Tổng quan về nguồn vốn chủ sở hữu Nội dung, nguyên tắc, tài khoản sử dụng của: Vốn đầu tư chủ sở hữu; Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối; Vốn đầu tư xây dựng cơ bản Thực trạng kế toán tại Công ty Cổ Phần Thương mại vật liệu và Xây dựng Việt Cường
Trang 1Đề tài bài tập lớn: Anh (chị) hãy trình bày hiểu biết của mình về kế toán nguồn vốn chủ sở hữu cơ bản trong doanh nghiệp Trên cơ sở đó đó, anh (chị) hãy liên hệ thực tế về phương pháp kế toán tổng hợp nguồn vốn chủ sở hữu cơ bản
tại một doanh nghiệp cụ thể và đưa ra nhận xét
MỤC LỤC
I CƠ SỞ LÝ LUẬN 1
1.1 Tổng quan về nguồn vốn chủ sở hữu 1
1.2 Vốn đầu tư chủ sở hữu 1
1.2.1 Nội dung 1
1.2.2 Nguyên tắc 2
1.2.3 Tài khoản sử dụng 2
1.2.4 Phương pháp kế toán 3
1.3 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 6
1.3.1 Nội dung 6
1.3.2 Nguyên tắc 7
1.3.3 Tài khoản sử dụng 7
1.3.4 Phương pháp kế toán 7
1.4 Vốn đầu tư xây dựng cơ bản 9
1.4.1 Nội dung 9
1.4.2 Nguyên tắc 10
1.4.3 Tài khoản sử dụng 10
1.4.4 Phương pháp kế toán 10
II THỰC TRẠNG 12
2.1 Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp 12
2.1.1 Thông tin sơ lược về đơn vị 12
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 12
2.1.3 Cơ cấu tổ chức 13
2.2 Thực trạng nghiệp vụ 13
* Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo: Lỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định * Danh mục từ viết tắt: 1
Trang 21
I CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Tổng quan về nguồn vốn chủ sở hữu [𝟏]
- Vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh các khoản vốn kinh doanh thuộc sở hữu của cổ đông, thành viên góp vốn, như: Vốn đầu tư của chủ sở hữu, các quỹ trích từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, chênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá hối đoái
- Nội dung nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm:
• Vốn đầu tư của chủ sở hữu: Thể hiện số tiền đầu tư mua sắm TSCĐ, tài sản ngắn hạn sử dụng cho doanh nghiệp, đây là nguồn vốn hình thành nên các tài sản sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
• Các quỹ của doanh nghiệp: Quỹ đầu tư phát triển, quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp, các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
• Nguồn vốn đầu tư XDCB: Là nguồn vốn chuyên dùng cho việc đầu tư, mua sắm TSCĐ và đổi mới công nghệ,
• Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, các khoản chênh lệch do đánh giá tài sản, ngoại tệ và những nguồn vốn khác
- Nguyên tắc kế toán nguồn vốn chủ sở hữu
1 Vốn chủ sở hữu là phần tài sản thuần của doanh nghiệp còn lại thuộc sở hữu của các cổ đông, thành viên góp vốn (chủ sở hữu) Vốn chủ sở hữu được phản ánh theo từng nguồn hình thành như: Vốn góp của chủ sở hữu; Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh; Chênh lệch đánh giá lại tài sản
2 Kế toán không ghi nhận vốn góp theo vốn điều lệ trên giấy phép đăng ký KD
3 Việc nhận vốn góp bằng các loại tài sản vô hình như bản quyền, quyền khai thác,
sử dụng tài sản, thương hiệu, nhãn hiệu chỉ được thực hiện khi có quy định cụ thể của pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép
1.2 Vốn đầu tư chủ sở hữu [𝟐]
1.2.1 Nội dung
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu bao gồm:
