1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Y trình bày hiểu biết về trình tự tính giá trị sản xuất kho theo quy định tại thông tư 100 2014 btc ban hành 22 12 2014 của bộ tài chính

11 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình tự tính giá trị sản xuất kho theo quy định tại Thông tư 100/2014-BTC ban hành 22/12/2014 của Bộ Tài chính
Tác giả Nguyễn Ngọc Huyền
Người hướng dẫn Ngọ Tuyết Trinh
Trường học Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 699,76 KB

Nội dung

Từ đó, giúp các nhà quản lý nắm bắt tình hình thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đưa ra các quyết định đúng đắn giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao hơn.Trong cơ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ

KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN HỌC KỲ I

NĂM HỌC 2021-2022

ĐỀ TÀI BÀI TẬP LỚN:

Anh (chị) hãy trình bày hiểu biết về trình tự tính giá trị sản xuất kho theo quy định tại Thông tư 100/2014-BTC ban hành 22/12/2014 của

bộ tài chính Trên cơ sở đó anh (chị) lien hệ thực tiễn các phương pháp tính giá xuất kho trong kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại một doanh nghiệp cụ thể

Họ tên học viên/sinh viên: Nguyễn Ngọc Huyền

Mã học viên/sinh viên: 20111200490

Lớp: ĐH10MK2

Tên học phần: Nguyễn Lý Kế Toán

Giáo viên hướng dẫn: Ngọ Tuyết Trinh

Trang 2

MỤC LỤC

I, MỞ ĐẦU……….…… 1

II, NỘI DUNG……….2

A, Trình tự tính giá tài sản xuất kho theo quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC gồm các bước……… ………….2

B, Để tính giá trị xuất của hàng hóa tồn kho, theo Thông tư 200/2014/TT-BTC kế toán có 4 phương pháp sau………….……… 2

1 Phương pháp giá thực tế đích danh……….……….……2

2 Phương pháp giá bình quân gia truyền……… ………… 3

3 Phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO)……….3

4 Phương pháp nhập sau – xuất trước (LIFO)……… …….4

5 Phương pháp giá bán lẻ……….….… 4

C, Liên hệ thực tiễn……… … ……5

I Tình hình đầu kỳ……… …5

II Tình hình trong kỳ……….……….….5

III Tính toán……… ….….5

1 Tính giá vật liệu A……….…….6

1.1: Tính giá xuất kho vật liệu A theo phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO)……….6

1.2: Tính giá xuất kho vật liệu A theo phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập……….…….7

1.3: Tính giá xuất kho vật liệu A theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ Ta có……….…….7

2 Định khoản ……….7-8 III, KẾT LUẬN……… 8

Trang 3

I, MỞ ĐẦU

Sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở để tồn tại và phát triển xã hội loài người Quá trình sản xuất chính là họa động tự giác và có ý thức của con người nhằm biến các vật thể tự nhiên thành vật phẩm có ích phục vụ mình Để thực hiện được liên tục và có hiệu quả cần có định hướng quản trị sản xuất và phải thực hiện tốt chức năng quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên các thông tin được cung cấp qua bộ phận hạch toán kế toán của doanh nghiệp Hạch toán kế toán phản ánh và cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác về quản trị sản xuất, tiêu thụ, tình hình biến động và sử dụng các yếu tố của quá trình tái sản xuất Từ đó, giúp các nhà quản lý nắm bắt tình hình thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đưa ra các quyết định đúng đắn giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao hơn

