1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

nội dung và phương pháp lập các báo cáo sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất hiện nay. Liên hệ thực tiễn về việc lập báo cáo sản xuất ở một doanh nghiệp sản xuất cụ thể và đưa ra nhận xét.

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Khái niệm và ý nghĩa báo cáo sản xuất Các bước lập báo cáo sản xuất Kê khai sản lượng sản phẩm hoàn thành và sản lượng sản phẩm tương đương (Sản lượng tương đương) Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định chi phí đơn vị sản phẩm Cân đối chi phí sản xuất Thực trạng số liệu cụ thể về Công Ty TNHH Công Nghiệp Hòa Phát

Trang 1

Đề tài bài tập lớn: Anh (chị) hãy trình bày hiểu biết về nội dung và phương pháp lập các báo cáo sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất hiện nay Liên hệ thực tiễn về việc lập báo cáo sản xuất ở một doanh nghiệp sản xuất cụ thể và đưa ra nhận xét

1.2 Các bước lập báo cáo sản xuất 2

1.3 Nội dung của báo cáo sản xuất 3

1.3.1 Kê khai sản lượng sản phẩm hoàn thành và sản lượng sản phẩm tương đương (Sản lượng tương đương) 4

1.3.2 Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định chi phí đơn vị sản phẩm.6 1.3.3 Cân đối chi phí sản xuất 6

Trang 2

I CƠ SỞ LÝ LUẬN

Xác định chi phí sản xuất sản phẩm là nội dung quan trọng trong kế toán quản trị nhằm cung cấp thông tin cho các cấp quản trị, giúp đưa ra các quyết định trong hoạt động kinh doanh Báo cáo sản xuất thể hiện dòng sản phẩm và dòng chi phí trong quá trình sản xuất; cung cấp thông tin chi phí cho báo cáo tài chính Báo cáo sản xuất có một vai trò vô cùng quan trọng và giúp các nhà quản lý kiểm soát hoạt động trong các phân xưởng

1.1 Khái niệm và ý nghĩa báo cáo sản xuất [ 𝟏 ] 1.1.1 Khái niệm:

Bảo cáo sản xuất là báo cáo chi tiết về tình hình chi phí phát sinh tại phân xưởng và kết quả hoàn thành nhằm cung cấp thông tin cho các cấp quản trị để từ đó có các quyết định thích hợp Thực chất báo cáo sản xuất là mô tả các hoạt động sản xuất diễn ra trong kỷ ở một phân xưởng hay đội sản xuất nhằm đánh giá tránh nhiệm của Quản đốc phân xưởng hay Đội trưởng đội sản xuất

1.1.2 Ý nghĩa:

Thông thường mỗi phân xưởng sản xuất phải lập một báo cáo chi tiết chi phí sản xuất Sản phẩm hoàn thành, sản phẩm dở dang để cung cấp cho cấp quản trị cấp cao hơn biết tình hình chi phí của phân xưởng mình

Báo cáo sản xuất có vai trò như các phiểu chi phí công việc trong việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Từ những thông tin trên các nhà quản trị biết được kết quả sản xuất của toàn doanh nghiệp để có căn cứ đưa ra quyết định sản xuất và tiêu thụ với một mức sản lượng thích hợp Nó là một tài liệu chủ yếu của các phương pháp xác định chi phí theo công việc và quá trình sản xuất, có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà quản trị doanh nghiệp trong việc kiểm soát chi phí và đánh giá hoạt động sản xuất của từng phân xưởng Đồng thời là nguồn thông tin quan trọng để xây dựng các định mức, dự toán chi phí cho các kỳ tiếp theo

1.2 Các bước lập báo cáo sản xuất: [ 𝟐 ]

Trang 3

Sơ đồ lập báo cáo sản xuất:

Sơ đồ 1

-Bước 1: Tập hợp dòng sản phẩm

-Bước 2: Xác định số lượng sản phẩm sản xuất tương đương -Bước 3: Tổng hợp chi phí sản xuất của phân xưởng

-Bước 4: Xác định chi phí đơn vị sản phẩm tương đương

-Bước 5: Xác định chi phi cho các sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang cuối kỳ

1.3 Nội dung của báo cáo sản xuất: [ 𝟑 ]

Báo cáo sản xuất thường được lập cho các phân xưởng, đội sản xuất gồm 3 phần:

o Phần 1: Kê khai sản lượng sản phẩm hoàn thành và sản lượng sản phẩm tương đương (Sản lượng tương đương)

