1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dạy học âm nhạc cho trẻ tại Trường Mầm non La Casa, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

167 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dạy học Âm nhạc cho trẻ tại Trường Mầm non La Casa, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Tác giả Phạm Thị Nhài
Người hướng dẫn TS. Đỗ Thị Thanh Nhàn
Trường học Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp Dạy học Âm nhạc
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 167
Dung lượng 8,84 MB

Nội dung

Dạy học âm nhạc cho trẻ tại Trường Mầm non La Casa, quận Thanh Xuân, thành phố Hà NộiDạy học âm nhạc cho trẻ tại Trường Mầm non La Casa, quận Thanh Xuân, thành phố Hà NộiDạy học âm nhạc cho trẻ tại Trường Mầm non La Casa, quận Thanh Xuân, thành phố Hà NộiDạy học âm nhạc cho trẻ tại Trường Mầm non La Casa, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Trang 1

azzzzzzzzzzzzzzzz

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG

Trang 2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG

Mã số: 8140111

Người hướng dẫn khoa học: TS Đỗ Thị Thanh Nhàn

Hà Nội, 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Dạy học âm nhạc cho trẻ tại Trường

Mầm non La Casa, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội” là công trình

nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của TS Đỗ Thị Thanh Nhàn Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất cứ công trình nào khác Những kết quả nghiên cứu được

sử dụng để thực hiện luận văn đều được tôi trích dẫn rõ ràng Tôi xin chịu

trách nhiệm hoàn toàn với nghiên cứu của mình

Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm

Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2024

Tác giả

Phạm Thị Nhài

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1:KHÁI QUÁT VỀ GIÁO DỤC ÂM NHẠC CHO TRẺ MẦM NONVÀ THỰC TRẠNG DẠY HỌC ÂM NHẠC CHO TRẺ 10

TẠI TRƯỜNG MẦM NON LA CASA 10

1.1 Các khái niệm, thuật ngữ liên quan 10

1.1.1 Âm nhạc 10

1.1.2 Dạy học và dạy học âm nhạc 11

1.1.3 Phương pháp dạy học âm nhạc 14

1.1.4 Biện pháp, biện pháp dạy học âm nhạc 15

1.1.5 Giáo dục âm nhạc 16

1.2 Một số phương pháp dạy học âm nhạc cho trẻ mầm non 18

1.2.1 Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan 18

1.2.2 Phương pháp thực hành nghệ thuật 20

1.2.3 Phương pháp dùng lời 22

1.2.4 Phương pháp đánh giá, nêu gương 23

1.2.5 Phương pháp giáo dục âm nhạc hiện đại 24

1.3 Vai trò hoạt động dạy học âm nhạc đối với trẻ mầm non 29

1.3.1 Hình thành và phát triển thẩm mỹ 29

1.3.2 Phát triển năng lực âm nhạc 31

1.3.3 Kích thích tính tập trung, tích cực sáng tạo 33

1.3.4 Hình thành và phát triển phẩm chất 34

1.4 Thực trạng dạy học âm nhạc cho trẻ tại Trường Mầm non La Casa 35

1.4.1 Khái quát chung về Trường Mầm non La Casa 35

1.4.2 Đặc điểm tâm sinh lý và khả năng hoạt động âm nhạc của trẻ tại 40

Trường Mầm non La Casa 40

1.4.3 Thực trạng dạy học âm nhạc 44

Tiểu kết chương 1 51

Trang 6

Chương 2: BIỆN PHÁP DẠY HỌC ÂM NHẠC CHO TRẺ 3-6 TUỔI TẠI

TRƯỜNG MẦM NON LA CASA 53

2.1 Cơ sở đề xuất biện pháp dạy học cho trẻ Mầm non 53

2.2 Vận dụng một số phương pháp dạy học âm nhạc hiện đại 55

2.2.1 Vận dụng phương pháp giáo dục âm nhạc Kodály 55

2.2.2 Vận dụng phương pháp giáo dục âm nhạc Orff-Schulwerk 65

2.3 Bổ sung một số nội dung, kĩ năng trong hoạt động âm nhạc 84

2.3.1 Lựa chọn bổ sung bài hát, bài nhạc nước ngoài vào chương trình 85

dạy học âm nhạc 85

2.3.2 Một số dạng trò chơi âm nhạc 88

2.4 Thực nghiệm sư phạm 98

2.4.1 Mục đích thực nghiệm 98

2.4.2 Đối tượng thực nghiệm 99

2.4.3 Nội dung và thời gian thực nghiệm 99

2.4.4 Tiến trình thực nghiệm 100

2.4.5 Kết quả thực nghiệm 101

2.4.6 Đánh giá thực nghiệm 104

Tiểu kết chương 2 105

KẾT LUẬN 107

TÀI LIỆU THAM KHẢO 110

PHỤ LỤC 115

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

GD mầm non là bậc học nằm trong hệ thống GD quốc dân, giữ vai trò quan trọng cho sự phát triển hoàn thiện và toàn diện nhân cách; phát triển năng lực cho trẻ mầm non; là tiền đề cho sự phát triển của các em ở cấp bậc học tiếp theo Gắn với đặc điểm đặc thù của trẻ mầm non, GV thường dạy học qua trực quan - minh họa, tác động bằng tình cảm, học qua vận động qua các trải nghiệm hoạt động từ những giáo dục ở trường mầm non, trong cuộc sống gia đình, trong môi trường xã hội,… Chương trình dạy học âm nhạc cho trẻ mầm non có những nội dung quan trọng trong giáo dục phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mĩ

Trước những yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam theo Nghị quyết 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội,

đã đặt ra yêu cầu phải đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển học sinh toàn diện cả Đức - Trí - Thể - Mỹ Cùng với đó theo thông tư số: 01/VBHN-BGDĐT, ngày 24 tháng 01 năm

2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chương trình giáo dục mầm non, do đó cần thiết phải đổi mới từ chương trình, nội dung, hình

thức tổ chức cho đến phương pháp dạy học sao cho phù hợp với quy định của Bộ, cơ sở giáo dục, nhà trường và địa phương

GD mầm non cần đảm bảo chặt chẽ trong việc liên kết giữa các độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo; kết nối cùng với chương trình dạy học phổ thông sao cho phù hợp với sự phát triển tâm sinh lí của trẻ Đối với GD phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mĩ trong đó có môn Âm nhạc phát hiện được năng khiếu, sở trường âm nhạc của trẻ từ đó bồi dưỡng tố chất cho trẻ đồng thời giúp hình thành thị hiếu cũng như khả năng cảm thụ âm nhạc

ở mức độ phổ thông Việc tiếp cận thông qua các hình tượng, nội dung âm nhạc không chỉ giúp trẻ cảm thụ - thưởng thức cái đẹp mà còn khao khát

Trang 8

mong muốn tìm hiểu thế giới xung quanh; có niềm tin, tấm lòng nhân ái

và những phẩm chất đẹp đẽ của đạo đức

Trường Mầm non La Casa được thành lập đầu năm 2019 Chương trình dạy học của Trường tiếp cận với chương trình phổ thông giáo dục mầm non của Bộ ngành, cấp Cơ sở và đặc biệt cũng bám sát theo những chuẩn cần đạt trong đó có cả chuẩn năng lực thẩm mỹ (Âm nhạc - Mỹ thuật) Do đó không chỉ đạt chuẩn chung trong chương trình giáo dục, Trường còn là nơi các phụ huynh đặt nhiều niềm tin khi gửi con em của mình được chăm sóc, giáo dục Tuy nhiên trong xu thế đổi mới hiện nay ở bậc Tiểu học, Trung học cơ sở đã và đang thay sách, cải biên chương trình mới trong đó có môn Âm nhạc Tại Trường mầm non La Casa, việc dạy học âm nhạc cho trẻ vẫn áp dụng chủ yếu phương pháp dạy học truyền thống là chính, đã bắt đầu tiếp cận tìm hiểu về PP dạy học âm nhạc hiện đại như PP giáo dục âm nhạc Kodály, Orff-Schulwerk xong còn cứng nhắc, làm quen chưa có nghiên cứu rõ về PP, cách thức tiến hành,….Về nội dung chương trình học GV tuy tham khảo và sử dụng nguồn tài liệu được nghiên cứu và xây dựng mới nhất, đạt chuẩn theo hướng Bộ GDMN đưa ra Song chưa có sự chắt lọc, sáng tạo và lựa chọn cho phù hợp với tiêu chí riêng của trường, GV áp dụng gần như nguyên bản các bài giáo án mẫu được soạn sẵn trong sách

Vậy nên, để bắt nhịp với xu thế đổi mới, tạo sự kết nối mang tính hệ thống xuyên suốt từ bậc mầm non tới các cấp học cao hơn cần phải có sự nghiên cứu, lựa chọn bổ sung một số nội dung; sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tích cực sao cho giáo viên có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học và phát triển năng lực thẩm mĩ từ môn Âm nhạc; xây dựng kế hoạch GD và triển khai sao cho phù hợp với trẻ, với trường và địa phương Đối với các cơ sở GD mầm non hiện nay đang đa dạng về khía cạnh vùng miền, đối tượng học,… vì vậy, việc bám sát sao cho phát triển

Trang 9

toàn diện song song với chất lượng đối với từng cơ sở, hệ thống cơ bản của GD mầm non là rất quan trọng

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi xin lựa chọn đề tài “Dạy học

âm nhạc cho trẻ tại Trường Mầm non La Casa, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội” cho luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và phương

pháp dạy học Âm nhạc

2 Lịch sử nghiên cứu

Qua nghiên cứu các tài liệu và tìm hiểu thực tế, chúng tôi thấy có một

số công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề dạy học Âm nhạc, Giáo dục âm nhạc, Cảm thụ âm nhạc với đối tượng trẻ em như sau:

* Giáo trình, sách:

Giáo trình Phương pháp dạy học âm nhạc (2006), Ngô Thị Nam,

Nxb Giáo dục, Hà Nội [31] là cuốn sách bàn về vấn đề GD âm nhạc, nội dung dạy nhạc trong nhà trường phổ thông Ngoài ra, còn đề cập tới khả năng tiếp nhận âm nhạc của học sinh phổ thông, trong đó có đối tượng trẻ mầm non, học sinh tiểu học, trung học cơ sở, lý luận dạy học âm nhạc và phương pháp dạy các phân môn âm nhạc

Tác giả Phạm Thị Hòa với sách Giáo dục âm nhạc tập II [10] biên

soạn về những vấn đề cơ bản trong dạy học âm nhạc ở mầm non Theo đó, chủ yếu làm rõ các phương pháp dạy các hoạt động như: vận động theo nhạc, hoặc hát- nghe hát, trò chơi âm nhạc ở trường mầm non, ngoài ra còn đề cập đến các hình thức tổ chức giáo dục âm nhạc và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi mầm non Qua cuốn sách, GV có thể nắm vững kiến thức

cơ sở lý luận và phương pháp trong dạy học âm nhạc mầm non

Sách Phương pháp giáo dục Montessori - Phát hiện mới về trẻ thơ

của tác giả Maria Montessori, Nxb Đại học Sư phạm [46] có những nội dung nhận định quá trình tự giáo dục Cuốn sách đề cao vấn đề cho trẻ độ tuổi mầm non một môi trường GD phù hợp thoải mái nhất để phát bằng

