1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo Dục Đạo Đức Qua Môn Đạo Đức Cho Học Sinh Lớp 4 Trường Tiểu Học Võ Thị Sáu – Quận Lê Chân – Hải Phòng.pdf

21 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo dục đạo đức qua môn Đạo đức cho học sinh lớp 4
Tác giả Nguyễn Thị Hường
Trường học Trường Tiểu học Võ Thị Sáu
Chuyên ngành Giáo dục Đạo đức
Thể loại Lý luận
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1,78 MB

Nội dung

Giáo dục đạo đức không chỉ ở phần bồi dưỡng, nhận thức về chuẩn mực đạo đức xã hội mà chủ yếu góp phần định hình và phát huy những phẩm chất tốt đẹp, hình thành và phát triển nhân cách,

Trang 1

MUC LUC

Trang 2

“Giáo dục đạo đức qua môn Đạo đức cho học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Võ Thị Sáu - quận Lê Chân - Hải Phòng”

MỞ ĐẦU

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, sự phát triển về mọi mặt như kinh tế, xã hội đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao với hệ thống giáo dục Nghị quyết trung ương IV khóa VII cũng đã nêu rõ : “ Toàn bộ hệ thống giáo dục phải hướng vào mục đích đào tạo những con người có kiến thức văn hóa, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ sáng tạo, giàu lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội sống lành mạnh, đáp ứng yêu cầu của đất nước, có nghĩa là nền giáo dục phải đào tạo ra những con người phát triển cả về trí tuệ, cường

tráng về thể chất, phong phú về tỉnh thần và trong sáng về đạo đức

Với mục tiêu đó thì việc giáo dục ở nhà trường hết sức quan trọng, việc giáo dục ở nhà trường không chỉ chú ý đến giáo dục trí tuệ, giáo dục thể chất thẩm mỹ mà cần phải chú ý đến giáo dục đạo đức cho học sinh Như Bác Hồ đã từng nói : “Tiên học lễ, hậu học văn” Bác

muốn nhấn mạnh rằng con người trước hết phải có phẩm chất đạo

đức tốt, phải học được những ứng xử phù hợp với xã hội Đạo đức với

tư cách là một bộ phận cấu thành nhân cách, luôn ở vị trí trọng tâm

và giữ vai trò, định hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách Vì vậy, việc giáo dục cho con người từ thuở nhỏ là việc cần

thiết, đặc biệt là lứa tuổi tiểu học khi các em bắt đầu có những nhận biết về con người, xã hội

Việc giáo dục đạo đức có vai trò và vị trí rất quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ bậc tiểu học Giáo dục đạo đức không chỉ ở phần bồi dưỡng, nhận thức về chuẩn mực đạo đức xã hội mà chủ

yếu góp phần định hình và phát huy những phẩm chất tốt đẹp, hình

thành và phát triển nhân cách, giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu

2

Trang 3

học có thể thông qua nhiều hình thức, nhiều con đường khác nhau Trong giáo dục, cùng với các môn học khác ở Tiểu học môn đạo đức giúp cho học sinh có những hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực, hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi giúp các em có hành vi, thái độ ứng xử phù hợp với bạn bè, gia đình, nhà trường và cộng đồng Mục đích cuối cùng là giúp học sinh có được nhân cách tốt để trở thành con người toàn diện, là con người có ích cho đất nước

Học sinh tiểu học với tư cách là thực thể hồn nhiên, dễ bị ảnh hưởng bởi thế giới xung quanh, các em dễ tiếp thu những cái mới, luôn bắt chước mọi người xung quanh về hành vi, cử chỉ, điệu bộ [1] Hiện nay, một số vấn đề về đạo đức của học sinh tiểu học đang gặp nhiều bất cập Nếu ngay từ bậc tiểu học không có sự đầu tư, quan tâm giáo dục đạo đức thì rất khó cho việc hình thành nhân cách tốt đẹp sau này Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói:

“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn

Phần nhiều do giáo dục mà nên”

Chính vì vậy, mọi nhà trường tiến bộ, nhân đạo, dân chủ, hướng

về tương lai nhất thiết phải coi trọng và ngày càng làm tốt hơn việc bồi dưỡng đạo đức mới cho thế hệ trẻ đang lớn lên và tiến hành ngay từ bậc Tiểu học

Hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học nhưng chưa đi sâu về nghiên cứu, giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học qua môn đạo đức

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài : “Giáo dục đạo đức

qua môn Đạo đức cho học sinh lớp 4” làm vấn đề nghiên cứu với hy vọng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Trang 4

- Làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn của việc giáo dục đạo đức qua môn Đạo đức cho học sinh lớp 4

- Đề xuất một số biện pháp giáo dục đạo đức qua môn Đạo đức cho học sinh lớp 4

3 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Khách thể nghiên cứu : Học sinh lớp 4; Giáo viên dạy môn Đạo đức Trường Tiểu học Võ Thị Sáu

- Đối tượng nghiên cứu : Giáo dục đạo đức thông qua môn Đạo đức

4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Nếu đề xuất được các biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh

lớp 4 qua môn Đạo đức thì sẽ hình thành những cơ sở ban đầu về nhân cách, lí tưởng sống góp phần làm thay đổi nhận thức của các

em, qua đó các em sẽ có những việc làm đúng đắn, tốt đẹp và có ích cho xã hội

5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua môn Đạo đức

Đề xuất các biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 4 qua môn Đạo đức

Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của quy trình đề xuất cho học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Võ Thị Sáu - quận Lê Chân - Hải Phòng

6 GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU

6.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu

Trang 5

Nghiên cứu về việc giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 4 thông qua môn Đạo đức

6.2 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu

Trường Tiểu học Võ Thị Sáu - phường Niệm Nghĩa - quận Lê Chân - Hải Phòng

7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để giải quyết nhiệm vụ của đề tài, tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau :

Phương pháp nghiên cứu tài liệu lí luận

Phương pháp quan sát

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Phương pháp chuyên gia

Phương pháp phỏng vấn sâu

Phương pháp xử lý số liệu thống kê toán học

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC QUA MÔN ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC VÕ THỊ

SÁU 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN

1.1.1 Giáo dục

Có nhiều cách hiểu khác nhau về giáo dục:

Giáo dục được hiểu là quá trình hình thành và phát triển nhân cách dưới ảnh hưởng của tất cả các hoạt động từ bên ngoài, được thực hiện một cách có ý thức của con người trong nhà trường, gia

đình và ngoài xã hội Ví dụ: Ảnh hưởng của của lối dạy bảo, nếp sống

trong gia đình, ảnh hưởng của sách vở, tạp chí [2]

Trang 6

Giáo dục còn là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi và biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của

cả người dạy và người học theo hưởng tích cực, khơi gợi các tiềm năng sẵn có trong mỗi con người, góp phần nâng cao các năng lực

và phẩm chất cá nhân của cả thầy và trò theo hướng hoàn thiện

hơn, đáp ứng các yêu cầu tồn tại và phát triển trong xã hội loài người [2]

Như vậy, có thể kết luận rằng: Giáo dục là sự truyền thụ và lĩnh hội hệ thống kinh nghiệm xã hội giữa các thế hệ [3] Người giáo dục hay có thể gọi là thế hệ trước có nghĩa vụ dẫn dắt, chỉ hướng, truyền

tải lại cho thế hệ sau tất cả những gì có thể để làm cho thế hệ sau

trở nên phát triển hơn, hoàn thiện hơn nhằm tạo nên sự hoàn thiện

của mỗi cá nhân

1.1.2 Đạo đức

Trong đời sống hàng ngày, đạo đức thường được quan niệm là

đức hạnh, phẩm hạnh của con người, đó là những nét đẹp, nết tốt,

những phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng theo những tiêu chuẩn đạo đức xã hội mà có Như vậy, đạo đức là cái tốt ở bên

trong nhưng được đánh giá bằng biểu hiện ở bên ngoài

Ví dụ: Mối quan hệ giữa học sinh với học sinh là phải quan tâm, giúp đỡ nhau trong học tập, chia sẻ khó khăn Hay hành vi lối sống, cách ứng xử với mọi người xung quanh

