100g ure + 100-150 g 20-20-15/trụ Bón định kỳ 1 tháng/lần, rải
xung quanh trụ trồng cách gốc 20-30 cm, dùng rơm hay cỏ khô đậy gốc và tưới nước cho tan phân bón
- Phân bón lá: Khi cây đã leo lên đầu trụ có thể sử dụng một số loại phân bón lá để
giúp cây phát triển nhanh, bẹ to khỏe và xanh
- Vôi: 1-1,5 kg/cây (100-150 kg/1.000 m2), bón 1-2 vào đầu và cuối mùa mưa, rải vôi đều trên mặt liếp
ii Giai đoạn kinh doanh
Cây từ năm thứ 3 trở đi, do cây thanh long, trong vụ thuận cho quả thường xuyên gối đầu (trên cây vừa có nụ, hoa và quả…), nên chia lượng phân bón ra nhiều lần bón để kịp thời cung cấp dinh dưỡng cho cây nuôi quả Ở giai đoạn này cần chú trọng đến lượng
Trang 8phân kali, nhằm tăng độ ngọt và thịt quả chắc hơn Khuyến cáo lượng phân bón cho mỗi trụ thanh long trên 1 năm như sau:
- Phân hữu cơ và lân: Mỗi trụ sử dụng từ 20-30 kg phân chuồng hoai mục hoặc 10
kg phân hữu cơ + 0,5 kg super lân (nếu đất phèn bón lân nung chảy)
- Phân vô cơ: Lượng phân N-P2O5-K2O là 750-750-750 g/trụ/năm
Thời điểm và cách bón:
+ Vụ thuận: Cây ra hoa tự nhiên, việc bón phân theo từng lứa quả, ở mỗi lứa chỉ tính lứa quả nhiều/rộ Tổng lượng phân bón cho vụ thuận N-P2O5-K2O là 250-250-250 g)/ trụ Tùy điều kiện sinh trưởng của cây chia thành nhiều lần bón
+ Vụ nghịch (chong đèn-2 vụ nghịch): Tổng lượng phân bón cho vụ nghịch
N-P2O5-K2O là 500-500-500 g)/trụ
Bảng 2.2: Thời điểm và liều lượng phân bón cho cây giai đoạn kinh doanh kiểu trồng trụ
xi măng
Số lần
bón
Thời điểm Phân hữu cơ
(kg/trụ)
Phân vô cơ N-P 2 O 5 -K 2 O (g/trụ)
Vụ thuận
Lần 1 Sau kết thúc vụ
nghịch (đợt chong
đèn cuối cùng)
10-15 kg phân chuồng hoai mục hay 5 kg phân hữu cơ
350-450 g (15-15-15) hoặc
250-350 g (20-20-15) + 100 g kali
Lần 2 30 ngày sau lần 1 350-450 g (15-15-15) hoặc
250-350 g (20-20-15) + 100 g kali Lần 3 30 ngày sau lần 2 350-450 g (15-15-15) hoặc
250-350 g (20-20-15) + 100 g kali Lần 4 30 ngày sau lần 3 350-450 g (15-15-15) hoặc
250-350 g (20-20-15) + 100 g kali
Vụ nghịch (áp dụng cho mỗi đợt chong đèn)
Lần 1 Sau thu hoạch 10-15 kg phân
chuồng hoai mục hay 5 kg
400-500 g (20-20-15+TE)
Trang 9phân hữu cơ Lần 2 Kích thích phân hóa
mầm hoa
450 g super lân hay lân nung chảy + 100 g kali
Lần 3 Sau khi ngắt bỏ đài
hoa (rút râu: 2-3
ngày sau hoa trổ)
400-500 g (20-20-15+TE)
Lần 3 10 ngày trước thu
hoạch
400-500 g (24-10-22+TE)
- Phân bón lá: Bổ sung phân bón lá giúp cây phát triển nhanh, bẹ to khoẻ và xanh
cứng, cải thiện phẩm chất quả Liều lượng phun theo khuyến cáo của nhà sản xuất Số lần phun và loại phân bón lá sử dụng tùy thuộc vào tình trạng dinh dưỡng của cây, giai đoạn sinh trưởng và phát triển của nụ, hoa và quả, một số giai đoạn cần quan tâm:
Bảng 3: Một số giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cần quan tâm sử dụng phân
bón lá
Nụ lần 1 (Nụ nứt được 7-10 ngày) Phun toàn cành
Nụ lần 2 (Nụ nứt được 14-17 ngày) Phun tập trung phần nụ
Nụ lần 3 (Trước trổ hoa 1 ngày) Phun tập trung phần nụ
Quả 25-26 ngày sau rút râu Phun tập trung phần quả
- Vôi: Liều lượng 1-1,5 kg/trụ (100-150 kg/1.000 m2), bón 1-2 vào đầu và cuối mùa mưa, rải vôi đều trên mặt liếp
b Kiểu giàn chữ T
- Liều lượng phân bón cho cây vào từng đợt chong đèn
Bảng 2.3: Thời điểm và liều lượng phân bón cho cây giai đoạn kinh doanh kiểu
trồng giàn chữ T vào từng đợt chong đèn
Trang 10Lần bón Thời điểm bón Chủng loại và liều lượng phân bón (g/ô 3 m)
Lần 1 15 ngày trước
khi chong đèn
500 g (8-16-16+TE); bổ sung phân bón lá như 10-60-10+TE hoặc MKP (0-52-34)
Lần 2 Ra nụ (3-5 ngày
sau khi ngưng
đèn)
300 g (20-10-24+TE); bổ sung phân bón lá có đạm và Bo cao giúp nụ phát triển tốt
Lần 3 Trước khi hoa nở
1-2 ngày
300 g (20-10-24+TE); bổ sung phân bón lá có đạm cao giúp quả phát triển
Lần 4 Quả 14 ngày tuổi 300 g (20-10-24+TE); bổ sung phân bón lá có kali cao
giúp quả sáng bóng và lên màu đẹp
- Cách bón: Rải phân dọc theo hai bên hàng, cách gốc 20 cm, tưới đẫm nước cho tan phân, hoặc ngâm phân tan trong nước rồi tưới, tủ rơm/mụn dừa
2.2 Một số nghiên cứu về dinh dưỡng trên cây thanh long trong và ngoài nước 2.2.1 Vai trò của nguyên tố đa lượng đối với phẩm chất trái thanh long
Nghiên cứu phân bón phù hợp cho thanh long được một số nước đặc biệt quan
tâm Ở Israel phân bón với lượng nhỏ hòa tan và bón qua hệ thống tưới (Raveh et al., 1997; Nerd et al., 1999; Lichtenzveig et al., 2000, Weiss et al., 1994) Mizrahi và Nerd
(1999), khuyến cáo liều lượng phân bón là 35 ppm N từ phân bón 23N-7P-23K, bón qua
hệ thống tưới nước
Crane và Balerdi (2005), khuyến cáo phân bón cho thanh long 4 năm tuổi trở lên trồng ở Florida (Hoa kỳ) là từ 227-342g phân NPK 6-6-6, 8-3-9, 8-4-12 và chia làm 3-4 lần bón/năm kết hợp 2,2kg phân ủ hoặc phân chuồng 2 lần/năm Ở Hawaii, NPK 16:16:16 được áp dụng ở mức 180 - 230g mỗi trụ mỗi lần bón Canxi và vi chất dinh dưỡng cũng được áp dụng để nâng cao sự phát triển quả và giúp thịt quả chắc hơn
Phân chuồng và phân ủ được sử dụng nhiều và cho kết quả tốt trên cây thanh long trồng ở California – Hoa kỳ (Thomson, 2002) Ở Đài Loan phân hữu cơ hoai mục 4kg/cây/tháng kết hợp với 100g/cây, phân NPK 13-13-13 được khuyến cáo phân bón cho
thanh long (Francis et al., 2004)
Ở Brazil, phân Kali được dùng chủ yếu là kali clorua (KCl), kali sulphat cũng được dùng nhưng bị hạn chế chỉ sử dụng đối với một số loại cây mẫn cảm với Clo như nho, xoài, chuối, bơ, khoai tây… Việc lựa chọn nguồn cung cấp kali có hiệu quả đến