Trang 10

cách cho trẻ những trải nghiệm thực tế với các học cụ, mô hình mang tính chất khám phá, xây dựng Trong chương 20, tác giả đề cập việc giảng dạy

áp dụng phương thức nghiêm túc và cần mẫn để nuôi dưỡng sự yêu thích, hào hứng, mong muốn với âm nhạc từ đây phát huy cao nhất tiềm năng ở trẻ tuổi mầm non

Tài liệu sách Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động GD trong trường mầm non theo chủ đề trẻ 3-4 tuổi tác giả Lê Thu Hương chủ biên,

dùng cho với giáo viên dạy lớp mẫu giáo 3-4 tuổi Sách gồm hai phần, phần một đưa ra những quan niệm chung mang tính lý luận về giáo dục tích hợp Ngoài ra còn đưa ra những hướng dẫn chung mang tính nguyên tắc nhằm lựa chọn nội dung cũng như xây dựng kế hoạch giáo dục theo chủ đề sao cho phù hợp với thực tế của trường, lớp, địa phương Phần 2 là những gợi ý, hướng dẫn thực hiện nội dung chương trình, tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục theo các chủ đề

Sách Giáo án tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc lớp mẫu giáo 4-5 tuổi, 5-6 tuổi (Theo chương trình giáo dục mầm non) của nhóm tác giả Kim

Dung, Phương Hà, Ngọc Huyền, Hoàng Mai, Lâm Nguyệt, Kim Uyên; [4,5]

là sách dùng tham khảo cho cán bộ giáo viên mầm non, giáo viên âm nhạc với các bài giáo án chi tiết cụ thể về các hoạt động cũng như nội dung bài học âm nhạc cho lứa tuổi mẫu giáo Cuốn sách như một công thức giáo án mẫu cơ bản giúp giáo thực hiện cũng như xây dựng bài dạy âm nhạc

Sách Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc lớp 6 của nhóm tác giả do Hồ

Ngọc Khải, Nguyễn Tố Mai đồng chủ biên [22] là giáo trình hỗ trợ GV những tư liệu tham khảo về nội dung và phương pháp dạy học, trong đó có giới thiệu thêm các PP dạy học tiên tiến trên thế giới như: PP Dalcroze (Thụy Sĩ), PP Kodály (Hungary), PP Orff-Schulwerk (Đức), cách thiết kế

và tổ chức bài học môn âm nhạc lớp 6 đáp ứng mục tiêu phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh Cuốn sách đã đáp ứng mục tiêu dạy

Trang 11

học quy định trong chương trình Giáo dục phổ thông môn Âm nhạc được

Bộ GD & ĐT ban hành năm 2018

Tài liệu giáo trình, sách giáo dục có liên quan tới một số vấn đề của luận văn nêu trên là tư liệu quý báu và hữu ích mà chúng tôi sẽ sử dụng, tham khảo Song một số nội dung trong nghiên cứu còn chưa tiếp cận với sửa đổi,

bổ sung, đổi mới của các cấp Bộ ngành liên quan về GD mầm non hiện nay

* Luận văn Thạc sĩ:

Luận văn thạc sĩ “Nâng cao hiệu quả vận động theo nhạc nhằm phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi ở một số trường mầm non tại Hà Nội” của Lê Thu Trang là đề tài đã bảo vệ thành công tại Trường

ĐHSP Nghệ thuật Trung ương [36] Luận văn đề cập đến một số khái niệm, thực trạng tổ chức vận động theo nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động giáo dục âm nhạc ở trường mầm non Ngoài ra, luận văn đã đề xuất một

số biện pháp tổ chức vận động theo nhạc giúp tăng cường khả năng cảm thụ

Nghiên cứu về Cảm thụ âm nhạc đối với trẻ mẫu giáo lớn còn có đề

tài “Một số biện pháp hình thành khả năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi” của Lê Tuấn Đức trong luận văn thạc sĩ chuyên ngành Giáo dục mầm

non, Trường ĐHSP Hà Nội [8] Tác giả tìm hiểu nghiên cứu về khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ và đưa ra một số biện pháp để nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi

Trang 12

Trên đây là một vài luận văn Thạc sĩ trong đó nghiên cứu về một số hoạt động dạy học âm nhạc cũng như cảm thụ âm nhạc hướng tới đối tượng trẻ mầm non

Như vậy, qua tìm hiểu của chúng tôi tới nay chưa có đề tài nghiên cứu nào về Dạy học âm nhạc cho trẻ tại Trường Mầm non La Casa, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội Vì vậy, đề tài của chúng tôi không trùng lặp với những đề tài đã nghiên cứu đã có

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận và thực trạng dạy học âm nhạc cho trẻ tại Trường Mầm non La Casa, luận văn đi sâu vào nghiên cứu nhằm đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc cho nhóm trẻ độ tuổi 3 đến 6 tuổi tại Trường Mầm non La Casa, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài về các khái niệm liên quan, ý nghĩa tầm quan trọng của giáo dục âm nhạc đối với lứa tuổi mầm non theo khung chương trình mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Làm rõ thực trạng giáo dục âm nhạc cho trẻ tại Trường Mầm non La Casa, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Đề xuất một số biện pháp, phương pháp, nội dung dạy học âm nhạc cho nhóm trẻ độ tuổi 3-6 tuổi tại Trường Mầm non La Casa, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu biện pháp, phương pháp nội dung dạy học âm nhạc theo khung chương trình mới của Bộ giáo dục cùng với đối tượng giáo dục là trẻ tại Trường Mầm non La Casa, quận Thanh Xuân, thành phố

Hà Nội

Trang 13

Về thời gian, luận văn tiến hành khảo sát, nghiên cứu và đánh giá thực hiện từ tháng 5 năm 2022 đến tháng 03 năm 2023

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu như sau:

Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

Phương pháp phân tích: phân tích những tư liệu liên quan tới nội dung, chương trình âm nhạc theo khung mà Bộ GD sửa đổi, ban hành những năm gần đây Thực trạng về phương pháp cũng như biện pháp dạy học âm nhạc, đúc kết mảng dữ liệu đưa ra, nhìn rõ những vấn đề mà đề tài nghiên cứu

Phương pháp so sánh: những cơ sở lý luận về vấn đề tâm lý, sinh lý ở trẻ lứa tuổi mầm non được đưa ra so sánh đối chiếu cùng với lứa tuổi khác

để thấy sự khác biệt cũng như giống nhau; thực trạng hoạt động dạy học hay phương pháp mà GV đã và đang thực hiện cũng được so sánh để thấy rõ vấn

đề luận văn đang nghiên cứu

Phương pháp tổng hợp: dựa trên cơ sở các dữ liệu đã được phân tích cũng như so sánh đối chiếu từ cơ sở lý luận, thực trạng cũng như các thực nghiệm từ đó tổng hợp lại để từ đó thấy được một cách bao quát, mối quan

hệ biện chứng, hiểu rõ vấn đề mà luận văn đang nghiên cứu

Trang 14

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

Phương pháp sưu tầm các tư liệu, tài liệu (các sách, giáo trình, tạp chí, luận văn, trang web,…): có liên quan tới đề tài giáo dục âm nhạc mầm non, cảm thụ âm nhạc, phương pháp dạy học âm nhạc,… làm dẫn chứng để phân tích, minh họa cho các luận điểm; từ đó bổ sung, xây dựng nội dung mang tính khoa học vận dụng trong dạy học âm nhạc cho trẻ tại Trường Mầm non

La Casa sao cho khách quan, phù hợp

Phương pháp điều tra, khảo sát được sử dụng tiếp cận tình hình thực tế

về hoạt động giáo dục âm nhạc của trẻ mầm non nói chung cũng như trẻ tại Trường Mầm non La Casa thông qua giáo dục phát triển thẩm mỹ

Thực nghiệm sư phạm là phương pháp quan trọng dùng để kiểm chứng tính khoa học, tính khả thi được đề xuất trong luận văn về việc áp dụng thay đổi bổ sung nội dung, phương pháp giáo dục âm nhạc, Xác định tính hiệu quả của các biện pháp trong mục đích phát triển thẩm mĩ của trẻ thông qua dạy học âm nhạc tại Trường Mầm non La Casa, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

6 Đóng góp của luận văn

Luận văn làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về dạy học âm nhạc cho trẻ mầm non đối tượng 3-6 tuổi

Về thực tiễn: Các biện pháp được đề xuất trong luận văn hướng đến phát huy những điểm tích cực đã có; áp dụng bổ sung cũng như xây dựng một số nội dung hoạt động âm nhạc góp phần nâng cao chất lượng dạy học

âm nhạc cho trẻ 3-6 tuổi tại Trường Mầm non La Casa, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Kết quả của đề tài nghiên cứu mang tính ứng dụng, có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo có ý nghĩa cho đội ngũ cho giáo viên của Trường Mầm non

La Casa; cho các hoạt động dạy học âm nhạc cho trẻ Mầm non nói chung và đề tài nghiên cứu cùng hướng khác

Trang 15

7 Bố cục của luận văn

Luận văn bao gồm phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo với tổng số 02 chương:

Chương 1: Khái quát về giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non và thực trạng dạy học âm nhạc cho trẻ tại Trường Mầm non La Casa

Chương 2: Biện pháp dạy học âm nhạc cho trẻ 3-6 tuổi tại Trường Mầm non La Casa

Trang 16

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ GIÁO DỤC ÂM NHẠC CHO TRẺ MẦM NON

VÀ THỰC TRẠNG DẠY HỌC ÂM NHẠC CHO TRẺ

TẠI TRƯỜNG MẦM NON LA CASA 1.1 Các khái niệm, thuật ngữ liên quan

1.1.1 Âm nhạc

Âm nhạc được cho là ngôn ngữ thể hiện cảm xúc của tâm hồn Trong đời sống con người, âm nhạc được hiểu và nhìn nhận, bàn luận, đánh giá,… theo nhiều góc cạnh khác nhau Theo quan điểm của Men- đen - xon (nhạc sĩ người Đức, 1809-1847) cho rằng: “Nếu người ta có thể giải thích âm nhạc bằng lời nói thì tôi sẽ không sáng tác nữa” [30, tr.9]

Có thể hiểu âm nhạc là phương tiện đặc biệt lột tả, truyền đạt mạnh mẽ sâu sắc tình cảm thông qua những giai điệu, giọng điệu, đường nét chuyển động,… riêng biệt chỉ có trong âm nhạc

Một bàn luận khác về vẻ đẹp trong âm nhạc của nhà lí luận A Xô- khốp (Liên Xô): “Trong khi đem lại niềm vui, vẻ đẹp trong âm nhạc làm ta hưng phấn về tinh thần, ngạc nhiên tự hào về con người, yêu mến cuộc sống

và có thêm ý chí đối với nó,… vẻ đẹp nhắc nhở chúng ta về cái đẹp lý tưởng cửa sự toàn diện của con ngưởi và giáo dục chúng ta vươn tới lý tưởng ấy” [44, tr.81]

