Quản lý di tích quốc gia đặc biệt chiến trường Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên Quản lý di tích quốc gia đặc biệt chiến trường Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên Quản lý di tích quốc gia đặc biệt chiến trường Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên Quản lý di tích quốc gia đặc biệt chiến trường Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG
DƯƠNG THỊ CHUNG
QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ QUỐC GIA
ĐẶC BIỆT CHIẾN TRƯỜNG ĐIỆN BIÊN PHỦ,
TỈNH ĐIỆN BIÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý văn hóa
Mã số: 8229042
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đào Đăng Phượng
Hà Nội, 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đề tài “Quản lý di tích quốc gia đặc biệt chiến trường Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên” là công trình tổng hợp và kết quả nghiên cứu của riêng tôi Những nội dung tham khảo được trích dẫn từ các tài liệu có nguồn gốc rõ ràng, được chú thích đầy đủ Kết quả và các kết luận nghiên cứu trong luận văn là do tôi trực tiếp thực hiện và chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào ở trong nước cũng như ở nước ngoài Tôi xin chịu trách nhiệm về mọi nội dung trong luận văn./
Hà Nội, ngày tháng 05 năm 2024
Tác giả luận văn
Dương Thị Chung
Trang 4UBND Ủy ban nhân dân
UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của
Liên hợp quốc VHTTDL Văn hóa, Thể thao và Du lịch
XHCN Xã hội chủ nghĩa
Trang 5DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1 Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý di tích tỉnh Điện Biên 47
Sơ đồ 2 Trình độ chuyên môn Ban quản lý di tích 48
Bảng 1 Độ tuổi của khách du lịch 84
Bảng 2 Mức chi trung bình của khách 84
Bảng 3 Thời gian lưu trú của khách tại Điện Biên 85
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH VÀ DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT CHIẾN TRƯỜNG ĐIỆN BIÊN PHỦ 12
1.1 Các khái niệm liên quan 12
1.1.1 Di tích 12
1.1.2 Di tích lịch sử 13
1.1.3 Di tích quốc gia đặc biệt 14
1.1.4 Quản lý 15
1.1.5 Quản lý di tích 16
1.2 Các văn bản liên quan quản lý di tích 17
1.2.1 Văn bản của Trung ương 17
1.2.2 Văn bản của địa phương 21
1.3 Nội dung quản lý di tích 24
1.4 Khái quát về di tích quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ 25
1.4.1 Điều kiện địa lý, kinh tế, văn hóa - xã hội tỉnh Điện Biên 25
1.4.2 Di tích quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ 27
1.5 Vai trò của quản lý đối với di tích quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ 37
Tiểu kết 40
Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ QUỐC GIA ĐẶC BIỆT CHIẾN TRƯỜNG ĐIỆN BIÊN PHỦ 41
2.1 Chủ thể quản lý và cơ chế phối hợp 41
2.1.1 Chủ thể quản lý 41
2.1.2 Cơ chế phối hợp 50
2.2 Nguồn lực cơ sở vật chất và tài chính 54
2.2.1 Nguồn lực cơ sở vật chất 54
2.2.2 Nguồn lực tài chính 56
2.3 Các hoạt động quản lý di tích 59
2.3.1 Triển khai thực hiện và ban hành các văn bản quản lý di tích 60
2.3.2 Công tác tuyên truyền, quảng bá các giá trị của di tích 64
2.3.3 Hoạt động bảo vệ và trùng tu, tôn tạo di tích 66
Trang 72.3.4 Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn 75
2.3.5 Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế 76
2.3.6 Quản lý di tích gắn với phát triển du lịch ở tỉnh Điện Biên ……… 79
2.3.7 Công tác kiểm tra, giám sát và thi đua, khen thưởng 90
2.4 Đánh giá hoạt động quản lý 87
2.4.1 Ưu điểm 87
2.4.2 Hạn chế 88
Tiểu kết 92
Chương 3 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ QUỐC GIA ĐẶC BIỆT CHIẾN TRƯỜNG ĐIỆN BIÊN PHỦ 95
3.1 Những yếu tố tác động 95
3.1.1 Thuận lợi 95
3.1.2 Khó khăn 97
3.2 Phương hướng và nhiệm vụ 98
3.3 Giải pháp nâng cao quản lý di tích 100
3.3.1 Nhóm giải pháp đối với chủ thể quản lý 100
3.3.2 Nhóm giải pháp đối với nguồn lực 105
3.3.3 Nhóm giải pháp về các hoạt động quản lý 108
Tiểu kết 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO 126
PHỤ LỤC 133
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Chiến trường Điện Biên Phủ là nơi gắn liền với Chiến thắng Điện Biên Phủ - chiến thắng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Điện Biên Phủ như là một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử; nó ghi rõ nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rã đồng thời phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới đang dâng cao đến thắng lợi hoàn toàn”; nơi đây đã trở thành tượng đài của sự kế thừa, phát huy truyền thống vẻ vang hàng nghìn năm dựng nước, giữ nước, truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm kiên cường, bất khuất của dân tộc ta; là nơi khắc ghi cống hiến, hy sinh các tướng lĩnh, cán bộ, chiến sỹ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến và quân dân cả nước đã anh dũng chiến đấu, hy sinh làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ; đồng thời thể hiện tình đoàn kết chiến đấu thuỷ chung, son sắt của quân và dân 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia và mối quan hệ hữu nghị với các nước XHCN
Chiến thắng Điện Biên Phủ được khẳng định là nét đặc sắc, độc đáo của nghệ thuật quân sự truyền thống và là đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; những bài học của
nó vẫn còn nguyên giá trị trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hôm nay và mai sau
Ngày nay, Chiến trường Điện Biên Phủ đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt và trở thành di sản tinh thần quý báu, là điểm nhấn đặc biệt quan trọng, là địa chỉ đỏ, điểm đến hấp dẫn mà mỗi người dân Việt Nam và nhiều khách du lịch quốc tế mong muốn được đến tham quan, tìm
hiểu, nghiên cứu, thăm lại chiến trường xưa
Xác định giá trị, ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng của di tích Chiến trường Điện Biên Phủ, trong những năm qua công tác bảo tồn, tôn tạo
di tích Chiến trường Điện Biên Phủ đã được Đảng, Chính phủ mà trực tiếp là
Trang 9tỉnh Điện Biên đã nỗ lực, tích cực thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ, phát huy giá trị di tích, đồng thời quan tâm triển khai các dự án đầu tư tôn tạo và
phát huy giá trị di tích đạt được nhiều kết quả nổi bật
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, đến thời điểm này tỉnh Điện Biên mới chỉ khoanh vùng, cắm mốc bảo vệ trên thực địa và tiến hành bảo tồn được một phần, tập trung ở một số ít di tích thành phần quan trọng Công tác tuyên truyền và phát huy giá trị di tích được tích cực triển khai tuy nhiên trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế, đóng góp của di tích với tư cách sản phẩm du lịch chưa xứng tầm Vì vậy chưa đáp ứng được sự kỳ vọng của khách tham quan, du lịch khi trở lại thăm chiến trường xưa
Một trong những nguyên nhân được xác định đó chính là công tác quản lý còn nhiều hạn chế: đội ngũ công chức, viên chức người lao động trực tiếp có chuyên môn còn mỏng, nguồn lực để đầu tư cho tôn tạo, phát huy giá trị di tích, chống xuống cấp, xử lý lấn chiếm đất đai, khoanh vùng bảo vệ di tích, việc triển khai và ban han hành các văn bản quy định của nhà nước về di tích đến cộng đồng còn chưa đạt kết quả như mong muốn…
Để khắc phục điều đó, vấn đề công tác quản lý đóng vai trò quyết định Chính vì vậy, nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về quản lý di tích nói chung và di tích lịch sử quốc gia đặc biệt chiến trường Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên nói riêng đang là đòi hỏi rất cấp thiết hiện nay
Là người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất lịch sử Điện Biên Phủ anh hùng, với 15 năm công tác trong ngành văn hóa Học viên đã chọn đề
tài “Quản lý di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên” làm đề tài luận văn cao học chuyên ngành Quản lý
văn hóa, với mong muốn đóng góp vào việc nâng cao công tác quản lý về
di tích lịch sử nói chung, di tích Chiến trường Điện Biên Phủ nói riêng
2 Lịch sử nghiên cứu
2.1 Tài liệu về Quản lý di tích
Quản lý di tích là một vấn đề được nhiều quốc gia, địa phương quan tâm và tích cực triển khai các hoạt động nghiệp vụ Vì thế, đây không phải