Vốn góp ban đầu, góp bổ sung của các chủ sở hữu; Các khoản được bổ sung từ các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế của hoạt động kinh doanh;
Trang 3Khi kế toán vốn đầu tư của chủ sở hữu cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Kế toán theo dõi chi tiết vốn đầu tư của chủ sở hữu theo từng nguồn hình thành vốn (như vốn góp của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần, vốn khác) và theo dõi chi tiết cho từng tổ chức, từng cá nhân tham gia góp vốn
- Xác định phần vốn góp của nhà đầu tư bằng ngoại tệ:
+ Khi giấy phép đầu tư quy định vốn điều lệ của doanh nghiệp được xác định bằng ngoại tệ tương đương với một số lượng tiền Việt Nam Đồng, việc xác định phần vốn góp của nhà đầu tư bằng ngoại tệ (thừa, thiếu, đủ so với vốn điều lệ) được căn
cứ vào số lượng ngoại tệ đã thực góp, không xem xét tới việc quy đổi ngoại tệ ra Việt Nam Đồng theo giấy phép đầu tư
+ Trường hợp doanh nghiệp ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính bằng Việt Nam Đồng, khi nhà đầu tư góp vốn bằng ngoại tệ theo tiến độ, kế toán phải áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại từng thời điểm thực góp để quy đổi ra Việt Nam Đồng và ghi nhận vào vốn đầu tư của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần (nếu có) + Trong quá trình hoạt động, không được đánh giá lại số dư Có tài khoản 411 “Vốn đầu tư của chủ sở hữu” có gốc ngoại tệ
1.2.3 Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng Tài khoản 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu Việc theo dõi sự biến
động tăng giảm vốn đầu tư chủ sở hữu được thực hiện chi tiết theo từng nguồn hình thành, theo từng đối tượng góp vốn, cấp vốn, theo từng đối tượng đầu tư và từng thời điểm phát sinh
* Tài khoản 411 có kết cấu như sau:
▪ Bên Nợ: Vốn đầu tư của chủ sở hữu giảm do:
- Hoàn trả vốn góp cho các chủ sở hữu vốn; Điều chuyển vốn cho đơn vị khác; Phát hành cổ phiếu thấp hơn mệnh giá; Giải thể, chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp;
Trang 43
Bù lỗ kinh doanh theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; Mua lại cổ phiếu để huỷ bỏ cổ phiếu quỹ (Đối với công ty cổ phần)
▪ Bên Có: Vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng do:
- Các chủ sở hữu đầu tư vốn (Góp vốn ban đầu và góp vốn bổ sung); Bổ sung vốn
từ lợi nhuận kinh doanh; từ các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu; Phát hành cổ phiếu cao hơn mệnh giá; Phát sinh quyền chọn chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu; Giá trị quà tặng, biếu, tài trợ (Sau khi trừ các khoản thuế phải nộp) được ghi tăng vốn đầu
tư của chủ sở hữu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền
▪ Số dư bên Có: Vốn đầu tư của chủ sở hữu hiện có của doanh nghiệp
* Tài khoản 411: Vốn đầu tư của chủ sở hữu, có 4 tài khoản chi tiết như sau:
- Tài khoản 4111: Vốn góp của chủ sở hữu
Đối với công ty cổ phần, Tài khoản 4111 có hai tài khoản cấp 3:
+ Tài khoản 41111: Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết
+ Tài khoản 41112: Cổ phiếu ưu đãi
Nợ TK 111, 112: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
Nợ TK 121,128, 228:Chứng khoán kinh doanh, Các khoản đầu tư tài chính khác Nợ TK 152, 155, 156: Hàng tồn kho
Nợ TK 211, 213, 217, 241: TSCĐ, Bất động sản đầu tư
Nợ TK 331, 338, 341: Các khoản nợ, vay