Bàn luận trên của nhà lí luận đã coi âm nhạc là món ăn tinh thần quan trọng điểm thêm sắc màu cho cảm xúc tinh thần tồn tại ở mỗi con người, giúp con người bộc lộ, thể hiện nó và hướng con người vươn tới những sự đẹp đẽ

Hay như nói về ý nghĩa giáo dục của âm nhạc đối với học sinh, tác giả Ngô Thị Nam có viết: “Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật, phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh Cùng với các phương tiện diễn tả âm nhạc như: giai điệu, cường độ, âm sắc,… bản chất thời gian trong âm nhạc làm cho nó có thể truyền đạt sự vận động của các tình cảm và ý tưởng trong tất cả những sắc thái tinh tế nhất” [29, tr.5]

Trang 17

Ở nhiều lĩnh vực khác nhau của loại hình nghệ thuật như múa, âm nhạc, hội họa,… các loại hình nghệ thuật này đều có đặc trưng diễn tả hình tượng khách quan theo cách riêng biệt Ví như đối với hội họa, hiện thực khách quan cũng như phương tiện diễn tả là thông qua nét vẽ, bố cục, màu sắc,… thì trong âm nhạc lại biểu hiện thông qua âm thanh với những cường

độ, giai điệu, âm sắc,… từ đó giúp người sáng tác truyền tải thông điệp tới người nghe một cách hiệu quả nhất

Âm nhạc đối với thiếu nhi cũng là khía cạnh được các nhà giáo dục

âm nhạc quan tâm nghiên cứu Một bàn luận viết trong cuốn sách do nhóm tác giả Hải Phượng, Vĩnh Khương, Thu Hà biên soạn: “Âm nhạc với những đặc thù của nó rất phù hợp với tâm sinh lí của trẻ thơ Do đó các em yêu âm nhạc thích ca hát,… một bài hát hay với nội dung giáo dục tốt chắc chắn được các em tiếp thu dễ dàng hơn bất cứ một lý thuyết dài dòng nào về đạo đức” [34, tr.7]

Như vậy theo nhóm tác giả trên, âm nhạc đối với thiếu nhi giữ vai trò quan trọng phù trong việc hỗ trợ phát triển nuôi dưỡng thể lực trí thông minh cũng như tinh thần của các em; không những vậy vấn đề trải nghiệm cảm xúc, tình cảm của các em cũng được tối ưu hóa

Từ các quan điểm, nghiên cứu trên, bàn luận trên chúng tôi xin được đưa ra khái quát về âm nhạc như sau:

Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật, chúng ta hiểu và cảm nhận được tác phầm qua hình tượng, sự diễn tả của âm thanh người hát, âm thanh diễn tấu các loại nhạc cụ, sự kết hợp của âm thanh tự nhiên,… từ đó mang đến giá trị nội dung, tinh thần, tính thẩm mỹ trong mỗi người

1.1.2 Dạy học và dạy học âm nhạc

1.1.2.1 Dạy học

Theo tác giả Nguyễn Văn Hộ, trong cuốn Giáo dục học đại cương có

đưa ra khái niệm về dạy học:

Trang 18

Dạy học là một hiện tượng xã hội, được diễn ra trong một quá trình

và được thực hiện chủ yếu trong các trường hợp, và cả trong những

tổ chức và thể chế xã hội, được tồn tại bên cạnh các quá trình xã hội khác như chính trị - xã hội, hành chính, tư tưởng văn hóa giáo dục, đạo đức,… và cũng được coi như đối tượng của công tác quản

lý nhà trường [13, tr.10]

Như vậy dạy học không chỉ đơn thuần là việc thực hiện hoạt động dạy,

mà nó là cả một quá trình thông qua những dạng, loại hoạt động của người dạy và người học dù ở các lĩnh vực nào như: giáo dục, chính trị - xã hội, hành chính,… cần chú ý tới không gian xác định tại nhà trường, nhà ở, các cơ sở

xã hội khác cũng như khoảng thời gian nào đó như một tiết học, một buổi học, học kỳ, năm học, khóa học, bậc học Dạy học vận động ra sao, thế nào đều theo mục đích, nhiệm vụ, nội dung kế hoạch, đối tượng; những phương pháp, hình thức tổ chức tương ứng nhằm hướng tới mục tiêu, định hướng đặt

ra để các chủ thể tham gia vào hoạt động dạy học

Trong cuốn Giáo dục học đại cương do Nguyễn Bích Hồng - Võ Văn

Nam biên soạn có viết: “Dạy học là quá trình tác động qua lại giữa giáo viên

và học sinh được tổ chức đặc biệt (căn cứ vào chương trình kế hoạch, tuân theo quy trình, quy chế chặt chẽ) nhằm trang bị hệ thống tri thức, kỹ năng,

kỹ xảo qua đó hình thành thế giới quan cho học sinh” [15, tr.102]

Như vậy, dạy học là quá trình cho các hoạt động và mang tính hệ thống Các hoạt động này được thực hiện bởi các yếu tố được quy định từ đó giúp người học chiếm lĩnh nội dung kiến thức, kỹ năng, thái độ, tư tưởng,… Các yếu tố trong quá trình dạy học sẽ bao gồm yếu tố mục đích - nhiệm vụ, nội dung dạy học, hình thức tổ chức dạy học, phương pháp - phương tiện dạy học, người dạy - người học, kết quả dạy học

Từ hai khái niệm dạy học trên cho chúng tôi hiểu thêm và hiểu đúng

về dạy học là thế nào để có thể ứng dụng hiệu quả công tác dạy học của mình Chúng tôi xin khái quát khái niệm dạy học như sau:

Trang 19

Dạy học là một quá trình, đó không là một hoạt động đứng riêng hay tách rời Đó là sự tác động qua lại, trong đó người dạy và người học giữ vai trò trung tâm phản ánh cho quá trình dạy học

1.1.2.2 Dạy học âm nhạc

Xét ở các cấp độ khác nhau của mục đích giáo dục Việt Nam như cấp

độ xã hội, cấp độ nhà trường và cấp độ chuyên biệt thì dạy học âm nhạc có thể được xét theo hướng chuyên biệt Bởi lẽ dạy học chuyên biệt biểu hiện mục đích cụ thể đối với mỗi bài học trong từng môn học trong khi với từng môn học, lượng tri thức và kỹ năng cụ thể cho một lĩnh vực khoa học nào đó

là điều chính yếu song song với mục đích bài học, nó được xác định chi tiết

rõ ràng từ kiến thức tới kỹ năng hướng tới đối tượng học nhằm nắm vững kiến thức, hình thành thái độ của người học Như vậy 3 mục đích này liên kết với nhau chặt chẽ và logic để tạo nên sự thống nhất cho mục tiêu cần đạt được đưa ra trong dạy học

Theo tạp chí khoa học-Trường Đại học quy nhơn, tập 13, số 2, 2019 của tác giả Phạm thị Thu Hà có đưa ra khái niệm dạy học âm nhạc như sau:

“Dạy học âm nhạc là một khoa học tổng hợp, nó bao gồm tất cả các lĩnh vực học tập như: tâm lý, nhận thức và đặc biệt là cảm xúc” Theo đó dạy học âm nhạc bao hàm nhiều lĩnh vực học tập trong đó có tâm lý, nhận thức cũng như cảm xúc Như đã biết đối với giáo viên, liên quan đến vấn đề nghiệp vụ sự phạm cần nắm được cơ bản về tâm lý học để có thể dẫn dắt làm chủ quá trình dạy và học của đối tượng học cũng như nâng cao kinh nghiệm trong vấn đề quan sát một cách tinh tế; hiểu người học; giải quyết những khó khăn cũng như phát triển khả năng, năng lực người học thông qua bộ môn học Từ những vấn đề tâm lý dẫn dắt sang vấn đề nhận thức tới người học

Trong giáo dục mầm non, việc dạy học âm nhạc không quá đi sâu vào chuyên môn từng hoạt động âm nhạc như đối với học sinh Tiểu học, Trung học sơ sở Dạy học âm nhạc cho học sinh mầm non chủ yếu hướng về tính giáo dục, hướng đến sự phát triển toàn diện cho trẻ Đây là một nhiệm vụ

Trang 20

tưởng chừng như đơn giản nhưng thực tế không dễ, còn có những bất cập khó khăn trong nhiều vấn đề như: chú trọng tính giải trí mà chưa đi sâu vào nội dung kiến thức, chưa chú trọng phát triển năng lực chung và năng lực cá nhân trẻ cũng như hoạt động trải nghiệm âm nhạc, Với sự quan tâm, đổi mới, cải cách về nội dung chương trình cũng như thay sách giáo khoa hiện nay của Bộ giáo dục trong chương trình giáo dục mầm non cũng như GD phổ thông mới thì việc dạy học âm nhạc cho trẻ chính là tạo điều kiện giúp các

em hình thành và phát triển năng lực một cách phù hợp với khả năng âm nhạc của các em cũng như năng lực thẩm mỹ

Như vậy với quan điểm về dạy học âm nhạc được bàn trong tạp chí cùng với khái niệm về Dạy học trong mục 1.1.2.1 và Âm nhạc trong mục 1.1.1 chúng tôi xin đưa ra khái niệm về dạy học âm nhạc như sau:

Dạy học âm nhạc là quá trình hoạt động dạy và học âm nhạc qua đó hoạt động dạy học giúp người học lĩnh hội được kiến thức; hình thành cảm xúc, thị hiếu âm nhạc góp phần giáo dục và phát triển thẩm mỹ

1.1.3 Phương pháp dạy học âm nhạc

Âm nhạc là một trong những phương tiện hỗ trợ, thúc đẩy sự hình thành cũng như tác động giúp bổ sung quá trình hoàn thiện nhân cách đối tượng học Âm nhạc từ lâu đã trở thành môn học thiết yếu cần có trong hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay, việc chọn lọc sử dụng PPDH âm nhạc cho đúng cũng như phù hợp nhằm mang lại kết quả GD một cách khả quan

là rất quan trọng Đối với phương pháp dạy các hoạt động âm nhạc “Giáo dục

âm nhạc được thực hiện bằng các phương pháp tích cực thể hiện rõ trong mối quan hệ không ngừng giữa nghe, nhìn, cảm xúc, trao đổi Vấn đề là phải đưa trẻ đến với nghệ thuật, tạo cho trẻ cảm xúc, tạo các phương tiện giúp trẻ thực hiện nghệ thuật” [10, tr.22]

Theo quan điểm này, điều kiện thiết yếu ở đây là sự tương tác, tiếp xúc giữa giáo viên với trẻ thông qua hướng dẫn từ giáo viên và sự tương tác, tiếp nhận từ phía trẻ thông qua một số hoạt động âm nhạc Vậy nên muốn thực