Trang 10là vấn đề mới Nhiều cuốn sách, bài viết nghiên cứu được công bố trước đây đã đề cập đến vấn đề quản lý văn hóa, bảo tồn di tích lịch sử văn hóa,
cụ thể như:
Cuốn “Bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa” của Tác giả Trịnh Thị Minh Đức (Chủ biên), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2007 [20] nêu ra những nội dung căn bản của công tác bảo tồn DTLS-VH: khái niệm, chức năng, hoạt động trùng tu, tôn tạo di tích, đến nội dung công việc cụ thể như: kiểm
kê, xếp hạng, bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Phần nghiên cứu tại chương IV nêu ba khái niệm cơ bản: bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích Cũng như tổng hợp lược sử bảo quản, trùng tu các di tích kiến trúc qua lát cắt vào các thời kỳ cổ đại, trung đại và thời cận đại, chỉ ra những nguyên nhân làm biến đổi và hủy hoại di tích, các nguyên tắc khi xây dựng
dự án và tiến hành bảo quản tu bổ và phục hồi di tích
Công trình khoa học “Bảo tàng - di tích, một số vấn đề lý luận và
thực tiễn” của Hội khoa học lịch sử thành phố Hồ Chí Minh do tác giả
Nguyễn Đình Thanh (chủ biên), Nxb Văn hóa Thông tin năm 2007 [46] dành nguyên Chương III để làm rõ những vấn đề di tích và các hoạt động gắn với di tích, theo đó, nhóm tác đề cập những vấn đề về lý thuyết và thực trạng hoạt động bảo tàng hóa di tích, chia sẻ kinh nghiệm công tác bảo tồn một số di tích tại Thừa Thiên Huế, Hội An, tỉnh Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh…
Theo Bài viết “Bảo vệ di tích lịch sử văn hóa trong bối cảnh công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước” của Giáo sư Hà Văn Tấn in trong Cuốn
“Một con đường tiếp cận di sản văn hóa” Tập 2, Cục Di sản văn hóa, năm
2005 [45] nhận định rằng: “Các di tích lịch sử - văn hóa đang trong tình trạng SOS khẩn cấp Nếu chúng ta không có những chính sách bảo tồn thì ngay cả các di tích quý giá ấy cũng sẽ bị mất đi, mà một dân tộc đánh mất
đi di tích lịch sử văn hóa là một dân tộc đánh mất trí nhớ ”
Trang 11Bài viết “Tầm nhìn tương lai đối với DSVH và hệ thống bảo vệ di tích
ở nước ta” của tác giả Nguyễn Quốc Hùng in trong Tạp chí di sản văn hóa, số
9 năm 2004 [23] đã đề cập tới những tác động của CNH, ĐTH làm tổn hại tới
hệ thống DSVH nói chung, di tích lịch sử văn hóa nói riêng “Nhà nước thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa, hội nhập, đầu tư nước ngoài tăng, sức ép toàn cầu đối với văn hóa truyền thống càng lớn Đó là những nguy cơ hiện hữu, đẩy di sản văn hóa và thiên nhiên của chúng ta trước cơ hội và thách thức lớn lao” Tác giả cũng đưa ra 03 khuynh hướng phát triển đối với môi trường
di sản: khuynh hướng không tăng cường đầu tư cho công tác bảo tồn di sản, khuynh hướng đáp ứng đầy đủ các nguồn lực và điều kiện về bảo vệ di sản và cuối cùng khuynh hướng dung hòa giữa hai khuynh hướng trên Và từ đó, tác giả cũng chỉ ra thực tiễn công tác bảo vệ di sản tại nước ta và đề xuất lộ trình, biện pháp nâng cao hoạt động này trong thời gian tới
Các nghiên cứu chuyên sâu của các nhà khoa học, tác trên về quản lý
di tích, công tác quản lý nhà nước, bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH trong giai đoạn hiện nay là nguồn tài liệu tham khảo quý giá cho học viên
khi triển khai nghiên cứu tại địa phương
2.2 Các Luận án, luận văn quản lý di tích, di tích quốc gia đặc biệt
Di tích quốc gia đặc biệt được nhiều nhà nghiên cứu, học giả, sinh viên lựa chọn làm đề tài nghiên cứu, luận văn tốt nghiệp đại học, cao học Trong quá trình nghiên cứu tài liệu, học giả đã tiếp cận một số công trình như sau:
Luận án tiến sĩ văn hóa học “Quản lí di tích lịch sử ở Bắc Ninh trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa” của Trần Đức Nguyên tại Viện Văn hóa Nghệ thuật năm 2015 [32] đưa khái niệm về quản lý di tích, khái quát
di tích Bắc Ninh, đánh giá thực trạng quản lý di tích lịch sử văn hóa của tỉnh Bắc Ninh Đánh giá thực trạng đô thị hóa và ảnh hưởng của đô thị hóa đến công tác quản lý di tích Đưa ra các giải pháp nâng cao công tác quản
lý di tích trong bối cảnh hiện nay
Trang 12Luận án tiến sĩ Quản lý công “Quản lý nhà nước về di tích Quốc gia đặc biệt vùng Đồng bằng sông Hồng” của Quách Ngọc Dũng tại Học viên hành chính Quốc gia năm 2018 [16] lại nghiên cứu sâu dưới góc độ quản
lý, chỉ ra một số tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của quản lý nhà nước di tích vùng đồng bằng sông Hồng: Tình trạng xâm hại di tích, vi phạm lấn chiếm đất đai, che lấp không gian di tích chưa được giải quyết; vấn đề sử dụng nguồn lực xã hội hoá để bảo tồn, trùng tu và tôn tạo di tích thiếu sự kiểm tra, kiểm soát, đã không giữ được yếu tố nguyên gốc của di tích; hệ thống văn bản pháp luật chưa cụ thể, chi tiết, quy chế quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích QGĐB còn thiếu, chưa đồng bộ; đội ngũ cán bộ, công chức quản lý còn hạn chế về trình độ, năng lực…
Luận văn thạc sĩ “Quản lý di tích quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải, thành phố Đà Nẵng” của Võ Thị Bảo Thùy tại Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương năm 2023 [49] Giới thiệu tổng quan và đưa ra vai trò, giá trị của di tích QGĐB Thành Điện Hải Đánh giá thực trạng quản lý di tích QGĐB Thành Điện Hải, phân tích những mặt hạn chế và nguyên nhân để
đề xuất những giải pháp quản lý di tích quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải trong thời gian tới
Luận văn “Quản lý di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình” của tác giả Nguyễn Thị Huyền Trang tại Đại học Sư phạm
Nghệ thuật Trung ương năm 2018 [53] Học viên đã được tiếp cận Công tác quản lý di tích QGĐB Cố đô Hoa Lư - Nơi đang gìn giữ các dấu tích lịch sử, văn hóa và hàng trăm di vật, cổ vật trong đó điểm nhấn đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, Vua Lê Đại Hành Thông qua Luận văn, Học viên
đã được cung cấp thông tin về hoạt động ban hành văn bản pháp luật, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, công tác sửa chữa, bảo dưỡng, tuyên truyền…; Tác giả cũng đã mạnh dạn đưa ra những hạn chế và đề xuất giải pháp quản
lý di tích QGĐB Cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
Trang 13Luận văn thạc sĩ khoa học quản lý “Quản lý nhà nước đối với khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào” của tác giả Vũ Thị Hồng Luyến tại Đại học Khoa học xã hội và nhân văn năm 2015 [30] Tác giả giới thiệu công tác nhà nước khu di tích dưới góc độ khoa học, chuyên ngành quản lý Luận văn làm rõ chủ thể, nguyên tắc, phương pháp quản lý nói chung và di tích nói riêng Giới thiệu mô hình quản lý nhà nước gắn với một số di tích tiêu biểu Tân Trào Chỉ ra kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân Đề ra một số giải pháp tăng cường cường công tác quản lý Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào
Bài viết “Quản lý nhà nước đối với di tích Quốc gia đặc biệt” của tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo đăng trên Tạp chí Văn học Nghệ thuật số
388, tháng 10 năm 2016 [47] phân tích di sản văn hóa nói chung, các di tích quốc gia đặc biệt ở các địa phương nói riêng là tài sản quý giá không chỉ của địa phương đó mà còn là của cả dân tộc Các di tích này không những chỉ mang ý nghĩa về giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và giáo dục
mà còn là nguồn lực quan trọng góp phần xây dựng bản sắc văn hóa cộng đồng tốt đẹp, là động lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Bài viết khẳng định: “Các địa phương cần chú trọng đến công tác bảo vệ và phát huy các giá trị của di tích; sự gắn kết với cộng đồng địa phương; nâng cao nguồn lực quản lý các di tích; thực hiện nghiêm túc việc quản lý các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; công tác tổ chức các hoạt động lễ hội gắn với
di tích và đặc biệt là công tác bảo tồn, tu bổ, tôn tạo tại các di tích”
Đây thực sự là tài liệu hữu ích đối với học viên, với kinh nghiệm còn hạn chế, khi tiếp cận các luận văn với nhiều loại hình di tích và đặc điểm khác nhau, học viên xây dựng cho mình khung nghiên cứu và vận dụng những điểm tương đồng trong công tác quản lý để rút kinh nghiệm cũng như ứng dụng các giải pháp phù hợp vào Luận văn của mình