Nợ TK 4112, 4118: Chênh lệch giữa giá trị tài sản, nợ phải trả được chuyển thành vốn nhỏ hơn giá trị phần vốn được tính là vốn góp của chủ sở hữu
Có TK 4111: Vốn góp của chủ sở hữu
Có TK 4112, 4118: Chênh lệch
2 Khi công ty cổ phần phát hành cổ phiếu huy động vốn từ các cổ đông:
Trang 54
+Khi nhận được tiền của cổ đông mua CP với giá phát hành theo mệnh giá CP, ghi:
Nợ TK 111, 112: Thu bằng tiền (ghi theo mệnh giá)
Có TK 4111:Vốn góp của chủ sở hữu ghi theo mệnh giá (chi tiết_ 41111, 41112)
+ Khi nhận được tiền của cổ đông mua cổ phiếu có chênh lệch giữa giá phát hành
và mệnh giá cổ phiếu, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112: Ghi theo giá phát hành
Nợ TK 4112: Thặng dư vốn cổ phần (giá phát hành nhỏ hơn mệnh giá)
Có TK 4111: Vốn góp của chủ sở hữu ghi theo mệnh giá
Có TK 4112: Thặng dư vốn cổ phần (giá phát hành lớn hơn mệnh giá)
+ Các chi phí trực tiếp liên quan tới việc phát hành cổ phiếu:
Nợ TK 4112: Thặng dư vốn cổ phần
Có TK 111, 112: Chi bằng tiền
3 Khi công ty cổ phần phát hành cổ phiếu từ các nguồn thuộc vốn chủ sở hữu:
+ Trường hợp công ty cổ phần được phát hành thêm cổ phiếu từ nguồn thặng dư
vốn cổ phần, kế toán căn cứ vào hồ sơ, chứng từ kế toán liên quan, ghi:
Nợ TK 4112: Thặng dư vốn cổ phần
Có TK 4111: Vốn góp của chủ sở hữu
+ Trường hợp công ty cổ phần được phát hành thêm cổ phiếu từ nguồn Quỹ đầu tư
phát triển, ghi:
Nợ TK 414: Quỹ đầu tư phát triển
Có TK 4111,4112(nếu có): Vốn góp của chủ sở hữu; Thặng dư vốn cổ phần + Trường hợp công ty cổ phần được phát hành thêm cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận
sau thuế chưa phân phối (trả cổ tức bằng cổ phiếu) ghi:
Nợ TK 421: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có TK 4111, 4112 (nếu có)
4 Trường hợp công ty cổ phần phát hành cổ phiếu để đầu tư vào doanh nghiệp khác
(kể cả trường hợp hợp nhất kinh doanh dưới hình thức phát hành cổ phiếu)
+ Nếu giá phát hành cổ phiếu lớn hơn mệnh giá, ghi:
Nợ TK 221: Đầu tư vào công ty con
Có TK 4111,4112(nếu có): Vốn góp của chủ sở hữu; Thặng dư vốn cổ phần
Trang 65
+ Nếu giá phát hành cổ phiếu nhỏ hơn mệnh giá, ghi:
Nợ TK 221: Đầu tư vào công ty con
Nợ TK 4112: Thặng dư vốn cổ phần (nếu có)
Có TK 4111: Vốn góp của chủ sở hữu
5 Trường hợp công ty cổ phần được phát hành cổ phiếu thưởng từ quỹ khen thưởng
để tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu, ghi:
Nợ TK 3531: Quỹ khen thưởng
Nợ TK 4112: Thặng dư vốn cổ phần (giá phát hành thấp hơn mệnh giá)
Có TK 4111: Vốn góp của chủ sở hữu
Có TK 4112: Thặng dư vốn cổ phần (giá phát hành lớn hơn mệnh giá)
6 Bổ sung nguồn vốn khác từ các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch đánh lại ngoại tệ, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản khi được phép của cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp phải kết chuyển sang vốn đầu tư của chủ sở hữu,
kế toán ghi:
Nợ TK 421, 412, 413, 414, 441, 418
Có TK 411: Ghi tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu
7 Khi công trình xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn đầu tư XDCB đã hoàn thành hoặc công việc mua sắm TSCĐ đã xong đưa vào sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, quyết toán vốn đầu tư được duyệt, kế toán ghi tăng nguyên giá TSCĐ, đồng thời ghi tăng Vốn đầu tư của chủ sở hữu:
Nợ TK 441: Nguồn vốn đầu tư XDCB