Trang 21

hiện tốt việc DHAN trong trường mầm non, GV không chỉ có năng lực về kiến thức chuyên môn mà cần hiểu biết về những vấn đề cơ bản trong tâm lý, sinh lý lứa tuổi của trẻ với mối liên quan âm nhạc Vậy nên những hoạt động trong DHAN nhạc đối với trẻ mầm non rất cần PP sao cho thích hợp và hiệu quả nhất

Theo tác giả Ngô Thị Nam trong cuốn Phương pháp dạy học âm nhạc

đưa ra: “Dạy học và giáo dục các môn nghệ thuật trong đó có âm nhạc cho học sinh là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để đưa vào ý thức học sinh một cách tích cực, sâu sắc và có mục đích quan hệ thẩm mĩ với thế giới, với con người” [31, tr.7]

Từ quan điểm về phương pháp dạy học âm nhạc đã đề cập cho chúng

ta thấy PPDH âm nhạc không chỉ là phương pháp truyền thụ tri thức âm nhạc

mà chủ yếu là nhận thức của người học được tác động ra sao thông qua hoạt động âm nhạc Việc nắm bắt tri thức là sản phẩm hoạt động của người học,

là luận điểm cơ bản xác định hệ thống các PPDH nói chung và với môn âm nhạc nói riêng

Từ những ý kiến trên, chúng tôi khái quát về phương pháp giáo dục

âm nhạc như sau:

Phương pháp dạy học âm nhạc là phương tiện, cách thức tác động thông qua các hoạt động âm nhạc từ người dạy tới người học nhằm dạy cho người học có kiến thức; cảm thụ cũng như hình thành thị hiếu âm nhạc giúp người học có được những kĩ năng cơ bản trong âm nhạc

1.1.4 Biện pháp, biện pháp dạy học âm nhạc

1.1.4.1 Biện pháp

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một

vấn đề cụ thể” [43,tr.64] Khái niệm này cho thấy biện pháp có nghĩa là cần đưa ra cách làm cũng như cách giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó cần được, phải hay muốn thay đổi và thực hiện nó nhằm đạt được mục đích đề ra Khái

Trang 22

niệm “Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể” gần như đây là khái niệm chung và phổ biến nhất được viết trong các cuốn từ điển như Từ điển Tiếng Việt dành cho học sinh do Nguyễn Quang - Minh Trí chủ biên hay như trong cuốn Đại Từ điển Tiếng Việt do tác giả Nguyến Như Ý chủ biên, cũng đều đưa ra khái niệm giống trên Do vậy chúng tôi xin đưa

ra nghĩa chung cho khái niệm biện pháp như sau:

Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể rõ ràng được

đưa ra xem xét, quyết định, thực hiện nhằm đạt được mục đích đề ra

1.1.4.2 Biện pháp dạy học âm nhạc

Như đã đề cập trong mục 1.14.1 chúng tôi có đưa ra nghĩa chung cho khái niệm về biện pháp và trong mục 1.1.2.2.bàn và đưa ra khái niệm về dạy học âm nhạc: “Dạy học âm nhạc là quá trình hoạt động dạy và học âm nhạc qua đó hoạt động dạy học giúp người học lĩnh hội được kiến thức; hình thành cảm xúc, thị hiếu âm nhạc góp phần giáo dục và phát triển thẩm mỹ” Chúng tôi cho rằng dạy học âm nhạc được coi là một vấn đề, trong vấn đề này nhằm đạt được mục đích yêu cầu đề ra trong hoạt động dạy học âm nhạc cần phải đưa ra cụ thể rõ ràng cách làm, cách giải quyết cho vấn đề từ đó cho thấy được tính khả thi cũng như hiệu quả của cách làm, cách giải quyết Do đó, kết hợp giữa khái niệm biện pháp và khái niệm dạy học thì khái niệm biện pháp dạy học có thể hiểu như sau:

Biện pháp dạy học âm nhạc là cách làm, cách giải quyết vấn đề cụ thể nào đó theo mục đích yêu cầu được đề ra trong hoạt động dạy học âm nhạc bằng cách đưa vấn đề đó ra xem xét, phân tích, quyết định và thực hiện nhằm đạt được kết quả cao mang tính phù hợp trong dạy học âm nhạc

1.1.5 Giáo dục âm nhạc

Khi bàn tới quan điểm về giáo dục âm nhạc chúng ta cần nói đến mục đích của giáo dục Về cơ bản mục đích giáo dục là hướng cần đến cần đạt của sự nghiệp giáo dục được lên kế hoạch gây dựng trước khi bước tới thực hiện các hoạt động GD chi tiết

Trang 23

Mục IV Nhiệm vụ và phương hướng giáo dục âm nhạc, tác giả Phạm Thị Hòa chỉ rõ:

Âm nhạc được coi là một trong những phương tiện tạo nên sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ Trong chương trình giáo dục hiện hành, Âm nhạc là môn học từ Mầm non, Tiểu học, Trung học sơ sở, Trung học phổ thông, Đào tạo giáo viên sư phạm,… do đó nó mang tính hệ thống Kiến thức kỹ năng, thái độ thông qua âm nhạc là GD cho trẻ lòng yêu âm nhạc biết cảm thụ

âm nhạc thông qua các hoạt động âm nhạc phong phú [10, tr.19] Như vậy, vai trò GDAN giữ vị trí quan yếu đối với con người trong việc nâng cao trí tuệ, GD thẩm mỹ Đối với trẻ mầm non, đặc trưng của âm nhạc như một thế giới nhiệm màu kết nối xuyên suốt với trẻ, dẫn dắt trẻ nhận thấy cảm xúc của mình thông qua biểu hiện trong hoạt động âm nhạc

Theo như Nguyễn Thị Hải Phượng chủ biên cuốn Phương pháp dạy học âm nhạc có viết: “Giáo dục âm nhạc là một bộ phận của nền giáo dục với

chức năng chính là giải trí, giáo dục, nhận thức - phản ánh hiện thực về thế giới khách quan, thế giới tâm hồn của con người” [34, tr.8]

Như khái niệm đưa trên có thể thấy, bằng con đường âm nhạc có thể dẫn dắt, chỉ hướng con người đến gần với giáo dục tư tưởng đạo đức, sự kết nối con người với nhau, mối quan hệ con người với thế giới tự nhiên hay thế giới tâm hồn, mang đến những niềm vui, sự hiểu biết về âm nhạc,…

Ở Việt Nam trước đây, GDAN chỉ dành cho trường chuyên nghiệp Sau này Bộ giáo dục và Đào tạo chỉ thị nội dung chính khóa trong nhà trường phổ thông thêm âm nhạc vào danh sách môn học Theo sự phát triển của xã hội, giáo dục âm nhạc đã thay đổi và khoác lên mình những bộ áo mới âm nhạc được đưa vào nội dung giảng dạy từ lớp 1 đến lớp 8 cùng với những yêu cầu trong xây dựng đội ngũ giáo viên, những phương pháp nội dung, chương trình giảng dạy Từ năm 2000, 2006, 2018 đến nay chặng đường thay

Trang 24

sách âm nhạc cho khối lớp 1 lớp 6 và lớp 1 đến lớp 9 đã từng bước thay đổi

và bắt nhịp với xu hướng thời đại mới Cho dù nguồn tiếp cận âm nhạc được thông qua những cách khác nhau nhưng thông qua trường lớp, giờ học chính khóa vẫn là kim chỉ nam vững bền cho sự tiếp cận âm nhạc một cách khoa học, chi tiết, chính thống với sự phân tích, chắt lọc một cách có hệ thống cơ

sở Dẫn dắt người học tiếp cận dễ dàng kiến thức âm nhạc một cách tự nhiên gần gũi, góp phần thúc đẩy đối tượng học phát huy năng lực cảm thụ,…

Với quan điểm trên của các tác giả và nhà nghiên cứu chúng tôi xin đưa ra khái quát về GDAN để từ đó thấy được tầm quan trọng của giáo dục

âm nhạc đối với trẻ nhỏ:

Giáo dục âm nhạc giữ vị trí quan trọng trong việc giáo dục thẩm mỹ, phát triển trí tuệ con người nhất là đối với trẻ nhỏ Qua các hoạt động dạy học âm nhạc giúp người học có kiến thức hiểu biết; cảm thụ cũng như giải trí âm nhạc; hình thành ý thức, thẩm mỹ triển góp phần hoàn thiện nhân cách con người

1.2 Một số phương pháp dạy học âm nhạc cho trẻ mầm non

Trong chương trình GD mầm non mà Bộ giáo dục và đào tạo sửa đổi

bổ sung tái bản lần thứ 12 năm 2021 [2, tr.2] Âm nhạc là môn học nằm trong mục tiêu giúp trẻ vừa có kiến thức kĩ năng cơ bản lại vừa tác động tích cực tới tình cảm - kĩ năng xã hội và thẩm mĩ Dưới đây chúng tôi xin đưa ra một vài phương pháp dạy học âm nhạc thường sử dụng đối với trẻ mầm non

1.2.1 Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan

Phương pháp GDAN ở trường mầm non thông qua những hoạt động

âm nhạc đã tác động trực tiếp tới đối tượng trẻ nhằm đạt mục tiêu đề ra Bàn

về PP trực quan có nói đến phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan như sau:

“Trong các hoạt động giáo dục âm nhạc như hát, vận động - múa, nghe nhạc đều sử dụng đồ dùng trực quan Với trẻ mẫu giáo, đồ chơi, đồ dùng học tập

là phương tiện hữu hiệu giúp trẻ nhận thức và thể hiện cảm xúc” [10, tr.12]

Trang 25

Hoạt động dạy học âm nhạc khi không có phương tiện đồ dùng, giáo

cụ dạy học như đàn, trống, thanh phách, Catanet, lục lạc,… để minh họa sẽ giảm thu hút, sự tập trung chú ý của trẻ So với việc sử dụng phương tiện đồ dùng dạy học trực quan trong hoạt động dạy - học âm nhạc giúp hiệu quả bài học trông thấy rõ Ví như trong dạy hát có đàn đệm để lấy âm mẫu bắt giọng cho trẻ, hay nhạc nền cho trẻ hát, vận động theo nhạc Tuy nhiên cũng không quá lạm dụng chúng mà cần sử dụng sao cho phù hợp, đúng cách, đúng chỗ Phương pháp trực quan trong hoạt động giáo dục âm nhạc được bao gồm Trực quan thính giác - trực quan truyền cảm và trực quan thị giác (đồ dùng học tập, động tác điệu bộ,…) nhằm hướng tới sự phát triển hình tượng

âm nhạc.Việc sử dụng trực quan thị giác là cho trẻ quan sát sự vật, hiện tượng quanh ta như đồ chơi, hình họa- tranh ảnh,… dụng cụ học làm phương tiện thiết yếu tạo nên ấn tượng với trẻ từ đó trẻ dễ dàng tiếp thu tri thức một cách phong phú; qua đó cảm xúc được bộc lộ, nhận thức trong trẻ được hình thành

rõ qua những hoạt động học tập Một ví dụ cho phương pháp trực quan thị giác trong hoạt động âm nhạc với nội dung Giới thiệu cao độ 7 nốt cơ bản trong âm nhạc (C, D, E, F, G, A, B - Đô, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si) Nếu chỉ cho trẻ phân biệt hình dung bằng cách lắng nghe cao độ qua tiếng đàn Piano thì chưa đủ mà cần dùng thêm đồ dùng trực quan bằng hình ảnh (có thể là hình những bậc thang đi lên xuống, hay dùng trực tiếp đôi bàn tay di chuyển dần lên hoặc dần xuống,…) giúp trẻ có thể dễ dàng tưởng tượng, hình dung