Trang 142.3 Công trình viết về di tích quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ
Di tích lịch sử QGĐB Chiến trường Điện Biên Phủ có giá trị to lớn
về cả lịch sử, văn hóa, xã hội, khoa học và kinh tế; là di tích đặc biệt có một không hai trên thế giới, có giá trị, vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ đối
với Việt Nam mà còn có giá trị, ý nghĩa lịch sử lớn lao đối với thế giới
Cuốn “Di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng ở Việt Nam” của tác giả Đặng Việt Thủy, Nxb Văn hóa, Thông tin năm 2013 [50] giới thiệu khái quát di tích chiến trường Điện Biên Phủ, giới thiệu di tích với vai trò là nơi diễn ra chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ Sau hàng chục năm đi qua, di tích vẫn lưu giữ được rất nhiều chứng tích như Đồi Độc Lập, Đồi A1, sân bay Mường Thanh, Hầm Đờ Cát… cùng với đó là Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - nơi đang lưu giữ hàng nghìn tài liệu, hiện vật Khẳng định, di tích đã được giữ gìn, bảo quản nghiêm cẩn để các thế hệ người Việt Nam và bạn bè năm châu tận mắt chứng kiến, hiểu thêm Chiến thắng Điện Biên Phủ và sự chiến đấu quả cảm của quân đội Việt Nam
Cùng góc tiếp cận của tác giả Đặng Việt Thủy, trong cuốn “Di tích lịch sử và văn hóa Điện Biên Phủ” của Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Nxb Văn hóa, Thông tin năm 2019 [51] giới thiệu 18 di tích thành phần của di tích chiến trường Điện Biên Phủ, thông tin về sự kiện, diễn biến trận đánh, ý nghĩa của từng di tích đối với chiến thắng Điện Biên Phủ Đề cập một số nét về công tác trung tu, tôn tạo và phát huy di tích
Cuốn “Điện Biên Phủ mốc vàng thời đại” của nhóm tác giả Phạm Gia Đức, Nxb Văn hóa, Thông tin năm 2018 [19] giới thiệu một cách tương đối hệ thống, toàn diện về chiến thắng Điện Biên Phủ và ý nghĩa thời đại Giới thiệu các bài viết, phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh đạo Đảng
và Nhà nước các thời kỳ về chiến thắng Điện Biên Phủ Trong đó, ghi nhận, cảm ơn nhân dân Điện Biên đã thay mặt cả nước giữ gìn, phát huy di tích Đồng thời giao nhiệm vụ cho Đảng, chính quyền, nhân dân tỉnh Điện
Trang 15Biên tiếp tục gìn giữ, phát huy di tích để xứng tầm với ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ
Đối với các công trình nghiên cứu đề cập tới vấn đề tôn tạo và phát huy giá trị di tích có thể kể đến tài liệu Hội thảo “Phát huy giá trị đặc biệt của di tích lịch sử Điện Biên Phủ để đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Điện Biên trong mối liên kết với vùng Tây Bắc” của UBND tỉnh Điện Biên tổ chức năm 2014 [60] chào mừng dịp 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Qua Hội thảo cho chúng ta thấy được một bức tranh toàn cảnh về vấn đề bảo tồn phát huy giá trị di tích của các tác giả Phạm Văn Hưng, Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ…Không chỉ vậy vấn đề liên quan tới thực trạng, tiềm năng cũng như xây dựng, quảng bá hình ảnh, tạo các sản phẩm du lịch đặc thù gắn liền với di tích cũng được đề cập thông qua bài viết của các tác giả như Nguyễn Văn Mạnh, Trần Minh Hòa, Nguyễn Văn Lưu, Nguyễn Phú Đức…
Tiếp đến là Đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ, gắn với phát triển du lịch tỉnh Điện Biên đến năm 2030” của UBND tỉnh Điện Biên [62] Đề tài nghiên cứu tổng quan về tôn tạo, phát huy di tích lịch
sử gắn với phát triển du lịch và các loại hình du lịch gắn với di tích lịch sử
Đã xây dựng nội dung tôn tạo và phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch thông qua các sản phẩm du lịch, tuyến du lịch Đề xuất giải pháp phát huy vai trò di tích lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ gắn với phát triển kinh tế xã hội trọng tâm là du lịch tỉnh Điện Biên đến năm 2030
Ngoài ra, có Luận văn thạc sĩ du lịch, “Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Điện Biên” của Đặng Thanh Nhường tại Đại học quốc gia Hà Nội năm 2013 [34] Luận văn làm rõ các khái niệm, lý thuyết và thực trạng
du lịch văn hóa trong đó có du lịch lịch sử Đánh giá điều kiện phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Điện Biên Phân tích thực trạng của hoạt động du lịch
Trang 16văn hóa ở Điện Biên Đề xuất những giải pháp phù hợp để phát triển du lịch văn hóa tỉnh Điện Biên nói riêng, góp phần phát triển kinh tế của tỉnh Điện Biên nói chung
Các công trình, tài liệu nghiên cứu di tích Chiến trường Điện Biên Phủ đã giúp học viên hiểu rõ hơn vai trò, giá trị của di tích đặc biệt này Những tài liệu này cũng là nền tảng lý luận để học viên tiếp tục điều tra, nghiên cứu và đưa ra những giải pháp quản lý phù hợp, khả thi trong giai đoạn hiện nay
Mặt khác, chúng ta có thể thấy chưa có tài liệu nghiên cứu chuyên sâu, có tính hệ thống về các vấn đề lý luận và thực tiễn công tác quản lý di tích lịch sử quốc gia Chiến trường Điện Biên Phủ mà nội dung đề cập sâu
về chủ thể quản lý, cơ sở vật chất, hoạt động quản lý, các giải pháp để nâng cao công tác quản lý di tích trong giai đoạn tới Vì vậy, những vấn đề mà các nhà nghiên cứu đi trước chưa tiếp cận, còn bỏ ngỏ sẽ là một khoảng trống nhất định mà học viên sẽ tìm hiểu, nghiên cứu
Qua đây, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu và tiếp cận dưới góc độ quản
lý về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Điện Biên.Trong quá trình triển khai thực hiện luận văn, học viên sẽ tiếp thu, kế thừa những kết quả nghiên cứu của các học giả đi trước để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khái quát những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn, Luận văn đi sâu đánh giá thực trạng quản lý di tích lịch sử QGĐB Chiến trường Điện Biên Phủ, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao công tác quản
lý di tích lịch sử QGĐB Chiến trường Điện Biên Phủ trong giai đoạn tới
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các khái niệm, thuật ngữ, các văn bản và nội dung về di tích, quản lý di tích Đồng thời nhân dạng được những giá trị tiêu biểu của di tích và vai trò của quản lý đối với di tích QGĐB Chiến trường Điện Biên Phủ
Trang 17- Điền dã, phân tích và đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý, chỉ ra những ưu điểm và hạn kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn trong công tác quản lý di tích lịch sử QGĐB Chiến trường Điện Biên Phủ
- Đề xuất những nhóm giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý di tích lịch sử QGĐB Chiến trường Điện Biên Phủ trong thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động quản lý di tích lịch sử QGĐB Chiến trường Điện Biên Phủ
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- Về nội dung: các nội dung liên quan đến hoạt động quản lý di tích lịch sử QGĐB Chiến trường Điện Biên Phủ
- Về thời gian: Từ đầu năm 2016 cho đến nay (sau thời điểm công nhận bổ sung 23 điểm di tích vào Hồ sơ di tích lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ, nâng tổng số điểm di tích thành phần lên 45 điểm)
5 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành Luận văn, học viên đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau đây:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: trên cơ sở các tài liệu sách, báo, luận văn, luận án và các nguồn khác nhau mà tác giả thu thập được… bằng các thao tác nghiên cứu, phân tích các dự liệu, thống kế, tập hợp lại thành các nội dung cụ thể, từ đó tác giả đưa vào trong nội dung của luận văn
Phương pháp khảo sát điền dã: tác giả trực tiếp xuống địa bàn có di tích để điều tra, khảo sát, thông qua các thao tác quay phim, chụp ảnh, ghi
âm, phỏng vấn công chức, viên chức Ngành văn hóa của tỉnh Điện Biên, các tổ chức, cá nhân, người dân… nhắm tìm kiếm những tư liệu thực tế, chính xác để đánh giá đúng được thực trạng quản lý di tích
Trang 18Phương pháp so sánh: từ những kết quả nghiên cứu tài liệu và thông tin thu thập về công tác quản lý di tích lịch sử QGĐB Chiến trường Điện Biên Phủ Tác giả đối chiếu, so sánh để rút ra kết luận, làm sáng tỏ nội dung của đề tài