Đạo đức là toàn bộ những quan niệm về thiện ác, lương tâm, danh dự, trách nhiệm về lòng tự trọng, về công bằng hạnh phúc và

về những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa người với người, cá nhân và xã hội [4]

Trong tâm lý học, đạo đức có thể được định nghĩa theo các khía cạnh sau:

Trang 7

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các quy tắc,

nguyên tắc, chuẩn mực xã hội nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ xã hội trong quan hệ cá nhân - cá nhân và quan hệ

cá nhân - xã hội [5]

Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực biểu hiện sự tự giác

trong quan hệ con người với con người, con người với cộng đồng, và với cả bản thân mình

Có rất nhiều quan niệm khác nhau về đạo đức, từ đó chúng tôi hiểu khái niệm đạo đức như sau: Đạo đức là một nhân tố quan trọng

của nhân cách, là toàn bộ những qui tắc, chuẩn mực nhằm điều

chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người với nhau trong quan hệ

xã hội và quan hệ với tự nhiên

1.1.3 Giáo dục đạo đức

Không có khái niệm cụ thể nào về giáo dục đạo đức, nhưng ta có thể hiểu như sau: Giáo dục đạo đức là hình thành cho con người những quan điểm cơ bản nhất, những nguyên tắc chuẩn mực đạo đức cơ bản của xã hội Nhờ đó con người có khả năng lựa chọn, đánh giá đúng đắn các hiện tượng đạo đức xã hội cũng như tự đánh giá suy nghĩ về hành vi của bản thân mình

Giáo dục đạo đức về bản chất là quá trình biến hệ thống các chuẩn mực đạo đức từ những đòi hỏi từ bên ngoài xã hội đối với cá nhân thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của đối tượng được giáo dục [2] Vì thế công tác giáo dục đạo đức góp phần vào việc hình thành, phát triển nhân cách con người mới phù hợp với từng giai đoạn phát triển

Đối với học sinh Tiểu học, giáo dục đạo đức là quá trình tác động

có mục đích, có kế hoạch đến học sinh nhằm giúp cho nhân cách

Trang 8

mỗi học sinh được phát triển theo hướng đúng đắn, giúp học sinh có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ: cá nhân với

xã hội, cá nhân với chính mình, cá nhân với mọi người xung quanh 1.1.4 Hành vi đạo đức

Hành vi đạo đức là một hành động tự giác được thúc đẩy bởi một

động cơ có ý nghĩa về mặt đạo đức [6] Hành vi đạo đức thường được biểu hiện trong cách đối nhân xử thế, trong lối sống, trong phong cách, trong lời ăn tiếng nói của những con người cụ thể Hành vi đạo đức thường đuộc đánh giá theo các tiêu chuẩn: tính

tự giác của hành vi, tính có ích của hành vi và tính không vụ lợi của hành vi Trong đó:

+ Tính tự giác của hành vi nói lên rằng hành vi đạo đức phải là hành vi được thực hiện một cách tự nguyện, do sự thúc đẩy của động cơ trong chính nội tâm của mỗi người Ví dụ: một em học sinh lớp 5 trên đường đi học về thấy một bà cụ định qua đường, em liền

lại dắt bà cụ qua đường

+ Tính có ích của hành vi cho thấy rằng hành vi đạo đức bao giờ

cũng hướng vào việc đem lại điều có lợi (tốt đẹp) cho xã hội và cho người khác, trong đó có bản thân mình Ví dụ: quyên góp sách vở, quần áo cũ tới những gia đình, địa phương nghèo, không những giúp

đỡ cho người khác mà còn đem lại niềm vui cho mình khi làm được việc có ích cho xã hội

+ Tính không vụ lợi cả hành vi đạo đức chỉ ra rằng trong hành vi đạo đức không có sự tính toán riêng cho quyền lợi cá nhân Ví dụ: giám đốc một công ty may tư nhân ủng hộ kinh phí cho Hội chữ thập

đỏ với mong muốn được giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn

1.1.5 Hình thức giáo dục đạo đức thông qua môn Đạo đức

Trang 9

Ban than qua trinh day hoc va ngay trong cac nhiém vu day hoc

là nhằm góp phần giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh Tính chất giáo dục của việc dạy học đòi hỏi nhà giáo phải khai thác đúng

đắn, sâu sắc nội dung các môn học, thông qua việc dạy học mà thực

hiện các yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục nhằm phát triển các phẩm chất đạo đức, hoàn thiện nhân cách học sinh [7]

Trước hết phải nói tới quá trình dạy học môn Đạo đức ở trường Thông qua môn học này mà học sinh có được một hệ thống khái niệm, tri thức đạo đức Nhờ đó học sinh có thể hiểu được mục đích hành động, biết được cần phải làm gì, phân biệt được “cái tốt và cái xấu”, “cái đạo đức và cái vô đạo đức” v.v Trên cơ sở đó, các em định hướng dùng trong các hiện tượng phong phú và phức tạp ở quanh mình và có được tính tự giác trong quá trình học tập Ở bậc Tiểu học, việc dạy và học môn Đạo Đức với tư cách là môn học cũng

có tác dụng đặc biệt; thông qua việc dạy học môn Đạo Đức nhằm thực hiện được các nhiệm vụ:

- Cung cấp cho học sinh các trí thức sơ đẳng về các chuẩn mực đạo đức gắn với kinh nghiệm sống, giúp học sinh hình thành, định hướng về giá trị đạo đức, biết các nghĩa vụ, trách nhiệm và phân biệt được cái đúng cái sai, cải thiện cái ác Từ đó có nguyện vọng thông qua hoạt động mà dưa các chuẩn mực, các giá trị ấy vào mọi lĩnh vực của cuộc sống (phù hợp với trình độ nhận thức, tập quán hành vi đạo đức dạng hình thành ở mỗi em)

- Trên cơ sở đó giúp các em tập luyện trong đời sống thực tế, hình thành các hành vi, tập quán hành vi lành mạnh, góp phần tạo nên lối sống phù hợp với các chuẩn mực đạo đức văn hóa

Nếu thực hiện tốt các nhiệm vụ trên chúng ta đã và sẽ đặt được những viên gạch hồng đầu tiên trong quá trình giáo dục, bồi dưỡng hình thành cơ sở ban đầu của tư cách đạo đức người công dân, người

Trang 10

chiến sĩ, những người chủ tương lai của đất nước, của dân tộc Các

em cũng hiểu bổn phận, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong các mối quan hệ xã hội, đòi hỏi trong giao lưu, giao tiếp ứng xử phải tuân theo các chuẩn mực đạo đức, nhất là trong điều kiện xã hội phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ và phức tạp trong cơ chế thị

trường Cụ thể là :

+ Các quan hệ với gia đình (cha mẹ, ông bà, anh chị em); + Quan hệ với nhà trường (thầy cô giáo, bạn bè);

+ Quan hệ với cộng đồng (làng xóm, đoàn thể, xã hội);

+ Thái độ và quan hệ với lao động với công việc hàng ngày; + Thái độ và quan hệ với tài sản công cộng, với môi trường, với

các di sản văn hóa, với thiên nhiên, .;

+ Ý thức về nghĩa vụ đối với Tổ quốc, đối với dân tộc;

+ Ý thức đối với trách nhiệm bổn phận, lợi ích chính đáng của

bản thân

1.2 VAI TRÒ CỦA MÔN ĐẠO ĐỨC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC Công tác giáo dục đạo đức thông qua việc giảng dạy bộ môn đạo đức trong nhà trường Tiểu học có vị trí hết sức quan trọng bởi thông qua bài học hình thành cho các em những phẩm chất tốt đẹp [8] Từ

đó tạo cho các em có bản lĩnh đạo đức để ứng xử đúng trong các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường

Môn đạo đức ở trường Tiểu học giữ vai trò hết sức quan trọng:

- Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ đẳng về các chuẩn mực đạo đức dưới dạng các mẫu hành vi và quy tắc ứng xử cho phù hợp trong quan hệ với bản thân, gia đình, trường học và xã hội, gắn chặt với kinh nghiệm đạo đức được diễn ra trong các hoạt động gần gũi hằng ngày của các em trong sinh hoạt hoạt động và vui chơi

10

Ngày đăng: 16/07/2024, 17:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w