độ cao thấp sự di chuyển của nốt một cách dễ dàng “Trực quan thính giác hay trực quan truyền cảm là phương pháp đặc thù của giáo dục âm nhạc, trong đó âm nhạc gợi lên những tâm trạng, cảm xúc, tình cảm đa dạng, gần

gũi trẻ” [10, tr.15]

Gắn với nội dung chủ đề cũng như nội dung các hoạt động âm nhạc,

GV thường minh họa với đồ dùng trực quan thính giác nhằm gây sự chú ý của trẻ Ở hoạt động Ca hát, trẻ dùng những đồ dùng giáo cụ âm nhạc như:

Trang 26

Catanet, Thanh phách, Maraca, Triangle,… trong gõ đệm sẽ tăng cường sự cảm nhận nhịp điệu, sự phấn khích với hoạt động mình đang học Hay trong việc được GV đàn hát biểu diễn trực tiếp sẽ khiến trẻ cảm thấy cuốn hút, ấn tượng trong sự thể hiện sinh động của GV Điều đó lý giải cho câu hỏi tại sao trẻ rất thích và phấn khởi khi được xem cô hát, biểu diễn Đây là PP trực quan truyền cảm nên người GV hát chuẩn chỉnh, tự nhiên lại thể hiện đúng nội dung tính chất âm nhạc của bài Vị trí đứng khi biểu diễn cũng cần lưu ý sao cho mọi trẻ trong lớp đều trông thấy GV rõ nét

Qua trên, chúng tôi thấy việc sử dụng PP trực quan thính giác hay thị giác đã tạo ra một mối quan hệ song song trong hoạt động dạy học âm nhạc nhất là trẻ mầm non Từ đó thể hiện được vai trò quan trọng khi sử dụng PP trực quan, đây là phương tiện diễn tả tuyệt vời thúc đẩy, phát triển trí tưởng

tượng, tri giác toàn vẹn của trẻ thông qua hoạt động dạy học âm nhạc

1.2.2 Phương pháp thực hành nghệ thuật

Với những hoạt động âm nhạc của trẻ, thực hành giữ vai trò thiết yếu

và chủ đạo khi mà những kiến thức được thể hiện rõ nét, đạt hiệu quả thế nào? ra làm sao? Ở trẻ khi nhận thức còn đơn giản, tâm hồn nhạy cảm,… PP thực hành nghệ thuật giúp trẻ tiếp cận dễ dàng và thẩm thấu kiến thức âm nhạc nhanh hơn việc giảng giải bằng lý thuyết Bàn về PPDH âm nhạc trong trường mầm non có viết phương pháp thực hành nghệ thuật: “Là phương pháp ôn luyện nhiều lần để trẻ nắm vững kĩ năng nhịp điệu âm nhạc, tự hoạt động độc lập và thực hiện diễn cảm, sáng tạo” [10, tr.76]

Theo định nghĩa này, các hoạt động âm nhạc trẻ tham gia như: ca hát

- vận động theo nhạc, sử dụng nhạc cụ, hoạt động sáng tạo cũng như trò chơi

âm nhạc dưới sự chỉ dẫn của GV sẽ giúp tăng cường bổ sung, ôn lại bài học thêm vững chắc mà trước đó trẻ đã được học Như vậy quan điểm của tác giả

về thực hành nghệ thuật là rất quan trọng giúp cho trẻ hình thành những kĩ năng thể hiện qua một số hoạt động âm nhạc Với những bài vận động theo

Trang 27

nhạc (VĐTN) không chỉ dẫn dắt trẻ hình thành những kỹ năng tư thế, vị trí động tác hợp lý khớp với nhịp điệu mà nhạc cảm - tính thẩm mĩ âm nhạc trong trẻ cũng được phát huy

Cùng là về quan điểm trong thực hành nghệ thuật nhưng ở phương diện phát triển trí não trong cuốn sách mà tác giả Phạm Thị Hòa viết: “Sự phát triển trí tuệ, năng khiếu của trẻ được bắt nguồn từ hát múa và các cuộc thử nghiệm khác Những buổi thực hành làm cho trẻ nâng cao trình độ âm nhạc và phát triển trí não” [10, tr.11]

Để minh chứng cho điều này ta thường thấy rõ nhất vấn đề liên quan tới trí nhớ đó là việc ghi nhớ bằng thính giác sau đó mới cảm nhận Đây là phương tiện chủ yếu của trẻ trong hoạt động tiếp thu và ghi nhớ kiến thức Phương pháp thực hành nghệ thuật đã giúp trẻ được ôn rèn kiến thức, gợi mở, đánh thức tiềm năng trong trẻ từ cơ sở đó nâng cao trình độ âm nhạc của trẻ

và trí não thêm phần phát triển

Một trong số những hoạt động âm nhạc được thực hiện xuyên suốt ở trường mầm non phải kể đến việc sử dụng yếu tố chơi áp dụng với trẻ nhằm thực hiện các nhiệm vụ GD một cách hiệu quả mà không gây áp lực Ví như trong phần ôn luyện bài hát Tập tầm vông, GV có thể áp dụng thông qua trò chơi dân gian Khi đồ vật đã được giấu trên tay của trẻ đang chơi mẫu thì GV bắt nhịp số trẻ còn lại trong lớp, trẻ nào đoán đúng tay có đồ vật sẽ được thưởng quà Việc học thông qua trò chơi đã giúp phần rèn luyện cho trẻ không chỉ sự phán đoán, khéo tay nhanh mắt, tính giải trí của môn học mà còn giúp trẻ ôn luyện, ghi nhớ bài hát mình đã được học Với trò chơi mà trẻ yêu thích, chúng sẽ tham gia một cách nhiệt tình ngoài ra còn vận dụng chơi với người thân, bạn bè từ đó thêm phần kết nối giao tiếp ở trẻ

Thông qua môt số định nghĩa, quan điểm trên chúng tôi nhận thấy:

Phương pháp thực hành nghệ thuật là phương pháp quan trọng, thiết yếu và khoa học từ người dạy tới người học Biểu hiện là qua những nội

Trang 28

dung, kĩ năng hoạt động âm nhạc đã được lên kế hoạch - chắt lọc giúp trẻ nâng cao kiến thức, kĩ năng thể hiện âm nhạc; phát huy ở trẻ năng lực cảm thụ cũng như sáng tạo từ đó thiết lập nên một môi trường giáo dục âm nhạc

Quan điểm đề cập ở trên muốn nói đến vấn đề trước khi để trẻ tham gia hoạt động âm nhạc, người GV cần dẫn dắt giới thiệu cho trẻ về vấn đề trẻ sắp được tiếp cận như việc theo dõi làm quen tác phẩm,… có trong nội dung hoạt động âm nhạc đó một cách tự nhiên lại bí ẩn gây sự tò mò ở trẻ Từ đó khơi gợi, khuyến khích trẻ đưa ra câu hỏi, thắc mắc về bài học mà GV đưa

ra, dẫn dắt trẻ tham gia bài học sao cho nhẹ nhàng và tự nguyện Phương pháp dùng lời để đạt hiệu quả cao trong dạy học AN thường được kết hợp với phương tiện giáo cụ như bản nhạc, tranh ảnh liên quan tới bài học âm nhạc, nhạc cụ đàn, thanh phách gõ nhịp,… nhằm hỗ trợ cho một số PP khác như: PP trình bày tác phẩm, PP thực hành - luyện tập thêm hiệu quả trong việc giúp trẻ nắm bắt được kiến thức, kĩ năng hoạt động AN

Trong việc sử dụng PP dùng lời đối với hoạt động vận động bài hát cho trẻ GV âm nhạc dùng lời diễn tả, yêu cầu trẻ hát đúng tính chất bài, tự nhiên, rõ chữ, kèm theo đó là sự chuẩn bị dụng cụ trực quan để minh họa Hướng dẫn mẫu động tác bằng lời trước sự quan sát của trẻ Sau khi trẻ nắm được trình tự động tác của các câu GV kết hợp cho trẻ nghe nhạc và thực hiện vận động Có thể thấy dùng lời là PP quan trọng thiết yếu trong giải

Trang 29

thích chi tiết nội dung kiến thức cơ sở, đặc điểm động tác của bài vận động Qua đó tác động tới sự chủ động của trẻ trong hoạt động âm nhạc đó thay vì tính bị động nếu chỉ học động tác thông qua video mẫu mà ko có thuyết trình dùng lời Hơn thế nữa PP dùng lời nói còn mang tính tích cực trong việc khuyến khích, động viên trẻ, giúp trẻ có thể phát huy trí tưởng tượng sáng tạo thông qua lời của GV trong tham gia hoạt động âm nhạc Yêu cầu đưa ra đối với GV khi vận dụng phương pháp này ngoài việc chuẩn bị nội dung kiến thức chuyên môn cần cần ngắn gọn câu chữ sao cho rõ ràng - dễ hiểu Tiếng nói chuẩn, ngữ điệu phù hợp tính chất cũng như nội dung nhằm hướng tới sự chú ý, tập trung theo dõi của trẻ vào bài học Bởi lẽ thông qua dùng lời người

GV đã sử dụng tình cảm, những cử chỉ âu yếm, dịu dàng để tạo ra xúc cảm tích cực của trẻ

Từ định nghĩa, phân tích qua ví dụ trên chúng tôi nhận thấy:

Trong dạy học âm nhạc mầm non, việc sử dụng phương pháp dùng lời nói nhằm giúp trẻ hiểu được yêu cầu mà giáo viên muốn đề cập trong nội dung bài học như đọc lời ca bài hát, đọc nốt nhạc, là phương pháp quan trọng và hữu hiệu đối với lứa tuổi trẻ nhỏ Giúp trẻ nắm được nội dung kiến thức truyền đạt từ giáo viên thông qua các hoạt động âm nhạc

1.2.4 Phương pháp đánh giá, nêu gương

Đối với trẻ mẫu giáo, nhằm tạo điều kiện tốt cho trẻ tham gia tích cực hoạt động học tập cũng như kĩ năng giao tiếp, đặc điểm tâm lý lứa tuổi, GV thực hiện PP đánh giá nêu gương trong hoạt động GD của mình Với trẻ mẫu giáo các em đang trong giai đoạn hình nên thành tâm sinh lý còn non nớt, GV

sử dụng PP đánh giá chủ yếu là khen, nêu gương tốt Các PP trên nhằm khêu gợi niềm vui sướng, lòng tự tin trong trẻ Qua đó các em có thể cảm nhận được thái độ đồng tình, khuyến khích của GV trước một hành động, một cử chỉ tốt đẹp mà các em đã thực hiện tốt Nhờ sự khích lệ hay hưởng ứng đó

mà trẻ sẽ luôn ý thức được việc nên làm là duy trì và phát huy những hoạt động, những hành vi - lời nói tốt và tích cực Trẻ dần hình thành niềm tin vào