Trong cơ chế mới, với sự hoạt động của nhiều thành phần kinh tế tính độc lập, tự chủ trong các doanh nghiệp ngày càng cao hơn mỗi doanh nghiệp phải năng động sáng tạo trong kinh doanh, phải chịu trách nhiệm trước kết quả kinh doanh của mình, bảo toàn được vốn kinh doanh và quan trọng hơn là kinh doanh có lãi Muốn như vậy các doanh nghiệp phải nhận thức được vị trí khâu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá vì nó quyết định đến kết quả kinh doanh của kinh doanh nghiệp và là cơ sở để doanh nghiệp có thu nhập bù đắp chi phí bỏ ra Bên cạnh đó, múc đích hoạt động của doanh nghiệp là lợi nhuận nên việc xác định đứng đắn KQKD nói chung về kết quả bán hàng nói riêng là rất quan trọng Do vậy bên cạnh các biện pháp quản lý chung, việc tổ chức hợp lý công tác kế toán bán háng là rất cần thiết giúp doanh nghiệp có đầy đủ thông tin kịp thời và chính xác để đưa ra quyết định kinh doanh đứng đắn Doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao là cơ sở doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển ngày càng vững chắc trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán bán hàng vận dụng lý

Trang 4

luận đã được học tập tại trường kết hợp với thực tế thu nhận được từ công tác kế toán tại

II, NỘI DUNG.

A, Trình tự tính giá tài sản xuất kho theo quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC gồm các bước:

1 Xác định giá mua ghi trên hoá đơn người bán và các khoản giảm giá (trừ chiết khấu do thanh toán sớm)

2 Tập hợp toàn bộ chi phí liên quan đến quá trình mua Tài sản, gồm:

o Thuế nhập khẩu

o Thuế GTGT (trường hợp được tính vào giá mua)

o Chi phí thu mua, vận chuyên, bốc dỡ, môi giới Phát sinh cho đến khi TS được nhập kho

3 Phân bổ các chi phí phát sinh cho tài sản (nếu cần)

4 Tổng hợp chi phí và tính giá ban đầu của TS theo công thức:

Giá trị ghi số của TS = Giá ghi trên hoá đơn - Giảm giá hàng mua — Chiết khấu thương mại + chi phí mua tài sản

B, Để tính giá trị xuất của hàng hóa tồn kho, theo Thông tư 200/2014/TT-BTC kế toán có 4 phương pháp sau:

1 Phương pháp giá thực tế đích danh

- Nội dung

Theo phương pháp này, khi nhập kho, thủ kho phải để riêng từng lô hàng của từng đợt nhập

Khi xuất ghi rõ xuất của đợt nhập nào, từ đó kế toán sẽ xác định theo giá thực tế xuất kho theo đơn giá đích danh của hàng (hay lô hàng đó) (Thứ hàng hay lô hàng sẽ được theo dõi riêng từ khi nhập đến khi xuất)

- Điều kiện áp dụng

Những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được

- Ưu, nhược điểm

2

Trang 5

Ưu điểm: Trị giá thực tế của hàng hoá, vật liệu xuất kho được tính toán kịp thời, chính xác

Nhược điểm: Đòi hỏi doanh nghiệp phải theo dõi, quản lý chặt chẽ từng

lô hàng

2 Phương pháp giá bình quân gia truyền

Trị giá thực tế xuất kho = Số lượng xuất kho * Đơn giá bình quân

- Đơn giá bình quân có thể tính cho cả kỳ dự trữ hoặc đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập (Đơn giá bình quân liên hoàn)

Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ

¿Trị giáth cự tế t nồ đ uầ kỳ tr+ ị giáth cự tế nh pậ trongkỳ

Số l ư ợ t n ng ồ đ u ầ kỳ S + ố l ư ợ nh p ng ậ trongkỳ

Đơn giá bình quân liên hoàn ¿Trị giáth cự tế trư ớ khinh pc ậ +trị giáth cự tế nh pậ

Số l ư ợ t n ng ồ tr ư ớ khinh p c ậ +Số l ư ợ nh p ng ậ

3 Phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO)

- Nội dung

Phương pháp này áp dụng dựa trên giả thiết là số hàng nào nhập trước sẽ xuất trước, xuất hết số nhập trước mới xuất đến số nhập kế tiếp Hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được nhập kho vào gần thời điểm cuôi kỳ