6 Những đóng góp của luận văn
- Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu tổng thể về công tác quản lý di tích quốc gia đặc biệt chiến trường Điện Biên Phủ
- Luận văn góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận gắn với thực tiễn
về hoạt động quản lý, cung cấp một cách nhìn hệ thống, tổng quát về thực trạng công tác quản lý di tích lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ Đưa ra giải pháp mang tính ứng dụng nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý di tích lịch sử chiến trường Điện Biên Phủ
- Luận văn là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, cán bộ, công chức, viên chức làm công tác di sản văn hóa, những người quan tâm đến di tích chiến trường Điện Biên Phủ, Chiến thắng Điện Biên Phủ
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về quản lý di tích và di tích quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ
Chương 2: Thực trạng hoạt động quản lý di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ
Chương 3: Giải pháp quản lý di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ
Trang 19Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ
DI TÍCH VÀ DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT CHIẾN TRƯỜNG
ĐIỆN BIÊN PHỦ 1.1 Các khái niệm liên quan
1.1.1 Di tích
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam cũng đã định nghĩa: “Di tích là các loại dấu vết của quá khứ, là đối tượng nghiên cứu của khảo cổ học, sử học… Di tích là DSVH- lịch sử được pháp luật bảo vệ, không ai được tùy tiện dịch chuyển, thay đổi, phá hủy” [55, tr.64] Vì vậy, có thể nói khi nhắc
đến di tích là nhắc đến cội nguồn, là yếu tố của thời gian, lịch sử và với ý nghĩa đó, di tích được pháp luật bảo vệ để được trường tồn
Theo Từ điển Việt - Anh cũng đề cập đến di tích, cụ thể: “Di tích được dịch là vestiges hay remains, đó là vết tích, tàn tích, dấu vết cũ còn lại sau khi sự vật, đồ vật đã bị loại bỏ hay những tòa nhà cổ xưa còn lại khi những tòa nhà khác đã bị phá hủy” [22, tr.89]
Từ hai khái niệm trên, có thể hiểu di tích được hình thành trong quá trình sinh sống và di cư, lao động của con người trong suốt chiều dài lịch
sử, nó đa dạng về thể loại và mỗi di tích có những đặc tính riêng nhưng đều
có ý nghĩa, giá trị về lịch sử, giáo dục, truyền thống
Tại Điều 29 của Nghị định số 92/2002/NĐ-CP đã nêu rõ: “Tất cả các
di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ học, danh lam thắng cảnh thì được gọi là di tích”
Như vậy có thể thấy, di tích có nhiều loại hình, mỗi loại hình có đặc điểm khác nhau Di tích lịch sử có công trình hoặc sự kiện có giá trị lịch sử
Di tích kiến trúc nghệ thuật là công trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thể kiến trúc đô thị và đô thị có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển nghệ thuật kiến trúc của dân tộc…
Trang 20* Qua các khái niệm, cho thấy di tích là kết quả của quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước trong hàng ngàn năm Mỗi di tích phản ánh giai đoạn phát triển, thành tựu và phản ánh những nét đặc văn hóa đặc sắc của mỗi vùng miền, dân tộc Di tích là tài sản quý giá của quốc gia, là cơ sở gắn kết cộng đồng, là nơi lưu giữ giá trị tinh thần và giao lưu văn hóa
Di tích luôn mang trong mình những giá trị lịch sử và và xã hội Nó gìn giữ những giá trị tốt đẹp của cốt cách, bản lĩnh, năng lực của dân tộc Việt Nam Những hệ giá trị này có tính ổn định rất lớn và có tính bền vững tương đối, có sức mạnh to lớn đối với cộng đồng…
1.1.2 Di tích lịch sử
Thuật ngữ di tích lịch sử văn hoá ở đa số các nước trên thế giới đều dùng với nghĩa chung nhất, rộng nhất là các dấu tích, dấu vết còn lại trong lịch sử sáng tạo văn hoá của con người (Tiếng Anh là: vestige, tiếng Pháp: vestige, tiếng Nga: Pomiatnic; tiếng Trung Quốc: Cổ tích) Trong một số văn bản pháp luật về bảo tồn các di tích lịch sử văn hoá của một số quốc gia thì di tích lịch sử văn hoá được quan niệm cụ thể rộng hẹp khác nhau
Có thể khái quát được những quan niệm sau đây:
Theo Luật số 214 ngày 19 tháng 7 năm 1975 về bảo vệ di sản văn
hoá của Nhật Bản: “DTLSVH được coi là di sản văn hoá nói chung, bao gồm di sản văn hoá vật thể, di sản văn hoá phi vật thể” [33, tr.23] Đây là
quan niệm rộng nhất về di tích lịch sử văn hoá Theo luật này thì di tích lịch
sử văn hoá bao gồm: văn hoá vật thể, di sản văn hoá phi vật thể, di sản văn hoá dân gian, các công trình lưu niệm
Di tích lịch sử văn hoá được quan niệm hẹp hơn một chút trong Luật
về giữ gìn và bảo vệ di tích lịch sử của Philippin, công bố ngày 18-6-1966 Theo đạo luật này:
Di tích lịch sử văn hoá sẽ bao gồm cả các di sản văn hoá vật chất
và phi vật chất như các tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc), nhưng
Trang 21không bao gồm các di sản văn hoá dân gian như phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng ”
Di tích lịch sử văn hoá là toàn bộ các di sản văn hoá tồn tại dưới dạng vật chất cụ thể, bao gồm cả các cổ vật bất động sản (các công trình, các địa điểm) và động sản (các đồ vật, hiện vật cụ thể) [35, tr.48]
Quan niệm này được thể hiện ở Pháp lệnh của nhà vua Ả Rập Xê ut quy định về quản lý di tích, công bố ngày 3-8-1972, luật số 117 của Cộng Hoà Ai cập ban hành ngày 8-6-1983 [1, tr.58]
Trên cơ sở nghiên cứu khái niệm các nước, học viên cho rằng di tích lịch sử không phải là toàn bộ hệ thống di sản văn hóa, nhưng là một bộ phận hết sức quan trọng trong hệ thống di sản
Việc nghiên cứu rõ khái niệm gắn với loại hình di tích sẽ giúp học viên phân biệt di tích lịch sử với các hình thái di sản vật thể khác như danh thắng, cổ vật và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ để đưa ra các giải pháp nâng cao công tác quản lý di tích và phù hợp tính đặc thù
1.1.3 Di tích quốc gia đặc biệt
Căn cứ vào giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh (gọi chung là di tích) được chia thành:
- Di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh
- Di tích quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia Bộ Văn hóa - Thông tin nay là Bộ VHTTDL (Việt Nam) quyết định xếp hạng di tích quốc gia
- Di tích QGĐB là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia và
do Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng
* Di tích quốc gia đặc biệt
Trong Mục 3, Điều 29 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật DSVH năm 2009 có đề cập về di tích quốc gia đặc biệt:
Trang 22Di tích quốc gia đặc biệt là các di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia, bao gồm: Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện đánh dấu bước chuyển biến đặc biệt quan trọng của lịch sử dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu có ảnh hưởng to lớn đối với tiến trình lịch sử của dân tộc; công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị
và địa điểm cư trú có giá trị đặc biệt đánh dấu các giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam; địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển văn hóa khảo cổ quan trọng của Việt Nam và thế giới; cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị đặc biệt của quốc gia hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học và hệ sinh thái đặc thù nổi tiếng của Việt Nam và thế giới
Hiện nay, sau đợt xếp hạng thứ 13 vào cuối năm 2022, Việt Nam có tổng cộng 128 di tích QGĐB Đồng bằng Sông Hồng có nhiều di tích được xếp hạng nhất cả nước với 47 di tích và 21 trong số đó thuộc thủ đô Hà Nội
Trên cơ sở nghiên cứu khái niệm di tích QGĐB, học viên làm rõ những giá trị đặc biệt tiêu biểu của di tích QGĐB Chiến trường Điện Biên Phủ trong Luận văn, để từ đó làm rõ sự vai trò của công tác quản lý
1.1.4 Quản lý
Quản lý là khái niệm rộng và mang tính bao quát mọi mặt của đời sống xã hội Về nội dung, thuật ngữ quản lý có thể hiểu theo nhiều cách cách khác nhau Theo nghĩa thông thường được hiểu là: “trông nom, chịu trách nhiệm về công việc” [55, tr.72] Nếu hiểu theo âm nghĩa Hán Việt thì
quản là lãnh đạo, lý là trông nom, coi sóc
Trang 23Theo Từ điển Việt – Anh: “Managemen có nghĩa là quản lý, là bàn tay hoặc liên quan đến hoạt động của bàn tay, từ đó chuyển sang nghĩa là hành động theo một quan điểm tác động để dẫn dắt”.[22, tr.46]