Trang 30

những điều GV nói, là phương thuốc xoa dịu tâm hồn trẻ giáo dục trẻ theo hướng tích cực và hiệu quả Một số lời nói động viên, khích lệ tích cực với

trẻ như: Cảm ơn con đã giúp cô và các bạn! Con giỏi lắm hãy tiếp tục cố gắng nhé! Cô và các bạn trong lớp tự hào về con! Bài hát con vừa thể hiện thật xúc động! Thật tuyệt vời vì các con rất đoàn kết và vui vẻ,…

Ngoài việc đánh giá khen ngợi động viên hay cổ vũ thì GV cũng cần bày tỏ thái độ nhắc nhở, không đồng tình (chê trách) với những hành vi hành động chưa tích cực của trẻ nhằm tác động lên nhận thức của trẻ về hành vi không nên, ngăn chặn hạn chế hoạt động, nhận thức chưa tích cực đó của trẻ Tuy chỉ ra điểm sai, điểm chưa đúng ở trẻ là cần thiết song cần khéo, không lạm dụng nhất là việc sử dụng hình phạt thân thể trẻ

Trong cuốn How Psychology works có viết việc khen ngợi và phê bình

của GV tới người học như sau: (dịch là Hiểu hết về tâm lý học) cố vấn biên tập Jo Hemmings: “Mang đến cho học sinh những phản hồi đúng lúc, giám sát học sinh trong mỗi bài học và tái định hướng học sinh khi họ cần Đảm bảo rằng những lời khen ngợi và phê bình có tính xây dựng liên quan đến mức độ thực hành và nỗ lực của học sinh’’ [47, tr.172]

Điều này minh chứng cho ta thấy phương pháp đánh giá nêu gương là một phần quan trọng trong GD trẻ em lứa tuổi mầm non Đối với hoạt động học của trẻ nếu GV dùng những lời khen chê đúng trẻ, đúng nội dung đúng lúc không những tạo ra sự tương tác của cá nhân trẻ hay nhóm lớp trẻ trong bài học mà còn giúp trẻ tự tin nhận ra lỗi sai của bản thân một cách hòa nhã tích cực, không những thế còn tác động trẻ dám thể hiện, nêu quan điểm suy nghĩ của mình với những vẫn đề xung quanh trẻ

1.2.5 Phương pháp giáo dục âm nhạc hiện đại

• Phương pháp Kodály

Koltán Kodály (1882-1967) là nhà soạn nhạc, giáo viên, nhạc sĩ, nhà ngôn ngữ học và nhà dân tộc học nổi tiếng người Hungary Ông là người cha

Trang 31

đặt nền móng cho phương pháp giáo dục âm nhạc Kodály (Kodály Music

Education) Triết lý giáo dục của PP Kodály là Giáo dục âm nhạc phải từ sớm, PP nhấn mạnh việc cho trẻ tiếp xúc sớm với âm nhạc tức là từ thời kỳ

thai giáo Tiếp theo trẻ sẽ được học, lắng nghe những âm thanh sau đó mới đưa đến những ký hiệu rồi giới thiệu tên của kiến thức âm nhạc đó là gì Việc

sử dụng nguồn tài liệu học tập phù hợp rất được coi trọng thông qua việc lựa

chọn nghiên cứu bài bản của PP, những yếu tố của các nguồn tài liệu phù hợp

đó liên quan tới việc GV giảng dạy sẽ trực tiếp phân tích từ đó sẽ chọn lựa được những tài nguyên, tài liệu có tính hiệu quả vào hoạt động giáo dục âm nhạc của mình [51]

Đặc điểm: giáo dục âm nhạc nên giáo dục càng sớm càng tốt để phát triển khả năng âm nhạc từ khi còn nhỏ, giọng hát là nhạc cụ tự nhiên cần được ưu tiên phát triển trong giáo dục âm nhạc, việc sử dụng giọng nói là một trong những đặc điểm nổi bật nhất của PP tiếp cận Kodáy, công cụ âm nhạc trong PP này là: dấu hiệu bàn tay (dấu hiệu bàn tay giúp củng cố theo cách trực quan về cao độ, quãng giữa các cao độ, GV sẽ biết trẻ đang nghĩ và nghe được gì khi lớp học có nhiều tiếng ồn,…), âm tiết nhịp điệu, sol-fa (hệ thống sử dụng các âm tiết nhằm thể hiện các nốt của thang âm nguyên

Vai trò của phương pháp Kodály hướng đến sự phát triển tối đa nhất

có thể về khả năng âm nhạc trong mỗi người; tạo cảm hứng niềm vui, sự yêu thích, hứng thú âm nhạc qua các bài hát ru, dân ca và trò chơi ca hát; mang lại những trải nghiệm riêng biệt trong thế giới âm nhạc giữa xã hội ngày càng công nghệ hiện đại

Ứng dụng thực tiễn của phương pháp Kodály trong giáo dục cũng như dạy và học âm nhạc mang đến hiệu quả tích cực Khi các công cụ dạy học trong phương pháp này được áp dụng trong chương trình dạy học âm nhạc như: giúp trẻ có khả năng điều chỉnh khi hát, đọc cao độ nốt nhạc, thị xướng cũng như luyện tai nghe nhạc, hình dung cảm nhận về khoảng cách cao độ

Trang 32

giữa hai nốt nhạc thông qua đọc nhạc theo ký hiệu nốt nhạc bàn tay; người học có thể đọc nhạc theo hệ thống Do di động với việc tập hát một vài nốt trong thang âm đô sau khi thành thạo sẽ mở rộng tập hát thêm với nốt khác

đủ để tạo nên thang 5 âm trưởng và thứ từ đó luyện tập các nốt còn lại trong thang âm đô (Đô, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si),…Ví như thông dụng trong khi dạy học theo hệ thống thang 5 âm trưởng với nốt Đô, Rê, Mi, Sol, La thì GV sẽ tiến hành cho trẻ tập hát với âm Sol - Mi (quãng 3), khi đã thành thạo sẽ luyện tập với nốt La,…Tiếp đó, ứng dụng đọc tiết tấu theo âm tiết trong phương pháp Kodály vào dạy học âm nhạc cũng mang lại hiệu quả tích cực

• Phương pháp Orff-Schulwerrk

Orff-Schulwerrk là phương pháp giáo dục âm nhạc cho trẻ em phổ biến

và thịnh hành từ rất lâu, khởi nguồn và bắt đầu ở Đức (Bavaria) Schulwerrk là phương pháp dạy học âm nhạc được sáng lập bởi hai nhà sư phạm âm nhạc người Đức là Carl Orff và Gunild Keetman từ những năm

Orff-1920 PP này đề cập tới một số quy trình chung để hướng dẫn đối tượng học phát triển âm nhạc chuyển động [51] Định hướng triết học của PP là dựa trên nền tảng khai thác và phát triển năng lực âm nhạc thông qua khả năng vui chơi tập thể và vận động Đó khai phá khả năng tiềm tàng ẩn giấu ở những đứa trẻ, đối tượng học một cách tự nhiên nhất, những năng lực âm nhạc đó bao gồm: hát, xướng đồng dao - ca dao, vỗ tay, đập gõ, trò chơi, nhảy múa,…

Quá trình sư phạm và công cụ dạy học trong Orff-Schulwerk

* Quá trình sư phạm trong phương pháp giáo dục âm nhạc Schulwerk bao gồm những hoạt động sau:

Orff-Hoạt động khám phá: các khả năng với một phần tài liệu nhất định liên quan đến bất kỳ thành phần hoạt động nào được liệt kê như việc tạo ra giai điệu của riêng mình với âm Son và Mi

Hoạt động bắt chước: phát triển các kỹ năng thông qua sự lặp lại một mẫu nào đó mà giáo viên hay người quản trò, thủ lĩnh, người lãnh đạo trong

Trang 33

hoạt động âm nhạc khác thực hiện Quy trình này được sử dụng thường xuyên trong việc dạy bài hát, nhịp điệu và nhạc cụ

Hoạt động ngẫu hứng: trẻ được yêu cầu chơi ngẫu hứng trên nhạc cụ hay một mẫu âm có độ dài và độ khó tương đối hơn so với những âm mẫu, những điều trước đó các em đã được học, tạo ra những mô hình mới và cấu trúc dài hơn dựa trên sự khám phá và các mô hình học Ví như trong việc đọc tiết tấu với mẫu ngắn dễ đơn giản rồi tới mẫu tiết tấu dài, khó hơn dựa trên tài nguyên đã học trước đó

Hoạt động sáng tạo: trẻ được tham gia một quá trình chơi nhạc khó hơn, đòi hỏi sự sáng tạo trên nền tảng những kiến thức âm nhạcmới học kết hợp tài liệu từ bất kỳ quy trình nào trước đó thành dạng nhỏ để tạo thành mối liên kết như việc phát triển các phần biểu diễn đa phương tiện nhỏ từ các câu chuyện và bài thơ, sử dụng bất kỳ hoặc tất cả các công cụ biểu diễn

* Phương tiện trong Orff-Schulwerk cho tập trung khám phá, phát triển

các kỹ năng

Sử dụng ngôn ngữ nói: Trò chơi của trẻ em thường liên quan đến những câu nói nhỏ và vần điệu và không nhất nhất theo nội dung ý nghĩa kế hoạch nào, nó thường sử dụng cùng với trò chơi, đọc một cách có vần điệu

và tiết tấu

Ca hát: trò chơi theo nhóm của trẻ bao gồm các bài hát nhỏ, đơn giản

và thường đi kèm với trò chơi nhằm mục đích: củng cố khả năng ca hát, phát triển ý thức về các mối quan hệ âm sắc Trong PP này các bài hát sử dụng thường được lấy từ các chất liệu dân gian và bắt đầu bằng quãng 3 thứ giảm dần (Sol Mi-La Sol Mi) tới ngũ cung (5 âm), thang âm Diatonic trưởng thứ,…

Sự chuyển động: trong giai đoạn đầu, thời gian dành cho việc phát triển vốn từ vựng về chuyển động đứng yên và vận động di chuyển trong sự kết hợp các hoạt động hoặc tình huống Đặc biệt là trong hoạt động trò chơi vòng tròn nhằm phát triển ý thức về mối quan hệ không gian giữa bản thân và bạn

Trang 34

bè, những người xung quanh trong việc điều phối các bước của đối tượng học nhất là trẻ theo một nhịp điệu đều đặn

Chơi nhạc cụ: đây là điều đặc biệt với PP Orff-Schulwerk, bao gồm body pereusion bộ gõ cơ thể dịch theo nguyên bản tiếng Anh, , bộ gõ tay không định âm, dụng cụ Orff

Nhạc cụ cầm tay không định âm: bao gồm nhiều nhạc cụ nhỏ thường thấy trong lớp học âm nhạc tuy nhiên cần lựa chọn những dụng cụ chất lượng

để có thể tạo ra nguồn âm thanh chất lượng và thú vị bởi lẽ âm thanh sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tai nghe của trẻ Một số nhạc cụ sau: Maracas, Tambourine, Cowwbell với các kích cỡ khác nhau và trống cầm tay, ngoài ra còn có chuông gió,… đối với nhạc cụ này trẻ có thể chơi theo nhóm, mỗi âm hình tiết tấu thường gắn kết với một loại nhạc cụ Trẻ nhận dạng âm thanh và lựa chọn loại nhạc cụ có âm sắc với âm thanh đó

Nhạc cụ Orff: bao gồm những nhạc cụ gõ có cao độ, không định âm,

và thiết kế với nhiều kích thước khác nhau đề phù hợp với trẻ em, tạo ra những âm thanh nhạc cụ phù hợp với cơ sở vật chất kỹ thuật tối thiểu: Xylophone có 3 kích cỡ (bass, alto, soprano), Metallicophone (thanh kim loại dày có độ cộng hưởng cao), Glockenspiel (alto, soprano và thanh kim loại nhỏ),… [PL2.2, tr.138]

Tuy nhiên trên thực tế hiện nay ở Việt Nam các cơ sở trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Phổ thông đa số còn hạn chế trong việc đầu

tư cơ sở vật chất cho bộ môn âm nhạc nhất là nhạc cụ giáo cụ âm nhạc chuẩn

và chuyên theo đúng mô hình cuả phương pháp cùng với các chuyên gia trong lĩnh vực này, những nhà sư phạm nhà nghiên cứu giỏi về lĩnh vực chuyên môn còn ít Vậy nên ở đây các nhạc cụ âm nhạc và cách thức hoạt động chúng sẽ là tương đối và linh hoạt sao cho dễ thực hiện và phù hợp với các cơ sở trường lớp, môi trường điều kiện giáo dục tại Trường Mầm non La Casa

Hai phương pháp này có từ lâu và thực tế đã được vận dụng trong phương pháp dạy học âm nhạc ở nước ta trong mọi cấp bậc học Tuy nhiên

Trang 35

còn hạn chế ở phạm vi quy mô cũng như việc thực hiện ứng dụng thực hành trong dạy học âm nhạc ở các trường, cơ sở đào tạo, các lớp,… tại Trường Mầm non La Casa hiện đang bắt đầu tìm hiểu và áp dụng thực nghiệm một

số nội dung cũng như quy trình thực hiện hai PP này

Trên đây là một số PPDH âm nhạc sử dụng cho trẻ Mầm non Các PP nêu trên cần có sự liên kết với các PP thích hợp thì mới có thể phát huy tác dụng của nó GV cần nắm vững các nguyên tắc trong công tác giáo dục mầm non, làm cơ sở cho việc lựa chọn, vận dụng đúng, linh hoạt các PPDH từ đó giáo dục mầm non mới có thể đạt được kết quả như mong đợi

1.3 Vai trò hoạt động dạy học âm nhạc đối với trẻ mầm non

Giáo dục âm nhạc xưa và nay luôn là phương tiện thiết yếu không thể thiếu đối với trẻ mầm non Các hoạt động trong GDAN ngoài việc cho trẻ có kiến thức - kỹ năng âm nhạc, cảm xúc,… mà còn tác động tới nhận thức, kết nối trẻ với con người cũng như môi trường quanh trẻ, theo đó tạo điều kiện cho trẻ tiếp cận với văn hóa âm nhạc

1.3.1 Hình thành và phát triển thẩm mỹ

Trong vấn đề dạy học và giáo dục thẩm mỹ thông qua các môn học, đặc biệt là các bộ môn khoa học xã hội, nhân văn và nghệ thuật Mỗi môn học đều chứa đựng những tiền năng trong việc giáo dục cái đẹp Yêu cầu về nội dung, vai trò GDAN trong nhà trường phổ thông cũng như ở trường mầm

non là rất quan trọng Khái niệm GD thẩm mỹ trong Giáo trình giáo dục học mầm non của tác giả Nguyễn Thị Hường cho rằng:

Giáo dục thẩm mỹ là hệ thống các tác động sư phạm nhằm phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non Giáo dục thẩm mỹ là việc tổ chức quá trình sư phạm nhằm hình thành ở trẻ tình cảm thẩm mỹ, khả năng nhận xét, đánh giá,… trong các hành vi quan hệ xã hội, trong mọi người và trong nghệ thuật [18, tr.74]

Theo khái niệm trên, đây là một trong những phương tiện hiệu quả có tác động tới ý thức người học một cách có mục đích trên phương diện tích

Trang 36

cực, tạo liên kết cho quan hệ giữa thẩm mĩ với thế giới quan Đối với trẻ mầm non, thông qua những hoạt động trong GDAN như: vận động đơn giản theo nhịp điệu của các bài hát - bài nhạc, hát ca, nghe nhạc,… và sử dụng các dụng

cụ gõ đệm theo nhịp điệu, tiết tấu,… giúp trẻ biểu lộ sự nhận thức, ý thức về bản thân, cảm xúc với con người và sự vật gần gũi điều đó thông qua những biểu hiện như:

- Nhận biết trạng thái cảm xúc và biểu hiện ra bên ngoài: Trẻ hưởng ứng lắng nghe khi có âm thanh, tiếng nhạc được phát ra, khi phía trước là tiếng nhạc được phát ra của trường để chào đón trẻ vào mỗi sáng, trẻ sẽ có cảm xúc phấn khởi muốn tới lớp hay không thích và muốn ở nhà và nhận ra rằng à mình đang được đưa tới trường, tới lớp Khi nghe đâu đó nhạc vui tưng bừng trẻ sẽ nhận thấy là chỗ đó đang có hoạt động nhộn nhịp, và ngược lại khi thấy đám đông xúm lại ồn ào hay có cảnh sát trẻ sẽ cảm nhận thấy tâm trạng không tốt, bất an, không vui vẻ

- Thúc đẩy tính thẩm mĩ trong việc cảm nhận vẻ đẹp từ nhiên nhiên cũng như những tác phẩm nghệ thuật: ví như trong hoạt động âm nhạc với

chủ đề Chào mừng năm mới qua một vài ca khúc như Trống lân đón tết, Mùa xuân đến rồi, Bánh chưng xanh,… giúp trẻ hình dung được quang cảnh mùa

xuân, ngày tết, từ đó phát huy trí tưởng tượng và tăng vốn từ vựng cho trẻ qua lời của bài hát

- Thêm hào hứng, tự nguyện tham gia vào một số hoạt động nghệ thuật,

có ý thức về cái đẹp: Các chương trình hoạt động của trường lớp như: Chào mừng năm học, Ngày 8/3, Ngày Noel, Tết nguyên đán,… hay các cuộc thi

Bé khỏe bé ngoan,… đều nhận được sự tham gia hào hứng từ các em

Còn trong Giáo dục âm nhạc, sách dùng cho khoa giáo dục mầm non

của tác giả Phạm Thị Hòa có viết: “Giáo dục tình cảm thẩm mỹ cho trẻ thông qua hoạt động âm nhạc trong trường mầm non làm phong phú thêm đời sống tinh thần của trẻ, giúp trẻ cảm thụ cái đẹp, tạo niềm tin tưởng trong các cháu” [10, tr.9]

Trang 37

Với quan điểm được đề cập trong giáo trình của tác giả Nguyễn Thị Hường thì tác giả Phạm Thị Hòa cho thấy vấn đề GD hướng tới phát triển cảm xúc hay kĩ năng xã hội cũng như thẩm mĩ là nội dung nhiệm vụ yêu cầu quan trọng, tất yếu cần và có trong hoạt động GDAN nói riêng và GD nói chung Một vài người nghĩ âm nhạc là điều gì đó to lớn, xa vời đôi khi như một dạng công trình kiến trúc đỉnh cao với những khối óc, bộ não 2 bán cầu được thể hiện trên đôi bàn tay và mười ngón điêu luyện như gió; những phổ nhạc dày đặc ký hiệu khó hiểu;… thế nhưng với đối tượng trẻ nhỏ, âm nhạc không phức tạp như vậy Đôi khi là những tiếng chim hót trên cây, tiếng còi tàu chạy, tiếng xe bíp bíp hay đơn giản là tiếng hát ngân nga của người thân

Dễ hiểu hơn nữa là những ngôn từ - giai điệu mượt mà trong câu hát bài Cháu yêu bà, Bố là tất cả, Vì sao con mèo rửa mặt, Bé quét nhà, Cháu vẽ ông mặt trời,… và những hoạt động âm nhạc khác đã làm cho đời sống tinh thần của

trẻ thêm yêu, thêm vui, thêm hạnh phúc lớn dần cùng tuổi thơ các em

Từ những giải nghĩa, nhận xét trên chúng tôi thấy rằng Giáo dục âm nhạc cho trẻ em ở các độ tuổi đặc biệt lứa tuổi mầm non là rất quan trọng Khi được GDAN trẻ không chỉ vui vẻ - yêu thích mà nhu cầu mong muốn hoạt động âm nhạc được bộc lộ, vấn đề cảm thụ tạo nên bước đi hình thành thị hiếu âm nhạc của trẻ

1.3.2 Phát triển năng lực âm nhạc

Tục ngữ Cộng hòa Zimbabwe có câu:

“Nếu bạn có thể đi lại thì bạn có thể nhảy múa

Nếu bạn có thể nói chuyện thì bạn có thể hát” [46, tr.129]

Trong mỗi con người đều có sự thôi thúc bẩm sinh từ những tác động nào đó dù đó là giáo dục gián tiếp hay trực tiếp, như ý mà câu tục ngữ trên

nếu bạn có thể đi lại thì bạn có thể nhảy múa, ý nói khi đôi chân còn hoạt

động di chuyển thì bạn có thể tham gia nhảy, múa, vận động như bơi lội,…

chỉ là giỏi hay không, mức độ bao nhiêu? Nếu bạn có thể nói chuyện thì bạn

có thể hát, ý khi ta có thể diễn đạt ngôn ngữ qua nói chuyện thì cũng có nghĩa

Trang 38

là ta có thể hát, ngân nga Qua đây biểu lộ mỗi người đều có những năng lực riêng chỉ thiếu những tác động tích cực tới những năng lực tiềm tàng vốn có trong bản thân họ mà thôi

Đối với âm nhạc đặc biệt là với lứa tuổi 0-6 tuổi, họ như những hạt giống Giáo dục sớm giống như nguồn dinh dưỡng mà chúng ta những thế hệ

đi trước đang dày công tưới tắm chăm bón để những đứa trẻ thêm vững chắc bước đi trong sự lớn lên trưởng thành sau này của các em Việc hướng dẫn các em thể hiện âm nhạc qua kỹ năng vận động, hát, múa,… giúp các em bước đầu có sự hiểu biết cơ bản, đơn giản nhất về âm nhạc; không những thế còn liên kết các cơ quan thính giác, cảm giác trong chuyển động, cảm thụ và thăng bằng trong các bài vận động âm nhạc một cách dễ dàng Một minh họa cho bài vận động di chuyển theo hiệu ứng âm nhạc đối tượng trẻ 3-4 tuổi Với một chuỗi nhạc ghép các bài theo nhịp độ, tính chất từ chậm tới nhanh,

du dương tới hành khúc hay biểu cảm cho những âm thanh tiếng động của đồ vật, con vật thì thấy được rằng trẻ di chuyển đều đặn có nhịp điệu phù hợp với tính chất âm nhạc mà chúng nghe thấy, cảm thấy Những đôi chân ăn khớp với sự chuyển động nhịp nhàng của âm nhạc; bước đi nhanh rõ ràng khi

âm nhạc hành khúc mạnh mẽ hay kiễng chân, nhấc gót, chùn gối, khi điệu nhạc thay đổi sang du dương chậm dãi; nằm ra sàn vờ nhắm mắt đi ngủ ấp tay khi nghe tiếng chuông đồng hồ báo hiệu:…

Qua trên chúng tôi thấy năng lực thể hiện âm nhạc của trẻ qua những biểu hiện bắt trước, trình bày hoặc biểu diễn âm nhạc với các hoạt động âm nhạc như ca hát, chơi nhạc cụ, múa,… dưới sự điều hướng, dạy bảo chỉ dẫn của GV tới trẻ là rất quan trọng, đặc biệt là môi trường GDAN sớm trong trường mầm non Điều đó giúp trẻ dần hình thành thói quen hoạt động âm nhạc, từ đó kết hợp giữa việc tiếp nhận kiến thức với việc thể hiện chúng qua các kỹ năng hát, vận động, múa, từ đó trẻ có thêm môi trường thể hiện bản thân, đoàn kết tập thể

Trang 39

1.3.3 Kích thích tính tập trung, tích cực sáng tạo

Việc học mà chơi, chơi mà học không chỉ giúp trẻ được tiếp cận, lĩnh hội kiến thức mà còn bước đầu rèn luyện cho trẻ khả năng tập trung khi tham gia học tập Ở trường mầm non việc củng cố và phát triển trí nhớ giữ vai trò quan trọng khi trẻ tích cực vào hoạt động âm nhạc Ví như hoạt động ca hát: khi GV dạy trẻ hát thì trẻ sẽ cùng lúc quan sát ghi nhớ luôn và ngay giai điệu,

ca từ, tiết tấu của bài Như vậy sự sự tập trung chú ý của trẻ đã được thiết lập một cách tự nhiên qua các giác quan của trẻ dựa trên việc truyền đạt hướng dẫn của GV Sự kết hợp truyền đạt của GV và sự tiếp nhận của trẻ đã kích thích thúc đẩy trí tưởng tượng sáng tạo với thế giới quan xung quanh chúng qua các bài hát bài nhạc Với cùng một lời ca song ở mỗi trẻ có thể sẽ có những suy nghĩ về hình tượng âm nhạc không giống nhau và không cụ thể,

từ đó đánh thức ở trẻ những mơ mộng, ước ao, trí tưởng tượng sáng tạo; giúp trẻ hoạt động tích cực về mặt trí tuệ

Ngoài ca hát thì một số hoạt động khác như hoạt động nghe kết hợp vận động theo nhạc giúp thúc đẩy trí tuệ cùng thể lực VĐTN tạo cho trẻ sự nhịp nhàng - linh hoạt cơ thể qua những động tác đi, đứng, chạy nhảy cơ bản với tư thế đúng theo cảm âm của trẻ sẽ giúp thần kinh được thư giãn, khơi nguồn sáng tạo Việc phối hợp thính giác nhạy bén của trẻ vào hoạt động âm nhạc đã thúc đẩy trẻ những xúc cảm, hành vi theo hướng tích cực

Sự kết hợp những kĩ năng cơ bản với những vận động quen thuộc trong các hoạt động âm nhạc mà người GV đã tác động và thúc đẩy giúp trẻ không chỉ phát huy tưởng tượng, chú ý tập trung với cảm thụ Từ đó trẻ biểu hiện xúc cảm khi hứng thú hoặc không hứng thú với hoạt động mà yêu thích hoặc không yêu thích Biết thể hiện hình tượng âm nhạc bằng một số động tác, điệu bộ, sáng tạo những nét giai điệu hay lời ca mới mà trẻ thích thay thế cho những kiến thức âm nhạc đã được biết trước đó Chuỗi hoạt động này tạo nên

sự gắn kết bổ trợ, giúp cho GV càng đến gần với nhiệm vụ và phương hướng

Trang 40

dạy học âm nhạc cho trẻ mầm non Đối với GV khi áp dụng đồng nhất việc rèn luyện kĩ năng, yêu cầu mọi trẻ giống nhau; bắt trước y hệt mà không quan sát tới việc phát triển cảm xúc hay các mặt khác như: khả năng, năng lực; sự yêu thích, tính cảm thụ,… trong các hoạt động AN sẽ dẫn đến bỏ sót cũng như thúc đẩy, bồi dưỡng những trẻ có năng khiếu trong âm nhạc hoặc sẽ không kịp khai thác giúp đỡ những trẻ còn e dè, nhút nhát

1.3.4 Hình thành và phát triển phẩm chất

Phẩm chất: cái làm nên giá trị của con người hay vật

Từ điển tiếng việt 2023Có câu: đạo đức tốt là hành trình không ngừng

tu dưỡng và hoàn thiện bản thân để trở thành người có ý thức

Đối với trẻ giáo dục lòng nhân ái yêu thương con người được coi là nhân tố quan trọng trong phẩm chất con người, trẻ càng nhỏ việc giáo dục càng sớm càng tốt Bắt đầu từ trong gia đình (các thành viên ruột thịt, họ hàng) sau đó tới mối quan hệ xung quanh (những người hàng xóm, những người quan tâm yêu mến, những người già, em bé nhỏ,, người có công với đất nước, những anh hùng,…) đối với thiên nhiên cuộc sống - quê hương đất nước (môi trường đang sống: vườn nhà, làng xóm, tự hào dân tộc…)

Giáo dục quan hệ bạn bè, xây dựng tình bạn trong nhóm chơi và trong lớp học là điều rất cần thiết và quan trọng góp phần hình thành nên phẩm chất của trẻ Khi trẻ biết quan tâm, chia sẻ với bạn trong lớp, giúp đỡ và học tập lẫn nhau, có ứng xử cũng như hành động, hành vi đúng mực thì cần được biểu dương, khen thưởng Những cư xử, việc làm nào là chưa tốt là không được cần nhắc nhở, uốn nắn, dạy trẻ Giáo dục những quy tắc lễ phép và các hành vi văn hóa: như thưa gửi, chào hỏi, xin lỗi, cảm ơn,…những hành vi văn hóa ở nơi công cộng

Thông qua quá trình sư phạm, trong đó có dạy học âm nhạc, những nội dung trong hoạt động âm nhạc bao gồm: ca hát, nghe nhạc, vận động, trò chơi

âm nhạc,…) đã tác động góp phần hình thành và phát triển những tính tốt,

Ngày đăng: 16/07/2024, 16:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình dấu lặng đen:    đọc bật hơi sh - Dạy học âm nhạc cho trẻ tại Trường Mầm non La Casa, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Hình d ấu lặng đen: đọc bật hơi sh (Trang 69)
Bảng 1: Thống kê kết quả thực nghiệm đánh giá về rèn luyện kỹ năng  vận động theo nhạc bài hát Come on! Everyone của nhóm thực nghiệm và  Lái ô tô của nhóm đối chứng - Dạy học âm nhạc cho trẻ tại Trường Mầm non La Casa, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Bảng 1 Thống kê kết quả thực nghiệm đánh giá về rèn luyện kỹ năng vận động theo nhạc bài hát Come on! Everyone của nhóm thực nghiệm và Lái ô tô của nhóm đối chứng (Trang 108)
Bảng 2: Thống kê kết quả thực nghiệm đánh giá về rèn luyện kỹ năng - Dạy học âm nhạc cho trẻ tại Trường Mầm non La Casa, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Bảng 2 Thống kê kết quả thực nghiệm đánh giá về rèn luyện kỹ năng (Trang 109)
Bảng 4: Kết quả về sự hứng thú của trẻ đối với buổi học thực nghiệm  của 2 nhóm. - Dạy học âm nhạc cho trẻ tại Trường Mầm non La Casa, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Bảng 4 Kết quả về sự hứng thú của trẻ đối với buổi học thực nghiệm của 2 nhóm (Trang 110)
Hình  ảnh  dạy  học  thực  nghiệm  lớp  Tuần  Lộc    [PL4.2,  tr.154, 155]. - Dạy học âm nhạc cho trẻ tại Trường Mầm non La Casa, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
nh ảnh dạy học thực nghiệm lớp Tuần Lộc [PL4.2, tr.154, 155] (Trang 132)
Hình ảnh dạy học thực nghiệm lớp Hồng Hạc [PL4.2, - Dạy học âm nhạc cho trẻ tại Trường Mầm non La Casa, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
nh ảnh dạy học thực nghiệm lớp Hồng Hạc [PL4.2, (Trang 138)
2.1. Bảng biểu minh họa - Dạy học âm nhạc cho trẻ tại Trường Mầm non La Casa, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
2.1. Bảng biểu minh họa (Trang 139)
Hình nốt - Dạy học âm nhạc cho trẻ tại Trường Mầm non La Casa, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Hình n ốt (Trang 139)
Hình tiết tấu - Dạy học âm nhạc cho trẻ tại Trường Mầm non La Casa, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Hình ti ết tấu (Trang 139)
Hình tiết tấu - Dạy học âm nhạc cho trẻ tại Trường Mầm non La Casa, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Hình ti ết tấu (Trang 140)
2.2. Bảng biểu – hình ảnh công cụ dạy học trong phương pháp GDAN  Kodály, Orff-Schulwer - Dạy học âm nhạc cho trẻ tại Trường Mầm non La Casa, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
2.2. Bảng biểu – hình ảnh công cụ dạy học trong phương pháp GDAN Kodály, Orff-Schulwer (Trang 144)
Bảng dấu ký hiệu tay trong phương pháp âm nhạc Kodály - Dạy học âm nhạc cho trẻ tại Trường Mầm non La Casa, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Bảng d ấu ký hiệu tay trong phương pháp âm nhạc Kodály (Trang 145)
Hình ảnh dạy học thực nghiệm của lớp Tuần Lộc, GV Trần Quỳnh Trang - Dạy học âm nhạc cho trẻ tại Trường Mầm non La Casa, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
nh ảnh dạy học thực nghiệm của lớp Tuần Lộc, GV Trần Quỳnh Trang (Trang 160)
4.2. Hình ảnh hoạt động dạy học âm nhạc thực nghiệm - Dạy học âm nhạc cho trẻ tại Trường Mầm non La Casa, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
4.2. Hình ảnh hoạt động dạy học âm nhạc thực nghiệm (Trang 160)
4.3. Hình ảnh một số hoạt động giáo dục âm nhạc - Dạy học âm nhạc cho trẻ tại Trường Mầm non La Casa, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
4.3. Hình ảnh một số hoạt động giáo dục âm nhạc (Trang 164)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w