Có TK 411: Vốn góp của chủ sở hữu
8 Khi nhận được quà biếu, tặng, tài trợ và cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ghi tăng vốn Nhà nước, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 152, 153, 211 : Nếu nhận bằng tiền, hàng tồn kho, TSCĐ
Có TK 411(8): Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Chú ý: Khi nhận được quà biếu, tặng, tài trợ và cơ quan có thẩm quyền không yêu cầu ghi tăng vốn Nhà nước, kế toán ghi tăng Thu nhập khác
9 Khi hoàn trả vốn góp cho các thành viên, các cổ đông, kế toán ghi:
Nợ TK 4111, 4112: Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Trang 76
Có TK 111, 112 : Số vốn trả lại cho chủ sở hữu
- Khi trả lại vốn góp cho chủ sở hữu, ghi:
+ Trả lại vốn góp bằng tiền, hàng tồn kho, kế toán ghi:
Nợ TK 4111: Ghi giảm vốn góp của chủ sở hữu
Có TK 111, 112, 152, 155, 156… (phản ánh theo giá trị ghi sổ)
+ Trả lại vốn góp bằng TSCĐ, ghi:
Nợ TK 411: Ghi giảm vốn đầu tư của chủ sở hữu
Nợ TK 214: Hao mòn lũy kế TSCĐ
Có các TK 211, 213: Ghi giảm nguyên giá TSCĐ
10 Kế toán quyền chọn chuyển đổi trái phiếu
+ Tại thời điểm phát hành trái phiếu có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu, kế toán xác định giá trị phần nợ gốc và quyền chọn CP của TP chuyển đổi bằng cách chiết khấu giá trị danh nghĩa của khoản thanh toán trong tương lai về giá trị hiện tại, ghi: Nợ các TK 111, 112: Tổng số thu từ phát hành trái phiếu chuyển đổi
Có TK 3432: Trái phiếu chuyển đổi (phần nợ gốc)
Có TK 4113: Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu (số tiền chênh lệch)
+ Khi đáo hạn trái phiếu, trường hợp người nắm giữ trái phiếu thực hiện quyền chọn chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, kế toán ghi giảm phần nợ gốc của trái phiếu chuyển đổi và ghi tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu, ghi:
Nợ TK 3432: Trái phiếu chuyển đổi
Có TK 4111: Vốn góp của chủ sở hữu (theo mệnh giá)
Có TK 4112: Thặng dư vốn cổ phần (giá trị phần chênh lệch)
+ Khi đáo hạn trái phiếu, kế toán kết chuyển giá trị quyền chọn cổ phiếu của trái phiếu chuyển đổi vào thặng dư vốn cổ phần (kể cả trường hợp trái chủ không thực hiện quyền chọn), ghi:
Nợ TK 4113: Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu
Có TK 4112: Thặng dư vốn cổ phần
1.3 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối [𝟑]
1.3.1 Nội dung
Trang 87
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là kết quả kinh doanh mà doanh nghiệp thu được trong kỳ sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hay nói một cách đơn giản đó là lợi nhuận sau thuế chưa chia cho chủ sở hữu và chưa trích lập các quỹ
1.3.2 Nguyên tắc
- Trong năm, doanh nghiệp sẽ tạm phân phối số lợi nhuận thực tế:
+ Tạm chia lãi cho các bên liên doanh, các nhà đầu tư
+ Tạm trích lập các quỹ của doanh nghiệp
- Khi báo cáo quyết toán năm được duyệt sẽ tiến hành phân phối lợi nhuận:
+ Chia lãi cho các bên liên doanh, các nhà đầu tư,
+ Bù đắp các khoản lỗ của năm trước đã hết thời hạn được trừ vào LN trước thuế + Trích lập các quỹ của doanh nghiệp
▪ Bên Có:
- Số lợi nhuận thực tế của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ; Số lỗ của cấp dưới được cấp trên cấp bù; Xử lý các khoản lỗ về hoạt động kinh doanh,
▪ Tài khoản 421 có thể có số dư Nợ hoặc số dư Có:
- Số dư bên Nợ: Số lỗ hoạt động kinh doanh chưa xử lý