Tập hợp dòng sản phẩm

Xác định số lượng sản phẩm sản xuất tương đương

Tổng hợp chi phí sản xuất của phân xưởng

Xác định chi phí đơn vị sản phẩm tương đương

Xác định chi phi cho các sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang cuối kỳ

Trang 4

o Phần 2: Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định chi phí đơn vị (giá thành đơn vị )

o Phần 3: Cân đối chi phí sản xuất

Sau đây là chi tiết của từng phần

1.3.1 Kê khai sản lượng sản phẩm hoàn thành và sản lượng sản phẩm tương đương (Sản lượng tương đương)

Phần kê khai sản lượng tương đương nhằm phản ánh kết quả sản xuất của những phân xưởng và xác định sản lượng tương đương của sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.Phần xác định sản lượng tương đương phụ thuộc vào các phương pháp tính giá vốn hàng xuất kho,

* Trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp trung bình trọng (bình quân cả kỳ)

-Theo phương pháp trung bình trọng, sản lượng tương đương của phân xưởng được tính theo công thức:

Tổng khối lượng Khối lượng sản Khối lượng tương hoàn thành = phẩm hoàn thành + đương của sản phẩm

tương đương trong kỳ dở dang cuối kỳ-Trong đó:

Khối lượng tương

đương của sản phẩm = Khối lượng sản phẩm × % mức độ dở dang cuối kỳ dở dang cuối kỳ hoàn thành => Như vậy, theo phương pháp này thì chỉ cần xác định sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ thành sản lượng tương đương, không cần xét đến sản lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ, và coi sản lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ luôn luôn hoàn thành trong kỳ hiện hành nên không cần quy đổi Do vậy, phương pháp này độ chính xác không cao nhưng thuận tiện cho quá trình tính toán

Trang 5

* Trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO)

-Với phương pháp nhập trước - xuất trước, sản lượng tương đương của phân xưởng được tính theo công thức sau:

Tổng khối lượng Sản phẩm Khối lượng Khối lượng

hoàn thành = hoàn + SPDD × %hoàn − SPDD × % hoàn tương đương thành cuối kỳ thành đầu kỳ thành

-Hoặc:

Tổng Khối lượng tương Khối lượng sản Khối lượng tương khối lượng = đương của sản phẩm + phẩm mới đưa vào + đương của sản phẩm tương đương dở dang đầu kỳ sản xuất và hoàn dở dang cuối kỳ

thành trong kỳ -Trong đó:

Khối lượng tương Khối lượng sản

đương của sản phẩm = phẩm dở dang × ( 1 − Mức độ hoàn thành) dở dang đầu kỳ đầu kỳ

Khối lượng sản phẩm Khối lượng sản Khối lượng sản mới đưa vào sản xuất và = phẩm hoàn thành − phẩm dở dang hoàn thành trong kỳ trong kỳ đầu kỳ Khối lượng tương đương Khối lượng sản

Của sản phẩm dở dang = phẩm dở dang × Mức độ hoàn thành

cuối kỳ cuối kỳ

=> Theo phương pháp này thì sản lượng tương đương trong kỳ của phân xưởng bao gồm sản lượng tương đương của sản phẩm dở dang đầu kỳ và sản lượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ Do vậy, phương pháp này phản ánh độ chính xác cao hơn phương pháp trung bình trọng

Trang 6

-Lưu ý: Tổng khối lượng tương đương phải tính theo từng khoản mục chi phí.

1.3.2 Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định chi phí đơn vị sản phẩm

Phần tổng hợp chi phí sản xuất và xác định chi phí đơn vị sản phẩm nhằm phản ánh tổng chi phí sản xuất phải tính trong kỷ ở từng phân xưởng rồi từ đó tính giá thành đơn vị sản phẩm hoàn thành chuyến đi và cho sản phẩm dở dang cuối kỳ Trình tự lập phần này như sau:

-Theo phương pháp trung bình trọng: tổng hợp chi phí sản xuất gồm hai bộ

Tổng khối lượng hoàn thành tương đương

- Theo phương pháp nhập trước - xuất trước:

Tổng hợp chi phí sản xuất chỉ gồm các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

Công thức:

Tổng chi phí sản xuất = Chi phí sản xuất trong kỳ

Tổng khối lượng hoàn thành tương đương

1.3.3 Cân đối chi phí sản xuất

Công thức:

Trị giá sản phẩm hoàn thành = Khối lượng sản phẩm hoàn thành × Chi phí

đơn vị Trị giá sản phẩm dở dang = Khối lượng tương đương của × Chi phí đơn vị cuối kỳ dở dang cuối kỳ