- Điều kiện áp dụng

Áp dụng đối với những doanh nghiệp ít danh điểm vật tư, số lần nhập kho của mỗi danh điểm không nhiều

- Ưu, nhược điểm

Ưu điểm: Cho phép kế toán có thể tính giá hàng tồn kho xuất kho kịp thời, công việc kế toán không bị dồn vào cuối kỳ

Nhược điểm: Doanh nghiệp phải tổ chức kế toán chi tiết, chặt chẽ, theo dõi đầy đủ số lượng, đơn giá của từng lần nhập

4 Phương pháp nhập sau – xuất trước (LIFO)

- Nội dung

Trang 6

Phương pháp này áp dụng dựa trên giả thiết là số hàng nào nhập sau sẽ xuất trước

Xuất hết số nhập sau cùng mới xuất đến số nhập trước đó

Hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được nhập trước đó Theo phương pháp này, trị giá của những lô hàng xuất kho đầu tiên sẽ được tính theo đơn giá của những lô hàng nhập kho sau, trị giá của những lô hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo đơn giá của những lô hàng nhập kho

ở thời điêm gần đầu kỳ

- Điều kiện áp dụng

Phương pháp này cũng được áp dụng đối với các doanh nghiệp ít danh điểm vật tư và số lần nhập kho của mỗi danh điểm không nhiều Phương pháp này thích hợp trong thời kỳ giảm phát

- Ưu, nhược điểm

Uu điểm: Đảm bảo việc tính giá trị thực tế của hàng hoá, vật liệu xuất kho một cách kịp thời, công việc kế toán không bị dồn vào cuối kỳ Nhược điểm: Độ chính xác không cao, đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức

kế toán chi tiết, chặt chẽ, theo dõi đầy đủ số lượng, đơn giá của từng lần nhập

5 Phương pháp giá bán lẻ

– Phương pháp này thường được dùng trong ngành bán lẻ để tính giá trị của hàng tồn kho với số lượng lớn các mặt hàng thay đổi nhanh chóng và có lợi nhuận biên tương tự mà không thể sử dụng các phương pháp tính giá gốc khác – Giá gốc hàng tồn kho được xác định bằng cách lấy giá bán của hàng tồn kho trừ đi lợi nhuận biên theo tỷ lệ phần trăm hợp lý Tỷ lệ được sử dụng có tính đến các mặt hàng đó bị hạ giá xuống thấp hơn giá bán ban đầu của nó Thông thường mỗi bộ phận bán lẻ sẽ sử dụng một tỷ lệ phần trăm bình quân riêng – Chi phí mua hàng trong kỳ được tính cho hàng tiêu thụ trong kỳ và hàng tồn kho cuối kỳ Việc lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí mua hàng tùy thuộc tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp nhưng phải thực hiện theo nguyên tắc nhất quán

– Phương pháp giá bán lẻ được áp dụng cho một số đơn vị đặc thù (ví dụ như các đơn vị kinh doanh siêu thị hoặc tương tự)

– Đặc điểm của loại hình kinh doanh siêu thị là chủng loại mặt hàng rất lớn, mỗi mặt hàng lại có số lượng lớn Khi bán hàng, các siêu thị không thể tính ngay giá

4

Trang 7

vốn của hàng bán vì chủng loại và số lượng các mặt hàng bán ra hàng ngày rất nhiều, lượng khách hàng đông Vì vậy, các siêu thị thường xây dựng một tỷ lệ lợi nhuận biên trên giá vốn hàng mua vào để xác định ra giá bán hàng hóa (tức

là doanh thu) Sau đó, căn cứ doanh số bán ra và tỷ lệ lợi nhuận biên, siêu thị sẽ xác định giá vốn hàng đã bán và giá trị hàng còn tồn kho

C, Liên hệ thực tiễn:

- Khái quát về doanh nghiệp: Doanh nghiệp Seren coffee & cake được thành lập ngày 13/11/2021 tại Trần Nguyên Hãn – Trần Hưng Đạo – Hạ Long – Quảng Ninh

- Tình hình nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ A trong tháng 12 năm 2021 của doanh nghiệp Seren như sau:

I Tình hình đầu kỳ

- Vật liệu A tồn kho: 12.000m, đơn giá tồn 25.000/m

- Vật liệu A đang đi đường 4.000, đơn giá 24.000/m

II Tình hình trong kỳ

1 Ngày 2/7, vật liệu A đi đường về nhập kho với số lượng 4.000, hóa đơn vận chuyển đã thanh toán bằng tiền mặt 3.520.000, đã bao gồm thuế GTGT 10%

2 Ngày 8/7 xuất kho vật liệu A sử dụng cho sản xuất sản phẩm, số lượng xuất 5.000m

3 Ngày 16/7 xuất kho vật liệu A cho nhu cầu chung

phân xưởng 1, số lượng xuất 1.600m

4 Ngày 19/7 nhập kho vật liệu A do mua ngoài, số lượng mua và nhập kho là 10.000 Tổng số tiền phải thanh toán cho người bán theo hóa đơn là

286.000.000 đã bao gồm thuế GTGT 10%

5 Ngày 22/7 chuyển khoản thanh toán cho người | bán sau khi trừ chiết khấu thanh toán 1% được hưởng

6 Ngày 25/7 xuất kho vật liệu A sử dụng cho sản xuất, số lượng xuất 8.000m

7 Ngày 26/7 nhận vốn góp bằng tiền mặt vật liệu A, số lượng nhận và nhập kho

là 5.000m, đơn giản thỏa thuận là 22.000/m, Chi phí vận chuyển phải chịu 1.650.000 bao gồm thuế GTGT 10% và đã thanh toán bằng tiền mặt

Trang 8

8 Ngày 28/7 mua vật liệu A với số lượng mua | 6.000m, đơn giá 24.000/m thế GTGT 10% đã nhận được hóa đơn nhưng cuối tháng số hàng này chưa về nhập kho

9 Ngày 30/7 theo kết quả kiểm kê thực tế, số vật | liệu A thực tế thấp hơn trong

sổ sách 12m, công ty xác định đây là phần hao hụt trong định mức và hạch toán vào giá vốn bàng bán trong kỳ

III Tính toán

1 Tính giá vật liệu A

1.1: Tính giá xuất kho vật liệu A theo phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO)

Tồn đầu kỳ vật liệu A: Số lượng 12.000m, đơn giá 25.000/m

Tổng đầu kỳ vật liệu A= 12.000 x 25.000 = 300.000.000

a Ngày 2/7: Nhập kho 4.000 vật liệu A

Đơn giá nhập vật liệu A/1m ngày 2/7 = (4.000 x 24.000 + 3.200.000) / 4.000 = 24.800 đ/1m)

Tổng Nhập kho 4000 vật liệu A = 4.000 x 24.800 = 99.200.000

b Ngày 8/7:

Xuất kho 5.000 vật liệu A = 5.000 x 25.000 = 125.000.000

Còn tồn lại 7.000 vật liệu A theo giá 25.000

c Ngày 16/7

Xuất kho cho phân xưởng là 1.600 = 1.600 x 25.000= 40.000.000

Còn tồn 5.400 vật liệu A theo giá 25.000

d.Ngày 19/7

Đơn giá nhập 10.000 = 260.000.000 - 10.000 = 26.000

e Ngày 25/7:

Xuất kho 8.000 vật liệu A = 5.400 x 25.000 + 2.600 x 24.800=194.480.000 Tồn 1.400 vật liệu A theo giá 24.800 (nhập ngày 2/7)

Tổng 10.000 vật liệu A theo giá 25.000 (nhập ngày 19/7)

f Ngày 26/7

6

Trang 9

Đơn giá nhập trên 1m của vật liệu A =( 5.000 x 22.000 + 1.500.000 ) 75.000 = 22.300