- Số dư bên Có: Số lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hoặc chưa sử dụng
▪ Tài khoản 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, có hai tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 4211: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước
- Tài khoản 4212: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay
Trang 98
Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 4212: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay
+ Trường hợp lỗ, kế toán ghi:
Nợ TK 4212: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay
Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
2 Khi có thông báo trả cổ tức cho các bên tham gia liên doanh, các cổ động:
Nợ TK 4212: Ghi giảm lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay
Có TK 3388: Số cổ tức phải trả theo thông báo
3 Khi chia cổ tức cho cổ đông:
Nợ TK 3388: Số cổ tức phải trả cổ đông
Có TK 111, 112: Số tiền thực trả
4 Trường hợp công ty cổ phần trả cổ tức bằng cổ phiếu (phát hành thêm cổ phiếu từ nguồn Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối) ghi:
Nợ TK 421: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có TK 4111: Vốn góp của chủ sở hữu (mệnh giá)
Có TK 4112: Thặng dư vốn cổ phần (số chênh lệch)
- Các doanh nghiệp không phải là công ty cổ phần khi quyết định bổ sung vốn đầu
tư của chủ sở hữu từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh (phần lợi nhuận để lại), ghi: Nợ TK 421: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có TK 411(4111): Vốn góp của chủ sở hữu
- Khi trích lập, bổ sung quỹ từ kết quả hoạt động kinh doanh, kế toán ghi:
Nợ TK 421: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có TK 414, 418: quỹ đầu tư phát triển, quỹ khác
Có TK 353 (3531, 3532): Số tiền trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi
- Cuối năm N, kế toán kết chuyển số lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay sang TK “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước”, kế toán ghi:
Nợ TK 4212: Lợi nhuận chưa phân phối năm nay
Có TK 4211: Lợi nhuận chưa phân phối năm trước
Sang đầu năm sau (N+1), khi quyết toán năm N được duyệt, KT xác định các khoản được phân phối cho các đối tượng và so sánh với số đã tạm phân phối trong năm
Trang 109
- Nếu số tạm nộp, tạm phân phối nhỏ hơn số phải nộp, được phân phối thực tế, kế toán phản ánh số phải nộp, được phân phối bổ sung:
+ Phản ánh số lãi chia thêm cho các bên góp vốn liên doanh, các cổ đông:
Nợ TK 4211: Lợi nhuận chưa phân phối năm trước
Có TK 111, 112, 3388: Số tiền lãi chia thêm
+ Số lãi trích lập thêm vào các quý doanh nghiệp:
Nợ TK 4211: Số lợi nhuận trích quỹ bổ sung
Có TK 414; 353: quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng, phúc lợi + Bổ sung thêm vốn đầu tư của chủ sở hữu từ lợi nhuận:
Nợ TK 4211: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước
Có TK 411: Bổ sung vốn đầu tư của chủ sở hữu từ lợi nhuận
- Nếu các khoản trích lập quỹ, bổ sung vốn kinh doanh lớn hơn số thực tế được
trích, kế toán ghi giảm số đã trích lập, kế toán ghi:
Nợ TK 414, 353: Ghi giảm quỹ (Số quỹ trích thừa)
Có TK 4211: Số lãi phân phối thừa cho các quỹ
- Trường hợp số tiền chia liên doanh, chia lãi cho các cổ đông lớn hơn số thực tế được chia, kế toán chuyển thành khoản phải thu hoặc chuyển sang số tạm chia của năm nay (N-1): + Nếu chuyển thành số phải thu, kế toán ghi:
Nợ TK 1388: Số lợi nhuận chia thừa phải thu hồi
Có TK 4211: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước
+ Nếu chuyển thành số tạm chia của năm nay: Nợ TK 4212:
Có TK 4211:
- Trường hợp doanh nghiệp bị lỗ, căn cứ quyết định của cấp có thẩm quyền về xử lý
lỗ, kế toán ghi:
Nợ TK 138: Số lỗ các bên tham gia liên doanh, cổ đông phải chịu
Nợ TK 411: Số lỗ được ghi giảm vốn đầu tư của chủ sở hữu
Nợ TK 111, 112, Số lỗ được cấp trên bù
Có TK 421: Số lỗ đã được xử
1.4 Vốn đầu tư xây dựng cơ bản [𝟒]
1.4.1 Nội dung
Trang 1110
Nguồn vốn xây dựng cơ bản của các doanh nghiệp chủ yếu do ngân sách Nhà nước cấp để xây dựng cơ sở hạ tầng cho doanh nghiệp, cho đất nước Bên cạnh đó nguồn vốn XDCB còn do các tổ chức kinh tế viện trợ, tài trợ và bổ sung từ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.4.2 Nguyên tắc
Khi kế toán nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản cần tuân thủ một số nguyên tắc sau: -Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm nguồn vốn đầu
tư XDCB của DN được hình thành do Ngân sách cấp hoặc đơn vị cấp trên cấp
- Công tác XDCB phải tuân theo điều lệ quản lý đầu tư XDCB của Nhà nước
- Khi công tác XDCB và mua sắm TSCĐ đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng thì phải ghi giảm nguồn vốn XDCB và phải tiến hành các thủ tục quyết toán theo từng công trình, hạng mục công trình
1.4.3 Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng TK 441 - Nguồn vốn đầu tư XDCB, kết cấu tài khoản như sau:
▪ Bên Nợ: Số vốn đầu tư XDCB giảm do:
- Xây dựng mới và mua sắm TSCĐ hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng và quyết toán vốn đầu tư đã được duyệt; Nộp lại số vốn đầu tư XDCB sử dụng không hết cho đơn vị cấp trên, cho Nhà nước
▪ Bên Có: Nguồn vốn đầu tư XDCB tăng do:
- NSNN hoặc cấp trên cấp vốn đầu tư XDCB; Nhận vốn đầu tư XDCB do được tài trợ, viện trợ;Bổ sung từ quỹ đầu tư phát triển, từ lợi nhuận sau thuế
▪ Số dư bên Có: Số vốn đầu tư XDCB hiện có của doanh nghiệp chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng công tác XDCB chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành những quyết toán chưa được duyệt
1.4.4 Phương pháp kế toán
1 Nhận vốn XDCB cho Ngân sách hoặc cấp trên cấp bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, Số tiền ngân sách cấp hoặc cấp trên cấp
Có TK 441: Ghi tăng nguồn vốn đầu tư XDCB
2 Bổ sung nguồn vốn XDCB từ kết quả kinh doanh, kế toán ghi:
Trang 1211
Nợ TK 421: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có TK 441: Số vốn được bổ sung
- Bổ sung vốn XDCB từ các nguồn khác, kế toán ghi:
Nợ TK 414, 353, Bổ sung từ quỹ đầu tư phát triển, khen thưởng, phúc lợi
Có TK 441: Số nguồn vốn đầu tư XDCB được bổ sung
3 Trường hợp nhận vốn đầu tư XDCB do Ngân sách cấp theo dự toán được giao +Khi được giao dự toán chỉ đầu tư XDCB, doanh nghiệp chủ động theo dõi và ghi chép thông tin về khoản mục này trong phần thuyết minh Báo cáo tài chính
+ Khi rút dự toán chi đầu tư XDCB để sử dụng, căn cứ vào tình hình sử dụng dự toán chủ đầu tư xây dựng để hạch toán vào các tài khoản có liên quan, kế toán ghi: Nợ TK 111, 152, 153, 331,
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Nợ TK 241: XDCB dở dang (rút dự toán chi trực tiếp)
Có TK 441: Nguồn vốn đầu tư XDCB
4 Khi chưa được giao dự toán chi đầu tư XDCB, đơn vị được Kho bạc cho tạm ứng vốn đầu tư, khi nhận được vốn tạm ứng của Kho bạc, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112: Nhận bằng tiền mặt, TGNH
Có TK 338 (3388): Phải trả, phải nộp khác
- Khi dự toán chi đầu tư XDCB được giao, đơn vị phải thực hiện các thủ tục thanh toán để hoàn trả Kho bạc khoản vốn đã tạm ứng Khi được Kho bạc chấp nhận các chứng từ thanh toán, kế toán ghi:
Nợ TK 338: Phải trả, phải nộp khác (3388)
Có TK 441: Nguồn vốn đầu tư XDCB
- Nhận vốn đầu tư XDCB để trả các khoản vay, nợ ghi:
Nợ TK 336, 33, 341: Số tiền trả
Có TK 441: Nguồn vốn đầu tư XDCB
5 Bổ sung vốn đầu tư XDCB bằng quỹ đầu tư phát triển, kế toán ghi:
Nợ TK 414: Ghi giảm quỹ đầu tư phát triển
Có TK 441: Ghi tăng nguồn vốn đầu tư XDCB
Trang 13Có TK 241(2): Xây dựng cơ bản dở dang
+ Khi công tác XDCB hoặc mua sắm TSCĐ đã hoàn thành đưa vào sử dụng, kết chuyển nguồn hình thành tài sản, kế toán ghi:
Nợ TK 441: Ghi giảm nguồn vốn đầu tư XDCB
Có TK 411: Ghi tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu
- Khi trả lại vốn đầu tư XDCB cho Ngân sách Nhà nước, cho đơn vị cấp trên, ghi: Nợ TK 441: Ghi giảm nguồn vốn đầu tư XDCB
Có TK 111, 112: Số thực trả lại
II THỰC TRẠNG
2.1 Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp [𝟓]
2.1.1 Thông tin sơ lược về đơn vị
-Tên công ty: Công ty Cổ Phần Thương Mại vật liệu và Xây Dựng Việt Cường -Tên viết tắt : VIET CUONG CMT , JSC
- Địa chỉ : Số 335 Nguyễn Văn Linh, Phường Kênh Dương, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam
Trang 1413
2.1.3 Cơ cấu tổ chức
- Công ty Cổ Phần Thương Mại vật liệu và Xây Dựng Việt Cường là một đơn vị kế
toán độc lập, bộ máy quản lý là ban giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức và
điều hành đến từng phòng ban, bộ máy quản lý công ty được tổ chức theo hình thức
tập trung bao gồm Ban Giám đốc và các phòng ban chức năng.( Phụ lục số 02-a)
- Để phù hợp với yêu cầu, đặc điểm tổ chức sản xuất và trình độ quản lý, công ty áp
dụng việc tổ chức kế toán theo kiểu tập trung.( Phụ lục số 02-b)
*Hệ thống kế toán công ty áp dụng: ( Phụ lục số 03-a)
*Hệ thống chứng từ được sử dụng trong công ty: ( Phụ lục số 03-b)
2.2 Thực trạng nghiệp vụ
Công ty Cổ Phần Thương mại vật liệu và Xây dựng Việt Cường kế toán tồn kho
theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ, trong quý I/2021 có tài liệu như sau: ĐVT: đồng
I Số dư đầu quý I/2021 của các tài khoản như sau:
1 Lãi năm 2020 còn lại chưa phân phối 122.000.000
2 Lãi năm 2020 đã phân phối 435.000.000, trong đó:
- Trích quỹ khen thưởng: 40.000.000, Quỹ phúc lợi: 35.000.000, Quỹ thưởng ban
quản lý điều hành: 25.000.000, Quỹ đầu tư phát triển: 80.000.000
- Bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ bản: 255.000.000
3 Số dư một số tài khoản:
1111: 50.000.000
1121: 200.000.000
4211: 122.000.000
3531: 50.000.000 3532: 40.000.000 3534: 32.000.000
414: 105.000.000 441: 400.000.000 4111: 120.000.000
II Trong quý I/2021 có các nghiệp vụ phát sinh:
1 Ngày 10/01, Ông Nguyễn Hữu Nam góp vốn bằng TGNH 182.000.000
Đã nhận được giấy báo Có của ngân hàng Vietcombank
- Chứng từ sử dụng: giấy báo Có, biên bản chứng nhận góp vốn
Nợ TK 1121: 182.000.000
Có TK 4111_N.H.Nam: 182.000.000