Trang 7

Việc cân đối chi phí sản xuất cũng được thực hiện tương ứng với hai phương pháp xác định sản lượng tương đương Phần nguồn chi phí, cả hai phương pháp đều được xác định giống nhau Phần phân bổ chi phí, cách phân bổ chi phí phụ thuộc vào từng phương pháp xác định sản lượng tương đương, cụ thể:

*Đối với phương pháp trung bình trọng:

Tất cả sản lượng chuyển sang phân xưởng kế tiếp được tính theo cùng một giá

Phương pháp trung bình trọng phân bổ chi phí cho hai bộ phận:

- Sản lượng sản phẩm chuyển đi, chi phí phân bổ cho bộ phận này được xác định theo công thức:

Sản phẩm chuyển đi x Chi phí đơn vị phân xưởng

- Sản lượng tương đương dở dang cuối kỳ, chi phí phân bổ cho bộ phận này được xác định theo từng yếu tố sản xuất rồi tổng hợp lại theo công thức:

Sản lượng tương đương x Chi phí đơn vị theo từng yếu tố

*Đối với phương pháp FIFO:

Mỗi nhóm được tính với chi phí khác nhau

Phương pháp FIFO phân bổ chi phí sản xuất cho ba bộ phận:

- Sản lượng tương đương của sản phẩm dở dang đầu kỳ, chi phí sản xuất phải tiếp tục kết tinh vào để hoàn tất sản lượng này, được xác định theo từng yếu tố sản xuất rồi tổng hợp lại Công thức:

Sản lượng tương đương x Chi phí đơn vị theo từng yếu tố - Sản lượng mới đưa vào sản xuất hoàn tất trong kỳ, chi phí xác định theo công thức:

Sản phẩm hoàn tất x Chi phí đơn vị phân xưởng

- Sản lượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ, chi phí phân bổ cho sản lượng này cũng được xác định theo công thức:

Sản lượng tương đương x Chi phí đơn vị theo từng yếu tố

Trang 8

So sánh báo cáo sản xuất lập theo hai phương pháp trung bình trọng và phương pháp FIFO

Hai phương pháp lập báo cáo sản xuất cung cấp các thông tin về chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm gần giống nhau Những điểm khác nhau của hai phương pháp trung bình trọng và FIFO được trình trong bảng so sảnh dưới đây:

Bảng 1.3.3.1

Phương pháp trung bình trọng Phương pháp FIFO

1.Tính sản lượng tương đương trong kỳ -Sản lượng tương đương thực hiện trong kỳ gồm hai bộ phận:

./ Sản lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ

./ Sản lượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ

-Sản lượng tương đương thực hiện trong kỳ gồm ba bộ phận:

./ Sản lượng tương đương của sản phẩm dở dang đầu kỳ

./ Sản lượng sản phẩm mới đưa vào sản xuất và hoàn thành trong kỳ ./ Sản lượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ

2.Tính giá thành đơn vị sản phẩm tương đương -Tổng hợp chi phí sản xuất gồm chi

phí dở dang đầu kỳ và chi phí phát sinh trong kỳ

-Giá thành đơn vị sẽ chịu ảnh hưởng biến động giá đầu vào của kỳ trước

-Tổng hợp chi phí sản xuất gồm chi phí phát sinh trong kỳ

Giá thành đơn vị không chịu ảnh hưởng biến động giá đầu vào của kỳ trước

3.Cân đối chi phí

-Tất cả sản lượng chuyển sang phân xưởng kế tiếp được tính theo cùng một giá

-Sản lượng chuyển sang phân xưởng kế tiếp được xác định theo:

./ Sản lượng dở dang đầu kỳ;

Trang 9

./ Mới đưa vào sản xuất và hoàn thành trong kỳ

-Mỗi nhóm được tính với chi phí khác nhau

II THỰC TRẠNG

2.1 Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp

-Tên công ty: Công Ty TNHH Công Nghiệp Hòa Phát

-Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài:

HOA PHAT INDUSTRIAL COMPANY LIMITED

-Địa chỉ: Thôn Đường Yên, Xã Xuân Nộn, Huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội

*Cơ cấu tổ chức:

Công ty TNHH Công Nghiệp Hòa Phát tổ chức bộ máy quản lý theo hình thức tập trung với sơ đồ như sau:

Trang 10

Sơ đồ 2.2.1

2.3 Đặc điểm sản xuất kinh doanh

Công ty chuyên sản xuất găng tay bảo hộ, bịt tai chống ồn, quần áo, mũ, kính bảo hộ, và phân phối thiết bi công nghiệp phụ trợ cho các công ty ở khu công nghiệp, khách nước ngoài

- Quy trình sản xuất kinh doanh:

Với việc sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng cho nên quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm trong Công ty là một quá trình khép kín, liên tục:

Giám đốc

Phòng kỹ thuật

Phòng sản xuất

Phòng thi công

Phòng tổ chức hành chính

Phòng nhân

sự Phòng

vật tư, TSCĐ Phòng

kế toán

Phân xưởng

số 01

Phân xưởng

số 02

Trang 11

Sơ đồ 2.3.1

- Một số ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty:

Mã ngành, nghề kinh doanh

Tên ngành, nghề kinh doanh

1702 Sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa1392 Sản xuất hàng dệt sẵn (trừ trang phục)

Đơn đặt hàng

Phòng kế toán

Phân xưởng số

02

Phân xưởng số

01

Đóng gói

Trang 12

Chi tiết:Đại lý bán hàng hoá

Sản xuất bột giấy, giấy và bìa

Chi tiết: - Sản xuất giấy và giấy bìa với quy trình công nghệ cao - Sản xuất giấy thủ công - Sản xuất giấy sợi để chèn lót và giấy sợi xenlulo cuộn

Trang 13

Tài liệu về chi phí sản xuất và sản lượng sản phẩm ở phân xưởng 1 như sau:

a) Sản lượng sản phẩm:

-Sản lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ : 220 sản phẩm

( Tỷ lệ hoàn thành: 100% nguyên vật liệu, 30% về nhân công trực tiếp và sản xuất chung)

- Sản lượng sản phẩm đưa vào sản xuất trong kỳ : 2.300 sản phẩm - Sản lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ : 2.000 sản phẩm - Sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ: 520 sản phẩm

( Tỷ lệ hoàn thành: 100% nguyên vật liệu, 40% về nhân công trực tiếp và sản xuất chung)

Trang 14

Báo Cáo Sản Xuất Theo Phương Pháp Bình Quân Cả Kỳ ( Bình Trọng )

Chỉ tiêu

Sản lượng

Sản lượng tương đương Nguyên

vật liệu trực tiếp

Nhân công trực tiếp

Sản xuất chung

A.Kê khai sản lượng và sản lượng tương đương

1.Sản lượng sản phẩm hoàn thành

( 3 = 1+2)

B.Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định chi phí đơn vị sản phẩm

1.Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang đầu kỳ

Trang 15

1.Nguồn chi phí đầu vào a.Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang đầu kỳ

2.640 b.Chi phí sản xuất phát sinh

trong kỳ

85.800 2.Cộng nguồn chi phí sản

xuất

88.440 3.Phân bổ chi phí sản xuất

Trang 16

• Về chi phí:

- Chi phí dở dang đầu kỳ: 2.640.000 đồng - Chi phí phát sinh trong kỳ: 85.800.000 đồng => Tổng chi phí: 88.440.000 đồng

Doanh nghiệp áp dụng phương pháp lập báo cáo sản xuất theo phương pháp trung bình trọng và cân đối chi phí sản xuất cho chi phí sản phẩm hoàn thành trong kỳ và chi phí dở dang cuối kỳ theo nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và sản xuất chung Báo cáo cũng đã phản ánh đầy đủ các thông số và phân tích các chỉ tiêu cụ thể, góp phần giúp các nhà quản trị biết tình hình chi phí của phân xưởng trong quý I/2021

Từ những thông tin trên các nhà quản trị biết được kết quả sản xuất của sản phẩm găng tay cao su, để có căn cứ đưa ra quyết định sản xuất và tiêu thụ với một mức sản lượng thích hợp, từ đó cũng đưa ra được những phương án kinh doanh và sản xuất có hiệu quả hơn cho các kỳ kế tiếp

*Danh mục tài liệu tham khảo:

[ 𝟏 ] Nguyễn Ngọc Quang, giáo trình Kế toán quản trị, T112,113, m.tailieu.vn[ 𝟐 ] Slide Kế toán quản trị, mục 3.3, Trường đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội [ 𝟑 ] Slide Kế toán quản trị, mục 3.4, Trường đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội

[ 𝟒 ] Thông tin về doanh nghiệp, https://dichvuthongtin.dkkd.gov.vn

Ngày đăng: 16/07/2024, 15:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w