Theo Tài liệu giảng dạy Chuyên viên của Trường chính trị tỉnh Điện Biên "Quản lý là một hoạt động mà các tập thể, cá nhân (gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều phải thực hiện, bao gồm các yếu tố cấu thành: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy”
Quản lý là một hoạt động tất yếu, khách quan nảy sinh khi cần có sự
nỗ lực của tập thể để hoàn thành mục tiêu chung Quản lý diễn ra ở mọi khía cạnh trong cuộc sống, từ phạm vi nhỏ đến phạm vi lớn, từ đơn giản đến phức tạp Đối với xã hội có trình độ phát triển càng cao, yêu cầu quản
lý càng lớn và vai trò của quản lý cũng ngày càng trở nên cần thiết hơn
Có thể thấy, từ các khái niệm trên, quản lý là lộ trình xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai và giám sát quá trình thực hiện, là cách thức huy động và phát huy các nguồn lực của tổ chức, doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu cụ thể
Tổng hợp các ý kiến chung từ nhiều định nghĩa, học viên nhận định:
“Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đưa ra”
1.1.5 Quản lý di tích
Quản lý di tích là một nội dung của quản lý văn hóa Bởi văn hóa là một lĩnh vực hoạt động đặc biệt của đời sống xã hội, vì thế, mọi quốc gia đều hoạch định cho mình một phương pháp quản lý riêng phù hợp với hoàn cảnh thực tế của mình
Quản lý di tích nói riêng là quá trình điều chỉnh của hệ thống cơ quan quản lý - chủ thể quản lý đến đối tượng được quản lý đó là di tích thông qua nhiều hình thức như ban hành các chính sách, hoạch định và xây
Trang 24dựng tổ chức triển khai các dự án, công trình, huy động nguồn lực nhằm bảo vệ, phát huy giá trị di tích đó
Quản lý di tích chỉ đạt được kết quả tốt nhất khi chúng ta kết hợp nhuần nhuyễn mối quan hệ tương tác giữa ba yếu tố cơ bản nhất: Có đường lối, chính sách, pháp luật phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước Tạo lập được hệ thống tổ chức các cơ quan quản lý từ Trung ương đến các cấp chính quyền đủ mạnh để biến những chủ trương, chính sách thành hiện thực cuộc sống; Có sự đồng tình hưởng ứng của đông đảo nhân dân
Từ đó, học viên nhận định quản lý di tích là quá trình cơ quan quản
lý nhà nước xây dựng và tổ chức triển khai các giải pháp nhằm nhằm định hướng, điều chỉnh các hoạt động bảo vệ, trùng tu, phát triển các dịch vụ di tích, đào tạo và huy động các nguồn lực để di tích phát huy vai trò, giá trị
về cả kinh tế, xã hội và giáo dục truyền thống
Việc nghiên cứu các khái niệm trên giúp học viên làm rõ quá trình quản lý nhà nước cũng như quản lý di tích đối với di tích QGĐB Chiến trường Điện Biên Phủ, đánh giá đầy đủ các nội dung quản lý và đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác này trong giai đoạn hiện nay
1.2 Các văn bản liên quan quản lý di tích
1.2.1 Văn bản của Trung ương
Xác định tầm quan trọng và giá trị của hệ thống di tích, Đảng và Nhà nước ta đã có những định hướng, quyết sách chiến lược cơ bản nhằm quản
lý, bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của di tích Tiêu biểu trong đó
là NQ Trung ương 5 (Khóa VIII) đã đề ra nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các
di sản văn hóa:
DSVH là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể [3]
Trang 25Văn kiện Đại hội X của Đảng nêu rõ:
Tiếp tục đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến, các di tích văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc, các giá trị văn hóa, nghệ thuật, ngôn ngữ, thuần phong
mỹ tục của cộng đồng các dân tộc; bảo tồn và phát huy văn hóa, văn nghệ dân gian; kết hợp hài hòa việc bảo vệ, phát huy các DSVH với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch [4]
Với tinh thần đó, tại các kỳ Đại hội tiếp theo, khóa XI, khóa XII và khóa XIII của Đảng, vấn đề bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tiếp tục được nhấn mạnh, triển khai và cụ thể hóa
Đặc biệt, ngày 24/11/2021, tại Hà Nội, BCH Trung ương Đảng đã
tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc Tại Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ ra một trong những nhiệm vụ trọng tâm là:
Phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hoá, môi trường văn hoá, đời sống văn hoá: Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả sáng tạo các giá trị văn hoá mới [5]
Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Phát triển văn hóa đến năm 2020 phần nội dung
về lĩnh vực di tích chỉ rõ:
Đầu tư đồng bộ bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu trở thành di sản có chất lượng cao về khoa học bảo tồn và môi trường văn hóa, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế du lịch Triển khai việc quy hoạch chi tiết đối với các di tích để giải quyết hợp lý, hài hòa, bền vững giữa bảo tồn, phát huy DSVH với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội… [48]
Từ những Chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ đã từng bước được cụ thể hóa và pháp lý hóa qua các văn bản quy phạm pháp luật
Trang 26và hệ thống văn bản có liên quan: đây là căn cứ quan trọng để xác định quan điểm, định hướng và mục tiêu bảo vệ và phát huy giá trị DSVH trong giai đoạn hiện nay:
Luật Di sản Văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa X, kỳ họp thứ 9; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2009 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 5 Đây là Bộ Luật về Di sản Văn hoá đầu tiên trong lịch sử lập pháp của nước ta và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2002, được sửa đổi năm 2009 Luật Di sản Văn hoá giới thiệu khái niệm chung, quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hóa, quy định cụ thể bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; Quy định công tác quản lý nhà nước về DSVH; điều khoản thi hành Đây là
cơ sở pháp lý cao nhất để học viên tìm hiểu nội hàm các khái niệm liên quan đến Luận văn như đã viện dẫn bên trên; Đồng thời tìm hiểu các quy định cụ thể để đối chiếu khi đánh giá thực trạng hoạt động quản lý di tích Chiến trường Điện Biên Phủ
Một số Nghị định của Chính Phủ: số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 quy định chi tiết một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa; Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018 quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; Nghị định số 67/2022/NĐ-CP ngày 21/9/2022 sửa đổi, bổ sung Điều 4 Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh Đây là các Nghị định quy định cụ thể các nội dung của Luật Di sản Văn hóa, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Trang 27Luật Di sản Văn hóa; Quy định chi tiết thẩm quyền, quy trình, hồ sơ việc lập phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích cũng như
dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích Là cơ sở để học viên nghiên cứu, tìm hiểu đối chiếu hồ sơ của Ban Quản lý di tích tỉnh Điện Biên, từ đó đánh giá công tác này tại địa phương, chỉ ra những thiếu sót, hạn chế trong công tác trùng tu, tôn tạo (nếu có)
Một số Quyết định của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến di tích quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ: số 1272/QĐ-TTg, ngày 12/8/2009 về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt và Quyết định số 2367/QĐ-TTg, ngày 23 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung 23 điểm thuộc di tích quốc gia đặc biệt “Chiến trường Điện Biên Phủ”; đây là các Quyết định xếp hạng di tích Chiến trường Điện Biên Phủ Là cơ sở pháp lý để học viên nghiên cứu chủ thể của đề tài với tư cách
là “Di tích Quốc gia đặc biệt”, để từ đó làm rõ những giá trị của di tích, đánh giá công tác bảo vệ, trùng tu, phát triển du lịch theo các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, đồng thời đánh giá tiềm năng, sự tương xứng cho phát triển du lịch
Một số Quyết định khác có liên quan: số 1465/QĐ-TTg ngày 24/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Điện Biên Phủ - Pá Khoang, tỉnh Điện Biên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; số 1909/QĐ-TTg ngày 12/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 Đây
