1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Bài Giảng Sinh Lý Bệnh Bài 4 - Pgs.ts. Lê Văn Quân.ppt

30 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Rối loạn chuyển hóa nước và điện giải
Tác giả Lê Văn Quân
Trường học Đại học Thành Đông
Chuyên ngành Sinh Lý Bệnh
Thể loại Bài giảng
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

Vì vậy thành phần điện giải của hai khu vực nay khác hẳn nhau nhưng tổng lượng chúng lại tương tự nhau nên áp lực thẩm thấu 2 bên chênh lệch thì nước sẽ trao đổi đi để lập lại cân bằng v

Trang 1

Bài 4: Rối loạn chuyển hóa

nước và điện giải

PGS.TS Lê Văn Quân

ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔNG

KHOA ĐIỀU DƯỠNG

Trang 2

Mục tiêu học tập

- Trình bày được vai trò, sự phân bố của nước và điện giải trong cơ thể

- Trình bày các loại rối loạn nước và điện giải.

- Vận dụng kiến thức để giải thích được cơ chế bệnh sinh của một số bệnh lý có rối loạn nước

và điện giải.

Trang 3

Vai trò của nước

 Làm môi trường cho mọi phản ứng hoá học,

đồng thời trực tiếp tham gia một số phản ứng (thuỷ phân, oxy hoá, )

 Làm dung môi cho mọi chất dinh dưỡng, chất chuyển hoá, vận chuyển và đào thải chất đó

trong cơ thể, đồng thời trao đổi chúng với ngoại môi.

 Làm ma sát giữa các màng.

 Duy trì lượng tuần hoàn Do đó duy trì huyết áp.

 Tham gia điều hoà nhiệt.

Trang 4

Vai trò của điện giải

Ca2+ dẫn truyền thần kinh

Fe2+: Vận chuyển O2

Cl-: đối với dịch toan dạ dày

thể quan trọng là Na+, K+, Cl-, HPO4-,

định điều hoà độ pH nội môi

Trang 5

Cân bằng xuất nhập nước

Hằng ngày ở môi người, lượng nước nhập

Mồ hôi 500ml Hơi thở 500ml Tổng cộng 2500ml

Trang 6

Cân bằng xuất nhập muối

Mg++, K+, Ca++ từ rau quả, thịt, cá

Trang 7

Sự phân bố của nước

Nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể và

được phân bố như sau:

- Khu vực nội bào: 50%

- Khu vực gian bào: 15%

- Lòng mạch: 5%

Giữa các khu vực này luôn luôn có sự trao đổi

Trang 8

Sự trao đổi nước giữa giao bào và lòng mạch

Trang 9

Sự trao đổi nước giữa gian bào vào tế bào

Màng tế bào ngăn cách giữa 2 khu vực này không để ion tự do khuếch tán qua Vì vậy thành phần điện giải của hai khu vực nay khác hẳn nhau nhưng tổng lượng chúng lại tương tự nhau nên áp lực thẩm thấu 2 bên

chênh lệch thì nước sẽ trao đổi đi để lập lại cân bằng về áp lực thẩm thấu

Trang 10

Điều hòa nước và áp lực thẩm thấu

*) Điều hoà thần kinh

Chủ yếu thông qua cảm giác khát: TT khát của cảm giác khát là nhân bụng giữa nằm ở vùng dưới đồi Tác nhân

kích thích trung tâm này là tình trạng tăng áp lực thẩm thấu của dịch ngoại bào

Thần kinh còn có cảm thụ với áp lực thẩm thấu và khối

lượng nước ở các xoang tĩnh mạch lớn, vách nhĩ phải ,

thận ( tăng tíêt aldosterol)

*) Điều hoà nội tiết

- ADH: Tiết ra ở thuỳ sau tuyến yên, gây tái hấp thu nước

ở ống lượn xa

- Aldosterol: Hormon điều hoà bài tiết natri lớn nhất của vỏ thượng thận

Trang 11

Rối loạn chuyển hóa nước

Mất nước Giữ nước

(phù)

Trang 12

Phân loại mất nước

1 Dựa vào lượng nước bị mất theo cân

nặng 1Kg = 1L

2 Dựa vào lượng điện giải mất kèm theo

3 Dựa vào khu vực bị mất nước

Trang 13

Dựa vào lượng nước bị mất

xoắn bệnh lý

Trang 14

Dựa vào lượng điện giải mất kèm theo

1 Mất nước ưu trương:

+ Mất nước nhiều nhiều hơn mất điện giải

+ Gặp: Mất nước trong sốt, đái nhạt, do mồ

hôi,

+ Hậu quả: người bệnh khát nước dữ dội

+ Điều trị: Uống, tiêm, truyền các dịch nhược trương Có thể sử dụng glucose đẳng trương (5%)

Trang 15

Dựa vào lượng điện giải mất kèm theo

2 Mất nước đẳng trương: mất nước song song với mất điện giải

+ Gặp trong: ỉa chảy, nôn, mất máu, mất

Trang 16

Dựa vào lượng điện giải mất kèm theo

3 Mất nước nhược trương: Mất điện giải

nhiều hơn mất nước làm dịch cơ thể bị

nhược trương (do Na+ dịch ngoại bào)

Trang 17

Dựa vào khu vựa mất nước

1 Mất nước ngoại bào

+ Là mất nước hay gặp nhất

+ Kết quả: khối lượng tuần hoàn giảm, dẫn

đến trụy tim mạch, bài tiết thận giảm,

nhiễm acid, nhiễm độc thận kinh, gây tổn thương gan, thận

Trang 18

2 Mất nước nội bào

Nước bị kéo ra ngoại bào từ nội bào do ưu trương

ngoại bào (khi ứ muối hoặc mất nước ưu trương ngoại bào)

 Gặp trong: + Không bù đủ nước trong sốt

+ Giảm chức năng thận giữ Na+

+ Ưu năng thượng thận (aldosterol)

+ Đái nhạt

 Hậu quả: Khát khi mất 2,5% dịch nội bào

Mệt mỏi, thiểu niệu khi mất 4 đến 7%

Chuột rút, ảo giác, tăng thân nhiệt, mê man, hôn mê khi mất >7%.

Trang 19

Một số trường hợp mất nước

1 Mất do ra mồ hôi: Lượng mồ hội thay đổi từ 0,2 đến 2l/24h tuỳ thuộc vào thời tiết, điều kiện lao động Dịch mồ hôi là dịch nhược trương.

Tuy nhiên, ra nhiều mồ hôi thì sẽ gây mất tương đối điện giải Nếu bù chỉ riêng nước sẽ gây tình

trạng nhược trương trong cơ thể: biểu hiện mà bản chất là do tình trạng gian bào nhược trương dẫn đến nước vào tế bào gây rối loạn chuyển hoá,tổn thương

tế bào, giống như khi ngộ độc nước do truyền quá mức: mệt mỏi, vã nhiều mồ hôi, uể oải, nhức đầu,

buồn nôn, tim đập nhanh, lú lẫn

Trang 20

2 Mất nước khi sốt: Tuỳ theo giai đoạn mà mất nước bằng con đường khác nhau.

+ Giai đoạn sốt tăng và sốt đứng: mất nước chủ yếu qua hơi thở,có thể gấp10 lần bình thường

+ Giai đoạn sốt lui: mất nước do ra mồ hôi nhiều là chủ yếu Có thể vã 1-3 lít mồ hôi

Vậy trong sốt mất nước chủ yếu qua con đường hô hấp, mồ hôi, và gây tình trạng mất nước ưu trương

Trang 21

3 Mất nước do thận: gặp trong đái tháo

nhạt Việc bù nước tương đối dễ dàng

4 Mất nước do nôn: trong nôn bệnh nhân mất nước và muối nhưng khó bù lại bằng đường uống Đặc biệt ở phụ nữ có thai và trẻ nhỏ do quá trình chuyển hóa vốn mạnh

dễ dẫn đến những rối loạn nghiêm trọng

Trang 22

5 Mất nước do tiêu chảy cấp

Là tình trạng đại tiện nhiều lần, liên tiếp

trong thời gian ngắn, khiến cơ thể mất

nhiều nước qua phân

thể trở đi thì bắt đầu có biểu hiện rối loạn

mất từ 25 - 100g/kg

Trang 23

Trong tiêu chảy có những rối loạn quan trọng là

 Rối loạn huyết động: do mất nước làm khối lượng tuần hoàn giảm: mạch nhanh, huyết áp giảm, khát, đái ít, thân nhiệt tăng.

 Nhiễm toan và nhiễm độc nặng: biểu hiện: thở

nhanh sâu, dạ dày tăng co bóp, nôn.

 Nhiễm độc thần kinh: do thiếu oxy não và các sản phẩm độc từ máu

Thần kinh bị nhiễm độc sẽ tác động trở lại tuần

hoàn, hô hấp…hình thành vòng xoắn bệnh lý Bệnh càng ngày càng nặng, nếu không được can thiệp kịp thời có thể dẫn đến co giật, hôn mê.

Trang 24

Sơ đồ vòng xoắn bệnh lý trong ỉa lỏng cấp

Mất nước Rối loạn hấp thu Mất muối

Gluocose máu giảm

Khối lượng

tuần hoàn giảm

Máu cô (thiếu oxy)

Rối loạn chuyển hóa

Nhiễm toan

Trụy tim

Mạch

Chức năng gan thận giảm

Thoát Huyết tương

Giãn mạch

HA

giảm

Ứ sản phẩm Độc, toan

Nhiễm độc thần kinh

Trang 26

Các cơ chế gây phù

1 Tăng áp lực thuỷ tĩnh làm cho nước bị đẩy ra khỏi lòng mạch nhiều hơn lượng nước trở về do áp lực thẩm thấu keo của protein

Cơ chế này có vai trò quan trọng trong : phù do tim phải (phù toàn thân vùng thấp), suy tim trái (phù phổi), chèn ép tĩnh mạch (viêm tắc, có thai), báng nước (cản trở hệ tĩnh mạch của xơ gan), phù đáy mắt (trong cao huyết áp), đứng lâu (ứ trệ chi

dưới), thắt garo.

Trang 27

2 Giảm áp lực thẩm thấu keo huyết tương (80%

do albumin chi phối) : cơ chế ngược với trên, gặp trong các loại phù do suy dinh dưỡng, suy gan, xơ gan, nhiễm mỡ thận (mất nhiều protein) và mọi

trường hợp giảm protein huyết tương khác.

3 Tăng áp lực thẩm thấu: Gây ưu trương, do đó giữ nước Cơ quan đào thải muối chủ yếu là thận, với sự điều hoà của aldosteron, bởi vậy loại phù này hay gặp trong viêm cầu thận, suy thận mãn

(cấp), hội chứng Cohn (tăng tiết aldosteron).

Trang 28

4 Tăng tính thấm mạch (với protein) : protein

thoát qua vách mạch ra ngoài gian bào, làm áp lực thẩm thấu keo 2 bên triệt tiêu lẫn nhau, do đó

áp lực thuỷ tĩnh tự do đẩy nước ra

Cơ chế này tham gia trong các loại phù : do dị

ứng (xuất hiện các chất gây tăng tính thấm thành mạch), do côn trùng đốt, trong viêm, trong phù

phổi (do hít phải hơi ngạt trong chiến tranh), thực nghiệm tiêm Nitrat bạc vào tĩnh mạch, trong các trường hợp thiếu oxy hoặc ngộ độc…

Trang 29

Các loại phù

1 Phù toàn thân: Do các cơ chế toàn thân, gây

tăng áp lực thuỷ tĩnh chung trong suy tim phải, giảm áp lực keo trong suy dinh dưỡng, bệnh

gan, nhiễm mỡ thận; tăng áp lực thẩm thấu

chung trong viêm thận

2 Phù cục bộ: Do những cơ chế cục bộ gây ra : dị ứng, côn trùng đốt, viêm (tăng tính thấm cục

bộ), chân voi, viêm bạch mạch (tắc bạch mạch cục bộ), phồng tĩnh mạch, thắt garo, phù phổi, phù chi dưới khi có thai (tăng áp lực thuỷ tĩnh cục bộ…).

Trang 30

Xin chân thành cảm ơn!

Ngày đăng: 16/07/2024, 19:03