Tổng nhập 5000 vật liệu A ngày 26/7 = 5.000 x 22.300 = 111.500.000

g Ngày 30/7

Hao hụt trong định mức và xđ vào giá vốn hàng bán

Giá xuất 12m vật liệu A: 12 x 24.800 = 297.600

Như vậy cuối ngày 30/7 kiểm kho vật liệu A tính giá xuất theo phương pháp FIFO

Tồn 1.388m giá 24.800 = 34.422.400 (nhập ngày 2/7)

Tồn 10.000m giá 26.000 = 260.000.000 (nhập ngày 19/7)

Tồn 5.000m giá 22.300 = 111.500.000 (nhập ngày 26/7)

Như vậy tổng tồn là 16.388 đơn giá 24.770 nhập cuối ngày 30/7

1.2: Tính giá xuất kho vật liệu A theo phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập Đơn giá bình quân sau lần nhập ngày 2/7= (12.000 x 25.000 + 4.000 x 24.800) / (12.000 + 4.000 ) = 24.950

| Đơn giá bình quân sau lần nhập ngày 19/7 = (9.400 x 24.950 + 10.000 x 26.000) / 19.400 = 25.491

Đơn giá bình quân sau lần nhập ngày 26/7 = (11.400 x 25.491 + 5.000 x 22.300)/16.400 = 24.518

1.3: Tính giá xuất kho vật liệu A theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ

Ta có

Đầu kỳ : 12.000 đơn giá 25.000

Ngày 2/7: 4.000 đơn giá 24.800

Ngày 19/7: 10.000 đơn giá 26.000

Ngày 26/7: 5.000 đơn giá 22.300

Đơn giá bình quân cả kỳ = (12.000 x 25.000 + 4.000 x 24.800 + 10.000 x 26.000 + 5.000 X22.300) |(12.000 + 4.000 + 10.000 + 5.000) = 24.861

2 Định khoản

2.1 Ngày 2/7

Trang 10

a Phản ánh giá mua vật liệu A

Nợ TK 152: 96.000.000

Có TK 151: 96.000.000

b Phản ánh chi phí vận chuyển

Nợ TK 152: 3.200.000

Nợ TK 133: 320.000

Có TK 111: 3.520.000

2 Ngày 8/7

Nợ TK 621: 124.300.000

Có TK 152: 5.000 x 24.861 = 124.300.000

3 Ngày 16/7

Nợ TK 627: 39.777.600

Có TK 152: 1.600 x 24.861 = 39.777.600

4 Ngày 19/7

Nợ TK 152: 260.000.000

Nợ TK 133: 26.000.000

Có TK 331: 286.000.000

5 Ngày 22/7

Nợ TK 331: 286.000.00

Có TK 521: 2.860.000

Có TK 112: 283.140.000

6 Ngày 25/7

Nợ TK 621: 198.880.000

Có TK 152: 8.000 x 24.861 = 198.880.000

7 Ngày 26/7:

a Phản ánh giá thỏa thuận

Nợ TK 152: 5.000 x 22.000 =110.000.000

8

Trang 11

Có TK 411: 110.000.000

b Chi phí vận chuyển

Nợ TK 152: 1.500.000

Nợ TK 133: 150.000

Có TK 111: 1.650.000

8 Ngày 28/7

Nợ TK 151: 6.000 x 24.000=144.000.000

Nợ TK 133: 14.400.000

Có TK 331:158.400.000

9 Ngày 30/7

Nợ TK 632:298.320

Có TK 152: 298.320

III, KẾT LUẬN

Bảng cân đối kế toán và các tài khoản kế toán có mối quan hệ mật thiết với nhau trong một chu trình thông tin thông suốt của kế toán Mối quan hệ này là quan hệ về số liệu

Ngày đăng: 07/04/2024, 21:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w