là văn bản pháp lý, học viên nghiên cứu các định hướng, mục tiêu và nhiệm
vụ của lĩnh vực văn hóa, du lịch nói chung, để đánh giá công tác phát huy giá trị di tích Chiến trường Điện Biên Phủ với tư cách là một sản phẩm du lịch văn hóa trong quy hoạch chung của tỉnh
Hệ thống Thông tư của Bộ VHTTDL: số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14/7/2011 về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử -
Trang 28văn hóa và danh lam thắng cảnh; số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi
di tích Đây là các Thông tư quy định chi tiết thành phần hồ sơ khoa học, quy trình, thẩm quyền xếp hạng di tích; Học viên đã căn cứ vào các hướng dẫn chi tiết của Bộ VHTTDL để rà soát công tác kiểm kê, lập hồ sơ xếp hạng di tích của tỉnh Điện Biên, đánh giá thực trạng của nội dung này trong công tác quản lý di tích của cơ quan chức năng tỉnh Điện Biên, đề xuất nhiệm vụ cụ thể đối với giải pháp giải quyết tồn tại, hạn chế nếu có
Hệ thống văn bản của BCH Trung ương Đảng và Thủ tướng Chính phủ về công tác trùng tu, tôn tạo di tích: số 609/TTg-KGVX ngày 11/05/2018 về việc đầu tư xây dựng công trình Đền thờ tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ hy sinh tại Chiến trường Điện Biên Phủ; số 1220/TTg-KGVX ngày 02/10/2019 về việc thực hiện công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử QGĐB Chiến trường Điện Biên Phủ; số 9003-CV/VPTW ngày 9/3/2019 của Văn phòng Ban chấp hành Trung ương về việc chủ trương thực hiện Đề án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ đến năm 2030
Học viên đã tiếp cận hệ thống văn bản trên để tìm hiểu quan điểm của Đảng, Chính Phủ đối với các nội dung do tỉnh Điện Biên trình Cơ sở pháp
lý để tỉnh Điện Biên ban hành các Chương trình, đề án, dự án xây dựng, sửa chữa các di tích
1.2.2 Văn bản của địa phương
Sau khi Luật Di sản văn hóa, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật DSVH có hiệu lực thi hành, trên cơ sở chủ trương của Đảng và Nhà nước, UBND tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương quán triệt, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trong công tác bảo vệ, phát huy giá trị các di sản văn hóa; tham mưu ban hành và ban hành các văn bản
Trang 29chỉ đạo, các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án để bảo vệ phát huy giá trị các di sản văn hóa, cụ thể:
Để thực hiện tốt nội dung Đại hội XIII; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, tỉnh Điện Biên đã đề ra mục tiêu:
Bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc và di tích lịch sử QGĐB Chiến trường Điện Biên Phủ để phát triển du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn Đồng thời đề ra nhiệm vụ trọng tâm Tập trung triển khai công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị
di tích chiến trường Điện Biên Phủ [2]
Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 20/12/2019 của Tỉnh ủy Điện Biên
về Chương trình bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh gắn với phát triển kinh tế xã hội đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 và Kết luận
số 01-KL/TU về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 09 của Tỉnh ủy, giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 Xác định tầm quan trọng của văn hóa trong tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, những năm qua, chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh quan tâm, triển khai nhiều chương trình, hành động cụ thể nhằm bảo tồn, tôn tạo, đồng thời phát huy giá trị văn hóa các dân tộc
Phát huy kết quả đạt được của việc triển khai Nghị quyết 01 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, ngày 29/7/2021, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Điện Biên tiếp tục ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU về bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên, gắn với phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 Ngày 31/12/2021, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3414/QĐ-UBND phê duyệt Đề án bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên gắn với phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030
Hai văn bản trên, cụ thể hóa mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng
bộ tỉnh, cụ thể “Tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị di tích và danh lam thắng cảnh, đặc biệt là di tích QGĐB chiến trường Điện Biên Phủ”, chỉ ra nhiệm
Trang 30vụ trọng tâm đó là: Lập quy hoạch, triển khai các dự án, kế hoạch về công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt chiến trường Điện Biên Phủ, nghiên cứu, khảo sát, tìm kiếm các di tích thành phần bổ sung vào danh mục di tích đã công bố
Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo Sở VHTTDLtham mưu ban hành Quyết định số 661/QĐ-UBND ngày 08/7/2020 phê duyệt “Đề án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch
sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ đến năm 2030”;
UBND tỉnh Điện Biên đã ban hành nhiều Kế hoạch triển khai cụ thể các mục tiêu, nhiệm vụ của các Nghị quyết trên, cụ thể: số 174/KH-UBND ngày 20/01/2020 về Kiểm kê, khảo sát di tích trên địa bàn tỉnh Điện Biên năm 2020; số 1077/KH-UBND ngày 15/4/2020 về nghiên cứu, khảo sát, tìm kiếm các điểm di tích thành phần bổ sung vào Danh mục Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt chiến trường Điện Biên Phủ; số 1534/KH-UBND ngày 27/5/2022 về triển khai Đề án bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên gắn với phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2022 - 2025;
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch ban hành nhiều văn bản triển khai
cụ thể: Hướng dẫn công tác quản lý di tích trên địa bàn tỉnh Điện Biên, Công văn thống nhất công tác quản lý, bảo quản di tích Chiến trường Điện Biên Phủ; Kế hoạch Triển khai Quy hoạch di tích chiến trường Điện Biên Phủ; Kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, Kế hoạch tập huấn công tác thuyết minh viên Kế hoạch số hóa văn hóa, thể thao và du lịch, văn bản hướng dẫn, đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di tích trên địa bàn…
Ban Quản lý Di tích tỉnh Điện Biên là đơn vị trực tiếp quản lý: hằng năm ban hành nhiều văn bản triển khai chỉ đạo của Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch, gắn với thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của đơn vị cũng như quản lý di tích quốc gia đặc biệt chiến trường Điện Biên Phủ, cụ thể: Kế
Trang 31hoạch tìm kiếm năm 2023 để xếp hạng bổ sung di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ, Kế hoạch Lập quy hoạch và lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng bổ sung di tích vào di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ, Điều chỉnh khoanh vùng các điểm di tích thuộc di tích Chiến trường Điện Biên Phủ để triển khai thực hiện dự án Đầu
tư xây dựng mở rộng cảng hàng không Điện Biên, Đề án vị trí việc làm, Kế hoạch rà soát, điều chỉnh bài thuyết minh, Kế hoạch bảo quản hiện vật bằng hóa chất, Kế hoạch phát triển sự nghiệp; Kế hoạch lập hồ sơ di tích…
Các văn bản trên là cơ sở pháp lý cho học viên nghiên cứu những vấn
đề thực tại của công tác quản lý di tích quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ (Thực trạng, những tồn tại, hạn chế) cũng như những căn cứ đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý di tích trong giai đoạn hiện nay
1.3 Nội dung quản lý di tích
Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm chú trọng đến công tác quản lý di tích Năm 1998, trong Nghị quyết TW5 (khoá VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc đã chỉ rõ: “Di sản văn hoá là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của các dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hoá hết sức quan trọng”
Đã có nhiều văn bản quy định về nội dung, nhưng rõ ràng là tại Chương V, Điều 54, Luật Di sản Văn hóa quy định nội dung quản lý về di sản văn hoá gồm các nội dung:
Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa; Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa; Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về di sản
Trang 32văn hóa; Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; Tổ chức, chỉ đạo khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo
và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hóa
Từ quy định trên của điều 54 trong Luật Di sản Văn hóa và cùng với những nghiên cứu tìm hiểu thực tế về hoạt động quản lý di tích tại địa bàn, ngoài nội dung nghiên cứu thực trạng chủ thể quản lý, cơ chế phối hợp, nguồn lực cơ sở vật chất và tài chính ra, hoạt động quản lý di tích lịch
sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên được tác giả tập trung vào các nội dung chính sau:
1) Triển khai thực hiện và ban hành các văn bản quản lý di tích 2) Công tác tuyên truyền, quảng bá các giá trị của di tích
3) Hoạt động bảo vệ và trùng tu, tôn tạo di tích
4)Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn
5) Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế
6) Quản lý di tích gắn với phát triển du lịch
7) Công tác kiểm tra, giám sát và thi đua, khen thưởng
Toàn bộ những nội dung này sẽ được tác giả triển khai nghiên cứu, đánh giá thực trạng ở Chương 2 và đồng thời đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di tích tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên ở Chương 3
1.4 Khái quát về di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ
1.4.1 Điều kiện địa lý, kinh tế, văn hóa - xã hội tỉnh Điện Biên
- Về vị trí địa lý: là tỉnh biên giới miền núi, thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La; phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu; phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc; phía Tây và Tây
Trang 33Nam giáp CHDCND Lào Là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia Lào và Trung Quốc, với các cửa khẩu quốc tế Tây Trang, cửa khẩu Huổi Puốc, các lối mở Si Pa Phìn, A Pa Chải, Nậm Đích Điện Biên sở hữu
vị trí đặc biệt ngã ba biên giới, cực Tây Tổ quốc là một lợi thế lớn đối với tỉnh để trở thành điểm du lịch hấp dẫn, khác biệt so với bức tranh du lịch chung của vùng Tây Bắc
Điện Biên có địa hình phức tạp, độ dốc lớn, mức độ chia cắt ngang và chia cắt sâu lớn; được cấu tạo bởi những dãy núi cao và các thung lũng, sông suối nhỏ, hẹp và dốc phân bố khắp nơi trong địa bàn tỉnh Nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao, mùa Đông tương đối lạnh và ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng của gió Tây khô và nóng Điều này ảnh hưởng nhiều việc phát triển kinh tế và bảo quản hiện vật, di tích chiến trường Điện Biên Phủ
- Kinh tế: Kinh tế Điện Biên thuộc nhóm trung bình Điện Biên là một trong những tỉnh gặp khó khăn, ngân sách phụ thuộc Trung ương Tuy nhiên, theo Báo cáo dự ước kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 của tỉnh Điện Biên
Tốc độ tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm của tỉnh Điện Biên khá cao so với các tỉnh trong khu vực và cả nước, xếp thứ 4/14 tỉnh vùng trung du và miền núi phía Bắc, đứng thứ 17/63 tỉnh thành trong cả nước Các ngành sản xuất khu vực nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng phát triển tương đối ổn định, khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 1,84%, khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 15,31%, khu vực dịch vụ tăng 5,72% so với cùng kỳ năm 2022 (Theo số liệu Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch cung cấp tháng 11/2023)
- Văn hóa - xã hội: Tỉnh Điện Biên có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm: Thành phố Điện Biên Phủ, thị xã Mường Lay và 8 huyện: Điện Biên, Điện Biên Đông, Mường Ảng, Mường Chà, Mường Nhé, Tủa Chùa,
Trang 34Tuần Giáo, Nậm Pồ Trong đó, thành phố Điện Biên Phủ là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật
Điện Biên có dân số trên 630.000 người với 19 dân tộc cùng sinh sống Mỗi dân tộc có những nét riêng về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, văn hóa… tạo thành bức tranh đa sắc màu văn hóa, đưa Điện Biên trở thành địa phương có hệ thống di sản văn hóa phong phú, là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước Tỉnh Điện Biên có nhiều lễ hội, ngày hội văn hóa, văn nghệ, thể thao hết sức độc đáo Trong đó, Lễ hội Hoa ban là lễ hội tiêu biểu được tổ chức với quy mô lớn ở tỉnh Điện Biên và vùng Tây Bắc, mang thương hiệu, dấu ấn đặc trưng riêng có của tỉnh Điện Biên với các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trải nghiệm không gian văn hóa, cảnh quan thiên nhiên rực rỡ với sắc hoa ban Ngoài ra còn có các lễ hội như: Lễ hội Thành Bản Phủ, Lễ hội Hạn Khuống, Lễ hội đua thuyền Đuôi Én… cũng là những lễ hội ấn tượng, được tổ chức hàng năm và thu hút nhiều du khách đến với Điện Biên (Theo số liệu Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch cung cấp tháng 11/2023) Tỉnh Điện Biên có văn hóa ẩm thực giàu bản sắc với các món ăn nổi tiếng như thịt trâu gác bếp, cá nướng, xôi nếp nương, bánh khẩu xén… hay các sản phẩm OCOP như chè Shan tuyết, cà phê Arabica… mang đặc trưng văn hóa vùng miền, tạo nên những giá trị khác biệt, độc đáo
Nhìn chung, Điện Biên có nguồn tài nguyên văn hóa phong phú và đặc sắc, các tài nguyên văn hóa này luôn được gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa một cách lâu dài, góp phần quan trọng trong phát triển hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên
1.4.2 Khái quát di tích lịch quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ
1.4.2.1 Sự ra đời của Di tích quốc đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ
Di tích Chiến trường Ðiện Biên Phủ là nơi ghi lại chiến công của Quân đội nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ và cả dân tộc
Trang 35Việt Nam Di tích bao gồm những tên đất, tên núi, tên sông gắn liền với trận đánh 56 ngày đêm “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” của quân
và dân ta làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc Việt Nam
Chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những chiến công hiển hách, vang dội nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, tạc vào lịch sử dân tộc bản hùng ca bất tử cùng những tấm gương anh dũng, sáng ngời, khẳng định ý chí, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, các trận địa, chiến hào cùng tồn tại với quá trình xây dựng phát triển kinh tế mới Giai đoạn này, cơ bản được giữ nguyên các yếu tố gốc
Năm 1973 - 1974, Kỷ niệm 20 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Bộ Văn hóa, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Bộ Kiến trúc đã cùng với địa phương đi khảo sát các di tích chiến trường Điện Biên Phủ và bàn những việc cần làm cụ thể, thiết thực đối với di tích chiến trường Điện Biên Phủ Năm 1973, Cục Bảo tồn bảo tàng đã cùng 2 chuyên gia Liên Xô lên Điện Biên Phủ cùng trao đổi ý kiến Năm 1974, cử đoàn cán bộ đi khảo sát
di tích chiến trường Điện Biên Phủ
Cùng với việc chuyển giao quản lý từ Bộ Quốc phòng, Khu Tự trị Tây Bắc rồi Tỉnh Lai Châu để phù hợp tình hình chính trị, an ninh bấy giờ đến năm 1996, Khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ và Nhà trưng bày Chiến thắng Điện Biên Phủ chính thức được bàn giao cho UBND tỉnh Lai Châu nay là tỉnh Điện Biên quản lý
Năm 2009, Di tích lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ là một trong mười di tích cấp Quốc gia đặc biệt quan trọng được xếp hạng đầu tiên trong
cả nước với 22 điểm di tích thành phần (Quyết định số 1272/QĐ-TTg ngày 12/ 8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc xếp hạng di tích Quốc gia
Trang 36đặc biệt) di tích nằm trên địa bàn các huyện: Tuần Giáo, Điện Biên và thành phố Điện Biên Phủ; năm 2015 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt bổ sung 23 điểm di tích thành phần khác (Quyết định số 2367/QĐ-TTg ngày 23/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt) nâng tổng số điểm di tích được công nhận lên tổng số 45 điểm di tích thành phần
1.4.2.2 Giới thiệu một số Di tích thành phần tiêu biểu
Di tích quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ hiện nay phân
bố phân tán trên địa bàn của 7 phường và 3 xã thuộc thành phố Điện Biên Phủ, 4 xã thuộc huyện Tuần Giáo, 6 xã thuộc huyện Điện Biên và gồm từ
hai hệ thống:
Các di tích liên quan đến trận địa của thực dân Pháp, gồm 23 điểm gồm những di tích sau: Di tích trung tâm tập đoàn cứ điểm (Mường Thanh), nơi tập trung lực lượng và phương tiện chiến tranh cao nhất: Hầm chỉ huy của Tướng De Castries; hầm chỉ huy pháo binh của Pi Rốt; các trận địa pháo; sân bay Mường Thanh; cầu Mường Thanh; một số trung tâm đề kháng phía Đông và phía Tây Các cứ điểm phòng thủ: là các điểm hỏa lực,
lá chắn bảo vệ vòng ngoài phân khu trung tâm Các cứ điểm này tập trung trong hai phân khu: Phân khu Bắc (gồm Him Lam, Độc lập, Bản Kéo) và Phân khu Nam (Hồng Cúm) Ngoài ra còn rất nhiều cứ điểm thuộc phân khu trung tâm như: 5 cao điểm phía Đông (A1,C1, C2, D1, E1)
Các điểm di tích gắn với quân đội, nhân dân Việt Nam: Các điểm di
tích gắn với quân đội, nhân dân Việt Nam, gồm 22 điểm, được phân loại như sau: Căn cứ chỉ huy sở chiến dịch Mường Phăng: Đây là Trung tâm Chỉ huy chiến dịch từ 31/01/1954, là nơi quyết định mọi chủ trương, kế hoạch chiến đấu đến ngày chiến thắng Các địa điểm di tích phục vụ chiến dịch: Là nơi tập kết hậu cần, vận chuyển vũ khí đạn dược cho chiến dịch như Đèo Pha Đin, hang Thẩm Púa, Tuần Giáo, Đường kéo pháo bằng tay,
Trang 37Các trận địa tấn công của quân đội ta: Bao gồm trận địa pháo 105mm, trận địa pháo H6 hệ thống hầm hào chiến đấu, trận địa vây hãm
ác liệt diễn ra trong suốt 39 ngày đêm Hai bên giành, giật nhau từng tấc đất, mét chiến hào Hơn 2.500 chiến sỹ đã nằm xuống đồi A1 Máu của các anh đã thấm đẫm từng tấc đất, ngọn cỏ nơi chiến hào Đến nay, vẫn còn rất, rất nhiều hài cốt các liệt sỹ mãi mãi yên nghỉ tại nơi đây đã trở thành một phần của A1 linh thiêng, huyền thoại
* Di tích Đồi D và tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ
Đồi D1 thuộc cụm Dominique, vị trí tiền tiêu của dãy đồi phía Đông, nơi diễn ra trận chiến đấu ác liệt của các chiến sỹ trung đoàn 209 đại đoàn
312 trong đợt tấn công thứ 2 của Quân đội nhân dân Việt Nam vào Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ là công trình chào mừng kỷ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ cùng Di tích Đồi D1 là một trong những điểm tham quan hấp dẫn du khách
* Hầm De Castries (Hầm Đờ Cát)
Là tên thường gọi để chỉ căn hầm làm việc của Bộ chỉ huy Tập đoàn
cứ điểm Điện Biên Phủ do viên tướng tổng chỉ huy De Castries chỉ huy Hầm De Castries là công sự kiên cố nhất được coi là “trái tim”, “linh hồn” của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ Tại đây đã ghi dấu thời khắc lịch sử, 17h30’ chiều 7/5/1954 lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” đã tung bay trên
Trang 38nóc hầm Tướng De Castries cùng toàn bộ Bộ tham mưu Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị bắt sống
* Di tích Đồi F
Đồi F (quân Pháp đặt tên là Mont Fictif) là quả đồi nằm liền sát về phía đông cứ điểm đồi A1 Cùng với đồi Cháy, đồi F có nhiệm vụ quan trọng để quân ta khống chế đồi A1 Rất nhiều chiến sĩ quân đội Việt Nam
đã hy sinh, vì vậy bộ đội ta gọi 2 ngọn đồi này là đồi “tử địa”
* Di tích Trung tâm Đề kháng Him Lam
Him Lam là một trong những Trung tâm đề kháng mạnh của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, quân Pháp đặt tên cho cứ điểm này là Béatrice, tên một thiếu nữ xinh đẹp nước Pháp Đúng 17 giờ ngày 13/3/1954, cuộc tấn công vào Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ chính thức bắt đầu mở màn cho chiến dịch Điện Biên Phủ Đến 23h30 phút ngày 13/3/1954, quân ta đã tiêu diệt toàn bộ Trung tâm đề kháng Him Lam Đây cũng là nơi ghi nhận tấm gương hy sinh anh dũng “lấy thân mình lấp lỗ châu mai” của anh hùng liệt sỹ Phan Đình Giót
* Di tích đường kéo pháo bằng tay
Nằm cạnh quốc lộ 279, thuộc địa phận xã Nà Nhạn, cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ khoảng 14km Đây là đường kéo pháo bằng tay dài nhất, gian nan nhất, nơi đây chứng kiến sự hy sinh anh dũng của liệt sỹ
Tô Vĩnh Diện đã lấy thân mình cứu pháo Đây cũng là tuyến đường kéo pháo duy nhất trong lịch sử đấu tranh của dân tộc Việt Nam sử dụng hoàn toàn sức người để đưa pháo vào trận địa và mở đường trong thời gian ngắn nhất
Trang 39* Di tích Bãi họp binh mừng chiến thắng và tượng đài Công viên chiến thắng Mường Phăng
Ngày 13/5/1954, tại cánh đồng Phiêng Tá Lét - xã Mường Phăng, Bộ Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ đã long trọng tổ chức Lễ duyệt binh mừng chiến thắng Công trình Tượng đài mừng công (còn gọi là tượng đài công viên chiến thắng Mường Phăng) nằm trong khuôn viên di tích bãi họp các quân binh chủng tuyên bố chiến thắng, tái hiện không khí hào hùng của
Lễ duyệt binh năm xưa
* Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ
Di tích này là nơi đặt Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ từ ngày 31/01 đến ngày 15/5 năm 1954 Tại nơi đây, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng với Bộ Chỉ huy chiến dịch đã bàn bàn, thống nhất các phương án tấn công, ban hành các chỉ thị, chỉ đạo tấn công từng trận đánh trong chiến dịch Điện Biên Phủ mà quan trọng nhất là lệnh tổng công kích trên toàn mặt trận vào lúc 15 giờ ngày 7-5-1954
* Di tích Đài Quan sát Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng
Đỉnh Pu Tó Cọ, đỉnh cao nhất trong ba đỉnh của dãy núi Pú Đồn thuộc địa phận bản Khá, xã Mường Phăng (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên), được chọn đặt đài quan sát trong Chiến dịch Điện Biên Phủ 9 giờ sáng ngày 6/5/1954, Ðại tướng Võ Nguyên Giáp đã trực tiếp lên đài quan sát để nắm tình hình chiến sự Cùng với những thông tin từ mặt trận báo về Ðại tướng đã ra mệnh lệnh tổng tiến công và giành chiến thắng cuối cùng trên toàn mặt trận vào chiều ngày 7/5/1954
1.4.3 Những giá trị của di tích quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ
1.4.3.1 Giá trị lịch sử
Di tích Chiến trường Điện Biên Phủ là minh chứng về lịch sử hào hùng của Dân tộc Việt Nam trong chiều dài lịch sử hàng ngàn năm đấu
Trang 40tranh dựng nước và giữ nước; là bằng chứng lịch sử về một dân tộc nhỏ bé, nhưng với quyết tâm giành độc lập dân tộc đã đánh bại một lực lượng quân
sự có đầy đủ phương tiện chiến tranh hiện đại
Di tích Chiến trường Điện Biên Phủ là chứng tích thể hiện nét đặc sắc, độc đáo của nghệ thuật quân sự truyền thống và là đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp; thể hiện sự đúng đắn của đường lối chiến tranh nhân dân, sức mạnh của “thế trận lòng dân”; thể hiện trí tuệ, tài thao lược của Đảng ta trên các lĩnh vực: chỉ đạo, chiến lược quân sự, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật
Là một trong những biểu tượng tiêu biểu cho khát vọng hòa bình; khẳng định chân lý tất yếu chiến thắng thuộc về chính nghĩa của nhân dân Việt Nam nói riêng, nhân dân yêu chuộng hòa bình trên Thế giới nói chung
Ông Đ.D.T, đơn vị phòng QLDSVH, Sở VHTTDL cho biết:
Di tích lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ góp phần tạo nên bản sắc của dân tộc, lưu truyền cho các thế hệ sau, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tăng cường mối đoàn kết, gắn các dân tộc; có giá trị
vô cùng quan trọng trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, hun đúc lên tinh thần và cốt cách con người Việt Nam trong thời đại mới [Phỏng vấn ngày 15/7/2023]
Di tích chiến trường Điện Biên Phủ có giá trị lịch sử, tư tưởng vô cùng
to lớn và rõ nét, có tầm ảnh hưởng sâu sắc đối với nhận thức nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên nói riêng, nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế nói chung; Xác định giá trị quan trọng đó, Ban Quản lý di tích và Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ luôn cố gắng, nỗ lực đổi mới công tác quản lý cũng như các hoạt động chuyên môn, nhằm gìn giữ bảo vệ DSVH đặc biệt của các thế hệ cha ông để lại, phát huy giá trị của di sản trong công tác giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống đấu tranh bất khuất của quân và dân cả nước trong chiến dịch Điên Biên Phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu